Luận văn Tác động của việc đổi mới chương trình giảng dạy môn tiếng Anh đến hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập ở trưòng CĐSP qua nghiên cứu trường hợp tại trường CĐSP Bắc Giang

Khi được hỏi vềnhững kiến thức và những kỹnăng mà SV tập trung học

tập khi học tiếng Anh trong trường CĐSP Bắc Giang, thì hầu hết SV tập trung

vào học kiến thức ngữpháp và kiến thức từvựng vì theo họ đây là khối kiến

thức ngôn ngữcần thiết mà họphải nắm được khi học ngoại ngữ, hơn nữa các

thày cô cũng tập trung nhiều vào khối kiến thức này khi họgiảng dạy trên lớp.

Đối với cựu SV sau khối kiến thức ngôn ngữthì họtập trung và kỹnăng dịch

Anh - Việt, rồi đến các kỹnăng đọc và viết. Nhưng đối với sinh viên mới họ

tập trung vào kỹnăng đọc viết nhiều hơn các kỹnăng dịch. Kỹnăng nghe và

kỹnăng nói vẫn không được SV chú trọng trong khi học vì lý do chủyếu là

cảhai kỹnăng này đều không hề được đưa vào trong bài thi học phần (mặc dù

việc kiểm tra kỹnăng nghe là có được tiến hành với SV cũnhưng chỉlàm

trong học kỳ1). Lúc đầu SV có ý thức học đầy đủcác kỹnăng nhưng sau đó

các em thấy các kỹnăng này bịbỏqua trong các bài thi, nên dần dần các em

xao nhãng dần những kỹnăng này.

