Luận văn Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT LĨNH VỰC HẢI QUAN 5

1.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan 5

1.2. Đặc điểm, nội dung của quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan 20

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT LĨNH VỰC HẢI QUAN 36

2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan 36

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan 51

2.3. Thực trạng vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật hải quan 58

2.4. Nguyên nhân hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan 61

Chương 3: YÊU CẦU KHÁCH QUAN, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT LĨNH VỰC HẢI QUAN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 67

3.1. Yêu cầu khách quan tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay 67

3.2. Quan điểm chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan 73

3.3. Giải pháp cơ bản tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan 86

KẾT LUẬN 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC 120

 

doc126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân sách Nhà nước diễn ra kéo dài, đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế-xã hội, gây thất thoát số lượng không nhỏ ngân sách nhà nước. Điều này có nguyên nhân do nội dung quy định của pháp luật và việc triển khai thiếu chặt chẽ, chưa đánh giá, nhận định, dự kiến được hết các hậu quả tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Luật. Mặt khác, cũng bộc lộ yếu kém về trình độ, về cơ chế quản lý, về quan hệ phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các ngành chức năng liên quan đến kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm Luật Thuế giá trị gia tăng [36, tr.27-28]. 2.2.3. Thực trạng thực hiện nội dung pháp luật về thủ tục hải quan. Để kịp thời áp dụng Luật Hải quan(01-1-2002), cuối năm 2001, 12 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan áp dụng cho các loại hình XNK hàng hoá, XNC phương tiện vận tải đã được ban hành[75]. Qua hơn một năm áp dụng thủ tục hải quan mới, thực tế đã cho thấy, những ưu điểm nổi bật, là: 1, đã đáp ứng được yêu cầu thực tế đổi mới, phù hợp mục tiêu cải cách hành chính, so với trước đây, đã loại bỏ bớt các khâu không cần thiết, rút ngắn thời gian tiến hành thủ tục, giảm bớt các giấy tờ doanh nghiệp phải nộp; 2, quá trình tổ chức áp dụng được quán triệt theo phương châm “tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp”; “đơn giản hoá, công khai hoá và từng bước hiện đại hoá”, và phải: giảm sự phiền hà về giấy tờ, đơn giản về các khâu trong thủ tục; chống tiêu cực, gây phiền hà, ách tắc; giảm các chi phí không cần thiết, không đáng có, nhưng, phải đảm bảo QLNN chặt chẽ, đúng pháp luật; phải phòng, chống, ngăn ngừa, hạn chế được buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế trong các hoạt động XNK hàng hoá, XNC phương tiện vận tải. Quy trình thủ tục được đơn giản hoá, từ chỗ một lô hàng phải qua 17 công chức giải quyết, nay chỉ cần 7 hoặc 8 người, riêng lô hàng miễn kiểm tra chỉ cần 3 hoặc 5 người, đã góp phần giải toả ách tắc, giảm thời gian làm thủ tục: lô hàng nhập khẩu nếu trước đây cần ít nhất một ngày, nay chỉ từ 1-2 giờ; lô hàng nhập khẩu trước đây là 2 ngày, nay tối đa 1 ngày; chứng từ phải nộp hoặc xuất trình số lượng so với trước đây, đã giảm đáng kể: đối với hàng xuất khẩu(bình thường là 