Luận văn Tác động của tệ nạn xã hội tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hoá

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỆ NẠN XÃ HỘI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 7

1.1. Một số cơ sở lý luận chung về tệ nạn xã hội 7

1.2. Tác động của các loại hình tệ nạn xã hội chủ yếu 31

1.3. Vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam 39

Chương 2: TÌNH HÌNH TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THANH HOÁ (GIAI ĐOẠN 2003 – 2007) 55

2.1. Khái quát tình hình tệ nạn xã hội ở Thanh Hoá giai đoạn 2003-2007 55

2.2. Tác động của tệ nạn xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hóa 61

2.3. Vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội ở Thanh hoá 78

Chương 3: DỰ BÁO XU HƯỚNG TÁC ĐỘNG CỦA TỆ NẠN XÃ HỘI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THANH HOÁ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA 89

3.1. Dự báo xu hướng biến đổi của tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong những năm tới 89

3.2. Một số giải pháp chủ yếu ngăn ngừa tác động của tệ nạn xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hoá 97

KẾT LUẬN 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

 

 

 

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6395 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của tệ nạn xã hội tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam dân chủ cộng hoà, bản Hiến Pháp đầu tiên của nước ta được Nghị viện nhân dân thông qua ngày 9/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật thực thi Hiến pháp trong đó có các văn bản pháp luật nhằm ngăn ngừa và đấu tranh với các tệ nạn xã hội; ngày 17/11/1946 ban hành Sắc lệnh số 223 SL trừng trị các tội hối lộ, tội phù lãm, tội biển thủ công quỹ; Sắc lệnh số 168-SL ngày 14/01/1948 quy định trừng trị tội đánh bạc; Nghị định 150-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ấn định chế độ tạm thời về thuốc phiện v.v... Trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều văn bản về đấu tranh phòng chống các loại tệ nạn xã hội có tính chất phổ biến như: Nghị định 897-TTg ngày 25/5/1966 quy định việc cấm nấu rượu trái phép; Thông tư số 301-VHH-HS ngày 14/01/1957 của Bộ Tư Pháp về bài trừ nạn cờ bạc... Từ khi chúng ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng và phức tạp, đang ngày càng tác động xấu đến đời sống kinh tế xã hội. Trước tình hình đó Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và hệ thống pháp luật đồng thời tập trung lãnh đạo chỉ đạo các cấp, các ngành và toàn xã hội đẩy mạnh phòng ngừa và đấu tranh với TNXH. Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng ta đã xác định chủ trương phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa và đấu tranh với các loại TNXH. Trong văn kiện Đảng ta chỉ rõ: "cùng với việc xóa bỏ cơ sở kinh tế- xã hội của sự bất công xã hội, phải đấu tranh kiên quyết chống những hiện tượng tiêu cực, làm cho những nguyên tắc công bằng xã hội, và lối sống lành mạnh được khẳng định trong cuộc sống hàng ngày của xã hội ta"; " thực hiện công bằng xã hội, lối sống có văn hoá; đảm bảo an toàn xã hội, khôi phục trật tự, kỷ cương trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội"; "Phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vục con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động...". [36, tr. 91, 93] Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII giữa nhiệm kỳ đã xác định; "Tình trạng không có việc làm và thiếu việc làm, nhất là thanh thiếu niên đến tuổi lao động, vẫn là vấn đề nóng bỏng và là một trong những nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh các tiêu cực xã hội; lối sống chạy theo đồng tiền, những thị hiếu không lành mạnh, những hủ tục mê tín dị đoan tăng nhanh, nhiều sản phẩm độc hại tràn lan trên thị trường, lối sống thương mại hoá, truyền bá văn hoá lai căng, lối sống sa đoạ...những khuyết điểm đó chậm được khắc phục”. Để khắc phục khuyết điểm này nhiệm vụ trong thời gian tới Văn kiện đại hội ghi rõ; "Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hôi"; " Chăm lo xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giáo dục nếp sống, đạo đức và phong cách ứng xử có văn hoá cho mọi người"; " đấu tranh chống tham nhũng là vấn đề cấp bách hiện nay, phải được tiến hành một cách kiên quyết và triệt để, trong toàn bộ máy, ở tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và cơ sở"; " Trong đấu tranh chống các tệ nạn xã hội phải kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh và phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội". [ 36, tr.398, 426, 428]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu rõ "Tình trạng tham nhũng, buôn lậu, làm ăn phi pháp chưa được ngăn chặn, có chỗ còn nghiêm trọng hơn. Những hoạt động văn hoá không lành mạnh và các tệ nạn xã hội vẫn phát triển". Và đưa ra nhiệm vụ là "kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, đẩy lùi tiêu cực, bất công và các tệ nạn xã hội, nhất là tệ trộm cướp, cờ bạc, mua bán dâm và ma tuý" [ 36, tr.443, 513]. Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ "tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tệ tham nhũng không giảm. Các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, nhất là nạn ma tuý, tiếp tục tăng và lan rộng đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng lớn đến trật tự, an toàn xã hội...tội phạm kinh tế, tội phạm hình sự tuy có giảm nhưng chưa cơ bản, vững chắc. Cuộc đấu tranh chống các thói hư tật xấu, nọc độc văn hoá, hủ tục mê tín dị đoan, thoái hoá đạo đức... còn mang nhiều tính hình thức, chậm đưa lại hiệu quả thiết thực". Trong mục tiêu tổng quát, Đảng ta đã nêu rõ "...Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội..." [36, tr.613, 750]. Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta đánh giá: "Công tác phòng chống TNXH đã được đẩy mạnh hơn. Nhiều địa phương đã có những giải pháp tốt phòng chống ma tuý, tệ nạn mại dâm và ngăn chặn các hoạt động văn hoá không lành mạnh. Các hình thức cai nghiện ma tuý, quản lý người sau cai nghiện ma tuý hiệu quả hơn". Song "Một số tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Cuộc đấu tranh chống các thói hư tật xấu thiếu các biện pháp đồng bộ và chưa tạo được chuyển biến rõ nét; tệ nạn ma tuý, mại dâm còn diễn biến phức tạp. Và Đảng ta đã đề ra mục tiêu: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giầu hợp pháp, xoá đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nêu cao hiệu lực quản lý nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển rõ nét về cải cách hành chính, ngăn chặn và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng lãng phí [10]. Ngoài các văn kiện Nghị quyết của Đảng, Ban Bí thư, Bộ Chính trị còn ban hành các Chỉ thị lãnh đạo chuyên đề về công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Những quan điểm trên được cụ thể hoá trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, như Bộ luật Hình sự, Luật phòng chống ma tuý, luật phòng chống tham nhũng, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ luật Lao động, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh phòng chống tệ nạn mại dâm,... Xây dựng các Chương trình hành động Quốc gia phòng, chống các loại tệ nạn xã hội trên cả nước. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc hướng tới một xã hội văn minh, lành mạnh. Nhà nước Việt Nam còn tích cực tham gia cam kết các điều ước Quốc tế và phối hợp với các nước trong khu vực về đấu tranh phòng chống ma tuý, phòng chống buôn bán người, bảo vệ quyền con người,... Với những quan điểm nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quyết tâm trong việc giải quyết vấn đề TNXH, quan điểm đó không những là chủ trương nhất quán trong chỉ đạo thực hiện mà còn thể hiện trong nhận thức, coi đây là cuộc đấu tranh đầy cam go phức tạp gắn liền với việc xây dựng con người mới. Muốn đất nước phát triển mạnh theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì phải dần từng bước ngăn ngừa và đẩy lùi TNXH, tạo sự an toàn, ổn định xã hội và phát triển bền vững, đưa đất nước tiến lên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập. 1.3.5. Một số nhận xét và quan điểm phòng ngừa tệ nạn xã hội TNXH là hiện tượng xã hội nó bắt nguồn từ đời sống xã hội và tồn tại đồng hành với các nền kinh tế - xã hội, sự tồn tại của tệ nạn xã hội có tính lịch sử, xét cho cùng nó là những hành vi sai lệch chuẩn mực các giá trị đạo đức xã hội của những con người cụ thể gây ra. Tuy nhiên có nhiều quan niệm khác nhau về TNXH, quan niệm khác nhau về TNXH là tuỳ thuộc vào các quan niệm xã hội, tuỳ thuộc vào chế độ chính trị và sự phát triển của nền kinh tế, tuỳ thuộc vào những phong tục, tập quán và truyền thống văn hoá của từng quốc gia dân tộc trong từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tệ nạn xã hội gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội và cho con người, tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gây mất ổn định an ninh trật tự an toàn xã hội, cản trở đến công cuộc đổi mới phát triển toàn diện của đất nước. Nhận thức được vấn đề này giúp cho chúng ta có cách nhìn đúng đắn về tác hại của tệ nạn xã hội, từ đó tự giác chấp hành và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội. TNXH có xu hướng giảm dần khi hội tụ đủ các yếu tố tích cực tác động vào nó. TNXH có nguồn gốc phát sinh và phát triển, thì tất yếu cũng phải có những yếu tố làm tác động triệt tiêu chúng, bởi lẽ xét theo quan điểm biện chứng, thì mọi sự vật hiện tượng đều luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng, TNXH là một hiện tượng xã hội nên nó cũng chịu sự tác động của các quy luật khách quan, chịu tác động của các yếu tố thúc đẩy nó phát triển nhưng cũng đồng thời chịu tác động những yếu tố kìm hãm sự phát triển của nó. Như tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, đảm bảo phát triển bền vững. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho mọi người dân trong toàn xã hội. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Chế độ chính trị hiệu lực cao và được giữ vững. Hệ thống luật pháp của Nhà nước có tính khả thi cao và được đảm bảo thực thi một cách nghiêm minh và hiệu quả. Các giá trị truyền thống văn hoá được củng cố giữ vững và không ngừng phát huy. Nếu thực hiện đồng bộ được các yếu tố này, tức là chúng ta đã tìm ra được những giải pháp hữu hiệu đẩy lùi TNXH ra khỏi đời sống xã hội, tạo được môi trường sống trong sạch lành mạnh thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, quan điểm ngăn ngừa và đấu tranh tnxh là: Thứ nhất, phòng, chống TNXH là yêu cầu cấp thiết, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là tất yếu khách quan đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. Phòng, chống TNXH là nhiệm vụ của mọi người và của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đây là một công việc khó khăn, gian khổ, vừa cấp bách, nhưng vừa lâu dài, quan điểm này xuất phát từ thực tế rằng tệ nạn xã hội đã tồn tại trong lịch sử là khách quan và ở xã hội nào cũng có, vấn đề giải quyết nó là phải thực hiện hài hoà giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu của nó tới phát triển kinh tế xã hội. Thứ hai, TNXH là vấn đề phức tạp, do nhiều nguyên nhân từ kinh tế - xã hội khác nhau, do đó để hạn chế tối thiểu các TNXH cần tiến hành đồng bộ các biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức, văn hoá... Thứ ba, phòng ngừa xã hội là phương hướng quan trọng hàng đầu trong phòng, chống TNXH. Phòng, chống tệ nạn xã hội phải giải quyết tốt hai mặt: phòng và chống, phòng ngừa không để TNXH xảy ra và chống là đấu tranh xử lý TNXH theo quy định của pháp luật. Phòng ngừa cần giáo dục nâng cao trình độ dân trí và nhận thức cho người dân đi đôi với tuyên truyền sâu rộng và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục. Hướng cho mọi người có nếp sống văn minh lịch sự, hành vi giao tiếp có văn hoá, hướng tới những giá trị cao cả của cuộc sống. Chỉ khi nào người dân hướng tới được cái chân, thiện, mỹ, nhận thức được đúng giá trị chân thực của cuộc sống, của truyền thống văn hoá tốt đẹp thì lúc đó các TNXH sẽ giảm. Thứ tư, không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống TNXH và tổ chức thực hiện nghiêm minh theo pháp luật. Chương 2 tình hình Tệ nạn xã hội và sự tác động của nó đến phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hoá (giai đoạn 2003 - 2007) 2.1. Khái quát tình hình tệ nạn xã hội ở thanh hoá giai đoạn 2003-2007 2.1.1. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của Thanh Hoá Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp 3 tỉnh: Sơn La, Hoà Bình, và Ninh Bình; phía Nam giáp Nghệ An; phía Tây có đường biên giới quốc tế giáp tỉnh Hủa Phăn (Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào); phía Đông giáp Biển đông có chiều dài bờ biển 102 km, có đường Bắc - Nam và quốc lộ 1A chạy qua. Thanh Hoá có đất đai mầu mỡ phì nhiêu và rộng lớn, được chia làm 3 vùng kinh tế: vùng ven biển, vùng đồng bằng, vùng trung du - miền núi. Thanh Hoá đã và đang hình thành 4 khu công nghiệp lớn đó là khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thạch Thành, khu kinh tế Nghi Sơn, khu kinh tế Lam Sơn và khu kinh tế thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn. Thanh hoá có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, có nền văn hoá “Đông Sơn”, “Núi Đọ” dấu ấn của loài người cổ xưa, là mảnh đất “địa linh nhân kiệt” quê hương xứ sở của nhiều danh nhân như: Đinh- Tiền Lê - Lý - Trần - đến Tây Sơn và Nhà Nguyễn. Theo đó là những công trình kiến trúc văn hoá vật thể và phi vật thể tiêu biểu như: Thành Tây Đô (quốc đô Đại Việt), cố đô Lam Kinh của Triều Lê,... những điệu lý, hò vè, sử thi như “ Hò sông Mã”, “ Hát múa Đông Anh”, “Đẻ đất, đẻ nước”... các di sản và truyền thống văn hoá này đã góp phần làm nên bản sắc văn hoá của xứ Thanh nói riêng và của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung. Thanh hoá có số dân trên 3,7 triệu người, có tốc độ tăng dân số cao, tuy nhiên mấy năm gần đây tốc độ tăng dân số có giảm nhưng vẫn cao hơn mức bình quân của cả nước, bình quân thời kỳ 1995 - 2000 là 1,7%, thời kỳ 2001 - 2005 là 1,37%. Thanh Hoá có 30 dân tộc đang sinh sống trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh, trong đó dân tộc Kinh gần 85%, dân tộc Mường gần 10%, dân tộc Thái 6%, các dân tộc ít người khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Thanh Hoá cũng là vùng đất có nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, và cũng có nhiều phong tục tập quán truyền thống văn hoá đặc trưng của các thành phần dân tộc tương đối phong phú và đa dạng. Những nét đặc trưng này là điều kiện thuận lợi cho Thanh Hoá phát huy lợi thế để đẩy nhanh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2001- 2005 là 9,1% so với thời kỳ 1996 - 2000 là 7,3%. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 430 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2000, năm 2006 đạt 472,9 USD, năm 2007 đạt 519,5 USD tăng 1,21 lần so với năm 2005. Giáo dục tiếp tục phát triển quy mô, mở rộng mạng lưới trường lớp, ngày càng có nhiều trường đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập trong nhân dân, góp phần nâng cao trình độ dân trí. Công tác y tế dự phòng và phòng chống các bệnh xã hội trên địa bàn được quan tâm hơn, đặc biệt là công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nhất là bà mẹ, trẻ em, người nghèo và đối tượng chính sách. Phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh. Thực hiện chính sách an sinh xã hội đảm bảo, chính sách xã hội, trợ giúp người nghèo, chính sách hỗ trợ đặc biệt cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, nên đời sống của nhân dân được cải thiện rõ nét. Số hộ đói nghèo ngày càng giảm theo chuẩn nghèo cũ: năm 2003 tỷ lệ hộ nghèo là 14,9% tương đương 117.620 hộ; năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo là 11, 91% tương đương 94.300 hộ; năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo còn 10,56% tương đương 83.710 hộ; năm 2006 theo chuẩn mới tỷ lệ hộ nghèo là 34,71% tương đương 275.146 hộ. Thanh Hoá đưa ra định hướng phát triển kinh tế xã hội đến 2015 và 2020; “Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, nâng cao chất lượng và hiệu quả cạnh tranh, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển mạnh nguồn lực con người. Chuyển biến mạnh mẽ chất lượng các hoạt động văn hoá - xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2010 ra khỏi tỉnh nghèo, đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp”. [5]. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội, Thanh Hoá cũng đang phải đứng trước những thách thức về tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, nhiều chỉ tiêu bình quân đầu người thấp so với cả nước và các tỉnh có điều kiện tương tự. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên - xã hội và mặt trái của nó đang là lực cản cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Lực lượng lao động của Thanh Hoá dồi dào, nhưng tỷ lệ lao động được đào tạo tương đối thấp, tỷ lệ lao động chưa được đào tạo rất cao và phần lớn là ở khu vực nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn rất lớn, lực lượng lao động dư thừa ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng tăng, trong khi đó chương trình giải quyết việc làm còn hạn chế. Tỷ lệ nghèo đói còn cao so với các địa phương trong cả nước (năm 2006 theo chuẩn mới tỷ lệ hộ nghèo là 34,71% tương đương 275.146 hộ). Tình trạng trẻ em bỏ học lang thang kiếm ăn còn xảy ra ở những địa phương khó khăn. Còn có một bộ phận đồng bào thiểu số sống ở miền núi vẫn còn mang nặng các hủ tục lạc hậu và có thói quen trồng và sử dụng thuốc phiện. Địa thế tự nhiên của Thanh Hoá có rừng núi hiểm trở và rộng lớn gây nhiều khó khăn cho việc kiểm soát trật tự xã hội nhất là tệ nạn ma tuý và tội phạm. Những khó khăn này là môi trường thuận lợi để các tệ nạn xã hội phát triển và gia tăng. Tình hình trên đang đặt ra cho Thanh Hoá phải tập trung nỗ lực đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phải giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh phức tạp trong đó có vấn đề về TNXH. 2.1.2. Khái quát tình hình tệ nạn xã hội ở Thanh Hoá giai đoạn 2003 - 2007 Trong nhiều năm qua, Thanh Hoá đã tập trung nguồn lực và chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội, đồng thời phát động toàn dân tích cực tham gia đấu tranh tố giác, truy quyét tội phạm và tệ nạn xã hội, đẩy mạnh các phong trào xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, xâm phạm tình dục trẻ em và các tệ nạn xã hội khác, với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và của toàn xã hội, nên đã hạn chế được tốc độ gia tăng của tệ nạn xã hội. Nhận thức của nhân dân về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội ngày càng được nâng lên, nhiều địa phương đã có sự chuyển biến rõ rệt. Góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên, tình hình tệ nạn xã hội vẫn có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Theo số liệu thống kê tình hình tội phạm ma tuý, nghiện ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, xâm phạm tình dục trẻ em trong 5 năm (2003 – 2007) cho thấy tội phạm và tệ nạn này có xu hướng lan rộng, không chỉ riêng ở khu vực thành thị, mà có cả những vùng nông thôn, vùng miền núi, các khu vực đông dân cư, đặc biệt là ở các thị trấn, thị tứ, các khu du lịch, các khu vực thuận lợi thông thương buôn bán và các công trường xây dựng trọng điểm.v.v.. Số liệu thống kê về tệ nạn ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, xâm phạm tình dục trẻ em mới chỉ là những con số có hồ sơ quản lý của các cơ quan chức năng, thực tế còn lớn hơn nhiều, do nhiều nguyên nhân mà chưa thể thống kê quản lý hết được. Vì vậy, số liệu chỉ mới có tính chất minh hoạ cho những phân tích, đánh giá và nghiên cứu. Bảng 2.1: Kết quả đấu tranh xử lý tội phạm về ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em và các loại tội phạm khác Đơn vị tính: Vụ/người vi phạm Ma tuý Mại dâm BBPNTE &XPTDTE Tội phạm khác Tổng số 2003 Số vụ 440 16 39 770 1265 Số người 607 20 52 1157 1836 2004 Số vụ 396 17 34 831 1278 Số người 487 19 99 1246 1851 2005 Số vụ 384 12 29 856 1281 Số người 569 14 44 1253 1880 2006 Số vụ 450 19 10 1370 1849 Số người 578 19 15 2070 2682 2007 Số vụ 429 22 20 1710 2181 Số người 526 39 26 2618 3209 Cộng Số vụ 2099 86 132 5537 7854 Số người 2767 111 236 8344 11458 Nguồn: Công an tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá. Số liệu tổng hợp trên cho ta thấy tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội qua các năm đều tăng, số vụ vi phạm năm 2007 tăng 1,75 lần (2181 vụ) so với số vụ vi phạm năm 2003 (1265 vụ). Số người vi phạm năm 2007 tăng 1,75 lần (3209 người) so với năm 2003 (1836 người). Nhưng điều đáng chú ý là tội phạm ma tuý không tăng và có chiều hướng giảm, năm 2007 có 526 người vi phạm giảm 0,86% so với năm 2003 (607 người vi phạm). Tội phạm gia tăng hệ quả tất yếu kéo theo những nạn nhân và những tệ nạn xã hội tăng theo. Bảng 2.2: Số liệu tổng hợp về TNXH ở Thanh Hoá giai đoạn (2003 -2007) Đơn vị tính: người 2003 2004 2005 2006 2007 Người nghiện ma tuý Có HS quản lý 2.387 2.348 2.730 2.919 2.700 Ước tính 4000 4500 5000 6000 6000 Người bán dâm Có HS quản lý 359 384 400 428 480 Ước tính 450 500 600 700 1000 Nạn nhân của BBPNTE, XPTDTE Có HS quản lý 403 451 507 543 610 Ước tính 600 700 800 900 1000 Cộng Có HS quản lý 3149 3183 3637 3890 3790 Ước tính 5050 5700 6400 7600 8000 Nguồn: Công an tỉnh và Sở LĐ-TBXH Thanh Hoá. Nhìn chung các loại tệ nạn xã hội đều có xu hướng tăng, nhất là tệ nạn mại dâm, nạn nhân của xâm phạm tình dục và buôn bán phụ nữ và trẻ em. Theo số liệu thống kê trên thì năm 2007 tệ nạn xã hội ở Thanh Hoá tăng 20,4% so với năm 2003. Đặc biệt tệ nạn mại dâm tăng 33,7%, nạn nhân của tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, xâm phạm tình dục trẻ em tăng 51,3%, nghiện hút ma tuý năm 2007 có giảm so với năm 2006 nhưng so với năm 2003 vẫn tăng 13,1%. Nguyên nhân: Tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cũng chịu những tác động của các yếu tố làm gia tăng và xu hướng biến đổi của nó. Dân số tăng nhanh, hiện nay Thanh Hoá có trên 3,7 triệu người, tỷ trọng khu vực nông nghiệp chiếm đại đa số nên khi áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, thời gian lao động sản xuất được rút ngắn, thời gian nhàn rỗi ở khu vực này khá cao chiếm trên 40% quỹ thời gian/năm. Trong khi đó tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp... dẫn đến số người trong độ tuổi lao động không có nghề, thiếu việc làm hoặc không có việc làm tỷ lệ khá cao. Người dân phải đi tìm kiếm việc làm ở nơi