Luận văn Tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội

Từsự“phình to” của một đô thịlớn nhưTP.HCM đã ảnh hưởng rất lớn đến

những thay đổi vềmạng lưới cầu đường của huyện Cần Giuộc, góp phần làm bộmặt

nông thôn nơi đây thay đổi; nhu cầu đi lại, học tập, làm việc của người dân ở địa

phương với TP.HCM được thuận tiện dễdàng hơn. Trong những năm gần đây,

TP.HCM đã bỏ100% vốn xây dựng, kiên cốhóa những chiếc cầu nối liền đôi bờ

Cần Giuộc và TP.HCM.

pdf195 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3593 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể ở gần những tuyến giao thông về quê. Các quận, huyện trên đáp ứng được những yêu cầu đó. Trường hợp đối với các nữ di chuyển thì khá đặc biệt, người ta đã tìm thấy khá nhiều nữ di chuyển quê Cần Giuộc, Cần Đước sống với chồng ở các quận 8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, kề cận ngay quê của họ. Bảng 2.21. Phân bố người di chuyển theo quận, huyện ở TP.HCM theo lời khai cha mẹ, người thân ở Cần Giuộc, Cần Đước Người di chuyển đến từ huyện Cần Giuộc, Cần Đước Quận, huyện Người Tỷ lệ % Quận 6 Quận 7 Quận 8 Huyện Bình Chánh Huyện Nhà Bè Các quận, huyện còn lại 18 16 61 40 23 42 9 8 30,5 20 11,5 21 Tổng số 200 100 Nguồn: Tính toán từ điều tra người dân di chuyển huyện Cần Giuộc, Cần Đước năm 2008. Nghiên cứu di dân từ Cần Giuộc, Cần Đước cho thấy những người đến TP.HCM có độ tuổi rất trẻ và tỷ lệ nữ giới luôn trội hơn tỷ lệ nam giới. Đây là thực tế vì tỷ lệ nữ giới đến TP.HCM với lý do hôn nhân cao hơn nam giới, nữ giới ở nông thôn lấy chồng ở thành phố nhiều hơn là nam giới nông thôn lấy vợ ở thành phố. Hơn nữa, một thành phố lớn như TP.HCM thì những công việc chỉ đòi hỏi lao động giản đơn như: giữ em, giúp việc nhà, thợ may, phụ bán quán hiện nay đang phát triển, lại rất phù hợp cho nữ di chuyển có trình độ thấp. 2.4.3.3. Những thay đổi về cảnh quan và môi trường a. Cảnh quan Như từ điển Oxford định nghĩa ĐTH là sự sự phá hủy tính chất nông thôn thể hiện ở nhiều lĩnh vực [54, tr.109]. Nhưng rõ rệt nhất phải kể đến là cảnh quan sống. Không gian của người nông dân được cơ sở vật chất kỹ thuật tạo thành môi trường không gian mới của một nếp sống đô thị. Quá trình ĐTH đem đến cho vùng nông thôn một cảnh quan mới, làm cho đường sá được rộng rãi, tạo thuận lợi cho người dân đi lại và vận chuyển, trao đổi hàng hóa, góp phần phát triển KT - XH, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Cảnh quan mới với nhà cửa san sát, tường gạch, cổng rào, hàng quán, những con đường rực sáng ánh đèn đã thay thế dần cho khung cảnh làng quê yên tĩnh. Những cảnh làng quê quen thuộc trước đây với ruộng lúa, bờ tre, vườn tược,…hợp thành không gian sống đặc trưng cho vùng đất nông thôn đang biến dạng cho sự lan tỏa của đô thị. Hệ thống đường giao thông tráng nhựa hoặc bê tông đã đến tận các xã. Cùng với quá trình mở mang đường giao thông là sự xuất hiện đông đúc nhà cửa ở hai bên đường. Một khi công trình cầu đường được dự kiến xây dựng thì nhà cửa cũng bắt đầu mọc lên và tốc độ xây dựng nhà cửa thường diễn ra nhanh hơn là tốc độ xây dựng các công trình được quy hoạch. Tuy nhiên, cảnh quan chỉ thay đổi lớn ở dọc hai bên các trục lộ giao thông. Phía sau các dãy