Luận văn Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử vấn đề . 2

2.1. Về thơ . 2

2.1.1. Trước cách mạng . 2

2.2.2. Sau cách mạng. 4

2.2. Về văn xuôi . 7

3. Phạm vi nghiên cứu . 10

4. Đóng góp mới của Luận văn . 10

5. Phương pháp nghiên cứu . 10

6. Cấu trúc luận văn . 11

Chương 1. SỰ XUẤT HIỆN CỦA THẾ LỮ TRONG BỐI CẢNH VĂN

HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ 30 - 45 . 12

1.1. Bối cảnh văn hoá, xã hội Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945 . 12

1.1.1. Vài nét về tình hình chính trị - văn hoá - xã hội . 12

1.1.2. Sự nở rộ và phát triển các khuynh hướng, nhóm phái văn học . 15

1.1.3. Sự xuất hiện một thế hệ nhà văn, nhà thơ tài năng và sự hoàn thiện

về thể loại . 17

1.2. Vị trí vai trò của Thế Lữ trong sự hình thành và phát triển của một số

thể loại văn học mới. 20

1.2.1. Cuộc đấu tranh giữa thơ mới và thơ cũ . 22

1.2.2. Sự xuất hiện của Thế Lữ . 25

Chương 2. NHỮNG PHẨM CHẤT CÁCH TÂN TRONG THƠ THẾ LỮ . 30

2.1. Quan điểm nghệ thuật của Thế Lữ - Một bước tiến so với quan điểm

nghệ thuật của văn học trung đại . 30

2.1.1. Khái quát quan điểm nghệ thuật văn học trung đại . 30

2.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ . 33

2.2. Những cách tân về hình thức và nội dung nghệ thuật . 39

2.2.1. Thế Lữ - Một sự đổi mới về cảm hứng sáng tạo . 39

2.2.1.1. Thiên nhiên. 39

2.2.1.2. Tình yêu . 45

2.2.1.3. Cõi tiên . 50

2.2.2. Cách tân về hình thức (hình thức biểu hiện) . 59

2.2.2.1. Đổi mới cấu trúc câu thơ . 60

2.2.2.2. Phong phú về thể thơ . 67

2.2.2.3. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh bằng chất liệu hội hoạ . 70

2.2.2.4. Tài hoa trong nghệ thuật diễn tả âm thanh . 74

2.2.2.5. Nhạc điệu trong thơ Thế Lữ . 76

2.3. Tiểu kết . 79

Chương 3. THẾ LỮ VỚI NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ VĂN XUÔI

NGHỆ THUẬT . 81

3.1. Thế Lữ với thể loại văn xuôi mới . 81

3.2. Truyện trinh thám . 84

3.2.1. Nguồn gốc truyện trinh thám . 84

3.2.2. Thế Lữ với thể loại truyện trinh thám ở Việt Nam . 85

3.2.2.1. Cốt truyện . 85

3.2.2.2. Nhân vật . 90

2.2.2.3. Cách giải mã độc đáo trong truyện trinh thám của Thế Lữ . 93

3.3. Truyện kinh dị . 100

3.3.1. Truyện kinh dị tiếp nối dòng truyện truyền kỳ . 100

3.3.2. Sự khác biệt giữa truyện kinh dị của Thế Lữ và truyện truyền kỳ . 101

3.3.2.1. Nghệ thuật kể chuyện . 104

3.3.2.2. Nghệ thuật tả . 108

3.3.2.3. Cách giải thích khoa học trong truyện kinh dị của Thế Lữ . 116

PHẦN KẾT LUẬN . 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 133

pdf141 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3081 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dừng lại chữ cuối một câu thơ. Do đó, câu thơ của Thế Lữ không phải là một câu ngữ pháp mà là một mảng thơ dài kiến trúc theo văn phạm tiếng Pháp kiểu như: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu? (Nhớ rừng) Có thể nói đây là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ Nhớ rừng, Thế Lữ không sử dụng một câu ngắn mà sử dụng một mảng thơ dài để diễn rả nỗi nhớ một thuở vàng son ngự trị một thời oanh liệt và nỗi thất vọng đau đớn, cay đắng của chúa sơn lâm khi chợt tỉnh giấc mộng trở về với thực tại. Hay trong bài thơ Cây đàn muôn điệu, Thế Lữ lại sử dụng cú pháp này để miêu tả. "Dáng yêu kiều tha thướt khách giai nhấn Ánh tưng bừng linh hoạt nắng chiều xuân Vẻ sầu muôn âm thầm ngày mưa gió, Cảnh vĩ đại sóng nghiêng trời, thác ngàn đổ" Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay Cảnh cỏ hàn nơi nước đọng bùn lầy Thú án lạn mơ hồ trong ảo mộng Chí hăng hái đua ganh đời náo động, Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê" (Cây đàn muôn điệu) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Một đoạn thơ chín dòng chỉ gồm có một câu văn phạm mà qua đó Thế Lữ đã đưa ra cả một tuyên ngôn nghệ thuật. Miêu tả vẻ đẹp yêu kiều tha thướt của giai nhân, vẻ rộn ràng của tiết trời mùa xuân, vẻ âu sầu của ngày mưa gió, một cảnh vĩ đại, một nét mong manh, cảnh cơ hàn hay thú sán lạn... Thế Lữ đã sử dụng kiểu cấu trúc này có tác dụng giải phóng tư duy lôgic ra khỏi khuôn khổ gò bó của câu thơ cũ. Trong giới hạn chỉ có một câu, nhà thơ đã đưa vào đó một thế giới muôn hình, muôn điệu mà câu thơ vẫn trong sáng. Đó là cái tài của con người giữ ấn tiên phong. Thơ trung đại thường chú ý đến hình thức của bài thơ, nào là bài thơ nhất thiết phải năm bảy chữ trong một câu, nào là bài thơ chỉ đúng có bốn câu hay tám câu... Do vậy trong một bài phải sử dụng triệt để nghệ thuật cô đọng, hàm súc, dồn ý tứ vào câu chữ hay là thêm nhiều điển tích, điển cố ngắn gọn, để người đọc tự mà tìm hiểu, hay nếu cần thì bỏ bớt các liên từ, giới từ, hư từ, mà các cụ cho là không cần thiết. Cho nên nhiều khi câu thơ trở nên tối nghĩa người đọc không sao hiểu nổi cho dù có cố công mà suy đoán. Ví dụ, như hai câu mở đầu trong Cung oán ngâm khúc: "Trải vách quế gió vàng hiu hắt Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng" Phải chú giải rất nhiều về hai câu thơ này mà chưa chắc đã thuyết phục được người đọc. Cũng vì nhu cầu diễn đạt được hết ý của mình nên trong thơ Thế Lữ thường đề cao tính dư thừa. Trong câu thơ nhà thơ dùng rất nhiều hư từ như: mà, trong lúc, vì chưng, phải đâu... Ví dụ như: "Vì chưng ta cũng biết yêu đương Mà cuộc tình duyên gặp giữa đường Trong lúc non sông mờ cát bụi Phải đâu là hội kết uyên ương" (Tiếng gọi bên sông) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Thế