Luận văn Thị trường nhà ở cho công nhân thuê xung quanh các khu công nghiệp tại Tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN THUÊ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 6

1.1. Nhà ở cho thuê và thị trường nhà ở cho công nhân thuê trong nền kinh tế thị trường 6

1.2. Đặc điểm thị trường nhà ở cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp 19

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển thị trường nhà ở cho công nhân thuê ở một số địa phương 27

Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN THUÊ XUNG QUANH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 35

2.1. Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh phúc 35

2.2. Thực trạng thị trường nhà ở cho công nhân thuê xung quanh các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 48

2.3. Những vấn đề đặt ra cần tháo gỡ để phát triển ổn định thị trường nhà ở cho công nhân thuê xung quanh các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 59

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN THUÊ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 66

3.1. Quan điểm cơ bản về phát triển ổn định thị trường nhà ở cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 66

3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ổn định thị trường nhà ở cho công nhân thuê xung quanh các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 73

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 96

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thị trường nhà ở cho công nhân thuê xung quanh các khu công nghiệp tại Tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chọn chủ đầu tư - Giấy phép: theo Quyết định số 1107/ QĐ - TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ - Diện tích: khu công nghiệp Bá Thiện II với diện tích 500ha - Địa điểm: Khu công nghiệp Bá thiện I thuộc Huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc - Nhóm ngành công nghiệp đầu tư: thiết bị thông tin và sản xuất đồ điện dân dụng cao cấp, sản xuất sản phẩm thép, lắp giáp ô tô, xe máy và sản xuất thực phẩm chất lượng cao. 9. Khu công nghiệp Bình Xuyên II - Chủ đầu tư: Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải - Đài Loan - Giấy phép đầu tư: số 1821 / TTg - CN ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ chủ trương đầu tư Khu công nghiệp Bình Xuyên II với tổng diện tích đất quy hoạch là 507 ha. - Tổng diện tích đất quy hoạch: gần 315 ha Hiện đã lấp đầy: 0% diện tích - Địa điểm: Khu công nghiệp Bình Xuyên II - Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 35 km, cách cụm cảng hàng không Quốc tế Nội Bài 20km. - Các ngành kêu gọi đầu tư chính: may mặc, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, điện tử, sản xuất linh kịên máy in các loại, điện thoại các loại, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, đồ dân dụng... Trong 9 khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng thì hiện có 5 khu công nghiệp đang hoạt động đó là: khu công nghiệp Kim Hoa, Quang Minh I, Quang Minh II, Khai Quang, Bình Xuyên đang hoạt động còn khu công nghiệp Bá Thiện I, Bá Thiện II, Bình Xuyên II, Chấn Hưng hiện tại chủ đầu tư và các cấp, các ngành đang triển khai lập các thủ tục để thành lập khu công nghiệp, xây dựng phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và kêu gọi dự án đầu tư. Có thể nói trong những năm qua các khu công nghiệp trên địa bàn của tỉnh đã thu hút được số lượng lớn các dự án đầu tư trong và ngoài nước góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế của tỉnh. Có thể khái quát tình hình thu hút đầu tư của các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc sau đây: Bảng 2.1: Tình hình thu hút đầu tư vào một số khu công nghiệp tập trung tỉnh Vĩnh Phúc STT Khu công nghiệp Đầu tư đến 6/ 2008 Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ lệ lấp đầy 1 KCN Quang Minh (I và II) 148 > 100tr USD và trên 4.900 tỷ đồng 100% 2 KCN Kim Hoa 135 87 triệu USD và 923 tỷ đồng. 32,89% 3 KCN Khai Quang 32 200 triệu USD và 300 tỷ đồng Việt Nam 71,2% 4 KCN Bình Xuyên 33 90,2tr USD và 1.201 tỷ đồng 31,93% Nguồn: số liệu Ban Quản Lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Trong các khu công nghiệp tập trung trên của tỉnh Vĩnh Phúc thì khu công nghiệp Quang Minh là một trong những khu công nghiệp có điều kiện phát triển tốt nhất do có vị trí thuận lợi nằm trên trục đưòng vành đai 3 Bắc Thăng Long - Nội Bài tiếp giáp với thủ đô Hà Nội thêm vào đó là nhờ áp dụng các giải pháp ưu đãi về thuế, giá đất, giải phóng mặt bằng cũng như các thủ tục hành chính nhanh gọn nên được nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm và lựa chọn đầu tư và đến nay đã đạt được tỷ lệ lấp đầy 100% diện tích nhanh nhất cả nước về thu hút đầu tư. Hiện nay đã thu hút được nhiều dự án nhất với 148 dự án trong đó có tới gần 50 dự án đầu tư nước ngoài đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh đứng thứ 6 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 2.1.2. Lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Số lượng công nhân lao động làm việc trong các khu công nghiệp Tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng có xu hướng tăng lên do sự phát triển khu công nghiệp và sự mở rộng quy mô đầu tư của các doanh nghiệp. Từ năm 2002 trở về trước chỉ thu hút khoảng hơn 20.000 công nhân lao động trong các khu cụm công nghiệp sau khi thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp năm 2003 đến nay với chủ trương đúng hướng và chính sách ưu đãi của tỉnh lên đã thu hút số lượng dự án đầu tư ngày càng nhiều do đó số lượng công nhân cũng tăng lên rất nhanh. Đến nay số công nhân làm việc trong các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc là 50.581 người trong đó có 33.952 lao động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 16.629 công nhân lao động của các dự án đầu tư trong nước (DDI). Theo dự kiến của tỉnh với tốc độ thu hút đầu tư và mở rộng, hình thành các khu công nghiệp mới đến năm 2015 sẽ thu hút khoảng 20 - 22 vạn lao động. Số lượng công nhân tập trung nhiều nhất ở 4 khu công nghiệp tập trung là khu công nghiệp Khai Quang, Khu công nghiệp Kim Hoa, Khu công nghiệp Quang Minh, Khu công nghiệp Bình Xuyên. Bảng 2.2: Số lượng lao động trong một số KCN tập trung ở Vĩnh Phúc tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2002- 6/2008 Khu công nghiệp Năm 2002 2003 2005 2006 2007 6/2008 Kim Hoa 1200 3870 6750 8324 11508 13258 Quang Minh I và II 2500 4650 7100 9000 13500 15100 Khai Quang 3200 4350 5200 7951 8500 10085 Bình Xuyên 3500 5750 9130 13500 9507 12138 Tổng cộng 10.400 18.620 28.140 38.5751 43.015 50.581 Nguồn: thống kê của Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Qua bảng 2.2 ta thấy cả 4 khu công nghiệp trên số lao động đều tăng qua các năm. Khu công nghiệp Khai Quang nằm trên địa bàn phường Khai Quang thành phố Vĩnh Yên. Toàn khu công nghiệp có 39 doanh nghiệp công nghiệp đang sản xuất kinh doanh với hơn 10.085 công nhân. Khu công nghiệp Quang Minh hiện có hơn 15.000 công nhân lao động đang làm việc trong khu công nghiệp. Khu công nghiệp Kim Hoa hiện có 41 doanh nghiệp với hơn 13.000 công nhân đang làm việc. Khu công nghiệp Bình Xuyên là khu công nghiệp thu hút trên 12.000 công nhân... Trong các khu công nghiệp trên KCN Quang Minh có tốc độ thu hút lao động tăng nhanh nhất. Nếu năm 2002, KCN này mới chỉ có 2500 lao động thì đến hết năm 2007 con số này đã tăng lên 15.100 lao động. Nếu xét tổng tất cả các khu công nghiệp trên thì tốc độ thu hút lao động qua các năm đều tăng nhanh 10.400 lao động năm 2002; 18.620 lao động (2003); 28.140 lao động (2004); 28.140 lao động (2005) ; 38.5751 lao động (2006) và 43.015 (2007). 50.581 lao động (6/ 2008). Có thể nói rằng khi các khu công nghiệp tập trung của Vĩnh Phúc ngày càng mở rộng quy mô sản xuất thì số lượng công nhân ngày càng tăng lên đó là một tất yếu. Tỷ lệ theo độ tuổi lao động của khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc: tại các khu công nghiệp, theo số liệu thống kê của công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc nguồn lao động làm việc trong các khu công nghiệp Vĩnh Phúc hầu hết là lao lao động trẻ tuổi từ 18 đến 35 chiếm khoảng 80% trên 35 tuổi khoảng 20%. Chúng ta có thể nhận thấy, tỷ lệ lao động theo độ tuổi lao động qua sự mô tả bằng biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ theo độ tuổi lao động tại các khu công nghiệp Vĩnh Phúc Nguồn: Theo số liệu thống kê của Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Qua biểu đồ 2.1 ta thấy trong các khu công nghiệp Vĩnh Phúc tỷ lệ lao động trẻ chiếm đại đa số lao của tỉnh. Họ là những lao động trẻ đa số là chưa có gia đình. Về chất lượng nguồn lao động của các khu công nghiệp Vĩnh Phúc: Số lượng lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc hầu hết là nông dân sau khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng phát triển các khu công nghiệp họ được tạo việc làm trong các khu công nghiệp do đó trình độ của họ rất thấp chủ yếu là ở trình độ tốt nghiệp phổ thông. Trong đó số lao động được đào tạo cơ bản có trình độ hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ và có tay nghề bậc cao chỉ chiếm khoảng 7% còn lại hơn 93% là lao động chưa được qua đào tạo. Đây là một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa hài lòng, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của họ khi mà công nghệ được sử dụng lại là những công nghệ hiện đại. Vì vậy, đây là một vấn đề đặt ra đối với tỉnh cần phải xúc tiến đào tạo nghề cho người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo Nguồn: theo số liệu thống kê của Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Biểu đồ 2.3: Tốc độ gia tăng lượng lao động của một số khu công nghiệp tập trung củaVĩnh Phúc 2005- 2007 2.1.3. Nhà ở cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có tốc độ công nghiệp hoá nhanh do vị trí địa lý thuận lợi, cơ chế chính sách thông thông thoáng... đã thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lớn các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều từ đó thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc trong các khu công nghiệp. Để tạo điều kiện thuận lợi về nơi ăn chốn ở cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành chính sách ưu đãi trong việc mời các nhà đầu tư xây dựng chung cư cho công nhân thuê. Mặc dù được miễn hoàn toàn tiền thuê đất, được ứng vốn giải phóng mặt bằng và hỗ trợ một phần, hỗ trợ xây dựng hạ tầng, các công trình phụ trợ nhưng vẫn chưa có doanh nghiệp nào đầu tư vào lĩnh vực nhà ở cho công nhân thuê, các doanh nghiệp không mặn mà với việc xây dựng nhà ở cho công nhân thuê vì đây là lĩnh vực đầu tư đòi hỏi vốn rất lớn, hiệu quả kinh doanh không cao vì giá cho công nhân thuê thấp, thu hồi vốn chậm, cơ chế chính sách còn nhiều vấn đề bất cập... Do đó, hầu hết các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc không có nhà ở cho công nhân. Công nhân phải thuê nhà trọ bên ngoài do người dân xung quanh khu công nghiệp tự phát làm nhà cho công nhân thuê. Đến đầu năm 2008 Vĩnh Phúc đang tập trung cho đồ án quy hoạch khu nhà ở cho công nhân của tập đoàn ComPal. Đồ án quy hoạch khu nhà ở cho công nhân của Tập đoàn ComPal có diện tích 17ha bao gồm các khu nhà ở cho công nhân và và các dịch vụ đi lèm sẽ giải quyết chỗ ở cho 6 vạn người. Đây là đồ án quan trọng mà tỉnh đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp nghiên cứu để đảm bảo tính khả thi. 2.2. Thực trạng thị trường nhà ở cho công nhân thuê xung quanh