nhà mới xây cất, vẫn còn là những cánh đồng xanh rộng. Ngoài ra, sự hình thành các cơ sở sản xuất, các KCN cũng đem lại sự thay đổi lớn cho cảnh quan nông thôn huyện Cần Giuộc, Cần Đước. Xung quanh các KCN, dân cư đông đúc hẳn lên, các chợ tự phát hình thành, các khu nhà trọ cho công nhân, các cửa hàng tạp hóa, quán ăn, giải khát,…xuất hiện. Hình ảnh này sẽ dễ dàng bắt gặp nếu chúng ta đến các KCN trên địa bàn huyện như: Long Hậu, Tân Kim (Cần Giuộc), Long Cang - Định, Cầu Tràm (Cần Đước). Sự thay đổi đó chính là sự chuyển đổi các vùng nông nghiệp, nhà cửa nông thôn sang cảnh quan của một vùng công nghiệp với những nhà máy to lớn, đường giao thông rộng rãi. Như vậy tác động ĐTH của TP.HCM đã mang lại cho huyện một cảnh quan mới. Sự chuyển biến từ cảnh quan nông thôn sang đô thị là một quá trình phải có trong tiến trình CNH, HĐH. Nhưng sự chuyển biến ấy đồng nghĩa với việc biến mất những hình ảnh thân thuộc của lũy tre, hàng cau, đồng lúa và những biểu trưng khác của vùng quê. Môi trường không gian biến chất. Cảnh quan truyền thống bị cắt khúc ra, chỗ là nhà dân tự phát, chỗ là đồng ruộng nham nhở, không còn hài hòa trong một tổng thể chung như trước. Tình hình này diễn ra khá nhanh ở huyện Cần Giuộc. Vì Cần Giuộc nằm tiếp giáp TP.HCM nên không thể tránh khỏi những tác động từ sự “phình to” của một đô thị lớn như TP.HCM. b. Môi trường Môi trường sống gắn bó chặt chẽ với sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội loài người. Ngày trước, vùng đất Cần Giuộc, Cần Đước với khí hậu mát mẻ trong lành, những dòng sông xanh, cánh đồng trải rộng. Thế nhưng, trong những năm gần đây, cùng với quá trình tập trung dân cư, phát triển sản xuất công nghiệp…môi trường trên địa bàn hai huyện đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm, trong đó đáng chú ý là môi trường nước và không khí. Nước thải của các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài các KCN không qua xử lý làm nước ở các sông, kênh rạch Cần Giuộc, Cần Đước bị ô nhiễm. Nhìn chung, chất lượng nguồn nước thải trên địa bàn hai huyện không đạt TCVN 5945 – 2005. Theo Trung tâm Quan trắc & Dịch vụ Kỹ thuật môi trường, đa số các mẫu giám sát có chỉ số BOD5, COD, tổng P, tổng N, sắt và dầu mỡ cao hơn giới hạn tiêu chuẩn quy định. Cụ thể: hàm lượng nhu cầu oxy sinh học BOD5 trong nước mặt vượt khá cao ở những vùng chịu tác động ảnh hưởng từ nguồn nước thải sinh hoạt và sản xuất. Ở huyện Cần Giuộc, khu vực nước mặt hàm lượng BOD5 khá cao (21 - 30 mg/l) tập trung tại ba khu vực sông Cần Giuộc - Phước Vĩnh Tây - Phước Lại . Riêng khu vực Long Thượng có hàm lượng BOD5 cao nhất vì nơi này có nhiều tác động từ nước thải sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và khu vực Long Thượng cũng là nơi chịu ảnh hưởng mạnh bởi hoạt động sản xuất CN. Còn ở huyện Cần Đước khu vực nước mặt hàm lượng BOD5 dao động từ 9 - 26 mg/l tập trung chủ yếu tại khu vực Cầu Tràm, Long Cang - Long Định. Tương tự hàm lượng BOD5, hàm lượng nhu cầu oxy hóa học COD cũng vượt khá cao (30 - 52 mg/l) ở những vị trí chịu tác động ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt và phát triển thủy sản, công nghiệp của huyện Cần Giuộc. Huyện Cần Đước hàm lượng nhu cầu oxy hóa học