Luận văn Thơ ca Huyền Quang con đường của thiền và cái đẹp

Huyền Quang là một Thiền sư lỗi lạc trong vườn Thiền Trúc Lâm Việt

Nam. Nhưng bên cạnh đó, ông còn là mộttriết gia uyên thâm, suy tưởng những

luận điểm về thế giới và nhân sinh mà con người thường xuyên phải đối mặt như

tồn tại, mối quan hệ của con người và giới tự nhiên, vịtrí của con người giữa

cuộc đời v.vv.

pdf135 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ ca Huyền Quang con đường của thiền và cái đẹp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái có và ngược lại. Như khi chàng Kim Trọng bước đến vườn thúy thì người ngọc đâu không thấy, chỉ có “hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Nhà thơ tài tình chỉ nhắc đến cảnh hoa đào khoe sắc rực rỡ chơi đùa với gió xuân trước mắt giống như cảnh năm ngoái, mà thể hiện được cái thiếu vắng bóng dáng người thiếu nữ. Mối quan hệ có - không đó không ngừng vận động biến chuyển. Và Thiền sư hiền minh Huyền Quang trong suốt cuộc đời mình đã làm cuộc dạo chơi thảnh thơi an nhàn giữa hai thái cực tưởng chừng như đối lập ấy. Con người tiếp xúc và cảm nhận thế giới xung quanh qua ngũ giác: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác. Trong đó, thị giác giúp ta cảm nhận thế giới biến chuyển không ngừng một cách trực quan nhất. Còn thính giác mang lại cho chúng ta một thế giới không thể nhìn ngắm cụ thể mà chỉ có thể cảm nhận, do đó càng thêm phong phú và nhiều tầng bậc. Thanh và vô thanh, có âm 60 thanh hay không có âm thanh, hoàn toàn phụ thuộc vào cảm giác. Nghe thấy hay không nghe thấy, vì là cảm giác, cũng mang tính chất tương đối. So với cái nhìn trực giác, cảm nhận bằng thính giác cũng phong phú nhưng mơ hồ và khó nắm bắt hơn rất nhiều. Trong số thơ ca còn lại của Huyền Quang (không kể bài phú Nôm Vịnh Hoa Yên Tự), âm thanh khá hiếm hoi. Tiếng chim cưu được nhắc đến một lần trong bài Trú miên nhưng lại là tiếng chim đã tắt (Mộc tê song ngoại thiên cưu tịch). Tiếng dế được nhắc đến một lần trong bài Sơn vũ (Cùng thanh tức tức vị thùy đa). Tiếng thông reo được khắc họa một lần trong bài Tảo thu (Tiêu tiêu đình thụ báo thu thanh). Tiếng chuông được nhắc đến nhiều nhất (hai lần) trong bài Đề Đạm Thủy tự (Ủng phạm xao chung giản lạc hoa) và bài Diên Hựu tự (Thượng phương thu dạ nhất chung lan). Trong thơ Huyền Quang, thế giới của âm thanh hiện diện trong sự tương tác giữa thanh và vô thanh. Vì không có âm thanh mà ta cảm nhận được âm thanh có tồn tại. Tiếng chim cưu ríu ríùt được cảm nhận một cách sâu sắc nhất khi nó đã tắt. Trong khung cảnh chiều quê cây cối tươt tốt, núi non xanh rờn quanh co thấp thoáng dưới bóng tà dương, cái yếu tố còn thiếu ấy là tiếng chim cưu. Tiếng chim trong thực tại thì không có nhưng được gọi lên bằng hồi ức của nhà thơ, cùng với cảnh đẹp trước mắt làm nên một cảnh sắc hoàn mỹ. Đó là cách lấy vô thanh để biểu đạt âm thanh hết sức tài tình. Có khi, nhà thơ lại dùng cái hữu thanh để tương tác với cái tịch lặng vô hình như tiếng dế trong bài Sơn vũ. Dùng tiếng dế gáy nỉ non để thể hiện lòng thiền tịch tĩnh (Dĩ hĩ thành thiền tâm nhất phiến) của nhà thơ. Càng tịch tĩnh bao nhiêu thì âm thanh cất lên càng vang động bấy nhiêu, càng làm nổi bật cái tịch tĩnh. Nguyên lý tương quan giữa thanh 61 và vô thanh được thể hiện một cách sinh động trong thế giới nghệ thuật của Huyền Quang. Âm thanh tiếng chuông vang vọng trong một phạm vi không gian rộng là một biểu tượng quan trọng của Phật giáo. Thiền sư Thần Tú có một bài kệ nổi tiếng về âm thanh: Nhữ văn đả chung thanh, đả thời hữu, vị đả thời hữu? Thanh thị hà thanh? Nhữ văn đả chung thanh, chỉ tại tự nội hữu, thập phương thế giới diệc hữu chung thanh bất? [81, tr.162] (Anh nghe thấy tiếng chuông, lúc đánh chuông nghe thấy, hay khi chưa đánh chuông nghe thấy? Âm thanh đó là cái nào? Anh nghe thấy tiếng chuông, chỉ trong chùa nghe thấy, mười phương thế giới có nghe thấy hay không?) Thần Tú đưa ra một vấn đề rất thâm thúy: tiếng chuông lúc được đánh lên thì nghe thấy, vậy lúc chưa đánh chuông có nghe thấy không? Nếu tiếng chuông chỉ trong phạm vi chùa mới nghe thấy, vậy thì cả vũ trụ (mười phương thế giới) phải chăng cũng có thể nghe được? Tiếng chuông là một hiện tượng vật lý, được dùng để báo thời gian, rồi được nghe thành một âm thanh khác, là tiếng thuyết Pháp của đức Phật Thích ca. Tiếng chuông vật lý có thể bị giới hạn về phạm vi tiếng vang, còn tiếng thuyết pháp của Phật thì vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian. Ở đây, thanh và vô thanh được Thần Tú đề cập đến dưới góc độ tương tác giữa âm thanh tiếng chuông thực tại và sự phản chiếu hết lớp này đến lớp khác của tiếng chuông – tiếng Phật – trong tâm linh con người. 62 Tiếng chuông ấy được Huyền Quang ưu ái nhắc đến trong thơ mình hai lần, mỗi lần đều khởi phát những cảm nhận khác nhau. Nếu như Thần Tú không biết nghe thấy tiếng chuông khi đánh lên hay khi chưa đánh chuông thì trong đêm thu ở chùa Diên Hựu, Huyền Quang nghe được âm thanh của tiếng chuông đã tắt: Thượng phương thu dạ nhất chung lan (Đêm thu, trên chùa nghe một tiếng chuông đã tàn). Cấu tạo của chuông khiến cho âm thanh có một vùng cộng hưởng rộng, tiếng chuông thực sự đã dứt nhưng những lớp cộng hưởng của nó thì cứ nối tiếp nhau đưa âm hưởng của tiếng chuông lan xa mãi. Trong buổi chiều dạo chơi bên đình Đạm Thủy cỏ cây tươi tốt sau cơn mưa, bầu trời quang đãng trong bóng tà dương nhàn nhạt, cảnh sắc mang một vẻ thanh tịch an nhiên, nhà nghệ sỹ – thiền sư thản nhiên giúp nhà chùa thỉnh chuông và nhặt hoa rơi. Âm thanh về bản chất vật lý là do sóng âm cấu thành, là một dạng động. Nhưng với Huyền Quang thì âm thanh đó thuần túy là một hiện tượng xứng đáng được nâng niu trân trọng như bao hiện tượng khác trong đời sống, chứ không mảy may làm cái tâm tịch tĩnh của nhà thơ xao động. Đó là thứ năng lực thấy biết sự vật “như thực”, không bắt nguồn từ bất kỳ kiến thức, học thuật, giáo điều nào. “Nó là năng lực trực giác phát khởi trong trạng thái hiện hữu trọn vẹn, không có bóng dáng của ý thức tư lượng phân biệt.”[2, tr.86] Khi nghe tiếng chuông như là chính nó, tức là đã tiếp cận bản tính của âm thanh. Khi đó, âm thanh tiếng chuông kì diệu như là lời giảng về Phật tính của Đức Phật vậy. Nghe một hồi chuông ngân nga vào lúc nửa đêm ngân nga trên sóng nước mênh mông như trong bài Diên Hựu tự dường như làm ta lạc vào một thế giới khác. Tâm ta không cố ý tìm đón bắt tiếng chuông, cũng như mọi tiếng nhạc khác của đất trời. Mà chính tiếng chuông đã đến với ta, tự nhiên như có như 63 không, như gần như xa… Thượng phương thu dạ nhất chung lan. Tiếng chuông chùa tự thân phảng phất một âm hưởng siêu thoát, âm hưởng đưa đường, đưa chúng sinh đi qua cây cầu mộng ảo của thế gian để đến bến bờ siêu thoát, như trong tứ thơ tài hoa của công chúa Huệ Phổ (em gái vua Minh Mạng): Tuyết bắc hương nam dữu mộng diêu Nguyệt sắc chung thanh tống quá kiều (Tuyết bắc hương nam dìu dắt cơn mộng Tiếng chuông màu trăng tiễn qua cầu) Trong thơ Thiền, ánh trăng và tiếng chuông thường là ẩn dụ của sự thức tỉnh, của đời sống thanh thoát an nhiên tự tại. Bằng cái nhìn âm thanh trong tương quan tùy thuộc lẫn nhau của nhiều hiện tượng, Huyền Quang thật sự đã học được cách lắng nghe âm thanh, trong thời khắc đó nghe nó chỉ thuần túy là âm thanh, thì tức là đã nghe được âm thanh của sự thức tỉnh. Lúc đó chính là đã đạt đến cảnh giới “hữu thanh thời tức văn, vô thanh thời diệc văn” (nghe được âm thanh, nghe được cả vô thanh) (Kinh Đại Bát Niết Bàn) [61]. Âm thanh là vô hình, vô ảnh, không thể sờ nắm được nó mà chỉ có thể cảm nhận khi chúng soi chiếu, phản ánh lên những hiện tượng khác. Trong thơ ông, âm thanh tiếng chuông lan tỏa, tiếng sáo vẳng giữa thinh không, tiếng dế nỉ non nơi góc núi,… vừa như là những thanh âm đánh thức không gian tĩnh mịch xung quanh, vừa như là sự cảm nhận về bản chất hư không của thế giới, vừa thể hiện sự tùy thuộc lẫn nhau của vạn vật vừa như là một cách thức nhận về thế giới vô thường. Tóm lại, thơ ca Huyền Quang thể hiện cái nhìn tương giao và hòa hợp về thế giới, vạn vật tồn tại trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Thông qua cái 64 nhìn về mối quan hệ tương tác giữa có và không, giữa thanh và vô thanh, ông cảm nhận được một cách sâu sắc quá trình vận động liên tục, liên tục hoàn tất của vạn vật. Mỗi con người không chỉ là một cá thể đang hoàn chỉnh mà còn là một bộ phận gắn bó với vạn vật tổng thể thông qua mối tương giao tương tùy huyền nhiệm. 2.2.2. Sự giao hòa của con người với thiên nhiên - Tự do và sáng tạo Con người được sinh ra từ thiên nhiên. Do đó, loài người tồn tại bằng cách sống hòa hợp với thiên nhiên thì hiệu quả hơn là cố gắng khuất phục nó. Thiên nhiên thì liên tục biến đổi từng khắc từng giây trong một dòng chảy không ngừng không nghỉ, con người cũng vậy. Tuy nhiên, chúng ta có khuynh hướng nhận thức về linh hồn và bản ngã của con người như một thực thể bất biến. Thực tế, những biến đổi nơi thân xác con người diễn ra tương đối chậm, các mối quan hệ xã hội lại đòi hỏi mỗi cá nhân phải có một số tính cách cố định. Trong hoàn cảnh đó, ước muốn an toàn thúc đẩy con người xây dựng một ảo tưởng bảo vệ cái tôi quý báu, trường cửu của mình trước muôn vàn biến đổi diễn ra từng giây xung quanh. Ảo tưởng đó làm cho con người sống một đời sống nô lệ cho tham vọng và sầu hận, góp phần nuôi dưỡng mầm mống khổ đau, mất mát và chết chóc trên thế giới này. Vứt bỏ niềm tin về cái tôi trường cửu ấy con người có được cái nhìn tĩnh tại về mọi đổi thay, để dung hòa và thể nhập vào thế giới xã hội và thiên nhiên xung quanh. Cuộc sống nói như Huyền Quang, giống như dòng nước: Lạng Châu nhân vật thủy lưu đông (Nhân vật đất Lạng Châu như nước chảy về đông – Quá Vạn Kiếp). Nước chảy, con người thì sống. Sống hòa hợp với dòng chảy của biến động đó là triết lý nhân sinh của Huyền Quang. 