Luận văn Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Bắc Giang hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI 6

1.1. THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN KIN TẾ, Xó HỘI 6

1.2. VAI TRũ CỦA FDI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ 17

1.3. KINH NGHIỆM CỦA CÁC TỈNH TRONG, NGOÀI NƯỚC VỀ THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ, Xó HỘI 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA 41

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM, TIỀM NĂNG CỦA TỈNH BẮC GIANG 41

2.2. THỰC TRẠNG Tỡnh Hỡnh THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA 47

2.3. NHỮNG KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 65

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI BẮC GIANG 70

3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TỈNH TRONG TH HÚT FDI 70

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 71

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 90

 

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Bắc Giang hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho hoạt động đầu tư nước ngoài. Đồng thời mạnh dạn kiến nghị bãi bỏ những luật, văn bản cản trở việc thu hút vốn đầu tư lên chính phủ. Môi trường chính sách và luật pháp lành mạnh là điều then chốt thu hút đầu tư nước ngoài vào Thượng Hải - Mở cửa môi trường đầu tư thông qua việc nới rộng danh mục khuyến khích đầu tư và giảm danh mục hạn chế đầu tư, tạo những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đi vào, nguồn lao động. - Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư: giảm thuế, khung giá thuê đất, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và di dời cho các dự án đầu tư. - Nâng cao dân trí, đảm bảo an ninh trật tự thành thị. Thực hiện tốt vấn đề môi trường trong xanh. - Do được biết đến là một trong những thành phố lớn nhất Trung Quốc. - Chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong thành phố: giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, Thượng Hải là nơi tập trung nhiều cao ốc nhất Trung Quốc... Ngoài ra, Thượng Hải đạt được những kết quả trên một phần cũng là do: - Chính phủ Trung Quốc tích cực hợp tác với các nước khu vực và hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới (gia nhập WTO năm 2001) để mở thị trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. - Huy động tối đa các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển, kể cả việc huy động lực lượng người Hoa ở hải ngoại trở về đầu tư. Chính phủ Trung Quốc có chính sách hỗ trợ cho thị trường chứng khoán phát triển, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của hầu hết các doanh nghiệp Trung Quốc (trừ một số liên quan đến an ninh quốc gia và có ý nghĩa đặc biệt về mặt kinh tế) nhằm tạo vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Kinh nghiệm của Bangkok ở Thái Lan Là một nước có các điều kiện kinh tế gần giống với Việt Nam, từ một nước dựa vào nông nghiệp là chủ yếu đang dần trở thành nước công nghiệp mới nhờ vào chính sách "mở cửa" nền kinh tế. Từ thời điểm "mở cửa" nền kinh tế, nền kinh tế Thái Lan phát triển qua 3 giai đoạn. Qua từng giai đoạn đó, chính sách đầu tư của Thái Lan cũng được sửa đổi phù hợp với các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. ĐTNN FDI của Thái Lan tăng qua 3 giai đoạn điều này cũng gần giống như ĐTNN FDI đổ vào Bangkok cũng tăng theo 3 giai đoạn khi mà nguồn vốn FDI ở Bangkok chiếm 32% cả nước( năm 2007). Bangkok là nơi mà các tỉnh ở nước ta cần phải lưu ý: - Chính quyền Bangkok tiếp tục không quy định mức lương lao động tối thiểu. - Cho phép bán đất cho các công ty liên doanh giữa doanh nghiệp Thái tại Bangkok và các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nếu các liên doanh mà số vốn đóng góp của bên nước ngoài trên 50% vốn pháp định thì việc mua đất của các liên doanh này sẽ gặp khó khăn. - Chính quyền Bangkok khuyến khích các doanh nghiệp tại Thủ Đô đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Thái Lan cũng còn một số tồn tại cần xem xét rút kinh nghiệm: + Phiền hà về trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy phép đầu tư, thời gian xét duyệt cấp giấy phép khá chậm (từ 56-90 ngày). + Sử dụng các dịch vụ công cộng khó