Luận văn Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU LÀO CAI 7

1.1. Những nhận thức chung về khu kinh tế cửa khẩu 7

1.2. Sự cần thiết và những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai 23

1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc, một số địa phương ở nước ta trong việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai 34

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU LÀO CAI 45

2.1. Thực trạng phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai 45

2.2. Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh 56

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU LÀO CAI TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TRONG THỜI GIAN TỚI 91

3.1. Các quan điểm cơ bản và phương hướng phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai 91

3.2. Một số giải pháp chủ yếu 98

KẾT LUẬN 121

NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 123

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124

 

 

doc128 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,7 34,5 42,6 Lào Cai 6357 613,6 83,1 95,8 36,4 35,7 22,7 23,3 22,2 35,6 Vân Nam 394000 42874 15442,1 22116,5 4013,9 5237,1 6699,1 10147,5 4737,7 8165,2 Nguồn: [32]. Trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chủ yếu là hoạt động XNK hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam trên biên giới (đường bộ, đường sắt) thông qua các cặp cửa khẩu quốc gia, quốc tế và tiểu ngạch giữa Lào Cai, Vân Nam như: Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu; Cặp cửa khẩu quốc gia Mường khương - Kiều Đầu; Cặp cửa khẩu tiểu ngạch Y Tý - Ma Ngán Tỷ, Trịnh Tường - Tiểu Đông Sơn, Bản Vược - Pả Sa... Thời gian gần đây, quy mô XNK hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam, Vân Nam trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng không ngừng được mở rộng. Kim ngạch XNK tăng bình quân hàng năm 15,04%. Tính riêng xuất khẩu tăng 18,79%, nhập khẩu tăng 14,28% (xem bảng 2.5). Bảng 2.5: Kim ngạch XNK hàng hóa Việt Nam - Vân Nam qua các cửa khẩu Lào Cai Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu đánh giá Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Vân Nam qua cửa khẩu Lào Cai 6,35 13,07 8,83 9,68 11,00 34,04 81,60 Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Vân Nam qua cửa khẩu Lào Cai 22,95 28,04 50,00 44,66 45 97,08 128,30 Kim ngạch XNK Việt Nam - Vân Nam qua cửa khẩu Lào Cai (1) 29,3 41,11 58,83 54,33 56 132,02 209,90 Tổng kim ngạch XNK Việt Nam - Vân Nam (2) 33,45 43,56 60,66 55,56 58,24 139,07 218,09 Tổng kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc (3) 1050 1150 1440 1245 1318 2466 2810 Tỷ trọng (1) trong (2) (%) 87,59 94,38 96,98 97,80 96,15 94,18 95,76 Tỷ trọng (1) trong (3) (%) 2,79 3,57 4,09 4,36 4,25 2,39 5,76 Nhập siêu của Việt Nam từ Vân Nam qua cửa khẩu Lào Cai 16,6 14,97 41,17 34,98 34 63,04 46,70 Nguồn: [32]. Tuy kim ngạch XNK Việt Nam - Vân Nam qua khu KTCK Lào Cai tăng nhanh nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp trong tổng kim ngạch XNK Việt Trung và tăng giảm thất thường, chưa xứng với tiềm năng của cả hai bên. Cụ thể, tỷ trọng XNK Việt Nam - Vân Nam qua địa bàn khu KTCK Lào Cai trong tổng kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc năm 1995: 2,79%, 1996: 3,57%, 1997: 4,09%, 1998: 4,36%, 1999 giảm xuống 4,25%, 2000 giảm xuống mức 2,39%, đến năm 2001 lại tăng lên 5,76%. Tỉnh Vân Nam - Trung Quốc tuy tiếp giáp với ba tỉnh của Việt Nam là Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang, nhưng quan hệ thương mại Việt Nam - Vân Nam lại chủ yếu tập trung qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai do có đường giao thông thuận lợi. Kim ngạch XNK Việt Nam - Vân Nam qua khu KTCK Lào Cai chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch XNK Việt Nam - Vân Nam qua các cửa khẩu trên biên giới chung giữa hai bên: Năm 1995 - 87,56%, năm 1996 - 94,38%, năm 1997 - 96,98%, năm 1998 - 97,80%, năm 1999 - 96,15%, năm 2000 - 94,18%, năm 2001 - 95,76%. Để thấy rõ hơn tác động của chính sách mở cửa, đặc biệt là Quyết định số 100/QĐ-TTg (1998) của Thủ tướng Chính phủ cho phép Lào Cai thành lập khu KTCK đối với thương mại tỉnh Lào Cai (xem bảng 2.6). Bảng 2.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lào Cai thời kỳ 1992 - 2003 Đơn vị: Ngàn USD Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Mức tăng (%) Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu 1992 6.530 - 6.530 - - - 1993 58.350 4..260 54.909 794,2 728,9 1994 56..250 5.480 50.770 - 3,6 28,6 -6,1 1995 62.200 8.880 53.340 10,6 61,7 5,1 1996 35.670 8.220 27.450 -42,7 -7,2 -48,6 1997 54.960 3.560 51.400 54,1 -56,8 87,3 1998 68.670 6.260 62.410 24,9 75,8 2,3 1999 56.000 11.000 45.000 -22,6 83,3 -37 2000 132..200 34.400 97.800 232,1 312 217 2001 209.900 81.600 128.300 58,7 237 31 2002 254.600 55.800 198.800 21 -4,6 54,9 2003 290.000 73.600 216.400 13,9 31,8 8,8 Nguồn: [40]. Điều đáng chú ý là từ năm 1992 - 1997, hầu hết kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, điển hình là năm 1993 mức tăng kim ngạch nhập khẩu lên tới 728,9%. Từ năm 1998 đến nay, tương quan xuất nhập đã bắt đầu có sự thay đổi: năm 1999 mức tăng nhập khẩu là -37% trong khi xuất khẩu tăng 83,3%; năm 2001 mức tăng nhập khẩu là 31%, xuất khẩu là 237%; năm 2003 mức tăng nhập khẩu là 8,8%, xuất khẩu là 31,8%. Điều này có thể hiểu, vì những năm trước đây ngoài việc nhập khẩu nhiều các thiết bị thay thế sau những năm đóng cửa biên giới, một số thiết bị mới phục vụ cho sản xuất, chúng ta còn nhập nhiều hàng tiêu dùng của Trung Quốc. Còn hiện nay, hạng mục nhập khẩu của nước ta chủ yếu là các thiết bị, phụ tùng, vật tư công nghiệp, nông nghiệp...Thêm vào đó, với chính sách khuyến khích của Nhà nước, khu vực sản xuất hàng xuất khẩu của ta phát triển khá mạnh, tuy hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là nguyên liệu thô, thủy hải sản tươi sống, cà phê... nhưng bên cạnh đó còn có những sản phẩm chế biến, hàng tiêu dùng như bột giặt, bánh kẹo, dép nhựa, bàn ghế nhựa... Những phân tích trên cho thấy, dưới tác động của sự phát triển khu KTCK Lào Cai, thương mại của tỉnh gần 10 năm qua phát triển tuy không đồng đều nhưng tốc độ phát triển khá cao. Như vậy, chính sách của Đảng và Nhà nước ta cho tỉnh Lào Cai thực hiện thí điểm khu KTCK là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. * Hoạt động thương mại qua biên giới cửa khẩu Lào Cai có đặc điểm: - Hàng hóa XNK giữa Việt Nam và Vân Nam qua khu KTCK Lào Cai trong những năm gần đây rất đa dạng về chủng loại, chất lượng của các loại hàng hóa cũng rất khác nhau, có loại đạt tiêu chuẩn quốc gia, địa phương nhưng có loại chưa được đánh giá về phẩm cấp, nhất là hàng hóa xuất theo con đường tiểu ngạch và trao đổi ở chợ biên giới giữa Lào Cai, Vân Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Vân Nam là: khoáng sản (quặng sắt, quặng đồng, crôm); hàng nông lâm hải sản (gỗ, cao su, nguyên liệu, rau quả, hải sản đông lạnh); hàng tiêu dùng (hóa mỹ phẩm, giày dép, bàn ghế nhựa, đồ thủ công mỹ nghệ). Bảng 2.7: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Vân Nam qua khu KTCK Lào Cai Mặt hàng Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Qặng các loại Tấn 27.671 46.123 97..206 160.000 107.200 110.000 120.000 Thảo quả Tấn 25 75 - 200 600 750 500 Bột Hoàng Liên Tấn 175 341 18 160 - 200 150 Cà phê nhân Tấn 83 2.383 - - 320 500 400 Cao su Tấn - - 220 - 1.375 2.000 1.800 Giấy vàng kim Tấn - - 175 332 215 350 600 Rau quả Tấn - 4.530 - - 25.000 27.000 57.200 Bàn ghế nhựa Chiếc 1.200 4.600 500 - 180.000 220.000 550.000 Dép nhựa Đôi - 106.000 - 288.000 627.000 1.000.000 1.320.000 Nguồn: [40]. Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Vân Nam qua khu KTCK Lào Cai gồm có: hóa chất các loại, thạch cao, giống cây trồng, phân bón, nguyên phụ liệu thuốc lá, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, phụ tùng (nhóm hàng hóa này chiếm 70% tỷ trọng hàng nhập khẩu); hàng nông sản như hoa, rau, củ, quả tươi (chiếm 20%); hàng tiêu dùng (chiếm 10%). Bảng 2.8: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Vân Nam qua khu KTCK Lào Cai Mặt hàng Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Hóa chất các loại Tấn 28.722 37.887 55.537 49.173 58.991 109.200 138.250 Thạch cao Tấn 22.967 21.426 26.614 85.753 79.570 70.000 70.900 Củ, hạt giống Tấn 489 773 1.162 - 7.839 10.000 15.000 Phân bón Tấn - - - - 31.792 121.000 32.000 Nguyên liệu thuốc lá Tấn 4.042 2.369 2.987 5.870 11.242 13.000 14.950 Nguồn: [40]. - Hoạt động thương mại giữa Việt Nam Vân Nam qua khu KTCK Lào Cai được thực hiện thông qua hai phương thức chính là XNK mậu dịch chính ngạch và tiểu ngạch. Theo quy định ở Việt Nam, những hàng hóa XNK qua biên giới theo giấy phép của Bộ Thương mại được gọi là mậu dịch chính ngạch. Những hàng hóa XNK chính ngạch phải lưu thông qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, đồng thời phải chấp nhận đầy đủ các thủ tục XNK theo thông lệ, tập quán quốc tế. Những hàng hóa XNK theo giấy phép của UBND tỉnh Lào Cai cấp thì được gọi là mậu dịch tiểu ngạch, hàng hóa thuộc loại này được phép đi qua các cửa khẩu Mường Khương, Bát Xát... nhưng trị giá hàng hóa theo qui định hiện hành không vượt quá 500.000đ VN. Trong tổng XNK giữa Lào Cai và Vân Nam, phần lớn là XNK chính ngạch, kim ngạch buôn bán tiểu ngạch tuy có tăng song mới kiểm soát và thu thuế được 15% - 20% giá trị thực tế hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, XNK tiểu ngạch phần nào đáp ứng được nhu cầu trao dổi hàng hóa, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân Lào Cai. Ngoài ra, còn có hình thức hàng đổi hàng, chuyển khẩu, quá cảnh, hợp tác kinh tế - kỹ thuật. - Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại ở tỉnh Lào Cai tương đối đa dạng, bao gồm nhiều thành phần: doanh nghiệp nhà nước, tập thể và cá nhân thuộc nhiều ngành, nhiều địa phương trong cả nước. Ngoài ra, còn có các công ty trách nhiệm hữu hạn, liên doanh, 100% vốn nước ngoài thuộc các tỉnh nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các tỉnh ngoài hành lang. Đến nay có hơn 200 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ nhiều địa phương của cả nước tham gia hoạt động thương mại với thị trường Trung Quốc, trong đó có hơn 130 đơn vị hoạt động thường xuyên. - Do tính đa dạng của chủ thể tham gia và chủng loại hàng hóa XNK qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai, nên phương thức trao đổi, thanh toán cũng rất đa dạng phong phú. Những hình thức thanh toán chủ yếu là: hàng đổi hàng, hàng - tiền trao đổi và thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ Trung Quốc, đồng Việt Nam và USD. Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã cùng Ngân hàng Công thương tỉnh Vân Nam ký Hiệp định thanh toán biên mậu với hình thức L/C (Letter of Credit) để bảo đảm an toàn cho việc thanh toán hàng hóa XNK, tránh tình trạng chiếm dụng vốn hay bị mất hàng tiền. Đây là phương thức thanh toán đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của XNK qua biên giới, tuy nhiên trong quá trình thực thi, tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng còn thấp. Năm 2002, tổng doanh số thanh toán XNK hàng hóa qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai chỉ đạt 30% tổng kim ngạch XNK trên địa bàn, mà nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp có tâm lý "ngại" thanh toán qua Ngân hàng vì thời gian thanh toán chậm. Ngược lại, hoạt động của các bàn đổi tiền tại cửa khẩu lại rất phát triển, linh hoạt. Thêm vào đó, các ngân hàng khi tiến hành thanh toán biên mậu luôn thu một khoản lệ phí nên nhiều doanh nghiệp không lựa chọn cho mình phương thức thanh toán này. Như vậy, sự hình thành và phát triển khu KTCK Lào Cai gần 10 năm qua có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thương mại của tỉnh và nhiều địa phương khác trong cả nước. Tác động dễ thấy nhất, sôi động nhất là phát triển thương mại qua biên giới. Có thể nói, đó là hệ quả trực tiếp của mở cửa biên giới và sự phát triển khu KTCK Lào Cai. 2.2.1.2. Tác động đối với tăng trưởmg kinh tế Sau 13 năm tái lập tỉnh (01-10-1991), nhân dân tỉnh Lào Cai đạt được nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. GDP tăng trưởng qua các năm cao, từ năm 2001 trở lại đây đạt 8% - 13%. Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự tăng trưởng là do tác động của sự phát triển khu KTCK Lào Cai. Để thấy rõ sự tác động này chúng ta so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ chưa và mới thực hiện thí điểm khu KTCK Lào Cai (1996 - 2000) với thời kỳ khu KTCK Lào Cai đã có bước phát triển mạnh (2001 - 2005). Tỉnh Lào Cai những năm 1996 - 2000 là thời kỳ bên trong đổi mới kinh tế đang được tiến hành, còn bên ngoài thì mới thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách tại khu KTCK Lào Cai với một điểm xuất phát thấp: nền kinh tế của tỉnh còn nghèo, do mới tách tỉnh nên cơ sở vật chất kỹ thuật chưa ổn định, vốn đầu tư từ bên ngoài thấp, trình độ đội ngũ cán bộ còn hạn chế...Những vấn đề này đã ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tổng sản phẩm toàn tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 5,1%. GDP bình quân đầu người tăng từ 1,667 triệu đồng năm 1995 lên 2,270 triệu đồng năm 2000. Những chỉ tiêu này cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh. Đến giai đoạn 2001 - 2005, khu KTCK Lào Cai bắt đầu phát triển và có tác động mạnh mẽ tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 - 2005 TT Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Dự kiến 2005 A Tổng sản phẩm trên địa bàn 1 Giá 1994 (tỷ đồng) 911,0 1.004,5 1.130,4 1..290,9 1.452,4 1.626,0 - Công nghiệp, xây dựng 198,6 206,1 243,3 313,6 367,5 434,0 - Nông, lâm, ngư nghiệp 396,0 428,5 460,6 499,6 534,3 563,0 - Dịch vụ 316,4 369,9 426,5 477,7 550,6 629,0 2 Giá hiện hành (tỷ đồng) 1.316,4 1.439,1 1.650,8 1.984,7 2.417,7 2.885,0 - Công nghiệp, xây dựng 277,5 290,5 356,5 477,1 599,8 736,0 - Nông, lâm, ngư nghiệp 603,3 628,0 675,0 730,0 862,0 1.055,0 - Dịch vụ 435,6 520,6 619,3 777,6 955,9 1.094,0 B Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 12,5 8,2 12,5 13,8 12,5 12,5 C GDP bình quân đầu người - Giá 1994 (triệu đồng) 1,76 1,87 2,06 2,32 2,56 2,8 - Giá hiện hành (triệu đồng) 2,49 2,68 3,02 3,56 4,26 5,0 Nguồn: [61]. Trong 5 năm (2001 - 2005), nền kinh tế của tỉnh phát triển khá, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao, chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện: Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 11,9%, cao hơn giai đoạn 1996 - 2000 là 6,8%, trong đó tăng trưởng ngành nông nghiệp 7,3%/năm, công nghiệp và xây dựng 16,9%/năm, các ngành dịch vụ 14,7%/năm; Giá trị GDP theo giá hiện hành năm 2005 ước đạt 2.885 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2004 đạt 4,26 triệu đồng người/năm, dự kiến năm 2005 đạt 5 triệu đồng/người/năm, gấp 2 lần so với năm 2000. Đây là tốc độ tăng trưởng không phải khi nào và khu vực nào cũng có ở vùng biên giới phía Bắc. 2.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Ngoài mức tăng trưởng kinh tế cao, tác động của sự phát triển khu KTCK Lào Cai còn được đánh dấu bằng sự hình thành rõ nét một cơ cấu ngành hợp lý ở tỉnh Lào Cai. Trước đây, cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh được xác định là: Nông, lâm nghiệp - tiểu thủ, công nghiệp - thương mại, dịch vụ. Khi biên giới Việt - Trung được thông thương trong bối cảnh Đảng, Nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt khi Chính phủ Việt Nam thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách tại khu KTCK Lào Cai (1998) thì tỉnh Lào Cai đã trở thành trung tâm buôn bán, trung chuyển hàng hóa quan trọng, từ đó các ngành thương mại, du lịch, công nghiệp, xây dựng cũng phát triển theo. Năm 1991, cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh là: Nông, lâm nghiệp 61%; công nghiệp, xây dựng 16%; thương mại, dịch vụ 23%. Nhưng đến những năm 2000 - 2005 đã có sự chuyển biến rõ rệt. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Lào Cai năm 1991 Bảng 2.10: Cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh Lào Cai thời kỳ 2000 - 2005 Đơn vị tính: % Năm Công nghiệp, xây dựng Nông, lâm, ngư nghiệp Dịch vụ 2000 21,08 45,83 33,09 2001 20,19 43,64 36,17 2002 21,6 40,91 37,49 2003 24,04 36,74 39,22 2004 24,81 35,64 39,55 Dự kiến 2005 25,5 34,5 40 Nguồn: [61]. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2004 Nhìn bảng ta thấy, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Lào Cai theo hướng ngày càng hợp lý, tiến bộ. Tỷ trọng thương mại, dịch vụ tăng khá nhanh tuy chưa phải là cao nhưng thể hiện sự phản ứng linh hoạt, sôi động và nhảy vọt của việc buôn bán giữa Lào Cai - Vân Nam. Xét riêng sự chuyển dịch nội bộ từng ngành cụ thể như sau: - Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển toàn diện, từng bước hình thành sản xuất hàng hóa tập trung. Kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch rõ nét, xóa đói giảm nghèo có những chuyển biến mạnh mẽ. Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 8,05%; trong đó nông nghiệp tăng 8,74%, lâm nghiệp tăng 4,71%, thủy sản tăng 9,76%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 74,4% năm 2000 xuống còn 57,8% năm 2004. Ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng từ chỗ chủ yếu khai thác tài nguyên rừng sang bảo vệ, tu bổ và xây dựng rừng. Độ che phủ rừng tăng từ 32,2% năm 2000 lên 45% năm 2005. Giá trị sản xuất trên 1 ha rừng đạt trên 12 triệu đồng, tăng gấp 2 lần năm 2000. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Bước đầu sản xuất làng nghề được khôi phục, cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, chợ được chú ý đầu tư. Đến hết năm 2004, 75% số thôn, bản có đường giao thông liên thôn, 82% xã có điện lưới quốc gia. Đời sống vùng nông thôn được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn tăng từ 6,6 triệu đồng năm 2000 lên 15 triệu đồng năm 2005. - Sản xuất công nghiệp phát triển đúng hướng, bước đầu sử dụng có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về khai thác, chế biến khoáng sản. Đầu tư phát triển thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2004 tăng gấp 2 lần so với năm 2000, bình quân tăng 13,9%/năm, cao hơn giai đoạn 1996 - 2000 là 5,2%. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp bình quân đạt 11%/ năm, cao hơn giai đoạn trước 4,4%, vượt 2,5% chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Cơ cấu sản xuất công nghiệp chuyển dịch theo hướng gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. So với giai đoạn trước, tỷ trọng ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tăng từ 9,2% lên 13,7%, công nghiệp, cơ khí, điện nước tăng từ 1,9% lên 14,7%, công nghiệp khai thác khoáng sản giảm từ 60% xuống còn 50,8%. - Các ngành dịch vụ có bước chuyển tích cực đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ năm 2004 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2000 và 1,7 lần so mục tiêu Đại hội, bình quân tăng 17,2%/năm, cao hơn giai đoạn trước 3,3%. Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ năm 2004 gấp 2 lần năm 2000, bình quân tăng 14,7%/năm. Hoạt động thương mại diễn ra sôi động, hàng hóa lưu thông phong phú từ đô thị đến các vùng sâu, vùng xa. Tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn năm 2004 tăng 2,8 lần năm 2000, tốc độ bình quân tăng 23%/năm, cao hơn giai đoạn trước 4,6%/năm. Hoạt động du lịch thu được nhiều kết quả, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động địa phương. Các cơ sở phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn đã đáp ứng được nhiều yêu cầu của du khách. tổng lượt khách du lịch năm 2004 gấp 2,4 lần so năm 2000, tăng 11% so với mục tiêu ĐH, bình quân tăng 19%/năm. Doanh thu du lịch năm 2004 gấp 6,4 lần năm 2000, bình quân tăng 45%/năm. Dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa tiếp tục được nâng lên cơ bản đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, đi lại của nhân dân. Năm 2004, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng gấp 4,1 lần (tăng 33,2%) và hành khách tăng 1,8 lần (tăng 12,9%) so năm 2000. Dịch vụ bưu chính cũng phát triển nhanh, chất lượng dịch vụ được cải thiện đáng kể. Đến năm 2005, 94,5 số xã trên địa bàn có điện thoại, tăng 59 xã so với năm 2000... Đến nay, về tổng thể tỉnh Lào Cai đã hình thành một cơ cấu kinh tế gồm 3 nhóm ngành chính: Thương mại, dịch vụ, du lịch (39,55%); nông, lâm nghiệp (35,64%); công nghiệp, xây dựng (24,81%). Đây là bước chuyển biến được đánh giá là phù hợp. Công nghiệp chiếm tỷ trọng không cao hơn nông nghiệp trong GDP nhưng đã tìm được hướng đi của mình đó là: sản xuất đã gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; liên doanh sản xuất với nước ngoài để khai thác lợi thế về lao động, nguyên vật liệu tại địa phương. Nếu so với nhiều tỉnh phía Bắc có cơ cấu kinh tế là nông, lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ thì cơ cấu kinh tế của Lào Cai hiện nay phản ánh những lợi thế so sánh do phát triển khu KTCK đem lại. 2.2.1.4. Chuyển dịch thành phần kinh tế Chính sách mở cửa biên giới, phát triển kinh tế nhiều thành phần và đặc biệt là chính sách cho phép Lào Cai thành lập khu KTCK của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho tỉnh có một cơ cấu thành phần kinh tế khác xa so với trước đây. Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế. Vì vậy, những năm gần đây các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có tốc độ phát triển cao, bình quân 36,5%/năm, kinh tế nhà nước đạt 7%/năm. Đóng góp của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vào quá trình tăng trưởng chung toàn ngành kinh tế tăng từ 41,6% năm 2000 lên 71% năm 2004. Dưới đây sẽ nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở một số lĩnh vực cơ bản: - Ngành nông, lâm nghiệp: Trước đây, trong nông nghiệp chỉ tồn tại hai loại sở hữu là sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân. Sau khi thực hiện đường lối của Đảng, mở cửa biên giới và phát triển khu KTCK Lào Cai, hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp đã giải tán, hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế độc lập. Bảng 2.11: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng TT Thành phần kinh tế 1995 2000 2001 2002 2003 1 Nhà nước 2.862 4.686 5.947 10.023 10.600 2 Tập thể 114.429 - - - - 3 Tư nhân - - - - - 4 Cá thể 311.358 610.889 652.312 737.508 784.190 5 Hỗn hợp - - - - - 6 Có vốn đầu tư NN - - - - - Tổng số: 428.649 615.575 658.259 747.531 794.790 Nguồn: [22]. Năm 2003, trong giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của tỉnh Lào Cai thì thành phần kinh tế cá thể chiếm 98,7%, còn thành phần kinh tế nhà nước chỉ chiếm 1,3%. Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thành phần kinh tế trong ngành nông, lâm nghiệp tỉnh Lào Cai năm 2003 - Ngành công nghiệp: Cũng giống như ngành nông, lâm nghiệp trước thời kỳ đổi mới, thành phần kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối. Nhưng dưới tác động của đổi mới, mở cửa biên giới và gần đây nhất là sự phát triển khu KTCK, số hộ cá thể và công ty tư nhân kinh doanh lĩnh vực này phát triển dần lên. Bảng 2.12: Số cơ sở sản xuất của ngành công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế STT Thành phần kinh tế 1995 2000 2001 2002 2003 1 Nhà nước 14 16 17 17 18 2 Tập thể - 14 32 33 34 3 Cá thể và tiểu chủ 2.322 2.995 3.023 3.066 3.108 4 Tư bản tư nhân 17 5 6 17 20 5 Tư bản nhà nước - - - - - 6 Có vốn đầu tư nước ngoài - - - - - Tổng số 2.353 3.303 3.078 3.133 3.180 Nguồn: [22]. Số liệu bảng 2.11 cho thấy: tỷ lệ cơ sở sản xuất thuộc thành phần kinh tế cá thể và tư bản tư nhân rất lớn, chiếm 98,4%; số cơ sở thuộc thành phần kinh tế nhà nước, tập thể chỉ chiếm 1,6%. Còn về giá trị sản xuất của công nghiệp ngoài quốc doanh những năm gần đây cũng ngày càng tăng trong tổng số giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh: năm 2001 mới đạt 46,7 tỷ đồng trong tổng số 369,8 tỷ đồng, chiếm 12%; Đến năm 2003 đạt 70,1 tỷ đồng so với 475,4 tỷ đồng, chiếm 14%; năm 2004 đạt 85 tỷ đồng trong tổng số 558,6 tỷ đồng, chiếm 15%. Bảng 2.13: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực sở hữu thời kỳ 2000 - 2004 của tỉnh Lào Cai Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Giá trị sản xuất công nghiệp 337,0 369,8 429,7 475,4 558,6 1 Công nghiệp quốc doanh 290,3 323,1 374,8 403,9 472,1 Công nghiệp Trung ương 178,6 185,3 214,8 240,2 270,0 Công nghiệp quốc doanh địa phương 111,7 137,8 160,0 163,7 202,1 2 Công nghiệp ngoài quốc doanh 46,7 46,7 54,5 70,1 85,0 3 Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - - 0,4 1,4 1,5 Nguồn: [61]. Bên cạnh đó giá trị sản xuất của công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu tăng: Từ 0 tỷ đồng năm 2000, 2001 lên 0,4 tỷ năm 2002; 1,4 tỷ năm 2003; 1,5 tỷ năm 2004. 84.51% 15.21% 0.28% Ngoài quốc doanh Đầu tư nước ngoài Quốc doanh Biểu đồ 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Lào Cai năm 2004 - Ngành thương mại, dịch vụ: Sự hình thành và phát triển khu KTCK Lào Cai đã tạo ra động lực rất lớn thúc đẩy các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển mạnh. Đặc biệt, khu vực ngoài quốc doanh tỏ ra rất năng động, linh hoạt, sớm thích ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Bảng 2.14: Số đơn vị kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn, nhà hàng phân theo thành phần kinh tế tỉnh Lào Cai STT Thành phần kinh tế 1995 2000 2001 2002 2003 1 Nhà nước 33 40 39 39 39 2 Tập thể 2 2 8 6 6 3 Tư nhân 30 21 24 28 32 4 Cá thể 4.342 7.194 7.541 7.862 8.171 5 Hỗn hợp - 17 35 44 56 6 Có vốn đầu tư nước ngoài - 3 3 5 6 Tổng số 4.407 7..277 7.650 7.984 8.310 Nguồn: [22]. Số liệu bảng 2.14 cho thấy năm 1995 (khi chưa phát triển khu KTCK Lào Cai) số đơn vị cá thể kinh doanh thương mại dịch vụ là 4.342 đến năm 2000 đã lên tới 7.194 đơn vị, tăng 165% và năm 2003 là 8.171 đơn vị, tăng 188% so với năm 1995. Số cơ sở thương mại, du lịch, dịch vụ của quốc doanh nói chung là ổn định, từ năm 2001 đều là 39 cơ sở. Số cơ sở của quốc doanh tuy ít nhưng quy mô lớn, không giống như của tư nhân hay cá thể có khi chỉ có 1 hoặc 2 lao động. Số lao động trong ngành của khu vực quốc doanh ở mức khoảng 12% - 15%, còn khu vực ngoài quốc doanh chiếm khoảng 85% - 88%. Bảng 2.15: Số lao động trong ngành thương mại, dịch vụ phân theo th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van huyen 123.doc
  • docBia - ThS.doc
  • docMuc luc - bang.doc
  • docMuc luc.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan