Luận văn Thiết kế website hổ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao)

MỤC LỤC

Trang phụbìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữviết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, đồthị

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. CƠSỞLÝ LUẬN CỦA ĐỀTÀI.3

1.1. Lịch sửvấn đề.3

1.2. Tựhọc .4

1.3. Kiểm tra đánh giá.9

1.4. Thiết kếbài giảng điện tử, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi trắc

nghiệm tựluận và bài kiểm tra đánh giá.15

1.5. Website hỗtrợviệc dạy học và tựhọc.20

1.6. Các phần mềm hỗtrợthiết kếwebsite dạy học .25

1.7. Mục tiêu và kiến thức hóa hữu cơlớp 11 (nâng cao) .33

Chương 2. THIẾT KẾWEBSITE HỖTRỢVIỆC DẠY VÀ HỌC HÓA

HỮU CƠLỚP 11 (NÂNG CAO) .42

2.1. Giới thiệu website .42

2.1.1. Sơ đồwebsite .42

2.1.2. Ý tưởng .42

2.1.3. Cách thức sửdụng.44

2.1.4. Thiết kếtrang chủ.45

2.2. Xây dựng hệthống bài giảng điện tửphần hóa hữu cơlớp 11 (nâng cao) .47

2.2.1. Ý tưởng .47

2.2.2. Thiết kếbài giảng điện tử.48

2.2.3. Thiết kếtrang “Bài giảng” .48

2.3. Thiết kếtrang “Thí nghiệm – Mô hình” .50

2.3.1. Ý tưởng .50

2.3.2. Thiết kếtrang “Thí nghiệm – Mô hình” .50

2.4. Xây dựng hệthống câu hỏi TNKQ và câu hỏi trắc nghiệm tựluận phần

hóa hữu cơ11 (nâng cao).52

2.4.1. Ý tưởng .52

2.4.2. Tạo hệthống câu hỏi TNKQ trên phần mềm Violet.52

2.4.3. Thiết kếcâu hỏi trắc nghiệm tựluận .57

2.4.4. Thiết kếtrang “Bài tập” .58

2.5. Thiết kếtrang “Đềkiểm tra”.60

2.5.1. Ý tưởng .60

2.5.2. Thiết kế đềkiểm tra.60

2.5.3. Thiết kếtrang “Đềkiểm tra”.65

2.6. Thiết kếtrang “Tưliệu” .67

2.6.1. Ý tưởng .67

2.6.2. Thiết kếmột sốphương pháp giải toán trong hóa hữu cơ.68

2.6.3. Thiết kếtrang tưliệu .77

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯPHẠM.79

3.1. Mục đích thực nghiệm .79

3.2. Đối tượng thực nghiệm .79

3.3. Phương pháp thực nghiệm .79

3.4. Tiến hành thực nghiệm .83

3.5. Kết quảthực nghiệm .85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.104

TÀI LIỆU THAM KHẢO.107

PHỤLỤC

pdf115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế website hổ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất của hidrocacbon có đồng phân nhóm chức và đồng phân vị trí nhóm chức. - Mối quan hệ giữa cấu tạo của hợp chất hữu cơ với tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ. - Nguyên nhân gây ra tính tương đối trơ về mặt hóa học của các hidrocacbon no là do trong phân tử chỉ chứa các liên kết sigma bền vững. - Nguyên nhân tính không no của các hidrocacbon không no là do trong phân tử có chứa liên kết pi kém bền dễ bị phá vỡ thành liên kết sigma bền. - Cấu trúc nhân benzen quyết định tính chất “thơm” của các hidrocacbon thơm. - Ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử. - Tính chất hóa học, phương pháp điều chế các hidrocacbon, các dẫn xuất của hidrocacbon. - Quy tắc của phản ứng cộng: quy tắc Macconhicop, của phản ứng tách: quy tắc Zai- sep, quy tắc thế vào nhân thơm. - Nguồn gốc hidrocacbon trong thiên nhiên. - Cơ chế của phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng thế vào nhân benzen. 1.7.1.2. Về kĩ năng Giáo viên rèn luyện được cho học sinh các kĩ năng: - Gọi tên được các hidrocacbon và các dẫn xuất của hidrocacbon từ công thức cấu tạo và ngược lại viết được công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ từ tên gọi. - Dựa vào cấu trúc, cấu tạo hợp chất hữu cơ giải thích tính chất vật lí, tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ, phân loại các hợp chất hữu cơ. - Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất của các hidrocacbon và các dẫn xuất hidrocacbon. - Lựa chọn được sản phẩm chính trong các phản ứng cộng theo quy tắc Maccopnhicop, phản ứng tách theo quy tắc Zai-sep, phản ứng thế vào nhân benzen . Quan sát hoặc được làm một số thí nghiệm: - Etylen với dung dịch Brom, thuốc tím, đốt cháy etylen. - Axetylen với dung dịch Brom, thuốc tím, dung dịch AgNO3/NH3, đốt cháy axetylen, điều chế axetylen từ dất đèn. - Benzen, toluen với dung dịch Brom, dung dịch HNO3/H2SO4 thuốc tím, đốt cháy. - Ancoletylic với Natri, tách nước ancoletylic thành etylen; glixerol với Natri, Đồng hidroxit. - Phenol với dung dịch Brom, NaOH. - Andehit fomic với với dung dịch Brom, thuốc tím, dung dịch AgNO3/NH3, Đồng (II) hidroxit. - Axit axetic với Zn, Na, NaOH, ancoletylic. - Giải được các bài tập thiết lập công thức phân tử, xác định công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ. 1.7.1.3. Về giáo dục thái độ tình cảm Thông qua việc nghiên cứu các hợp chất hữu cơ, học sinh cảm nhận một cách tự nhiên mối quan hệ biện chứng giữa cấu tạo và tính chất, ảnh hưởng qua lại của các nguyên tử trong phân tử. Cảm nhận này kết hợp với các động tác giáo dục khác của xã hội giúp học sinh tự xác định được cách sống tốt trong cộng đồng. Mỗi chất hợp chất hữu cơ đều có tính ích lợi và tính độc hại của nó đối với con người và môi trường sống. Thông qua việc học các chất này, học sinh thấy rõ phải có kiến thức về chúng để sử dụng con người một cách an toàn đồng thời bảo vệ môi trường. Hidrocabon không no và sản phẩm trùng hợp của hidrocacbon không no có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Vì vậy cần cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu hidrocacbon không no từ đó tạo cho học sinh niềm hứng thú học tập bộ môn. Tài nguyên thiên nhiên chú ý được giới thiệu: nguồn hidrocacbon trong tự nhiên, dầm mỏ, các hợp chất được tách ra từ cây cỏ trong thiên nhiên: tinh dầu chanh, quế, sả … nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tài sản quốc gia, tình yêu quê hương đất nước, ý thức tiết kiệm nguồn nguyên liệu, tinh thần ham học hỏi chiếm lĩnh tri thức khoa học phục vụ Tổ quốc. 1.7.2. Hệ thống lý thuyết chủ đạo - Cơ sở phân loại và thiết lập công thức hợp chất hữu cơ - Thuyết cấu tạo hóa học. - Các loại và cơ chế phản ứng của phản ứng hữu cơ. - Hidrocacbon no (Ankan và Xicloankan) - Hidrocacbon không no (Anken, Ankadien, Ankin) - Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên (Benzen và dãy đồng đẳng, một số hidrocacbon thơm khác …) - Ancol, Phenol. - Andehit – Xeton và axit cacboxilic. 1.7.3. Phân phối chương trình 1.7.3.1. Kế hoạch dạy học Hóa học lớp 11 chương trình nâng cao: 2,5 tiết x 35 tuần = 87,5 tiết Bảng 1.1. Kế hoạch dạy học hóa học lớp 11 ( nâng cao) Chương Tên chương Lí thuyết Luyện tập Thực hành Ôn tập Kiểm tra Tổng số tiết 1 Sự điện li 8 2 1 11 2 Nhóm Nitơ 10 2 1 13 3 Nhóm Cacbon 5 1 0 6 4 Đại cương về hóa học hữu cơ 7 2 0 9 5 Hidrocacbon no 4 1 1 6 6 Hidrocacbon không no 6 1 1 8 7 Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên 5 1 1 7 8 Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol 6 2 1 9 9 Andehit – Xeton – Axit cacboxylic 5 2 1 8 Ôn tập đầu năm – học kì 1 và cuối năm 4 4 Kiểm tra 6 6 Tổng số tiết 56 14 7 4 6 87 Tỉ lệ 64,4% 16,1% 8,0% 4,6% 6,9% 1.7.3.2. Phân phối chương trình hóa học lớp 11 (nâng cao)[4] Chương 1: Sự điện li Tiết 1 Ôn tập đầu năm Tiết 2 Sự điện li Tiết 3 Phân loại chất điện li Tiết 4 + 5 Axit – Baz – Muối Tiết 6 Sự điện li của nước – pH – Chất chỉ thị axit baz Tiết 7 Luyện tập: Axit – Baz – Muối Tiết 8 + 9 Phản ứng trao đổi ion Tiết 10 Luyện tập: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li Tiết 11 Thực hành: Tính axit – baz. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Tiết 12 Kiểm tra viết Chương 2: Nhóm Nitơ Tiết 13 Khái quát về nhóm Nitơ Tiết 14 Nitơ Tiết 15 + 16 Amoniac – Muối amoni Tiết 17 + 18 Axit Nitric và muối nitrat Tiết 19 Luyện tập: Tính chất của Nitơ và hợp chất của Nitơ Tiết 20 Photpho Tiết 21+22 Axit photphoric và muối photphat Tiết 23 Phân bón hóa học Tiết 24 Luyện tập: Tính chất của photpho và hợp chất của photpho Tiết 25 Thực hành: Tính chất của một số hợp chất Nitơ, phân biệt một số loại phân bón hóa học Tiết 26 Kiểm tra viết Chương 3: Nhóm Cacbon Tiết 27 Khái quát về nhóm Cacbon Tiết 28 Cacbon Tiết 29 + 30 Hợp chất của cacbon Tiết 31 Silic và hợp chất của silic Tiết 32 Công nghiệp Silicact Tiết 33 Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ Tiết 34 Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ Tiết 35 Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ Tiết 36 Phân tích nguyên tố Tiết 37 Công thức phân tử hợp chất hữu cơ Tiết 38 Luyện tập: Chất hữu cơ – Công thức hợp chất hữu cơ. Tiết 39 + 40 Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Tiết 41 Phản ứng hữu cơ Tiết 42 Luyện tập: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Chương 5: Hidrocacbon no Tiết 43 Ankan: Đồng đẳng và đồng phân danh pháp Tiết 44 Ankan: Cấu trúc phân tử và danh pháp Tiết 45 + 46 Ankan: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng Tiết 47 Xicloankan Tiết 48 Luyện tập: Ankan và xicolankan Tiết 49 Thực hành: Phân tích định tính. Điều chế và tính chất của metan Tiết 50 + 51 Ôn tập Tiết 52 Thi học kì 1 Chương 6: Hidrocacbon không no Tiết 53 Anken: Danh pháp, cấu trúc và đồng phân Tiết 54 Anken: Tính chất điều chế và ứng dụng Tiết 55 Ankadien Tiết 56 Khái niệm về tecpen Tiết 57 Ankin Tiết 58 Luyện tập: Hidrocacbon không no Tiết 59 Thực hành: Tính chất của hidrocacbon không no Chương 7: Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên Tiết 60 + 61 Benzen và ankylbenzen Tiết 62 Stiren và naphtalen Tiết 63 + 64 Nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên Tiết 65 Luyện tập: So sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hidrocacbon no và không npo với hidrocacbon thơm Tiết 66 Thực hành: Tính chất của một số hidrocacbon thơm Tiết 67 Kiểm tra viết Chương 8: Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol Tiết 68 + 69 Dẫn xuất halogen của hidrocacbon Tiết 70 Luyện tập:Dẫn xuất halogen Tiết 71 Ancol: Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí Tiết 72 Ancol: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng Tiết 73 Phenol Tiết 74 Luyện tập: Ancol - Phenol Tiết 75 Thực hành: Tính chất của một vài dẫn xuất halogen,ancol, phenol Tiết 76 Kiểm tra viết Chương 9: Andehit – xeton – Axit cacboxylic Tiết 77 + 78 Andehit và xeton Tiết 79 Luyện tập: Andehit và xeton Tiết 80 Axit cacboxylic: Cấu trúc, danh pháp và tính chất vật lí Tiết 81 + 82 Axit cacboxylic: Tính chất hóa học , điều chế và ứng dụng Tiết 83 Luyện tập: Axit cacboxylic Tiết 84 Thực hành: Tính chất của andehit và axit cacboxylic Tiết 85 + 86 Ôn tập Tiết 87 Thi học kì 2 Căn cứ vào phân phối chương trình, chương trình hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao được học bắt đầu từ tiết 34 của học kì 1 và cả học kì 2. Tuy nhiên tùy thuộc vào trình độ học sinh, có trường phân phối chương trình theo kế hoạch của bộ, có trường phân phối chương trình học hóa hữu cơ lớp 11 vào toàn bộ học kì 2 của năm học. Kết luận chương 1 Trong chương này, tác giả đã trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu: - Cơ sở của lí thuyết tự học, các hình thức tự học. - Kiểm tra đánh giá, các chức năng của kiểm tra đánh giá, xu hướng đổi mới của kiểm tra đánh giá hiện nay ở các trường phổ thông. - Bài giảng điện tử, TNKQ, TNTL, các phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế website dạy học. - Mục tiêu chương trình hóa học THPT nói chung, phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao) nói riêng, giới thiệu phân phối chương trình hóa học lớp 11. Tất cả những vấn đề trên là cơ sở lý luận giúp cho tác giả thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao). Chương 2 THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC HÓA HỮU CƠ LỚP 11 (NÂNG CAO) 2.1. Giới thiệu Website 2.1.1. Sơ đồ website HÓA HỮU CƠ – LỚP 11 THPT 2.1.2. Ý tưởng Trên trang chủ giới thiệu một cách khái quát về website để giáo viên và học sinh có thể sử dụng website một cách dễ dàng và nhanh chóng đạt được mục đích tìm kiếm thông tin. Từ trang chủ, chúng ta sẽ đọc được một vài thông tin tóm tắt về nội dung bên trong của website: * Bài giảng - Cung cấp cho giáo viên hệ thống bài giảng điện tử phần hóa hữu cơ 11 nhằm hỗ trợ việc dạy học. - Giúp cho học sinh hệ thống bài giảng nhằm củng cố kiến thức phần hóa hữu cơ lớp 11. * Mô hình thí nghiệm Cung cấp cho giáo viên và học sinh: - Hệ thống thí nghiệm minh họa tính chất của các chất hữu cơ trong chương trình. - Một số mô hình cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. * Bài tập Hỗ trợ cho giáo viên và học sinh - Hệ thống bài tập trắc nghiệm theo chương trình hóa hữu cơ 11. - Một số bài tập tự luận tham khảo. * Đề kiểm tra Cung cấp cho giáo viên và học sinh một số bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận để tham khảo. * Tư liệu Cung cấp cho học sinh một số khám phá về hóa hữu cơ, phương pháp giải toán hóa hữu cơ . * Liên lạc Cung cấp địa chỉ và tên tác giả. Khi cần góp ý về nội dung và hình thức của website, giáo viên và học sinh có thể gửi email đến địa chỉ của tác giả đã được đề cập ở trang “Liên hệ ” này. Hình 2.1. Trang chủ của website 2.1.3. Cách thức sử dụng Để tìm kiếm thông tin, chúng ta để chuột vào mục cần tìm, nhấn trái chuột. Từ Trang chủ, chúng ta có thể đi vào phần “Bài giảng”, “Thí nghiệm – Mô hình”, “Đề kiểm tra”, “Tư liệu” ... 2.1.4. Thiết kế “Trang chủ” 2.1.4.1. Dùng Macromedia Fireworks tạo tiêu đề và các đề mục trong website Hình 2.2. Tựa trang chủ được thiết kế bằng Macromedia Fireworks-8 Hình 2.3. Tiêu đề được thiết kế bằng Macromedia Firework-8 Mở chương trình Fireworks : Start  Fireworks. Độ lớn của nền: Canvas Size  width (rộng): 850, height (cao): 200 Màu của nền (custom): #0000FF Font chữ: Times New Roman Text tool (A)  HÓA HỮU CƠ 11 LỚP 11 – THPT Xuất ra dưới dạng file.gift 2.1.4.2. Dùng Macromedia Dreamweaver thiết kế “Trang chủ” - Mở chương trình: Start  Macromedia Dreamweaver  HTML  soạn thảo chương trình. Sử dụng công cụ Table để thiết kế bố cục trang: sắp đặt nội dung và hình ảnh: + Mục lục được đặt bên trái. Định thuộc tính cho mục lục: CSS  New  mucluc  New CSS Rule (mucluc)  Save Style Sheet File As (.mucluc)  CSS Rule Difinition for .mucluc in mucluc: Font: Times New Roman. Background color: #0099CC. + Chèn hình ảnh: Insert  Images. + Chèn phim: Insert  Media  Plugin. Dùng lệnh: <embed scr="3/etylen.mpg" width="215" height="200" align="middle" loop="-1"> để đoạn phim được hoạt động liên tục. - Dùng Page Propertive định dạng các thuộc tính cho các nội dung trong website. Hình 2.4. Giao diện dùng để định màu cho các đường link Tạo liên kết các hình ảnh trong website đến các nội dung bằng cách đánh địa chỉ link và chọn đích đến Target trong bảng Propeties. 2.2. Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao) 2.2.1. Ý tưởng Trong chương trình hóa học phổ thông cơ sở, học sinh đã được học một số hợp chất hữu cơ đơn giản tiêu biểu trong chương trình hóa học lớp 9. Tuy nhiên, ở chương trình hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao), từ những hợp chất hóa hữu cơ tiêu biểu, các em phải suy ra được những hợp chất khác thuộc dãy đồng đẳng của chúng. Các em phải nắm được hệ thống danh pháp, một số cơ chế phản ứng hóa học. Với số lượng kiến thức mới khá nhiều, bài giảng điện tử, dù không thể thay thế giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhưng phần nào giúp các em tiếp cận được hệ thống kiến thức hóa hữu cơ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, giáo viên có thể tham tham khảo trang này nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Trang “Bài giảng” cung cấp các kiến thức trong chương trình hoá học phổ thông được thiết kế theo từng bài học trong phần Hóa hữu cơ sách giáo khoa Lớp 11 nâng cao. Các bài học được thiết kế bằng phần mềm Microsoft Powerpoint với kiến thức được hệ thống. 2.2.2. Thiết kế bài giảng điện tử Sau khi thiết kế giáo án, thiết kế giáo án điện tử trên Microsoft Powerpoint: Hình 2.5. Bài giảng điện tử được thiết kế bằng PowerPoint Vào chương trình: Start  Microsoft Powerpoint. Soạn chương trình: Insert  New Slide. - Tạo hiệu ứng minh họa cho bài: Slide show  Custom Enimation  Chọn hiệu ứng thích hợp. - Lưu lại và xuất ra dưới dạng Microsoft Powerpoint Slide Show. - Tạo link giữa bài giảng điện tử với baigiang.html. 2.2.3. Thiết kế trang “Bài giảng” - Tiêu đề: BÀI GIẢNG PHẦN HÓA HỮU CƠ 11 (nâng cao) - Tựa đề các bài giảng theo chương trình sách giáo khoa. Các link liên kết đến bài giảng điện tử. - Từ trang này, chúng ta có thể đi đến từng bài giảng điện tử được thiết kế theo chương trình sách giáo khoa lớp 11 (nâng cao) và các nội dung khác trong website. Hình 2.6. Trang “Bài giảng” giới thiệu danh mục các bài giảng điện tử 2.3. Thiết kế trang “Thí nghiệm- mô hình” 2.3.1. Ý tưởng Các phản ứng hóa học thường xảy ra theo nhiều hướng khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứ tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ, học sinh rất khó tiếp thu được kiến thức. Trang này cung cung cấp các thí nghiệm hóa học, các mô hình các phân tử hợp chất hữu cơ trong không gian, một số cơ chế phản ứng hóa học hữu cơ nhằm giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hóa học hơn và giúp cho giáo viên có thêm phương