Luận văn Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng bắc trung bộ Việt Nam giai đoạn 2005-2020

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÙNG BẮC TRUNG BỘ 2

I/ Giới thiệu chung về vùng Bắc Trung Bộ 2

1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 2

1.1 Vị trí địa lý và đơn vị hành chính 2

1.2 Các lợi thế của vùng: 2

2. Dân số và nguồn nhân lực: 4

3. Đánh giá chung về thực trạng kinh tế - xã hội của vùng 5

3.1 Lợi thế: 5

3.2 Hạn chế: 6

4. Thực trạng mạng lưới đường Giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ 7

4.1 Đặc điểm chung của hạ tầng giao thông nông thôn 7

4.2 Đặc điểm mạng lưới đường Giao thông nông thôn của vùng Bắc Trung Bộ: 12

4.3. Đánh giá về mạng lưới GTNT của vùng: 14

II/ Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ 17

1. Nguồn vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ 17

1.1 Nguồn vốn từ ngân sách trung ương 18

1.2 Nguồn từ ngân sách địa phương 19

1.3 Nguồn đóng góp của nhân dân 19

1.4 Các nguồn vốn khác 19

1.5 Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư cho GTNT vào vùng Bắc Trung Bộ 20

2. Tình hình thu hút vốn đầu tư 21

III/ Thực trạng quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ 28

1. Quy định về phân cấp quản lý nguồn vốn 28

1.1 Vốn ngân sách Nhà nước: 28

1.2 Vốn ODA 29

2. Thực trạng tổ chức quản lý sử dụng vốn: 30

2.1 Công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển GTNT 30

2.2 Công tác lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và dự toán. 31

2.3 Công tác cấp vốn và phân bổ vốn cho các địa phương 33

2.4 Công tác di dân, giải phóng mặt bằng và tái định cư: 34

3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư theo hạng mục: 36

3.1. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng mới 37

3.2. Nguồn vốn đầu tư cho công tác nâng cấp, cải tạo đường GTNT 38

3.3. Sử dụng vốn đầu tư phát triển GTNT theo từng tỉnh 41

 3.3.1 Tỉnh Thanh Hoá: 41

 3.3.2 Tỉnh Nghệ An: 42

 3.3.3 Tỉnh Hà Tĩnh: 43

 3.3.4 Tỉnh Quảng Bình: 44

 3.3.5 Tỉnh Quảng Trị: 45

 3.3.6 Tỉnh Thừa Thiên Huế: 46

IV/ Đánh giá chung tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư 48

1. Những kết quả đạt được 48

2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 50

CHƯƠNG II: NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ TRONG GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÙNG BẮC TRUNG BỘ 53

I/ Mục tiêu phát triển GTNT vùng Bắc Trung Bộ và nhu cầu Vốn đầu tư 53

1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vùng Bắc trung bộ 53

2. Mục tiêu phát triển GTNT vùng Bắc Trung Bộ 54

3. Nhu cầu vốn đầu tư cho GTNT 56

II/ Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển GTNT vùng Bắc Trung Bộ 57

1. Các giải pháp về thu hút vốn đầu tư 57

1.1 Nguồn ngân sách Trung ương 57

1.2 Nguồn ngân sách Địa phương 59

1.3 Nguồn tài trợ từ nước ngoài 60

1.4 Nguồn đóng góp nhân dân 61

1.5 Các nguồn vốn khác 63

1.6. Các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển GTNT: 64

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 65

2.1. Đổi mới nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và lập kế hoạch phát triển GTNT 65