Lữ còn dùng lối "bắc cầu" thông dụng trong thơ Pháp cho câu thơ trên chảy tràn xuống câu dưới thật là mới mẻ độc đáo: "Lòng thơ xưa có ngón tay tiên Mơn trớn: tai nghe tiếng dịu hiền Trong cảnh gió đưa xuân sắc thẳm Đa tình yêu vẻ đẹp thiên nhiên" (Mộng tưởng) Xuân Diệu trong bài Đọc thơ Thế Lữ đã nhắc lại rằng "thi sĩ đã có những cách tân về hình thức. Cách ngắt câu chấm câu, thể hiện cho câu trên tràn quàng xuống câu dưới các nhà thơ mới chúng tôi lúc ấy rất thú vị". Ngoài ra, Thế Lữ đã tìm ra một cách thể mới cho Thơ mới, kiểu chấm câu giữa dòng, ngắt câu giữa dòng và loại dòng có nhiều câu. Đó là cách tân hết sức mới mẻ của Thế Lữ: "Cảnh vắng trời hanh, giáng mái chiều Buồn xa ngưng lại nỗi đìu hiu... Bỗng đâu xao xuyến câu reo gió Bụi chạy đường khô lá đuổi theo" (Chiều) "Nàng Thơ ơi! Nàng thơ! - Ta buồn lắm. Nắng gay gắt trên khóm sen không thắm, Gió thờ ơ không động bóng tàn cây; Dưới trời xanh, mây quá trắng không bay" (Giục hồn thơ) Và "Cao Thâm hỡi! Ôi vô cùng! Vô để! Mây hằng bay, sóng hằng cuốn, gió không ngừng" (Trước cảnh cao rộng) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Sau này Xuân Diệu đã vận dụng rất thành công kiểu câu này, để diễn rả sự gấp gáp, vội vã của tình yêu: "Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi". (Tương tư chiều) Để diễn tả Đêm xuân sầu ảo não, tuyệt vọng Chế Lan Viên cũng sử dụng kiểu câu này: "Trời xuân vắng. Cỏ cây rêu xào xạc, Bóng đêm luôn hoảng hốt mãi không thôi" (Đêm xuân sầu) Những thay đổi cú pháp tạo điều kiện cho những thủ pháp nghệ thuật khác như cho phép đảo chủ từ để tạo hình ảnh táo bạo, mới mẻ. Trong thơ ca cổ ngày xưa cũng dùng lối đảo ngữ như vậy nhưng vẫn theo một công thức chung ảnh hưởng cấu trúc chữ Hán, do vậy nghe vẫn rất giống nhau kiểu như: "Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng gỏi cầm ve lầu tịch dương" (Bảo kính cảnh giới - Nguyễn Trãi) Hay: "Xanh om cổ thụ tròn xoe tán Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ" (Tức cảnh chiều thu - Bà Huyện Thanh Quan) Nhưng đến Thế Lữ thì nghệ thuật lật ngược chủ từ trở nên đặc sắc, không ai có thể táo bạo làm những câu như: "bên rừng thổi sáo một hai kim đồng". Trong bài Nhớ rừng, Thế Lữ đã chủ tâm đảo chủ từ tạo nên một hình ảnh chưa từng thấy: "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Trong câu thơ có sự tân kỳ về hình ảnh "chết mảnh mặt trời" để nói về lúc mặt trời lặn. Hình ảnh này gợi ra được cái nhìn táo bạo của con hổ muốn dẫm nát cả vũ trụ. Ta thấy rằng Thế Lữ đã chuộng lối đảo ngữ như vậy và sử dụng rất nhiều lần: - Đỗ bờ sông trắng con thuyền bé Cạnh lớp lau già, gió lắt lay" (Bên sông đưa khách) - Cơn gió thổi lá bàng rơi lác đác Cùng rơi theo loạt nước đọng trên cành" (Con người vơ vẩn) Dường như Thế Lữ, thuở ấy có chủ tâm làm cho câu thơ Việt Nam trở nên mới mẻ, phong phú mà sáng sủa - thi sĩ muốn tạo cho câu Thơ mới nhiều khả năng nhất về mặt diễn đạt cũng như truyền cảm. Để thoả mãn nhu cầu, Thơ mới còn tấn công vào những phép tắc của Thơ cũ. Những câu thơ viết theo khuôn khổ, có hạn chữ, hạn vần đã không thể đứng vững được. Hán từ đè nặng những điển tích, điển cố cầu kỳ, khuôn sáo, ước lệ cũ mất dần đi, làm một bài thơ người ta không bị gò bó trong một khuôn khổ có sẵn nữa. Thế Lữ đã chú ý mở rộng câu thơ cho hợp với độ ngân nga, vang vọng, mênh mông của tiếng chuông: "Sương lam gieo nỗi buồn mênh mông trên đồng vắng, Nắng chiều xuân rung rinh trong cảnh trời yên lặng Bỗng thong thả rơi một tiếng chuông chùa, Ở chân trời hay trong cõi hư vô?" Tuy Thơ mới không quy định về số câu, số chữ, cách gieo vần nhưng