Luận văn Thiết kế ebook hỗ trợ học sinh tự học hóa học lớp 9 trung học cơ sở

Sửdụng chủyếu các phần mềm Macromedia Dreamweaver 8, Macromedia flash 8, Adobe

photoshop CS3 thiết kếebook.

Chúng tôi đã hoàn thành ebook chương “Hiđrocacbon. Nhiên liệu” hóa học lớp 9, cùng với

kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, học hỏi từbạn bè, đồng nghiệp và những tài liệu sưu

tầm từsách, báo, internet. Chúng tôi đã sưu tầm và biên soạn:

- Trang bài học bao gồm 10 bài giảng với phiếu học tập, kiến thức giáo khoa, kiến thức mở

rộng kết hợp 26 đoạn phim thí nghiệm, 4 đoạn phim mô phỏng, 48 hình ảnh minh họa.

- Trang bài tập: bao gồm 9 dạng toán với 48 thí dụminh họa, bài tập vềnhà với 100 câu

hỏi và bài tập trắc nghiệm trên phần mềm violet, 37 bài tập vềnhà, 128 bài tập nâng cao, mỗi

thẻbài tập đều có kèm hướng dẫn giải và hỗtrợbảng tuần hoàn.

- Trang thưviện giúp các em tham khảo thêm thông tin đểmởrộng kiến thức bao gồm lịch

sửhóa học, cuộc đời và thành tựu những nhà hóa học, đềthi HS giỏi, bài tập thí nghiệm vui,

hóa học và đời sống, hóa học và môi trường, mẹo vặt, địa chỉtrang web hóa học, hóa học vui,

âm nhạc.

pdf110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2760 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế ebook hỗ trợ học sinh tự học hóa học lớp 9 trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác em viết theo các cách khác nhau, các em lại cho đó là các chất khác nhau. Thí dụ: Các cách viết sau đều chỉ một công thức cấu tạo: O C H H HH ; H C H O H H ; H C O H H H Tuy nhiên một số học sinh lại cho đó là 3 công thức cấu tạo của 3 chất khác nhau.  Chuẩn bị Mô hình cấu tạo phân tử. Bài 36: Metan  Kiến thức Biết được - Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học của metan. - Định nghĩa liên kết đơn, phản ứng thế. - Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng metan.  Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét. - Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn. - Phân biệt khí metan với một vài khí khác, tính phần trăm khí metan trong hỗn hợp.  Trọng tâm - Dựa vào cấu tạo phân tử suy ra tính chất hóa học. - Phản ứng đặc trưng hiđrocacbon chứa liên kết đơn: phản ứng thế  Chuẩn bị: Thí nghiệm đốt cháy metan, phản ứng thế metan với clo. Bài 37: Etilen  Kiến thức - Nắm được CTCT, tính chất vật lí và hóa học của etilen. - Hiểu được khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó. - Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của etilen và các hiđrocacbon có liên kết đôi. - Biết được một số ứng dụng quan trọng của etilen.  Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình etilen dạng rỗng và đặc rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất etilen. - Viết được PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn. - Phân biệt khí etilen và khí metan bằng phương pháp hóa học. - Tính phần trăm thể tích khí etilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc.  Trọng tâm - Dựa vào cấu tạo phân tử suy ra tính chất hóa học. - Phản ứng đặc trưng hiđrocacbon chứa liên kết đôi: phản ứng cộng  Chuẩn bị: Thí nghiệm đốt cháy etilen, phản ứng cộng etilen với dung dịch brom. Bài 38: Axetilen  Kiến thức - Nắm được CTCT, tính chất vật lí, tính chất hóa học axetilen. - Nắm được khái niệm và đặc điểm liên kết ba. - Củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon: không tan trong nước, dễ cháy tạo ra CO2 và H2O đồng thời tỏa nhiệt mạnh. - Biết một số ứng dụng quan trọng axetilen.  Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình axetilen dạng rỗng và đặc rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất axetilen. - Viết các PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn. - Phân biệt khí axetilen và khí metan bằng phương pháp hóa học. - Tính phần trăm khí axetilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc. - Cách điều chế axetilen từ CaC2.  Trọng tâm - Dựa vào cấu tạo phân tử suy ra tính chất hóa học. - Học sinh dự đoán tính chất hóa học dựa vào cấu tạo phân tử, sau đó dùng thí nghiệm để chứng minh. - Phản ứng đặc trưng hiđrocacbon chứa liên kết ba: phản ứng cộng.  Chuẩn bị: Thí nghiệm đốt cháy axetilen, phản ứng cộng axetilen với dung dịch brom. Bài 39: Benzen  Kiến thức - Nắm được CTCT của benzen. - Nắm được tính chất vật lí, hóa học và ứng dụng của benzen.  Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về CTPT và tính chất. - Viết các PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn. - Tính khối lượng benzen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng theo hiệu suất.  Trọng tâm - Dựa vào cấu tạo phân tử suy ra tính chất hóa học. - Cấu tạo vòng sáu cạnh đều nhau, ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn: tham gia phản ứng thế dễ dàng, khó tham gia phản ứng cộng hơn so với etilen và axetilen.  Chuẩn bị: Thí nghiệm hòa tan benzen với dầu ăn với nước, đốt cháy benzen, phản ứng thế benzen với brom lỏng. Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên  Kiến thức Biết được: - Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. - Ứng dụng: dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp.  Kĩ năng - Đọc trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng. - Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.  Trọng tâm - Sản phẩm tách ra khi chưng cất dầu mỏ không phải là những chất nguyên chất mà là hỗn hợp nhiều chất khác nhau. - Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan.  Chuẩn bị Mẫu vật dầu mỏ, phim khai thác dầu. Bài 41: Nhiên liệu  Kiến thức Biết được: - Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí). - Hiểu được: Cách sử dụng nhiên liệu (gaz, dầu hỏa, than,…) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường.  Kĩ năng - Biết cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hằng ngày. - Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan và thể tích khí cacbonic tạo thành  Trọng tâm - Khái niệm, phân loại nhiên liệu. - Sử dụng nhiên liệu sao cho có hiệu quả.  Chuẩn bị Biểu đồ so sánh hàm lượng cacbon trong các loại than, năng suất tỏa nhiệt một số nhiên liệu thông thường, đoạn phim tiết kiệm nhiên liệu. Bài 42: Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu  Kiến thức - Củng cố các kiến thức đã học về hiđrocacbon. - Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hiđrocacbon.  Kĩ năng Củng cố các phương pháp giải bài tập và nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ.  Trọng tâm So sánh metan, etilen, axetilen, benzen về cấu tạo, tính chất, ứng dụng Bài 43: Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon  Kiến thức Củng cố kiến thức về hiđrocacbon.  Kĩ năng Kĩ năng thực hành hóa học.  Trọng tâm - Điều chế, tính chất C2H2. - Tính chất vật lí C6H6.  Chuẩn bị - 9 bộ dụng cụ - hóa chất thí nghiệm điều chế axetilen. - 9 bộ dụng cụ - hóa chất thí nghiệm dẫn axetilen qua dd brom, đốt cháy axetilen. - 9 bộ dụng cụ - hóa chất thí nghiệm tính chất vật lí benzen. 2.3. Nguyên tắc thiết kế ebook 2.3.1. Phân tích các tình huống để đề ra chiến lược phù hợp - Xác định mục tiêu, đối tượng cần phục vụ. - Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế các phòng máy vi tính. 2.3.2. Nội dung - Bám sát sách giáo khoa, có mở rộng thêm tư liệu, bài tập tham khảo,… - Kiến thức chính xác, đảm bảo độ tin cậy (tham khảo nguồn có độ tin cậy cao, thẩm định qua bạn bè, thầy cô, các giáo viên trong quận). Hình 2.1. Trao đổi giữa tác giả và một số GV trong quận 11 về ebook 2.3.3. Hình thức  Cách thức trình bày nhất quán: - Trên là thanh banner - Dưới banner là menu - Cột trái : dàn ý bài. - Cột phải : nội dung của bài. - Giao diện đẹp, nhưng không quá nhiều màu sắc làm phân tán thị giác của học sinh, cũng như khả năng tập trung vào bài. - Bố cục hài hòa. 2.3.4. Sử dụng Người đọc có thể dễ dàng sử dụng, tìm những thông tin một cách nhanh chóng bằng những đường link. 2.4. Cấu trúc và nội dung ebook chương “Hiđrocacbon. Nhiên liệu” 2.4.1. Cấu trúc ebook Trang chủ Bài học Mục tiêu bài học Phiếu học tập Bài giảng Em có biết Bài tập Thư viện Công thức đáng nhớ PP giải các dạng toán Bài tập về nhà Bài tập nâng cao Bài tập trắc nghiệm Bài tập tự luận PP giải các dạng toán Thí dụ Một số thí dụ BT theo từng bài học Hướng dẫn giải Bảng tuần hoàn BT theo từng bài học Bảng tuần hoàn Lịch sử hóa học CĐ và TT nhà hóa học Đề thi HS Giỏi BT thí nghiệm vui Hóa học và đời sống HH và môi trường Mẹo vặt Các trang web HH Hóa học vui Âm nhạc Chất gì? Giới thiệu Trợ giúp Truyện cười Bảng tuần hoàn 2.4.2. Nội dung ebook Chúng tôi trình bày ý tưởng một phần cụ thể trong một trang. Cách thiết kế để có nội dung ebook xin xem trong đĩa CD phần phụ lục\thiết kế ebook. 2.4.2.1. Trang chủ a. Ý tưởng thiết kế Hình 2.2. Giao diện trang chủ Đây là trang giới thiệu các nội dung có trong ebook một cách khái quát nhất để HS dễ dàng sử dụng và nhanh chóng đạt được mục đích học tập của mình. HS có thể từ trang chủ nhấp vào, liên kết đến các trang con như:  Bài học: Giới thiệu hệ thống các bài trong chương “Hiđrocacbon. Nhiên liệu”. Các bài được thiết kế dựa trên nội dung trình bày trong sách giáo khoa có mở rộng, bổ sung thêm tư liệu từng bài học cụ thể, kèm những đoạn phim thí nghiệm, hình ảnh thật, gây hứng thú tính tự học HS.  Bài tập: Chứa đựng công thức đáng nhớ, phương pháp giải từng dạng toán, có những dạng toán mới, tác giả giới thiệu nhiều cách giải giúp HS hiểu rõ, xử lí bài tập một cách nhanh chóng. HS làm bài tập về nhà dưới hai hình thức trắc nghiệm và tự luận. Đối với những HS khá giỏi, các em tham khảo một số bài tập nâng cao có kèm hướng dẫn giải. HS tìm nguyên tử khối một cách dễ dàng bằng cách click chuột vào bảng tuần hoàn.  Thư viện: Đây là trang tham khảo, đọc thêm tài liệu củng cố hệ thống kiến thức đã học hóa lớp 8, 9, giải trí trò chơi, thư giãn bằng âm nhạc….  Giới thiệu: Sách điện tử là một đĩa CD mà chức năng của nó là một giáo trình hóa học. Tính năng của sản phẩm này là qua nó, học sinh có cách tiếp cận mới với bộ môn hóa học. Bài học được bổ sung nhiều hình, phim thí nghiệm. Bài tập phong phú đa dạng phù hợp với tất cả HS. Tư liệu bổ sung mở rộng thêm những kiến thức phù hợp đối tượng HS. Điều này hỗ trợ cho việc tự học của các em một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.  Trợ giúp: Hướng dẫn người xem cách sử dụng ebook cho từng trang cụ thể: trang bài học, trang bài tập, trang thư viện.  Địa chỉ liên hệ tác giả b. Thể hiện ý tưởng bằng phần mềm và ngôn ngữ lập trình (xin xem trong đĩa CD phần phụ lục\thiết kế ebook, trang 1 đến trang 3) 2.4.2.2. Trang “Bài học” a. Ý tưởng thiết kế  Cấu trúc - Cột bên trái lần lượt tên tựa bài, chứa 10 bài trong chương. - Cột bên phải:  Mục tiêu bài học: phần này giới thiệu kiến thức trọng tâm trong bài học.  Phiếu học tập: hệ thống câu hỏi giúp HS định hướng đúng vào nội dung bài học.  Bài giảng: mục này đọc trước ở nhà chuẩn bị bài lên lớp (chúng tôi đã biên soạn và sưu tầm 26 đoạn phim thí nghiệm, sưu tầm 54 hình ảnh minh họa, mô hình phân tử các chất hữu cơ).  Em có biết: giúp bạn mở rộng kiến thức liên quan đến bài học.  Thí dụ bài 36 “Metan” - Cột bên trái: Chọn bài 36 - Cột bên phải:  Mục tiêu bài học  Phiếu học tập: click chuột vào phần này, cửa sổ popup hiện ra. Phiếu học tập có thể in nếu click chuột vào biểu tượng máy in.  Bài giảng  Click chuột vào “Bài giảng”  Cột bên trái: dàn ý nội dung bài học.  Cột bên phải: nội dung phần tương ứng khi cần click chuột cột bên trái. Hình 2.3. Giao diện trang bài học Lưu ý: Những biểu tượng: ; ; : click chuột vào xem thêm chi tiết.  Em có biết  Click chuột vào “Em có biết”  Cột bên trái: dàn ý tư liệu liên quan bài học.  Cột bên phải: nội dung phần tương ứng khi cần click chuột cột bên trái. b. Thể hiện ý tưởng bằng phần mềm và ngôn ngữ lập trình (xin xem trong đĩa CD phần phụ lục\thiết kế ebook, trang 3 đến trang 20)  Để tạo hiệu ứng popup cho các liên kết trong phần nội dung, ta làm như sau: - Trước tiên, ta chèn 2 dòng sau vào giữa thẻ của trang: - Ta tạo trang nội dung sẽ hiện ra trong cửa sổ “popup”, ở đây là trang “Thí nghiệm khí metan tác dụng với khí clo (ánh sáng)”:  Ta tạo nội dung của trang này  Sau đó ta chèn phim bằng cách vào menu Insert -> Media -> Flash Video …  Ở cửa sổ Insert Flash Video, ta chọn đường dẫn tới video cần chèn, chọn menu cho video và đánh vào kích thước của video cần hiện ra, sau đó ta bấm OK để chèn video này vào nội dung.  Sau khi chèn video, ta có trang “Thí nghiệm khí metan tác dụng với khí clo (ánh sáng)”: - Ta tạo liên kết tới trang mới tạo trong trang chính cần tạo hiệu ứng popup: - Cuối cùng ta thêm các thuộc tính rel="505-400" và class="bumpbox" vào liên kết này: <a href="baihoc_bai36_metanvoiclo.html" rel="505-400" class="bumpbox"> Ta có hiệu ứng popup như sau: 2.4.2.3. Trang “Bài tập” a. Ý tưởng thiết kế  Cấu trúc - Cột bên trái lần lượt là các liên kết tới các phần sau:  Công thức đáng nhớ: hỗ trợ khi giải bài tập.  Phương pháp giải dạng toán: thiết kế phương pháp giải và thí dụ riêng. Cho mỗi dạng có hướng dẫn giải, sử dụng bảng tuần hoàn tra nguyên tử khối (chúng tôi đã thiết kế 9 dạng toán với 48 thí dụ minh họa, trong đó có một số dạng toán mới làm quen ở phần hữu cơ được giới thiệu nhiều cách giúp HS hiểu sâu sắc về dạng đó).  Bài tập về nhà được soạn theo từng dạng bài học gồm:  Bài tập trắc nghiệm: 100 câu hỏi trắc nghiệm được soạn thảo bằng phần mềm violet giúp HS tự kiểm tra, đánh giá. Hình 2.4. Giao diện trang bài tập trắc nghiệm  Bài tập tự luận: (37 bài tập về nhà) các bài tập trích từ trong sách giáo khoa và sách bài tập.  Bài tập nâng cao: mở rộng thêm các bài toán khó, trích một số đề thi học sinh giỏi, thi tuyển vào trường chuyên lớp 10 có kèm hướng dẫn giải cụ thể, chúng tôi thiết kế theo từng dạng bài học gồm có 128 bài. Lưu ý: học sinh có thể in ra các đề bài tập khi cần: nhấn vào biểu tượng máy in - Cột bên phải: Thể hiện phần nội dung tương ứng khi click chuột bên cột trái.  Thí dụ với trang “Phương pháp giải dạng toán”: Hình 2.5. Giao diện trang phương pháp giải dạng toán Click chuột vào dạng cần xem bên phải, tham khảo phương pháp giải - Cột bên trái: click chuột chọn thí dụ - Cột bên trái : click chuột chọn bảng tuần hoàn, tham khảo nguyên tử khối khi cần giải bài tập. Hình 2.6. Giao diện bảng tuần hoàn b. Thể hiện ý tưởng bằng phần mềm và ngôn ngữ lập trình (xin xem trong đĩa CD phần phụ lục\thiết kế ebook, trang 20 đến trang 33) 2.4.2.4. Trang “Thư viện” a. Ý tưởng thiết kế  Cấu trúc - Cột bên trái lần lượt là các liên kết tới các phần sau:  Lịch sử hóa học: cung cấp kiến thức về các giai đoạn phát triển của hóa học.  Cuộc đời và thành tựu một số nhà hoá học: cung cấp cho HS kiến thức về các cuộc đời và thành tựu của một số nhà hóa học nổi tiếng.  Đề thi học sinh giỏi: trích 13 đề thi học sinh giỏi cấp quận, cấp thành phố ở các năm cùng cách giải để HS tham khảo và nâng cao kiến thức.  Bài tập thí nghiệm vui: bao gồm 12 bài tập thí nghiệm hóa học vui nhằm củng cố các kiến thức đã học. Hình 2.7. Giao diện trang bài tập thí nghiệm vui  Hóa học và đời sống: (18 tư liệu) các kiến thức về ứng dụng của hóa học trong đời sống. Hình 2.8. Giao diện trang hóa học và đời sống  Hóa học và môi trường: các vấn đề hóa học về môi trường (được xây dựng dưới 5 chủ đề). Hình 2.9. Giao diện trang hóa học và môi trường  Mẹo vặt: giới thiệu 12 mẹo nhỏ thường gặp trong đời sống hằng ngày. Hình 2.10. Giao diện trang mẹo vặt  Các trang web hóa học: giới thiệu cách tìm kiếm thông tin và giới thiệu một số trang web hóa học hữu ích cho HS.  Hóa học vui: bao gồm các câu đố và các trò chơi thú vị cho HS giải trí.  Âm nhạc: bao gồm các bài hát lấy nguồn âm nhạc lớp 9 giúp cho HS giải trí. - Cột bên phải: Thể hiện phần nội dung tương ứng với liên kết bên cột trái. b. Thể hiện ý tưởng bằng phần mềm và ngôn ngữ lập trình (xin xem trong đĩa CD phần phụ lục\thiết kế ebook, trang 33 đến trang 46) 2.4.2.5. Trang “Giới thiệu” a. Ý tưởng thiết kế  Đây là trang chứa một đoạn phim nhằm giới thiệu sơ lược về sách điện tử. Hình 2.11. Giao diện trang giới thiệu b. Thể hiện ý tưởng bằng phần mềm và ngôn ngữ lập trình (xin xem trong đĩa CD phần phụ lục\ thiết kế ebook, trang 46 đến trang 51) 2.4.2.6. Trang “Trợ giúp” a. Ý tưởng thiết kế  Đây là trang chứa các đoạn phim nhằm hướng dẫn người xem cách sử dụng sách điện tử.  Trợ giúp trang bài học Hình 2.12. Giao diện trang trợ giúp bài học  Trợ giúp trang bài tập  Trợ giúp trang thư viện b. Thể hiện ý tưởng bằng phần mềm và ngôn ngữ lập trình (xin xem trong đĩa CD phần phụ lục\ thiết kế ebook, trang 52 đến trang 59) KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 2.1. Cấu trức chương 4 Hóa học 9 Chương trình cấp 2 THCS xây dựng theo kiểu đường thẳng, xong loại hợp chất này tới hợp chất khác, nội dung kiến thức phát triển từ dễ đến khó. Thí dụ : - Liên kết Hóa học: từ liên kết đơn giữa C – C , C – H, tới liên kết đôi C = C, liên kết ba. - Mạch cacbon: từ mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng. Những kiến thức trước cần được lĩnh hội vững chắc, tạo cơ sở so sánh, củng cố phát triển khi nghiên cứu những chất tiếp theo. Sau mỗi loại bài GV lập bảng hệ thống hóa kiến thức. Các phản ứng hóa học đặc trưng cho các chất hữu cơ không khó thực hiện, thời gian không lâu, nhiều phản ứng gần gũi đời sống và sản xuất, do đó GV cần chú trọng phương pháp thực nghiệm và mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn. 2.2. Nguyên tắc thiết kế ebook Tác giả đề ra những chiến lược, xác định đúng mục tiêu và đối tượng cần phục vụ, hỗ trợ tốt HS tự học. 2.3. Cấu trúc ebook Sử dụng chủ yếu các phần mềm Macromedia Dreamweaver 8, Macromedia flash 8, Adobe photoshop CS3 thiết kế ebook. Chúng tôi đã hoàn thành ebook chương “Hiđrocacbon. Nhiên liệu” hóa học lớp 9, cùng với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp và những tài liệu sưu tầm từ sách, báo, internet. Chúng tôi đã sưu tầm và biên soạn: - Trang bài học bao gồm 10 bài giảng với phiếu học tập, kiến thức giáo khoa, kiến thức mở rộng kết hợp 26 đoạn phim thí nghiệm, 4 đoạn phim mô phỏng, 48 hình ảnh minh họa. - Trang bài tập: bao gồm 9 dạng toán với 48 thí dụ minh họa, bài tập về nhà với 100 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm trên phần mềm violet, 37 bài tập về nhà, 128 bài tập nâng cao, mỗi thẻ bài tập đều có kèm hướng dẫn giải và hỗ trợ bảng tuần hoàn. - Trang thư viện giúp các em tham khảo thêm thông tin để mở rộng kiến thức bao gồm lịch sử hóa học, cuộc đời và thành tựu những nhà hóa học, đề thi HS giỏi, bài tập thí nghiệm vui, hóa học và đời sống, hóa học và môi trường, mẹo vặt, địa chỉ trang web hóa học, hóa học vui, âm nhạc. Với những phần mềm trên, chúng tôi đã tìm cách để việc lật trang ebook dễ dàng (như lật trang sách giấy: có thể lật nhiều trang trong một lúc mà không cần quay về đầu bài hay đầu cuốn sách). Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Đánh giá tính khả thi và hiệu quả sử dụng ebook hỗ trợ HS tự học trong điều kiện nhà trường và gia đình của HS khác nhau.  Tính khả thi Tính khả thi của đề tài được thể hiện qua cách tổ chức của GV và số lượng học sinh sử dụng ebook để tự học.  Tính hiệu quả Tính hiệu quả của việc sử dụng ebook được thể hiện qua : - Học sinh hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp (thông qua phiếu học tập) - Học sinh mạnh dạn giơ tay, thuyết trình, thảo luận nhóm một cách tự tin, cùng chia sẻ, đưa ra ý kiến với bạn bè và giáo viên. - Kết quả bài kiểm tra ở các lớp sử dụng ebook cao hơn các lớp không sử dụng ebook. - Giáo viên có nguồn tư liệu bổ sung phong phú, hấp dẫn, tổ chức HS xem tài liệu chuẩn bị bài thảo luận tại lớp. - Học sinh hứng thú học tập, yêu thích môn học hơn thông qua phiếu tham khảo ý kiến. 3.2. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi đã chọn 4 bài để thực nghiệm sư phạm dựa trên các tiêu chí sau: - Bài “Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ ”: đây là dạng bài về thuyết cấu tạo. Khi nắm vững đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ, học sinh sẽ dễ dàng làm quen và hiểu rõ tính chất của một chất hữu cơ cụ thể. - Bài “Metan”, “Etilen”, “Axetilen” đây là dạng bài nghiên cứu chất cụ thể. Học sinh nắm rõ công thức cấu tạo suy ra tính chất hóa học. Tìm hiểu những ứng dụng liên quan trong công nghiệp và đời sống. 3.3. Đối tượng thực nghiệm Chúng tôi đã thực nghiệm 4 trường (2 cụm): 301 học sinh lớp 9 THCS tham gia thực nghiệm. Ở mỗi trường đều chọn 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng.  Cụm 1 : - Trường THCS Lê Quý Đôn Q.11. - Trường Bạch Đằng Q. 3. Lí do chọn 2 trường này vào cụm 1: - Đây là các trường 2 buổi/ngày. Chủ trương của Ban Giám hiệu là dồn các tiết chính khóa (2 tiết) vào buổi sáng. Nhiệm vụ buổi chiều dạy tăng tiết: giải quyết các bài tập trên lớp nhằm tạo cho các em nhẹ nhàng, thoải mái khi về nhà. - Trường được trang bị cơ sở vật chất tốt: có phòng tin học, phòng thao giảng chuyên đề, phòng bộ môn... - Đối tượng học sinh khá, giỏi. Gia đình trí thức, giàu có.  Cụm 2: - Trường Lê Tấn Bê Q. Bình tân. - Trường Phạm Văn Hai Q. Bình Chánh. Lí do chọn 2 trường này vào cụm 2 : - Cơ sở vật chất chưa đầy đủ (Trường Phạm Văn Hai chưa có phòng tin học). - Đối tượng học sinh yếu, kém, trung bình. Hoàn cảnh gia đình: lao động nghèo, dân nhập cư, ở nhà thuê. - Trường Phạm Văn Hai là trường vùng sâu, vùng xa. - Tường Lê Tấn Bê là trường ở gần bến xe Miền Tây. Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng Cụm Lớp TN - ĐC Số HS Lớp thực tế GV tham gia ở các lớp TN Cụm 1 TN1 32 9/4 Đặng Nguyễn Phương Khanh ĐC1 32 9/2 Đặng Nguyễn Phương Khanh TN2 39 9/4 Nguyễn Đỗ Đăng Khoa ĐC2 36 9/6 Nguyễn Đỗ Đăng Khoa Cụm 2 TN3 40 9/1 Đặng Thị Thanh Thủy ĐC3 40 9/2 Đặng Thị Thanh Thủy TN4 41 9/1 Nguyễn Minh HIếu ĐC4 41 9/2 Nguyễn Minh HIếu Lưu ý: Học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng có trình độ học tập ngang nhau theo đánh giá của GV. Giáo viên giảng dạy cả 2 lớp với phương pháp giống nhau nhưng lớp thực nghiệm: có sử dụng ebook, lớp đối chứng: không sử dụng ebook. 