2.2 Tăng cường chất lượng công tác lập và thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và dự toán. 67

2.3. Hoàn thiện chính sách cấp vốn và phân bổ vốn cho các địa phương 69

2.4 Cải tiến công tác di dân, giải phóng mặt bằng và tái định cư: 72

2.5. Giải pháp về kết cấu mặt đường giao thông nông thôn 73

2.6 Chính sách phát triển hài hoà giữa xây dựng và bảo trì: 75

3. Một số giải pháp khác 77

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng bắc trung bộ Việt Nam giai đoạn 2005-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết như: Tình trạng xây dựng và cơi nới nhà ở trái phép, tiến độ di chuyển dân, mồ mả tại một số xã còn chậm, trách nhiệm của một số cán bộ xã còn chưa cao, chưa quyết liệt nên xảy ra tình trạng dây dưa kéo dài và phát sinh nhiều mâu thuẫn mới. Trước mắt, các Ban Ngành sở tại và huyện cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ hơn nữa trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc của công tác giải phóng mặt bằng, Ban quản lý giao thông cần tăng cường kiểm tra giám sát tiến độ chất lượng xây dựng tại các khu tái định cư, các ngành chức năng cần tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương trong việc chấn chỉnh tình trạng xây dựng, cơi nới nhà ở trái phép của các hộ dân trong vùng, địa phương. Hiện nay, việc giải phóng mặt bằng, tái định cư chưa được xem xét như một dự án đi liền với dự án đầu tư, các Ban Ngành có các chính sách chủ yếu tập trung vào việc đền bù các thiệt hại về đất và các tài sản gắn liền với đất mà không quan tâm đến việc hỗ trợ và khôi phục việc làm và đời sống cho những hộ tái định cư, nhất là đối với những hộ mà chủ yếu sống nhờ vào đất đai như làm nghề nông nghiệp trồng lúa, hoa màu…. Việc đền bù, giải phóng mặt bằng đang là thách thức lớn trong phát triển hạ tầng GTNT và là nguyên nhân gây bất ổn xã hội tại một số địa phương. Sắp tới các Tỉnh sẽ phải đổi mới chính sách thu hồi đất phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội. Cái cần thiết và quan trọng nhất trước mắt vẫn là sự đồng thuận của người dân đối với các chính sách của Nhà nước trong công tác đền bù và di dời tới những khu tái định cư mới. Vấn đề này đang gặp không ít khó khăn do tình hình kinh tế có nhiều biến động, khung giá đất đền bù liên tục thay Đền bù giải phóng mặt bằng là một vấn đề nóng. 3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư theo hạng mục: Các chuyên gia cho rằng, vấn đề lớn nhất của GTNT tại Bắc Trung Bộ là sự không cân đối giữa nguồn vốn cho đầu tư và vốn cho bảo trì bảo dưỡng đường, và thiếu nguồn vốn cho phát triển GTNT ở các vùng, huyện, xã nghèo, khó khăn nhất. Vào thời điểm này, một trở ngại lớn nhất đang đặt ra đối với GTVT nước ta là GTNT còn rất yếu kém và không đồng bộ, cơ sở vật chất vừa thiếu thốn, vừa lạc hậu lại bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là đường giao thông miền núi chưa được mở mang phát triển. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến vận chuyển, cung cấp hàng hóa, dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại, lâm nghiệp, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay Thủ tướng chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục đầu tư hoàn thành dứt điểm các dự án chưa hoàn thành hoặc đang tạm ngừng thi công trong vùng Bắc Trung Bộ. Ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, cảng biển, các công trình thuỷ lợi đầu mối có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất, hạ tầng du lịch và các ngành kinh tế khác. Bảng 10: Tình hình sử dụng vốn cho GTNT vùng Bắc Trung Bộ (Đvị: tỷ đồng) TT Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 I Vốn đầu tư xây dựng 936,6 1.284,1 1.200,5 1.525,1 1.675,9 1.865,8 2.015,7 1.814,2 1 Xây dựng mới 902,0 1.245,0 1.164,9 1.481,4 1.631,1 1.818,7 1.966,8 1.770,1 2 Nâng cấp,cải tạo 34,6 39,1 35,6 43,7 44,8 47,1 48,9 44,0 II Tổng vốn bảo trì 71,4 62,1 66,9 65,8 67,8 70,0 74,0 66,6 1 Bảo dưỡng thường xuyên 49,3 39,2 41,8 40,2 41,7 43,3 46,3 41,7 2 Sửa chữa định kỳ, đột xuất 22,2 22,9 25,1 25,7 26,1 26,7 27,7 24,9 Tổng 1.008,0 1.346,1 1.267,4 1.590,9 1.743,7 1.935,8 2.089,7 1.880,8 (Nguồn: Viện chiến lược phát triển) Việc đầu tư của ngân sách vào xây dựng hệ thống GTNT chủ yếu là cho các tuyến đường huyện, đường xã như xây dựng mới, làm mới, cứng hoá, cải tạo, nâng cấp mặt, xây dựng đường, cống thoát nước….Vốn dành cho duy tu, bảo dưỡng sửa chữa đường còn rất hạn chế. Trong đó vốn dành cho xây dựng mới các tuyến đường là 93,97%, nâng cấp cải tạo hệ thống đường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 2,5%, vốn dành cho bảo dưỡng thường xuyên chiếm 2% và vốn dành cho sửa chữa định kỳ, đột xuất chiếm một tỷ lệ rất rất nhỏ 1,5%. Năm 2008, vốn dành cho GTNT giảm một cách rõ rệt, giảm 10% so với năm 2007, do có nhiều khó khăn trong đầu tư xây dựng, các công trình giao thông đang hoạt động hầu như tạm ngừng xây dựng do vẫn chưa giải quyết được vấn đề vốn, các công trình chưa thi công thì vẫn còn nằm trên giấy tờ, một số khó khăn nữa như biến động về giá cả, bão, lụt gây thiệt hại lớn về người và các công trình. 3.1. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng mới Trong 10 năm gần đây mạng lưới đường GTNT vùng Bắc Trung Bộ đã được Nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo nhắm xóa đói giảm nghèo cho các khu vực nông thôn qua các dự án "chương trình 135" của Chính phủ, dự án GTNT1 (tổng số gồm 18 tỉnh trong đó vùng Bắc Trung Bộ có 3 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh); dự án GTNT2 (tổng số gồm 40 tỉnh trong đó vùng Bắc Trung Bộ có đủ cả 6 tỉnh) và đang thực hiện dự án GTNT 3 (tổng số gồm 40 tỉnh trong đó vùng Bắc Trung Bộ gồm toàn bộ 6 tỉnh) do Ngân hàng thế giới WB tài trợ. Tuy nhiên mạng lưới GTNT trong vùng rất lớn, các dự án chưa đáp ứng được nhu cầu nên hầu hết đường GTNT trong vùng là đường cấp phối và đất, tỉ lệ đường được trải mặt thấp, chất lượng xấu. +) Phân loại theo mặt đường: - Đường BTXM: 2.581 km, chiếm 8,6% - Đường nhựa: 3.149 km, chiếm 10,5% - Đường đá dăm: 991 km, chiếm 3,3% - Đường cấp phối : 9.461 km, chiếm 31,6% - Đường đất: 13.805 km, chiếm 46% +) Phân theo chất lượng mặt đường: - Đường tốt: 4.219 km, chiếm 14,1% - Đường trung bình : 6.679 km, chiếm 22,3% - Đường xấu : 16.945 km, chiếm 56,6% Vốn đầu tư xây dựng mới, nâng cấp GTNT thời gian qua chủ yếu từ ngân sách địa phương, chiếm trên 50%, trong đó ngân sách tỉnh chiếm khoảng 40%. Nguồn vốn do dân đóng góp chiếm tỷ lệ đáng kể, từ 15-25% tùy thuộc từng tỉnh, với các hình thức chủ yếu như ngày công lao động, vật liệu hoặc bằng tiền; nguồn vốn này chủ yếu để xây dựng, nâng cấp đường xã. Vốn dành cho đầu tư xây dựng mới bao giờ cũng được ưu tiên, cũng ở một mức cao, các địa phương thường tập trung đầu tư xây dựng mới cho các xã chưa có đường giao thông đến trung tâm xã, cụm xã, nhằm giúp cho người dân có thể thông thương buôn bán, đi lại một cách thuận lợi. Vốn cho xây dựng mới thường chiếm tỷ lệ cao 95- 97% so với nguồn vốn đầu tư xây dựng. Đến năm 2007, Bắc Trung Bộ còn có 31 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm chủ yếu ở 3 tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An và Quảng Bình. Trong số này có 25 xã có khả năng mở đường đến trung tâm, 6 xã còn lại ít có khả năng mở đường đến trung tâm. Chiến lược phát triển GTNT cụ thể như sau: xây dựng mới đường vào đến trung tâm xã, cụm xã cho đến 25 xã trong vùng với tổng chiều dài 263,2 km. Các khu vực ít có khả năng và không có khả năng mở đường đến thì xây dựng mới đường vào trung tâm xã, cụm xã cho 6 xã trong vùng với tổng chiều dài 221,36 km, đạt tiêu chuẩn loại B hoặc quy mô nhỏ hơn. Vùng Bắc Trung Bộ với diện tích đồi núi chiếm 80% nên suất vốn đầu tư cho GTNT tại vùng là khá cao. Phần lớn các dự án đều áp dụng theo đúng định mức quy định của Nhà nước. Thông thường mức vốn đầu tư xây dựng 1km đường giao thông cấp IV miền núi khoảng 2- 2,6 tỷ đồng, đường cấp V miền núi là khoảng 1,5- 2 tỷ đồng. Việc quản lý vốn đầu tư theo định mức là rất chặt chẽ bởi các dự án đầu tư cho GTNT sử dụng vốn ngân sách đều là đường huyện và đường xã do cấp huyện trực tiếp quản lý và sử dụng. Bên cạnh đó, do nguồn vốn ngân sách địa phương còn hạn hẹp, quy mô của dự án GTNT nhỏ, nên tỷ lệ dự án quyết toán vốn đầu tư vượt định mức là không nhiều, phần lớn các dự án đều phải điều chỉnh dự toán là do nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt….thường xuyên xảy ra vào mùa mưa ở Bắc Trung Bộ gây thiệt hại lớn, phá huỷ hệ thống GTNT, phải đầu tư tiền của vào khôi phục, sửa chữa đường. 3.2. Nguồn vốn đầu tư cho công tác nâng cấp, cải tạo đường GTNT Đầu tư cải tạo, nâng cấp mạng lưới đường GTNT vùng Bắc Trung Bộ cần có nguồn vốn lớn và thời gian dài thì mới có thể tạo ra mạng lưới đường GTNT hoàn chỉnh đáp ứng phát triển kinh tế nông thôn mở mang văn hoá cho đồng bào các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Vùng Bắc Trung Bộ được phân ra 2 khu vực để dễ quản lý như sau: Khu vực kinh tế phát triển : bao gồm các huyện được tính từ đường Hồ Chí Minh ra biển và các huyện dọc các trục quốc lộ, tỉnh lộ. Nâng cấp các tuyến đường đạt cấp kỹ thuật quy định: đường huyện đạt cấp IV, V; đường xã đạt cấp V hoặc đường GTNT loại A. Tỷ lệ đường được rải mặt (nhựa+BTXM) đạt 60% vào năm 2010 và 100% vào năm 2020. Khu vực kinh tế còn kém phát triển: bao gồm các huyện được tính từ đường Hồ Chí Minh lên biên giới Việt- Lào. Nâng cấp các tuyến đường đạt cấp kỹ thuật quy định, đường huyện đạt cấp V hoặc đường Giao thông nông thôn loại A; đường xã đạt cấp đường Giao thông nông thôn loại A hoặc B. Tỷ lệ đường được rải mặt (nhựa+BTXM) đạt 25% vào năm 2010 và 50% vào năm 2020. Địa phương cần quan tâm, cải thiện tình trạng và chất lượng của hệ thống đường nông thôn để phương tiện vận tải có thể hoạt động hiệu quả hơn, trong mọi điều kiện thời tiết là cực kỳ quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo để phát triển nông thôn. Vì thế hàng năm phải có một khoản chi phí nhất định để xây dựng và nâng cấp các tuyến đường GTNT. Nguồn vốn dành cho nâng cấp cải tạo hệ thống đường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 2,5%, vốn dành cho bảo dưỡng thường xuyên chiếm 2% và vốn dành cho sửa chữa định kỳ, đột xuất chiếm một tỷ lệ rất rất nhỏ 1,5%. Trên thực tế, các chi phí này sẽ được các cơ quan có trách nhiệm của địa phương dự toán hàng năm như một phần của hệ thống quản lý và lập kế hoạch bảo trì. Hàng năm, mỗi tỉnh chuẩn bị một ngân quỹ lập kế hoạch riêng cho vốn đầu tư, vốn bảo trì GTNT. Vốn dành cho duy tu bảo trì bảo dưỡng trong vùng chỉ chiếm khoảng 2,5 - 3% so với tổng vốn đầu tư. Do nguồn vốn bảo trì đường GTNT còn hạn chế, mô hình tổ chức quản lý đường GTNT còn nhiều bất cập, thói quen bảo trì chưa được duy trì. Việc nghiên cứu, sử dụng loại vật liệu, kết cấu mặt đường phù hợp chưa được quan tâm đúng mức cho nên tình trạng khai thác sử dụng vật liệu trong xây dựng và bảo trì đường Giao thông nông thôn còn nhiều hạn chế như địa phương chỉ quan tâm đến bảo trì đường huyện, ít quan tâm đến đường xã, chủ yếu là do dân trên địa bàn tự bảo trì bảo dưỡng; địa phương muốn sử dụng mặt đường nhựa hoặc BTXM nhưng chi phí lớn, ngân sách địa phương không đáp ứng đủ, không đủ khả năng để thực hiện; địa phương muốn sử dụng vật liệu tại chỗ, nguyên liệu rẻ, chi phí thấp nhưng đường lại thường bị phá huỷ sau 2-3 năm. Trong quá trình sử dụng, vùng Bắc Trung Bộ thường chịu tác động trực tiếp của khí hậu khắc nghiệt, lũ lụt xảy ra thường xuyên. Vùng ven biển chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, vấn đề lưu lượng vận tải tăng lên, đặc biệt là các tuyến đường có lưu lượng xe lớn. Nếu không quan tâm đến công tác bảo trì đường nông thôn thì sau khi hoàn thành công tác khôi phục nâng cấp sẽ dẫn đến hậu quả là đường xuống cấp và bị phá hoại nhanh chóng. Bảng 11: Bảng khối lượng đường GTNT được bảo trì giai đoạn 2006 - 2008 TT Tỉnh Giai đoạn 2006 - 2008 Khối lượng (km) Tỷ lệ(%) I Đường huyện 7,416 79.86 1 Thanh hoá 1,731 83.16 2 Nghệ An 2,722 76.21 3 Hà Tĩnh 1,245 78.04 4 Quảng Bình 716 80.17 5 Quảng Trị 523 83.39 6 Thừa Thiên Huế 477 92.62 II Đường xã 10,047 44.52 1 Thanh hoá 2,44 54.50 2 Nghệ An 2,372 44.58 3 Hà Tĩnh 1,255 34.01 4 Quảng Bình 1,39 50.36 5 Quảng Trị 1,297 35.39 6 Thừa Thiên Huế 1,292 48.70 Tổng cộng 17,463 62.19 (Nguồn: Chiến lược phát triển GTNT Bắc Trung Bộ) Tất cả đường GTNT sau khi được xây dựng, nâng cấp và đưa vào khai thác, đều phải đưa vào bảo trì. Các địa phương cần tiếp tục nâng cao nhận thức và tạo lập thói quen bảo trì, bảo dưỡng đường giao thông nông thôn, tránh để trình trạng đường ngày một xuống cấp, tạo điều kiện cho giao thông được thuận lợi. và chỉ đáp ứng được khoảng 79,86% số km đường huyện và 44,52% số km đường xã chứng tỏ sự mất cân đối rất lớn giữa đầu tư phát triển và khai thác bảo trì. 3.3. Sử dụng vốn đầu tư phát triển GTNT theo từng tỉnh 3.3.1 Tỉnh Thanh Hoá: Bảng 12: Tình hình sử dụng vốn cho GTNT tỉnh Thanh Hoá (Đvị: tỷ đồng) TT Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 I Vốn đầu tư xây dựng 171,6 227,2 158,1 283,8 326,4 367,0 397,8 358,0 1 Xây dựng mới 147,4 199,8 136,2 252,2 294,4 332,9 362,6 326,4 2 Nâng cấp,cải tạo 24,3 27,4 21,9 31,6 32,0 34,1 35,2 31,7 II Tổng vốn bảo trì 19,5 20,7 23,0 25,7 25,9 26,7 27,1 24,4 1 Bảo dưỡng thường xuyên 7,5 7,7 7,3 9,3 9,4 9,8 10,2 9,2 2 Sửa chữa định kỳ, đột xuất 12,0 13,0 15,7 16,4 16,5 16,9 17,2 15,5 Tổng 191,1 247,9 181,1 309,4 352,3 393,7 424,9 382,4 (Nguồn: Viện chiến lược phát triển) Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng GTNT tỉnh Thanh Hóa chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong tổng số vốn đầu tư cho cả vùng. Tỉnh Thanh Hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (36,4%) trong tổng số vốn bảo trì của cả vùng. Vốn đầu tư vào giao thông nông thôn năm sau cao hơn năm trước. Thanh Hóa là một tỉnh nghèo, thu ngân sách thấp dẫn đến việc bố trí vốn cho GTNT còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, trước tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Tuy vậy, Sở Giao thông - vận tải Thanh Hoá phối hợp với Tỉnh Đoàn Thanh niên tổ chức vận động đoàn viên, thanh niên, nhân dân đóng góp sức lao động, với 1 triệu 416 nghìn ngày công, mở rộng được hàng nghìn km đường cho xe thô sơ vào các bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hàng năm, Tỉnh đã dành 2% tổng thu ngân sách trên địa bàn để khuyến khích phát triển GTNT tỉnh, giao cho Sở GTVT tiến hành mở lớp tập huấn về công tác phát triển GTNT cho cán bộ làm công tác GTNT huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Phối hợp với các địa phương tranh thủ các nguồn lực đầu tư phát triển giao thông nông thôn; tiếp tục tuyên truyền, vận động cộng đồng, doanh nghiệp tham gia đóng góp ngày công, nguồn lực... từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn, đặc biệt là giao thông liên xã, liên thôn vùng sâu, vùng xa, tạo cơ hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo. 3.3.2 Tỉnh Nghệ An: Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng GTNT ở tỉnh Nghệ An chiếm tỷ lệ cao nhất (30%), năm 2007 là 623,8 tỷ đồng, năm 2008 là 561,4 tỷ đồng. Phong trào GTNT phát triển mạnh đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, chỉ tính từ năm 2001 đến nay các huyện đã huy động sức dân với sự đầu tư từ ngân sách của huyện xây dựng được 642km đường nhựa, 3257 km đường bê tông. Theo số liệu từ Sở GTVT Nghệ An, tính đến năm 2008 đã có 470/473 xã có đường ô tô đến trung tâm. Năm 2008, Tỉnh đã mở thêm 280 km đường mới, chủ yếu cũng ở khu vực miền núi và trung du. Bảng 13: Tình hình sử dụng vốn cho GTNT tỉnh Nghệ An (Đvị: tỷ đồng) TT Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 I Vốn đầu tư xây dựng 227,7 456,1 336,3 478,2 522,2 568,7 612,7 551,4 1 Xây dựng mới 227,7 456,1 336,3 478,2 522,2 568,7 612,7 551,4 2 Nâng cấp,cải tạo 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 II Tổng vốn bảo trì 7,0 7,5 9,0 9,7 9,8 10,1 11,1 10,0 1 Bảo dưỡng thường xuyên 7,0 7,5 9,0 9,7 9,8 10,1 11,1 10,0 2 Sửa chữa định kỳ, đột xuất 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tổng 234,7 463,6 345,3 487,9 532,0 578,8 623,8 561,4 (Nguồn: Viện chiến lược phát triển) Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa thường xuyên hệ thống giao thông nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực hiện theo quy định quản lý về đầu tư xây dựng của Chính phủ. Nguồn vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa thường xuyên đường giao thông nông thôn, miền núi được quản lý theo sự phân cấp quản lý ngân sách của UBND tỉnh. UBND cấp huyện, chủ đầu tư các công trình giao thông nông thôn, miền núi có trách nhiệm thực hiện các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng, sử dụng vốn đúng mục đích tiết kiệm có hiệu quả chấp hành chính sách về chế độ quản lý tài chính của Nhà nước về đầu tư xây dựng. Hàng năm UBND tỉnh Nghệ An trích một tỷ lệ hợp lý thuế sử dụng đất nông nghiệp để lại ngân sách tỉnh để điều tiết hỗ trợ đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, miền núi cho các huyện có nhiều khó khăn. UBND cấp huyện bố trí tối thiểu 30% trên tổng số thuế sử dụng đất nông nghiệp và tiền sử dụng đất thu được do tỉnh phân cấp cho địa phương để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, miền núi. 3.3.3 Tỉnh Hà Tĩnh: Bảng 14: Tình hình sử dụng vốn cho GTNT tỉnh Hà Tĩnh (Đvị: tỷ đồng) TT Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 I Vốn đầu tư xây dựng 155,9 155,4 136,9 283,0 300,4 334,0 361,1 325,0 1 Xây dựng mới 151,6 150,3 130,2 277,9 295,1 328,5 355,4 319,9 2 Nâng cấp,cải tạo 4,4 5,1 6,7 5,1 5,3 5,5 5,7 5,1 II Tổng vốn bảo trì 12,5 13,0 13,0 12,9 13,1 13,4 14,3 12,9 1 Bảo dưỡng thường xuyên 3,9 4,1 4,4 4,4 4,5 4,7 5,1 4,6 2 Sửa chữa định kỳ, đột xuất 8,6 8,8 8,6 8,5 8,6 8,7 9,2 8,3 Tổng 168,4 168,4 149,9 295,9 313,5 347,4 375,4 337,9 (Nguồn: Viện chiến lược phát triển) Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng GTNT tỉnh Hà Tĩnh chiếm tỷ lệ khoảng 18%. Từ năm 2001 đến năm 2008, tỉnh đã huy động các nguồn vốn đầu tư đạt 2.156,8 tỷ đồng. Tỉnh từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển giao thông nông thôn và phát triển đô thị. Trong ba năm 2006 đến 2008, tỉnh đã làm được hơn 800 km đường bê tông và nhựa hóa đường giao thông nông thôn, 230 km kênh mương nội đồng. Các huyện trong tỉnh, đoàn thanh niên ra quân với băng khẩu hiệu hưởng ứng chiến dịch ra quân làm giao thông, mỗi huyện, mỗi xã đều có những cách riêng, đầy tính sáng tạo nhằm phát huy nội lực, thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư cũng như của người dân, của đoàn thanh niên nhằm hoàn thành sớm kế hoạch đặt ra. 3.3.4 Tỉnh Quảng Bình: Bảng 15:Tình hình sử dụng vốn cho GTNTTỉnh Quảng Bình (Đvị: tỷ đồng) TT Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 I Vốn đầu tư xây dựng 166,0 170,9 429,7 263,1 286,3 317,6 343,2 308,9 1 Xây dựng mới 166,0 170,9 429,7 263,1 286,3 317,6 343,2 308,9 2 Nâng cấp,cải tạo 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 II Tổng vốn bảo trì 22,4 10,6 11,5 7,0 8,4 8,7 8,9 8,0 1 Bảo dưỡng thường xuyên 22,4 10,6 11,5 7,0 8,4 8,7 8,9 8,0 2 Sửa chữa định kỳ, đột xuất 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tổng 188,4 181,5 441,2 270,0 294,7 326,3 352,1 316,9 (Nguồn: Viện chiến lược phát triển) Khối lượng vốn đầu tư cho nâng cấp, cải tạo và sửa chữa định kỳ, đột xuất hầu như là không có. Quy mô vốn dành cho xây dựng mới năm 2008 cao gấp 38.6 lần so với vốn bảo trì. Với nguồn vốn ít ỏi như vậy, nên công việc duy tu bảo trì bảo dưỡng không được tiến hành thường xuyên. Nhiều tuyến đường sau khi thi công và hầu như không có kinh phí để duy tu bảo dưỡng, không có cơ chế quản lý tốt, thiếu vốn cộng với tác động của thiên tai, bão lụt… làm cho các tuyến đường ngày càng xấu đi và không phát huy hết hiệu quả kinh tế đặt ra. Dự án GTNT2 được triển khai tại tỉnh Quảng Bình từ năm 2002. Dự án đã cơ bản hoàn thành vào tháng 6- 2006. Sau 4 năm thực hiện Dự án GTNT2, Quảng Bình đã xây dựng được 48 tuyến đường với 283,81 km đường và 574 m cầu, trong đó có 35,5km mặt đường láng nhựa. Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng GTNT tỉnh Quảng Bình chiếm tỷ lệ khoảng 17% trong toàn vùng. Giao thông nông thôn của tỉnh phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh phát triển, chuyển dịch kinh tế tăng nhanh, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn và hạ tầng xã hội ở các huyện đã được cải thiện, thu nhập và sức mua của người dân ở nhiều địa phương được nâng cao, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo, và bảo vệ môi trường sinh thái. 3.3.5 Tỉnh Quảng Trị: Bảng 16: Tình hình sử dụng vốn cho GTNT tỉnh Quảng Trị (Đvị: tỷ đồng) TT Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 I Vốn đầu tư xây dựng 94,0 90,5 89,0 97,0 127,6 151,6 163,1 146,8 1 Xây dựng mới 88,0 84,0 82,0 90,0 120,1 144,1 155,1 139,6 2 Nâng cấp,cải tạo 6,0 6,5 7,0 7,0 7,5 7,5 8,0 7,2 II Tổng vốn bảo trì 3,0 2,8 2,7 2,6 3,0 3,2 4,1 3,7 1 Bảo dưỡng thường xuyên 1,5 1,8 1,9 1,9 2,0 2,1 2,8 2,5 2 Sửa chữa định kỳ, đột xuất 1,5 1,0 0,8 0,8 1,0 1,1 1,3 1,2 Tổng 97,0 93,3 91,7 99,6 130,6 154,8 167,2 150,5 (Nguồn: Viện chiến lược phát triển) Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng GTNT tỉnh Quảng Trị chiếm tỷ lệ khoảng 8%, tỉnh Quảng Trị có số vốn bảo trì chiếm tỷ lệ thấp nhất toàn vùng (5,5%). Trên thực tế, nhiều tuyến đường khi thi công xog, do không có nguồn vốn để bảo trì nên chỉ sau một thời gian đưa vào sử dụng đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Giai đoạn 2001-2008, tỉnh Quảng Trị được hỗ trợ 1.591,8 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, để đầu tư các công trình giao thông vận tải, các công trình thuỷ lợi, xây dựng cầu, cống, xây dựng mới các con đường…phục vụ cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo… (trung ương quản lý 1.327,3 tỷ đồng, địa phương quản lý 264,5 tỷ đồng), trong đó có 109,5 tỷ đồng làm 5 tuyến đường ô tô vào trung tâm cho những xã chưa có đường. 