Luận văn Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Vùng trọng điểm phía Bắc có 3.117 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 34,991 tỷ USD, chiếm 28,55% về số dự án, 20% tổng vốn đăng ký cả nước và 36,26% tổng vốn điều lệ của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu với 1.644 dự án với tổng vốn đăng ký 19,473 tỷ USD) chiếm 15% vốn đăng ký và 11% vốn điều lệ cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (302 dự án với tổng vốn đăng ký 4,29 tỷ USD), Hải Dương (230 dự án với tổng vốn đăng ký 2,322 tỷ USD), Vĩnh Phúc (129 dự án với tổng vốn đăng ký 1,978 tỷ USD), Bắc Ninh (145 dự án với tổng vốn đăng ký 1,934 tỷ USD), Quảng Ninh (107 dự án với tổng vốn đăng ký 1,167 tỷ USD).

Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 7.138 dự án với tổng vốn đầu tư 100,359 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (3.140 dự án với tổng vốn đăng ký 27,215 tỷ USD) chiếm 28,6% tổng vốn đăng ký của Vùng. Tiếp theo thứ tự là Bà Rịa-Vũng Tàu (211 dự án với tổng vốn đăng ký 23,642 tỷ USD) , Đồng Nai (1.028 dự án với tổng vốn đăng ký 16,339 tỷ USD); Bình Dương(1946 dự án với 13,394 tỷ USD; Ninh Thuận (25 dự án với tổng vốn đăng kys10,08 tỷ USD. Điều này, minh chứng cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ và Chỉ thị 19/2001/CT-TTg ngày 28/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả ĐTNN thời kỳ 2001-2005. [3]

Chính vì vậy, ngoài một số địa phương vốn có ưu thế trong thu hút vốn FDI (Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh) một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây.) do yếu tố tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút vốn FDI đã chuyển biến mạnh, tác động tới cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Năm 2004 công nghiệp có vốn FDI chiếm 86% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 81% của tỉnh Vĩnh Phúc, 70% của tỉnh Đồng Nai, 65% của tỉnh Bình Dương, 46% của Thành phố Hải Phòng, 35% của Thành phố Hà Nội và 27% của thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang chuyển dần sang trở thành trung tâm dịch vụ cao cấp của cả vùng (bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng.) cũng như hướng thu hút vốn ĐTNN vào các ngành công nghệ cao thông qua một số khu công nghệ cao (Quang Trung, Hòa Lạc)

 

doc82 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư lớn thứ tư trong số các nước đang phát triển, tiếp nhận 23,2 tỷ USD năm 2007. Các quốc gia mới nổi sẽ đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi trong năm 2010 và sự gia tăng dòng FDI Theo đánh giá của Tạp chí The Economist (Anh), cũng như Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (Unctad), sau  đỉnh điểm đạt tới 2.080 tỷ USD của năm 2007, dòng FDI thế giới đã giảm 17% trong năm 2008 (còn 1.720 tỷ USD), và tiếp tục giảm 41% (còn 1.000 tỷ USD) trong năm 2009. Nhưng sự đảo chiều của dòng FDI thế giới đã được ghi nhận trong năm 2010, với dự báo dòng vốn này sẽ tăng trưởng chậm theo sự phục hồi kinh tế toàn cầu, với mức bình quân 2,5% GDP toàn cầu trong giai đoạn 2010 – 2014. Năm 2008, trong khi dòng FDI vào các nước phát triển giảm 1/3, thì FDI vào các nước đang nổi lại tăng 11%. Năm 2009, lần đầu tiên các nước mới nổi thu hút FDI nhiều hơn các nước phát triển, với các con số tương ứng là khoảng 532 tỷ USD, so với khoảng 488 tỷ USD. .  Dù vậy, FDI vào các thị trường đang nổi dự báo giảm từ mức 4% GDP xuống còn 3% GDP của các nước này trong giai đoạn 2010 - 2014. Xu hướng mới của dòng FDI thế giới trong năm 2009 và 2010 là hệ quả tổng hợp của việc trầm lắng các giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở các nước phát triển ( từng chiếm 80% số vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp xuyên quốc gia trên thế giới năm 2008); sự chuyển hướng của các nhà đầu tư quốc tế trước sức hấp dẫn của các thị trường mới nổi cả về môi trường và cơ hội kinh doanh…Ngân hàng Deutsche Bank của Đức ngày  17/3/2010 công bố Báo cáo điều tra hàng năm về các hoạt động đầu tư vốn cho biết, châu Á (trừ Nhật Bản) sẽ là khu vực có biểu hiện xuất sắc nhất trong năm 2010, còn Trung Quốc sẽ là quốc gia biểu hiện tốt nhất trong khu vực này. Hầu hết các nước đều tham ra vào cả hai quá trình đầu tư và tiếp nhận đầu tư. Quá trình phân công lao động và toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc gips các quốc gia phát huy lợi thế so sánh của mình khi tham ra đầu tư nước ngoài và tiếp nhận đầu tư của các nước khác nhằm khắc phục hạn chế của mình. Tính cạnh tranh giữa các nước đầu tư và giữa các nước tiếp nhận đầu tư với nhau ngày càng cao. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới và tiến trình toàn cầu hóa làm cho luồng vốn làm cho luồng vốn FDI ngày càng mở rộng và gia tăng nhưng nhu cầu thu hút và sử dụng FDI ở các nước ngày càng cao, đặc biệt là các nước đang phát triển. Vì vậy dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước nhằm thu hút FDI. 2.1.3Xu hướng FDI ở Việt Nam hiện nay Trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc đòi hỏi của tổ chức này như minh bạch hóa chính sách, hoàn thiện thể chế và cải cách hành chính... từ đó đã tạo lập được môi trường kinh doanh có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Ba năm sau khi gia nhập WTO, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước ta có sự tăng trưởng đột biến. Năm 2006 là năm nước ta mới hoàn tất việc đàm phán gia nhập WTO thì luồng vốn FDI đổ vào nước ta đạt 12 tỷ USD. Năm 2007, con số này tiếp tục lập kỷ lực mới với hơn 21 tỷ USD. Năm 2008, vốn FDI đã tăng gấp 3 lần năm trước, với mức gần 72 tỷ USD. Năm 2009, khi số dự án và số vốn đăng ký FDI trong năm 2009 đạt mức khoảng 21,48 tỷ USD (bằng 30% so với năm 2008). - Trong ngành công nghiệp Xây dựng: Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ. - Trong ngành dịch vụ: Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bưu chính-viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác. Khuyến khích mạnh vốn FDI vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục-đào tạo. Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn và bán lẻ và văn hoá. Khuyến khích FDI tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thoát nước… nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. - Trong ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp: - Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích dự án đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất khẩu. Khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông, lâm nghiệp như các công trình thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng... - Theo vùng kinh tế: Trong những năm tới, dự báo vốn FDI vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý-tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Để tăng cường thu hút ĐTNN tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi của đối với FDI tại các vùng đó đòi hỏi phải tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, điện, nước ở các vùng kinh tế khó khăn bằng nguồn vốn nhà nước, vốn ODA và nguồn vốn tư nhân. Tập trung thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, Khu Công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt (như Chu Lai, Nhơn Hội…) góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khỏang cách phát triển giữa các vùng). Các lĩnh vực thu hút đầu tư cũng có sự dịch chuyển. Với bước tạo đà năm 2006,theo bộ kế hoạch và đầu tư năm 2007 sự đầu tư có bước vượt bậc về số vốn đăng kí cũng như là số dự án được thực hiện. Xu hướng đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng chiếm 81%, Dịch vụ - Du lịch chiếm 17,4%, nông lâm, thủy sản chiếm 1,6%, qua đó ta thấy Công nghiệp – xây dựng được ưu tiên hơn. . Trong khi năm 2008 các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, đạt 912 dự án cấp mới với 35,6 tỷ USD (chiếm 58,6% và 53,4% tổng số dự án và vốn cấp mới), thì bước sang năm 2009, dòng vốn tập trung vào các ngành dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh bất động sản và lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống. Số dự án cấp mới ngành dịch vụ năm 2009 đạt 498 dự án với 13,2 tỷ USD (tương ứng chiếm 59,3% và 81,2% tổng số dự án và vốn FDI cấp mới), trong khi ngành công nghiệp chỉ đạt 325 dự án với 3 tỷ USD (tương ứng chiếm 38,7% và 18,3%). 