Luận văn Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Minh hoạ bằng ngành xuất khẩu gạo Việt Nam)

ở chừng mực nào đó, có thể nói gạo Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, vị trí đó đang từng bước được khẳng định và củng cố. Tuy nhiên, khó khăn và yếu kém trong xuất khẩu gạo hiện nay còn nhiều.

Thứ nhất, Việt Nam đã có 15 năm kinh nghiệm xuất khẩu gạo, đã trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, thế nhưng trong nhiều năm qua hoạt động xuất khẩu gạo vẫn rơi vào cái vòng luẩn quẩn: lúa trúng mùa rớt giá, nhà nứơc bỏ tiền bù giá mua tạm trữ, gạo xuất khẩu lỗ Nhà nước lại dốc tiền bù lỗ cho doanh nghiệp. Do đó, xét đến cùng ngân sách Nhà nướcvẫn phải bù đắp thường xuyên cho hoạt động xuất khẩu gạo, và tất nhiên hiệu quả kinh tế thực sự từ việc xuất khẩu gạo là không cao cho dù được mùa hay mất mùa, giá gạo xuất khẩu cao hay thấp.

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Minh hoạ bằng ngành xuất khẩu gạo Việt Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghỡn tấn gạo mỗi năm, do năng suất lỳa của nước này tăng chậm, trong khi nhu cầu lại cao. Chớnh phủ Indonesia coi gạo là mặt hàng chiến lược, mong muốn đảm bảo lợi ớch cho nụng dõn và nhập khẩu gạo là phương ỏn cuối cựng. Philippine là một nước nhập khẩu gạo lớn ở chõu Á, mua tới 1,65 triệu tấn gạo trong năm nay, chủ yếu từ Việt Nam. Nhập khẩu gạo vào Philippine năm 2007 cú thể sẽ cũn cao hơn mức 1,65triệu tấn của năm nay do kế hoạch sẽ xoỏ bỏ trợ cấp cho hạt giống lỳa lai vào năm 2007 của Chớnh phủ nước này và khả năng El Nino làm giảm sản lượng. Chớnh phủ Philippine đặt mục tiờu tự cung tự cấp 95% gạo vào năm 2009, xong nếu xoỏ bỏ trợ cấp cho giống lỳa lai, thời gian đạt mục tiờu đú cú thể sẽ bị chậm lại. Qua nhiều năm xuất khẩu gạo, Việt Nam đã từng bước củng cố và giữ vững được thị trường các nước như Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, hiện nay Việt Nam đang từng bước thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng lại đầy tiềm năng như Nhật Bản. 4. Phương thức thanh toán: Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và thử thách vì vậy chương trình xuất khẩu gạo của ta chủ yếu là đổi hàng và trả nợ, còn bán theo phương thức thanh toán L/C chỉ ở mức độ nhỏ, do đó khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới của Việt Nam thời gian này rất kém. Qua nhiều năm xuất khẩu gạo phương thức thanh toán có nhiều tiến bộ, phương thức L/C dần chiếm tỷ trọng cao hơn và đã trở thành phương thức thanh toán chủ yếu. Điều đó, đã từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên trường quốc tế. Do khó khăn về thị trường, bạn hàng và giá cả nên trong những năm đầu Việt Nam quay lại thị trường xuất khẩu thì phương thức đổi hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng không nhỏ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp hiện tượng này lại ,có tác dụng quan trọng đôí với Doanh nghiệp để có chỗ đứng trên thị trường gạo thế giới. Đến năm 1994 - 1995 thì hai phương thức thanh toán trực tiếp và đổi hàng không còn nữa mà thay vào đó là hình thức thanh toán qua L/C, gần như chiếm tỷ trọng tuyệt đối. Hiện nay trong phạm vi quy định chung của Nhà nước, phương thức kinh doanh và thanh toán được vận dụng linh hoạt ở tầm Doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tác thu hồi vốn và kinh doanh có hiệu quả. Hiệp Hội Xuất khẩu lương thực Việt Nam cảnh báo, các Doanh nghiệp tham gia vào thị trường gạo thế giới muốn làm ăn có lãi và tránh thua thiệt thì cần phải có phương thức kinh doanh và thanh toán linh hoạt, đa dạng. Phương thức thanh toán của hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay khá đa dạng và linh hoạt cụ thể là: bán trả chậm, đại lý, gửi bán, đổi hàng, tham gia đấu thầu bán lẻ cho các siêu thị, hợp tác liên doanh với người tiêu thụ. Kết quả đó, đã có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay trên thị trường gạo quốc tế, các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đã luôn linh hoạt phương thức thanh toán để chiếm được nhiều thị trường khác nhau. Ví dụ như ở thị trường Châu Phi, hiện nay khối lượng gạo Việt Nam được tiêu thụ nhiều hơn gạo Thái Lan đó là do Việt Nam đã xác định rằng, thị trường này tuy nhập khẩu nhiều gạo nhưng lại có khả năng thanh toán kém, do đó Việt Nam đã áp dụng phương thức trả chậm, phương thức trả sau và phương thức tuần hoàn cho thị trường này, nhờ vậy mà gạo Việt Nam có ưu thế hơn gạo Thái Lan. Hay với thị trường Irắc, ngoài các hợp đồng mua bán gạo thông thường Việt Nam còn xuất khẩu gạo sang nước này theo chương trình “Đổi dầu lấy lương thực”, qua đó Việt Nam không chỉ bán được gạo mà còn giữ vững và mở rộng hơn thị trường này. Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang nghiên cứu và mở rộng phạm vi thanh toán nhằm đa dạng hoá phương thức thanh toán. Đây cũng là điều kiện để thu hút và giữ khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp gạo của Việt Nam có khả năng bán được và phù hợp với những đặc điểm mới của thanh toán quốc tế. 5. Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo: Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo với số lượng lớn, nhanh chóng chiếm được vị trí là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Xuất khẩu gạo tăng nhanh cả về số lượng và kim ngạch, chất lượng gạo đã có những tiến bộ. Một trong những yếu tố dẫn đến kết quả trên là chúng ta đã có cơ chế đièu hành xuất khẩu gạo. Cơ chế này được hoàn thiện liên tục qua từng năm. Trong đó, Nhà nước thực hiện tổ chức thu mua gạo xuất khẩu thông qua các đầu mối xuất khẩu, và hạn ngạch xuất khẩu gạo, nhằm điều tiết lượng gạo xuất khẩu. * Chính sách thuế xuất khẩu gạo: Tính đến trước ngày 10/7/1995, nhằm khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong nước, nên gạo xuất khẩu trong thời gian này không bị đánh thuế. Tuy nhiên, với khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo nhìn chung không ngừng tăng lên, Việt Nam vươn lên trở thành một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Vì vậy, để tăng thu ngân sách cho Nhà nước và cũng là để điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu, ổn định cung cầu trên thị trường nội địa, từ ngày 10/7-1995 mức thuế xuất khẩu gạo là 1% được áp dụng theo quyết định số 105-TC /TC ngày 10/6/1995 của Bộ Tài chính. Từ ngày 16/9/1995, áp dụng mức thuế xuất khẩu gạo là 2% theo quyết định số 904- TC/TC ngày 15/8/1995 của Bộ Tài chính. Từ ngày 1/10/1995, mức thuế 3% được áp dụng theo quyết định số 1036- TC/TC của Bộ Tài chính. Đến tháng 8/1996, thấy được những mặt hạn chế trong việc đánh thuế xuất khẩu gạo đó là đánh thuế xuất khẩu nhằm lợi dụng thế mạnh độc quyền trên thị trường quốc tế, tăng thu ngân sách bằng cách đẩy chi phí về thúê cho người tiêu dùng nước ngoài gánh chịu. Nhưng thực tế cho thấy với lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt khoảng 10% thị phần thế giới không thể coi là nước ta độc quyền xuất khẩu gạo trên thế giới, vì vậy mục tiêu này không đạt được không những thế việc đánh thuế gạo còn làm giảm giá thóc của nông dân ở thị trường nội địa làm giảm lợi ích của người nông dân sản xuất lúa gạo. Vì thế, Nhà nước ta đã quyết định giảm thuế xuất khẩu gạo từ 3% xuống 1% và 0% từ tháng 8/1996. Đây hoàn toàn là một quyết định hợp lý. * Chính sách quản lý xuất khẩu gạo bằng hạn ngạch: Trong giai đoan 1996 -2001, gạo là một trong hai mặt hàng nông sản chịu chế độ quản lý bằng hạn ngạch (đường chịu hạn ngạch nhập khẩu) theo nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại (1997). Theo NĐ, hàng năm hạn ngạch xuất khẩu gạo được phân bổ vào đầu năm và tháng 9 hàng năm trên cơ sở cân đối cung cầu trong nước, điều kiện sản xuất từng mùa vụ cũng như giá quốc tế. Theo từng năm, hạn ngạch xuất khẩu gạo đã có sự gia tăng đáng kể như từ năm 1996 đến năm 1998, hạn ngạch xuất khẩu gạo đã tăng từ 2 triệu lên 4 triệu tấn. Từ năm 2001, theo quyết định 46/2001/QĐ-TTg, Chính phủ đã bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu gạo. Đây là một bước tiến lớn trong cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Việt Nam để giúp người sản xuất nội địa tiếp cận với thị trường thế giới. Thay vào đó, để kiểm soát vấn đề an ninh lương thực trong Điều 6.4 của quyết định 46 cũng nêu rõ rằng “Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét quyết định các biện pháp cần thiết nhằm can thiệp có hiệu quả vào thị trường lúa gạo”. Việc lưu ý về các biện pháp kiểm soát trong trường hợp đặc biệt phản ánh mối quan tâm của Chính phủ đối với một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và tầm quan trọng của vấn đề an ninh lương thực. * Các chính sách bảo hộ liên quan đến doanh nghiệp: Luật Thương mại khẳng định “kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo” và ”Nhà nước độc quyền kinh doanh thương mại trong một số lĩnh vực, tại một số địa bàn, đối với một số mặt hàng, đối với theo danh mục do Chính phủ công bố”. Vì vậy, trước năm 1998, Nhà nước độc quyền ngoại thương và chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước mới có thể tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu. Ba mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biện pháp này là gạo, đường và rượu. Cụ thể đối với gạo, đến đầu năm 1998, Chính phủ đã cho phép một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thí điểm xuất khẩu gạo trực tiếp. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Nhà nước vẫn duy trì hoạt động của hai tổng công ty lương thực là Tổng Công ty lương thực miền Bắc và Tổng Công ty lương thực miền Nam. Phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn đầu năm 1998 cho hai Tổng Công ty là: Tổng Công ty lương thực miền Bắc là 300 nghìn tấn và Tổng Công ty lương thực miền Nam là 620 nghìn tấn. Ngoài chức năng kinh doanh lương thực bình thường như các doanh nghiệp khác, 2 doanh nghiệp này còn có chức năng chủ đạo trong việc tiêu thụ thóc hàng hoá của nông dân, làm chủ kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực, điều hoà cung cầu và bình ổn giá lương thực trong nước. Các doanh nghiệp này được ưu tiên cấp vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu và vay vốn tín dụng để mua lương thực theo yêu cầu. Nhà nước cũng hỗ trợ các doanh nghiệp này vận chuyển gạo từ miền Nam ra miền Bắc, hay các tỉnh miền núi. Ngoài hai doanh nghiệp Nhà nước này, chỉ có các doanh nghiệp “đầu mối” do Chính phủ Trung ương hay các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định mới được tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo. Toàn bộ các doanh nghiệp do Trung ương quản lý được phân 1.080 nghìn tấn. Các điạ phương được 2.520 nghìn tấn. Đến năm 1999, Chính phủ đã mở rộng danh sách các doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo lên 47 doanh nghiệp và trong đó có một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặc dù các doanh nghiệp này chỉ chiếm 3,69% tổng khối lượng xuất khẩu nhưng sự tham gia của chúng đã tạo nên được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, làm lợi cho người nông dân và nâng cao hiệu quả chung của việc xuất khẩu gạo. Trong thời kì 2001-2005, Nhà nước đã quy định rõ bãi bỏ việc quy định các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu gạo tại điều 6/ QĐ 46. Thêm vào đó, NĐ 44/2001- CP ban hành 2/8/2001 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 57/1998 - CP đã cho phép các thương nhân Việt Nam được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá (trừ hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu) không phụ thuộc vào ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo vẫn có sự can thiệp hoặc thoả thuận của Chính phủ, Bộ Thương mại sẽ chỉ định doanh nghiệp thực hiện và chỉ đạo việc giao dịch với cá đối tác được Chính phủ nước mua hàng chỉ định. Số lượng gạo xuất khẩu thuộc Hợp đồng Chính phủ sẽ được phân cho các tỉnh trên cơ sở sản lượng hàng hoá của địa phương, để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh trực tiếp giao cho doanh nghiệp thuộc tỉnh thực hiện; có tính đến quyền lợi của doanh nghiệp đại diện ký hợp đồng. Xu hướng xoá bỏ các doanh nghiệp đầu mối trong xuất khẩu gạo là một xu hướng tự do hoá thương mại đúng đắn theo quy định của WTO về các doanh nghiệp thương mại Nhà nước. Xu hướng này đã đem lại tác động mới để thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc thu mua và xuất khẩu gạo theo hướng có lợi cho cả người nông dân và nhà xuất khẩu. Mục đích hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo này là nhằm làm cho gạo Việt Nam có sức cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. III/ Đánh giá tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian qua Những thành tựu đạt được Thứ nhất, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước, kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng với nhịp độ cao và khá ổn định (tăng bình quân 4,5% một năm). sản xuất lúa, gạo là ngành chủ lực, giữ vị trí then chốt trong nền nông nghiệp. Nếu như năm 1989, Việt Nam chính thức tham gia thị trường gạo quốc tế với vai trò khiêm tốn, thì nay quy mô và chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam đã tăng cao. Từ năm 1989 đến nay, sản xuất lúa gạo tăng trưởng không ngừng với tốc độ bình quân 5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu gạo thường chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản và chiếm khoảng 15-17% thị phần gạo thế giới. Tính ưu việt của Việt Nam trong xuất khẩu gạo những năm qua là sự ổn định cao so với các nước trong khu vực. Theo đánh giá của FAO, khu vực Châu á - Thái Bình Dương, ngoài cường quốc xuất khẩu gạo Thái Lan, còn có 3 nước khác có khả năng cạnh tranh với Việt Nam trong xuất khẩu gạo là ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc. Song 19 năm qua, sản lượng gạo xuất khẩu của cả 3 nước này đều không ổn định. Còn Việt Nam phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng sản lượng (5%) luôn luôn cao hơn tốc độ tăng dân số (1,9%), nên lương thực bình quân đầu người tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Phải thừa nhận rằng, xu hướng này ít thấy trong lịch sử sản xuất lúa gạo ở các nước Châu á, và lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Cũng theo FAO, trong 18 năm qua sản lượng lúa gạo thế giới tăng thêm khoảng 70 triệu tấn, thì Việt Nam đã đóng góp 10 triệu tấn. Và chính sự tăng nhanh và ổn định của sản lượng lúa gạo Việt Nam đã góp phần tích cực giảm sự căng thẳng về thiếu lương thực trên thế giới, và xu hướng này cũng khắc phục cơ bản tình trạng thiếu đói giáp hạt ở Việt Nam kéo dài nhiều thập kỷ trước đổi mới, biến một nước nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo với sản lượng liên tục ở mức cao năm liền. Ngay cả những năm thiên tai dồn dập, hạn hán và bão lụt gây hậu quả hết sức nặng nề trên phạm vi cả nước thì an ninh lương thực quốc gia vẫn giữ vững, xuất khẩu gạo vẫn tăng cả về số lượng và chất lượng, thị trường, giá cả ổn định. Nhìn lại 19 năm xuất khẩu gạo, bên cạnh sự tăng tiến về số lượng, sự tiến bộ về chất lượng là thực tế rất đáng tự hào. Bảng 2.16: Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam Năm Xuất khẩu (nghìn tấn) Tổng lượng xuất khẩu gạo của thế giới (nghìn tấn) Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam (%) 1997 3575 21.046 16,98 1998 3730 28.796 12,84 1999 4508 25.986 17,70 2000 3476 23.500 14,80 2001 3729 23.000 16,20 2002 3240 27.900 11,61 2003 4295 27.116 15,84 2004 5100 28.291 18,03 2005 5000 26.790 18,66 2006 4800 28600 16,78 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) Thứ hai, trong những năm gần đây để phù hợp với yêu cầu thị trường, cùng