Luận văn Tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH XUẤT KHẨU 1

1.1. Khái niệm, đặc trưng quản trị tài chính xuất khẩu 1

1.1.1. Khái niệm, vai trò quản trị tài chính xuất khẩu 1

1.1.1.1. Khái niệm chung 1

1.1.1.2. Vai trò quản trị tài chính xuất khẩu 2

1.1.2. Nội dung quản trị tài chính xuất khẩu 2

1.1.2.1. Các loại hình tài trợ xuất khẩu 2

1.1.2.1.a. Các loại tài trợ trước khi giao hàng 3

1.1.2.1.b. Các loại tài trợ sau khi giao hàng 8

1.1.2.1.c. Các kỹ thuật tài trợ ngoại thương chuyên biệt 13

1.1.2.2. Quản trị tài chính xuất khẩu 18

1.1.2.2.a. Lập kế hoạch tài trợ xuất khẩu 18

1.1.2.2.b. Tổ chức thực hiện tài trợ xuất khẩu 19

1.1.2.2.c. Kiểm tra, kiểm soát quá trình trình tài trợ xuất khẩu 19

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu 20

1.2.1. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của nhà nước 20

1.2.2. Tỷ giá 22

1.2.3. Lãi suất 22

1.2.4. Tổ chức công tác quản trị tài chính xuất khẩu của công ty 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU MASIMEX 24

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex 24

2.1.1. Lịch sử hình thành và quyết định thành lập công ty 24

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức 26

2.1.2.1. Chức năng 26

2.1.2.2. Nhiệm vụ 26

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty 27

2.1.4. Cơ cấu, tổ chức bộ máy công ty 27

2.1.5.Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2003 – 2007 29

2.1.6. Phương hướng nhiệm vụ năm 2008 31

2.1.6.1. Công tác sản xuất dịch vụ 31

2.1.6.2. Công tác tổ chức cán bộ 31

2.2. Thực trạng quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex 32

2.2.1. Thực trạng tài chính tại công ty Masimex 32

2.2.1.1. Quy mô nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn dành cho xuất khẩu của công ty 32

2.2.1.2. Doanh thu xuất khẩu 33

2.2.1.3. Các khoản chi cho xuất khẩu 36

2.2.1.4. Thực trạng quản trị khoản phải thu từ xuất khẩu 37

2.2.2. Thực trạng các nguồn tài trợ xuất khẩu của công ty 38

2.2.2.1. Tổng quan thực trạng các nguồn tài trợ xuất khẩu tại Việt Nam và các nguồn tài trợ xuất khẩu áp dụng tại công ty 38

2.2.2.2. Tín dụng ngân hàng 40

2.2.2.3. Tín dụng thương mại từ người cung cấp trong nước 42

2.2.2.4. Người mua trả trước tiền hàng 43

2.2.3. Thực trạng quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty 44

2.3. Đánh giá chung về tình hình quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty 45

2.3.1. Những thành công đạt được 45

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 45

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU MASIMEX 47

3.1. Chiến lược quản trị tài chính và tài chính xuất khẩu của công ty 47

3.1.1. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn 47

3.1.2. Tăng cường huy động vốn từ các nguồn tài trợ khác nhau 48

3.2. Quan điểm của công ty về quản trị tài chính xuất khẩu 48

3.3. Giải pháp tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu 49

3.3.1. Nhóm giải pháp trong công tác hoạch định tài trợ xuất khẩu 49

3.3.2. Nhóm giải pháp trong công tác tổ chức thực hiện tài trợ xuất khẩu 50

3.3.2.1. Gia tăng nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn cho xuất khẩu 50

3.3.2.2. Sử dụng đa dạng các hình thức tài trợ xuất khẩu của ngân hàng 55

3.3.2.3. Xử lý với những khoản phải thu thông qua các hình thức tài trợ của ngân hàng và tổ chức tài chính khác 56

3.3.3. Nhóm giải pháp trong công tác kiểm tra, kiểm soát tài trợ xuất khẩu 57

3.4. Một số kiến nghị 58

3.4.1. Đối với Nhà nước và các tổ chức tài chính 58

3.4.1.1. Đổi mới chính sách hỗ trợ tín dụng 58

3.4.1.2. Đổi mới hệ thống hỗ trợ xuất khẩu 60

3.4.2. Đối với công ty 60

3.4.2.2. Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và tăng cường đầu tư để xây dựng thương hiệu công ty 61