2.2Tình hình thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến nay 2.2.1. Tình hình thu hút và Cấp phép đầu tư . Sau khi là thành viên của WTO, Việt Nam đã có những cải cách liên tục về luật pháp, cơ chế chính sách đặc biệt là về hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, thị trường Việt Nam mở rộng hơn khi tiếp tục các cam kết một cách đầy đủ trong vai trò là thành viên của WTO. Đây là cơ hội để tăng trưởng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian qua. Những lợi thế của môi trường đầu tư như ổn định chính trị, chính phủ thực hiện cải cách khung luật pháp, chính sách, thể chế, cách địa phương tích cực hỗ trợ nhà đầu tư về đất đai, giải phóng mặt bằng đầu tư hạ tầng, khuyến khích nhà đầu tư có niềm tin vào tương lai chung và dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. `Theo kết quả điều tra của UNCTAD, Việt Nam được xếp vào tốp 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất thế giới về đầu tư của tập đoàn xuyên quốc gia trong giai đoạn 2007 – 2009. Trong đó Việt Nam đứng hang đầu về mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất. Dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế châu Á (1997), lạm phát và khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008) lượng vốn FDI vẫn tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt trong 5 năm (2001 – 2005) , Việt Nam thu hút được 18,5 tỷ USD vốn FDI, năm 2006 đạt trên 12 tỷ USD, năm 2007 vượt ngưỡng 20 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006. Năm 2008, kết quả thu hút nguồn vốn FDI đạt mức kỷ lục với 64,1 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2007, trong đó có 60,2 tỷ USD vốn cấp mới. Từ năm 1988 đến năm 1990, luật đầu tư nước ngoài mới thực thi tại Việt Nam, là giai đoạn khởi động thu hút dòng vốn FDI. Trong giai đoạn này, có 214 dự án cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 1,58 USD. Vốn đăng ký trung bình một dự án khoảng 7,4 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 4,7 triệu USD. Các lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là khách sạn, khai thác thăm dò dầu khí, xây dựng3.(theo “ báo cáo tổng kết 20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (1988 – 2008) của Bộ KH&ĐT (2009) và của tổng cục thống công bố chính thức (2008)) Biểu đồ 1: tổng số dự án cấp mới FDI từ năm 1988-2010 (6 tháng đầu) Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Trong thời kỳ 1991 – 1995 , vốn FDI đăng ký cấp mới tăng 18,3 tỷ USD với 1409 dự án và đã có tác động tích cực đến tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia. Thời kỳ 1991 – 1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 1.181 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký ( gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư – kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực, lực lượng lao động đông với giá nhân công rẻ, thị trường mới. Vì vậy, vì vậy đầu tư nước ngoài đã tăng trưởng nhanh chóng và có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991, ( 1,2 tỷ USD) năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước. Trong 3 năm 1997 – 1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước ( năm 1998 chỉ bằng 81,8 % năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Giai đoạn này coi như thời kỳ suy thoái với lượng vốn FDI đăng ký giảm mạnh, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á (1997). Năm 1999 lượng vốn FDI đăng ký giảm 59,5% so với năm 1998. Từ năm 2000 đến năm 2003 , vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu phục hồi chậm, là thời kỳ điều chỉnh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 ( đạt 3,1 tỷ USD) , tăng 6% so với năm 2002 , và có xu hướng tăng nhanh vào năm 2004 ( đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua với 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006 và tăng hơn gấp đôi so với năm 2006, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng. Đặc biệt trong 2 năm 2006 – 2007, dòng vốn FDI vào nước ta đã tăng đáng kể với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mố lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp ( sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,…) và dịch vụ ( cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin , du lịch, dịch vụ cao cấp.v.v). Năm 2006 cả nước đã thu hút được 10,2 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 5,7 % so với năm trước và đạt mức cao nhất từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đến thời điểm này. Trong tổng vốn FDI năm 2006 có gần 8 tỷ USD vốn đăng ký của hơn 800 dự án mới và hơn 2,2 tỷ USD vốn tăng thêm của 440 lượt dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2007 đã có thêm 1544 dự án được cấp mới với số vốn đăng ký ban đầu là 18,7 tỷ USD. Trong năm 2008, số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn đăng ký thêm 3,74 tỷ USD. Chỉ tính riêng số vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam trong năm 2008 đã tương đương với tổng số vốn đăng ký mới trong một năm của đầu những năm 2000 với 1171 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 60,217 tỷ USD ( bên Việt Nam chiếm khoảng 10%) tăng 222% so với năm 2007. Do đó, tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và đăng ký tăng thêm, tổng số vốn FDI tăng thêm, tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam năm 2008 ( tính đên 19/12) đạt 64,011 tỷ USD, tăng 199,9% so với năm 2007 Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nền kinh tế các nước đã bắt đầu phục hồi: trong 6 tháng đầu năm 2010 cả nước có 438 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 7,9 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ 2009. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 6 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8,43 tỷ USD, bằng 80,9% so với cùng kỳ 2009. 2.2.2 FDI phân theo ngành Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, đến hết 15/12/ 2009, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 68% về số dự án và 58% về số vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 28% về số dự án và 40% về số vốn đăng ký Lĩnh vực nông lâm - ngư nghiệp chiếm 4% về số dự án và 2% về số vốn đăng ký. Trong đó, vốn tăng thêm chủ yếu tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991 – 1995 ; 657% trong giai đoạn 1996 – 2000 và đạt khoảng 77,3 trong thời kỳ 2001 – 2005. Trong 2 năm 2006 – 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm. Bản 2.1: FDI Phân theo ngành đến hết ngày 15/12/2009 Ngành Tổng số dự án Tổng vốn đăng ký %số dự án % vốn đăng ký/cả nước Công nghiệp và xây dựng 7388 103,270 68% 58% Nông, lâm, ngư nghiệp 480 3,003 4% 2% Dịch vụ 3,093 70,840 28% 40% Nguồn: cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT Riêng năm 2008, vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng , gồm 572 dự án với tổng số vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký; các dự án thăm dò và khai thác dầu tại Việt Nam thu hút 17,5% tổng vốn FDI. Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án, tổng vốn đăng ký, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chỉ chiếm 3,85 về số dự án và 0,48% về số vốn đầu tư đăng ký. Điểm rễ nhận thấy là một số dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí, công nghiệp luyện, cấn thép và các dự án trong lĩnh vực dịch vụ đã đưa quy mô vốn đầu tư đăng ký từ 14 triệu USD/dự án năm 2008. Sau cuộc khủng hoảng tài chính nền kinh tế đang bắt đầu phục hồi, Việt Nam vẫn là điểm đến của các nước đầu tư. Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm. 2.2.3 FDI phân theo vùng lãnh thổ Vùng trọng điểm phía Bắc có 3.117 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 34,991 tỷ USD, chiếm 28,55% về số dự án, 20% tổng vốn đăng ký cả nước và 36,26% tổng vốn điều lệ của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu với 1.644 dự án với tổng vốn đăng ký 19,473 tỷ USD) chiếm 15% vốn đăng ký và 11% vốn điều lệ cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (302 dự án với tổng vốn đăng ký 4,29 tỷ USD), Hải Dương (230 dự án với tổng vốn đăng ký 2,322 tỷ USD), Vĩnh Phúc (129 dự án với tổng vốn đăng ký 1,978 tỷ USD), Bắc Ninh (145 dự án với tổng vốn đăng ký 1,934 tỷ USD), Quảng Ninh (107 dự án với tổng vốn đăng ký 1,167 tỷ USD). Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 7.138 dự án với tổng vốn đầu tư 100,359 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (3.140 dự án với tổng vốn đăng ký 27,215 tỷ USD) chiếm 28,6% tổng vốn đăng ký của Vùng. Tiếp theo thứ tự là Bà Rịa-Vũng Tàu (211 dự án với tổng vốn đăng ký 23,642 tỷ USD) , Đồng Nai (1.028 dự án với tổng vốn đăng ký 16,339 tỷ USD); Bình Dương(1946 dự án với 13,394 tỷ USD; Ninh Thuận (25 dự án với tổng vốn đăng kys10,08 tỷ USD. Điều này, minh chứng cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ và Chỉ thị 19/2001/CT-TTg ngày 28/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả ĐTNN thời kỳ 2001-2005. [3] Chính vì vậy, ngoài một số địa phương vốn có ưu thế trong thu hút vốn FDI (Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh) một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây..) do yếu tố tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút vốn FDI đã chuyển biến mạnh, tác động tới cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Năm 2004 công nghiệp có vốn FDI chiếm 86% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 81% của tỉnh Vĩnh Phúc, 70% của tỉnh Đồng Nai, 65% của tỉnh Bình Dương, 46% của Thành phố Hải Phòng, 35% của Thành phố Hà Nội và 27% của thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang chuyển dần sang trở thành trung tâm dịch vụ cao cấp của cả vùng (bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng..) cũng như hướng thu hút vốn ĐTNN vào các ngành công nghệ cao thông qua một số khu công nghệ cao (Quang Trung, Hòa Lạc) Vùng trọng điểm miền Trung, thu hút được 664 dự án với tổng vốn đăng ký 8,4 tỷ USD qua 21 năm thực hiện Luật Đầu tư, chiếm 15,16% tổng vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Phú Yên (49 dự án với tổng vốn đăng ký 8,2 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là Hà Tĩnh (10 dự án với tổng vốn đăng ký 7,99 tỷ USD), Thanh Hóa (33 dự án với tổng vốn đăng ký 6,99 tỷ USD) đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn FDI, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, bước đầu đã góp phần giảm tình trạng “cháy” buồng, phòng cho khách du lịch, nhưng nhìn chung vẫn còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vùng. Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn FDI còn khiêm tốn như vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, tuy Lâm Đồng (118dự án với tổng vốn đăng ký 554,2 triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án. Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn FDI còn thấp so với các vùng khác, chiếm 4,19% về số dự án và 4,44% về vốn đăng ký và 6,6% vốn thực hiện của cả nước. Bảng 2.2:Thống kê dự án và tổng vốn FDI Các dự án còn hiệu lực đến ngày 15/12/ 2009 Khu vực Số dự án Tổng vốn ( tỷ USD) Vốn điều lệ(tỷ USD) %tổng vốn %vốn điều lệ Miền bắc 3.117 34,991 13,119 20,05 23,8 Miền trung 664 39,208 8,363 22,46 15,16 Miền nam 7.138 100,359 33,669 57,49 61,04 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và Đầu tư 2.2.4 FDI theo hình thức đầu tư Theo cục đầu tư nước ngoài, giai đoạn 1988 – 2007, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn 77,6% về số dự án và 61,6% về tổng vốn đăng ký; Liên doanh chiếm 18,9% về số dự án và 28,9% về tổng vốn đăng ký. Đầu tư theo hình thức hợp doanh, BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn chỉ chiếm 3,5% về số dự án và 9,5% về tổng vốn đăng ký của cả nước. Bảng 2.3: Phân theo hình thức đầu tư Các dự án còn hiệu lực đến hết ngày 15/12/2009 TT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 8,521 110,802,022,376 34,996,441,787 2 Liên doanh 2,021 54,767,095,420 15,769,544,770 3 Hợp đồng hợp tác KD 222 4,962,400,300 4,480,687,381 4 Công ty cổ phần 186 4,736,596,301 1,362,025,481 5 Hợp đồng BOT,BT,BTO 9 1,746,725,000 466,985,000 6 Công ty mẹ con 1 98,008,000 82,958,000 Tổng số 10,960 177,112,847,397 57,158,642,419 Nguồn: cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Năm 2008, Việt nam thu hút rất nhiều dự án FDI có quy mô vốn lớn, với hơn 20 dự án trên 1 tỷ USD, bao gồm các dự án lớn trong lĩnh vực sản xuất thép Formosa (8 tỷ USD), nhà máy lọc dầu Nghi sơn (6,2 tỷ USD), khu du lịch Hồ Tràm (4,2 tỷ USD)...cho thấy nhiều nhà đầu tư lớn đang đặc biệt quan tâm lớn đến Việt Nam và sức hấp dẫn của môi trường đầu tư đến Việt Nam. Tính đến hết năm 2009, Chủ yếu các doanh nghiệp FDI thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài ,có 8.521dự án FDI với tổng vốn đăng ký 110,8 tỷ USD, Chiếm 77,76% về số dự án và 62,56% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 2.021 dự án, với tổng vốn đăng ký 54,767 tỷ USD, chiếm 18,41% tổng số dự án và 30,92% tổng vốn đầu tư. Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO. 2.2.5 FDI phân theo đối tác đầu tư Theo Bộ kế hoạch và đầu tư,tính đến nay, 89 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư FDI ở Việt Nam, trong đó các nước châu Á chiếm 66% tổng vốn đăng ký; các nước châu Âu chiếm 29% tổng vốn đăng ký; các nước châu mỹ chiếm 4% vốn đăng ký. Riêng 4 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam theo thứ tự: Đài Loan (12,1%), Hàn Quốc (11,6%), Malaixia (10,2%), Nhật Bản (10,1%) đã chiếm 44% tổng vốn đăng ký. Cơ cấu đầu tư theo đối tác đã đa dạng hơn và có sự chuyển dịch theo hướng tích cực từ các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hồng Công...Sang các khu vực châu Âu (British Virgin Islands, Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Hà Lan, Đức...) và Châu Mỹ (Canada, Hoa Kỳ). Trong số các dự án đầu tư quy mô lớn trên đã xuất hiện một số đối tác mới nổi lên như Malaysia, Brunei, Canada, đảo Sip... Biểu Đồ 2.4: Vốn FDI theo các đối tác đầu tư nhiều nhất đến hết năm 2009 Chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến hết 15/12/2009 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư Châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất là 66,8% trong giai đoạn 1991 – 1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996 – 2000 và đạt 70,3% trong thời kỳ 2001 – 2005 trong 2 năm 2006 – 2007 tỷ lệ tương ứng là 72,1% và 80%. Bản 2.5: 5 quốc gia có vốn đăng ký FDI lớn nhất Tính từ 1/1/2009 đến 15/12/2009 TT Đối tác Số dự án cấp mới VĐK (triệu USD) DATV VĐKTT(triệu USD) VĐKCMvà TT(triệu USD) 1 Hoa Kỳ 43 5,948.2 12 3,854.9 9,803.1 2 Cayman Islands 3 2,016.5 1 2.4 2,018.9 3 Samoa 3 1,700.6 1 0.8 1,701.4 4 Hàn Quốc 204 1,597.7 43 63.3 1,661.0 5 Đài Loan 53 1,355.7 22 57.3 1,413.1 Nguồn: cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%, đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD chiếm 7,9%; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. 2.3. Đánh giá chung về giải ngân các dự án ở Việt Nam Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, số dự án và vốn góp FDI đăng ký tăng nhanh, trong Khi đó giải nhân vốn FDI có nhiều biến đổi, có xu hướng tăng về số tuyệt đối nhưng tăng chậm lại về con số tương đối. Trong số 9803 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 149,7 tỷ đô la Mỹ, đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 54,5 tỷ USD (bao gồm cả vốn góp và Vốn vay) khoảng 49 tỷ USD, chiếm 90% tổng vốn thực hiện, các dự án ĐTNN đã bổ xung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đất nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra. Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh. Nếu  như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới ( bao gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ  USD - chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD) thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới,  tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD) nêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP, trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Bảng 2.6: Tình hình giải ngân 1991-2007 Năm 1991-1995 1996-200

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988 - 2011.doc
Tài liệu liên quan