COD dao động từ 15 - 35 mg/l. Điều này cho thấy rằng, nước thải sinh hoạt, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của hai huyện chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn trong quy định. So với môi trường nước, chất lượng không khí trên địa bàn hai huyện còn tương đối tốt. Theo kết quả quan trắc và so sánh với TCVN 5937 - 2005, các thông số NO2, SO2, CO đều đạt tiêu chuẩn, ngoại trừ thông số bụi và tiếng ồn có một vài kết quả vượt tiêu chuẩn cho phép như: khu vực Long Thượng, Trường Bình, thị trấn Cần Giuộc, Tân Kim (Cần Giuộc); khu vực Long Cang - Long Định, khu vực Cầu Tràm, thị trấn Cần Đước (Cần Đước ). Đây là những nơi có các KCN, nhà máy, xí nghiệp và những hoạt động về giao thông nên nồng độ bụi vượt khá cao so với tiêu chuẩn. Theo TCVN 5937 - 2005, nồng độ bụi cho phép là 0,3 mg/m3, nhưng những khu vực trên ở Cần Giuộc có nơi vượt tiêu chuẩn đến 30 mg/m3, còn Cần Đước nơi cao có nồng độ bụi cao nhất là 0,46 mg/m3 tại khu vực Long Cang - Long Định. Nhìn chung, môi trường của 2 huyện còn tương đối tốt so với các huyện ngoại thành của TP.HCM như: Bình Chánh, Nhà Bè. Môi trường nước mặt bị ô nhiễm cục bộ (một số không đạt tiêu chuẩn quy định, có màu đen, mùi hôi) do các nguyên nhân như: các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy, nước thải sinh hoạt trên địa bàn hai huyện chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn trong quy định. Nhưng cũng còn nhiều kênh, rạch trên địa bàn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Chất lượng không khí tại các vùng nông thôn còn tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Song, tại thị trấn Cần Giuộc, Cần Đước môi trường không khí có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ do bụi, khói thải của xe cộ. Tại các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, KCN không khí có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ do bụi, khí thải công nghiệp. Rác thải sinh hoạt vẫn còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí (mùi hôi) cục bộ trên một số địa bàn cụ thể do thiếu hụt bãi rác sinh hoạt, tình trạng người dân còn vô ý thức xả rác thải ra khu vực công cộng hoặc do rác thải của một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa được thu gom và xử lý phù hợp. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn Cần Giuộc cao hơn Cần Đước. Bởi Cần Giuộc nằm tiếp giáp TP.HCM nên chịu ảnh hưởng của việc quy hoạch các KCN, khu dân cư, làn sóng di dời các cơ sở ô nhiễm từ TP.HCM về. Khu vực chịu tác động mạnh từ TP.HCM nhiều nhất là Tân Kim, Long Thượng, Long Hậu, Tân Tập, Phước Vĩnh Đông. Đây là khu vực tiếp giáp TP.HCM, nơi có nhiều nhà máy hoạt động sản xuất. Trong thời gian tới, mức độ ô nhiễm sẽ còn cao hơn nữa vì Cần Giuộc nằm phía hạ nguồn và vành đai phát triển công nghiệp của TP.HCM. Sông Cần Giuộc có xu hướng chịu ảnh hưởng tác động tiêu cực khá mạnh do nguồn nước thải từ các khu dân cư và từ TP.HCM đổ về. Môi trường nước sông Cần Giuộc đang đứng trước những thách thức lớn, các thông số ô nhiễm đều có nồng độ gia tăng so với các năm trước và vượt tiêu chuẩn nước mặt nhiều lần. => Đánh giá: Nhìn chung, từ năm 2001 - 2008 Cần Giuộc, Cần Đước chịu tác động của TP.HCM rất lớn. Sự