3.4. Tiến hành thực nghiệm 3.4.1. Chuẩn bị - Gởi đĩa CD đến các trường tiến hành thực nghiệm cùng với bài kiểm tra, phiếu tham khảo ý kiến. - Tập huấn, trao đổi với các GV tham gia thực nghiệm về mục đích, cách tiến hành... 3.4.2. Tiến hành hoạt động giảng dạy trên lớp - Giáo viên giảng dạy cả 2 lớp với phương pháp giống nhau nhưng lớp thực nghiệm: có sử dụng ebook, GV hướng dẫn HS tự học bằng các phiếu học tập (PHT) (có một số câu trong hệ thống câu hỏi ở phiếu học tập phải dùng ebook trả lời), lớp đối chứng: không sử dụng ebook. Bảng 3.2. Qui trình thực nghiệm ebook (cụm 1) Chu trình dạy và tự học Lớp TN Lớp ĐC (1) Trước mỗi bài học, thầy hướng dẫn trò tự nghiên cứu tự tìm ra một tri thức có tính chất cá nhân. GV yêu cầu HS sử dụng ebook hoàn thành phiếu học tập (một số câu trong hệ thống câu hỏi PHT phải dùng ebook trả lời. Xem kĩ các đoạn phim thí nghiệm trong bài học, nếu có thời gian đọc thêm phần “Em có biết”. GV yêu cầu HS sử dụng SGK xem trước bài mới. (2) Trong giờ học, thầy tổ chức cho trò tự thể hiện, hợp tác nhau để làm cho sản phẩm ban đầu của người học được khách quan hơn, tri thức có tính chất xã hội (lớp học). Tổ chức HS thảo luận theo nhóm (3) Thầy là trọng tài cố vấn, kết luận về cuộc đối thoại và hoạt động của trò, làm cơ sở cho trò tự kiểm tra, tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu, tri thức giờ đây có tính chất khoa học. - GV giảng giải, phân tích nội dung mới và khó của bài học. - GV củng cố nội dung sau mỗi bài học. Đánh giá kết quả học tập - Sau khi học xong bài “Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ”, kết quả học tập của HS được đánh giá qua bài kiểm tra 15 phút. - Sau khi học xong 4 bài “Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ” , “Metan”, “Etilen”, “Axetilen”, kết quả học tập của HS được đánh giá qua bài kiểm tra 1 tiết. Buổi 2 ( tăng tiết ) GV sử dụng ebook trong phòng học tin học , sử dụng phần mềm nettop school có cài sẵn trên máy (phần mềm truyền thông tin giảng dạy trên máy chủ xuống máy con) hướng dẫn HS, HS học tập trên tinh thần thoải mái, tự do trao đổi với các bạn trong lớp, cùng giải bài tập, cùng nhau chia sẻ những kiến thức. GV gọi HS giải bài tập, cả lớp nhận xét, bổ sung GV sử dụng SGK sửa bài tập trên lớp theo phương pháp truyền thống. Hình 3.1. Một số hình thực nghiệm  Trường THCS Lê Quý Đôn  Trường THCS Bạch Đằng Bảng 3.3. Qui trình thực nghiệm ebook (cụm 2) Chu trình dạy và tự học Lớp TN Lớp ĐC GV tổ chức cho HS học nhóm ở nhà 2 HS/ 1 nhóm ; 4-5 HS/ 1 nhóm (điều kiện: trong 1 nhóm phải có 1 HS có máy vi tính). 4-5 HS/ 1 nhóm (điều kiện: trong 1 nhóm phải có 1 HS khá – giỏi, không cần máy vi tính). (1) Trước mỗi bài học, thầy hướng dẫn trò tự nghiên cứu tự tìm ra một tri thức có tính chất cá nhân. GV dặn dò HS tập trung ở nhà bạn xem ebook trước: hoàn thành phiếu học tập, xem kĩ những đoạn phim thí nghiệm có trong bài học, làm bài tập về nhà có sẵn trong ebook, ghi chú những phần không hiểu vào lớp hỏi bạn bè, thầy cô. GV dặn dò HS sử dụng SGK xem trước bài mới, làm bài tập về nhà. (2) Trong giờ học, thầy tổ chức cho trò tự thể hiện, hợp tác nhau để làm cho sản phẩm ban đầu của người học được khách quan hơn, tri thức có tính chất xã hội. - Tổ chức HS thảo luận theo nhóm. (3) Thầy là trọng tài cố vấn, kết luận về cuộc đối thoại và hoạt động của trò, làm cơ sở cho trò tự kiểm tra, tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu, tri thức giờ đây có tính chất khoa học. - GV giảng giải, phân tích nội dung mới và khó của bài học. - GV củng cố nội dung sau mỗi bài học. Đánh giá kết quả học tập - Sau khi học xong bài “Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ”, kết quả học tập của HS được đánh giá qua bài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90286LVHHPPDH045.pdf