khăn (điện, nước, thông tin liên lạc...). + Văn bản hướng dẫn không rõ ràng, chế độ thuế khóa thiếu ổn định. + Khó khăn khi xin giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. + Cơ sở hạ tầng tuy phát triển khá mạnh nhưng vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương Là một tỉnh tương đối khá phát triển của đất nước, trong những năm qua Bình Dương đã có những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI vào tỉnh khá có hiệu quả. Một số thành công cần học hỏi ở Thái Bình Dương: - Chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc khuyến khích, kêu gọi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh là nhân tố quyết định... Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gở các nhà đầu tư để xúc tiến, mời gọi đầu tư. - Công tác quy hoạch định hướng kêu gọi đầu tư cũng được chuẩn bị kỹ, đề ra được mục tiêu, biện pháp thực hiện cụ thể bao gồm chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, viễn thông, hạ tầng các khu dân cư tập trung đô thị gắn liền với quy hoạch các KCN tập trung, các cụm quy hoạch công nghiệp... sẵn sàng đón nhận mời gọi các nhà đầu tư. Với vị trí tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh nhưng Bình Dương có chính sách giá cho thuê đất ưu đãi là một lợi thế của tỉnh so với các vùng và địa phương lân cận. - Để đưa Luật Đầu tư nước ngoài vào áp dụng thực tiễn trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành “Quyết định về thủ tục, trình tự và thời gian xét duyệt cấp giấy phép đầu tư dự án đầu tư nước ngoài trong và ngoài KCN tại tỉnh Bình Dương, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để triển khai nhanh dự án”. Theo đó, thực hiện cơ chế một cửa thông thoáng, tập trung đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thẩm định dự án đầu tư nhanh gọn; công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài được thực hiện triệt để, giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong quá trình xúc tiến, thẩm định, cấp giấy phép, triển khai sau cấp phép thuận lợi và nhanh chóng. Công tác thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới sự tham mưu của Hội đồng tư vấn đầu tư là cơ quan tư vấn giúp việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh, khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại tỉnh Bình Dương. - Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm theo dõi giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền, Ủy ban nhân dân tỉnh nhanh chóng giải quyết cho các nhà đầu tư, đối với những vấn đề vượt thẩm quyền thì Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các nhà đầu tư kiến nghị với các cơ quan Trung ương giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. - Công tác tiếp thị, kêu gọi đầu tư đã được lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan tham gia tích cực. Công tác tiếp thị được thực hiện qua các cuộc hội thảo do Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, cũng như qua các buổi gặp gỡ, tiếp xúc với các cơ quan lãnh sự và qua các nhà đầu tư đã đầu tư thành công trên địa bàn tỉnh. - Chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực trạng nền kinh tế nước nhà, nhất là chính sách kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy các doanh nghiệp an tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là một bước tiến quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực năng động và hiệu quả. - Việc cho phép các nhà đầu tư trong nước thuộc thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là một mô hình mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển KCN, tạo tiền đề mạnh mẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh trong thời gian qua. - Tỉnh Bình Dương ngoài việc thực hiện chính sách chung của Chính phủ về thu hút, gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước; tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, khảo sát thị trường, tìm cơ hội đầu tư và xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các ưu đãi đối với đầu tư trong và ngoài nước. Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM, TIỀM NĂNG CỦA TỈNH BẮC GIANG LIÊN QUAN ĐẾN QUAN THU HÚT FDI Về điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý: Bắc Giang là một tỉnh thuộc khu vực miền Đông Bắc Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương. Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác. * Địa hình: Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Khu vực phía bắc tỉnh là vùng rừng núi. Bắc Giang nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung và cùng mở ra như nan quạt, rộng ở hướng Đông Bắc, chụm ở phía Tây Nam (tại vùng trung tâm tỉnh), là: cánh cung Đông Triều và cánh cung Bắc Sơn, phần giữa phía Đông tỉnh có địa hình đồi núi thấp là thung lũng giữa hai dãy núi này. Phía Đông và Đông Nam tỉnh là cánh cung Đông Triều với ngọn núi Yên Tử nổi tiếng, cao trung bình 300-900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m; phía Tây Bắc là dãy núi cánh cung Bắc Sơn ăn lan vào tới huyện Yên Thế, cao trung bình 300-500 m, chủ yếu là những đồi đất tròn trĩnh và thoải dần về phía đông nam. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp với Quảng Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và thực vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37 loài thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát. Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó ba sông lớn là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong. Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn năm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi. Người ta có thể dạo chơi trên hồ Khuôn Thần bằng thuyền đạp chân hoặc thuyền gắn máy, vừa cùng người Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng bản địa hát soong hao, vừa thưởng thức những sản phẩm độc đáo của địa phương như hạt dẻ, mật ong và rượu tắc kè. * Khí hậu: Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 – 23oC. Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 73-87% và biến đổi theo mùa. Nói chung, Bắc giang có khí hậu tương đối hiền hòa, ít bị ảnh hưởng bởi thiêntai như bão, lũ lụt... Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới. Về tiềm năng và nguồn lực của tỉnh Bắc Giang Dân số và lao động: Theo số liệu báo cáo đến hết năm 2008, dân số tỉnh Bắc Giang là 1,5 triệu người. Trong đó, nam có 758.243 người, nữ có 741.757 người; số dân thành thị có 539.849 người, chiếm 35,99%, nông thôn có 960.151 người, chiếm 64,01%. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 870.000 người, chiếm 58% dân số. Cơ cấu lao động đến năm 2008 được phân chia như sau: - Lao động công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 43,95%. - Lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 35,67%. - Lao động trong các ngành dịch vụ khoảng 20,38%. Hàng năm có khoảng 15-20 nghìn lao động trẻ tham gia lực lượng lao động. Đó là nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Về tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất: Bắc Giang có cơ cấu đất khá phong phú, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài và ngắn ngày, xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tài nguyên nước: về nước mặt, có 3 sông chính sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong. Về nước ngầm, nước ngầm của tỉnh Bắc Giang tương đối phong phú, được tồn tại dưới 2 dạng là lổ hổng và khe nứt và được chia làm 3 khu vực nước ngầm: Khu vực giàu nước ngầm: phân bố ở phía Tây huyện Lạng Giang đến sông Lục Nam, khả năng tàng trữ và vận động nước tốt, tầng chứa nước dày từ 15-20 m. Khu vực giàu nước trung bình: phân bố ở huyện Yên Dũng (trừ vùng trũng phèn), tầng chứa nước dày từ 10-12 m. Khu vực nghèo nước : phân bố ở vùng Đông và Đông Bắc Huyện Lục Ngạng hoặc rải rác các thung lũng ven sông Cầu, Yên Dũng thuộc trầm tích đệ tứ. Tài nguyên khoáng sản: Bắc Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc magma, trầm tích và phong hóa đặc thù. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho những ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai khoáng... Qua kết quả thăm dò địa chất ở 82 vùng mỏ lớn nhỏ cho thấy Bắc Giang có các loại khoáng sản chủ yếu, bao gồm: kaolin; sét; các loại đá xây dựng, cát xây dựng; cuội sỏi; laterit và than bùn. Về cơ sở hạ tầng: Giao thông: tỉnh Bắc Giang nằm cạnh Thủ Đô Hà Nội và Thành Phố Hải Phòng, Bắc Giang có thuận lợi là sử dụng các công trình hạ tầng của Thủ Đô như sân bay, bến cảng, đường giao thông... Trung tâm tỉnh cách sân bay Nội Bài, cảng Hải Phòng khoảng 50 km, cách cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị Quan 100km về phía Nam; nơi có vị trí thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế. Hệ thống giao thông của tỉnh nối liền với các đường giao thông quốc gia, các trục giao thông chính của vùng như quốc lộ 1A, quốc lộ 37, 31, 279, đường cao tốc Bắc Giang – Hà Nội quốc lộ 37... Bên cạnh đó, hệ thống đường nội tỉnh cũng đã và đang được mở rộng, nâng cấp khá hoàn chỉnh trong những năm gần đây như ĐT741, ĐT743, ĐT745, ĐT746, ĐT747, các đường liên huyện Hiệp Hoà-Yên Thế-Việt Yên...Ga xe lửa Bắc Giang cũng là trung tâm vận tải hàng hóa bằng đường sắt quan trọng của tỉnh. Ngoài ra, sông Thương và sông Cầu, Sông Lục Nam là 3 tuyến vận tải đường sông quan trọng của tỉnh. Hệ thống cấp điện: Bắc Giang có nhiều tuyến lưới điện quốc gia đi qua từ Nam đến Bắc: tuyến 66 KV Sơn Đông – Yên Dũng – Tân Yên, tuyến 500 KV điện lưới quốc gia Bắc - Nam, tuyến 220 KV TX Bắc Giang - Lục Nam, tuyến 110 KV Hà Giang chạy qua địa bàn tỉnh là điều kiện rất thuận lợi đối với việc quy hoạch xây dựng trạm nguồn, đảm bảo đáp ứng đủ cho sản xuất với chất lượng ổn định. Dự kiến đến 2010, toàn tỉnh có 11 trạm nguồn với tổng công suất cấp điện lưới quốc gia 1.250 MVA, đảm bảo đáp ứng đủ điện cho vùng động lực phát triển công nghiệp - dịch vụ và phát triển các đô thị trong tỉnh Hệ thống cấp thoát nước: tỉnh đã huy động đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao năng lực khai thác nước mặt cung cấp cho các KCN và đô thị, nhất là khu vực thị xã Bắc Giang và Bắc Bắc Giang. Hiện đã đầu tư nâng công suất nhà máy nước thị xã Bắc Giang, xây dựng mới các nhà máy nước mặt Yên Thế (giai đoạn 1), Lục Ngạng, Lạng Giang... và các hệ cấp nước tập trung ở các khu trung tâm, các thị trấn, đô thị... Về thoát nước, hiện đã đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị và các KCN (hệ thống thoát nước thị xã Bắc Giang, kênh tiêu nước Sơn Đông, khu công nghiệp Đình Trám...). Dự kiến đến năm 2010, khoảng 80-85% nhu cầu sản suất ở các KCN và đô thị được cấp nước mặt, trên 95% dân số đô thị và 90-95% dân nông thôn được cung cấp nước sạch. Thông tin liên lạc: hiện tỉnh có 100% cơ sở thông tin với kỹ thuật số hóa và tổng đài kỹ thuật số; các dịch vụ điện thoại, fax, telex, gentex, truyền dẫn số liệu tự động hóa hai chiều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống cáp quang đã được đầu tư xây dựng ở thị xã Bắc Giang, huyện Tân Yên và các KCN, cụm công nghiệp. Đến hết năm 2008, toàn tỉnh có 112.927 máy, đạt 13,9 máy điện thoại/100 dân và dự kiến đến năm 2010 đạt 20 máy điện thoại/100 dân. Cơ sở hạ tầng KCN: Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trước đây đã quy hoạch tổng thể 15 KCN tập trung trên diện tích 6.200 ha, và sau khi tái lập tỉnh Bắc Giang điều chỉnh còn lại 13 KCN, chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Tân Yên, TX Bắc Giang, Lạng Giang và Hiệp Hoà. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 KCN được cấp phép hoạt động, với diện tích quy hoạch chi tiết 1.779,8 ha; chiếm 31% tổng diện tích của 13 KCN được quy hoạch đến năm 2010. Cụ thể KCN Đình Trám 1 (180,3ha), Đình Trám 2 (319ha), Việt Hàn (122,5ha), Quang Châu (500ha), Vân Trung (47ha), Sông Khê - Nội Hoàng (377ha). Trong đó, tổng diện tích đất công nghiệp được đầu tư phát triển hạ tầng là 1.124 ha, chiếm 63,4% diện tích quy hoạch chi tiết được duyệt và đến tháng 3/2008 đã cho thuê lại được 634 ha, đạt 56,4%. Về đầu tư và phát triển các KCN, tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bắc Giang, giai đoạn 3 KCN Quang Châu và mở rộng KCN Đình Trám. Chấp thuận chủ trương quy hoạch đầu tư 3 KCN vừa và nhỏ với tổng diện tích là 725 ha tại Bắc Giang, Lạng Giang. Thực hiện rà soát để điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN tập trung và cụm công nghiệp (KCN vừa và nhỏ) trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng bên trong các KCN được chủ đầu tư đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh, bao gồm: hệ thống đường giao thông nội khu, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý chất thải... Bên cạnh đó, hệ thống các dịch vụ đi kèm như các chi nhánh ngân hàng, chi cục hải quan trong các khu công nghiệp, bưu điện, bảo hiểm, doanh nghiệp vận tải, hệ thống kho bãi... cũng đảm bảo cung cấp các dịch vụ khá tốt cho các nhà đầu tư. Về phát triển các dự án nhà ở - khu dân cư: toàn tỉnh hiện có 122 khu dân cư, khu nhà ở bao gồm: 55 dự án khu dân cư mới, 7 dự án nhà ở dạng biệt thự, 13 dự án nhà ở cho công nhân và người có thu nhập thấp, 11 khu tái định cư cho các hộ phải giải tỏa, di dời và 36 khu, nhóm nhà ở cán bộ công nhân viên các đơn vị đã hình thành từ trước. Với điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng thuận lợi, tiềm năng và nguồn lực dồi dào, gần Thủ Đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, gần sân bay, bến cảng, nhà ga... giao thông vận tải thuận tiện, dễ dàng... đã tạo ra lợi thế cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang so với các tỉnh, các khu vực, các vùng lân cận trong việc kêu gọi, thu hút vốn FDI. Có thể nói, sự phát triển bước đầu về cơ sở hạ tầng và việc quy hoạch phát triển các KCN tập trung, các cụm quy hoạch công nghiệp... đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút một lượng đáng kể các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. 2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Tổng quan tình hình thu hút FDI ở Việt Nam Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (12/1987) đến hết tháng 12/2008, trên địa bàn cả nước đã thu hút được 10.669 dự án đầu tư nước ngoài (chỉ tính dự án còn hiệu lực), với tổng vốn đầu tư đạt trên 69,1 tỷ USD. Về tốc độ thu hút vốn đầu tư: Theo số liệu tổng hợp tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, thời kỳ 1988-1990 nước ta chỉ thu hút được 214 dự án với tổng vốn đăng ký là 1,582 tỷ USD. Do đây là giai đoạn khởi đầu nên số dự án trong thời gian này chưa nhiều, mức tăng trưởng vốn đầu tư còn chậm. Nếu như thời kỳ 1988-1990 được coi là giai đoạn khởi đầu thì thời kỳ 1991-1995 được đánh giá là giai đoạn tăng trưởng nhanh và thay đổi về chất lượng đầu tư nước ngoài. Tổng số dự án cấp mới giai đoạn này là 1.397 dự án với tổng vốn đăng ký là 16,244 tỷ USD, tăng 6,53 lần về số dự án và hơn 10,26 lần về vốn đăng ký so với thời kỳ trước. Các dự án trong thời kỳ này được phân bố hợp lý trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành công nghiệp mới đã ra đời như công nghiệp điện tử, chế tạo ô tô, xe máy... nhiều dự án có quy mô lớn được triển khai, một số KCN, KCX bắt đầu được đầu tư xây dựng... Và trong giai đoạn 1996-2000, cả nước thu hút được 1.676 dự án với tổng vốn đăng ký là 20,768 tỷ USD, chỉ tăng 1,28 lần so với tổng vốn đăng ký thời kỳ trước (một phần do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á giai đoạn 1997-1999). Riêng năm 2001 đã cấp mới 523 dự án với vốn đăng ký là 2,536 tỷ USD và năm 2002 là 694 dự án với vốn đăng ký là 1,379 tỷ USD. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều chỉ tiêu cơ bản về đầu tư nước ngoài năm 2002 đã cao hơn mức thực hiện năm trước: vốn thực hiện đạt 2,345 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước 459 triệu USD, tăng 23% so với năm trước, giải quyết việc làm cho 472.000 lao động, tăng 7,5% so với năm 2001. Năm 2008 cả nước thu hút được 13,2 tỷ USD với 3.487 dự án, kết quả này đạt được sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO (11/2007), nộp ngân sách nhà nuớc 895 triệu USD, giải quyết việc làm cho 675.000 lao động. Tuy nhiên, tổng số vốn đăng ký cấp mới và bổ sung tăng vốn của các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2008 chỉ đạt 13,2 tỷ USD, giảm 27% so với năm 2007. Nguyên nhân một phần là do đầu tư nước ngoài trên thế giới năm 2008 giảm và thế giới chịu tác động của khủng hoản toàn cầu. Một lý do khác là những lĩnh vực có khả năng thu hút FDI lớn của nền kinh tế nước ta như sản xuất xi măng, sắt thép, điện, ô tô, xe máy, nhà máy nước sạch... hoặc do nhu cầu đã tạm bão hòa, hoặc trong nước đã tự đầu tư nên khả năng cấp phép cho các dự án đầu tư nước ngoài bị hạn chế. Mặt khác, tuy Việt Nam đã cố gắng cải thiện môi trường đầu tư, nhưng vẫn còn hạn chế và còn chậm so với một số nước trong khu vực nhất là chi phí đầu vào cao, luật pháp chính sách còn đang hoàn thiện và đôi khi chưa nhất quán, thủ tục còn phiền hà, dịch vụ hành chính công chưa hiệu quả... đã làm cho môi trường đầu tư của ta trở nên kém hấp dẫn. Ngoài ra, đây còn là hệ quả của việc cạnh tranh mạnh mẽ nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước xung quanh trong khu vực, nhất là Trung Quốc sau khi đã gia nhập WTO. Như vậy, tổng vốn còn hiệu lực tính đến cuối năm 2008 ở nước ta là trên 69 tỷ USD. Về ngành nghề thu hút đầu tư: Nhìn chung, các dự án đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với tổng số 2.431 dự án và trên 45,7194 tỷ USD (chiếm 66,26% về số dự án đầu tư và trên 56,67% về vốn đầu tư đăng ký). Trong đó, công nghiệp nặng là 995 dự án, công nghiệp nhẹ là 975 dự án, xây dựng là 242 dự án, công nghiệp thực phẩm là 190 dự án và công nghiệp dầu khí là 29 dự án. Kế đến là lĩnh vực dịch vụ với 754 dự án đầu tư, thu hút trên 14,52 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 20,55% số dự án và trên 37,14% số vốn đăng ký đầu tư). Lĩnh vực nông - lâm - nghiệp thu hút ít dự án đầu tư nhất, chỉ có 484 dự án với số vốn 2,42 tỷ USD (chiếm 13,19% số dự án và chỉ chiếm 6,19% tổng vốn đăng ký). Về hình thức đầu tư: Các dự án đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài với 2.417 dự án, vốn đăng ký là 14,2 tỷ USD (chiếm 65,88% tổng số dự án đầu tư và 36,32% tổng vốn đăng ký đầu tư). Trong khi đó, hình thức liên doanh có 1.089 dự án, chiếm 29,68% số dự án nhưng số vốn đăng ký đạt cao nhất là 19,699 tỷ USD, chiếm trên 50,37% tổng vốn đầu tư. Còn lại hình thức BOT và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có 163 dự án đầu tư (chiếm 4,44% số dự án) và chỉ chiếm 13,31% vốn đăng ký đầu tư. Bảng 2.1: Tình hình đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phân theo hình thức đầu tư (tính đến ngày 20/12/2008, chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Đơn vị tính: USD Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Vốn pháp định Vốn thực hiện 1. BOT 2. HĐHT kinh doanh 3. 100% vốn NN 4. DN liên doanh 6 157 2.417 1.089 1.332.975.000 3.870.280.224 14.202.336.482 19.699.154.173 411.385.000 3.300.363.330 6.298.792.863 8.013.237.517 216.941.200 3.761.554.376 6.725.903.405 10.034.903.814 Tổng Số 3.669 39.104.745.879 18.023.678.710 20.739.302.795 Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Về tình hình thu hút vốn đầu tư theo địa phương: Đến thời điểm cuối tháng 12/2008 đã có 60 trên 61 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hầu hết các dự án đều tập trung vào những vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, nơi có cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ phát triển tốt... Theo số liệu báo cáo cho thấy, riêng Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Thủ Đô Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Giang) đã chiếm đến 43,5% tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và chiếm trên 36,93% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Riêng năm 2008, Bắc Giang là địa phương đứng thứ 5 cả nước trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 154 dự án và 300,65 triệu USD vốn đăng ký, kế đó là Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Duơng… Về tình hình thu hút vốn đầu tư theo đối tác nước ngoài: Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 4/2009 đã có 74 nước và khu vực lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt Nam. Trong đó có 13 nước và khu vực lãnh thổ có số vốn đăng ký trên 1 tỷ USD mỗi nước. Nhìn chung, các nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất đều nằm ở khu vực châu Á. Singapore hiện là nước ở châu Á đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất, với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt trên 7,242 tỷ USD với 263 dự án, tiếp theo là Đài Loan đạt 927 dự án với trên 5,136 tỷ USD vốn đầu tư, kế đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Pháp...Hoa kỳ đang xếp thứ 13 trong bảng với 153 dự án và tổng vốn đầu tư là 1,1 tỷ USD. Nếu chỉ tính riêng 15 nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam thì tổng số dự án đầu tư của các nước này là 3.190 dự án (chiếm 86,94% tổng số dự án đầu tư) với tổng vốn đăng ký

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanvan hoan chinh.doc
  • docbia ngoai.doc
  • pptLuận văn.ppt
Tài liệu liên quan