Luận văn Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ 4

XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THAM GIA WTO 4

1.1. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu 4

1.1.1. Khái niệm, hình thức và vai trò của xuất khẩu 4

1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 4

1.1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 4

1.1.1.3. Vai trò của xuất khẩu 6

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 6

1.1.2.1. Hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước 6

1.1.2.2. Các yếu tố đầu vào sản xuất, nguyên liệu, vốn, lao động 7

1.1.2.3. Tỷ giá hối đoái 7

1.1.2.4. Sức cạnh tranh hàng hoá 7

1.1.2.5. Nhu cầu của thị trường nước ngoài 8

1.1.2.6. Yếu tố khác 8

1.2. Khái quát nền kinh tế Nhật Bản và Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản, hệ thống phân phối hàng hoá tại Nhật Bản 9

1.2.1. Khái quát nền kinh tế Nhật Bản 9

1.2.2. Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản 12

1.2.3. Hệ thống phân phối hàng hoá tại Nhật Bản 19

1.3. Các quy định pháp lý của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ 22

1.4. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 23

1.4.1. Những lợi ích của việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 23

1.4.2. Nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm gỗ của người tiêu dùng Nhật Bản, các quy định về nhập khẩu sản phẩm gỗ, nguồn nhập khấu sản phẩm gỗ của Nhật Bản 24

1.4.2.1. Nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm gỗ của người tiêu dùng Nhật Bản 24

1.4.2.2. Các quy định về việc nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản 26

1.4.2.3. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản 28

1.4.3. Những điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 29

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2006 TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO 31

2.1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 31

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 31

2.1.2 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 34

2.1.3 Đánh giá chung về xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38

2.1.3.1 Những thành quả đạt được khi xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38

2.1.3.2 Những hạn chế vể xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38

2.2. Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam 39

2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất gỗ của Việt Nam 39

2.2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam 42

2.3. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006 45

2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 45

2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt nam sang Nhật Bản 48

2.4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 56

2.4.1. Những thành tựu đạt được 56

2.4.2. Những hạn chế 58

2.4.2.1. Hạn chế từ phía Nhà nước 58

2.4.2.2. Hạn chế từ phía các doanh nghiệp 64

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 67

CHƯƠNG 3. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA MỘT SỐ NƯỚC, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2020 69

3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của một số quốc gia 69

3.1.1. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc 69

3.1.2. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của Malaysia 74

3.1.3. Kinh nghiệm của Inđônêxia 77

3.2. Phương hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 80

3.2.1. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2020 80

3.2.1.1. Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ 80

3.2.1.2. Định hướng cụ thể về thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ 81

3.2.2. Định hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản đến năm 2020 83

3.3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO 87

3.3.1. Giải pháp đối với Nhà nước 87

3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và thực hiện các quy định cam kết song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản 87

3.3.1.2. Nhà nước cần quy hoạch và xây dựng chiến lược trong thu hút đầu tư nước ngoài 88

3.3.1.3. Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn cần thiết với chi phí vốn cạnh tranh. 89

3.3.1.4. Quy hoạch kế hoạch pháp triển nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 90

3.3.1.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với thị trường Nhật Bản 94

3.3.1.6. Giải pháp về khuyến khích hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực 96

3.3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp 98

3.3.2.1. Cần nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản và các đặc điểm tiêu dùng của họ. 98

3.3.2.2. Cần có sự định vị chính xác về sản phẩm của doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản 98

3.3.2.3. Cần tiến hành hoạt động xúc tiến tổng hợp 99

3.3.2.4. Xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, phương thức kinh doanh linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn 99

3.3.2.5. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm 101

3.3.2.6. Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề. 102

3.3.2.7. Xây dựng văn hóa trong kinh doanh xuất khẩu sang Nhật Bản 103

KẾT LUẬN 105

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

 

 

doc117 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8,64 triệu USD, chiếm 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản năm 2004 là 152,3 triệu USD, trong đó các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu cũng tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng với kim ngạch xuất khẩu là 26,34 triệu USD, chiếm tỷ trọng 17% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. Hai loại sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu ngang nhau đạt khoảng 13% là sản phẩm gỗ dùng trong phòng ngủ (đạt kim ngạch xuất khẩu 19,2 triệu USD) và sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp (đạt kim ngạch 20,1 triệu USD). Ghế và hàng thủ công mỹ nghệ là hai loại sản phẩm gỗ đạt tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. Ghế đạt kim ngạch xuất khẩu là 13,7 triệu USD, chiếm 9%. Hàng thủ công mỹ nghệ đạt kim ngạch xuất khẩu 11,43 triệu USD, chiếm 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. Dăm gỗ và ván sàn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 1% trong kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, nhưng đây là những sản phẩm rất có tiềm năng. Năm 2005, cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có sự chuyển biến rõ rệt. Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là dăm gỗ, với kim ngạch xuất khẩu là 54,9 triệu USD đạt tỷ trọng 22,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. Những năm trước, xuất khẩu dăm gỗ chỉ đạt tỷ trọng 1%, năm 2005, dăm gỗ đã vươn lên đứng thứ nhất trong các sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản do nhu cầu về dăm gỗ của thị trường Nhật Bản hàng năm rất lớn và sản phẩm này của Việt Nam đã tìm được con đường xuất khẩu thuận lợi sang thị trường Nhật. Những năm sau nữa, dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật sẽ vẫn tiếp tục đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai là sản phẩm gỗ dùng trong phòng ngủ đạt tỷ trọng 18% với kim ngạch xuất khẩu là 43,25 triệu USD. Đây là sản phẩm vẫn luôn giữ được tỷ trọng xuất khẩu khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản. Tiếp đến là sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng, với kim ngạch xuất khẩu đạt 33,58 triệu USD; chiếm 14% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật năm 2005. Sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng từ năm 2002 đến năm 2004 đều đạt sản phẩm chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất. Năm 2005, sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng tuy đứng vị trí thứ ba nhưng vẫn là sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu cao sang thị trường Nhật Bản. Các sản phẩm ghế, gỗ ván, sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp, hàng thủ công mỹ nghệ đạt tỷ trọng từ 3% đến 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ghế đạt 12,15 triệu USD, chiếm 5%. Xuất khẩu sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp đạt kim ngạch xuất khẩu là gần 9 triệu USD, chiếm gần 4% tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. Sản phẩm gỗ ván sàn đạt kim ngạch xuất khẩu 7,5 triệu USD (chiếm 3,1%); hàng thủ công mỹ nghệ bằng gỗ có kim ngạch xuất khẩu là 6,1 triệu USD (chiếm 2,5%). Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ khác sang Nhật Bản là 75,6 triệu USD, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản năm 2005. Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản năm 2006, sản phẩm dăm gỗ, gỗ đai thùng, gậy là đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt trên 68,6 triệu USD, chiếm 23,54% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. Tiếp đến là sản phẩm dùng trong phòng ngủ, đạt kim ngạch xuất khẩu là 51,12 triệu USD, chiếm 17,54% trong kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. Sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu khá cao, đạt 33,58 triệu USD đứng vị trí thứ ba là sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng, chiếm tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản là gần 12%. Các sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu khá là ghế đạt 16,35 triệu USD, chiếm 5,61%; sản phẩm gỗ ván đạt 13,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5%; sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp đạt kim ngạch xuất khẩu 12 triệu USD, chiếm 4,12%; sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng gỗ chiếm gần 2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu là gần 5 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ trên đã chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, còn lại 30% là các sản phẩm gỗ xuất khẩu khác. Tóm lại, các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu là các sản phẩm gỗ nội thất như ghế, sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng, sản phẩm gỗ dùng trong phòng ngủ, sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp, sản phẩm gỗ dùng trong phòng khách, phòng ăn; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng gỗ, gỗ ván. Đặc biệt, dăm gỗ Việt Nam hiện nay là sản phẩm rất có vị thế tại thị trường Nhật Bản và cũng là sản phẩm gỗ xuất khẩu lớn nhất trong hai năm gần đây của Việt Nam sang Nhật Bản. Cơ hội xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản dành cho các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn. Các doanh nghiệp nên đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu hơn nữa nhằm tăng giá trị gia tăng trên sản phẩm xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Đặc điểm các hình thức phân phối đồ gỗ tại Nhật Bản: Các nhà bán lẻ đồ gỗ chủ yếu bán đồ gỗ gia dụng. Vì thế các nhà xuất khẩu đồ gỗ gia dụng cần hướng tới các nhà bán lẻ của Nhật. Hình thức đặt hàng có thể qua thư hay điện thoại với những đơn hàng nhỏ. Hiện có khoảng trên 6.290 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ ở Nhật, trong đó khoảng 6.000 cửa hàng là cửa hàng dạng vừa và nhỏ, với diện tích bán hàng nhỏ hơn 1.500 m2, 920 cửa hàng còn lại là các cửa hàng lớn có diện tích hơn 1500 m2. Đây là đối tượng mà các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đồ gỗ cao cấp cần quan tâm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm tới các cửa hàng bách khoá tổng hợp cho các mặt hàng chất lượng vừa, hàng đại trà và kể cả hàng cao cấp. Họ có những khách hàng trung thành, có thu nhập cao và cả khách bình dân nên mặt hàng bày bán khá đa dạng. 2.4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 2.4.1. Những thành tựu đạt được Một là, tăng kim ngạch xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng qua các năm từ 1999 đến nay. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản mới chỉ đạt gần 47,5 triệu USD, đến năm 2000, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản đã đạt 85 triệu USD, tăng gần gấp gôi kim ngạch năm 1999. Tiếp theo, các năm sau, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cũng tăng đều. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 96 triệu USD; năm 2002, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản đạt gần hơn 117 triệu USD; năm 2003 đạt trên 136 triệu USD; năm 2004 đạt 152,3 triệu USD; năm 2005 đạt 243 triệu USD, tăng gần gấp ba lần so với năm 2000. Đến hết năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật đạt 291,5 triệu USD, chiếm 15,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam (đạt gần 2 tỷ USD); tăng gấp sáu lần kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản năm 1999. Hai là, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản khá cao, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng trên 20%. Năm 2000, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản đạt 79%; năm 2005 đạt 59,55%; năm 2002 đạt 22,47%; năm 2006 đạt 20,16%. Ba là, thị phần sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường của Nhật Bản liên tục tăng qua các năm. Năm 1999, thị phần sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Nhật chỉ đạt 3,87%, năm 2000, thị phần đạt 5,78%, năm 2002 là 6,97%; năm 2004 đạt 7,3%, năm 2005 là 7,7%. Năm 2006, thị phần sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại Nhật là 8%. Bốn là, sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có vị thế cao tại thị trường Nhật Bản. Năm 2004, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Nhật Bản đứng vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng các nước có kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cao vào thị trường Nhật, sau Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Năm 2006, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan, Đài Loan, vươn lên vị trí thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Điều này khẳng định sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Những lợi thế trong xuất khẩu sản phẩm gỗ: Ngành gỗ xuất khẩu đang có lợi thế với khoảng 2000 doanh nghiệp tham gia chế biến và kinh doanh, trong đó có trên 450 doanh nghiệp đã có hàng xuất khẩu. Sản phẩm gỗ Việt hiện đã có mặt tại trên 120 nước và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu vào 3 thị trường trọng điểm Mỹ, EU, Nhật Bản. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ trên thế giới đối với mặt hàng này vốn đang tăng cao sẽ càng tăng cao hơn… Đây chính là điều kiện để các doanh nghiệp phát triển ngành hàng giá trị này và khai thác triệt để hơn nhu cầu đồ gỗ của thế giới. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất. Yếu tố quan trọng làm nên lợi thế của ngành chế biến gỗ Việt Nam là trình độ lành nghề, kỹ thuật tinh xảo của lực lượng lao động, đặc biệt là các nghệ nhân. Điều này được minh chứng qua con số 80% sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam là hàng tinh chế. Chất lượng sản phẩm gỗ của Việt Nam ngày càng được nâng cao, bước đầu đáp ứng được những yêu cầu khắt khe, kỹ tính, của người tiêu dùng Nhật Bản. Sản phẩm gỗ Việt Nam đã chiếm được trái tim, lòng tin của người tiêu dùng Nhật Bản - vốn là những người tiêu dùng khó tính và đồ gỗ Việt Nam còn nhiều triển vọng vượt qua Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất sang Nhật Bản, chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ ngày càng có điều kiện tiếp cận tốt hơn với môi trường kinh doanh tại Nhật Bản, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Nhật tương đương với chi phí vận chuyển bên trong nước Nhật dù rằng đoạn đường vận chuyển bên trong ngắn hơn. "Những cơ hội này không phải để tạo ra một sự đột phá cho hàng đồ gỗ Việt Nam mà hy vọng tạo được mối quan hệ lâu dài cho hàng Việt Nam trên thị trường Nhật", chuyên gia Nhật phát biểu. Sự phát triển ngành chế biến, xuất khẩu gỗ thu hút một lượng lao động đáng kể vào ngành này, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động, cải thiện đời sống nhân dân (trung bình lao động phổ thông làm trong ngành này có mức lương từ 650.000 đến 900.000 VND/tháng). Theo tính toán của các chuyên gia, cứ xuất khẩu khoảng 1 triệu USD sản phẩm gỗ sẽ tạo ra 4000 chỗ làm việc, hạn chế di dân từ nông thôn lên thành thị, góp phần duy trì trật tự kỷ cương, hạn chế được các tiêu cực xã hội khác. Trong môi trường WTO, với những thuận lợi về cơ chế kinh doanh thông thoáng (không bị đối tác áp đặt các điều kiện kinh doanh phi lý, thuế nhập khẩu thấp) cơ hội khai thác thị trường thế giới sẽ rộng mở hơn rất nhiều. Vấn đề còn lại là bản thân các doanh nghiệp: phải tái cấu trúc lại doanh nghiệp để năng động hơn trong kinh doanh, thực hiện theo phương châm “nhanh, nhiều, tốt, rẻ”. Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2004, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ngày càng tăng với tốc độ rất cao, đã góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường lớn thứ hai thế giới này và góp phần đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu đồ gỗ đầy tiềm năng của thế giới. 2.4.2. Những hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế từ phía Nhà nước Một là, mất cân đối về cầu và cung nguyên liệu chế biến. Ngành chế biến gỗ Việt Nam phụ thuộc đến 80% nguyên liệu nhập khẩu, chiếm tới 60% giá thành sản phẩm. Hàng gỗ ngoài trời phải nhập 100% nguyên liệu, và thiếu nguyên liệu hiện là một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản còn thấp chưa xứng với tiềm năng. Trên 50% doanh thu là chi phí cho nhập khẩu gỗ nguyên liệu, các phụ kiện, máy móc sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Bản thân nguồn gỗ trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu, chỉ đủ để sản xuất các sản phẩm gỗ mỹ nghệ. Hiện nay lượng gỗ khai thác từ rừng hàng năm của Việt Nam chỉ khoảng 300.000 m3 trong khi nhu cầu cho các doanh nghiệp chế biến gỗ lên đến cả triệu m3 mỗi năm. Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng từ 2 đến 2,5 triệu m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này luôn thay đổi. Trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam. Hơn nữa hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày một cao ở hầu hết các thị trường lớn. Doanh nghiệp Việt Nam cũng có những điểm yếu cũng như nguy cơ đứng trước những cạnh tranh khi xuất hàng sang Nhật Bản. Vì 80% nguyên liệu chế biến gỗ hiện nay của Việt Nam phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài nên sự ổn định không đảm bảo tuyệt đối. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ nhập khẩu chính là yếu điểm lớn nhất của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam hiện nay. Do không chủ động về nguồn hàng nên các doanh nghiệp này đều phải tuân theo sự trồi sụt của thị trường gỗ thế giới. Hiện cả nước có trên 300 doanh nghiệp thì cũng có chừng đó đầu mối mua hàng, do không tập trung nên số lượng các đơn hàng thường nhỏ lẻ, phụ thuộc vào thời gian giao hàng của đối tác, tốn nhiều công sức, tiền bạc để làm thủ tục hải quan. Lâu nay, chúng ta chỉ tập trung phát triển rừng là phục vụ yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường, rừng kinh tế chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nhược điểm đã được chỉ ra tại diễn đàn Quốc hội khi đánh giá về chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Tính tới nay, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ha rừng trồng sản xuất với trữ lượng 30,6 triệu m3 gỗ, nhưng phần lớn đã được quy hoạch cho ngành chế biến giấy, sợi, ván dăm và gỗ trụ mỏ. Phần lớn diện tích đất rừng còn lại chưa được sử dụng lại nghèo dinh dưỡng, xa nhà máy chế biến, cơ sở hạ tầng yếu kém... nên việc đưa diện tích này vào quy hoạch nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc thời gian qua chưa quan tâm đúng mức đến các loại cây có giá trị cao nên dù trữ lượng rừng trồng lớn song lại rất hạn chế trong việc đưa vào chế biến xuất khẩu. Cùng với đó là sự thiếu thống nhất trong quy hoạch mạng lưới chế biến với quy hoạch vùng nguyên liệu. Hiện nay, nước ta còn 16 triệu ha đất trống đồi núi trọc, trong đó 8 triệu ha dự kiến làm rừng sản xuất. Thế nhưng, việc trồng rừng của chúng ta còn ít. Đặt vấn đề người dân trồng rừng thì tốt ở chỗ là giải quyết được đời sống ở địa phương, nhưng người ta lại không có đủ vốn để làm nhiều và không đủ kiến thức để quản lý những khu rừng lớn. Trong khi đó, nhiều trang trại và doanh nghiệp tư nhân có nhiều tâm huyết, vốn liếng thì hiện nay chúng ta cũng chưa quan tâm. Trong Nghị quyết 03 của Chính phủ phần nói về trang trại xác định, kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế đặc trưng cho nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam và cũng đánh giá rất cao, nhưng trong triển khai của Bộ NN&PNNT thì thành phần này hầu như chưa được nhắc tới. Vấn đề quy hoạch vùng nguyên liệu còn khá nhiều bất cập, trong khi đầu tư phát triển rừng chưa được quan tâm đúng mức. Thêm vào đó, việc xây dựng mạng lưới chế biến gỗ trên toàn quốc chưa có sự thống nhất. Minh chứng là, thời gian qua, các cơ sở chế biến băm dăm (xuất khẩu gỗ tươi) hình thành tự phát quá nhiều, không chỉ làm cho nguồn nguyên liệu trong nước thêm khan hiếm, mà còn dẫn đến nghịch lý là xuất khẩu gỗ tươi trong khi phải đi nhập nguyên liệu bột gỗ. Bên cạnh đó, để gia tăng lượng nhập khẩu gỗ sẽ khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với một tình huống khó khăn mới là làm thế nào để có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đối tác xuất khẩu nguyên liệu thì mới hy vọng có nguồn nhập khẩu nguyên liệu tăng một cách ổn định và lâu dài. Theo dự báo của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam , chỉ trong vòng một, hai năm tới, việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu trên thế giới sẽ trở nên hết sức khó khăn do các quốc gia tăng cường thực thi chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong đó việc giảm dần xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Ví dụ như hai nước cung cấp nguyên liệu gỗ tròn nhiệt đới chủ yếu là Malaysia và Inđônêxia, tháng 10 năm 2004 đã quyết định ngừng xuất khẩu gỗ xẻ. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các quốc gia truyền thống sẽ phải có đầy đủ các chứng chỉ và giấy phép về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, chứng chỉ rừng….   Đồng thời, hầu hết các nước xuất khẩu nguyên liệu gỗ sẽ có xu hướng xuất khẩu cùng một lúc với khối lượng lớn vào một thời điểm nhất định trong năm theo kế hoạch khai thác đã được chính phủ đó cho phép.  Do vậy, nếu chỉ mua nguyên liệu theo kiểu rải rác, cần lúc nào mua lúc ấy như hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam thì sẽ rất khó đặt hàng một cách ổn định và lâu dài. Theo báo cáo của Bộ Thương mại cũng thừa nhận, việc nhập khẩu gỗ hiện nay quá phân tán. Có đến 55 nhà nhập khẩu gỗ từ Malaysia với kim ngạch nhập khẩu là 59,5 triệu USD, 21 nhà nhập khẩu từ Campuchia với kim ngạch 28,9 triệu USD, 73 nhà nhập khẩu từ Lào với kim ngạch 28,4 triệu USD, 45 nhà nhập khẩu từ Indonesia với kim ngạch 17,3 triệu USD và 52 nhà nhập khẩu từ Mỹ với kim ngạch 16,7 triệu USD. Hai là, xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vẫn mang tính tự phát, thiếu chính sách điều tiết vĩ mô hiệu quả. Đây là lý do khiến Việt Nam chưa quy hoạch được một mạng lưới sản xuất theo cụm, vùng; đầu tư công nghệ chế biến hợp lý, nhất là thiếu sự hợp tác, phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp. Chưa có sự phân bố tương thích các cơ sở sản xuất đồ gỗ. Xét về cơ cấu lãnh thổ, trong khi các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tập trung phần lớn tại các tỉnh phía Nam (khoảng 80%) thì đây lại hầu hết là những vùng thiếu nguyên liệu. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở nhiều tỉnh phía Bắc có lợi thế về rừng thì lại chưa nhận thức đúng về việc tận dụng lợi thế này để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có công tác quảng bá khuyến khích tốt, chương trình cụ thể góp phần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp này, đồng thời tập trung thu hút đầu tư xây dựng các khu công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ ở các tỉnh phía Bắc. Ba là, các chương trình xúc tiến thương mại của chính phủ chưa hoạt động đúng hiệu quả: chưa đáp ứng đúng địa chỉ, nhu cầu thiết thực của các doanh nghiệp, chưa tạo được niềm tin để các doanh nghiệp tham gia tích cực nhất. Bốn là, môi trường pháp lý của Việt Nam chưa ổn định, tính minh bạch và nhất quán. Trong việc thực hiện pháp luật tại Việt Nam chưa được thi hành nghiêm chỉnh, thủ tục hành chính còn rườm rà… Năm là, vấn đề thiếu thông tin phục vụ hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ. Hiện nay, ngành gỗ hiện có rất nhiều thông tin khác nhau, nhưng chưa có một tổ chức, cơ quan nào đứng ra tập hợp thông tin này cho chuẩn xác cả. Bộ Thương mại chỉ nắm thông tin về xuất nhập khẩu, Hải quan nắm thông tin về xuất nhập các sản phẩm, Bộ NN&PTNT thì thông tin gì về nguyên liệu, cũng chỉ có 2-3 dòng. Sáu là, mất cân đối về cầu và cung lao động - công nhân chế biến gỗ. Theo thống kê của Bộ thương mại, mỗi năm lượng lao động cần thiết cho ngành này đều tăng, năm 2005 cần trên 25.000 lao động, năm 2006 cần trên 26.000 lao động. Tuy nhiên, khả năng về đào tạo nguồn nhân lực hiện nay không thể đáp ứng được. Trong cả nước, ngoài số thợ học theo lối truyền nghề, còn có 5 trường đào tạo công nhân kỹ thuật ở Hữu Lũng (Lạng Sơn), Phủ Lý (Hà Nam), Qui Nhơn, Tây Nguyên và Thuận An (Bình Dương). Nhưng các trường này cũng chỉ đào tạo công nhân chế biến gỗ phổ thông, vì không có trường nào được trang thiết bị hiện đại về cưa, sấy, sơn gỗ. Số kỹ sư kinh tế gỗ được đào tạo ở Xuân Mai (Hà Tây), Tây Nguyên, Thủ Đức còn ít. Chỉ có kỹ sư đào tạo ở Thủ Đức còn tiếp cận thường xuyên thị trường trong thời gian học, còn ở 2 trường kia phần lớn chỉ có lý thuyết nên ra trường vẫn phải học thêm, thực tập thêm. Nhu cầu hiện nay là 120.000 công nhân kỹ thuật, nhưng thực tế mới có 20.000 người. Hai bộ Thương mại và Lao động - Thương binh và Xã hội đã quan tâm đào tạo, cấp thêm kinh phí chiêu sinh, nhưng qui mô mỗi trường quá nhỏ bé chỉ 100-200 công nhân mỗi năm. Hiệp hội Lâm sản và Gỗ đã đề xuất giao chỉ tiêu đào tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp. Dù đã được nhà nước hỗ trợ kinh phí, nhưng vẫn không đủ tiền, vì mới đạt 3 triệu đồng cho 1 công nhân được đào tạo, chỉ bằng một nửa yêu cầu. Hơn thế, chúng ta đào tạo công nhân thường không bài bản nên công nhân làm ra sản phẩm không ổn định. Thêm vào đó, một số xí nghiệp trước đây do chính sách cho người lao động không tốt, công nhân làm 6 tháng hay 1 năm có tay nghề rồi, vì lương thấp họ bỏ đi làm chỗ khác, khiến sản xuất của doanh nghiệp không được bền vững. Trong ngành chế