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g xấu đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, cần phải điều tiết sự thay đổi tỷ giá sao cho hợp lý để có thể vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất - kinh doanh, tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; vừa đảm bảo phục vụ cho tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát. Thực tế cho thấy, thâm hụt thương mại lớn thường xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu: - Một là, đồng nội tệ lên giá dẫn dến khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. - Hai là, luồng vốn nước ngoài đổ vào nhiều, cung tiền tăng nhanh kéo theo cầu hàng hoá tăng trong khi cung hàng hoá trong nước không đáp ứng được dẫn đến áp lực buộc phải nhập khẩu. Để xác định được nguyên nhân chính, cần phải có sự xem xét thấu đáo đối với tỷ giá hối đoái. 1.2.3. Lãi suất Đối với tài trợ xuất khẩu, sự ảnh hưởng của lãi suất thể hiện ở lãi suất cho vay, lãi suất thực hiện các nghiệp vụ tài trợ. Các doanh nghiệp thường phải lựa chọn giữa các ngân hàng về tỷ lệ lãi suất mà ngân hàng đưa ra, dẫn đến tình trạng cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất huy động vốn cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất cho vay vì một khi lãi suất đầu vào cao, dẫn đến lãi suất đầu ra cũng sẽ cao. Đầu năm 2008, mức lãi suất trần huy động vốn tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái đã khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại và hạn chế tối đa các khoản vay của ngân hàng. 1.2.4. Tổ chức công tác quản trị tài chính xuất khẩu của công ty Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu là rất quan trọng. Một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty chính là công tác thực hiện quản trị tài chính xuất khẩu tại đó. Những bộ phận nào trong công ty tham gia vào hoạt động này, yêu cầu nhân sự đặt ra như thế nào và công ty chủ trương thực hiện quản trị tài chính xuất khẩu như thế nào. Ngoài ban lãnh đạo công ty thì các bộ phận chính tham gia vào hoạt động quản trị này như: phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kế toán - tài chính và phòng xuất nhập khẩu. Các phòng ban có liên quan có sự phối hợp chặt chẽ sẽ đảm bảo việc sử dụng nguồn tài trợ hợp lý và hiệu quả. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU MASIMEX 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex 2.1.1. Lịch sử hình thành và quyết định thành lập công ty Ngày 02/03/1993, công ty được thành lập theo Quyết định số 118N/TCCB-QĐ của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Cùng với xu thế phát triển của thị trường và của nền kinh tế đất nước, công ty đã mở rộng quy mô hoạt động bằng cách tiếp nhận thêm một số cơ sở sản xuất bao bì tại Hưng Yên theo Quyết định sáp nhập số 112/1998-QĐ/BNN-TCCB ngày 06/08/1998 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Sau đó đổi tên thành Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Rau Qủa Việt Nam (nay là Tổng công ty Rau quả, nông sản) Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Tên giao dịch: MATERIALS SUPPLY AND IMPORT-EXPORT JOIN-STOCK COMPANY Tên viết tắt: MASIMEX Trụ sở giao dịch: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Số điện thoại: (84-4) 9349174/8253095 Fax: (84-4) 8257588 Email: masimex@vnn.vn Hoạt động của công ty được chia thành những thời kỳ sau: - Từ 1988 – 1990, công ty mới thành lập và bắt đầu bước vào hoạt động kinh doanh với nhiệm vụ chính là cung cấp vật tư cho Tổng công ty. Thời kỳ này, công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp, các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc chủ yếu vào chi tiêu kế hoạch được Tổng công ty giao nằm trong chương trình hợp tác rau quả Việt – Xô (1986 – 1990). Phần lớn đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chưa cao và khả năng nắm bắt thị trường chưa có. - Từ 1991 – 1992, chương trình hợp tác rau quả Việt – Xô kết thúc, sự hẫng hụt đột ngột về thị trường do Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tan vỡ đã ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Rau quả Việt Nam nói chung cũng như Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu nói riêng. Khối lượng vật tư hàng hoá mua vào từ Liên Xô và các nước Đông Âu giảm nhanh, chiết khấu vật tư không đủ trả lương cho CBCNV. Cơ chế kinh doanh bị phá vỡ thay vào đó là cơ chế thị trường với những quy luật mới hà khắc. Đội ngũ cán bộ chưa thích ứng kịp thời với sự thay đổi của cơ chế. Được Tổng công ty cho phép, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ nhập vật tư theo kế hoạch được giao và cung ứng những vật tư còn lại của chương trình hợp tác Việt – Xô cho các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Rau quả Việt Nam, công ty đã khai thác tốt các loại vật tư trong nước để cung ứng cho các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty, tận dụng hết năng lực và cơ sở vật chất hiện có, tạo công ăn việc làm cho CBCNV. Trong năm 1992, công ty cũng đã đề nghị Tổng công ty Rau quả Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm bổ sung nhiệm vụ trực tiếp xuất nhập khẩu để tăng nguồn ngoại tệ cho Tổng công ty. Ngày 02/03/1993, theo quyết định số 118/NN/TCCB-QĐ của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm đã chính thức bổ sung nhiệm vụ trực tiếp xuất nhập khẩu và đổi tên Công ty rau quả thành Công ty Vật tư và xuất nhập khẩu (gọi tắt là Masimex). - Từ 1993 – 1996, công ty đã tìm cho mình hướng đi mới để tồn tại và phát triển, đó là chuyển từ hoạt động cung ứng vật tư sang kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu. Công ty cũng đã tiến hành tổ chức bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ hiện có, đồng thời tiếp nhận những cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, đủ tiêu chuẩn cơ bản và phù hợp với công việc. Trong giai đoạn này, công ty tiếp tục xây dựng một số nhiệm vụ chính được coi là nhân tố thắng lợi trong hoạt động của Công ty: + Xây dựng và phát triển nhiều mối quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài nước. + Nâng cao và cải thiện mức sống cho CBCNV. + Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Từ 1996 – 2004, công ty lấy nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu làm nhiệm vụ chủ yếu, trong khi đó vẫn tiếp tục nhiệm vụ sản xuất, liên doanh, liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã thực hiện biện pháp khoán kinh doanh đến từng phòng, từng bộ phận trong công ty. Do đó đã mang lại hiệu quả kinh doanh cao, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Thời kỳ này, công ty đã mở rộng thị trường, từng bước tháo gỡ khó khăn và đã đứng vững trên chính đôi chân của mình và từng bước phát triển. - Từ 2004 đến nay, thời kỳ công ty có quyết định chuyển đổi thành công ty cổ phần. Thời kỳ này, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố mối quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cũ, bạn hàng truyền thống, thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới, xây dựng một cơ chế khoán kinh doanh phù hợp. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức 2.1.2.1. Chức năng - Công ty có chức năng kinh doanh thương mại và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước về vật tư, thiết bị, máy móc … cung cấp cho nền kinh tế quốc dân; - Nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ; - Xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh và truyền thống. - Mở rộng liên kết kinh tế, hợp tác sản xuất với các thành phần kinh tế, hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; 2.1.2.2. Nhiệm vụ Bên cạnh nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ, công ty đã đặt ra một số nhiệm vụ cơ bản sau cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường, của nền kinh tế: - Xây dựng chiến lược kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của công ty; - Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty; - Nâng cao chất lượng hàng hoá sản xuất; gia tăng về mặt khối lượng cũng như chất lượng hàng xuất khẩu; mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; - Tạo nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; quản lý, bảo toàn khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của công ty; - Tuân thủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và quản lý đối ngoại của nhà nước; - Tổ chức tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên; - Tham gia hoàn thành tốt công tác xã hội. 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty - Xuất khẩu: tất cả các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp, các sản phẩm của ngành dệt may. - Nhập khẩu: vật tư, máy móc, hàng nông sản, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng. - Sản xuất: sản xuất bao bì carton cung cấp cho các đơn vị trong nước và bao bì phục vụ cho xuất khẩu; chế biến hàng xuất khẩu và hàng hoá tiêu dùng, hàng may mặc. - Kinh doanh kho bãi, dịch vụ sửa chữa ô tô, dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hoá. - Kinh doanh và cho thuê nhà ở, văn phòng, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật. 2.1.4. Cơ cấu, tổ chức bộ máy công ty - Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của công ty, trừ những quyền do đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) quyết định. HĐQT bầu ra ban giám đốc, giám đốc điều hành. Giám đốc điều hành có trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo pháp luật, theo điều lệ công ty, theo nghị quyết của ĐHCĐ và HĐQT công ty. - Ban kiểm soát là người thay mặt cổ đông để kiểm soát việc quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát do ĐHCĐ bầu ra và bãi nhiễm theo đa số phiếu của cổ phần hiện diện bằng hình thức trực tiếp bỏ phiếu kín. Hoạt động của ban kiểm soát độc lập với HĐQT và bộ máy điều hành của ban giám đốc công ty. - Văn phòng công ty: quản lý nguồn nhân lực của công ty, giúp ban giám đốc trong khâu tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên. Theo dõi tình hình hoạt động thường nhật của công ty. - Phòng kế toán tài chính: hạch toán, kế toán, đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; lập các báo cáo tài chính, các bản quyết toán hàng năm; tổ chức hoạt động tài chính khác liên quan đến hoạt động của công ty. - Các phòng nghiệp vụ (phòng xuất nhập khẩu 1,2,3,4,5): thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá hoặc các hoạt động kinh doanh nội địa. - Trạm kinh doanh Vĩnh Tuy: kinh doanh vận tải, sửa chữa ô tô, cho thuê kho bãi và các dịch vụ khác. - Xí nghiệp bao bì Phố Nối (Hưng Yên): sản xuất bao bì carton các loại cung cấp cho thị trường trong nước hoặc theo đơn đặt hàng của các đơn vị. BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Khối quản lý Khối kinh tế Văn Phòng công ty Phòng kế toán tài chính Phòng xuất nhập khẩu 1,2,3,4,5 Trạm kinh doanh Vĩnh Tuy XN sản xuất bao bì Phố Nối : Quan hệ trực tuyến : Giám sát kiểm tra Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 2.1.5.Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2003 – 2007 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng đều qua 4 năm. Hoạt động thương mại ngày càng được cải tiến, tăng cường nhiều mối quan hệ. Tuy nhiên công ty vẫn gặp một số khó khăn trong hoạt động thương mại như công tác đàm phán ký kết hợp đồng, nghiên cứu thị trường và công ty còn thiếu một số lượng vốn kinh doanh lớn. Ngoài ra, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp kinh doanh với nhau cũng như giữa các chi nhánh trong nội bộ tổng công ty cũng gây ra nhưng trở ngại trong quá trình kinh doanh của Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu. Chỉ tiêu Năm Kinh doanh XNK Sản xuất bao bì (tấn) Doanh số (1000d) Nộp ngân sách (1000d) Lợi nhuận (1000d) Xuất khẩu (USD) Nhập khẩu (USD) 2003 Thực hiện 125.412 10.148.263 480 192.000.000 19.215.000 180.000 SS cùng kỳ(%) ------ ------ ------ ------ ------ ------ 2004 Thực hiện 405.935 12.350.674 900 190.000.000 19.300.000 250.000 SS cùng kỳ(%) 324 122 190 95 100,18 150 2005 Thực hiện 185.963 8.291.053 650 151.338.000 14.500.00 642.000 SS cùng kỳ(%) 45.81 67,13 70,65 79,65 75 256 2006 Thực hiện 389.677 10.681.744 652 170.200.000 18.000.000 1.200.000 SS cùng kỳ(%) 209.55 128,83 100,3 112,46 124,14 146,13 2007 Thực hiện 626.171 20.250.526,4 1.335 325.000.000 41.300.000 1.500.000 SS cùng kỳ(%) 160.69 189,58 204,75 190,95 229,44 125 (Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2003 - 2007 2.1.6. Phương hướng nhiệm vụ năm 2008 Năm 2008 sẽ là năm có nhiều khó khăn do việc giá cả thế giới tiếp tục tăng cao, thị trường có nhiều biến động. Cạnh tranh trong nước cũng ngày càng ác liệt hơn. Do vậy công ty xây dựng kế hoạch năm 2008 với các chỉ tiêu sau: STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2008 A KINH DOANH XNK - Xuất khẩu - Nhập khẩu USD 14.800.000 800.000 14.000.000 B SẢN XUẤT tấn 1.500 C DOANH SỐ 1.000đ 240.000.000 D LỢI NHUẬN 1.000đ 1.500.00 E LAO ĐỘNG - Lao động bình quân - Thu nhập bình quân/người/tháng người 1.000đ 90 1.500 (Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.2: Phương hướng thực hiện của công ty năm 2008 2.1.6.1. Công tác sản xuất dịch vụ - Duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ, tăng sản lượng và doanh thu, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Đưa hoạt động sản xuất, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn góp phần đáng kể vào hiệu quả chung của công ty. - Tập trung thu hồi đất và tài sản trên đất tại kho Phú Thuỵ, để chuyển hướng đầu tư kinh doanh dịch vụ tại đây. - Tiếp tục tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết, đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí Nghiệp và Trạm Vĩnh Tuy. 2.1.6.2. Công tác tổ chức cán bộ - Ổn định tổ chức bộ máy; rà soát và hoàn thiện các quy định, quy chế quản lý nội bộ của công ty. Xây dựng quy chế trả lương của công ty cho phù hợp với năng lực, trình độ, tính chất công việc ở từng vị trí. - Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho một số cán bộ ở một số vị trí. 2.2. Thực trạng quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex 2.2.1. Thực trạng tài chính tại công ty Masimex 2.2.1.1. Quy mô nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn dành cho xuất khẩu của công ty Trước khi đi vào phân tích nguồn vốn dành cho hoạt động xuất khẩu, cần có một cái nhìn tổng quan về tình hình nguồn vốn chung của công ty. Trong tổng nguồn vốn chung thì nợ phải trả chiếm một tỷ lệ lớn. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều so với nợ phải trả. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc quy mô tài chính của công ty bị hạn chế như vậy. Thứ nhất, công ty xuất thân từ doanh nghiệp nhà nước, mới chuyển đổi sang công ty cổ phần từ năm 2005. Hoạt động của công ty trước đây được sự bao cấp của nhà nước, nay chuyển sang hình thức cổ phần đòi hỏi công ty phải tự nâng cao lợi nhuận hoạt động để thu hút vốn đầu tư, công ty phải tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động cũng như lỗ lãi trong kinh doanh, trong khi đó, công ty chưa có sự chuyển mình phù hợp với tình hình mới. Thứ hai, do quy mô nhỏ nên công ty dựa chủ yếu vào nguồn vốn vay ngân hàng, chi phí lãi vay lớn, lợi nhuận sẽ giảm, vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh không đáng kể. Thứ ba, công ty mới chuyển sang hình thức cổ phần, việc phát hành cổ phiếu còn hạn chế, mới chỉ giới hạn trong cán bộ công nhân viên khiến cho việc huy động vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn. Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nguồn vốn chủ sở hữu VNĐ 9.452.457.990 8.897.429.069 10.784.413.343 Vốn chủ sở hữu VNĐ 9.430.147.709 8.832.509.556 10.775.214.685 Nguồn kinh phí VNĐ 22.310.281 64.919.513 9.198.658 Nợ phải trả VNĐ 36.418.312.970 60.541.736.012 124.808.322.608 Nguồn vốn VNĐ 45.870.770.960 69.439.165.081 135.592.735.951 (Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.3: Trích bảng cân đối kế toán tình hình nguồn vốn của công ty Chính vì quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ nên mọi hoạt động kinh doanh dựa vào nguồn tài trợ bên ngoài trong khi kinh doanh xuất nhập khẩu lại đòi hỏi một lượng tiền lớn. Tuy nhiên công ty cũng vấp phải một khó khăn đáng kể, công ty chưa đủ điều kiện để lên sàn giao dịch, không thể phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn đầu tư. Bên cạnh đó, việc vay vốn ngân hàng cũng bị giới hạn. Qua việc theo dõi khả năng tài chính của khách hàng, ngân hàng sẽ quyết định số tiền cho vay thích hợp. Theo phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm từ 2005 đến 2007, mặc dù tổng nguồn vốn của công ty tăng đáng kể nhưng lại do tăng nợ phải trả, còn nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng ít và không ổn định. Vì vậy, tìm phương hướng để nâng cao vốn đầu tư là một bài toán lớn đặt ra với công ty. Công ty đặt ra mục tiêu là nâng cao hoạt động xuất khẩu nhưng việc thực hiện mục tiêu không phải là vấn đề đơn giản. Quy mô nguồn vốn ít, vốn kinh doanh chủ yếu dành cho hoạt động nhập khẩu hàng hoá để bán lại trong nước hưởng chênh lệch. Nguồn vốn dành cho xuất khẩu được xác định dựa vào lợi nhuận đạt được từ hoạt động xuất khẩu năm trước, giá trị hợp đồng và chi phí xuất khẩu kỳ thực hiện… Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nguồn vốn kinh doanh VNĐ 8.716.607.226 7.500.000.000 7.500.000.000 Nguồn vốn dành cho xuất khẩu VNĐ 186.186.730 246.000.000 222.375.000 (Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.4: Nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn dành cho xuất khẩu tại công ty Như vậy có thể nhận thấy rằng công ty không dành nhiều nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu. 2.2.1.2. Doanh thu xuất khẩu Tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex, doanh thu chung hay còn gọi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được phân chia thành doanh thu xuất khẩu, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu bán hàng nhập khẩu, doanh thu nội địa, doanh thu bán hàng bao bì. Thực tế, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đặc biệt trong giai đoạn công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phẩn năm 2005, hoạt động xuất khẩu có phần bị hạn chế. Hiện nay, công ty đang cố gắng mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng hàng hoá để đẩy mạnh xuất khẩu. Năm Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Doanh thu xuất khẩu VNĐ 3.644.008.557 6.122.112.835 6.678.414.761 Doanh thu bán thành phẩm VNĐ 3.136.406.626 3.464.560.790 1.028.643.528 Doanh thu bán hàng nhập khẩu VNĐ 162.465.977.600 172.531.104.868 215.981.726.825 Doanh thu nội địa VNĐ 519.325.600 3.591.473.890 304.800.205 Doanh thu thuê kho VNĐ 627.220.572 737.711.722 1.011.546.962 Doanh thu bán hàng BB VNĐ 245.710.653 204.912.544 257.271.318 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ VNĐ 170.638.649.586 186.651.876.649 225.262.403.599 (Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.5: Kết quả doanh thu chung và doanh thu XK tại công ty Doanh thu từ xuất khẩu tuy không cao nhưng cũng một nguồn thu đóng góp đáng kể vào doanh thu chung. Chủ yếu việc xuất khẩu của công ty chỉ nhằm vào những mặt hàng truyền thống như nông - lâm - thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp, các sản phẩm của ngành dệt may. Mỗi năm, công ty cũng thực hiện được một số hợp đồng xuất khẩu vừa và nhỏ. Mặc dù công ty có chủ trương là mở rộng xuất khẩu những do những nguyên nhân chủ quan và khách quan như về vốn, khả năng mở rộng bạn hàng, khả năng cung cấp nguồn hàng, nguồn kinh phí cho xuất khẩu hạn chế… mà việc thực hiện xuất khẩu chỉ diễn ra giới hạn trong một phạm vi nhất định, xuất khẩu theo đơn đặt hàng của đối tác. STT Đơn vị Đơn vị tính Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2006 Thực hiện năm 2007 A KIM NGẠCH XNK USD 8.477.016 11.371.422 20.876.697 Trong đó: Xuất khẩu 185.963 389.677 626.171 Nhập khẩu 8.291.053 10.981.745 20.250.526 1 Phòng XNK I USD 4.023.740 3.056.533 9.119.202 Xuất khẩu 50.033 64.000 107.000 Nhập khẩu 3.973.707 2.992.533 9.012.202 2 Phòng XNK II USD 2.247.828 2.727.101 6.471.393 Xuất khẩu 23.000 20.277 150.000 Nhập khẩu 2.224.828 2.706.824 6.321.393 3 Phòng XNK III USD 685.245 3.173.173 2.322.470 Xuất khẩu 32.930 63.794 200.145 Nhập khẩu 652.315 3.109.379 2.122.325 4 Phòng XNK IV USD 1.274.382 1.492.731 3.124.606 Xuất khẩu 50.000 80.000 150.000 Nhập khẩu 1.224.382 1.412.731 2.974.606 5 Phòng XNK V USD 245.820 621.884 19.026 Xuất khẩu 30.000 161.606 19.026 Nhập khẩu 215.820 460.278 (Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của từng đơn vị Doanh thu xuất khẩu tăng tương đối đều qua các năm, năm sau tăng gần gấp đôi năm trước. Công ty tạo điều kiện cho từng phòng xuất nhập khẩu có điều kiện chủ động thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu của mình. Năm 2007 vừa qua, kết quả xuất khẩu của công ty nói chung và của từng phòng nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể. Đây cũng là một thành công đáng ghi nhận của công ty. Ban lãnh đạo công ty có đề ra mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2008. Ngoài việc mở rộng thị trường và khách hàng, chủ động trong kinh doanh… thì việc tăng vốn đầu tư cho xuất khẩu là một vấn đề đặt ra. Nếu tăng được nguồn vốn cho xuất khẩu thì công ty sẽ có điều kiện thực hiện tốt hơn nữa các hợp đồng của đối tác nước ngoài. Quản trị tốt tài chính xuất khẩu là một biện pháp giúp công ty đạt được mục tiêu tăng xuất khẩu. 2.2.1.3. Các khoản chi cho xuất khẩu Các khoản chi cho xuất khẩu bao gồm: chi phí lưu thông sản phẩm, giá thành sản phẩm, thuế, chi phí lãi vay... Công ty luôn có chủ trương tiết kiệm chi phí trên cơ sở cắt giảm hợp lý trong hoạt động xuất khẩu nói riêng và trong hoạt động kinh doanh nói