với sự tăng tiến về số lượng, chủng loại, chất lượng gạo của Việt Nam đã đạt được cải thiện một bước đáng kể dần dần được thị trường thế giới chấp nhận. Trong những năm đầu xuất khẩu gạo, tỉ lệ gạo chất lượng cao 5% tấm gần như không có, chỉ chiếm 0,3% tổng lượng gạo xuất khẩu, trong khi gạo cấp loại xấu, tỷ lệ tấm cao (35% và 45%) chiếm tới 92,4% tổng lượng gạo xuất khẩu. Đến năm 2006, loại gạo xuất khẩu chất lượng cao 5% tấm đã tăng lên chiếm tới 35%, loại gạo 15% tấm chiếm 40%, ngược lại, cấp loại gạo xấu, phẩm chất thấp (35 - 40% tấm) đã giảm xuống còn 11%. Nhờ cải thiện chất lượng gạo, trong những năm gần đây, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tương đương với giá gạo Thái Lan (khi Việt Nam mới tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới, giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn 40-55 USD/tấn so với giá gạo của Thái Lan những năm 1989-1994, hiện giá gạo của Việt Nam chỉ còn thấp hơnbình quân 5-10 USD/tấn). Và đến 2006, giá gạo 5% tấm đã tăng lên đến 310-310 USD/tấn. Không chỉ có vậy, thu nhập về xuất khẩu gạo nước ta cũng tăng nhanh qua các năm đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách của đất nước đặc biệt là 2 năm 1998 và 1999 xuất khẩu gạo thu về cho đất nước hơn 1 tỷ USD, và sau một thời gian xuất khẩu giảm sút, từ năm 2004 cho đến nay kim ngạch xuất khẩu gạo đã tăng trên 1 tỷ USD, thu về cho ngân sách nhà nước một lượng ngoại tệ. Thứ ba, thị trường cũng ngày càng được mở rộng, nếu trong những năm đầu thập kỉ 90, gạo Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang các nước Liên Xô, Đông Âu, và chủ yếu là các nước trong khu vực, trong khi các nước Châu Phi, và Châu Mỹ Latinh thì chiếm tỉ lệ nhỏ, thì những năm gần đây, thị trường chính của xuất khẩu gạo Việt Nam đã chuyển sang các nước TBCN thuộc Châu á- Thái Bình Dương, trong đó có cả những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, ngoài ra còn mở rộng sang Châu Phi, Tây Âu, và một số nước Trung Đông. Như vậy, rõ ràng xuất khẩu gạo là một lợi thế của Việt Nam và lợi thế này nếu biết khai thác hợp lý sẽ tồn tại lâu dài và là một hướng làm giàu cho đất nước ít có sản phẩm nào sánh kịp. Thứ tư, tỷ trọng gạo cao cấp của Việt Nam ngày một tăng, chủng loại gạo cũng được mở rộng. Trước đây, Việt Nam xuất khẩu phần lớn gạo trắng thường hạt trung bình và hạt dài (độ dài hạt từ 6,2- 7 mm), tỷ lệ tấm từ 5% đến 45%, chưa đa dạng về quy cách sản phẩm, không có loại gạo nào nổi bật về phẩm chất khả dĩ biểu hiện được nét độc đáo riêng của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Thêm vào đó, các nhà xuất khẩu thường không đảm bảo đồng bộ, đồng nhất về qui cách chất lượng ngay trong từng lô gạo, càng khẳng định thêm tính đúng đắn của ý kiến đánh giá gạo xuất khẩu chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của thị trường thế giới. Nhưng trong thời gian gần đây, chất lượng gạo Việt Nam qua mỗi năm được nâng cao một bước phần nào đã đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới. Từ năm 1994, Việt Nam còn sản xuất hai mặt hàng gạo mới có chất lượng thơm ngon phù hợp với thị trường thế giới như: siêu cao cấp thơm super, gạo đồ, tuy với số lượng còn khiêm tốn song cũng đã góp phần thúc đẩy việc mở rộng thị trường với các chủng loại gạo phong phú hơn, đa dạng hơn, phù hợp với yêu cầu mà khách hàng đòi hỏi. Riêng loại gạo đồ đòi hỏi thị trường chọn lọc mà chủ yếu là các nước thuộc khu vực Trung Đông. Những hạn chế ở chừng mực nào đó, có thể nói gạo Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, vị trí đó đang từng bước được khẳng định và củng cố. Tuy nhiên, khó khăn và yếu kém trong xuất khẩu gạo hiện nay còn nhiều. Thứ nhất, Việt Nam đã có 15 năm kinh nghiệm xuất khẩu gạo, đã trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, thế nhưng trong nhiều năm qua hoạt động xuất khẩu gạo vẫn rơi vào cái vòng luẩn quẩn: lúa trúng mùa rớt giá, nhà nứơc bỏ tiền bù giá mua tạm trữ, gạo xuất khẩu lỗ Nhà nước lại dốc tiền bù lỗ cho doanh nghiệp. Do đó, xét đến cùng ngân sách Nhà nướcvẫn phải bù đắp thường xuyên cho hoạt động xuất khẩu gạo, và tất nhiên hiệu quả kinh tế thực sự từ việc xuất khẩu gạo là không cao cho dù được mùa hay mất mùa, giá gạo xuất khẩu cao hay thấp. Thứ hai, so với đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Thái Lan, mặc dù có tỷ lệ đất canh tác được tưới nước của Việt Nam bằng 2 lần Thái Lan, lượng phân bón hoá học cho 1 ha đất trồng lúa Việt Nam bằng 103%, năng suất lúa Việt Nam bằng 1,5 lần của Thái Lan, dân số Thái Lan chỉ bằng 3/4 dân số Việt Nam, còn sản lượng gạo của Việt Nam mỗi năm là 33 triệu tấn trong khi Thái Lan chỉ có hơn 20 triệu tấn nhưng Thái Lan có khối lượng xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chất lượng, phẩm cấp cũng cao hơn, đặc biệt hệ thống thị trường xuất khẩu của Thái Lan hơn hẳn Việt Nam. Do có hệ thống thị trường và thương hiệu như vậy nên thậm chí ngay cả trường hợp chất lượng gạo như nhau, nhưng giá gạo của Thái Lan vẫn cao hơn gạo Việt Nam từ 5-10 USD/tấn. Thứ ba, về chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Chúng ta nói chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có sự tiến bộ nhiều cũng chỉ là tương đối, chỉ là so với chính gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian đầu xuất khẩu chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Còn nếu so với chất lượng gạo của các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan và Mỹ, Pakistan, thì chất lượng gạo của Việt Nam còn thua kém nhiều. Bảng 2.17: So sánh 9 tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu loại gạo IR 5% giữa Mỹ và Việt Nam 9 tiêu chuẩn cơ bản Gạo Mỹ Gạo Việt Nam (1) (2) (3) 1 Long- grain (hạt dài) Tối thiểu 6,7-7 mm, ít nhất phải trên 35% Số lượng rất ít 2 Red streaked Kernet (chỉ đỏ) Tối đa không quá 2% và không có hạt đỏ Sông Tiền: 2,5% (còn lẫn hạt đỏ) 3 Chalky Kernet (bạc bụng) Tối đa 2,5% Sông Tiền: 7% Sông Hậu: 4% 4 Yellow Kernet (hạt vàng) Tối đa 0,5% Sông Tiền: 2% 5 Glutinous Rice (lẫn gạo nếp) Tối đa 0,25% Tối đa 0,5% 6 Damaged Kernet (hạt bị hư) Tối đa 0,25% Sông Tiền: 1% Sông Hậu: 0,5% 7 Hạt thóc còn sót lại Tối đa 03 hạt/1kg Thường <= 5 hạt/1 khách hàng 8 Độ ẩm Tối đa 14% Thường <= 14,5% 9 Ngoại chất Tối đa 0,1% Thường còn 0,5-1% Nguồn: FAO: Thông tin Thương mại toàn cầu trên mạng internet Mặc dù, gạo chất lượng cao của Việt Nam (5-10% tấm) đã tăng nhiều trong những năm gần đây so với những năm đầu xuất khẩu, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với tỷ lệ gạo chất lượng cao của Thái Lan, ở Thái Lan tỉ lệ này chiếm trên 70% tổng lượng xuất khẩu. Bên cạnh đó, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc phục như: độ trắng không đều, còn lẫn tạp chất, thóc, đặc biệt là lượng gạo xuất khẩu trong vụ Hè Thu thường có độ ẩm cao, bạc bụng, hạt vàng, tỷ lệ gãy không đều, như vụ Đông Xuân 95 - 96, Hè Thu 96 và Đông Xuân 96 - 97 nông dân trồng quá nhiều giống lúa IR504, là loại lúa có năng suất cao, chiếm trên 18% do đó không thể xuất khẩu gạo cấp cao được mà chủ yếu chỉ xuất khẩu gạo trung bình và phẩm cấp thấp. Thêm vào đó, điều kiện đóng gói, bao bì, kỹ thuật bảo quản chưa tốt làm giảm chất lượng gạo xuất khẩu. Thứ tư, xuất khẩu gạo của ta mới chỉ nặng về số lượng (khối lượng, và trọng lượng xuất khẩu) mà chưa quan tâm nhiều đến giá trị xuất khẩu. Vì vậy, về cơ bản, những người trồng lúa không thể giàu lên được và đất nước cũng không thu lợi được nhiều qua hoạt động xuất khẩu gạo. Thứ năm, thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn là thị trường có sức mua thấp thiếu tính bền vững, tính rủi ro cao. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu vẫn là thị trường các nước trong khu vực và thị trường Châu á chiếm đến 6% đến 65% kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu tuy nhiều nhưng không vững chắc, gạo trong nhiều thời điểm còn phải xuất qua trung gian, nên bị ép cấp và bị thua thiệt về giá. Hơn nữa thị trường sức mua thấp hoặc tái chế, tái xuất không phù hợp với định hướng chiến lược xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Việt Nam trong giai đoạn tới. Triển vọng về mở rộng thị trường các nước và khu vực (Châu Âu, Châu Mỹ, EU, Nhật Bản, Mỹ) vẫn gặp nhiều khó khăn trước yêu cầu đổi mới và cải tiến liên tục về tiêu chuẩn vệ sinh thành phẩm, chất lượng, mẫu mã và kể cả các quy định và thông lệ thương mại quốc tế. Thứ sáu, về các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.Tuy đã có 19 năm tham gia thị trường lúa gạo thế giới, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn không khỏi lúng túng mỗi khi thị trường có nhiều biến động. Gạo Việt Nam vẫn chua có thương hiệu riêng của mình. Các doanh nghiệp trong nước vẫn phải dựa vào những công ty nước ngoài để xuất khẩu. Gạo có chất lượng kém vẫn được các doanh ngiệp đưa vào tham gia thị trường xuất khẩu đã ảnh hưởng đến uy tín gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới.Hơn nữa, khả năng hạn chế của Doanh nghiệp xuất khẩu về maketing trong việc tiếp cận thông tin nắm bắt thị trường cũng như trong khâu giao dịch và ký kết hợp đồng Thứ bảy, nhiều chuyên gia còn cho rằng sản xuất lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam còn thiếu quy hoạch, chưa đa dạng hoá chủng loại gạo hàng hoá. Hệ thống chế biến bảo quản phục vụ xuất khẩu còn nhiều yếu kém lại phân bổ không hợp lý. Chẳng hạn hệ thống nhà máy xay xat đánh bóng đã thiếu lại tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Mỹ Tho.. là những nơi sản lượng lúa hàng hoá không nhiều trong khi các địa phương có nhiều lúa hàng hoá xuất khẩu lại không có các nhà máy. Hoặc như đầu mối xuất khẩu tập trung quá lớn vào thành phố Hồ Chí Minh, xa các trung tâm sản xuất đã làm tăng chi phí vận chuyển và các chi phí trung gian. Quan trọng hơn là Việt Nam vẫn chưa có được chiến lược về thị trường và chiến lược sản phẩm rõ ràng và chủ động, chưa thiết lập được hệ thống thị trường bạn hàng ổn định, vẫn còn tình trạng bán qua trung gian, tranh mua tranh bán, công tác điều hành xuất khẩu còn nhiều lúng túng, không kịp thời gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu về nguồn hàng và ký kết hợp đồng, việc phân phối hạn ngạch xuất khẩu cũng phát sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. 3. Những nguyên nhân của thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu gạo Việt Nam 3.1 Những điều kiện thuận lợi Để trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai sau Thái Lan và gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thế giới như ngày hôm nay, bên cạnh những nhân tố khách quan như thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hoà, gạo Việt Nam được mùa, hay nhu cầu về gạo trên thế giới ngày càng tăng… thì phải kể đến đường lối đúng đắn của Đảng và Chính phủ đã tạo mọi cơ hội thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới bằng việc xây dựng hệ thống môi trường pháp lý, môi trường hành chính, môi trường tài chính, ngân hàng, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực...ngày càng hoàn thiện. Đáng chú ý là Chính phủ đang thông qua cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2005, 2006-2010 với cơ chế mới này mọi doanh nghiệp đều có thể tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu tiến tới xoá bỏ những rào cản pháp lý, thủ tục gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu, khi đó khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhiều hơn. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến bản thân nội lực của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã được nâng lên đáng kể sau gần 20 năm xuất khẩu gạo: trình độ máy móc,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT10CHKTCT (1).doc