tác động này đã mang đến cho huyện Cần Giuộc, Cần Đước những khởi sắc ban đầu về KT - XH, góp phần rút ngắn khoảng cách so với các khu vực lân cận. Quá trình ĐTH TP.HCM đã tạo điều kiện cho lĩnh vực NLTS, CN - XD và DV của Cần Giuộc, Cần Đước phát triển. Bởi: - TP.HCM là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất Việt Nam, đặc biệt là các nông sản tươi sống (rau, tôm, cá hoa,…) và gạo thơm, gạo đặc sản, đây là những sản phẩm chính của Cần Giuộc, Cần Đước; thêm vào đó có khoảng cách hai huyện rất gần TP.HCM nên chi phí vận chuyển và tỷ lệ hao hụt thấp, sẽ làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa so với sản xuất ở các nơi khác. Rau và tôm tươi sống có thể chuyển trực tiếp từ nơi sản xuất thẳng đến nhà hàng. - TP.HCM là Trung tâm khoa học công nghệ, những thành quả nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất ở TP.HCM như: nuôi tôm, cá trồng rau an toàn, trồng hoa cây cảnh thành công ở huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ hoàn toàn cho phép nông dân Cần Giuộc, Cần Đước thừa kế. Ngoài ra TP.HCM có thể hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Cần Giuộc, Cần Đước. - Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các thương lái ở TP.HCM có tiềm lực đã và đang tiềm đến Cần Giuộc, Cần Đước. Đây là nguồn ngoại lực quan trọng để Cần Giuộc, Cần Đước có thể phát triển mạnh ngành CN - XD hiện nay và nhất là trong thời gian tới. Công nghiệp phát triển đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên một đơn vị hành chính. Vì công nghiệp sử dụng hết phần diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả, sản xuất bấp bênh (vùng đất biền, 1 vụ, phèn mặn). Công nghiệp phát triển là cơ hội phá thế vùng sâu, vùng xa. Điển hình, vùng ấp 3, 4 Long Cang - Long Định trước đây dù cách quốc lộ 1A chưa đầy 8 km những vẫn sâu, xa, hẻo lánh. Nhưng khi hình thành cụm công nghiệp Long Cang - Long Định, khu vực này trở nên sung túc, mang dáng dấp của một khu phố. Tương tự kế đến là vùng Xóm Trường (Long Sơn), Bến Bạ (Tân Trạch)… - Phát triển kinh tế hướng mở ra Cần Giuộc, Cần Đước theo quốc lộ 50 - tuyến đường huyết mạch thứ hai nối TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là đã thông cầu Thủ Bộ trên tuyến đường tỉnh 19 và tiếp đến xây dựng cảng Tân Tập thông ra biển Đông qua cửa sông Soài Rạp, sẽ tạo động lực mới cho kinh tế Cần Giuộc, Cần Đước phát triển. Tiến trình mở rộng không gian về phía Nam của thành phố với việc đầu tư về CSHT (cầu, đường) cho những huyện tiếp giáp đã tạo điều kiện cho KT - XH của TP.HCM lẫn Cần Giuộc, Cần Đước có lợi thế phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Bộ mặt nông thôn Cần Giuộc, Cần Đước chắc chắn sẽ còn nhiều thay đổi. Cuộc sống của người dân hai huyện từng bước được nâng lên. Lối sống, sinh hoạt của người dân Cần Giuộc, Cần Đước đang nhích lại gần thành phố. Về khách quan, ĐTH đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, biến đổi nhanh chóng các hoạt động nghề nghiệp của tầng lớp dân cư huyện Cần Giuộc, Cần Đước. Các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, thương mại ngày càng đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghề nghiệp,…nếu họ muốn nâng cao thu nhập. Từ đó làm