trong thực tế, khi làm thơ các nhà thơ không khỏi tuân theo quy luật tự nhiên của âm thanh tiết tấu vì thế họ thường đặt câu 5 chữ hoặc 10 chữ, phổ biến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 hơn cả và dần dần ổn định là thế thơ 8 chữ, Thế Lữ hay sử dụng thể thơ này và có cộng đồng trong việc làm cho nó trở nên thuần thục: "Suốt canh thâu đồng hồ treo bức vách Thong thả đưa thong thả đếm từng giây Rành rọt điểm trong lòng ta tĩnh mịch Trong lòng ta u tối bóng mưa bay" (Đêm mưa gió) Thế Lữ đã tiếp thu và cải biến một cách mạnh bạo hình thức của thơ ca dân tộc là ca trù kết hợp với nghệ thuật thơ ca phương Tây sáng tạo ra một hình thức Thơ mới. Ngoài ra, thi sĩ còn sử dụng cách hiệp vần mới mẻ của thơ pháp như: Vần ôm: Trời có những buổi bình minh êm lặng Phấn hồng non phơn phớt dải chân mây Những cô em có đôi má hây hây Làm phai nhạt cả bầu trời buổi sáng (Nhan sắc) Vần giãn cách: Hoa lặng sống trong đài, khoan độ nở Cây âm thầm lá gượng xôn xao Nương bóng tối muôn loài sâu nín thở Thời gian qua, nghỉ bước trên từng cao (Ý thơ) Vần liên tiếp: Lặng mà nghe ai nảy khúc sầu thương Ngón tay rung, rụng động cả đêm sương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 Khiến trăng nước đắm say hồn ly biệt Khiến trong gió ngưng đọng niềm thống thiết" Tóm lại, Thế Lữ với các chất thơ buổi ban đầu mới mẻ ấy đã đóng góp cho thơ ca Việt Nam về phương diện nghệ thuật. Sự phá bỏ khuôn khổ cũ của thơ Đường luật đã làm cho thơ ca mang một khuôn mặt mới trẻ trung và tươi sáng. Với cách dùng ngôn ngữ sáng tạo, Thế Lữ đã làm cho những câu thơ của mình có nhiều ý tưởng táo bạo và kỳ lạ, nhịp và vần thay đổi tạo điều kiện cho nhà thơ có thể giãi bày tâm sự một cách say sưa và phóng khoáng, không bị gò bó như trước nữa. Tất cả những điều ấy càng khẳng định công lao mở đường, khơi nguồn của Thế Lữ trong thời điểm Thơ mới đang đấu tranh với thơ cũ để giành thắng lợi. 2.2.2.2. Phong phú về thể thơ Là người "mở đường" của phong trào Thơ mới Thế Lữ đã đem đến sự đổi mới, mạnh mẽ cho thơ ca và sự phong phú về thể thơ. Chỉ trong 48 bài thơ in trong tập Mấy vần thơ tập mới (1941) ta thấy Thế Lữ sử dụng đến 11 thể thơ. Nếu đem so sánh với tản Đà trước đó chúng ta dễ dàng nhận thấy: "Công cách tân cho sự hình thành cái mới đúng với nghĩa của nó phải dành cho Thế Lữ" (Lưu Khánh Thơ) [177-38]. Chúng ta cùng thống kê lại thể thơ trong những sáng tác của Thế Lữ: - Thơ 8 chữ trường thiên có 4 bài (Ác mộng, Hoa thuỷ tiên, Trả lời, Bóng mây chiều): tỷ lệ 4/48  8,5%. - Thơ 8 chữ nhiều khổ có 7 bài (Khúc ca xuân, Bâng khuâng, Giục hồn thơ, Ý thơ, Nhan sắc, Đêm mưa gió, Đàn nguyệt) tỷ lệ 7/48  14,9%. - Thơ lục bát có 7 bài (Tiếng sáo thiên thai, Mấy vần ngây thơ, Bông hoa rừng, Lời tuyệt vọng, Ma tuý, Sáng, Tối) tỉ lệ 7/48  14,9%. - Thơ thất ngôn tứ tuyệt có 3 bài (Trưa, chiều, Nàng Thơ lạnh) tỉ lệ 3/48  6,4%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 - Thơ song thất lục bát có 2 bài (Thức giấc, Hồ Xuân và Thiếu nữ) tỉ lệ 2/48  4,25%. - Thơ thất ngôn trường thiên có 12 bài: (Khúc hát bên sông, Lời than của nàng Mỹ thuật, tiếng gọi bên sông, Ngày xưa còn nhỏ, Vẻ đẹp thoáng qua, Hái hoa, Bên sông đưa khách, Tôi muốn đi, Mưa hoa, Yêu, Chiều bâng khuâng, Đời thái bình), tỉ lệ 12/48  2,5%. - Thơ năm chữ trường thiên có 1 bài (Mộng ảnh) tỉ lệ 4/48  2,1%. - Thơ tự do có 10 bài (Nhớ rừng, Lựa tiếng đàn, Con người vớ vẩn, Cây đàn muôn điệu, Lời mỉa mai, Tự trào, Trước cảnh cao rộng, Người phóng đãng, Truỵ lạc, Tiếng trúc tuyệt vời) tỉ lệ 10/48  21,3% (chú ý: Thực chất nhiều bài thơ tự do như Nhớ rừng, Lựa tiếng đàn, Con người vơ vẩn... là thơ 8 chữ vần chân biến thể, hầu hết là các câu 8 chữ đôi khi dôi ra hoặc bớt đi vài chữ). Nếu so sánh với thể thơ của Tản Đà qua tập Tuyển tập Tản Đà Nxb văn học, H. 1966. Tập thơ có tất cả 219 bài, phân bố như sau: - Thơ thất ngôn bát cú Đường luật : 64 bài  29% - Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật : 14 bài  6,4% - Thơ thất ngôn trường thiên : 14 bài  6,4% - Hát nói : 15 bài  6,8% - Lục bát : 31 bài  14% - Song thất lục bát : 12 bài  5,5% - Các thể điệu phong thi và ca khúc dân gian : 62 bài  28,5% So với Thế Lữ, có thể thấy: - Thể thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ chủ lực của Tản Đà, thì hoàn toàn vắng bóng trong thơ Thế Lữ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 - Thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật còn được Tản Đà hay sử dụng (6,4%) nhưng cũng không có trong Mấy vần thơ, 1935 chỉ đến Mấy vần thơ, Tập mới 1941, Thế Lữ mới đưa vào. - Thể hát nói được Tản Đà sử dụng nhiều (6,8%) nhưng không có không thơ Thế Lữ (và thơ mới) song hát nói đã hoá thân thành thơ 8 chữ vần chân tương đối tự do, nhiều khi là 8 chữ biến thể làm thành một thể rất mới được Thế Lữ sử dụng rất thành công. - Thể thất ngôn trường thiên (gồm nhiều khổ) được Tản Đà, thỉnh thoảng sử dụng (6,4%) thì được Thế Lữ phát huy sử dụng khá nhiều (22,5%). - Thể thơ lục bát có vị trí quan trọng trong thơ Tản Đà 14%, thì vẫn có vị trí quan trọng trong thơ Thế Lữ ( 15%). - Phong thất lục bát và các thể điệu gọi là "phong thi" và các khúc dân gian được Tản Đà khai thác (28%) nhưng Thế Lữ hoàn toàn không sử dụng. Và nhận xét trên đây đã cho thấy sự đổi mới mạnh mẽ của Thế Lữ về mặt thể thơ: dứt khoát chối bỏ thể thất ngôn bát cú Đường luật, không đi vào sử dụng nguyên vẹn các thể điệu ca khúc dân gian như Tản Đà, vẫn làm nhiều thơ lục bát, phát triển mạnh mẽ thể thất ngôn trường thiên và sáng tạo ra thơ 8 chữ vần chân từ thể hát nói, sáng tạo ra thơ tự do, cải biên các thể thơ truyền thống theo hướng hiện đại hoá. Đúng như lời Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đã nhận xét "Thế Lữ đã làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch" [14-58]. Vậy, tuy là người gương cao lá cờ Thơ mới và mở đường cho nó, Thế Lữ không chạy theo thơ tự do. Sự đổi mới ở thơ Thế Lữ tuy là rõ rệt mạnh mẽ không chút rụt rè nhưng không phải vứt bỏ hình thức thể loại truyền thống mà là đổi mới trong chiều sâu, trong cảm hứng thơ, trong cảm xúc, ở phương diện hình thức thể loại Thế Lữ đổi mới nổi bật nhất là sự tìm tòi đổi mới ở điệu thơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 2.2.2.3. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh bằng chất liệu hội hoạ Phong trào Thơ mới ra đời thực sự đưa thơ ca vượt khỏi những ràng buộc của quy luật cũ. Cũng từ đây một loạt các nhà thơ mới xuất hiện được đông đảo độc giả lúc bấy giờ mến mộ như Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu... Mặc dù vẫn có những nhược điểm về hình thức và mang những âm điệu du dương một cách dễ dãi nhưng thành công của nó là sự đổi mới trên thi ca truyền thống của dân tộc góp phần vào việc hiện đại hoá thơ ca Việt Nam. Cây bút của Thế Lữ thật nhiệm màu khi vẽ lên hàng loạt những bức tranh sinh động, thi vị, hùng tráng và giàu giá trị tạo hình. Hoài Thanh đã nhận xét rất tinh thế: "Người say theo những cảnh đẹp của trần gian muôn hình muôn vẻ" [34-57]. Từ cảnh vĩ đại "sóng nghiêng trời, thác ngàn đổ" cho đến "Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay" tất cả đều hiện hữu trong thơ Thế Lữ. Vốn yêu thích và có sở trường về hội hoạ đã