khác. Thanh Hoá cũng chịu sự tác động nhiều chiều của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá. Vì vậy phân hoá giầu nghèo cũng đang diễn ra gay gắt, số hộ nghèo chủ yếu tập trung khu vực miền núi. Giải quyết những vấn đề đảm bảo công bằng xã hội, y tế, giáo dục... cũng còn nhiều bất cập và hạn chế. Đây cũng là yếu tố tác động làm xu hướng biến đổi tăng TNXH. 2.2. tác động của tệ nạn xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hoá 2.2.1. Tệ nạn xã hội tác động đến nguồn lực lao động Chất lượng và số lượng nguồn nhân lực chịu sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố liên quan đến thể chất, di truyền và năng lực tự thân, liên quan đến sức khoẻ và trình độ nghề nghiệp, liên quan đến quy mô và tốc độ phát triển dân số, đến tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết. Nếu các nhân tố này chịu sự tác động của các yếu tố tích cực thì chất lượng và số lượng nguồn nhân lực sẽ được nâng cao. Ngược lại các nhân tố này chịu sự tác động của các yếu tố tiêu cực thì sẽ làm giảm chất lượng và số lượng nguồn nhân lực. Trên thực tế tệ nạn ma tuý, mại dâm cũng như các tệ nạn xã hội khác nói chung đều là những yếu tố tác động tiêu cực đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng nguồn nhân lực. Bởi tệ nạn xã hội là môi trường lây lan các căn bệnh hiểm nghèo ra cộng đồng, tỷ lệ người chết trong độ tuổi lao động trong nhóm này rất cao, tuổi thọ bình quân thấp, hầu hết số người mắc các tệ nạn xã hội đều mất hoặc suy giảm khả năng lao động, trình độ văn hoá, trình độ nghề nghiệp thấp, không có khả năng tìm kiếm việc làm, những người nghiện ma tuý thường bị ảnh hưởng tâm sinh lý và suy sụp tinh thần, kéo theo đó hoàn cảnh gia đình khó khăn, mức sống thấp, thậm chí luôn trong cảnh đói nghèo túng quẫn. Số lượng đối tượng mắc các TNXH ở Thanh Hoá là rất lớn cụ thể là: 1) Số người nghiện ma tuý ước tính khoảng gần 6000 người, trong đó trên 2700 người có hồ sơ quản lý (tính đến 12/2007). 2) Số gái mại dâm ước tính khoảng 1000 người, trong đó có hồ sơ quản lý gần 500 người. 3) Số phụ nữ và trẻ em bị buôn bán trên 460 người, nhưng thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 4000 phụ nữ và trẻ em đã đi ra khỏi địa phương làm ăn sinh sống bất hợp pháp ở nước ngoài trong số đó có một bộ phận không nhỏ nguy cơ bị buôn bán. 4) Trẻ em bị xâm hại tình dục, trong 5 năm (2003 – 2007) đã có 142 trẻ em nạn nhân bị xâm hại tình dục, Toà án các cấp đã xét sử 145 vụ với gần 150 bị can. Bảng 2.3: Tỷ lệ mắc các bệnh xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS, cũng như tuổi thọ bình quân của nhóm nghiện ma tuý và mại dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Đơn vị tính (tỷ lệ % so với tổng số đối tượng) Tỷ lệ (/100.000 dân) Lây nhiễm HIV/AIDS Đã tử vong Độ tuổi trung bình (tuổi) Tuổi thọ trung bình (tuổi) Ma tuý Số có HS 78,4 75 12,7 32,5 47,2 Ước tính 162,1 82- 85 Mại dâm Số có HS 13,5 35 3,4 29,7 49,8 Ước tính 27,1 45-50 Nguồn: Trung tâm phòng, chống AIDS và Chi cục phòng, chống TNXH Thanh Hoá. Tỷ lệ lây nhiễm HIV rất cao ( >60%), dẫn đến tuổi thọ bình quân trong nhóm nghiện ma tuý và mại dâm rất thấp (48,5 tuổi). Với số người mắc các TNXH như vậy sẽ tác động rất xấu đến nguồn lực lao động của Thanh Hoá. Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu trong y học còn khẳng định ma tuý, mại dâm là nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ mai sau. Đặc biệt tiêm chích ma tuý, hoạt động tình dục không an toàn trong nhóm mại dâm, xâm phạm tình dục là một trong những con đường chủ yếu làm lây nhiễm HIV/AIDS vào cộng đồng. Sự gia tăng tệ nạn nghiện ma tuý, mại dâm đã kéo theo hậu quả làm tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van chinh thuc da in.doc
  • docbia muc luc.doc
Tài liệu liên quan