cho trình độ học vấn, năng lực chuyên môn của đội ngũ lao động tăng lên. Bên cạnh những tác động tích cực từ quá trình ĐTH TP.HCM mang đến, trong những năm gần đây, môi trường trên địa bàn huyện đang bắt đầu ô nhiễm, nhất là ở các KCNTT và khu dân cư tiếp giáp TP.HCM do chính sách di dời các xí nghiệp, nhà máy ô nhiễm ra vùng ngoài thành phố. Mặt khác nằm gần thành phố, nguồn nhân lực trẻ chảy về thành phố, những tệ nạn xã hội thâm nhập vào địa bàn huyện, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi đây. Một số nông dân không có việc làm khi đất đai đã nằm trong vùng quy hoạch. Tóm lại Cần Giuộc, Cần Đước chịu tác động của TP.HCM rất lớn ở cả mặt tích cực và tiêu cực. Nhưng tiêu cực chỉ là phần nhỏ. Vì thế, trong thời gian tới chiến lược phát triển KT - XH ở Cần Giuộc, Cần Đước nên phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong quá trình chịu sự tác động trực tiếp bởi TP.HCM. Tuy nhiên, so sánh tác động của quá trình ĐTH TP.HCM đối với huyện Cần Giuộc và Cần Đước thì Cần Giuộc chịu tác động từ thành phố ở cả mặt tích cực và tiêu cực nhiều hơn Cần Đước. Vị trí địa lý của Cần Giuộc là một lợi thế so sánh hàng đầu đối với những huyện khác nằm trong tỉnh Long An, tạo điều kiện cho Cần Giuộc phát triển mạnh công nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong huyện hơn. Tiếp nhận đầu tư cơ sở hạ tầng từ thành phố nhiều hơn… Nhưng nằm trong ngoại vi TP.HCM, lan tỏa ô nhiễm môi trường từ thành phố đến Cần Giuộc sẽ nhanh hơn các huyện khác, tệ nạn xã hội ở TP.HCM sẽ dễ thâm nhập vào huyện. Đồng hành với sự tác động của quá trình ĐTH TP.HCM đến một số mặt KT - XH huyện Cần Giuộc, Cần Đước là sự tác động trở lại của hai huyện này đối với thành phố. Trong những năm qua, Cần Giuộc, Cần Đước là vành đai xanh, cung cấp lượng thực, thực phẩm cho thành phố với số lượng không nhỏ. Góp phần giải quyết an ninh lương thực, thực phẩm cho thành phố. Mặt khác, Cần Giuộc, Cần Đước đã chia sẽ với TP.HCM những ngành công nghiệp gây ô nhiễm trong tiến trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra bên ngoài trung tâm thành phố,...Ngoài ra, nguồn nhân lực trẻ, có tay nghề của của hai huyện hàng năm đã bổ sung thêm nguồn lao động cho những ngành đòi hỏi trình độ chuyên môn mà thành phố đang thiếu hụt. Nằm ở vị trí trung chuyển, Cần Giuộc, Cần Đước đã trở thành cầu nối rất quan trọng trong sự gắn kết phát triển KT - XH của TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL ở cả đường bộ lẫn đường thủy, chia sẽ sự phát triển của TP.HCM với vùng ĐBSCL thông qua tuyến quốc lộ 50 từ quận 8 (TP.HCM) đi Cần Giuộc, Cần Đước (tỉnh Long An). Hình 2.20. Lược đồ các luồng giao thông trung bình hằng ngày từ các khu vực lân cận đến TP.HCM và ngược lại Nguồn: Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam. Qua hình 2.18, chúng ta thấy nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM là rất lớn. Nếu xây dựng cầu vượt sông Vàm Cỏ, nối liền tuyến đường đến tận Mỹ Tho (Tiền Giang), chúng ta có thêm một tuyến quốc lộ, song song với quốc lộ 1A hiện nay (từ Mỹ Tho về TP.HCM ). Trên tuyến lộ này, ta đưa nước thô của sông Cửu Long về đến KCN Hiệp Phước, từ đó cung cấp nước cho cả vùng đô thị phía Nam thành phố (dành nước