tiện trực quan khi giảng dạy. Giáo viên và học sinh quan sát được thí nghiệm trên web hoặc có thể lấy về đưa vào bài giảng điện tử. 2.3.2. Thiết kế trang “Thí nghiệm – Mô hình” Chuyển các phim về thí nghiệm hóa học hữu cơ, mô hình cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ về dạng file.mpeg. Dùng Dreamweaver thiết kế trang “Thí nghiệm – Mô hình”: Start  Macromedia Dreamweaver  HTML. Đưa các phim thí nghiệm, mô hình lên web: Insert  Media  Plugin  chọn phim đưa lên. Mỗi phim thí nghiệm, mô hình được đưa lên từng trang. Dùng lệnh “ ” giúp cho người xem có thể tắt hoặc mở phim trên web khi sử dựng website. Tạo danh mục các thí nghiệm, mô hình được đưa lên website. Tạo link từ các tiêu đề đến các trang web có phim ảnh. Giáo viên và học sinh muốn xem thí nghiệm hay mô hình nào phân tử hợp chất hữu cơ nào thì nhấp trái chuột vào các tiêu đề đó. Tạo đường link từ biểu tượng media đến các phim thí nghiệm, mô hình để người xem có thể lấy phim về dễ dàng. Hình 2.7. Trang “Thí nghiệm – mô hình” giới thiệu danh mục các thí nghiệm phần hóa hữu cơ lớp 11 2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi trắc nghiệm tự luận phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao) 2.4.1. Ý tưởng Dạy học hóa học không thể thiếu phần bài tập hóa học. Sử dụng bài tập hóa học để luyện tập là một biện pháp rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy học. Qua bài tập hóa học, kiến thức của học sinh được hệ thống, khắc sâu và mở rộng. Giải bài tập hóa học còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học, giải bài toán hóa học. Bên cạnh đó, bài tập hóa học còn rèn luyện được cho học sinh các năng tư duy, trí thông minh sáng tạo, tính kiên nhẫn, trung thực, lòng say mê khoa học hóa học. Trang “Bài tập ” được thiết kế nhằm hỗ trợ cho giáo viên và học sinh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Với hệ thống bài tập này, học sinh có thêm nguồn bài tập ngoài các bài tập của sách giáo khoa. Có thể sử dụng hệ thống bài tập cung cấp thêm cho học sinh để nâng cao khả năng tự học của các em. Sau mỗi bài học, học sinh có thể dùng hệ thống bài tập này làm ở nhà để rèn luyện, củng cố kiến thức đã học. 2.4.2. Tạo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm Violet Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm: Một đáp án đúng: chỉ cho phép chọn 1 đáp án. Nhiều đáp án đúng: cho phép chọn nhiều đáp án một lúc. Đúng/Sai: với mỗi phương án sẽ phải trả lời là đúng hay sai. Câu hỏi ghép đôi: Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột trái để được kết quả đúng. 2.4.2.1.Tạo bài tập trắc nghiệm một lựa chọn Ví dụ 1: Tạo bài tập trắc nghiệm một lựa chọn cho bài tập sau: Chọn phát biểu đúng: A. Hợp chất hữu cơ là hợp chất khó bay hơi, kém bền với nhiệt, dễ cháy. B. Các nguyên tố thường xuyên tạo nên hợp chất hữu cơ là cacbon , hidro, oxi, lưu hùynh. C. Các phản ứng hữu cơ thường xảy ra theo một hướng nhất định. D. Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị. Để tạo bài tập trắc nghiệm bằng phầm mềm Violet, vào Violet – Nội dung – Thêm đề mục – Nhập đề mục – Chọn công cụ - Bài tập trắc nghiệm – Nhập dữ liệu cho bài tập trắc nghiệm. Hình 2.8. Giao diện phần mềm Violet khi thiết kế hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn Để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc dưới bên trái, để bớt phương án thì nhấn vào nút “”. Sau khi nhập xong, ta nhấn nút "Đồng ý" sẽ được màn hình bài tập trắc nghiệm như sau: Hình 2.9. Giao diện phầm mềm Violet sau khi thiết hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn 2.4.2.2. Tạo bài bài tập trắc nghiệm “Đúng – Sai ” Ví dụ 2: Tạo bài tập trắc nghiệm “Đúng – Sai” bằng phần mềm Violet: Nhận định sau đây đúng hay sai? Dầu mỏ khai thác ở thềm lục địa phía Nam có đặc điểm là nhiều ankan mạch dài và hàm lượng lưu huỳnh thấp nên A. dễ vận chuyển theo đường ống. B. chưng cất phân đoạn sẽ thu được xăng có chất lượng cao. C. cracking nhiệt sẽ thu được xăng có chất lượng cao. D. làm nguyên liệu cho cracking, rifominh vì ít chứa lưu huỳnh. Để tạo bài tập trắc nghiệm “Đúng – Sai ”: vào Violet – Nội dung – Thêm đề mục – Nhập đề mục – Chọn công cụ - Bài tập trắc nghiệm  Kiểu: Đúng/ Sai  nhập câu hỏi. Hình 2.10. Giao diện phần mềm Violet khi thiết kế hệ thống câu hỏi TNKQ đúng sai Sau khi nhập xong câu hỏi, chọn nút “đồng ý”, câu hỏi trắc nghiệm đã được tạo xong. Hình 2.11. Giao diện phần mềm Violet sau khi thiết kế hệ thống câu hỏi TNKQ đúng sai 2.4.2.3. Tạo bài trắc nghiệm ghép đôi Ví dụ 3: Tạo bài tập trắc nghiệm ghép đôi bằng phần mềm Violet: Hãy ghép đôi nguồn khí và tên khí cho thích hợp: Loại khí Nguồn khí 1 Khí thiên nhiên A thu được khi nung than mỡ trong điều kiện không có không khí. 2 Khí dầu mỏ B thu được khi chế biến dầu mỏ bằng phương pháp cracking. 3 Khí cracking C khai thác từ các mỏ khí. 4 Khí lò cốc D có trong các mỏ dầu. Tạo bài tập trắc nghiệm “Ghép đôi” bằng phần mềm Violet: vào Violet – Nội dung – Thêm đề mục – Nhập đề mục – Chọn công cụ - Bài tập trắc nghiệm  Kiểu: Ghép đôi  nhập câu hỏi bên trái, câu trả lời đúng bên phải. Tự phần mềm sẽ sáo trộn các lựa chọn với nhau. Hình 2.12. Giao diện phần mềm Violet khi thiết kế hệ thống câu hỏi TNKQ ghép đôi Chọn nút “Đồng ý”, câu trắc nghiệm đã được tạo xong. Hình 2.13. Giao diện phần mềm Violet sau khi thiết kế hệ thống câu hỏi TNKQ ghép đôi Hệ thống câu trắc nghiệm sau khi đã được tạo ra bằng phần mềm Violet, sẽ được đóng gói và đưa về dạng file.html. 2.4.3. Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm tự luận Các bài tập trắc nghiệm tự luận được thiết kế trên MicrosoftWord, sau đó được lưu dưới dạng file.html. Hình 2.14. Cách tạo đường link từ câu hỏi TNTL đến website Sau khi lưu sẽ được 1 trang web bài tập. Hình 2.15. Câu hỏi TNTL được lưu dưới dạng webpage 2.4.4. Thiết kế trang “Bài tập” Dùng Dreamweaver thiết kế trang “Thí nghiệm – Mô hình”: Start  Macromedia Dreamweaver  HTML  soạn thảo chương trình. Tiêu đề trang: “BÀI TẬP PHẦN HÓA HỮU CƠ 11”. Tạo danh mục tựa đề các bài tập gồm có phần trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Bài tập trắc nghiệm khách quan được xếp vào cột “Trắc nghiệm” có biểu tượng . Tạo link từ biểu tượng này đến hệ thống câu hỏi TNKQ đã được soạn bằng phần mềm Violet. Bài tập trắc nghiệm tự luận được xếp vào cột “Tự luận” có biểu tượng . Tạo link từ biểu tượng này đến các trang có bài tập TNTL. Hình 2.16. Trang “Bài tập” giới thiệu hệ thống bài tập phần hóa hữu cơ Để xem các bài tập này, giáo viên và học sinh nhấp trái chuột vào các biểu tượng. Trên website tác giả giới thiệu trên 400 câu hỏi trắc nghiệm phần hóa hữu cơ 11 (nâng cao). Về phần bài tập tự luận, trên website có bài tập của các bài: - Thành phần nguyên tố. - Thiết lập công thức phân tử. - Ankan. - Anken. - Ankin. - Aren. - Ancol – Phenol. - Andehit. - Axit cacboxylic. 2.5. Thiết kế trang “Đề kiểm tra” 2.5.1. Ý tưởng Kiểm tra đánh giá kết quả học tập và giảng dạy là một khâu không thể thiếu trong dạy học nói chung và dạy học học hóa học nói riêng. Qua kết quả kiểm tra, học sinh sẽ tự điều chỉnh phương pháp học tập, giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu của chương trình đề ra; Chúng ta có thể đánh giá một số kỹ năng của học sinh về viết phương trình phản ứng hóa học hữu cơ, giải bài tập định tính thông qua hệ thống câu hỏi; đánh giá kỹ năng quan sát, thực hành của học sinh. Trang “Đề kiểm tra” cung cấp cho giáo viên và học sinh các đề kiểm tra 15 phút và đề kiểm tra 45 phút theo từng chương của chương trình hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao). Những để kiểm tra này giúp cho học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức mỗi chương. 2.5.2. Thiết kế đề kiểm tra Ở mỗi chương có hai đề kiểm tra: - Đề kiểm tra 15 phút (10 câu trắc nghiệm). - Đề kiểm tra 45 phút (một tiết). 2.5.2.1. Nội dung cần kiểm tra - Biết: Học sinh nhớ tính chất vật lý và tính chất hóa học của đơn chất và các hợp chất hữu cơ. - Hiểu: Học sinh giải thích được các bản chất, các hiện tượng hóa học khi quan sát thí nghiệm và viết phản ứng hóa học hữu cơ. - Vận dụng những kiến thức nắm được để giải quyết các bài tập về chuỗi phản ứng và nhận biết các hợp chất hữu cơ. - Kỹ năng quan sát thí nghiệm 2.5.2.2. Thiết kế đề kiểm tra 15 phút * Số lượng câu hỏi Mỗi đề kiểm tra có 10 câu trắc nghiệm gồm: - 4 câu hỏi dành cho tất cả các đối tượng học sinh. Đây là những câu hỏi tái hiện lại kiến thức đã học. Để làm được các câu này, học sinh chỉ cần nhớ kiến thức đã học. - 3 câu hỏi đòi hỏi học sinh phải thuộc bài và vận dung linh hoạt các kiến thức đã học. - 3 câu hỏi đòi hỏi học sinh phải biết tổng hợp kiến thức đã học và vận dụng kiến thức đó để giải quyết các bài tập định lượng, định tính. * Thiết kế câu hỏi Thiết kế câu hỏi ở mức độ biết Câu 1: Dẫn hỗn hợp M gồm 2 chất X,Y có công thức phân tử C3H6, C4H8 vào dung dịch brom thấy dung dịch brom nhạt màu và không có khí thoát ra.Vậy X và Y A. là 2 anken đồng đẳng của nhau B. không phải là 2 anken đồng đẳng của nhau C. là 2 xicloankan đồng đẳng của nhau D. là 2 anken đồng phân của nhau. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hydrocacbon A thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. A có thể là A. ankadien. B. anken. C. xicloankan. D. anken hoặc xicloankan. Câu 3: Cho buta-1,3-dien tác dụng với Br2/CCl4 ở 40oC, sản phẩm thu được là A. 1,4-dibrombut-2-en. B. 1,2-dibrombut-2-en. C. 1,4-dibrombut-1-en. D. 3,4-dibrombut-1-en. Câu 4: Các hợp chất sau, dãy hợp chất làm mất màu dung dịch Br2/CCl4 là: A. etan, etylen, axetylen, benzen. B. etylen, buta-1,3-dien, propin, but-2-in. C. metan, xiclohexan, propylen, propin. D. toluen, benzen, etan, xiclopropan. Thiết kế câu hỏi ở mức độ vận dụng Câu 1: Cho chuỗi phản ứng: metan  X , oNi t Y  Z  polime. X, Y, Z lần lượt là: A. axetylen, etylen clorua, vinylclorua. B. axetylen, vinylaxetylen, buta-1,3-dien. C. axetylen, benzen, toluen. D. axetylen, etan, etylen. Câu 2: Cho 6,72 lit (đktc) axetylen qua ống than nung đỏ ở 600oC thu được 3,9 gam benzen. Hiệu suất phản ứng là A. 20%. B. 30%. C. 40%. D. 50%. Câu 3: Số đồng phân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90096-LVHH-PPDH006.pdf