các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.1. Cầu về nhà thuê của công nhân đang làm việc ở các khu công nghiệp Trước sự phát triển các khu công nghiệp ngày càng tăng, quy mô ngày càng mở rộng số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng nhiều đã làm cho số lượng lao động trong các khu công nghiệp ngày càng tăng nhanh qua các năm. Hiện nay các khu công nghiệp thu hút trên 50.581 lao động vào làm việc dự báo đến năm 2015 số lao động làm việc trong các khu công nghiệp sẽ đột biến tăng do hàng loạt các dự án lớn đầu tư trên địa bàn tỉnh với khoảng 21- 22 vạn lao động. Từ bảng tổng hợp số lao động qua các năm của các khu công nghiệp (Bảng số 2.2) chúng ta thấy rằng số lượng lao động tăng hàng năm khoảng từ 30% - 50%. Vì vậy kéo theo nhu cầu về nhà ở của công nhân cũng ngày càng tăng. Tuy các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng chưa có quy hoạch nhà ở cho công nhân. Hầu hết các khu công nghiệp tập trung tỉnh Vĩnh Phúc không có nhà tập thể cho công nhân ở do đó đa số công nhân là người lao động từ địa phương khác đến làm việc tại các khu công nghiệp tập trung chỉ có một số ít người ở nhờ nhà người thân còn lại đều có nhu cầu về nhà ở vì vậy họ phải đi thuê nhà trọ xung quanh các khu công nghiệp. Hiện nay tại các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng hơn 40% công nhân lao động phải thuê nhà ở các nhà trọ xung quanh các khu công nghiệp còn lại là công nhân ở nhờ nhà người thân, quen và số công nhân địa phương. Nhu cầu về nhà ở của số công nhân là người địa phương không cao vì họ ở cùng gia đình, tuy nhiên vẫn có một lượng công nhân cũng cần thuê nhà ở. Qua thực tế cho thấy số công nhân là người địa phương vẫn có nhu cầu thuê nhà bởi vì: Một là, một số công nhân là người lao động của tỉnh nhưng khoảng cách từ gia đình tới nhà máy quá xa họ không thể ngày nào cũng đi về được hơn nữa chế độ làm việc ca kíp của các nhà máy lên họ phải bám xưởng, bám máy. Vì vậy họ cũng phải thuê nhà để ở. Hai là, do lương của công nhân thấp vì vậy họ đều muốn làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập khi tan ca về muộn nên họ không thể về nhà được. Họ cũng có nhu cầu thuê nhà ở để có điều kiện làm thêm giờ. Ba là, do giao thông trong khu vực nhà máy không thuận tiện tốn nhiều thời gian khi trở về nhà sau mỗi ngày làm việc. Nhiều năm trở lại đây Vĩnh Phúc đẩy mạnh làm đường giao thông vì vậy việc đi lại gặp nhiều khó khăn có thể ảnh hưởng đến giờ làm việc của công nhân. Bốn là, một số công nhân nam thích sống tự lập, tự do muốn tự khẳng định mình không muốn phụ thuộc vào gia đình họ cũng muốn thuê nhà riêng để ở, do đó góp phần làm cho cầu về nhà ở thuê tăng lên. Theo số liệu điều tra của Công đoàn các khu công nghiệp Vĩnh Phúc hiện nay có khoảng 40% công nhân lao động khu công nghiệp của tỉnh có nhu cầu thuê tương đương khoảng 20. 354 công nhân có nhu cầu thuê nhà ở để yên tâm làm. Ngoài ra một bộ phận chuyên gia, người lao động nước ngoài làm việc ở các khu công nghiệp Vĩnh Phúc do không có nhà ở sau ngày làm việc họ phải trở về Hà Nội. Họ cũng có nhu cầu về nhà ở họ cũng phải thuê các biệt thự, hoặc các phòng ở khách sạn ở Hà Nội họ phải đi về sau ngày làm việc bằng ô tô. Bảng 2.3: Nhu cầu về nhà ở của công nhân và người nước ngoài Đối tượng Năm 2007 Năm 2008 Công nhân 18.354 21.480 Kỹ sư và chuyên gia nước ngoài 87 102 Nguồn: Số liệu điều tra Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007. 2.2.2. Cung về nhà ở cho công nhân thuê ở các địa bàn gần các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc Nhà ở và vấn đề đời sống của công nhân tại các khu công nghiệp đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Đây là lĩnh vực đòi hỏi sớm có những quốc sách mang tầm chiến lược. Thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm qua hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao đã hình thành, thu hút nhiều lao động tại chỗ và nhiều địa phương khác nhau vì vậy nhu cầu về nhà ở của công nhân ngày một tăng rất nhanh cần phải được đáp ứng. Cung ứng nhà ở cho người lao động nói chung và công nhân trong các khu công nghiệp nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nghị quyết Đại hội đảng IX của Đảng đã khẳng định: “Phát triển có hiệu quả khu chế xuất, khu công nghiệp, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở, thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất tăng năng xuất lao động...”, “ chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động phòng chống tai nạn nghề nghiệp cho người lao động”. Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với người lao động trong đó gần đây là Nghị định số 71/ 2001 /NĐ- CP ngày 5/10 /2001 về xây nhà cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động. Ngày 29/ 11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI đã biểu quyết thông qua Luật Nhà ở và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2006 trong đó đã quy định công nhân trong các khu công nghiệp có thu nhập thấp là một trong những đối tương được ưu tiên thuê, mua nhà ở xã hội. Theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định số 90/2006/NDD - CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, việc giải quyết nhà ở cho công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lượng vũ trang nhân dân, công nhân làm việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo hai hướng: Thứ nhất, Nhà nước đầu tư từ ngân sách để phát triển quỹ nhà ở xã hội cho thuê và cho thuê mua Thứ hai, Nhà nước khuyến khích tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội. Theo đó, các tổ chức, cá nhân phát triển quỹ nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất xây dựng nhà ở xã hội, được miễn giảm các khoản thuế liên quan theo quy định của pháp luật. Ngoài ra Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định: giai cấp công nhân phải được hưởng thụ những quyền lợi xứng đáng với đóng góp to lớn của họ cho công cuộc đổi mới và công nghiệp hoá đất nước. Đồng thời vị thế kinh tế của công nhân phải được nâng lên ngang tầm với vị thế chính trị quan trọng mà Đảng Cộng sản Việt Nam giao phó. Nghị quyết 20 yêu cầu từ 2007 đến hết 2010 phải phấn đấu quyết liệt để tạo được chuyển biến thật sự mạnh mẽ và rõ nét trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân như: tiền lương, thu nhập và nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Để giải quyết nhà ở cho công nhân nhà nước sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê phù hợp với thu nhập thực tế của công nhân. Trong phương hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã chủ trương phát triển khu công nghiệp gắn liền với khu chung cư cho công nhân đặc biệt là nhà ở cho công nhân của các khu công nghiệp tập trung. Để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp tỉnh cũng đã đề ra 4 giải pháp quan trọng gồm: Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý của Nhà nước. Hai là, thực hiện tốt các chính sách pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân lao động. Ba là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao tiền lương và thu nhập cho công nhân người lao động. Bốn là, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội, giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân chưa thực sự khuyến khích các công ty hạ tầng khu công nghiệp đầu tư xây dựng. Các chủ đầu tư không mấy mặn mà vì đầu tư xây dựng nhà cho công nhân thuê vốn lớn nhưng khoản thu lợi không cao hơn nữa thu hồi vốn lại rất chậm, hiệu quả kinh tế thấp (đầu tư bạc tỷ thu về bạc cắc). Hơn nữa do gặp nhiều bất cập không đồng bộ giữa công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng, chính sách đầu tư, công tác thiết kế quy hoạch xây dựng khu công nghiệp như: Thủ tục pháp lý xin duyệt quy hoạch và triển khai dự án khu nhà ở cho công nhân còn quá nhiêu khê, chưa có sự thống nhất giữa các cơ sở, ngành, chức năng nên chủ đầu tư dự án mất nhiều thời gian, công sức và chi phí để triển khai trong khi quỹ nhà phục vụ cho đối tượng này đang ngày càng cạn kiệt. Các công ty đầu tư xây dựng khu công nghiệp mặc dù biết nhu cầu thực tế về nhà ở của công nhân là cần thiết, nhưng do tập trung cho mục tiêu trước mắt là nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu hút các doanh nghiệp thuê đất, xây dựng nhà xưởng và hạn chế về nguồn vốn đầu tư nên các công ty này còn phân kỳ đầu tư xây dựng nhà cho công nhân ở, công trình công ích của khu công nghiệp ở những giai đoạn sau. Khu công nghiệp cho rằng quỹ nhà ở và các công trình công cộng của khu dân cư lân cận có thể đáp ứng được nhu cầu này. Một vấn đề khó khăn nữa với các chủ đầu tư là bài toán về giá cả cho thuê nhà ở công nhân so với mặt bằng giá thuê nhà trọ tự phát xây dựng xung quanh khu công nghiệp. Bởi vì xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết được duyệt thì phải xây dựng đồng bộ, nghĩa là phải xây dựng đầy đủ hệ thống điện, nước, thoát nước thải, giao thông, công trình công cộng phục vụ công nhân. Điều này đồng nghĩa với giá cho thuê nhà ở ở khu vực này phải cao hơn với thuê nhà trọ tạm bợ, tiện nghi kém do người dân tự xây dựng, làm cho công nhân e ngại khi quyết định thuê nhà ở những khu nhà do khu công nghiệp xây dựng vì thu nhập của họ còn thấp đời sống còn nhiều khó khăn. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có tốc độ phát tiển các khu công nghiệp rất nhanh, thu hút nguồn lao động vào các khu công nghiệp của tỉnh rất lớn. Theo số liệu thống kê của Công đoàn các khu công nghiệp của tỉnh thì hiện nay, tại các khu công nghiệp của tỉnh tập trung 50.581 công nhân. Hiện nay tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc không có khu nhà ở tập trung cho công nhân. Hầu hết công nhân đều phải tự lo nhà ở. Xuất phát từ nhu cầu nhà ở của công nhân tại các địa phương nơi giáp ranh với các khu công nghiệp có hàng trăm hộ gia đình xây dựng nhà ở cho thuê một cách tự phát. Qua khảo sát các khu nhà trọ cho công nhân thuê tại các địa phương xung quanh các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc như: xã Tiền Phong, Quang Minh, Kim Hoa, Thanh Lâm, Bá Hiến... nhận thấy một thực trạng chung về nhà ở cho công nhân thuê như sau: Một là, chủng loại nhà ở cho công nhân thuê rất đa dạng. Nhà ở cho công nhân thuê ở tỉnh Vĩnh Phúc rất đa dạng có nhiều loại khác nhau do người dân tận dụng tối đa mọi điều kiện về đất đai. Loại thứ nhất là, dãy nhà trọ. Loại nhà cho thuê do người dân bỏ tiền ra xây làm thành một dãy nhiều phòng trọ cho thuê khoảng 4 đến 5 phòng lối liền nhau. Loại này thường là không có công trình vệ sinh kép kín mà có một khu nhà vệ sinh công cộng. Loại nhà này thường thấp, được lợp mái tôn, các phòng nhỏ. Loại thứ hai là nhà cấp 4 cũ của gia đình chủ. Những gia đình trước kia ở nhà cấp 4 đất vườn rộng nay do chính sách đền bù do giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp nay có điều kiện đã xây nhà cao tầng để ở và cho thuê nhà cấp 4 cũ. Loại thứ ba: tận dụng nhà bếp thành nhà ở cho công nhân thuê. Một số gia đình cũng muốn có thêm thu nhập lên đã thu xếp chỗ ăn, ở của gia đình còn nhà bếp sửa sang đôi chút thành nhà ở cho công nhân thuê. Từ nhà bếp trở thành ở cho thuê. Từ đó hình thành loại nhà gọi là “nhà trên, nhà dưới” chứ không còn nhà ở và nhà bếp nữa. Loại thứ tư: Chuồng trâu, chuồng bò thành nhà ở cho công nhân thuê. Đây là loại nhà cho thuê của nông dân Vĩnh Phúc do bị thu hồi đất người nông dân không làm ruộng nữa trâu bò bán đi còn chuồng trâu chuồng bò được nông dân cải tạo thành nhà ở cho công nhân thuê để ở. Loại nhà này rất tạm bợ không đảm bảo điều kiện sống