65 Nước chảy thì liên tục biến động, cái cố định không đổi chính là cách nhìn của chúng ta. Nếu cố gắng bảo vệ ảo tưởng bất biến thì sẽ đau khổ. Còn vượt thoát khỏi ảo tưởng đó để có cái nhìn tĩnh tại, minh triết trước biến đổi thì sẽ vượt thoát khổ đau. Đối với Huyền Quang, đỉnh cao của sự vượt thoát đó là hòa nhập hoàn toàn vào thiên nhiên với một niềm an lạc vô biên. Trong am núi trên đỉnh Yên Tư û (Yên Tử am sơn cư), người vui với bạn bè của mình là chim muông và cây cỏ: Trúc lâm đa túc điểu Quá bán bạn nhàn tăng (Rừng trúc nhiều chim đậu Quá nửa làm bạn với nhà sư thanh thản) Trở thành bạn bè, trở thành một với thiên nhiên xung quanh là cảnh giới cao nhất của sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên. Bạn bè là tri âm, tri kỷ. Tâm tính của thiền sư hồn nhiên thanh thản như những người bạn trúc, bạn chim của mình. Vì thế mà chính chim muông, trúc mai nhận người làm bạn. Sách Liệt tử – Hoàng đế thiên ghi lại một câu chuyện: “Trên biển có người nọ rất thích chim hải âu, thường cùng hải âu lướt sóng vui chơi. Một hôm cha của người đó bảo con: “Mày hay chơi cùng chim hải âu, ngày mai bắt một con về cho cha chơi”. Hôm sau, người đó ra biển như thường lệ, nhưng hải âu đều rủ nhau bay cao, không đến gần anh ta nữa.” Một khi con người khởi lên cái mong muốn sở hữu thì không được thiên nhiên coi là bạn nữa. Tâm hồn Huyền Quang đã thanh tịnh, vô sở cầu như là thiên nhiên vậy. Người bạn thiên nhiên ấy luôn là ưu tiên quan tâm của ông, như trong bài Cúc hoa 2: “Thi biều thực vị cúc hoa mang. 66 (Túi thơ bầu rượu thật vì hoa cúc mà bận rộn). Con người ấy không bận bịu vì chuyện thế sự, nhưng sẵn sàng bận rộn vì người bạn hoa cúc của mình. Giữa Huyền Quang và thiên nhiên là tình bạn bè, theo đúng nghĩa tri âm tri kỷ, hiểu nhau đến chân tơ kẽ tóc. Chẳng thế mà trong đêm mùa thu, người thơ và hoa cúc chẳng cần một lời đưa đẩy, chỉ cần đối diện với nhau là đủ hiểu hết tâm tư của nhau (Cúc hoa 5): Hoa tại trung đình nhân tại lâu Phần hương độc tọa tự vong ưu Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu (Hoa ở dưới sân, người ở trên lầu Một mình thắp hương tự nhiên quên hết mọi phiền muộn Người với hoa hồn nhiên không tranh cạnh Trong các loài hoa thì cúc trội hơn một bậc) Hoa ở dưới sân và người ở trên lầu giao hòa trong sự lặêng yên không lời. Chỉ cần lặng ngắm thế thôi mà sự thông cảm lẫn nhau có thể giúp con người quên hết mọi phiền muộn. Người và hoa hồn nhiên bên nhau, không vương một chút phân biệt, “tranh cạnh nào”. Không những thân thiết đồng cảm như thế, con người còn hiểu rằng người bạn - thiên nhiên có thể chia sẻ những xúc cảm mà không ai khác có thể thấu hiểu được: “Chung nhật nhàn đàn bất điệu cầm. Nhàn môn vô sự khả quan tâm. Cá trung khúc phá vô nhân hội. Duy hữu tùng phong họa thử âm.” (Tự thuật – Trần Thánh Tông) Nhà thơ suốt ngày thảnh thơi gảy cây đàn không điệu. Trong cánh cửa nhàn không có việc gì đáng để tâm. Hơn nữa, ở trong cảnh nhàn đó đã khám phá ra khúc nhạc mà không ai biết. Chỉ có 67 gió trên cây thông là hòa được âm thanh ấy mà thôi. Con người toàn tâm toàn ý hòa hợp với thiên nhiên, chia sẻ cả những cảm thức, những giai điệu riêng của tâm hồn mà người đời khó lòng lĩnh hội được. Con người cũng không cần đến ngôn ngữ để tiếp xúc với thiên nhiên. Chính lúc vô ngôn ấy là lúc nói được nhiều điều “đa âm và vô giới hạn” hơn cả, tạo nên một “thế giới cảm xúc mới mẻ và rộng mở đến vô hạn” [29, tr.73]. Sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên đạt tới cảnh giới cao nhất là vô ngôn. Đó cũng là cảnh giới của con người đạt đạo mà Trang Tử có lần nhắc tới: “Khi Dương Châu trên đường đi gặp Lão Tử để cầu đạo, mọi người ở các lữ quán chào đón ông, mang ghế đẹp cho ông ngồi, khách khứa cũng nhường chỗ cho ông. Đến khi từ chỗ Lão Tử học đạo trở về, người ở lữ quán đó không còn thái độ kính nhi viễn chi với ông, cũng không nhường ghế cho ông nữa, thậm chí có kẻ còn tranh cả chỗ ngồi của ông.” (Trang Tử – Ngụ ngôn thiên). Khi Dương Châu đi cầu học đạo thì người đời kính vọng ông, vì còn có sự phân biệt cầu đạo – đạt đạo; khi ông đạt đạo rồi thì bản tính của ông không khác gì vạn vật, cùng một bản chất mà Phật giáo gọi là Phật tính với thiên nhiên cuộc sống xung quanh, vì thế người đời không còn sự phân biệt đối xử với ông nữa, giống như sự nhận thức của chim hải âu trong câu chuyện của Liệt Tử ở trên vậy. Hòa nhập với thiên nhiên, người với thiên nhiên là bạn bè là niềm mong muốn, là niềm vui mà Huyền Quang luôn muốn đạt đến. Đó cũng là triết lý nhân sinh của ông về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mối quan hệ mà con người chúng ta từ khởi thủy mỗi giây mỗi khắc đều phải nỗ lực điều hòa. Song, sự hòa mình của Thiền sư vào thiên nhiên không phải là một sự bắt chước thiên nhiên. Huyền Quang nhìn thiên nhiên không phải là cái nhìn của 68 con người bình thường, mà là cái nhìn mang tính chất triết lý của con người tự do và đầy sáng tạo. Huyền Quang đặc biệt yêu hoa cúc, loài hoa mùa thu. Nhưng tình yêu đối với cúc hoa ấy là một tình yêu tự do và minh triết, hoàn toàn không giống lòng ngưỡng mộ hoa của kẻ tầm thường trong bài Cúc hoa 4: Niên niên hòa lộ hướng thu khai Nguyệt đạm phong quang thiếp thốn hoài Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ Mãn đầu tùy đáo sáp quy lai (Hằng năm hoa nở vào thu cùng với sương móc Gió dịu trăng thanh, tình ý mặn mà Đáng cười thay kẻ không hay sự huyền diệu của hoa Tới đâu thấy hoa cũng cắm đầy đầu mang về) Huyền Quang cười những người đến bất cứ đâu thấy hoa đều bẻ cắm đầy đầu mang về và tự cho là mình yêu hoa. Đó chỉ là sự bắt chước thô thiển, tiếng là yêu hoa mà không hay biết được cái huyền diệu của cúc hoa, chỉ đáng làm trò cười cho thiên hạ. Đối với ông, cuộc sống không có chỗ cho sự lặp lại. Trong dòng trôi không ngừng nghỉ của cuộc sống, chúng ta phải học tồn tại