chung. Đây là một biện pháp để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá mua hàng XK VNĐ 501.310.000 546.797.961 600.810.000 Chi phí vay ngân hàng VNĐ 387.404.337 1.122.742.745 2.306.538.046 Chi phí mua hàng trong nước để XK VNĐ 0 4.951.248 11.253.180 Chi phí bán hàng XK VNĐ 55.747.526 34.134.339 45.545.879 Tổng chi phí XK VNĐ 944.461.863 1.708.626.293 2.964.174.105 (Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.7: Bảng kê các khoản chi cho hàng xuất khẩu Việc xuất khẩu được thực hiện theo đơn đặt hàng từ đối tác nước ngoài, sau khi nhận được yêu cầu, công ty thực hiện thu mua hàng hoá trong nước, giá vốn hàng mua được tính là khoản chi phí trong xuất khẩu. Trong quá trình mua hàng, công ty phải trả một số khoản chi phí như chi phí ký hợp đồng, chi phí vận chuyển, chi phí sàng lọc hàng hóa…những khoản chi phí này được tập trung vào một khoản gọi là chi phí mua hàng trong nước để xuất khẩu. Những chi phí để xuất hàng ra nước ngoài như chi phí hải quan (công ty chủ yếu xuất hàng theo đường biển), chi phí thuê công ty trung gian, chi phí vận tải nội địa, chi phí bốc xếp, lưu kho và các chi phí liên quan khác được gọi là chi phí bán hàng xuất khẩu.Trong các năm từ 2005 đến 2007, các khoản chi cho xuất khẩu luôn được công ty chú ý cắt giảm trên cơ sở hợp lý. Tuy nhiên thực tế công ty chưa thể thực hiện triệt để chu trương này của ban lãnh đạo. Nhìn chung các chi phí như chi phí mua hàng, chi phí lãi vay hay chi phí bán hàng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào giá mua hàng trong nước. Hàng mua trong nước có giá trị lớn thì công ty phải vay vốn lớn từ ngân hàng chi trả cho tiền hàng cũng như các khoản chi phí phát sinh trong xuất khẩu, dẫn đến tiền chi phí lãi vay sẽ lớn. Công ty đang tìm phương thức hợp lý, vừa tiết kiệm chi phí và vừa đảm bảo hiệu quả. Như vậy, lợi nhuận thu được từ xuất khẩu được tính theo công thức chung là khoản tiền thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi các khoản chi phí phục vụ xuất khẩu. Lợi nhuận này sau khi chia cho các cổ đông, trích lập vào các quỹ chung của công ty và cuối cùng được dành để thực hiện các hợp đồng của năm kế tiếp. Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu xuất khẩu VNĐ 3.644.008.557 6.122.112.835 6.678.414.761 Tổng chi phí xuất khẩu VNĐ 944.461.863 1.708.626.293 2.964.174.105 Lợi nhuận thu được từ xuất khẩu VNĐ 2.699.546.694 4.413.486.542 3.714.240.656 (Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.8: Kết quả lợi nhuận thu được từ xuất khẩu của công ty 2.2.1.4. Thực trạng quản trị khoản phải thu từ xuất khẩu Việc thanh toán hàng xuất khẩu được thực hiện chủ yếu qua L/C, đối với một số khách hàng quen thuộc, công ty cho phép thực hiện thanh toán qua chuyển khoản (chủ yếu là hình thức TT), thanh toán nhờ thu. Điều này dẫn đến việc khách hàng có thể trả chậm, chiếm dụng vốn khiến công ty rơi vào thế bị động. Công ty cũng nhận thức được việc phải quản lý và hối thúc khách hàng thanh toán sớm để công ty sớm thu hồi tiền. Trong một số trường hợp nhu cầu tiền cho xuất khẩu bị thiếu hụt thì công ty chưa có biện pháp sớm thu hồi tiền bằng cách sử dụng hình thức tài trợ sau khi giao hàng mà ngân hàng cung cấp. Như vậy, công ty đã lỡ bỏ qua một hình thức tài trợ mới giúp công ty sớm nhận được số tiền bù đắp cho nhu cầu vốn bị thiếu hụt từ chính khoản phải thu này. Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Phải thu của khách hàng VNĐ 36.796.847 318.539.069 108.518.912 (Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.9: Tình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 19.doc
Tài liệu liên quan