tối thiểu cho người lao động. Hai là, chất lượng nhà cho công nhân thuê chưa đáp ứng được quy định tối thiểu về nhà ổ cho thuê. Nhà ở cho công nhân thuê hết sức tạm bợ không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống tối thiểu. Nhà cho thuê hầu hết là những dãy nhà trọ do người dân xung quanh các khu công nghiệp tự xây dựng cho công nhân thuê một cách tự phát, không có một quy hoạch cụ thể nào cả thường là những khu nhà trọ tạm bợ nhà cấp 4 ẩm thấp, mái lợp ngói, lợp tôn hoặc lợp prôxi măng. Khi trời nắng rất nóng bức, trời mưa thì ẩm ướt. Nhà trọ cho thuê thường rất nhỏ mỗi căn phòng chỉ rộng khoảng 10 m2- 15m2 cho 2 hoặc 3 người ở rất chật chội chỉ đủ kê được một chiếc giường lối đi lại chật chội. Đa số công nhân thường không nằm giường mà chải chiếu nằm đất cho rộng có chỗ ăn uống đi lại. Ngoài ra, một số khu nhà trọ do không có công trình khép kín chỉ có khu nhà vệ sinh công công, hệ thống thoát nước không đảm bảo hơn nữa vì sử dụng chung công cộng nên ý thức của người thuê không cao vì vậy dẫn đến mất vệ sinh nên thường xuyên có va chạm, mâu thuẫn giữa những công nhân với nhau, giữa công nhân với chủ trọ, giữa công nhân với làng xóm láng giềng làm mất trật tự an ninh địa phương. Mặc dù có nhiều căn phòng trọ cho thuê ẩm thấp, xuống cấp nghiêm trọng nhưng một thực tế cho thấy đa số chủ trọ xung quanh khu công nghiệp Vĩnh Phúc là nông dân cho nên họ vẫn chăn nuôi gia xúc, gia cầm quanh nhà trọ gây rất mất vệ sinh, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Ngoài ra một thực tế là những nhà cho thuê không trang bị những điều kiện tối thiểu: không có tivi, đài, báo, không văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao... khiến cho đời sống tinh thần của công nhân rất thấp. Công nhân luôn ở trong tình trạng đói ăn tinh thần sự nắm bắt thông tin xã hội và sự nhận thức về các vấn đề văn hoá - xã hội bị hạn chế từ đó ảnh hưởng đến lối sống của công nhân. Ba là, nhà ở cho thuê tư nhân xung quanh các khu công nghiệp có xu hướng gia tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ lượng cầu thuê nhà. Việc tăng cung nhà cho thuê thường mất nhiều thời gian để xây dựng, mất nhiều tiền vốn hơn nữa không thể có một quỹ đất sẵn sàng dành cho việc làm nhà để đáp ứng nhu cầu của người thuê ở mọi lúc trên một địa điểm do đất dân ở có giới hạn không thể xây thêm mãi được. Đặc biệt trong năm qua giá vật tư xây dựng như: xi măng, sắt thép, gạch ngói... tăng rất cao khiến cho việc cung ứng nhà ở của dân bị hạn chế trong khi rất nhiều nhà máy đồng loạt tuyển thêm công nhân, vì vậy việc thuê nhà hiện tại của công nhân rất khó khăn. Trước tình hình như vậy nhiều công nhân đã phải tìm thuê nhà cách xa khu công nghiệp vài cây số nhưng cũng không có nhà để thuê. Chẳng hạn ở các khu công nghiệp đóng trên địa bàn Vĩnh Yên 2007 nhiều nhà máy tuyển thêm hàng nghìn công nhân vào làm việc trong khi đó hầu hết các nhà máy, xí nghiệp đều không có nhà tập thể để bố trí cho công nhân ở. Trong khi đó giá vật tư xây dựng tăng cao nên người dân địa phương không thể làm kịp nhà trọ để cho công nhân ở xa có nhu cầu về nhà ở thuê. Do khan hiếm nhà trọ nên nhiều công nhân phải đi vào sâu các thôn, làng cách xa từ 3 đến 5 km để thuê nhà. Hay tại khu công nghiệp Khai Quang nằm trên địa bàn phường Khai Quang, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là khu công nghiệp nghiệp hiện đã lấp đầy 100% diện tích nên đã thu hút được một lượng lao động rất lớn. Toàn khu công nghiệp Khai Quang hiện có 39 doanh nghiệp công nghiệp đang sản xuất với hơn 10.000 công nhân do không có khu nhà tập thể của khu công nghiệp mặc dù đã được miễn hoàn toàn tiền thuê đất, hỗ trợ xây dựng hạ tầng nhưng cũng chưa có doanh nghiệp nào đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN TOT NGHIEP CUOI.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan