Luận văn Thu hút vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quang Nam

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI TỈNH QUẢNG NAM 4

1.1. Đặc điểm khu kinh tế mở Chu Lai 4

1.2. Nhu cầu vốn để xây dựng và phát triển khu kinh tế mở Chu Lai 13

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai 21

1.4. Một số kinh nghiệm về thu hút vốn để xây dựng khu kinh tế mở ở Trung Quốc 29

Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI THỜI KỲ 2003-2006 33

2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai trong 4 năm 2003 - 2006 33

2.2. Những tồn tại trong thu hút vốn đầu tư phát triển khu kinh tế mở Chu Lai 36

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN ĐẾN (2006-2010) 56

3.1. Dự báo khả năng thu hút đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai 2006-2010 56

3.2. Những giải pháp chủ yếu thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam 58

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC 78

 

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quang Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan hệ tác động biện chứng với nhau. Đó là các nhân tố về môi trường chính trị xã hội; cơ chế chính sách; kết cấu hạ tầng; nguồn nhân lực, các điệu kiện về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên… Xác định đúng đắn vai trò, vị trí của kktm Chu Lai, làm rõ tầm quan trọng và nhu cầu vốn đầu tư, phân tích có hệ thống các nguồn hình thành cùng với các nhân tố ảnh hưởng và tìm hiểu kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở các khu kinh tế mở của Trung Quốc là cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết cho việc phân tích đánh giá tình hình thu hút đầu tư và đề ra các giải pháp khả thi để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư để xây dựng thành công KKTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam. Chương 2 THựC TRạNG THU HúT CáC NGUồN VốN ĐầU TƯ VàO KHU KINH Tế Mở CHU LAI THờI Kỳ 2003-2006 2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai trong 4 năm 2003 - 2006 2.1.1. Về số lượng + Nguồn vốn ngân sách Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho khu kinh tế mở Chu Lai được thực hiện theo chương trình hỗ trợ có mục tiêu hàng năm trên cơ sở danh mục các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, Nhà nước cho phép BQLKTM Chu Lai dùng quỹ đất để tạo vốn phát triển hạ tầng, được phép phát hành trái phiếu công trình trong nước để huy động vốn đầu tư ngoài mức khống chế đối với mức huy động của tỉnh Quảng Nam, được thu phí hoặc lệ phí sử dụng các công trình hạ tầng, tiện ích công cộng trong khu KTM Chu Lai. Kết quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách hàng năm cho khu KTM Chu Lai mặc dù tăng lên trong 2004, 2005 song đến năm 2006 thì nguồn đầu tư bắt đầu giảm dần, năm 2003: 40 tỷ, năm 2004: 140 tỷ, năm 2005: 410 tỷ năm 2006: 234 tỷ [28, tr.9-10]. Với tổng vốn đầu tư trong các năm qua 824 tỷ một mức đầu tư còn quá thấp chưa đủ để xây dựng các công trình lớn. Nguồn vốn này tập trung cho một số hạ tầng chủ yếu như giao thông chính, công trình cầu cảng số 2, hạ tầng một số khu công nghiệp, hạ tầng một số khu dân cư. Ngoài nguồn thu từ ngân sách nhà nước đầu tư tập trung. Các nguồn thu khác được Chính phủ cho phép như: nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản, nguồn thu từ quỹ đất, thu phí, lệ phí chưa được tập trung khai thác. Vì vậy, nguồn thu này không đáng kể. Trong 4 năm qua các nguồn thu này chỉ thu được trên 1 tỷ đồng nên chỉ sử dụng để hỗ trợ ngân sách tại địa bàn trong việc xây dựng các công trình hạ tầng nhỏ, hỗ trợ cho công tác quản lý hiện trạng về xây dựng. + Vốn đầu tư phát triển sản xuất: Tháng 6-2003 ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu KTM, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ công bố thành lập KKTM, tại hội nghị này đã có 20 nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký đầu tư vào khu KTM với tổng vốn đầu tư khoảng 160 triệu USD, ngoài ra Ban Quản lý KKTM và UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước như tổ chức xúc tiến đầu tư tại Trung Quốc, Singapore, Malaisia, Hàn Quốc,Thái Lan. Ngoài ra kết hợp các chuyến công tác, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức giới thiệu về KKTM tại Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Ucraina... Với những cố gắng nỗ lực như trên hơn 3 năm qua KTTM Chu Lai đã thu hút được 130 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 1,4 tỷ USD trong đó có 84 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là:772 triệu USD, trong đó có 39 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư là:155 triệu USD [3, tr.8-9]. 2.1.2. Về cơ cấu a) Phân theo nguồn vốn đầu tư, có 43 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 636 triệu USD chiếm tỷ trọng 45,5% bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Italia, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Hồng Kông... vốn đầu tư trong nước là 795 triệu USD chiếm tỷ trọng 54,5% [3, tr.7]. Tuy vậy, trong tổng số 130 dự án nêu trên có một số dự án không có khả năng triển khai thực hiện đầu tư. Vì vậy, đến thời điểm 31-12-2006, trên địa bàn KKTM Chu Lai có tổng cộng 56 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 531 triệu USD. Được phân chia cụ thể như sau: - Dự án đăng ký đầu tư: 13 dự án, tổng vốn đăng ký 200 triệu USD. - Dự án được cấp phép đầu tư: 43 dự án, tổng vốn đăng ký 331 triệu USD trong đó có 14 dự án đang hoạt động với tổng vốn 148 triệu USD. - Trong tổng số dự án đó thì dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 28 dự án, tổng vốn đăng ký 271 triệu USD chiếm tỷ trọng 51%, dự án trong nước 28 dự án, tổng vốn đăng ký 4160 tỷ đồng bằng260 triệu USD chiếm tỷ trọng 49% [3, tr.9]. b) Phân theo ngành nghề đầu tư: Dự án công nghiệp: 31, tổng vốn: 354,2 triệu USD chiếm tỷ trọng 66,66%. Dự án du lịch:19, vốn đăng ký 123,2 triệu USD chiếm tỷ trọng 24,85%. Dự án thương mại dịch vụ:3, vốn đăng ký 16,1 triệu USD chiếm tỷ trọng 4%. Dự án nông lâm thuỷ sản: 1, vốn đăng ký: 1,15 triệu USD. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: 2, vốn đăng ký: 14,6 triệu USD [3, tr.9]. Các dự án đầu tư vào KKTM Chu Lai đi vào hoạt động đã thu hút gần 3000 lao động tại chỗ với thu nhập bình quân khoảng trên 1 triệu đồng/ tháng, hàng năm đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng, trong đó đáng kể nhất là máy lắp ráp ôtô Chu Lai- Trường Hải mỗi năm đóng góp trên 100 tỷ đồng, Công ty Đầu tư và phát triển Kỳ Hà- Chu Lai bình quân 3 năm qua mỗi năm đóng góp cho ngân sách khoảng 300 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu qua Cảng Kỳ Hà [28, tr.8]. Hơn 3 năm qua, trong điều kiện KKTM đầu tiên mới ra đời, cùng một lúc vừa phải thực hiện nhiều nhiệm vụ nặng nề chưa có tiền lệ trong lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam như: Vừa xây dựng cơ chế chính sách, triển khai thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng một số công trình hạ tầng thiết yếu, vừa phải thu hút vốn đầu tư để phát triển, nên những kết quả đạt được nêu trên trong thu hút đầu tư thể hiện nỗ lực to lớn của tỉnh Quảng Nam và khu KTM Chu Lai. Kết quả ấy góp phần tạo ra diện mạo ban đầu cho khu KTM, bước đầu giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện tiền đề và kinh nghiệm cho sự phát triển giai đoạn sau. Tuy nhiên so với nhu cầu phát triển khu KTM Chu Lai thì những kết quả ấy còn nhỏ bé, chưa khẳng định được sức mạnh và lợi thế của khu KTM đầu tiên của Việt Nam. Do vậy, phân tích làm rõ các vấn đề tồn tại trong xây dựng và phát triển khu KTM, nhất là trong thu hút đầu tư, xác định rõ các nguyên nhân, tìm ra các lợi thế và hướng đi mới phù hợp với xu thế hội nhập và đặc thù của của Chu Lai là việc làm hết sức cần thiết vừa mang ý nghĩa cấp bách trước mắt vừa có tính chất chiến lược lâu dài đối với sự phát triển khu kinh tế mở Chu Lai. 2.2. Những tồn tại trong thu hút vốn đầu tư phát triển khu kinh tế mở Chu Lai 2.2.1. Đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng + Từ nguồn thu ngân sách nhà nước Nguồn thu từ ngân sách nhà nước đầu tư cho kết cấu hạ tầng được xác định ban đầu bằng cơ chế tài chính khá hấp dẫn. Nhà nước để lại toàn bộ nguồn thu phát sinh trên địa bàn khu KTM để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời cũng cho phép khu KTM Chu Lai được huy động các nguồn vốn khác từ trong và ngoài nước. Song cơ chế nguồn thu không được thực hiện một cách nhất quán mà thực chất là cơ chế này không thực hiện trên thực tế. Vì vậy, nguồn thu không ổn định, thiếu vững chắc trong cân đối đầu tư dẫn đến bố trí vốn không tập trung cho các công trình trọng điểm, cho nên tình trạng công trình dàn trải rộng khắp trên địa bàn, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng ít, công trình dở dang chiếm trên 80% vốn đầu tư. + Từ các nguồn thu khác có tính chất ngân sách Nguồn vốn xây dựng KKTM Chu Lai được xác định không chỉ từ nguồn ngân sách tập trung của TW mà còn là các nguồn thu khác có tính chất ngân sách như: nguồn tín dụng ưu đãi, nguồn vay tồn ngân kho bạc nhà nước, nguồn trái phiếu công trình hoặc nguồn trái phiếu chính phủ. Các nguồn vốn này thường sử dụng để hỗ trợ cho các dự án đầu tư thuộc diện đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc bổ sung cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng. Tuy vậy, trong thời gian qua do chưa chú trọng khai thác nguồn vốn này, nên khu KTM Chu Lai không huy động được một lượng vốn nào cả, mà chỉ dựa vào nguồn ngân sách vì thế việc thu hút vốn đầu tư cho xây dựng vốn đã khó lại càng thêm khó khăn hơn. Tóm lại: Các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách hoặc vay ưu đãi đầu tư còn là một điểm yếu mà trong thời gian đến Chu Lai cần quan tâm khai thác nhiều hơn nữa nhằm bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển. + Từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) Đây là một nguồn vốn có tiềm năng lớn được Thủ tướng Chính phủ cho phép KTTM Chu Lai đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư nhằm xây dựng các công trình hạ tầng vừa thiết yếu cho nhu cầu phát triển, vừa có khả năng thanh toán vốn vay này, như các công trình giao thông trong các khu đô thị, đường trục chính nối các khu chức năng, các công trình hạ tầng xã hội như trường dạy nghề, bệnh viện... Tuy vậy, nguồn vốn này do chưa được quan tâm,nên trong thời gian qua chưa thu hút được, kể cả công tác chuẩn bị danh mục dự án đầu tư để đăng ký cũng chưa được chú ý, đây là một thiếu sót cần nghiêm túc rút kinh nghiệm để khai thác có hiệu quả nguồn vốn này nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu trong khu KTM Chu Lai. + Từ các nguồn thu tại chỗ: Các nguồn thu tại chỗ trên địa bàn khu KTM có tiềm năng rất lớn như nguồn thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản (cát, titan), nguồn thu từ đất bao gồm đất nguyên liệu phục vụ san lấp mặt bằng cho các công trình xây dựng, nguồn thu tiền sử dụng đất trong việc xây dựng các khu dân cư, nguồn khai thác quỹ đất trong các khu đô thị, nguồn thu từ phí, lệ phí được phép để lại theo quy định. Có thể nói các nguồn thu này tuy không có ý nghĩa quyết định,song có vai trò bổ sung và góp phần làm tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nếu tổ chức khai thác tốt, nguồn thu này thì trong giai đoạn đầu xây dựng, hằng năm có thể thu được hàng chục tỷ đồng, trong đó nguồn thu từ quỹ đất có ý nghĩa to lớn, nhất là trong giai đoạn nhu cầu đất ở tăng lên. Ngoài các nguồn vốn đầu tư nói trên, nếu biết tổ chức tốt việc thu hút đầu tư thì cũng có thể bổ sung một lượng vốn ứng trước từ các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn nhất là các nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng. Tóm lại, việc huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu kinh tế mở Chu Lai trong thời gian qua có nhiều nỗ lực to lớn, đã thu hút trên 800 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, song cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm cần phải rút kinh nghiệm để khắc phục trong thời gian đến. 2.2.2. Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh + Vốn đăng ký nhiều, vốn cấp phép tương đối khá, vốn triển khai trên thực tế còn rất thấp: Qua 2 năm hoạt động số vốn đăng ký đầu tư đã lên đến 1,4 tỷ USD, vốn đầu tư theo cấp phép đạt 50% so với vốn đăng ký. Tuy vậy, đến nay trên thực tế nhiều dự án đăng ký nhưng không thực hiện đầu tư, có những dự án đã hết thời hạn nghiên cứu nhưng không có thông tin phản hồi, có những dự án sau khi cấp thoả thuận địa điểm, đã quá thời hạn nghiên cứu nhưng các nhà đầu tư hoàn toàn không có thông tin gì đối với Ban Quản lý KKTM. Vì thế ở thời điểm này, trên địa bàn KKTM Chu Lai chỉ có 56 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 437,4 triệuUSD, với 43 dự án được cấp phép đầu tư, với tổng vốn 253 triệu USD và hiện có 19 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư 148,8 triệu USD [28, tr.7]. Rõ ràng so với vốn đăng ký đầu tư ban đầu, thì mức độ triển khai trên thực tế là quá thấp, chỉ đạt khoảng 30% so với vốn đăng ký ban đầu có tính khả thi, vốn cấp phép đầu tư chỉ còn 15% và vốn triển khai trên thực tế chỉ khoảng 10% so với tổng vốn đăng ký ban đầu. + Vốn tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có doanh nghiệp lớn và các tập đoàn kinh tế lớn. Trong số các doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào khu kinh tế, phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có vốn đăng ký dưới 5 triệu USD, với tỷ lệ trên 80% danh mục dự án, các dự án có vốn đăng ký hàng chục triệu đô la rất ít và triển khai trên thực tế chỉ có một dự án có vốn trên 40 triệu USD đang triển khai thực hiện là nhà máy lắp ráp ô tô Chu Lai- Trường Hải. + Vốn tập trung chủ yếu ở một số nước và vùng lãnh thổ châu á là chủ yếu: Vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Chu Lai chủ yếu là các quốc gia và vùng lãnh thổ châu á như: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông. Malaisia, Philipin... Các nước châu Âu, Mỹ cũng có đăng ký đầu tư nhưng số lượng bé và chưa thực hiện đầu tư. Điều đáng nói là hầu hết các dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đang triển khai ở Chu Lai lại tập trung vào các ngành không thuộc danh mục khuyến khích đầu tư như: khai thác tận thu khoáng sản, khai thác cát thô xuất khẩu, khai thác đá xây dựng. Trong số các dự án đang hoạt động tại Chu Lai hiện nay thì các dự án loại này chiếm trên 50% về mặt số lượng. + Chưa thu hút được nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Thu hút vốn đầu tư vào Chu Lai trong thời gian qua mới chỉ tập trung cho các nhà đầu tư thứ cấp, song lại là các nhà đầu tư nhỏ, với các ngành nghề kinh doanh không được định hướng và chọn lọc mà không chú ý đến việc kêu gọi các nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đây mới chính là các nhà đầu tư chiến lược cần tìm, chính họ mới là người tạo ra hạ tầng để thu hút đầu tư, đồng thời là người tổ chức thu hút đầu tư có hiệu quả nhất. Nhận thức chưa đúng vấn đề này và triển khai thực hiện xúc tiến đầu tư chưa đúng mục tiêu, chưa có định hướng, đặc biệt chưa tìm ra các nhà đầu tư hạ tầng là nguyên nhân rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở trong thời gian qua. Nhìn chung, trong 4 năm qua thu hút đầu tư phát triển khu KTM Chu Lai mặc dầu bước đầu đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận trong điều kiện còn hết sức khó nhăn, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, bộ máy còn non trẻ. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển khu kinh tế mở thì những kết quả đạt được còn rất nhỏ, tồn tại đã nêu và phân tích trên đang là trở ngại đồng thời cũng là thách thức ro lớn mà chúng ta cần phải tập trung giải quyết, tất nhiên đây là những vấn đề đòi hỏi phải được giải quyết một cách đồng bộ với sự tham gia của nhiều cấp nhiều ngành và cũng cần có thời gian nhất định. Để làm được việc đó, điều quan trọng hàng đầu là phải tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, đặt nó trong mối quan hệ nội tại và trong mối liên hệ vùng, lãnh thổ, mối quan hệ đầu tư quốc tế trong điều kiện mở cửa, hội nhập nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức WTO, để từ đó có các giải pháp khắc phục nhằm phát triển khu kinh tế mở theo mục tiêu đặt ra của Bộ Chính trị và theo quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ. 2.23. Những nguyên nhân hạn chế thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam 2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan * Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và còn nhiều yếu kém + Hệ thống cảng biển chưa được quy hoạch và đầu tư để có thể đón tàu có tải trọng lớn vào làm hàng nên yếu tố “mở” về đường biển chưa được khai thông, chưa có đủ điều kiện để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Thực vậy, cảng Kỳ Hà với độ sâu hiện có của luồng vào cảng có đoạn chỉ 6m, nếu chỉ duy tu nạo vét hàng năm thì cũng chỉ có thể đón tàu công suất dưới 7000DWT vào làm hàng. Trong khi đó yêu cầu vận tải biển phục vụ cho xuất nhập khẩu hàng hoá thì cần phải có cảng container cho tàu tải trọng ít nhất từ 10.000 đến 20.000 DWT vào cảng thì chi phí vận chuyển mới có điều kiện hạ thấp. Việc cảng Kỳ Hà chưa được đầu tư nâng cấp mở rộng để tiếp nhận tàu có công suất lớn là một trong những yếu tố bất lợi về hạ tầng trong việc thu hút vốn đầu tư vào khu KTM. Trên thực tế nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi nghiên cứu các cơ hội đầu tư vào Chu Lai họ đều thấy sự hấp dẫn của cơ chế vượt trội song khi nghiên cứu về vận tải biển thì quy mô nhỏ của cảng chính là lý do để trong một số trường hợp họ không quyết định đầu tư. + Các trục giao thông chính kết nối giữa các khu chức năng chưa được đầu tư và lưu thông thuận lợi trực tiếp làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn nên chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư đến với Chu Lai. Một số khu công nghiệp đang trong quá trình triển khai thi công thiếu các hạ tầng cơ bản như hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, các trục giao thông liên khu... Điều này chưa đảm bảo cho các nhà đầu tư vào Chu Lai, một số nhà đầu tư đã thực hiện dự án thì họ phàn nàn về điều kiện hạ tầng và việc cung cấp các tiện ích. + Sân bay Chu Lai được xem là linh hồn của khu KTM, là lợi thế duy nhất có trong các khu kinh tế ở Việt Nam là điều kiện tối quan trọng đểTW chọn Chu Lai làm nơi xây dựng khu KTM đầu tiên ở nước ta, song cho đến nay mới chỉ là sân bay vận chuyển hành khách nội địa, một tuần 2 chuyến từ Thành phố HCM đến và ngược lại, hiện chưa có đường bay đi Hà Nội. Lợi thế cuả nó về trung chuyển hàng hoá và hành khách quốc tế đang còn là tiềm năng nên chưa có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Việc đầu tư và khai thác sân bay Chu Lai gắn liền với sự phát triển của KKTM Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất. Song vấn đề đặt ra là phải có chủ trương và kế hoạch đầu tư cho sân bay một cách khả thi bởi nó là kết cấu hạ tầng cần phải được đầu tư trước, làm cơ sở cho các nhà đầu tư thuộc các ngành và lĩnh vực tiếp tục thực hiện theo định hướng phát triển của khu KTM Chu lai. + Hạ tầng một số khu công nghiệp đang đầu tư chưa đồng bộ cả về mặt bằng, điện, nước và các yếu tố khác: Đến nay Chu Lai đã đầu tư xây dựng 2 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng trên 250 ha, đây là một sự cố gắng lớn trong điều kiện chưa có nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng, chính nhờ vậy mới có điều kiện để thu hút các nhà đầu tư vào khu kinh tế như đã nêu trong phần đánh giá thu hút đầu