từng theo học một năm trường Mỹ thuật Đông Dương. Dưới ngòi bút của Thế Lữ cảnh vật giống như một bức tranh với gam màu vừa thắm tươi vừa dịu nhẹ mà thật tinh tế. Ngay từ thuở nhỏ cậu bé Nguyễn Thứ Lễ đã nhìn thế giới xung quanh mình "như gió hồng mơn, như nắng dịu" (Ngày xưa còn nhỏ) khi lớn lên lúc vui chơi nhà thơ cảm nhận: "Trong lúc chim xuân mừng nắng mới Nhuốm đào sắc trắng khóm hoa mai" (Hái hoa) Khi nghe Tiếng trúc tuyệt vời, nhà thơ cảm nhận cái hay, cái đẹp của tiếng sáo như: "Sương hồng lam nhẹ lan trên sóng biếc Rặng lau già xao xác tiếng reo khô Như khua động nỗi nhớ nhung thương tiếc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 Trong lòng người đứng bên hồ Nghiêng tựa mình cây dáng thẩn thơ" Đọc thơ Thế Lữ, chúng ta thấy tâm hồn thi nhân thường bắt gặp con mắt hoạ sĩ hoặc con mắt nhà điêu khắc. Chính sự gặp gỡ ấy đã làm cho bức tranh thiên nhiên của ông mang tính biểu tượng cao. Đương thời, hoạ sĩ Trần Bình Lộc đã mô tả một số bức tranh trong thơ Thế Lữ bằng vài nét phác hoạ nhưng thật có hồn. Bên cạnh những gam màu vừa thắm tươi vừa dịu nhẹ, ta còn bắt gặp gam màu của chất liệu sơn dầu, sơn mài trong thơ Thế Lữ. Do chịu ảnh hưởng một phần của văn xuôi nghệ thuật Phương Tây nên trong thơ Thế Lữ đã sử dụng triệt để bút phát tả thực. Nhà thơ đã chiếm lĩnh hiện thực đến từng chi tiết bằng con mắt của người hoạ sĩ nhạy cảm về màu sắc... Những nét tả thực vừa có hình, vừa có bóng cụ thể mà vẫn lung linh khêu gợi - Cảnh trong mơ được Thế Lữ miêu tả như những gì nhìn thấy ở thực tại: "Từ khung tối mọt nàng kiều diễm, Nhẹ bước ra tươi như ánh bình minh. Đôi mắt đen đắm đuối long lanh, Như đôi ngọc huyền sâu xa huyền bí. Trên mình ngọc màu xanh lá mạ, Uyển chuyển in theo nét uốn nhịp nhàng. Rủ trên vai dải khăn lụa tươi vàng, Buông lưu luyến trên đôi tay trắng muốt". (Hoa thuỷ tiên) Khi đứng trong Bóng mây chiều, Thế Lữ cũng đã vẽ được cả một bức tranh sơn mài bằng thơ: "Ánh vàng reo trên mặt hồ sóng gợn Phản chiếu lên đôi má hồng mơn mởn" Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 Nhưng có lẽ đặc sắc và thành công hơn cả là cách xây dựng hình ảnh trong bài thơ Nhớ rừng. Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ dường như có dịp tung hoành - Thế Lữ đã làm thơ bằng hồn thơ đầy tính hội hoạ. Chu Văn Sơn đã có sự so sánh độc đáo " Nếu Hoàng Lập Ngôn vẽ con Hổ - Thế Lữ bằng hội hoạ đơn thuần, thì Thế Lữ đã vẽ con hổ - Nhớ rừng bằng hội hoạ của ... thơ. Trong nét bút Thế Lữ, người ta không chỉ thấy hoạ pháp của một hoạ sĩ từng theo học mỹ thuật Đông dương mà trùm lên tất cả là thi pháp nghiêng về tạo hình của thi pháp lãng mạn" [38-335]. Tính tạo hình trong bút pháp Thế Lữ chủ yếu thể hiện ở việc khắc hoạ cái phi thường. Nhưng đặc sắc hơn cả là Thế Lữ tạo hình bằng thơ và vẽ lên một bức tranh tứ bình tuyệt bút. Thực ra tứ bình là một lối tạo hình quen thuộc từ cổ điển, người xưa thường khái quát một hiện thực toàn vẹn nào đó vào bộ tranh gồm 4 bức. Thời gian thì xuân - hạ - thu - đông, thảo mộc thì tùng - trúc - cúc - mai, nghệ thuật thì cầm - kỳ - thi - hoạ... nhưng bức tranh tứ bình trong thơ Thế Lữ lại là chân dung khác nhau của một con hổ. Mỗi bức tranh là một gam màu, một dáng điệu. Bức thứ nhất thật thi vị: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan Gam màu vàng lóng lánh của ánh trăng in trên suối vắng - Chúa sơn lâm hiện ra như nhà thi sĩ của chốn lâm tuyền với cử chỉ uống ánh trăng tan đây thơ mộng. Bức thứ hai, chúa sơn lâm hiện ra như một minh đế trước giang sơn của mình: "Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới." Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 Đêm trăng đã nhường chỗ cho chiều mưa. Gam vàng đã chuyển qua gam xám bạc điểm ánh tươi xanh. Đấng quân vương chốn rừng già đang phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh vương quốc đương thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình, trang nghiêm, ưu tư và đầy kiêu hãnh. Bức thứ ba, chiều mưa đã chuyển sang rạng đông, nền tranh đã rạng rỡ cái gam màu thắm nắng bình minh. Chúa sơn lâm hiện trong dáng điệu vương giả cứ nghiễm nhiên ưỡn mình trong giấc ngủ mà hưởng lạc thú nơi rừng xanh của mình: "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng" Bộ tứ bình khép lại bằng bức tranh đầy ấn tượng hơn cả: "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng, Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt. Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật..." Bút pháp tả cảnh ở đây quá thực hiếm thấy trong thơ Việt Nam. Đọc thơ mà người đọc ngỡ như xem tranh, từng nét vẽ hiện ra dưới từng câu thơ. Nhận xét về Nhớ rừng Hoài Thanh viết: "Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường, Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng lại được" (Hoài Thanh - Hoài chân - Thi nhân Việt Nam). Có thể nói "Thi trung hữu hoạ" là nét đẹp truyền thống của thơ ca cổ Thế Lữ đã kế thừa tiếp nối việc xây dựng chất hoạ trong thơ đạt đến mức tuyệt diệu. Từ bài thơ Nhớ rừng đến Cây đàn muôn điệu, Tiếng sáo Thiên thai và sau tuyển thành tập Mấy vần thơ - Thế Lữ là người đầu tiên có sự sáng tạo hết sức đặc sắc trong việc xây dựng hình ảnh thơ, góp phần làm nên khúc ca khải hoàn cho phong trào thơ mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 2.2.2.4. Tài hoạ trong nghệ thuật diễn tả âm thanh Cùng với thế giới thiên nhiên và con người, thơ Thế Lữ còn có một thế giới nghệ thuật đầy hấp dẫn. Bên cạnh việc xây dựng những hình ảnh đặc sắc trong thơ, Thế Lữ còn tài ba với nghệ thuật diễn tả âm thanh trong thế giới thơ ca của mình, đặc biệt là khả năng diễn tả tiếng đàn, tiếng sáo. Đọc thơ Thế Lữ bên cạnh hình ảnh thơ đặc sắc ta thấy âm thanh vang lên rộn ràng, ríu rít lúc bổng lúc trầm, thánh thót ngân nga ở mọi nơi mọi lúc. Theo nghiên cứu của T.S Phạm Đình Ân: "Trong tập thơ có 48 bài thì 41 bài nói đến âm thanh, chiếm tỉ lệ 87%. Chỉ có 7 bài không có âm thanh hoặc âm thanh ẩn, đó là: Yêu, Nhan sắc, Bên sông đưa khách, Tự trào, Mộng ảnh, Nàng thơ lạnh, Sáng" [83]. Như vậy, biện pháp hữu hoà âm thanh là nét chủ đạo trong thế giới thơ Thế Lữ, điển hình là hai bài Tiếng sáo thiên thai và Tiếng gọi bên sông với những câu thơ đầy gợi cảm. "Khi cao vút tận mây mờ, Khi gần vắt vẻo bên bờ cây xanh. Êm như lọt tiếng tơ tình, Đẹp như Ngọc nữ uốn mình trong không" (Tiếng sáo thiên thai) - Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền Êm như hơi gió thoảng cung tiên Cao như thông vút, buồn như liễu,. Nước lặng mây ngừng ta đứng yên. (Tiếng gọi bên sông) Lê Tràng Kiều đã từng so sánh tiếng đàn, tiếng sáo của Thế Lữ với tiếng đàn của Thuý Kiều dưới tài nghệ miêu tả của Nguyễn Du và đã nhận xét "Cái tài nghệ của Thế Lữ về phương diện này quả không kém Nguyễn Du là mấy (...). Nếu tiếng sáo của Thế Lữ kém phần thâm trầm réo rắt thì nó lại lơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 lửng, vắt vẻo hơn" [87]. Hoàng Như Mai nhận xét tương tự, ông cho rằng Nguyễn Du so sánh âm thanh với âm thanh, còn "Thế Lữ lại diễn tả âm thanh, hình ảnh những vật thể bằng mắt (thị giác) để bằng những cảm giác, cảm xúc tạo ra bởi hình ảnh, ta cảm thụ âm thanh" (Tạp chí Thế giới mới số 120- 1/1995). Có lẽ ngoài Nguyễn Du và Thế Lữ không ai có thể tả "tiếng" âm thanh hay đến thế. Thật là hai bậc kỳ tài của hai thế hệ. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật âm thanh trong thơ Thế Lữ, T.S Phạm Đình Ân đã chỉ rõ: "Có 3 loại âm thanh thuộc ba khu vực hiện thực. Về nghệ thuật, đó là: Tiếng hát, tiếng ngâm họa, tiếng đàn, tiếng sáo... Về thiên nhiên: tiếng chim, tiếng ve, tiếng dế, tiếng mưa, tiếng sóng. Về cuộc sống hàng ngày: tiếng buồn, tiếng thở dài, tiếng khóc than, tiếng ân hận, tiếng ồn ào, tiếng đùa cười... [84] Đặc biệt có những bài thơ tần số âm thanh xuất hiện rất cao 19 lần (Hoa thuỷ tiên và Bóng mây chiều), 15 lần (Tiếng gọi bên sông; Lựa tiếng đàn, Khúc ca hoài xuân): "Tiếng ve ran trong bóng cây râm mát Giọng chim khuyên ca ánh sáng mặt trời Gió nồng reo trên hồn sen rào rạt. Mùa xuân còn hết? Khách đa tình ơi" (Khúc ca hoài xuân) "Tiếng địch thổi đâu đây Cớ sao nghe réo dắt? Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt Mây bay, gió quyến mây bay... Tiếng vi vút như khuyên can, như dìu dặt Như hắt hiu cùng hơi gió heo may" (Tiếng trúc tuyệt vời) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 Tiếng là vô hình thế nhưng Thế Lữ làm cho nó trở nên có hình bóng, Thế Lữ làm cho tiếng sáo trở nên có thần thái, có hồn y như con người vậy. Quả đúng như lời Hoài Thanh nhận xét Thế Lữ là "Người đã khéo tả hình sắc, lại khéo tả âm thanh" (Thi nhân Việt Nam). Cùng với cách xây dựng hình ảnh đặc sắc và sự tài ba trong nghệ thuật diễn tả âm thanh đã làm nên sự độc đáo và mới mẻ trong thế giới thơ Thế Lữ góp phần đưa phong trào thơ mới đến sự toàn thắng. 2.2.2.5. Nhạc điệu trong thơ Thế Lữ Thơ cổ điển cũng có tính nhạc, nhưng tính nhạc này có tính cố định theo luật bằng - trắc, theo cách gieo vần... đến Thơ mới, tính nhạc đã có sự biến hoá đa dạng mang dấu ấn cá nhân. Thế Lữ đã đưa tính nhạc vào trong thơ thật tế nhị. Tính nhạc đó thể hiện điệu tâm hồn riêng của nhà thơ trước thực tại. Điều đó đã tạo cho thi nhân có một phong cách riêng. Trong phong trào Thơ mới, khá nhiều nhà thơ quan tâm tạo tính nhạc trong thơ. Nếu trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư có sự kết hợp tài tình của âm thanh, hình ảnh tạo nên một âm điệu trong trẻo, êm dịu và mở ra một nền nhạc thật trong sáng: "Em không nghe mùa thu Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp lên lá vàng rơi" Thơ Xuân Diệu miêu tả âm thanh bằng cảm giác âm nhạc bên trong: "Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ lời Đàn ghê như nước lạnh trời ơi Long lanh tiếng sáo vang vang hận Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người" (Nguyệt Cầm) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 Đến với Thế Lữ nhà thơ đã dùng những câu thơ hỗn hợp, nhịp điệu biến hoá để diễn tả tính nhạc: "Tiếng địch thổi đâu đây Cớ sao mà réo rắt Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt Mây bay, gió quyến mây bay Tiếng vi vút như khuyên van, như dìu dắt Như hắt hiu cùng hơi gió heo may" (Tiếng trúc tưyệt vời) Hai câu thơ 5 chữ, tiếp đến là 4 câu thơ dài cùng với sự kết hợp bằng trắc đã gợi rõ nét âm thanh trầm bổng của tiếng sáo. Việc lặp lại một số phụ âm đầu gợi tiếng gió (vi, vút, van, dìu dặt, hắt hiu) tạo cảm giác réo rắt của tiếng sáo trúc bay bổng dìu dặt diệu kỳ. Khám phá hình thức nghệ thuật thơ Thế Lữ nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ "Thế Lữ là người đã xông xáo đi tìm điệu mới cho thơ" [64-559]. Nghiên cứu tính nhạc trong thơ Thế Lữ T.S Phạm Đình Ân cho rằng có hai loại nhạc đi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_08_SP_VH_NTVA.pdf
Tài liệu liên quan