pdf95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của việc đổi mới chương trình giảng dạy môn tiếng Anh đến hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập ở trưòng CĐSP qua nghiên cứu trường hợp tại trường CĐSP Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ câu 6 trong cả hai bộ số liệu đều nằm ngoài mô hình đánh giá, nên chúng tôi quyết định loại câu hỏi này ra khỏi phần phân tích của mình. Sau khi tính toán, chúng tôi đã thu được kết quả tương quan giữa các nhân tố (Thái độ học tập môn tiếng Anh, PP học tập và Kỹ năng học tập để thi kiểm tra) của hai bộ số liệu như sau: Bảng 3.13 Sự tương quan giữa các nhân tố của bộ số liệu của SV mới Nhân tố Độ tương quan Thái độ học tập PP học tập Kỹ năng học tập Tương quan Pearson 1.000 .677 .231 Thái độ học tập Mức ý nghĩa .000 .000 .005 Tương quan Pearson .677 1.000 .321 PP học tập Mức ý nghĩa .000 .000 .000 Tương quan Pearson .231 .321 1.000 Kỹ năng học tập Mức ý nghĩa .005 .000 .000 Bảng 3.14 Sự tương quan giữa các nhân tố của bộ số liệu của SV cũ. Nhân tố Độ tương quan Thái độ học tập PP học tập Kỹ năng học tập Tương quan Pearson 1.000 .608 .412 Thái độ học tập Mức ý nghĩa .000 .000 .000 Tương quan Pearson .608 1.000 .375 PP học tập Mức ý nghĩa .000 .000 .001 Tương quan Pearson .412 .375 1.000 Kỹ năng học tập Mức ý nghĩa .000 .001 .000 39 Nhìn vào bảng 3.13 và 3.14 có thể thấy được các nhân tố đều có hệ số tương quan ở mức chấp nhận trở lên, đặc biệt là cả bộ số liệu của SV cũ và SV mới đều có sự tương quan rất lớn giữa hai nhân tố Thái độ học tập và nhân tố PP học tập ( 0,677 và 0,608). Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với mô hình nghiên cứu đề ra. Dưới đây là những kết quả cụ thể mà chúng tôi đã thu được. Bảng 3.15 Những lý do học tiếng Anh Lý do học tiếng Anh SV mới (%) SV cũ (%) Yêu thích môn tiếng Anh 59.9 53.2 Là môn học bắt buộc 70.1 77.9 Tiếng Anh cần thiết cho chuyên môn sau này 60.5 42.9 Phù hợp với thị hiếu xã hội 43.5 36.4 Nhu cầu giao tiếp cá nhân 44.2 45.5 Muốn hiểu biết nền văn hoá khác 61.9 55.8 Ý kiến khác 0.7 1.3 Trong bảng hỏi của mình, chúng tôi đã đưa ra những lý do cho việc học tiếng Anh để SV lựa chọn. Với kết quả trên, chúng ta có thể thấy được rằng lý do được cả SV cũ và SV mới lựa chọn nhiều nhất là do đây là môn học bắt buộc trong chương trình học, kế tiếp đến là do nhu cầu muốn hiểu biết nền văn hoá khác. Tuy nhiên có sự khác biệt trong việc lựa chọn lý do học tiếng Anh giữa SV cũ và SV mới đó là trên 60% SV mới cho rằng tiếng Anh cần thiết đối với công việc chuyên môn của họ sau này. Theo một số SV được hỏi thì trong CT học họ đã được học 45 tiết tiếng Anh về chuyên ngành mà họ được đào tạo. Đó là cơ hội để họ nắm bắt thêm về chuyên ngành và thông qua 40 đó cũng giúp cho SV nhận ra được tầm quan trọng của tiếng Anh trong công việc chuyên môn sau này của mình. Ngoài những lý do của chúng tôi nêu ra, SV cũng đã đưa ra những lý do khác mà họ muốn học tiếng Anh đó là họ học tiếng Anh để sau này có thể chuyển nghề. Sau khi phỏng vấn một số SV chúng tôi đã nhận được câu trả lời cụ thể của SV đó là sau này nếu không được làm theo đúng chuyên môn được đào tạo thì họ có thể làm hướng dẫn viên du lịch hay có thể giảng dạy môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học hay THCS ở địa phương mình. Bảng 3.16 Các hoạt động chuẩn bị cho giờ học tiếng Anh Các hoạt động SV mới - có thực hiện (%) SV cũ - có thực hiện (%) Làm bài tập được giao 96.6 85.7 Đọc trước bài mới 78.9 68.8 Tra từ mới của bài 93.9 88.3 Đánh dấu chỗ không hiểu để hỏi giáo viên 55.1 58.4 Dịch bài sang tiếng Việt 69.2 68.8 Trả lời trước câu hỏi trong sách 41.5 35.1 Làm trước các bài tập trong sách 27.9 27.3 Nghe trước bài mới 6.9 13 Tìm thêm các sách tiếng Anh khác 31.3 41.6 Nghe lại bài đã học 12.9 28.6 Ý kiến khác 0.7 0 Thái độ học tập bộ môn còn được thể hiện qua những hoạt động mà SV chuẩn bị cho giờ học. Cả SV cũ và SV mới đều có ý thức làm các bài tập được giao và chuẩn bị bài mới bằng cách tra trước từ mới của bài. Hơn nữa cả 41 SV cũ và SV mới đều tích cực đọc trước bài và dịch bài sang tiếng Việt vì theo họ việc làm này giúp họ có thể hiểu bài ngay trên lớp một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên hoạt động nghe ít được SV chú ý nhất. Rất ít SV nghe trước bài hay thậm chí là nghe lại bài đã học. SV mới bỏ qua kỹ năng nghe nhiều hơn so với SV cũ. Khi chúng tôi tiến hành hỏi một số SV lý do mà họ không chú ý nhiều đến kỹ năng này , chúng tôi đã nhận được một số câu trả lời như sau: thứ nhất kỹ năng nghe không được thể hiện rõ ràng trong giáo trình của các em nên các em không nhận thấy kỹ năng này; thứ hai là trên lớp chỉ thỉnh thoảng thày cô mới đưa kỹ năng nghe vào giảng dạy trên lớp; thứ ba là kỹ năng này các thày cô hiếm khi đưa vào trong bài kiểm tra học phần và không hề có trong bài thi cuối kỳ. Ngoài các hoạt động nêu trên, một số SV còn học thuộc các cấu trúc ngữ pháp bằng cách đặt câu với những cấu trúc đó hay học thuộc một số đoạn hội thoại, đoạn văn mà các em cảm thấy thích. Bảng 3.17 Các kiến thức sinh viên học trong trường Kiến thức , kỹ năng SV mới - có học (%) SV cũ - có học (%) Kiến thức ngữ pháp 93.9 84.4 Kiến thức từ vựng 83.7 85.7 Kỹ năng nghe 40.1 49.4 Kỹ năng nói 51.7 42.9 Kỹ năng đọc 74.1 64.9 Kỹ năng viết 72.8 62.3 Kỹ năng dịch Anh-Việt 62.6 77.9 Kỹ năng dịch Việt-Anh 32 36.4 Khi được hỏi về những kiến thức và những kỹ năng mà SV tập trung học tập khi học tiếng Anh trong trường CĐSP Bắc Giang, thì hầu hết SV tập trung vào học kiến thức ngữ pháp và kiến thức từ vựng vì theo họ đây là khối kiến 42 thức ngôn ngữ cần thiết mà họ phải nắm được khi học ngoại ngữ, hơn nữa các thày cô cũng tập trung nhiều vào khối kiến thức này khi họ giảng dạy trên lớp. Đối với cựu SV sau khối kiến thức ngôn ngữ thì họ tập trung và kỹ năng dịch Anh - Việt, rồi đến các kỹ năng đọc và viết. Nhưng đối với sinh viên mới họ tập trung vào kỹ năng đọc viết nhiều hơn các kỹ năng dịch. Kỹ năng nghe và kỹ năng nói vẫn không được SV chú trọng trong khi học vì lý do chủ yếu là cả hai kỹ năng này đều không hề được đưa vào trong bài thi học phần (mặc dù việc kiểm tra kỹ năng nghe là có được tiến hành với SV cũ nhưng chỉ làm trong học kỳ 1). Lúc đầu SV có ý thức học đầy đủ các kỹ năng nhưng sau đó các em thấy các kỹ năng này bị bỏ qua trong các bài thi, nên dần dần các em xao nhãng dần những kỹ năng này. Bảng 3.18 Việc hiểu bài trên lớp Có đủ thời gian hiểu bài trên lớp SV mới (%) SV cũ (%) Hoàn toàn đồng ý 6.1 5.2 Đồng ý 14.3 20.8 Đồng ý một phần 66.7 64.9 Không đồng ý 10.9 9.1 Hoàn toàn không đồng ý 2.0 0 Bảng trên cho chúng ta thấy ý kiến của các nhóm SV về việc hiểu bài trên lớp của họ. Số SV mới đồng ý với việc này ít hơn so với SV cũ. Khi hỏi một số SV mới tại sao họ lại không có đủ thời gian hiểu bài ngay thì họ cho rằng có những lý do như sau: thứ nhất do họ không chuẩn bị bài trước ở nhà nên họ không chủ động với những câu hỏi mà giáo viên nêu ra và trong các tình huống trên lớp; thứ hai là có những đơn vị bài học khối kiến thức còn nhiều như từ vựng nhiều, cấu trúc ngữ pháp khó, bài đọc dài và chủ điểm xa 43 lạ đối với họ nên họ cảm thấy khó tiếp thu ngay tại lớp được. Nhưng họ đã khắc phục bằng cách ghi chép đầy đủ trên lớp và về nhà xem lại bài hay đề nghị bạn giúp đỡ. Bảng 3.19 Khối lượng kiến thức, kỹ năng của các học kỳ. Kiến thức các học kỳ SV mới (%) SV cũ (%) Quá nhiều 0 1.3 nhiều 16.3 10.4 vừa đủ 57.1 59.7 ít 21.1 26 quá ít 5.4 2.6 SV mới không cảm thấy kiến thức của các học kỳ là quá nhiều. Một số (16.35%) cho rằng kiến thức các kỳ là nhiều vì đôi khi họ thấy chính bản thân giáo viên cũng không thể dạy hết bài trong một số tiết học. Hơn nữa có những bài có nhiều kiến thức đối với họ cả kiến thức từ vựng, kiến thức ngữ pháp và bài đọc; có những bài cũng có nhiều các hoạt động. Còn 5.4 % SV cho rằng kiến thức của các kỳ còn thiếu một số kỹ năng giao tiếp như kỹ năng nghe hay kỹ năng nói, những kiến thức này họ không được tiếp cận nhiều trên lớp. 44 Bảng 3.20 Các hoạt động thực hiện trong giờ tiếng Anh Các hoạt động SV mới - đồng ý (%) SV cũ- đồng ý (%) Trả lời câu hỏi của giáo viên 97.3 93.5 Đưa ra câu hỏi của mình 65.3 51.9 Nêu ý kiến của mình 70.7 51.9 Sử dụng tiếng Anh trong giờ học 74.1 67.5 Làm việc theo nhóm 83 71.4 Yêu cầu giáo viên giảng lại những vấn đề chưa rõ 68.7 61 Không tham gia các hoạt động trên lớp 2.7 26 Làm việc cá nhân 23.1 53.2 Ngồi nghe thụ động 15 33.8 Ghi chép bài 84.4 89.6 Làm việc theo cặp 76.9 77.9 Theo số liệu thu được trong bảng trên, cũng như những cựu SV thì những SV mới đều thực hiện tốt việc ghi chép bài và trả lời các câu hỏi mà giáo viên nêu ra. Nhưng khác biệt lớn nhất đối với hai nhóm SV này là nhóm SV cũ không tham gia vào các hoạt động trên lớp nhiều hơn nhóm SV mới với tỷ lệ lần lượt là 26% và 2.7%. Điểm khác biệt nữa đó là SV mới mạnh dạn hơn trong việc nêu ra những ý kiến của mình và đưa ra những câu hỏi của mình trong các giờ học, vì vậy việc ngồi nghe thụ động đối với SV mới là ít hơn so với sinh viên cũ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ được luyện tập sử dụng tiếng Anh trên lớp nhiều hơn so với nhóm SV cũ. 45 Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số SV mới về cảm giác của họ khi đưa ra ý kiến hay câu hỏi của mình trên lớp, thì chúng tôi nhận được câu trả lời từ hầu hết các em đó là một cảm giác thoải mái vì giáo viên luôn khuyến khích họ trao đổi ý kiến trong giờ học tham gia vào các hoạt động trong giờ học, giáo viên luôn lắng nghe hết những ý kiến mà họ nêu ra trên lớp cho dù những ý kiến đó đúng hay sai và giáo viên không hề chỉ trích họ khi họ nêu ra những ý kiến không đúng. Bảng 3.21 Tài liệu giáo trình của môn học Tài liệu giáo trình... SV mới - đồng ý (%) SV cũ -đồng ý (%) Chú trọng phát triển kỹ năng nghe 14.3 64.9 Chú trọng phát triển kỹ năng nói 32.7 57.1 Chú trọng phát triển kỹ năng viết 54.4 58.4 Chú trọng phát triển kỹ năng đọc 55.8 71.4 Chú trọng cung cấp từ vựng 76.2 76.6 Chú trọng đến ngữ pháp 79.6 85.7 Cập nhật kiến thức chuyên ngành 77.6 6.5 Không phát triển kỹ năng nghe 49.7 20.8 Không phát triển kỹ năng nói 36.1 26 Phát triển kỹ năng dịch việt -anh 35.4 33.8 Phát triển kỹ năng dịch anh- việt 41.5 53.2 Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể được sự khác biệt lớn nhất về giáo trình của hai chương trình học đó là CT mới cập nhật những kiến thức chuyên ngành với 77.6% số ý kiến SV đồng ý, con số này đối với CT cũ chỉ là 6.5%. Điều này được thể hiện rõ trong CT đào tạo mới SV được học 3 học trình cuối cùng về chuyên ngành mình được đào tạo bằng tiếng Anh (trong tổng số 10 46 học trình của toàn khoá học). Điểm khác biệt nữa là hai kỹ năng nghe và nói ít được thể hiện trong giáo trình của CT mới hơn so với giáo trình của CT cũ. Nhưng điểm giống nhau của hai giáo trình này là cả hai loại giáo trình đều chú trọng đến kiến thức ngữ pháp và việc cung cấp từ vựng cho SV, tuy nhiên giáo trình của CT cũ tập trung đều hơn vào các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; còn giáo trình mới còn xem nhẹ kỹ năng nghe và nói . Bảng 3.22 Các kiến thức , kỹ năng trong bài thi, kiểm tra SV mới SV cũ Kiến thức, kỹ năng học phần 1 (%) học phần 2 (%) học phần 3 (%) học phần 1 (%) học phần 2 (%) học phần 3 (%) học phần 4 (%) học phần 5 (%) Kiến thức ngữ pháp 100 100 98.6 89.6 89.6 87 92.2 90.9 Từ vựng 81 88.4 87.1 71.4 79.2 81.8 75.3 81.8 Kỹ năng nghe 1.4 0.7 0 27.3 0 0 0 0 Kỹ năng nói 0.7 1.4 0.7 0 0 0 0 0 Kỹ năng đọc 82.3 83.7 89.8 62.3 64.9 64.9 84.4 81.8 Kỹ năng viết 60.5 61.9 63.3 74 72.7 74 66.2 83.1 Dịch Việt - Anh 21.9 11.6 19.7 27.3 20.8 22.1 19.5 18.2 Dịch Anh - Việt 29.9 36.1 71.4 42.9 46.8 51.9 53.2 62.3 Bảng 3.22 là những ý kiến của SV về nội dung của các bài thi học phần tiếng Anh của họ. Trong hầu hết các bài thi của các học phần của cả CT cũ và CT mới, các kiến thức ngữ pháp và kiến thức từ vựng đều được chú trọng hơn cả. Tiếp sau đó là kỹ năng đọc và kỹ năng viết. Kỹ năng dịch Anh - Việt và dịch Việt - Anh cũng được đề cập chút ít trong bài thi. Nhưng kỹ năng nghe 47 chỉ được đưa vào bài thi của học kỳ 1 của CT cũ, còn các học kỳ tiếp theo thì không được đưa vào bài thi. Đối với kỹ năng nói thì hầu như chưa hề được đưa vào thi học phần. Khi chúng tôi phỏng vấn một số SV mới để kiểm tra lại xem những kỹ năng nghe, nói trong bài thi học phần của họ được thực hiện như thế nào thì chúng tôi nhận được câu trả lời là những bài đó là những bài kiểm tra 15 phút trên lớp vậy là bài kiểm tra học trình chứ không phải là bài thi học phần. Điều này cho thấy là kỹ năng nghe và kỹ năng nói chưa hề được đưa vào nội dung bài thi của CT mới. Bảng 3.23 Các kiến thức ôn tập để thi kiểm tra Các kiến thức, kỹ năng SV mới - có ôn tập (%) SV cũ - có ôn tập (%) Kiến thức ngữ pháp 97.3 93.5 Từ vựng 87.1 79.2 Kỹ năng nghe 12.2 46.8 Kỹ năng nói 10.2 22.1 Kỹ năng đọc 65.3 61 Kỹ năng viết 68.7 63.6 Dịch Việt - Anh 69.4 50.6 Dịch Anh - Việt 70.7 72.7 Các kiến thức mà SV cả hai nhóm tập trung ôn nhiều nhất cho bài thi kiểm tra đó là kiến thức ngữ pháp và kiến thức từ vựng rồi đến kỹ năng dịch Anh - Việt, kỹ năng đọc và kỹ năng viết. Tuy nhiên SV cũ ôn tập kỹ năng nghe nhiều hơn SV mới điều này như đã đề cập đến ở phần trước một lý do cơ bản đó là kỹ năng nghe không hề có trong bất kỳ bài thi học phần nào ở chương trình mới, còn trong chương trình cũ kỹ năng nghe chỉ được đưa vào bài thi học phần một lần đó là học phần một, còn các học phần tiếp theo kỹ năng này cũng bị bỏ qua. Kỹ năng ít được SV ở cả hai nhóm quan tâm ôn tập 48 nhất đó là kỹ năng nói. Thực ra kỹ năng này vẫn được các giảng viên tiến hành giảng dạy trên lớp nhưng cũng giống như kỹ năng nghe, nó cũng không được kiểm tra trong những bài thi học phần nên SV không chú ý nhiều đến việc ôn kỹ năng này. Bảng 3.24 Thời điểm ôn tập khi thi, kiểm tra. Chỉ ôn tập khi thi, kiểm tra SV mới (%) SV cũ (%) Hoàn toàn đúng 3.4 22.1 Đúng 10.9 20.8 Đúng một phần 36.1 31.2 Không đúng 32.7 18.2 Hoàn toàn không đúng 17 7.8 Nếu nhìn vào kết quả thu được trong bảng 3.21 ta có thể thấy được rằng nhóm SV cũ chỉ ôn tập trước khi thi kiểm tra nhiều hơn số SV mới, SV mới ôn tập thường xuyên hơn. Khi chúng tôi hỏi một số SV mới thì chúng tôi nhận được câu trả lời là do giáo viên tiến hành kiểm tra bài cũ bất chợt và cho điểm nên họ phải ôn tập hàng ngày; trong bài thi thường là những câu hỏi trắc nghiệm nên kiến thức bao trùm hầu như toàn bộ nội dung trong giáo trình nên không ôn tập không thể thi được; nếu chỉ ôn trước khi thi thì không thể ôn hết tất cả chương trình đã học được nên phải ôn tập hàng ngày. Trên đây là một số kết quả thu được và những phân tích của chúng tôi sau khi tiến hành thu thập và xử lý thông tin từ bảng hỏi đối với giảng viên và sinh viên về vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu. 49 Ch−¬ng 4: kÕt luËn, ®Ò xuÊt gi¶i ph¸p, khuyÕn nghÞ Trên cở sở những số liệu thu được sau khi đã được xử lý và phân tích trong chương 3, chúng tôi đưa ra một số những kết luận trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi đã đề ra. 1. Kết luận Theo như những phân tích trong chương ba, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng giảng dạy môn tiếng Anh theo CT mới đã có những tác động nhất định đến cả giảng viên khoa tiếng Anh và những sinh viên các khoa không chuyên tiếng Anh trường CĐSP Bắc Giang. 1.1 Đối với giảng viên CT mới đã có những tác động cả tích cực, cả tiêu cực đến giảng viên. Dưới đây là một số những tác động cụ thể: Khi giảng dạy CT mới giảng viên phải sử dụng nhiều CNTT, việc làm này trước đây họ ít dùng. CNTT được giảng viên xác định là một công cụ quan trọng phục vụ việc dạy và học. Việc sử dụng CNTT đã giúp cho họ tăng thêm hiệu quả của việc dạy và học. Với sự trợ giúp của CNTT giảng viên có thể tối đa hoá thời gian cho việc học tập diễn ra. CNTT giúp cho SV có thể chọn lựa và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, giúp SV định hướng tư duy và thái độ của mình trong quá trình học. Khi giảng dạy CT mới giảng viên đã có những thay đổi đáng kể về PPGD. Họ tập trung nhiều vào những PP mới như: PP lấy SV làm trung tâm, PP giao tiếp và PP thảo luận và đã hạn chế việc sử dụng PP lấy giáo viên làm trung tâm hay PP thuyết trình. Thông qua những PP này giáo viên đã giúp SV chủ động và tích cực trong việc tiếp nhận tình huống học tập mới; giúp SV chủ động thể hiện những quan điểm và những khó khăn của mình trước những tình huống học tập mới; giúp SV chủ động tích cực trong việc thảo luận trao đổi thông tin với bạn và với giáo viên để tìm ra những giải pháp để 50 giải quyết những tình huống học tập; giúp SV tự điều chỉnh lại kiến thức của bản thân sau khi đã lĩnh hội những tri thức mới thông qua việc giải quyết các tình huống trong học tập. Hơn nữa khi giảng dạy CT mới giảng viên đã kết hợp đồng đều các hình thức tổ chức hoạt động khác nhau trong giờ giảng của mình như: làm việc cá nhân; làm việc theo cặp hay làm việc theo nhóm... để tạo mối quan hệ tích cực giữa các sinh viên. Việc làm này giúp cho mọi SV đều phải nỗ lực nhiều; tăng cường tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít của các cá nhân, họ làm việc cùng nhau và khuyến khích, ủng hộ sự thành công của người khác thông qua việc chia sẻ, trợ giúp và động viên lẫn nhau; tạo cơ hội để sinh viên được làm việc cùng nhau nhằm tối đa hoá kết quả học tập của bản thân mình cũng như của người khác. Mặt khác, khi giảng dạy CT mới, ngoài việc phải đầu tư thời gian chuẩn bị bài, học hỏi đồng nghiệp trong khoa tiếng Anh thì giảng viên phải tìm hiểu một cách đầy đủ về những kiến thức chuyên ngành của SV khoa mình giảng dạy, việc làm này không cần thiết khi họ giảng dạy theo CT cũ. Họ có thể tìm hiểu những kiến thức này thông qua các tài liệu tham khảo, qua phương tiện thông tin, qua các đồng nghiệp trong khoa và các đồng nghiệp các khoa chuyên môn để chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết phục vụ cho bài giảng đạt hiệu quả tốt nhất. Khi đã có đầy đủ những kiến thức chuyên ngành cần thiết giảng viên cảm thấy tự tin, chủ động hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Một tác động tích cực nữa mà CT mới mang lại đó là không khí lớp học trong các giờ học thường sôi nổi hơn khi áp dụng CT mới. Điều này có thể thấy là do kết quả của việc thay đổi PPGD của giảng viên. Giáo viên chỉ là người tổ chức và điều khiển quá trình dạy học, xây dựng những tình huống học tập giúp SV phát hiện và giải quyết vấn đề, chủ động và độc lập hơn 51 trong việc tiếp thu và xây dựng tri thức. SV phải làm việc nhiều. SV là người quyết định hướng đi của bài học thông qua mối quan hệ tương tác với giáo viên điều này cũng làm cho không khí của lớp học sôi nổi hơn. Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, CT mới cũng có những vấn đề cần phải xem xét lại đó là: khi giảng dạy theo CT mới giảng viên không tập trung nhiều vào việc phát triển đầy đủ các kỹ năng giao tiếp cho SV, họ chỉ tập trung chủ yếu vào việc trau dồi những kiến thức ngôn ngữ đó là kiến thức ngữ pháp và kiến thức từ vựng, kỹ năng đọc và kỹ năng viết . Điều này thể hiện trong giáo trình đưa vào giảng dạy đã không đề cập đến kỹ năng nghe và kỹ năng nói. Vì vậy giảng viên chỉ phát triển các kỹ năng này cho SV khi họ cảm thấy họ thực sự có thời gian trên lớp. Một số kỹ năng không được đưa vào trong các bài thi học phần như kỹ năng nghe và kỹ năng nói, nên SV dần dần bỏ qua những kỹ năng này trong quá trình học tập và ôn luyện của mình. 1.2 Đối với sinh viên CT mới đã có những tác động đáng kể đến hoạt động học tập của SV trong nhà trường CĐSP Bắc Giang. Một trong những tác động lớn nhất đó là PP học tập của SV đã thay đổi. SV là người chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập. SV có nhu cầu tiếp thu kiến thức, kỹ năng, chủ động lựa chọn kiến thức và thao tác tư duy thích hợp để có những ứng xử ngôn ngữ cần thiết, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp; SV biết làm việc theo cặp, theo nhóm, hợp tác khi cần thiết để làm cho các cá nhân có khả năng làm việc hiệu quả hơn từ đó thúc đẩy sự thành công của nhau thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, sự giúp đỡ, ủng hộ, khuyến khích và tạo cho nhau hứng thú để học tập; SV chủ động trình bày những ý kiến của mình. 52 Theo sự đánh giá của SV, giáo trình của môn học ngoài việc chú trọng phát triển các kiến thức ngôn ngữ còn luôn cập nhật những kiến thức chuyên ngành cho SV. Việc làm này là vô cùng cần thiết vì thông qua những bài học chuyên ngành SV có thể nắm vững được nội dung môn học, kích thích sự say mê tìm hiểu môn học thông qua những tài liệu bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh) và quan trọng hơn nữa đó là giúp cho SV say mê hơn với môn tiếng Anh từ đó có ý thức học tập môn tiếng Anh tốt hơn. Nhưng bên cạnh đó, tài liệu, giáo trình vẫn còn thiếu một số kỹ năng giao tiếp cơ bản như kỹ năng nghe và kỹ năng nói. Hai kỹ năng này không được thể hiện trong giáo trình môn học. Vì vậy các kỹ năng này chỉ được giảng viên giảng dạy kết hợp các kỹ năng đọc hay kỹ năng viết và chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn trên lớp, nên SV ít có cơ hội luyện tập. SV vẫn còn bị hạn chế một số kỹ năng cơ bản trong giao tiếp đó là kỹ năng nghe và kỹ năng nói. Điều này là hệ quả của việc bỏ qua một số kỹ năng cơ bản của giao tiếp trong việc giảng dạy tiếng Anh theo CT mới tại trường CĐSP Bắc Giang. SV ít được luyện các kỹ năng này nên khả năng diễn đạt bằng ngoại ngữ (tiếng Anh) còn chậm và không lưu loát. 2. Đề xuất giải pháp Trên cơ sở những vấn đề được tìm thấy nêu trên, chúng tôi muốn đưa ra một số những giải pháp như sau: Thứ nhất, mặc dù nội dung của giáo trình mới đã tập trung vào giảng dạy cho sinh viên những kiến thức ngôn ngữ và một số những kỹ năng cần thiết đối với việc học tập môn ngoại ngữ như kỹ năng đọc và kỹ năng viết, tuy nhiên điều này vẫn còn chưa đủ. Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp dưới các dạng: nghe, nói, đọc, viết.... Môn ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng đòi hỏi phải giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa kiến thức ngôn ngữ và kiến thức kỹ năng. Chỉ có kiến thức mà 53 không có kỹ năng thì không có khả năng giao tiếp và ngược lại, chỉ có kỹ năng mà không có kiến thức thì khả năng giao tiếp bị hạn chế và không phát triển được. Vì vậy, trong giáo trình của chương trình mới nên bổ sung các kỹ năng giao tiếp còn thiếu như kỹ năng nghe, kỹ năng nói thành từng phần rõ ràng, cụ thể để giảng viên có cơ hội và có điều kiện để giúp cho sinh viên rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp trong khi học ngoại ngữ tai trường CĐSP Bắc Giang. Thứ hai, để thực sự nâng cao hiệu quả của việc dạy - học tiếng Anh trong trường, việc kiểm tra đánh giá cũng cần phải được tổ chức một cách qui mô và chặt chẽ hơn, cụ thể là thiết kế các bài thi học phần bao gồm các dạng bài sử dụng ngôn ngữ (bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) và phát triển kỹ năng theo từng kỹ năng riêng biệt (nghe, nói, đọc, viết) để bài kiểm tra đảm bảo đầy đủ cả hai mảng kiến thức, đó là: kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. Thứ ba, PPDH ngoại ngữ chọn giao tiếp là phương hướng chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích, vừa là phương tiện dạy học (dạy học trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp). Mục đích của việc dạy học ngoại ngữ không nhằm hướng SV vào việc nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ mà nhằm giúp các em sử dụng hệ thống ngôn ngữ đó như một công cụ giao tiếp, nghĩa là nhằm rèn luyện cho SV năng lực giao tiếp. Vì vậy, bên cạnh cung cấp những kiến thức ngôn ngữ và việc phát triển kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết cho SV, giảng viên cần từng bước rèn luyện kỹ năng nghe cho SV thông qua các bài tập nghe khác nhau như nghe lấy ý chính, nghe hiểu các thông tin chi tiết, nghe để đoán nghĩa qua ngữ cảnh...Và với kỹ năng nói nên được dạy phối hợp với ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chức năng ngôn ngữ và các kỹ năng khác thông qua các nội dung chủ điểm của bài. 54 Việc làm này sẽ giúp cho SV rèn luyện năng lực giao tiếp sử dụng sáng tạo những qui tắc ngôn ngữ để thực hiện giao tiếp. Thứ tư, việc học ngoại ngữ đó là việc nắm những kiến thức ngôn ngữ và rèn luyện năng lực giao tiếp dưới các dạng: nghe, nói, đọc và viết. Môn ngoại ngữ đòi hỏi nhận thức và giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng ngôn ngữ, trong đó kỹ năng là trung tâm là mục đích cuối cùng của việc dạy và học ngoại ngữ còn kiến thức là nền tảng , là điều kiện, là phương tiện. Vì vậy, muốn học ngoại ngữ (tiếng Anh) một cách toàn diện thì ngoài việc nắm chắc những kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), người học còn cần phải đạt được khả năng giao tiếp tức là phát triển được đầy đủ bốn kỹ năng giao tiếp nghe, nói, đọc, viết và sử dụng được ngôn ngữ, sử dụng tiếng Anh để giao tiếp và đương nhiên nếu thiếu một trong bốn kỹ năng trên thì việc thực hiện giao tiếp một cách thực sự là khó có thể xảy ra. C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuan van TN Ngo Thi Thu Huong DLDG2005.pdf
Tài liệu liên quan