sông Đồng Nai cho vùng Thủ Đức, Nhơn Trạch sau này). Long An và Tiền Giang sẽ không cần xây dựng thêm các KCN theo quốc lộ 1A vì quốc lộ này chạy xuyên qua vùng đất nông nghiệp tốt nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây ta xây dựng tuyến phát triển xanh, sinh thái (cây ăn trái, thủy sản nước ngọt, du lịch đồng quê,…). Khi cảng Hiệp Phước, cảng Cần Giuộc xây xong, sẽ tạo bước đột phá mới cho TP.HCM trong tiến phát triển kinh tế tiến ra biển Đông. Hướng ra biển Đông là xu thế chung của thời cuộc, không chỉ ở Việt Nam mà các nước trong vùng như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Ấn Độ đều chung quy luật đó. Với vai trò, vị trí trung tâm đa chức năng, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam thì chuyển hướng ra biển Đông TP.HCM chỉ có thể tăng thêm, thêm cảng, thêm đường, các dự án đầu tư tăng thêm gấp bội và thị trường sẽ phát triển cao, nhu cầu khách hàng tăng đột biến, nhất là bất động sản. Nhìn chung, hướng tiến ra biển Đông là nền tảng khai sinh hệ thống các dự án liên hoàn kế tiếp nhau. Hướng ra biển Đông của thành phố là tất yếu khách quan, là hiện thực sinh động của phát triển có sức đột phá cao. Trên đường tiến ra biển Đông sẽ xuất hiện 3 đô thị vệ tinh, vượt ra khỏi ranh giới hành chính các tỉnh, thành phố là: - Đô thị cảng Hiệp Phước, phát triển qua Cần Giuộc - Long An. - Đô thị sinh thái Cần Giờ, sau này có đường hầm xuyên qua vịnh Gành Rái, qua Vũng Tàu. - Đô thị cảng Cần Đước, cập theo sông Vàm Cỏ, nối liền qua Gò Công Đông - Tiền Giang. Sự hình thành chùm đô thị vệ tinh này sẽ hoàn tất định hướng và quy mô phát triển về không gian về phía Nam của TP.HCM trong thế kỉ XXI. Như vậy, địa bàn huyện Cần Giuộc, Cần Đước có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định sự bành trướng của TP.HCM về biển Đông. Trong thời gian tới, sự phát triển của Cần Giuộc, Cần Đước không thể tách rời sự phát triển của TP.HCM và ngược lại. Vì thế, cần phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực từ quá trình ĐTH TP.HCM tác động để KT - XH huyện Cần Giuộc, Cần Đước phát triển hơn và trở thành những đô thị vệ tinh của TP.HCM trong tương lai, có một nền tảng kinh tế riêng. Còn TP.HCM sẽ phát huy hơn nữa vai trò của đô thị hạt nhân, là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, của vùng. Quá trình ĐTH Tích cực Tiêu cực Kinh tế Xã hội Huyện Cần Giuộc, Cần Đước TP.HCM Tác động - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: NLTS giảm dần, CN - XD, DV tăng lên. - Có sự chuyển biến trong nội bộ các ngành: Nông nghiệp, CN - XD, GTVT…. - Tốc độ phát triển kinh tế tăng lên. - Mật độ dân số và sự phân bố dân cư. - Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. - Chuyển biến lối sống, sinh hoạt trong dân cư. - Giáo dục, y tế: đào tạo nhân lực, khám, chữa bệnh,… - Thu hút nhân lực. - Môi trường nước, không khí bắt đầu ô nhiễm. - Tệ nạn xã hội xâm nhập. - Một bộ phận nông dân không có việc làm do đất nông nghiệp bị thu hẹp. - Cung cấp lương thực, thực phẩm: gạo đặc sản, rau, tôm, thịt, trứng, cá kiểng, cây cảnh và một số nông sản khác. - Chia sẽ một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm trong thành phố. - Tiêu thụ hàng tiêu dùng và nhiều mặt hàng khác của thành phố . - Vị trí trung chuyển giữa TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL và các vùng khác. - Quyết định cho sự bành trướng của thành phố tiến ra biển Đông. Hình 2.21. Sơ đồ thể hiện tác động qua lại giữa quá trình ĐTH TP.HCM và huyện Cần Giuộc, Cần Đước Chương 3 - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Định hướng 3.1.1. Những định hướng liên quan đến phát triển không gian đô thị TP.HCM trong tiến trình ĐTH 3.1.1.1. Một số căn cứ cơ sở để định hướng phát triển không gian vùng đô thị TP.HCM a. Cơ sở pháp lý [4, tr.2] - Luật xây dựng Việt Nam điều 15 đến điều 18 về quy hoạch xây dựng vùng. - Chỉ thị số 19/2003/CT - TTg ngày 11/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tổ chức lập quy hoạch xây dựng đô thị và quản lý xây dựng theo quy hoạch. - Quyết định số 906/QĐ - BXD ngày 07/06/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc phê duyệt dự án Quy hoạch xây dựng dự án vùng TP.HCM. b. Cơ sở thực tiễn [4. tr.2] * Đối với Thành phố Hồ Chí Minh: Trong những năm qua, TP.HCM đã có sự phát triển “nóng” về ĐTH. Dân số chính thức của thành phố năm 2007 là 6.650.942 người, nếu tính cả lao động nhập cư làm việc thì con số đó đã trên 8 triệu người. Dự báo dân số quy hoạch tới năm 2020 là 10 triệu người đã được Bộ Chính Trị phê duyệt dường như sẽ tới sớm hơn. Bên cạnh những mặt tích cực mà tiến trình ĐTH đem lại như: tốc độ tăng trưởng nhanh về kinh tế, đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia, là điểm tựa cho sự phát triển của khu vực phía Nam nói chung và các tỉnh xung quanh nói riêng, TP.HCM cũng đang đứng trước những thách thức lớn: - Do thiếu quản lý kiên quyết, các không gian xây dựng đô thị phát triển “xô bồ”, manh mún và “phình ra”rất nhanh, mặt khác đang lấn chiếm các không gian xanh, không gian dự trữ cho sự phát triển bền vững. - Do các áp lực về vị trí, nhiều KCN tập trung tại thành phố, thu hút khá lớn các cơ sở công nghiệp cần nhiều lao động phổ thông, chiếm nhiều đất như: dệt, may mặc, giày, vv… Các cơ sở công nghiệp này đóng góp cho thành phố về tăng trưởng. Tuy nhiên, thành phố cũng đang phải đối mặt với những quỹ đất để xây dựng nhà ở, kinh phí để xây dựng CSHT kĩ thuật và hạ tầng xã hội cần thiết. - Dân số đô thị tăng nhanh, chủ yếu là gia tăng dân số cơ giới. Trên 80% công nhân tại các KCNTT từ các tỉnh đổ về mà phần lớn là lao động trẻ chưa được đào tạo. Đây là thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị, cung cấp nhà ở và hạ tầng, vv…để TP.HCM có thể trở thành một thành phố mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. - Hàng ngàn cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong các khu dân cư hoặc đang bị các khu dân cư vây kín cần phải di dời đang đứng trước các khó khăn về đất đai, CSHT, vv… - Các CSHT kĩ thuật đô thị đang bị quá tải, đặc biệt là mạng lưới giao thông đường bộ. Các cảng lớn trên sông Sài Gòn hiện cản trở rất lớn cho giao thông nội thành, đặc biệt là khu vực trung tâm Quận 1, 3, 4. Các cảng này cũng cản trở việc xây dựng các cầu đi về phía Đông thành phố như Quận 2, Quận 9,… - Sự phát triển nhanh của cả nước và vùng xung quanh đã tạo cho TP.HCM cơ hội phát triển các cơ sở giáo dục, y tế…Tuy nhiên, do tập trung quá lớn về số lượng cũng như quy mô phục vụ tại khu trung tâm nên hoạt động của các dịch vụ này vừa “nén” thêm cho trung tâm, vừa làm tăng mật độ xe cộ gây tắc nghẽn giao thông tại nhiều khu vực. - Mật độ dân số chính thức của TP.HCM năm 2007 là 3.175 người/km2, nếu tính cả người nhập cư, mật độ dân số còn cao hơn nhiều. Với mật độ dân số cao như thế, thành phố rất khó bố trí các khu kỹ thuật hạ tầng đô thị như: bãi xử lý chất thải rắn dân dụng, chất thải công nghiệp, vv… * Đối với các tỉnh xung quanh Nằm xung quanh TP.HCM, các tỉnh xung quanh TP.HCM đã cùng thành phố bước vào tiến trình CNH. Dựa vào các CSHT kỹ thuật - đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế (sân bay, cảng biển, các trung tâm thông tin, viễn thông,…) và hạ tầng dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, văn hóa, thể thao,…) tại TP.HCM, các tỉnh xung quanh thành phố đã có chính sách ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Các tỉnh này đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước trong những năm qua. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh đã chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển nhanh và bền vững, các tỉnh xung quanh TP.HCM cũng đang đứng trước các thách thức lớn: - Để cạnh tranh thu hút đầu tư, các KCNTT của các tỉnh đều hướng vào các tuyến quốc lộ hiện hữu như: quốc lộ 1A, quốc lộ 22, quốc lộ 13,…tại những nơi có vị trí tiếp giáp với TP.HCM. Tình trạng này một mặt đang góp phần làm “bịt” các lối vào trung tâm thành phố, mặt khác tạo sự phát triển mất về không gian xây dựng của các tỉnh. Tính bình quân, đất đai các khu vực giáp ranh với TP.HCM của các tỉnh chỉ chiếm 10% diện tích toàn tỉnh, nhưng các dự án xây dựng chiếm trên 90%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là các tỉnh có quá ít “cổng” để tới trung tâm TP.HCM - nơi được coi là động lực của sự phát triển do có các “cổng lớn” đi ra khu vực và thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Phát triển khá nhanh các dự án công nghiệp, nhưng do chưa chuẩn bị kịp lực lượng lao động tại chổ nên trên 80% lao động trong các KCNTT của các tỉnh xung quanh TP.HCM đều đến từ các vùng nông thôn trong cả nước. Cũng như TP.HCM, xung quanh các KCNTT tình trạng chiếm đất cất nhà, xây dựng lộn xộn, chắp vá, thiếu các CSHT cần thiết. Các KCNTT của các tỉnh và TP.HCM đều có chung tính chất là các KCN tổng hợp để dễ thu hút các dự án. Do đó chưa hình thành được các KCN chuyên ngành dựa vào thế mạnh của từng địa phương. Điều này dễ dẫn đến sự cạnh tranh thu hút đầu tư không lành mạnh mà người chịu thiệt hết là các địa phương. CSHT kĩ thuật của các tỉnh chưa được đầu tư đúng mức và tương xứng so với tốc độ phát triển kinh tế cũng như mức độ thu hút đầu tư các dự án công nghiệp, mức độ tạo việc làm cho dân cư trong và ngoài vùng, vv…Tình trạng này sẽ dẫn đến tính hấp dẫn của các nhà đầu tư sẽ giảm xuống. Công nghiệp phát triển nhanh, nhưng ngành dịch vụ phát triển chậm, đặc biệt là các dịch vụ cao cấp về tài chính, ngân hàng, giáo dục, dạy nghề, y tế cao cấp, nghiên cứu khoa học công nghệ, du lịch,…Thực trạng này làm cho cơ cấu kinh tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH029.pdf
Tài liệu liên quan