bằng cách liên tục sáng tạo. Bắt chước chính là tự sát, cho dù đó là bắt chước các bậc vĩ nhân đi chăng nữa. Sự bắt chước chỉ có thể dừng lại ở vẻ bề ngoài, tuyệt không thề nắm bắt được thần sắc bên trong. Bất kỳ một sự bắt chước nào cũng là thô kệch và lố bịch. Bởi lẽ mỗi con người có một cuộc sống riêng, được tạo nên bởi những nhân duyên riêng, con người phải tự sáng tạo nên ý nghĩa cho cuộc sống của mình, cho tâm hồn của mình. Với sức mạnh tự do của tâm hồn, sức sáng tạo của con người là vô tận. 69 Con người sinh ra từ thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, song đồng thời cũng không ngừng sáng tạo nên thiên nhiên bằng sự tự do của mình. Tự do và sáng tạo, đó là cách để con người tồn tại một cách có ý nghĩa trong cuộc sống. 2.2.3. Xuất thế trong nhập thế Đối với trí thức phương Đông cổ đại, nhập thế – tham gia vào xã hội để thực hiện giấc mộng giúp đời - và xuất thế – ẩn dật không tham gia vào thế sự để giữ vẹn phẩm khí thanh cao của mình là một nỗi băn khoăn thường trực. Trí thức Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam bất kể thuôc về hệ tư tưởng nào đều có chung sự day dứt này. Mục đích cao nhất của trí thức Nho gia là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Vì thế, mỗi Nho sinh đều cố gắng tu dưỡng cái đức của bản thân, học hành thi cử thành tài để sau này làm quan giúp vua trị nước cứu đời. Lý tưởng sống nhập thế mãnh liệt đó ảnh hưởng biết bao thế hệ Nho gia phương Đông suốt gần hai mươi thế kỷ. Mong muốn mang cái tài cao đức cả của mình ra cứu giúp muôn dân là khát khao cháy bỏng của bao bậc Nho gia chân chính, như Tô Đông Pha đời Tống dù bao phen bị đày đi xa vì lời can gián thẳng thắn nhưng lòng tin và khát vọng ấy vẫn không chút mờ phai. Thế nhưng nếu không may gặp phải lúc chính sự suy đồi, đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng, không thể thực hiện giấc mộng cứu đời thì Nho gia chọn cách lui về ẩn dật nơi thôn dã, vui với thú điền viên để bảo toàn đức độ thanh cao của mình trước cuộc đời ô trọc, như bậc ẩn dật nổi tiếng Đào Uyên Minh và nhiều ẩn sĩ nổi tiếng khác. Có thể nói, triết lý về nhập thế – xuất thế của Nho giáo ảnh hưởng một cách sâu sắc và mãnh mẽ trong các xã hội phong kiến phương Đông. Ngược lại, hệ tư tưởng Lão Trang thì không chú trọng đến việc nhập thế giúp đời 70 mà chủ trương “vô vi”, thuận theo tự nhiên, thoát ly cuộc đời ô trọc để trở về với thiên nhiên thanh cao. Một phát triển sau đó của Lão Trang là Đạo giáo càng chú tâm đến việc ẩn cư trong núi, luyện linh đan để có thể trường sinh bất lão. Hệ triết lý Phật giáo cũng phần nhiều thiên về xuất thế. Phật cho rằng cuộc đời là bể khổ do con người có quá nhiều tham vọng, vì thế phải tu tâm, dứt bỏ dục vọng, cắt đứt với thế sự để có thể vượt qua được những nỗi đau đời thường đó. Vì vậy mà có rất nhiều nhà sư dựng chùa xây am ở nơi hẻo lánh để thuận bề rời xa thế tục, người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời cũng thường nghĩ đến việc xuất gia đầu Phật để đoạn tuyệt với khổ đau. Thế nhưng, trong nhiều thời điểm, các nhà sư cũng tích cực tham gia và giữ vai trò quan trọng vào đời sống chính trị xã hội, như các Thiền sư Trung Hoa đời Đường và các Thiền sư Việt Nam thời Lý Trần. Với đạo Phật, triết lý nhập thế – xuất thế mang tính tương đối và có sự vận dụng ứng biến linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh. Ngay cả trong bối cảnh xã hội hiện nay, xu hướng nhập thế, thậâm chí đề cao triết lý “nhân gian Tịnh Độ”14, tạo dựng cõi cực lạc Tịnh Độ ngay giữa cuộc đời thế tục này hiện đang là hướng đi chủ đạo của Phật giáo hiện đại. Trở lại với Phật giáo Thiền tông nói chung và Thiền tông Việt Nam thời Lý Trần nói riêng, xu hướng nhập thế tích cực chính là triết lý chính của Thiền tăng Phật tử thời bấy giờ. Thiền tông chủ trương: Phật pháp bất ly thế gian pháp. Nói như kinh Kim Cương thì Phật Đà ăn cơm, uống nước đều là đang tham thiền, nhưng cảnh giới ăn cơm uống nước của người đã giác ngộ không đồng nhất với cái ăn cơm uống nước của người thường[59:42]. 14 Nhân gian Tịnh Độ 人間淨土 : là xu hướng phát triển mới của Phật giáo Tịnh Độ tông hiện nay, do Pháp sư Ấn Thuận và các đệ tử chủ trương, mục đích là truyền bá Phật pháp trên khắp thế giới, giúp đỡ con người tạo dựng cõi Tịnh Độ cực lạc trên chính nhân gian này. Các tổ chức Phật giáo thành lập nhiều hội từ thiện quy mô lớn để cứu giúp những nơi gặp thiên tai, hoạn nạn, hoạt động bảo vê môi trường và có nhiều ảnh hưởng đến chính trị như Phật Quang San, Từ Khí, Trung Đài Thiền tự tại Đài Loan và Trung Quốc. Có thể tham khảo thêm tại 71 Cái giác ngộ của người đạt đạo phải thể hiện cụ thể trong hành động, đó là cái mà Thiền tông gọi là hành.15 Do hoàn cảnh lịch sử thời kỳ đầu độc lập là hầu hết những trí thức tinh hoa đều nằm trong giới tăng sĩ và yêu cầu xây dựng nền tảng tinh thần, tri thức cho toàn dân tộc để chống lại áp lực văn hóa của phong kiến phương Bắc mà các Thiền sư nhập thế giúp đời, thậm chí tham gia sâu vào triều chính. Người có công kiến tạo nên triều đại nhà Lý là Thiền sư Vạn Hạnh lỗi lạc. Vị vua vĩ đại Trần Nhân Tông hai lần lãnh đạo toàn dân chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông cũng đồng thời là người am hiểu Phật pháp và sau này xuất gia sáng lập nên phái thiền Trúc Lâm. Tinh thần nhập thế của Thiền tông Việt Nam thể hiện rõ trong lời vua Lý Nhân Tông nói với Thiền sư Mãn Giác: “Bậc chí nhân hiện thân giữa cõi đời này tất phải tế độ chúng sinh. Làm việc gì cũng phải đầy đủ, không việc gì không làm. Chẳng những đắc lực về Thiền định mà còn có công giúp đỡ nhà nước” (Thiền uyển tập anh). Đó cũng chính là phẩm chất thanh cao của con người thời đại Lý Trần – “làm việc tận tụy hết mình vì dân, vì nước nhưng vô cầu, coi công danh phú quý tựa phù vân” (Thiền uyển tập anh). Như vậy, có thể thấy rõ xu hướng nhập thế là xu hướng chủ đạo của Phật giáo Lý Trần, cụ thể là tư tưởng “hòa quang đồng trần”, “cư trần lạc đạo”. Hòa quang đồng trần nghĩa là lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình giữa bụi bặm, biết cách biến triết lý đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cuộc đời. Cư trần lạc đạo nghĩa là sống giữa 15 Hành: tiếng Phạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN028.pdf
Tài liệu liên quan