Luận văn Tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Yên

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN. 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . 6

MỞ ĐẦU. 7

1. Lý do chọn đề tài.7

2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng nghiên cứu đề tài .7

3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .8

4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu .11

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài.14

6. Đóng góp của đề tài.14

7. Cấu trúc của luận văn .14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA, NÔNG

NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN. 15

1.1. Đô thị.15

1.1.1. Khái niệm .15

1.1.2. Phân loại đô thị.16

1.2. Đô thị hóa.18

1.2.1. Khái niệm .18

1.2.2. Các chỉ tiêu xác định mức độ đô thị hóa.20

1.2.3. Những biểu hiện cơ bản của đô thị hóa.21

1.3. Nông nghiệp – nông thôn .24

1.3.1. Nông nghiệp .24

1.3.2. Nông thôn.27

1.4. Tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất NN, NT .29

1.4.1. Tác động tích cực .29

1.4.2. Tác động tiêu cực .32

1.5. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá

trình đô thị hóa.34

1.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc [8, tr.38-39] .34

1.5.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản [8, tr.41-42].35

1.5.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc [20, tr.24-25] .364

1.5.4. Kinh nghiệm của Đài Loan (Trung Quốc) [8, tr.56-57].37

1.6. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển NN, NT trong quá trình ĐTH.39

1.6.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng .39

1.6.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh .40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ

TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở

TỈNH PHÚ YÊN. 42

2.1. Khái quát về tỉnh Phú Yên.42

2.1.1. Vị trí địa lý .42

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên .44

2.1.3. Kinh tế – xã hội .46

2.2. Thực trạng quá trình đô thị hóa tỉnh Phú Yên giai đoạn 2001 – 2011 .47

2.2.1. Khái quát về quá trình thành lập các đô thị tỉnh Phú Yên.47

2.2.2. Thực trạng đô thị hóa ở tỉnh Phú Yên .48

2.3. Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, nông thôn

tỉnh Phú Yên.56

2.3.1. Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa đến kinh tế tỉnh Phú Yên .56

2.3.2. Tác động tích cực của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp.60

2.3.3. Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa đến nông thôn Phú Yên .82

2.4. Tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, nông thôn

tỉnh Phú Yên.93

2.4.1. Đối với sản xuất nông nghiệp.93

2.4.2. Đối với sự phát triển nông thôn.94

2.4.3. Tác động đến môi trường .95

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC

ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP,

NÔNG THÔN Ở TỈNH PHÚ YÊN. 98

3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả tác động của đô thị hóa đến phát triển nông

nghiệp, nông thôn ở tỉnh Phú Yên.98

3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng .98

3.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn dưới tác động quá trình đô thị hóa.103

3.2. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn dưới tác động của quá trình

đô thị hóa ở tỉnh Phú Yên .1145

3.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch, giải quyết một cách có hiệu quả mối quan hệ

giữa quy hoạch phát triển đô thị với quy hoạch phát triển NN, NT.114

3.2.2. Sử dụng đất một cách hợp lý trong quá trình đô thị hóa.114

3.2.3. Giải quyết việc làm cho người dân trong quá trình đô thị hóa.116

3.2.4. Giải pháp phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn .117

3.2.5. Xây dựng nền nông nghiệp bền vững, chất lượng cao.118

3.2.6. Phát triển nông thôn theo định hướng xây dựng nông thôn mới .120

3.2.7. Xử lý tốt vấn đề môi trường trong quá trình đô thị hóa .122

3.3. Kiến nghị.122

KẾT LUẬN . 125

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 128

PHỤ LỤC . 132

pdf143 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a chúng. Giai đoạn 2001 – 2011, ngành NN có tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,93%/năm; trong đó DV tăng trưởng nhanh nhất bình quân 5,78%/năm, tiếp đó là trồng trọt 4,18%/năm, cuối cùng là chăn nuôi 2,77%/năm. Trong NN, xu hướng ngành trồng trọt, chăn nuôi là phát triển theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ cao hơn so với ngành chăn nuôi. CNH đã thúc đẩy sự phát triển dịch vụ NN, tăng cơ sở chế biến thủy sản, xay xát lúa gạo, chế biến đường Nhìn chung, từ 2001 – 2011, tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm, nhưng những năm gần đây có xu hướng tăng lên lại, tỷ trọng ngành chăn nuôi và DV có xu hướng giảm rõ. Trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chăn nuôi vẫn chưa có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, chưa vượt được giới hạn 26% để vươn lên thành ngành chính, thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu NN. Trong khi nền NN toàn quốc đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và DV NN, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt thì quá trình chuyển dịch ở Phú Yên diễn ra rất chậm chạp, không rõ nét. o Trồng trọt -5 0 5 10 15 0 20 40 60 80 2001 2003 2005 2008 2010 2011 T ăn g tr ư ởn g (% ) C ơ cấ u (% ) Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Tăng trưởng trồng trọt Tăng trưởng chăn nuôi Tăng trưởng dịch vụ 64 ĐTH thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất NN như đưa các giống mới vào sản xuất, việc đầu tư thâm canh được chú trọng nên năng suất và sản lượng cây trồng đều tăng nhanh chóng, vì thế đã tăng hiệu quả sử dụng đất sản xuất NN. Giá trị sản xuất NN (giá thực tế) trên 01 ha đất sản xuất NN tăng từ 9,888 triệu năm 2001 lên 16,93 triệu đồng/ha năm 2005 và đạt 47,6 triệu đồng/ha năm 2011 (tăng 4,8 lần so với năm 2001 và 2,8 lần so với năm 2005). Lương thực bình quân đầu người năm 2011 đạt 419 kg/người, tăng 1,2 lần so với năm 2001. Bảng 2.8. Sản lượng cây lương thực có hạt phân theo địa phương ĐVT: tấn 2001 2003 2005 2008 2011 Tổng số 284.004 327.057 328.362 311.981 366.163 TP. Tuy Hòa 94.401 21.143 30.762 29.783 30.456 Thị xã Sông Cầu 4.914 7.330 5.411 7.701 10.583 Huyện Đồng Xuân 13.957 17.533 16.218 19.219 22.580 Huyện Tuy An 29.792 34.867 34.544 33.649 41.754 Huyện Phú Hòa - 86.464 85.440 80.663 80.101 Huyện Sơn Hòa 9.105 8.547 10.413 13.834 15.689 Huyện Sông Hinh 6.851 13.540 11.069 13.025 17.232 Huyện Tây Hòa 124.984 137.633 79.631 69.687 88.731 Huyện Đông Hòa 54.874 44.420 59.307 Nguồn: Niên giám thống kê Phú Yên năm 2001 – 2011 Sản lượng lương thực có hạt ở các địa phương ngày càng tăng lên. Đặc biệt, ở các huyện miền núi như Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, quá trình ĐTH giúp người nông dân, nhất là đồng bào dân tộc, tiếp cận các giống cây trồng mới, cho năng suất, chất lượng cao, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất NN. Chính vì thế, sản lượng cây lương thực có hạt ở các địa phương này ngày càng tăng cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực của người dân. Ngoài ra, quá trình ĐTH cũng làm diện tích trồng rau đậu tăng lên nhanh chóng ở các địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, rau an toàn hiện nay ở các địa phương, đồng thời, đây cũng là hình thức sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở những khu vực NT ngoại thành và ở các huyện. Bảng 2.9. Diện tích rau, đậu phân theo địa phương ĐVT: tấn 2001 2003 2005 2008 2011 Tổng số 6.555 6.872 9.297 9.837 11.322 TP. Tuy Hòa 1.150 506 1.060 1.350 1.228 Thị xã Sông Cầu 473 473 218 244 637 Huyện Đồng Xuân 450 500 570 585 653 65 Huyện Tuy An 1.338 1.365 1.435 2.089 2.347 Huyện Phú Hòa - 760 860 1.074 964 Huyện Sơn Hòa 1.741 1.630 2.175 2.070 2.568 Huyện Sông Hinh 6.53 1.045 2.187 1.387 1.821 Huyện Tây Hòa 750 593 582 818 784 Huyện Đông Hòa 210 220 320 Nguồn: Niên giám thống kê Phú Yên năm 2001 – 2011 Ở địa phương có quá trình ĐTH nhanh như TP. Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, từ sau khi phân chia lại địa giới hành chính, diện tích trồng rau đậu đã tăng lên nhanh chóng, với nhiều biện pháp kĩ thuật thâm canh tiên tiến, áp dụng mô hình sản xuất rau an toàn ở các xã vùng ven, tạo nên vành đai rau xanh xung quanh đô thị trung tâm, thay thế hiệu quả cho sản xuất lúa đang dần thu hẹp diện tích do nhường đất cho ĐTH. o Chăn nuôi Bảng 2.10. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm 2001 2005 2011 Lợn 165.573 196.961 126.001 Trâu 4.809 2.716 3.626 Bò 218.133 201.642 177.893 Gia cầm 2.704965 1.898.800 2.804.000 Nguồn: Niên giám thống kê Phú Yên năm 2001 – 2011 Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng phương thức chăn nuôi thâm canh, bước đầu hình thành các mô hình trang trại chăn nuôi và thay thế dần chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ. Nguồn thức ăn được chủ động nên chăn nuôi phát triển ổn định và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Chăn nuôi lợn và trâu, bò có xu hướng giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, chi phí đầu vào tăng cao khiến lợi nhuận thấp và không ổn định. Chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh nhất, với quy mô đàn hơn 2,8 triệu con (2011). Giai đoạn 2001 – 2005 đàn gia cầm giảm mạnh do dịch cúm, đến giai đoạn 2006 – 2011, số lượng đàn gia cầm đã tăng nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng 148% so với năm 2005. Nhìn chung, với khả năng tái đàn khá nhanh do chi phí đầu vào thấp, khả năng xoay vòng vốn nhanh, hiệu quả kinh tế khá cao nên chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh. Ngoài ra, do đô thị phát triển nên ngành chăn nuôi theo phương thức CN cũng phát triển, làm cho 66 đàn gia cầm của tỉnh cũng ngày càng tăng lên, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. o Dịch vụ NN DV NN chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong NN (2,6% năm 2011) và đang có xu hướng giảm đi. Dịch vụ NN phát triển là một dấu hiệu cho thấy nền NN có những bước chuyển về chất. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ NN của Phú Yên vẫn còn yếu, chưa đáp ứng được sản xuất và đời sống dân cư NT. ĐTH với kỳ vọng sẽ là xung lực thúc đẩy DV NN phát triển chưa mang lại kết quả như mong đợi. Như vậy, quá trình ĐTH với những nhu cầu mới của thị trường đã góp phần làm sản xuất NN dần mang tính tập trung chuyên vùng sản xuất: vùng chuyên trồng lúa, trồng rau, hoa, chăn nuôi gia cầm chủ yếu ở vùng đồng bằng (Phú Hòa, Tây Hòa, TP. Tuy Hòa); vùng chuyên trồng cây hàng năm và lâu năm (cao su, mía, sắn mì); các trang trại chăn nuôi bò, heo rừng chủ yếu ở các huyện miền núi (Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân). • Lâm nghiệp Lâm nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu N-L-TS (2,1% năm 2011). Bảng 2.11. Giá trị sản xuất, cơ cấu và tăng trưởng ngành lâm nghiệp (ĐVT: GTSX: triệu đồng, cơ cấu: %, tăng trưởng: %) Chỉ tiêu 2001 2003 2005 2008 2010 2011 GTSX (giá thực tế) 49332 53407 58092 112806 165888 188227 Trồng và nuôi rừng 9607 19844 19615 25685 30938 39168 Khai thác gỗ và lâm sản 36411 30721 35410 79852 121961 132434 DV lâm nghiệp 3314 2842 3067 7269 12989 16625 Cơ cấu 100 100 100 100 100 100 Trồng và nuôi rừng 19,5 37,2 33,7 22,8 18,7 20,8 Khai thác gỗ và lâm sản 73,8 57,5 61,0 70,7 73,5 70,4 DV lâm nghiệp 6,7 5,3 5,3 6,5 7,8 8,8 Tăng trưởng (giá ss 1994) 28,0 18,4 3,4 17,6 6,7 7,7 Trồng và nuôi rừng 7,5 55,2 2,7 9,5 0,0 12,1 Khai thác gỗ và lâm sản 36,3 -8,1 5,0 12,1 19,0 -0,9 DV lâm nghiệp 64,9 -18,0 0,7 88,2 -6,6 23,4 Tăng trưởng (giá ss 1994) Bình quân 2001 - 2011 Bình quân 2001 - 2005 Bình quân 2006 - 2011 Trồng và nuôi rừng 9,45 14,99 5,04 Khai thác gỗ và lâm sản 5,11 -2,89 12,25 67 DV lâm nghiệp 15,09 4,23 22,68 Nguồn: Niên giám thống kê Phú Yên và tính toán từ số liệu Niên giám thống kê Hình 2.10. Biểu đồ cơ cấu và tăng trưởng ngành lâm nghiệp tỉnh Phú Yên Nguồn: Niên giám thống kê Phú Yên và tính toán từ số liệu Niên giám thống kê GTSX của ngành lâm nghiệp ngày càng tăng lên, tuy nhiên tăng trưởng ngày càng giảm. Trồng và nuôi rừng tăng giảm không ổn định, do ảnh hưởng của nhu cầu thị trường trong quá trình ĐTH hiện nay. Tỷ trọng DV lâm nghiệp giảm từ 6,7% (2001) xuống 5,3% (2005), sau đó có xu hướng tăng liên tục, 6,5% (2008), 7,8% (2010), 8,8% (2011). ĐTH đã mang lại những nhu cầu cấp thiết về sử dụng gỗ cho các ngành CN như giấy, chế biến đồ gia dụng, thông qua đó, ngành chế biến lâm nghiệp phát triển rất mạnh để đáp ứng nhu cầu thị trường. Chế biến gỗ bình quân hằng năm khoảng 5000m3. Ngoài lâm sản thu hút tại tỉnh, các doanh nghiệp hằng năm còn thu mua từ các tỉnh khác hoặc nhập khẩu khoảng trên 3.500m3 gỗ để sản xuất phục vụ nhu cầu trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Mặt hàng chủ yếu là mộc dân dụng và thủ công mỹ nghệ, được đánh giá cao về chất lượng trên thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường hiện nay. • Thủy sản Ngành thủy sản tỉnh Phú Yên cũng có những bước phát triển mới. Ngành thủy sản là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu N-L-TS, bình quân tăng 9,47%/năm giai đoạn 2001 – 2011. Thuỷ sản phát triển khá, tỷ trọng đứng thứ hai và ngày càng tăng trong cơ cấu N-L-TS, tăng từ 28,6% năm 2001 lên 34,6% năm 2011. GTSX, cơ cấu và tăng trưởng ngành thủy sản thể hiện qua bảng 2.12 và biểu đồ 2.13. -40 -20 0 20 40 60 80 100 0 20 40 60 80 2001 2003 2005 2008 2010 2011 T ăn g tr ư ởn g (% ) C ơ cấ u (% ) Trồng và nuôi rừng Khai thác gỗ và lâm sản DV lâm nghiệp TT trồng và nuôi rừng TT khai thác gỗ và lâm sản TT DV lâm nghiệp 68 Bảng 2.12. Giá trị sản xuất, cơ cấu và tăng trưởng ngành thủy sản (ĐVT: GTSX: triệu đồng, cơ cấu: %, tăng trưởng: %) Chỉ tiêu 2001 2003 2005 2008 2010 2011 GTSX (giá thực tế) 527258 754334 1304338 1776191 2443865 3111873 Nuôi trồng 196519 359250 467907 597731 984265 1340053 Khai thác 302419 360684 804927 1156080 1459600 1771820 Dịch vụ 28320 34400 31504 22380 - - Cơ cấu 100 100 100 100 100 100 Nuôi trồng 37,3 47,6 35,9 33,6 40,3 43,1 Khai thác 57,3 47,8 61,7 65,1 59,7 56,9 Dịch vụ 5,4 4,6 2,4 1,3 - - Tăng trưởng (giá ss 1994) 0,5 24,0 14,6 1,5 12,9 12,9 Nuôi trồng -4,7 40,9 -13,9 8,5 19,8 16,4 Khai thác 1,9 5,5 49,3 -1,8 4,9 8,4 Dịch vụ 41,3 6,4 23,1 -16,4 - - Tăng trưởng (giá ss 1994) Bình quân 2001 - 2011 Bình quân 2001 - 2005 Bình quân 2006 - 2011 Nuôi trồng 10,14 4,54 15,0 Khai thác 9,86 18,32 3,27 Dịch vụ - 18,45 - Nguồn: Niên giám thống kê Phú Yên và tính toán từ số liệu Niên giám thống kê Hình 2.11. Biểu đồ cơ cấu và tăng trưởng ngành thủy sản tỉnh Phú Yên Nguồn: Niên giám thống kê Phú Yên và tính toán từ số liệu Niên giám thống kê Sản xuất thủy sản dần mang tính tập trung chuyên vùng sản xuất, các vùng chuyên nuôi trồng, khai thác thủy sản tập trung các huyện có bờ biển, vùng nước mặn, ngọt, lợ (Sông Cầu, Tuy An, Đông Hòa) với sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tương đối lớn, bình quân 43.600 tấn/năm, riêng cá ngừ đại dương có hơn 5.000 tấn/năm và tôm nuôi -20 0 20 40 60 0 20 40 60 80 2001 2003 2005 2008 2010 2011 T ăn g tr ư ởn g (% ) C ơ cấ u (% ) Nuôi trồng Khai thác Dịch vụ Tăng trưởng nuôi trồng Tăng trưởng khai thác Tăng trưởng dịch vụ 69 đạt 5.600 tấn/năm. Phương thức nuôi trồng đã chuyển theo hướng thâm canh, chuyển giao và áp dụng công nghệ vào sản xuất các đối tượng thủy sản mới như cá lăng đuôi đỏ, tu hài, sò huyết, cua xanh, ốc hương, rong sụn... hình thành cơ cấu nuôi trồng đa dạng, năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Ngoài ra còn hình thành một số khu sản xuất giống thủy sản tập trung, chủ yếu là tôm giống như: khu sản xuất giống ở Xuân Hải, Hòa An và Xuân Hòa, Gành Đỏ (TX Sông Cầu), khu sản xuất giống Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa), khu sản xuất giống Bình Kiến (TP Tuy Hòa). Như vậy, quá trình ĐTH đã giúp người nông dân được nâng cao trình độ, tiếp cận được với những kỹ thuật nuôi trồng mới nhất, trở nên năng động, sáng tạo hơn trong lựa chọn những biện pháp nuôi trồng mới, hiện đại, chọn các giống thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời hình thành những khu sản xuất giống thủy sản tập trung, cung cấp cho nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, sự phát triển của các KCN lớn như KCN Đông Bắc Sông Cầu, KCN An Phú, khu kinh tế Nam Phú Yên với các cơ sở CN chế biến thủy sản ở các vùng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản lớn như TP. Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, huyện Đông Hòa đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ tốt cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển ngành thủy sản.  ĐTH thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN theo thành phần Thực tế, trong lĩnh vực NN ở Phú Yên chỉ có ba thành phần kinh tế chính tham gia, đó là kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế cá thể – tiểu chủ. Dưới tác động của quá trình ĐTH và nền kinh tế thị thường, kinh tế cá thể – tiểu chủ ngày càng tăng lên về tỷ lệ, phù hợp với yêu cầu phát triển chung hiện nay. • Kinh tế Nhà nước Kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực Nhà nước bao gồm các nông trường, lâm trường, trang trại và các đơn vị DV khác do Nhà nước sở hữu, quản lý. Tỉnh đã thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh như: đã tách và chuyển Lâm trường Tháng Tám thuộc Công ty Lâm đặc sản Phú Yên sang thành lập Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Con; tách Lâm trường Hà Đan thuộc Công ty 3 - 2 sang thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ Hà Đan. ĐTH và CNH đã tác động lớn đến các nông trường, lâm trường nhà nước. Việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước được tiến hành tích cực, một số công ty chuyển sang 70 hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Ngoài ra, ở NT, một số doanh nghiệp nhà nước đã tham gia xuất khẩu nông, lâm sản và vật tư NN có hiệu quả. • Kinh tế tập thể o Hợp tác xã Theo kết quả điều tra, đến năm 2011, toàn tỉnh có 86 hợp tác xã N-L-TS đang hoạt động, trong đó có 85 hợp tác xã NN, chiếm 98,8%, 1 hợp tác xã thủy sản, chiếm 1,2%. Mặc dù số hợp tác xã giảm đi, nhưng kinh tế hợp tác trong NN trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong những năm qua có những chuyển biến tích cực về tổ chức sản xuất, vốn nên kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt khá so với những năm trước. Dưới ảnh hưởng và yêu cầu của quá trình ĐTH, CNH, các hợp tác xã NN có những chuyển biến theo hướng tích cực trong hoạt động, như bắt đầu thu gom, bao tiêu sản phẩm cho các xã viên, đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu và sản xuất sản phẩm NN hàng hóa có chất lượng cao. Nhiều hợp tác xã đã đóng vai trò tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng NT mới, góp sức xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần củng cố quan hệ kinh tế NT. ĐTH là xung lực mạnh mẽ khiến cho hợp tác xã NN được đầu tư lớn về vốn, công nghệ, định hướng thị trường và hàng loạt các chính sách vĩ mô hỗ trợ khác. Tổng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã đã tăng đáng kể, đến năm 2011 đạt 229.624 triệu đồng, tăng 218.770 triệu đồng so với năm 2001. Vốn sản xuất bình quân một hợp tác xã N-L-TS năm 2011 là 2.670 triệu đồng. o Tổ hợp tác Năm 2011 toàn tỉnh có 20 tổ hợp tác có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực NN (giảm 3 tổ hợp tác so với năm 2010), với 476 tổ viên tham gia, tổng số vốn góp 2,241 tỷ đồng. Hoạt động của tổ hợp tác đã mang lại lợi ích thiết thực cho từng thành viên, từng bước sử dụng có hiệu quả đất đai, lao động, tiền vốn, vật tư. Tổ hợp tác còn là cầu nối giữa hộ nông dân với các tổ chức đoàn thể, các cơ quan chuyên môn của Nhà nước để tiếp nhận vốn vay và thông tin kinh tế, kỹ thuật thông qua các chương trình, dự án đến các hộ thành viên. Hoạt động của các tổ hợp tác bước đầu đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phát triển kinh tế của các hộ thành viên; thu nhập của từng thành viên được nâng cao. • Kinh tế cá thể – tiểu chủ o Kinh tế trang trại 71 ĐTH diễn ra trên địa bàn tỉnh đã tác động đến kinh tế trang trại ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất N-L-TS. Năm 2001, toàn tỉnh có 1.262 trang trại, năm 2006 có 2.735 trang trại và năm 2010 có 2.702 trang trại (theo tiêu chí cũ). Đến thời điểm 2011 thì toàn tỉnh có 45 trang trại được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chí mới, trong đó có 34 trang trại trồng trọt, 3 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại lâm nghiệp và 7 trang trại nuôi trồng thủy sản. Vùng miền núi là vùng có nhiều đất đai thuận lợi để mở rộng quy mô trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời là những vùng tập trung số lượng trang trại nhiều nhất. Chỉ tính riêng 3 huyện miền núi Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh đã có 37 trang trại, chiếm 82,2% số trang trại trên địa bàn tỉnh. Biến động số lượng trang trại qua các năm được thể hiện trong bảng 2.13. Bảng 2.13. Biến động số lượng trang trại qua các năm Loại hình trang trại 2001 2006 2011 Số lượng (trang trại) Tỷ lệ (%) Số lượng (trang trại) Tỷ lệ (%) Số lượng (trang trại) Tỷ lệ (%) Tổng số 1262 100 2735 100 45 100 Trang trại NN 792 62,8 1806 66,0 37 82,2 + Cây hàng năm 651 51,6 1364 49,9 20 44,4 + Cây lâu năm 86 6,8 278 10,1 15 33,4 + Chăn nuôi 55 4,4 164 6,0 2 4,4 Trang trại lâm nghiệp 17 1,3 78 2,9 1 2,2 Trang trại thủy sản 453 35,9 851 31,1 7 15,6 Nguồn: Kết quả Tổng điều tra NT, NN và thủy sản Phú Yên năm 2006 và 2011 Trang trại sử dụng nhiều ruộng đất quy mô lớn, là điều kiện tiên quyết cho nền sản xuất lớn NN. Bình quân một trang trại sử dụng 27,5 ha đất sản xuất NN, lâm nghiệp và thủy sản. Diện tích đất sản xuất bình quân một trang trại cao nhất là ở hu yện Đồng Xuân 177,6 ha, Sơn Hòa 26,8 ha, Sông Hinh 23,4 ha. Đặc điểm đất đai của các trang trại là đất sản xuất liền bờ, liền khoảnh, qui mô lớn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, bảo vệ, vận chuyển sản phẩm và nhất là cơ giới hoá, thủy lợi hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật. ĐTH với yêu cầu ngày càng cao của thị trường giúp cho kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng lớn, gắn với thị trường. Tổng thu sản xuất, kinh doanh của các trang trại năm 2011 đạt 67.686 triệu đồng, bình quân mỗi trang trại là 1.504,1 triệu đồng. Có 62,2% trang trại có mở rộng đầu tư trong lĩnh vực N-L-TS, đồng thời có 60% trang trại dự kiến sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực N-L-TS trong thời gian tiếp theo. o Kinh tế hộ gia đình 72 Đến 2011, toàn tỉnh có 127.527 hộ N-L-TS (trong đó khu vực NT là 110.600 hộ), giảm 1.254 hộ so với năm 2006 và giảm 6.242 hộ so với năm 2001. Đây là xu hướng tích cực trong hoạt động sản xuất của tỉnh Phú Yên trong quá trình ĐTH hiện nay. ĐTH đã tác động đến cơ cấu lao động việc làm trong NN, ngành nghề dần có sự đa dạng hóa. Sự đa dạng hóa ngành nghề cũng chính là sự chuyển đổi cơ cấu nhóm hộ ngành nghề trong NN. Trong nội bộ nhóm hộ N- L-TS, từng loại hộ có xu hướng chuyển dịch khác nhau: hộ NN giảm đi trong khi hộ lâm nghiệp và thủy sản tăng lên tương ứng. Với sự phát triển của ĐTH, đồng thời, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nhiều địa phương đã và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nội bộ nhóm ngành N-L-TS; đặc biệt phong trào nuôi tôm sú, tôm hùm bằng lồng và phát triển nuôi trồng thủy sản khác như: cá mú, ốc hương, vẹm xanh, cá trê lai.... Vì vậy, cơ cấu tỷ lệ hộ thủy sản tăng lên và tỷ lệ hộ NN giảm. Bảng 2.14. Cơ cấu hộ nông – lâm – thủy sản tỉnh Phú Yên Chỉ tiêu 2001 2006 2011 Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số 133769 100 128781 100 127527 100 Hộ nông nghiệp 118292 88,43 111452 86,53 108067 84,8 Hộ lâm nghiệp 67 0,05 224 0,17 944 0,7 Hộ thủy sản 15410 11,52 17105 13,30 18516 14,6 Nguồn: Kết quả Tổng điều tra NT, NN và thủy sản Phú Yên năm 2006 và 2011 Hộ NN: toàn tỉnh có 108.067 hộ (ở khu vực NT là 93.981 hộ), giảm 3.385 hộ so với năm 2006 và giảm 10.229 hộ so với năm 2001. Xu hướng giảm số hộ NN diễn ra phổ biến ở các huyện đồng bằng, nơi có nhiều điều kiện mở rộng ngành nghề phi NN. Hộ lâm nghiệp: toàn tỉnh có 944 hộ (ở khu vực NT là 836 hộ), tăng 720 hộ so với năm 2006, tăng 883 hộ so với năm 2001. Đây là xu hướng tích cực cần tiếp tục khuyến khích mạnh hơn nữa để khai thác thế mạnh về lao động và đất rừng trên địa bàn tỉnh. Mặc dù tỷ trọng hộ lâm nghiệp tăng nhanh, nhưng trên thực tế, số lượng hộ lâm nghiệp còn quá ít, chưa tương xứng với tiềm năng về phát triển lâm nghiệp. Hộ thủy sản: cùng với sự phát triển nhanh về sản xuất thủy sản, trong những năm qua, số hộ thủy sản cũng tăng khá ở tất cả các vùng. Đến năm 2011, toàn tỉnh có 18.516 hộ thủy sản (khu vực NT là 15.783 hộ), tăng 1.411 hộ so với năm 2006, tăng 3.109 hộ so với năm 2001. 73 84,05 0,95 15,0 Năm 2011 Lao động nông nghiệp Lao động lâm nghiệp Lao động thủy sản 89,49 0,09 10,42 Năm 2001 Những thay đổi về số lượng từng loại hộ đã làm cho cơ cấu nhóm hộ N-L-TS có sự thay đổi theo hướng tỷ trọng hộ NN giảm đi, tỷ trọng hộ lâm nghiệp và thủy sản tăng lên. Tỷ trọng hộ NN giảm nhanh ở những vùng đồng bằng ven biển, nơi có nhiều điều kiện mở rộng ngành nghề phi NN như Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An. Đây cũng là những địa phương đang diễn ra quá trình ĐTH nhanh, làm cho các ngành nghề phi NN phát triển mạnh, tạo điều kiện cho hộ NN chuyển sang các ngành nghề phi NN, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Các huyện miền núi như Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân hầu như không có sự thay đổi về tỷ trọng hộ NN, là những vùng cơ cấu ngành nghề của hộ NT chuyển dịch rất chậm trong những năm qua, và cũng là những địa phương ĐTH diễn ra chậm chạp, ít có tác động đến sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình.  ĐTH thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp  Chuyển biến số lượng lao động N-L-TS Năm 2011, Phú Yên có 238.613 lao động N-L-TS trong độ tuổi lao động, giảm 48.345 lao động so với năm 2001. Đây là xu hướng tích cực về chuyển dịch lao động ở tỉnh, phản ánh kết quả thực hiện CNH-HĐH NN, NT và chuyển dịch cơ cấu kinh tế NT. Lao động N-L-TS có xu hướng và mức độ biến động khác nhau: lao động NN, thủy sản giảm trong khi đó, lao động lâm nghiệp tăng mạnh. Biến động lao động N-L-TS được thể hiện trong bảng 2.15 và biểu đồ 2.12. Bảng 2.15. Lao động N-L-TS trong độ tuổi lao động tỉnh Phú Yên ĐVT: người Chỉ tiêu 2001 2006 2011 Tổng số 286 958 273 100 238 613 Lao động nông nghiệp 256 799 236 018 201 268 Lao động lâm nghiệp 258 745 2 262 Lao động thủy sản 29 901 36 337 35 083 Nguồn: Kết quả Tổng điều tra NT, NN và thủy sản Phú Yên năm 2006 và 2011 74 Hình 2.12. Biểu đồ biến động cơ cấu lao động N-L-TS tỉnh Phú Yên (ĐVT:%) Nguồn: Kết quả Tổng điều tra NT, NN và thủy sản Phú Yên năm 2006 và 2011 Năm 2011, cả tỉnh có 201.268 lao động NN, giảm 55.531 lao động so với năm 2001. Huyện Đông Hòa, nơi có sự phát triển mạnh mẽ của CN với sự ra đời của khu kinh tế Nam Phú Yên là địa phương giảm lao động NN nhiều nhất với 9.396 lao động (-35,53%), tiếp đến là Tây Hòa (-27,1%), Thị xã Sông Cầu (-23,47%), Phú Hòa (-19%), Tuy An (-16,36%) và TP. Tuy Hòa (-9,22%). Số lao động lâm nghiệp năm 2011 toàn tỉnh là 2.262 lao động, tăng 2.004 người (gấp 8,77 lần) so với 2001. Lao động lâm nghiệp tăng nhiều nhất ở 3 huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh. Số lao động thủy sản toàn tỉnh năm 2011 là 35.083 người, tăng 5.182 người so với năm 2001, nhưng lại giảm 1.254 người so với năm 2006. Số lượng lao động thủy sản giảm trong những năm gần đây là do tình hình nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm bị dịch bệnh, một số lao động chuyển sang nghề khác. Mặt khác, quá trình ĐTH đã đưa người dân tiếp cận với nhiều kỹ thuật sản xuất hiện đại, áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất nên không cần nhiều lao động như trước  Chuyển biến trình độ lao động N-L-TS Năm 2011 toàn tỉnh có 233.210 lao động N-L-TS chưa qua đào tạo, giảm 36.359 người (-13,48%) so với năm 2001; số lượng lao động được đào tạo, có trình độ cũng ngày một tăng lên, dần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công cuộc CNH-HĐH và ĐTH ở tỉnh. Lao động N-L-TS đã có những chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực nhưng chất lượng của lao động N-L-TS vẫn còn thấp. Bảng 2.16. Trình độ lao động N-L-TS tỉnh Phú Yên ĐVT: % Chỉ tiêu 2001 2006 2011 Tổng số 100 100 100 Chưa qua đào tạo 98,7 98,53 97,73 Sơ cấp, công nhân kỹ thuật 0,55 0,61 0,74 Trung cấp 0,58 0,65 1,11 Cao đẳng 0,08 0,1 0,26 Đại học trở lên 0,09 0,11 0,16 Nguồn: Kết quả Tổng điều tra NT, NN và thủy sản Phú Yên năm 2006 và 2011 75 Quá trình ĐTH diễn ra ngày càng nhanh chóng trên địa bàn tỉnh cũng đã góp phần làm cho trình độ lao động N-L-TS ngày càng được nâng cao. Ở những địa phương vùng đồng bằng như TP Tuy Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa nơi đang diễn ra quá trình ĐTH nhanh chóng, tỷ lệ lao động N-L-TS chưa qua đào tạo giảm nhanh. Bảng 2.17. Tỷ lệ lao động N- L-TS qua đào tạo từ sơ cấp trở lên ở một số địa phương ĐVT: % 2001 2011 Thành phố Tuy Hòa 2,85 6,77 Thị xã Sông Cầu 0,63 1,58 Huyện Tuy An 0,98 2,44 Huyện Phú Hòa - 3,33 Huyện Tây Hòa 1,48 3,00 Huyện Đông Hòa 3,91 Nguồn: Kết quả Tổng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_12_3034380364_5605_1871556.pdf
Tài liệu liên quan