4 loại, phức tạp là 7 loại), nhập khẩu (bình thường là 6 loại, phức tạp là 12 loại)[6], nên, “đa số các DN đều khẳng định Luật Hải quan và các quy trình TTHQ đã đem lại cho DN nhiều yếu tố thuận lợi, như giảm bớt thời gian làm TTHQ cho từng lô hàng XNK, giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, phương tiện vận tải của các DN; gắn trách nhiệm pháp lý đối với DN trong khai báo làm TTHQ đối với hàng hoá XNK; doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật đều được quyết định thông quan hàng hoá XNK, phương tiện vận tải XNC nhanh chóng”; “thời gian luân chuyển hồ sơ và hoàn thành TTHQ cho từng lô hàng XNK nhanh hơn so với trước khi thực hiện Luật Hải quan, nhất là các lô hàng XK. Cơ bản các lô hàng XNK đều được thông quan trong ngày, nhiều lô hàng được thông quan chỉ trong thời gian 20-30 phút”[26, tr.12]. - Năm 2002, ngành Hải quan đã làm thủ tục XNK cho 1.125.819 tờ khai, so với năm 2001, tăng 27%(892.070 tờ khai); tám tháng đầu năm 2003: làm thủ tục NK là 474.100 tờ khai, so với cùng kỳ năm 2002, tăng 23%(385.789 tờ khai), làm thủ tục XK là 428.323 tờ khai, so với cùng kỳ năm 2002, tăng 24% (345.661 tờ khai)[6]. Bên cạnh kết quả trên, việc thực hiện pháp luật về TTHQ vẫn tồn tại, bộc lộ không ít những yếu kém, bất cập, đó là: 1, tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức hải quan được bố trí, sắp xếp làm nghiệp vụ TTHQ tại các cửa khẩu chưa thông thạo kỹ năng, trình độ, kiến thức chuyên môn hạn chế, dẫn đến giải quyết công việc không dứt điểm, không làm hết chức năng; còn có tư tưởng trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại chỉ đạo từ cấp trên; 2, việc khai hải quan bằng phương pháp thủ công vẫn phổ biến, khai bằng điện tử mới chỉ thực hiện thí điểm ở một số khu vực, địa bàn, và khai bằng điện tử vẫn không tránh khỏi phải nộp đủ hồ sơ, chứng từ hải quan, nên vẫn không giải quyết dứt điểm khỏi phiền hà. 2.2.4. Thực trạng thực hiện pháp luật về kiểm tra, giám sát hải quan. Hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan, sau khi ban hành Luật Hải quan đã có nhiều ưu điểm và đột phá quan trọng, là một bước tiến mới để thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, giải phóng nhanh hàng hoá ở cửa khẩu, theo phương châm:“giảm tiền kiểm, tăng hậu kiểm”. Điều này được thể hiện: một là, đưa vào áp dụng phương thức quản lý hiện đại-quản lý rủi ro-đó là việc áp dụng phương thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra xác xuất thực tế hàng hoá không quá từ 3% đến 5% đối với hàng xuất khẩu và từ 5% đến 10% đối với hàng nhập khẩu và chỉ áp dụng kiểm tra thực tế hàng hoá 100% khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan hoặc đã nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan trong thời hạn 2 năm; hai là, tiêu chí áp dụng một trong các hình thức kiểm tra thực tế “lô” hàng hoá được xác định dựa trên cơ sở quá trình chấp hành pháp luật của chủ (người khai hải quan, chủ sở hữu hoặc người đại diện sở hữu) hàng hoá XNK; ba là, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá áp dụng trong trường hợp: chủ hàng có quá trình XK hàng hoá 1 năm hoặc lô hàng NK của chủ hàng có quá trình 2 năm nhập khẩu chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan với hình thức phạt tiền theo thẩm quyền của Chi cục trưởng Hải quan. Số liệu thực tiễn phản ánh “qua 3 tháng thực hiện Luật Hải quan, đã có 73,4% hàng XK không phải kiểm tra hải quan, chỉ có 4% phải kiểm tra 100%, số còn lại là miễn kiểm tra. Thời gian thông quan đối với 1 lô hàng XK khoảng 30 phút, đối với 1 lô hàng NK là 2 tiếng”[26, tr.12]. Qua hơn một năm thực hiện Luật Hải quan, lượng hàng hoá kiểm tra thực tế giảm đáng kể, trung bình hàng XK là 57,11%, hàng NK là 16,88%; kiểm tra xác xuất theo tỷ lệ: hàng XK là 28,36%, NK là 50,36%[6]. Bên cạnh những ưu điểm trên, cũng còn tồn tại không ít những yếu điểm, bất cập, đó là: 1, công tác cải cách, hiện đại hoá thu thập dữ liệu, xử lý thông tin, quản lý rủi ro liên quan đến đối tượng làm TTHQ, cũng như việc phân loại doanh nghiệp, tổ chức để có cơ sở quyết định các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá XNK còn nhiều bất cập, thiếu thông tin hoặc thông tin chưa đủ tin cậy; tình trạng tỉ lệ hàng hoá áp dụng kiểm tra thực tế 100% vẫn còn nhiều; 2, việc kiểm tra, giám sát chủ yếu vẫn là hình thức thủ công, chủ yếu vẫn phải kiểm tra bằng “mắt”, bằng “tay”, kết quả vẫn dựa nhiều vào cảm quan, “võ đoán”, vì cán bộ kiểm hoá không thể trang bị được kiến thức thương phẩm học của hàng chục nghìn mặt hàng; 3, cán bộ kiểm hoá vẫn phải tiếp xúc trực tiếp với “người khai hải quan”, nên không tránh khỏi có sự “mặc cả”, tiêu cực, chênh lệch giữa thực tế và hồ sơ khi phân loại, áp mã hàng hoá; 4, việc triển khai nối mạng dữ liệu điện tử giữa Hải quan địa phương với các cơ quan nhà nước chức năng để trao đổi, cung cấp thông tin về chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân XNK hàng hoá vẫn chưa được tiến hành[25; 55; 89]. Qua hơn một năm thực hiện Luật Hải quan(31-8-2003), hoạt động kiểm tra sau thông quan đã thu được một số kết quả nhất định: phúc tập, kiểm tra sau thông quan được 746.731 bộ hồ sơ hải quan, trong đó phải xử lý 1.077 bộ(đã xử lý xong 1.022 bộ), phát hiện số thuế phải truy thu trên 40 tỷ đồng(đã truy thu được gần 10 tỷ), số thuế phải truy hoàn gần 500 triệu đồng(đã truy hoàn 126 triệu), số tiền phạt hành chính phải nộp và đã nộp là 7.500.000 đồng[6]. Song, tổ chức và hoạt động kiểm tra sau thông quan vẫn trong tình trạng có nhiều bất cập, tồn tại đó là: 1, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức hải quan của hoạt động kiểm tra sau thông quan còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra, cả về số lượng và chất lượng. Hầu hết các Cục Hải quan địa phương chưa triển khai “ráo riết” về tổ chức, cán bộ và nội dung công tác cụ thể; 2, một số đơn vị chưa thành lập được hoặc đã thành lập được bộ phận kiểm tra sau thông quan, nhưng chưa bố trí đủ biên chế hoặc bố trí biên chế chưa đáp ứng thực tế hoặc công chức chưa đủ năng lực trình độ, chuyên môn. 2.3. Thực trạng vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật hải quan. - Về vi phạm pháp luật hải quan: Thực tế đã cho thấy, mặc dù Nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp, áp dụng nhiều phương thức phòng, chống, ngăn chặn, nhưng tình trạng vi phạm pháp luật hải quan vẫn diễn ra phổ biến, nghiêm trọng, chiều hướng không giảm, mà còn gia tăng về mức độ và hậu quả. Điều này, có thể thấy: 1, nếu “năm 1990 hải quan đã phát hiện được 3.374 vụ, với trị giá thu giữ 31 tỷ VNĐ. Những năm sau đó,…số vụ phát hiện được ngày càng nhiều với giá trị ngày càng tăng, mà đỉnh cao là năm 1997, Hải quan đã phát hiện được 16.700 vụ, với giá trị thu giữ 530 tỷ VNĐ; 2, sau năm 1997, số vụ buôn lậu bị phát hiện giảm do Hải quan chú trọng hơn các biện pháp phòng ngừa”[62, tr.53]; “năm 1998 số vụ bị phát hiện xử lý là 11.555 với trị giá 240 tỷ đồng, năm 1999 là 9.500 vụ với trị giá 219 tỷ đồng, năm 2000 là 6.463 vụ với trị giá 237 tỷ đồng, năm 2001 là 8.603 vụ với trị giá 17,5 tỷ”[32, tr.74]; 3, năm 2002 (đến tháng 11-2002), số vụ bị phát hiện, bắt giữ 7.319, trong đó 5.402 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, 1.581 vụ gian lận thương mại, còn lại là vi phạm về TTHQ, tổng trị giá ước tính khoảng 130 tỷ VNĐ, đã nộp ngân sách 53,3 tỷ đồng, chuyển xử lý hình sự 30 vụ[75]; năm 2003, kể từ đầu năm đến ngày 31-8-2003 ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ 6.891 vụ, trong đó có 3.361 vụ buôn lậu, 626 vụ gian lận thương mại, 2.094 vụ vi phạm TTHQ, tổng trị giá hàng hoá vi phạm khoảng 239,3 tỷ đồng, 15,648 triệu USD và 13,9 kg vàng, khởi tố hình sự 25 vụ, trong đó Hải quan khởi tố 04 vụ, chuyển cơ quan điều tra khởi tố 21 vụ[78]. Cùng với lực lượng Hải quan, những năm qua, các cơ quan của Nhà nước có chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động XNK, cũng tích cực đấu tranh, phát hiện được nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, thu nhiều kết quả khá khả quan, góp phần tạo lập lên mặt trận chung chống buôn lậu trong cả nước, đẩy lùi “quốc nạn” này. Chẳng hạn, từ năm 2001 đến tháng 9-2003, Bộ đội Biên phòng phối hợp với Hải quan bắt giữ, điều tra, xử lý 2.571 vụ và 8.542 đối tượng vi phạm pháp luật hải quan, trong đó, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới 1.042 vụ(bắt giữ 4.510 đối tượng, 106 phương tiện, tịch thu xung công quỹ hàng trăm tỷ đồng), 07 vụ ma tuý(bắt giữ 13 đối tượng, thu giữ 0,8 kg hêrôin, 8,6 kg thuốc phiện, 230 viên ma tuý tổng hợp, 29.000 viên và ống thuốc gây nghiện), 08 vụ vận chuyển, lưu hành tiền giả(thu giữ 152 triệu đồng, 2.800 nhân dân tệ, 4.500 USD giả)[9]. Kết quả đấu tranh chống buôn lậu của Cảnh sát kinh tế(điển hình) ở một số năm, như sau: Sáu tháng đầu năm 1998, phát hiện 5.329 vụ, trị giá 189,791 tỷ VNĐ, chuyển điều tra khởi tố 299 vụ án và 465 bị can[87, tr.18]; sáu tháng đầu năm 2000, phát hiện 5.110 vụ, trị giá 78, 215 tỷ VNĐ, đề nghị truy thu thuế 8,615 tỷ VNĐ[10, tr.10]; năm 2002, đã điều tra, phát hiện 13.310 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trị giá 244,657 tỷ VNĐ [40, tr.17]. Thực trạng vi phạm pháp luật hải quan, thông qua số liệu vụ việc đã được phát hiện, bắt giữ, xử lý trong những năm qua, đã chứng tỏ nhận định: - “Quản lý kinh tế đối ngoại còn nhiều sơ hở; hàng nhập lậu tràn lan...”[18, tr.19]. - Hoạt động chống buôn lậu, gian lận của các ngành chức năng chưa đạt được yêu cầu quản lý đặt ra, vì vậy: “nạn buôn lậu, làm hàng giả trầm trọng và kéo dài, [18, tr.24]. Điều này đã cho thấy: “Trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu, chúng ta đã thu được một số kết quả; nhưng kết quả đó chưa cơ bản, chưa vững chắc còn ở mức rất thấp so với yêu cầu”[13], và “Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định chính trị, xã hội, làm băng hoại một bộ phận cán bộ, viên chức Nhà nước”[85]. - Nguy hiểm hơn, một số cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất trong ngành Hải quan và lực lượng chức năng chống buôn lậu, chưa nhận thức đầy đủ về chức trách, nhiệm vụ chống buôn lậu, thậm chí đã trực tiếp buôn lậu hoặc tiêu cực, thông đồng, tiếp tay, bảo kê cho buôn lậu dẫn đến phải bị xử lý bằng hành chính và hình sự. - Bên cạnh đó, tình trạng chống người thi hành công vụ trong khi thực hiện chống buôn lậu gia tăng nghiêm trọng, đến mức “báo động đỏ” trên khắp các địa bàn hoạt động hải quan. - Về xử lý vi phạm pháp luật lĩnh vực hải quan. Dưới chế độ XHCN “pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, “không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Mọi vi phạm đều phải được xử lý”[17, tr.121]. Vì vậy, hoạt động xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan, một mặt nhằm đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh, pháp chế XHCN được tôn trọng, mặt khác đó là những biện pháp “trừng trị” nghiêm khắc bằng hình thức hành chính và hình sự, thể hiện thái độ của Nhà nước nhằm uốn nắn những sai lệch “chuẩn mực” trong quản lý lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Trong những năm qua, ngành Hải quan “đã phát hiện và xử lý hàng nghìn vụ vi phạm pháp luật hải quan, trong đó có nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển ma tuý lớn, ngăn chặn, bắt giữ nhiều tài liệu phản động, đồi truỵ”[37, tr.14]. Chẳng hạn, từ năm 1994 đến tháng 5-1997, ngành Hải quan đã xử lý 38.115 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó: khởi tố hình sự 118 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 37.997 vụ; tổng trị giá hàng vi phạm: 992,60 tỷ VNĐ[80, tr.108]. Song, bên cạnh đó, hoạt động xử lý vi phạm pháp luật hải quan vẫn còn có nhiều điểm yếu, tồn tại, đó là: Tình trạng đùn đẩy, dựa dẫm dẫn đến nhiều vụ việc bị kéo dài; một số vụ vi phạm xử lý còn không nghiêm, vi phạm trình tự, nguyên tắc xử lý, gây thiệt hại vật chất, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân, như: vụ nhập khẩu giấy Krapt, vụ nhập khẩu giấy của Công ty Đức Tiến, vụ nhập khẩu 10 nghìn tấn phân Urê của Vinalimex… 2.4. Nguyên nhân hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan. 2.4.1. Những tác động khách quan tiêu cực, yếu kém của cơ chế quản lý vĩ mô, ảnh hưởng mặt trái của kinh tế thị trường, toàn cầu hoá. - Một là, nền “kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực mâu thuẫn với bản chất chủ nghĩa xã hội. Đó là xu thế phân hoá giàu nghèo quá mức, là tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm...”[19, tr.72]. Mặt khác, nền kinh tế thị trường ở nước ta mới khởi hành được hơn 15 năm, còn đang ở mức “sơ khai”, thiếu kinh nghiệm tổng kết thực tiễn; nhiều tiêu cực đang hàng ngày, hàng giờ phát sinh, chưa thể kiểm soát, ngăn chặn được: “đó là lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm pháp luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, xâm phạm nghiêm trọng tài sản XHCN và của công dân”[18, tr.25]. Trong kinh tế thị trường, “nằm trong bàn tay của thương nhân, sự sùng bái đồng tiền được giữ gìn chu đáo. Thương nhân gánh lấy trách nhiệm làm cho mọi người thấy rõ rằng tất cả mọi hàng hoá và tất cả những người sản xuất ra hàng hoá đều phải thành kính phủ phục đến mức nào trong cát bụi khi đứng trước đồng tiền” và hiện nay “thế lực của đồng tiền chưa bao giờ lại biểu hiện với một sự thô bạo và tàn nhẫn có tính chất nguyên thuỷ như trong thời kỳ thanh xuân của nó”[46, tr.247]. Thực tế đã cho thấy, Hải quan là trung tâm xung đột về lợi ích, hàng ngày hàng giờ, số đông cán bộ, công chức Hải quan phải tiếp xúc với hàng, tiền, đối mặt với nhiều thủ đoạn cám dỗ, mua chuộc vật chất, phải đấu trí, đấu mưu, đấu lực với buôn lậu, gian lận thương mại, phải đấu tranh với chính mình trước tiền, hàng, những mặt trái tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và đã bị sa ngã không ít[38, tr.21]. - Hai là, tham gia hội nhập với nền kinh tế thế giới, nước ta vừa thiếu kinh nghiệm, vừa thiếu hiểu biết thực tiễn. Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới, yêu cầu khách quan phải hội nhập cả luật lệ, nhưng chúng ta vừa thiếu, vừa yếu, vừa không phù hợp, lại vừa không thông thạo, “rành rẽ” các “luật chơi”. Mặc dù, Hải quan Việt Nam gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới(năm 1993), nhưng đến nay, đang chưa đủ điều kiện hoặc còn bảo lưu tham gia các công ước về hải quan, như Công ước Kyoto về đơn giản hoá và thống nhất hoá thủ tục hải quan(sửa đổi), Công ước Nairobi phối hợp chống buôn lậu giữa các quốc gia… - Ba là, giá cả một số mặt hàng của các nước ngoài quá rẻ. Hàng hoá do nước ta sản xuất, đa số giá thành còn cao, giá cả còn chưa phù hợp với sức mua của nhiều tầng lớp dân cư, nhất là tầng lớp có thu nhập thấp, mặt khác, chất lượng kém, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng, thị hiếu đông đảo người tiêu dùng, chưa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập. - Bốn là, một số nước trong khu vực không có chủ trương, biện pháp kiên quyết và sẵn sàng phối hợp chống buôn lậu với nước ta. Thậm chí có nơi, có lúc, còn “ngầm” khuyến khích đẩy nhiều hàng lậu vào nước ta, không đồng tình với việc dán tem hàng nhập khẩu của ta, xây dựng kho bãi sát đường biên giới cho bọn buôn lậu tập kết hàng hoá, có nhiều hình thức khuyến khích thưởng cho bọn buôn lậu, “cửu vạn” vận chuyển được nhiều hàng lậu vào nước ta. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế của đông đảo đồng bào các dân tộc vùng giáp biên giới, cửa khẩu còn khó khăn, dân trí thấp, nhiều vùng chưa có hoặc thiếu việc làm. Nhà nước tuy đã có nhiều dự án để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân trong khu vực, nhưng việc triển khai thực hiện hiệu quả còn thấp, nên đã trực tiếp đi buôn lậu hoặc tiếp tay cho buôn lậu để có thu nhập[44]. 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật lĩnh vực hải quan. - Một là, tình trạng thiếu thống nhất, thiếu rõ ràng, không cụ thể, chưa đồng bộ trong hệ thống pháp luật lĩnh vực QLNN về hải quan chưa được khắc phục về cơ bản. Nhiều văn bản QPPL còn phải trải qua nhiều cấp thể chế hoá thành các văn bản dưới dạng Nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư thì mới có thể thực hiện được. Nhiều văn bản theo quy định, đáng lẽ phải được cụ thể hoá, chi tiết để khi nó có hiệu lực, thì đồng bộ thực hiện được ngay, nhưng nhiều trường hợp thực tế văn bản chi tiết ban hành rất chậm. Thực tiễn cho thấy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức Chính phủ để cải cách bộ máy nhà nước là cần thiết, nhưng trên thực tế nhiều vấn đề chưa được giải quyết đồng bộ, chậm ban hành văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành, đã làm nảy sinh nhiều khó khăn trong thực hiện, cũng như giải quyết vướng mắc đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong QLNN lĩnh vực hải quan[37, tr.15]. Mặt khác, do sự phát triển của thực tế, một số văn bản QPPL đã không còn phù hợp, tình trạng nhiều cơ quan ban hành văn bản để tham gia QLNN lĩnh vực hải quan, nhưng thiếu phối hợp chặt chẽ, nên không đồng bộ; có những văn bản ban hành đã nhiều năm, có những vấn đề không được theo dõi hệ thống, đã rơi vào quên lãng[53, tr.48]. Bên cạnh đó, nhiều quy định có lúc, có nơi, vẫn còn sơ hở hoặc chưa phù hợp thực tế quản lý, chưa hợp lý, chưa cụ thể, giải thích chưa thống nhất, tạo nhiều kẽ hở để buôn lậu, gian lận thương mại tồn tại và phát triển, lợi dụng, luồn lách. - Hai là, hoạt động rà soát văn bản QPPL trong ngành Hải quan đã không được quan tâm đúng mức, không trở thành hoạt động “chủ đạo” thường xuyên; nếu được tiến hành thì mang tính chất “sự vụ”, “nhất thời”…chỉ giải quyết một mục tiêu quản lý nào đó liên quan đến nội dung cần rà soát, hoặc hệ thống hoá; chưa trở thành nội dung hỗ trợ đắc lực cho xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về lĩnh vực hải quan. 2.4.3. Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan. Thứ nhất: Những nguyên nhân khách quan. - Một là, tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp XNK hàng hoá, hoá đơn chứng từ còn thiếu chặt chẽ, hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, nhất quán đã gây khó khăn cho cả phía DN lẫn cơ quan quản lý thực thi pháp luật; nhiều đối tượng xấu luôn luôn tìm sơ hở trong các văn bản pháp luật, chính sách, cơ chế quản lý để lừa đảo, cố ý làm trái, buôn lậu, tham nhũng. Theo ông Mai Thúc Lân-phó Chủ tịch Quốc hội thì “Doanh nghiệp mất tích, doanh nghiệp bán hoá đơn” không phải lỗi tại Luật, mà do buông lỏng vai trò QLNN trong thực thi pháp luật nhất là khâu “hậu kiểm”[42, tr.14-15]. Vẫn còn tồn tại tình trạng đối tượng, DN móc nối với một bộ phận cán bộ, công chức hải quan thoái hoá biến chất ở các cửa khẩu để buôn lậu, XNK hàng cấm…; tình trạng quay vòng hoá đơn, chứng từ bộ hồ sơ hàng XNK bị tịch thu, bán đấu giá chậm được khắc phục; nhiều vụ việc và hình thức gian lận thương mại chưa được ngăn chặn xử lý kịp thời; tình trạng hàng nhập lậu bán công khai và tràn lan trên thị trường nội địa chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu; chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các loại phương tiện vận chuyển hàng lậu từ biên giới vào nội địa. - Hai là, nạn tham nhũng, là một trong những nguyên nhân nuôi dưỡng và làm gia tăng buôn lậu và gian lận thương mại. Thế nhưng, việc tổ chức hoạt động phòng, chống buôn lậu, tham nhũng ở nhiều nơi, nhiều địa phương chưa được các cấp, các ngành, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo đúng mức; sự phối hợp chưa tốt, chưa tạo được sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành một cách quyết liệt hơn; cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật, phương tiện hoạt động còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu; đường biên giới dài, địa hình phức tạp. Công tác phòng, chống tiêu cực trong nội bộ các ngành hữu quan đã được chú ý, nhưng chưa kiên quyết. Hiện tượng sống chung với buôn lậu, với tiêu cực đã tồn tại từ lâu, nhưng chậm phát hiện và khắc phục hoặc phát hiện mà không xử lý nghiêm minh. Việc thực hiện phối hợp giữa các lực lượng tham gia chống buôn lậu chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, thậm chí vì lợi ích cục bộ, địa phương mà gây cản trở, hạn chế nhau, chưa thật kiên quyết bắt giữ, xử lý tội phạm buôn lậu. ý thức trách nhiệm trong tổ chức, chỉ đạo chống buôn lậu ở một vài địa phương và Bộ, ngành chưa đầy đủ, chưa kiến quyết, triệt để, còn vì quyền lợi cục bộ, vì tăng nguồn thu ngân sách địa phương, chưa thực hiện nghiêm túc các chủ trương, biện pháp về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. - Ba là, nhiều vụ việc xử lý vi phạm pháp luật về lĩnh vực hải quan chưa kịp thời, chưa đủ nghiêm khắc, chưa đủ răn đe, ngăn ngừa tái vi phạm, hoặc tái phạm tội. Thứ hai: Nguyên nhân chủ quan. - Một là, quá trình tổ chức, triển khai thực hiện pháp luật QLNN lĩnh vực hải quan nhiều khi thiếu quyết tâm, thiếu nhất trí, lúng túng, hiệu quả chưa đạt yêu cầu đề ra; vẫn còn tồn tại tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không muốn vứt bỏ “lợi ích” của cả một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức hải quan và một bộ phận doanh nghiệp. Hơn nữa, “tình trạng muốn níu kéo cách quản lý cũ không còn phù hợp, chưa tích cực tìm tòi cái mới; việc nghiên cứu pháp luật hải quan, pháp luật khác có liên quan và hướng dẫn nghiệp vụ chưa sâu, chưa toàn diện, chưa đến đủ với đông đảo công chức hải quan; kỹ năng làm việc còn hạn chế; ý thức chấp hành chưa nghiêm, còn quen dựa dẫm, đùn đẩy…”[37, tr.15]. - Hai là, trong lĩnh vực hải quan, việc “cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp”, nhiều lúc nhận thức còn có những biểu hiện lệch lạc, cho rằng cải cách hành chính, chỉ là “sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL cho phù hợp thực tiễn. Việc đó thuộc các cấp có thẩm quyền. Cấp dưới chỉ việc chấp hành cho đúng”[80, tr.74]. Nhiều năm qua, tổ chức, bộ máy của ngành Hải quan được thiết lập “cồng kềnh, lực lượng trung gian”“nhiều hơn lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ ở cơ sở”, “việc quản lý chỉ đạo chưa đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất”[80, tr.72], gây khó khăn không ít cho việc thực hiện thống nhất QLNN lĩnh vực hải quan. Việc quản lý cán bộ, công chức hải quan còn nhiều tiêu cực, yếu kém, không ít cán bộ, công chức hải quan “vừa kém về đạo đức, phẩm chất, vừa yếu về năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ”[20, tr.78], “một bộ phận giảm sút ý chí chiến đấu, thoái hoá biến chất, chạy theo địa vị, lợi ích vật chất, gây rối nội bộ, vi phạm pháp luật”[80, tr.75], “sa ngã” đã tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, lợi dụng chính sách để lừa đảo chiếm đoạt tiền thuế GTGT của Nhà nước,… - Ba là, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lĩnh vực hải quan trong toàn ngành Hải quan chưa được coi trọng đúng mức, chưa liên tục, thiết thực. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, hướng dẫn và tuyên truyền, giáo dục nhân dân địa phương phục vụ việc phòng ngừa và động viên mọi người tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại còn nhiều hạn chế, chưa thực sự có tính thuyết phục, hiệu quả. Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục, nâng cao nhận thức, hiểu biết về Luật Hải quan và nghiệp vụ XNK của các doanh nhân còn nhiều hạn chế, đứt đoạn, đơn điệu. Tình trạng nhiều người đến làm thủ tục hải quan khi khai hải quan do trình độ, hiểu biết pháp luật và nghiệp vụ hải quan còn hạn chế, bỡ ngỡ đã dẫn đến lúng túng, kéo dài thời gian khai báo, làm ảnh hưởng đến các khâu nghiệp vụ khác. Tiểu kết Chương 2 Pháp luật với vai trò là công cụ QLNN lĩnh vực hải quan, đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, sử dụng ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMODAU.DOC
  • docBIA.DOC
  • docDMTLTK.DOC
  • docDMTVIE~1.DOC
  • docMUCLUC.DOC
Tài liệu liên quan