tư. Song đầu tư xây dựng các khu công nghiệp ở Chu Lai trong thời gian qua còn quá nhiều bất cập, chưa đảm bảo cấp điện một cách nhanh chóng và thuận lợi cho nhà đầu tư. Việc đảm bảo nguồn nước cho sản xuất hiện đang rất khó khăn. Một mặt, công suất nhà máy nước tại Chu Lai chưa đảm bảo đáp ứng cho nhà đầu tư, mặt khác nhà máy nước hiện nay mới chỉ đảm bảo nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất chưa được lắp đặt và cung ứng kịp thời Điều đáng nói là do không có chủ đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp nên khi san lấp mặt bằng xong thì các dịch vụ về điện, nước và các đảm bảo khác như thông tin liên lạc, điện chiếu sáng công cộng và các dịch vụ khác khi các nhà đầu tư có nhu cầu không có tổ chức nào đứng ra giải quyết cho nhà đầu tư. Đây là tồn tại do quá trình triển khai ban đầu chưa có bài bản, vừa làm vừa học nên không tránh khỏi sai sót. Chính vì vậy, đã gây nhiều phiền toái cho các nhà đầu tư và tạo ra sự kém hấp dẫn trong môi trường đầu tư. + Hạ tầng xã hội chưa đảm bảo cho phát triển một khu kinh tế lớn. Hiện tại chưa có trường đào tạo nghề chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của nhà đầu tư, chưa có bệnh viện đáp ứng về quy mô và chất lượng khám và chữa bệnh phục vụ cho các nhà đầu tư cũng như con cái và gia đình họ. Trên thực tế, một số nhà đầu tư triển khai công tác tuyển dụng lao động có tay nghề cao, các cán bộ kỹ thuật, các chuyên gia gặp không ít khó khăn. Trong quy hoạch xây dựng KTTM có bố trí đất để xây dựng các công trình công cộng song trên thực tế chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng xã hội trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Vì vậy, làm cho môi trường đầu tư ở KKTM vốn đã chưa hấp dẫn càng trở nên kém hấp dẫn hơn. + Hạ tầng các khu dân cư tái định cư cũng chưa được đầu tư xây dựng kịp thời và đồng bộ nên việc giải phóng mặt bằng hiện đang gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư nhất là trong các khu công nghiệp và khu du lịch. Các khu đô thị chưa được quy hoạch và chưa có nhà đầu tư có năng lực về tài chính để khởi động, hạ tầng các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí chưa được đầu tư xây dựng góp phần làm cho môi trương đầu tư tại Chu Lai chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. * Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập Về cơ chế chính sách: Từ khi hàng loạt các khu kinh tế ra đời cho đến tháng 11-2006,Chu Lai không những không thể hiện được tính chất vượt trội vốn có của mình mà còn có nhiều mặt thể hiện sự tụt hậu hơn so với các quy định chung của pháp luật hiện hành và so với nhiều khu kinh tế khác trong cả nước. Điều này diễn ra như một tất yếu bởi vì, từ năm 2003 đến nay luật pháp nước ta đã có nhiều thay đổi ngày càng thông thoáng hơn theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, cùng với việc ra đời sau của các khu kinh tế trong cả nước trong khi đó khung pháp lý của khu KTM Chu Lai chậm thay đổi. Cụ thể trên các lĩnh vực như: + Ưu đãi về thuế: Chu Lai có nhiều lĩnh vực không được ưu đãi bằng các khu kinh tế khác như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu một số nguyên nhiên vật liệu: Hầu hết các khu kinh tế hiện nay đều được hưởng thuế thu nhập cá nhân bằng 50% thuế suất quy định của Nhà nước, trong khi Chu Lai không được hưởng ưu đãi này. Một số ngành và lĩnh vực quan trong khi đầu tư vào các khu kinh tế khác thì được hưởng thuế suất về thuế lợi tức doanh mghiệp với tỷ lệ 10% suốt đời dự án trong khi ở Chu Lai không được ưu đãi này. + Về xây dựng kết cấu hạ tầng: Hầu hết các khu kinh tế, các nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng đều được hưởng thuế suất thuế lợi tức ở mức đặc biệt và bằng 50% so với các khu kinh tế khác. + Về cơ chế quản lý: khu kinh tế mở Chu Lai vẫn còn trực thuộc tỉnh Quảng Nam về mặt kế hoạch và tài chính nên chưa chủ động trong việc lập và bố trí kế hoạch đặc biệt trên lĩnh vực tài chính hoạt động của khu kinh tế mở Chu Lai như một đơn vị dự toán cơ sở. + Về cơ chế tài chính: Cơ chế tài chính cho Chu Lai không còn thực hiện theo cơ chế được Chính phủ quy định tại Quyết định 108 mà được thực hiện theo quy định chung của luật ngân sách nên có nhiều khó khăn về nguồn thu cho phát triển khu kinh tế mở + Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan: chưa được ban hành và triển khai trên thực tế + Cơ chế ưu đãi về vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đang gặp khó khăn cả về bên trong lẫn bên ngoài hàng rào: Theo cơ chế hiện hành thì Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế. Việc đầu tư xây dựng bên trong chỉ thực hiện đối với các khu công nghiệp trong vùng đặc biệt khó khăn nên Chu Lai không được hưởng ưu đãi này. Mặt khác, để xây dựng khu kinh tế cần phải có nguồn vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng của ngân sách TW song nguồn thu này không đáp ứng cho nhu cầu xây dựng các công trình thiết yếu trong giai đoạn đầu. * Hoạt động xúc tiến đầu tư còn nhiều yếu kém,biểu hiện trên một số khía cạnh cụ thể như: + Hình thức tổ chức XTĐT còn đơn giản, chủ yếu là tổ chức các cuộc hội nghị giới thiệu cơ chế chính sách trong và ngoài nước đối với các doanh nghiệp theo các đoàn do các cơ quan của Chính phủ tổ chức mà chưa tổ chức được các cuộc XTĐT độc lập với sự tham gia của các nhà đầu tư dành riêng cho khu kinh tế mở Chu Lai. + Chưa xác định các đối tác chiến lược cần kêu gọi đầu tư một cách chủ động để từ đó tổ chức xúc tiến một cách bài bản mà thường rơi vào tình trạng bị động, lúng túng hoặc là tháp tùng các đợt xúc tiến đầu tư chung chung thiếu sự chuẩn bị chu đáo hoặc không được bố trí thời gian hợp lý để giới thiệu nội dung mà mình cần hoặc là phải tiếp đón quá nhiều các nhà đầu tư nhỏ lẽ. Trong khi đó không đến được với các nhà đầu tư lớn hoặc các nhà đầu tư lớn cũng không đến được với Chu Lai. Chu Lai đang cần các nhà đầu tư lớn nhất là các nhà đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng và các nhà đầu tư vào các khu chức năng để chính họ là những người kêu gọi các nhà đâù tư thứ cấp khác vào đầu tư trong các khu của họ làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng. + Chưa xây dựng các nhóm ngành, các danh mục dự án cần ưu tiên kêu gọi đầu tư một cách chủ động. + Chưa có bộ máy chuyên nghiệp làm công tác XTĐT mà chủ yếu dựa vào phòng xúc tiến đầu tư thuộc ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai để thực hiện việc này nên hiệu quả mang lại chưa cao. + Kinh phí đầu tư cho công tác này còn hạn chế, hằng năm ngân sách nhà nước đầu tư cho công XTĐT khoảng vài trăm triệu đồng thì chưa đủ điều kiện để tổ chức các các cuộc xúc tiến đầu tư quy mô được, chưa kết hợp các nguồn kinh phí xúc tiến đầu tư từ các doang nghiệp. + Công tác nghiên cứu về xúc tiến đầu tư chưa được chú trọng,chưa có bộ phận có trách nhiệm, có năng lực và được đầu tư đầy đủ các phương tiện và điều kiện làm việc, chưa kết nối với các cơ quan xúc tiến đầu tư của Trung ương trên địa bàn một cách có hiệu quả. + Chưa coi trọng việc đào tạo cán bộ cho công tác quan trọng này, mà thường sử dụng cán bộ một cách tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan của cán bộ lãnh đạo. + Công cụ phục vụ công tác xúc tiến đầu tư chưa được tăng cường nhất là hoạt động của website chưa tốt, chưa xây dựng được mạng lưới cộng tác viên trong và ngoài nước một cách rộng rãi. * Mô hình “một cưả tại chỗ” chưa đựơc thực hiện triệt để. Có thể nói rằng,việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa tại chỗ” là một bước tiến lớn trong công cuộc cải cách hành chính ở nước ta và đựơc thực hiện đầu tiên tại khu kinh tế mở Chu Lai, song trên thực tế còn nhiều vướng mắc cụ thể là: + Mặc dù có những cố gắng nhất định nên công tác c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van moi.doc
  • docmục lục.doc
Tài liệu liên quan