biến gỗ ở Việt Nam, bình quân một người làm ra chưa được số sản lượng tương đương 10.000 USD/năm, trong khi ở Trung Quốc, con số này đã là 15.000 USD/năm. Chính điều này khiến doanh nghiệp khó trả lương cao cho nhân viên để giữ chân họ. Đây là những điểm yếu mà doanh nghiệp ngành gỗ cần khắc phục khi hội nhập vào thị trường WTO. Bảy là, đồ gỗ của Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu riêng được các bạn hàng nước ngoài biết đến. Hầu hết đồ gỗ xuất khẩu đều phải qua khâu trung gian đó là các doanh nghiệp nước ngoài… Việt Nam đang rất lúng túng trong quảng bá thương hiệu. Các nhà nhập khẩu nước ngoài sẵn sàng “mở” cho doanh nghiệp Việt Nam cơ hội quảng bá thương hiệu, nhưng do thiếu sự hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp, nên gần như không thực hiện được. Trong số hơn 2000 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gỗ, chưa biết chọn nhãn hàng nào đại diện để quảng bá cho thương hiệu đồ gỗ Việt Nam. Chính vì vậy, trong thời gian tới, thương hiệu cho đồ gỗ đang là vấn đề thực sự cấp thiết. Tám là, ngành công nghiệp phụ trợ (bao bì, vật tư...) chưa đáp ứng được thời gian giao hàng cho doanh nghiệp đồ gỗ, làm ảnh hưởng đến uy tín về ngày giao hàng của các doanh nghiệp... Chín là, những nguy cơ từ thị trường Nhật đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất Việt Nam cũng không ít. Theo ông Takashi Nakano, Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh nặng ký của Việt Nam, do bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá đồ gỗ nội thất sẽ tràn vào Nhật; thị trường Nhật sẽ xuất hiện thêm các đối thủ cạnh tranh mạnh mới về giá là Campuchia, Myanmar, từ đó dẫn đến việc sản phẩm đồ gỗ nội thất ở Nhật bị rớt giá. Ngoài ra, doanh nghiệp Nhật sản xuất đồ gỗ tại Nhật cũng sẽ tạo nên áp lực cạnh tranh mạnh không kém lên sản phẩm Việt Nam, vì sản phẩm của họ có chất lượng cao, có khách hàng truyền thống, hệ thống dịch vụ đáp ứng tốt yêu cầu giao hàng đối với các cửa hàng bán lẻ khắp trong nước... Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với hàng Trung Quốc vì vậy doanh nghiệp nước này " đổ dồn" sang thị trường khác, trong đó có Nhật nên tạo một áp lực cạnh tranh lớn cho các nhà chế biến gỗ trong nước cũng như nước ngoài. Đây cũng là thách thức đối với hàng Việt Nam. Ngoài ra, những nước mới có chi phí sản xuất thấp như Campuchia và Myanmar có thể sẽ là nguy cơ đối với doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam ở những thị trường lớn như Nhật. Không chỉ có áp lực cạnh tranh xuất khẩu, ngành gỗ Việt Nam còn phải đối mặt với cạnh tranh trong nước khi thị trường chính thức mở cửa. Thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sắp tới, đồ gỗ nhập khẩu vào Việt Nam chỉ áp dụng thuế với 2 mặt hàng là ván nhân tạo và mộc tinh chế. Do đó, tiêu thụ sản phẩm gỗ có nhiều khả năng giảm, không chỉ trong xuất khẩu, mà ngay tại thị trường nội địa. 2.4.2.2. Hạn chế từ phía các doanh nghiệp Một là, mặc dù số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam là hơn 300, nhưng trong số đó hầu hết là quy mô vừa và nhỏ. Đến năm 2006, doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu lớn ở Việt Nam cũng chỉ có khoảng trên 10 tỷ đồng, nhưng với nước ngoài 10 tỷ đồng thì cũng chưa được 1 triệu USD. Với quy mô đó, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với một số doanh nghiệp ở các nước xung quanh như: Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc... Khó khăn nhất là phía bán lại xuất khẩu theo lô hàng lớn, từ 5.000 m3 – 7.000 m3 trở lên. Các nước giàu như Nhật Bản, Trung Quốc, và Hồng Kông, Đài Loan có lợi, nhưng đối với Việt Nam thì rất gay go. Bởi vì các doanh nghiệp của chúng ta đều nhỏ, khó có doanh nghiệp nào đủ 10 triệu USD để mua lô hàng lớn như thế. Cho nên phải nhập khẩu nhỏ lẻ rồi gom dần hàng, tăng thêm chi phí gom, gửi đồ. Ở Việt Nam cũng không có kho hải quan nào cho để gỗ lâu, cũng không có cảng nào dành riêng cho gỗ như ở Nhật Bản. Thực tế, số doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất xuất khẩu 100 container/tháng trở lên hay nhà máy có diện tích trên 10 ha là rất ít. Chính điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam phải bỏ lỡ những hợp đồng lớn d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11331.DOC
Tài liệu liên quan