3.3.6 Tỉnh Thừa Thiên Huế: Bảng 17: Tình hình sử dụng vốn cho GTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (Đvị: tỷ đồng) TT Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 I Vốn đầu tư xây dựng 121,3 183,9 50,5 120,0 113,0 126,9 137,8 124,0 1 Xây dựng mới 121,3 183,9 50,5 120,0 113,0 126,9 137,8 124,0 2 Nâng cấp,cải tạo 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 II Tổng vốn bảo trì 7,0 7,5 7,8 8,0 7,6 7,9 8,2 7,4 1 Bảo dưỡng thường xuyên 7,0 7,5 7,8 8,0 7,6 7,9 8,2 7,4 2 Sửa chữa định kỳ, đột xuất 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tổng 128,3 191,4 58,3 128,0 120,6 134,8 146,0 131,4 (Nguồn: Viện chiến lược phát triển)  Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng GTNT tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm tỷ lệ thấp nhất trong Vùng 7%. Nhưng hệ thống giao thông nông thôn của Tỉnh lại đầu tư có hiệu quả, đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm tỉnh. Chương trình phát triển giao thông nông thôn đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, nhiều công trình giao thông nông thôn quan trọng được xây dựng và hoàn thành đã góp phần cho bộ mặt tỉnh ngày càng khang trang, sạch đẹp. Công tác đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh ngày càng tiến bộ, tai nạn giao thông năm sau đã giảm hơn năm trước (mặc dầu phương tiện giao thông tăng rất lớn). Trong những năm qua, hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn Thừa Thiên Huế có những bước phát triển quan trọng. Đó là việc hoàn thành và đưa vào sử dụng những công trình giao thông nông thôn có vai trò quan trọng đối với người dân, tạo thành hệ thống liên hoàn giữa các địa phương trong vùng, rút ngắn khoảng cách giữa vùng sâu, vùng xa với các vùng đồng bằng, và đô thị. Nếu như trước đây, việc đi từ thành phố Huế lên các huyện miền núi như Nam Đông, A Lưới mất nửa ngày đường thì hiện nay việc đi lại giữa thành phố Huế với Nam Đông và A Lưới rất thuận lợi chỉ khoảng 1,5 giờ đến 2 giờ. Chương trình nhựa hóa Đường tỉnh, bê tông hóa đường giao thông nông thôn được triển khai thuận lợi và đạt được nhiều kết quả khả quan, động viên được nhiều nguồn lực và được nhân dân đồng tình hưởng ứng, và đóng góp nhiều công sức tiền của cho công trình. Trong những năm sắp tới nhu cầu vốn đầu tư cho GTNT vùng Bắc Trung Bộ đòi hỏi một lượng càng ngày càng lớn, vì vậy việc huy động, thu hút vốn là rất quan trọng và việc sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả là một yêu cầu rất quan trọng đặt ra trong giai đoạn tiếp theo. +) Các chính sách khuyến khích phát triển Giao thông nông thôn. Hàng năm, Nhà nước dành một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước và từ các nguồn khác hỗ trợ cho các dự án phát triển giao thông nông thôn, tập trung cho các công trình đòi hỏi có kỹ thuật cao. Việc hỗ trợ của Nhà nước áp dụng đối với các dự án có đầy đủ thủ tục theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản như: dự án đầu tư, thiết kế, dự toán, tổ chức xây dựng (đấu thầu chọn nhà thầu xây lắp), giám sát chất lượng, nghiệm thu, thanh quyết toán. Nhằm tăng cường phát triển GTNT phù hợp và tạo đà cho sự phát triển kinh tế trong vùng và khu vực, tạo điều kiện để giao lưu, thông thương giữa các miền, các tỉnh trong vùng và khu vực. Thực hiện chủ trương của Chính Phủ. Vùng Bắc Trung Bộ cũng đã và đang vận động, động viên nhân dân cùng phối hợp với Nhà nước để đầu tư xây dựng GTNT. Đối với các xã vùng đồng bằng và ngoại thành thành phố, thực hiện cơ chế tỉnh hỗ trợ 20% giá trị xây lắp công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, huyện hỗ trợ khoảng 15%, xã và nhân dân đóng góp 65%. Đối với các xã vùng trung du, miền núi, thực hiện cơ chế tỉnh hỗ trợ đầu tư 50% g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21325.doc
Tài liệu liên quan