Luận văn Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Danh mục hình, bảng, sơ đồ

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO

BỀN VỮNG. 12

1.1. Quan niệm chung về đói nghèo và chính sách giảm nghèo bền vững. 12

1.1.1. Nghèo và nghèo đa chiều.12

1.1.2. Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.22

1.2. Chính sách giảm nghèo bền vững. 25

1.2.1. Quan niệm về chính sách giảm nghèo bền vững.25

1.2.2. Nội dung của chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam .28

1.3. Vai trò của thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. 35

1.3.1. Khẳng định bản chất tốt đẹp của nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì

nhân dân .35

1.3.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững là thực hiện một bộ phận quan

trọng của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.37

1.3.3. Định hướng mục tiêu, điều chỉnh và hỗ trợ hoạt động giảm nghèo, góp phần

ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo .38

1.4. Các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững . 39

1.4.1. Yếu tố khách quan.39

1.4.2. Yếu tố chủ quan.42

Tiểu kết chương 1. 45

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC TỈNH

HÒA BÌNH. 46

pdf128 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có nhiều danh lam thắng cảnh. Bên cạnh đó nhiều đồng bào dân tộc cùng chung sống đoàn kết với các phong tục, tín ngưỡng, trang phục, ẩm thực, lễ hội rất phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm với thu nhập ổn định cho người dân. - Đất đai thổ nhưỡng có điều kiện để trồng các cây ăn trái, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp có giá trị hàng hóa cao giúp người dân phát triển kinh tế hàng hóa và tham gia bảo vệ và phát triển rừng. - Với lực lượng lao động dồi dào và còn trẻ, vị trí địa lý chỉ cách Hà Nội 90 km là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy tốc độ phát triển của huyện. - Sự quyết tâm của chính quyền các cấp, đặc biệt là của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn cùng với việc sắp xếp lại bộ máy, đẩy mạnh cải cách hành chính. - Những kết quả đáng khích lệ của công tác giảm nghèo trong 51 thời gian qua, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước phát triển văn hóa xã hội đã tạo động lực và sự tin tưởng của người dân trong việc chủ động vươn lên thoát nghèo Bên cạnh đó những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức đặt ra cho huyện Đà Bắc trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo, đó là: - Với địa hình chủ yếu là núi đồi, dân cư ở không tập trung, cơ sở hạ tầng xuất phát điểm khá thấp nên việc xây dựng điện, đường, trường, trạm là khá khó khăn, đòi hỏi nhiều vốn đầu tư. - Dân cư chủ yếu sống ở nông thôn (90,28%) đa phần là đồng bào dân tộc với kinh tế chủ yếu dựa vào việc trồng cây công nghiệp và lâm nghiệp. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên sản lượng và giá trị hàng hóa thấp, số lượng các hộ nghèo khá cao. - Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chưa được đào tạo nghề, các làng nghề truyền thống hầu như không có. Những người có tay nghề thường thoát lý khỏi địa phương. Điều này cũng gây khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào để phát triển kinh tế của huyện. - Bản thân huyện Đà Bắc và tỉnh Hòa Bình đều là những địa phương nghèo nên việc huy động ngân sách để hỗ trợ thực hiện chính sách giảm nghèo rất eo hẹp Việc phân tích những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương là những nội dung quan trọng để Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và nhân dân huyện Đà Bắc tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững của huyện. 52 2.2. Thực trạng nghèo và kết quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 2.2.1. Thực trạng nghèo và nguyên nhân nghèo 2.2.1.1. Thực trạng nghèo Tính đến ngày 31/12/2019 việc phân loại mức sống hộ dân của Đà Bắc theo chuẩn nghèo 2016 - 2020 được thể hiện ở Bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1: Phân loại mức sống hộ dân của Đà Bắc đến 31/12/2019 (Theo chuẩn nghèo 2016-2020) STT Loại hộ Tổng số hộ Tỷ lệ (%) Tổng số hộ 14.413 100,0 1 Số hộ trung bình, khá, giàu 6.741 46,77 2 Số hộ cận nghèo 3.460 24,01 3 Số hộ nghèo 4.212 29,22 Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đà Bắc năm 2019 [62] Qua số liệu thống kê ở Bảng 2.1 cho thấy mặc dù chính sách giảm nghèo đã được thực hiện trên địa bàn huyện đã lâu, tuy nhiên do đây là huyện có nhiều xã thuộc khu vực III và 135 nên tỷ lệ số hộ cận nghèo và nghèo chiếm tỷ trọng khá lớn (tương ứng là 24,01% và 29,22% tổng số hộ). Việc phân bố các hộ nghèo tại các xã, thị trấn của huyện Đà Bắc đến 31/12/2019 được thể hiện ở Bảng 2.2 53 Bảng 2.2: Phân bổ hộ nghèo huyện Đà Bắc đến 31/12/2019 TT Xã, thị trấn Tổng số hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % 1 Thị trấn Đà Bắc 1.400 114 8,14 83 5,93 2 Xã Cao Sơn 1.110 171 15,41 465 41,89 3 Xã Đoàn Kết 754 403 53,45 153 20,29 4 Xã Đồng Chum 802 240 29,93 187 23,32 5 Xã Đồng Nghê 456 180 39,47 89 19,52 6 Xã Đồng Ruộng 579 303 52,33 160 27,63 7 Xã Giáp Đắt 495 211 42,63 150 30,30 8 Xã Hào Lý 463 55 11,88 155 33,48 9 Xã Hiền Lương 537 62 11,55 122 22,72 10 Xã Mường Chiềng 664 77 11,60 92 13,86 11 Xã Mường Tuổng 290 125 43,10 124 42,76 12 Xã Suối Nánh 376 151 40,16 124 32,98 13 Xã Tân Minh 975 479 49,13 224 22,97 14 Xã Tân Pheo 940 458 48,72 287 30,53 15 Xã Tiền Phong 601 271 45,09 134 22,30 16 Xã Toàn Sơn 718 140 19,50 211 29,39 17 Xã Trung Thành 495 201 40,61 191 38,59 54 TT Xã, thị trấn Tổng số hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo 18 Xã Tu Lý 1.606 130 8,09 204 12,70 19 Xã Vầy Nưa 680 261 38,38 147 21,62 20 Xã Yên Hoà 472 180 38,14 158 33,47 TOÀN HUYỆN: 14.413 4.212 29,22 3.460 24,01 Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đà Bắc năm 2019 [62] Qua bảng thống kê chúng ta thấy tỷ lệ hộ nghèo chung bình toàn huyện là khá cao (29.22%) và chỉ có 07/20 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của huyện, trong đó có 2 đơn vị thấp nhất là xã Tu Lý (8,09%) và thị trấn Đà Bắc (8,14%) cùng với 03 xã khác. Đây là các xã vùng gò đồi, gần đường giao thông có lợi thế về trồng cây công nghiệp, ăn trái. Bên cạnh đó có 02 xã có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50% số hộ và 7 xã có tỷ lệ trên 40% hầu hết là các xã miền núi khu vực III và 135, kết cấu hạ tầng yếu kém, giao thông khó khăn, đất đai ít và bạc màu, điều kiện để phát triển thương mại, dịch vụ bị hạn chế, dân trí thường thấp hơn các xã khác, người dân kém năng động trong làm ăn buôn bán, năng lực, khả năng tiếp cận các nguồn lực giảm nghèo rất thấp. Đây là vấn đề khó khăn cho công tác giảm nghèo của huyện Đà Bắc. Tỷ lệ số hộ cận nghèo của các xã là khá lớn, nếu cộng cả số hộ nghèo và cận nghèo thì tỷ lệ này ở phần lớn các xã đểu trên 60%, thậm chí lên đến 70 - 80%. Đây cũng là bài toán khó cho công tác giảm nghèo bền vững của huyện trong thời gian tới. Do toàn huyện chỉ có một thị trấn với mức độ phát triển đô thị kém nên số hộ nghèo của Đà Bắc tập trung ở khu vực nông thôn, và từ đó việc đưa ra 55 và thực hiện chính sách giảm nghèo cần đặc biệt lưu ý để có các giải pháp phù hợp. Bảng 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo các khu vực của huyện Đà Bắc năm 2019 TT Khu vực Số xã Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) 1 Toàn huyện 20 4.212 29,22 2 Khu vực thành thị 01 114 2,71 3 Khu vực nông thôn 19 4.098 97,29 Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đà Bắc năm 2019 [62] 2.2.1.2. Nguyên nhân nghèo và đối tượng nghèo - Nguyên nhân khách quan: + Do điều kiện tự nhiên, lịch sử: Đà Bắc là một huyện vùng núi, đa phần diện tích là rừng núi, địa hình chia cắt bởi núi rừng, sông suối, đi lại khó khăn. Hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Mặt khác do nằm xa các trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của đất nước, nên người dân Đà Bắc ít có cơ hội tiếp cận khoa học, công nghệ tiến tiến, sản xuất nông nghiệp chiếm chủ yếu, sản lượng và giá trị sản phẩm làm ra còn thấp so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Một bộ phận dân cư chưa thể thích nghi được với sự chuyển đổi sản xuất và rơi vào tình trạng nghèo. + Do việc tổ chức thực thi chính sách: Một số cơ chế, chính sách giảm nghèo còn thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, ưu đãi tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông - lâm - ngư, chính sách 56 giáo dục - đào tạo, chính sách y tế, giải quyết đất đai và nguồn lực đầu tư còn thấp so với nhu cầu thực tiễn. Mặc dù kinh tế tăng trưởng trong thời gian qua nhưng do xuất phát điểm thấp nên Hòa Bình nói chung và Đà Bắc nói riêng vẫn còn là địa phương được Chính phủ trợ cấp ngân sách. Do vậy các cơ chế, chính sách của huyện, tỉnh về giảm nghèo còn thiếu nguồn lực thực hiện. - Nguyên nhân chủ quan: Một số hộ dân nhận thức trách nhiệm chưa đầy đủ trong việc tự lực phấn đấu lao động để vươn lên thoát nghèo, tư tưởng muốn thụ hưởng chính sách giảm nghèo trong thời gian dài, bản thân lười lao động, không chịu tổ chức sản xuất kinh doanh; một số nguyên nhân khác như gia đình không có hoặc thiếu lao động, đất đai, tay nghề, việc làm, nguồn vốn, kiến thức và kinh nghiệm làm ăn, ... cũng dẫn đến nghèo đói. Theo kết quả điều tra cuối năm 2019, số hộ nghèo thuần nông chiếm 97,29%. Trong tổng số 17.147 khẩu nghèo có 31,14% khẩu nghèo trong độ tuổi lao động, tỷ lệ này là khá thấp. Như vậy, bình quân một lao động nghèo phải nuôi thêm 02 khẩu ăn theo. Điều này gây khó khăn lớn cho những hộ nghèo đông con muốn vươn lên thoát nghèo. Qua nghiên cứu về thực trạng nghèo của huyện từ năm 2016 đến 2019 và kết quả điều tra của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, có thể chia các hội nghèo của huyện Đà Bắc thành 4 nhóm, cụ thể như sau: - Bộ phận dân cư không chịu tác động của quá trình phát triển: gồm 2 nhóm + Nhóm 1: là nhóm người ngoài độ tuổi lao động. Nhóm này chiếm tỷ trọng khá lớn trong người nghèo (khoảng 28%). + Nhóm 2: nhóm bị bệnh tật, khuyết tật và các bệnh hiểm nghèo khác chiếm khoảng 18%. 57 Tuy kinh tế xã hội của huyện đang trên đà phát triển song người bị bệnh tật, người cao tuổi không có khả năng lao động tất nhiên không tạo ra được sản phẩm xã hội để có thu nhập mà cần có sự giúp đỡ về cả vật chất lẫn tinh thần của những người thân và cộng đồng xã hội ; do đó, họ phải dựa vào các chính sách bảo trợ xã hội của nhà nước... - Bộ phận dân cư chịu sự tác động của sự phát triển nhưng vẫn rơi vào nhóm hộ nghèo : gồm nhóm 3 và 4. + Nhóm 3: là nhóm người chịu sự tác động của phát triển nhưng khả năng hấp thụ tác động tích cực không mạnh chiếm khoảng 42% hộ nghèo. Hiện đang làm các việc chủ yếu là lao động nông lâm nghiệp, lao động phổ thông. Một bộ phận làm các nghề cơ bản: thợ xây, thợ mộc...nhưng không có điều kiện phát huy sở trường. Nhóm này hấp thụ phát triển không mạnh. Đây là nhóm cần sự trợ giúp về vốn, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp và sự đòi hỏi gắt gao của xã hội về việc tự sử dụng sức lao động của mình để vươn lên thoát nghèo. + Nhóm 4: là nhóm có thể hấp thụ sự phát triển mạnh hơn vì đang trong độ tuổi phát triển, có sức khỏe, đang đi học. Môi trường học tác động tích cực, thời gian học tập và tiếp xúc với sự phát triển xã hội dài nhưng vướng bận gia đình hoặc thiếu các điều kiện cơ bản để sản xuất. Họ có khát vọng sống, học tập, làm việc để giải quyết khó khăn cho chính bản thân họ, gia đình họ và cống hiến cho xã hội nhiều hơn. 2.2.2. Kết quả công tác giảm nghèo Trên cơ sở tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu của Chính phủ, của tỉnh Hòa Bình liên quan đến giảm nghèo, Uỷ ban nhân dân huyện Đà Bắc đã ban hành Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2016 - 58 2020 và các chương trình, kế hoạch tương ứng trên địa bàn huyện. Cùng với đó kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giảm nghèo của từng địa phương. Hàng năm, Huyện uỷ đều có định hướng lãnh đạo giảm nghèo; Uỷ ban nhân dân huyện căn cứ điều kiện thực tế để giao chỉ tiêu giảm hộ nghèo, chỉ tiêu nguồn vốn từ lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án để các xã, thị trấn tổ chức thực hiện. Các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính - Kế hoạch, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Dân tộc tuỳ vào chức năng nhiệm cụ của mình để các hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo của tỉnh, huyện. Hệ thống văn bản của huyện về chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cơ bản đã cụ thể hóa được chính sách đảm bảo tính pháp lý trong chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn. Qua đó, các quy định của nhà nước trong các chương trình, dự án về giảm nghèo được chế định, hướng dẫn cụ thể, cùng với nguồn lực và cơ chế thực hiện đã tác động vào đối tượng nghèo ở Đà Bắc. Xác lập được cơ chế để huy động sự tham gia của các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể và cả cộng đồng tham gia giảm nghèo. Đã cố gắng tập trung phát huy những tiềm năng, lợi thế cũng như chú trọng giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng, những thách thức trong thực hiện chính sách. Với những nỗ lực trên, công tác giảm nghèo của huyện Đà Bắc đã có được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Sự biến động của hộ nghèo huyện Đà Bắc trong thời kỳ 2016 - 2019 được thể hiện qua bảng 2.4. 59 Bảng 2.4: Sự biến động hộ nghèo huyện Đà Bắc từ 2015 – 2019 STT Năm Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo Tốc độ giảm 1 2015 13.762 7122 51,75 (Chuẩn 2016-2020) 2 2016 13.850 6505 46,97 4,78 3 2017 14.034 5942 42,34 4,63 4 2018 14.261 5282 37,04 5,3 5 2019 14.413 4.212 29,22 7,82 Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đà Bắc năm 2019 [62] Thời gian qua, do sự nỗ lực không ngừng trong công tác giảm nghèo, đời sống của người dân trong huyện đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 46,97% năm 2016 nay còn 29,22% (theo chuẩn 2016 - 2020) với tốc độ giảm bình quân hàng năm là 5,63%, trong đó năm 2019 có tốc độ giảm cao nhất là 7,82% và càng về sau tốc độ giảm nghèo của huyện càng tăng. Tỷ lệ hộ tái nghèo thấp trung bình mỗi năm chỉ từ 40 - 50 hộ tái nghèo chiếm tỷ lệ 0,1% - 0.18%. Tuy nhiên tốc độ giảm nghèo năm 2018 có chững lại, chưa đạt 5% là do tác động của thiên tai. Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, từ đêm ngày 09 - 11/10/2017 trên địa bàn huyện Đà Bắc đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng gây ra lũ quét, lũ ống và sạt lở đất nghiêm trọng, gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản làm 06 người chết, 05 người mất tích, 09 người bị thương; sập hoàn toàn 51 nhà, sạt lở đất vào 325 nhà, tốc mái 03 nhà, di dời nhà khẩn cấp 211 hộ, gia xúc, gia cầm, lúa và hoa mầu bị vùi lấp, dẫn đến một số xã số hộ nghèo, cận nghèo tăng. 60 2.3. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc 2.3.1. Căn cứ pháp lý thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc a) Văn bản Trung ương - Nghị quyết số 80/NQ- CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 [16]; - Nghị quyết số 76/2014/QH13 Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24/6/2014 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 [63]; - Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội khóa 13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 [64]; - Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo [14]; - Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 [77]; - Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 [78]; Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 [79]; Quyết định số 414/QĐ-UBDT ngày 11/7/2017 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt 61 danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020 [83]; - Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020 [80]; - Hướng dẫn số 4377/BKHĐT-KTĐPLT ngày 26/6/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020 [2]; b) Văn bản địa phương - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 [28]; - Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 23/2/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phê duyệt Đề án Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 [109]; - Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 12/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020 [107]; - Quyết định số 848/QĐ-UBND ngày 20/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Đà Bắc đến năm 2020 [108]. Căn cứ vào các văn bản của Trung ương và tỉnh Hòa Bình, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc đã kịp thời ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý cho công tác triển khai, chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Đã thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện Đà Bắc 62 giai đoạn 2012 - 2020 tại Quyết định số 2725/QĐ-UBND ngày 09/10/2015 [102] và ngày 01/6/2017 Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 cấp huyện trên cơ sở hợp nhất 02 Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tại Quyết định số 1543/QĐ-UBND [103]. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban, 02 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Phó ban phụ trách chỉ đạo 02 Chương trình; cơ quan thường trực Chương trình Nông thôn mới là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan thường trực Chương trình Giảm nghèo bền vững là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; lãnh đạo các phòng, ban tham gia thành viên Ban Chỉ đạo. Để giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị, Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định số 415/QĐ-UBND ngày 24/4/2014 về việc phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ các xóm thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2017 [101]; Quyết định số 4170/QĐ-UBND ngày 22/12/2017 về việc phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ các xóm thuộc khu vực III giai đoạn 2017 - 2020 [104]. 2.3.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo Các hộ nghèo được tạo điều kiện vay vốn với lãi suất thấp để phát triển sản xuất và học nghề. Thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, người nghèo đã được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ưu đãi thông qua phối hợp của chính quyền địa phương theo định hướng “Cho vay đến hộ, đến nhóm hộ, đến từng dự án”. Bên cạnh đó, với phương châm “Dân giúp dân, Nhà nước hỗ trợ, Mặt trận và các đoàn thể vận động, từng hộ tự lo”, các tổ chức chính trị xã hội huyện, xã đã tổ chức huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như vốn huy động trong nhân dân thông qua hoạt động tự góp vốn quay vòng, quỹ hỗ trợ nông dân, tổ tiết kiệm tín dụng hỗ trợ lẫn nhau đã giúp cho hộ nghèo vay không lãi hoặc lãi suất thấp. Qua đó đã phát huy được tinh 63 thần đoàn kết, giúp nhau về vốn sản xuất. Quy trình vay vốn được thực hiện đồng bộ, với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo có thể tiếp cận nguồn vốn kịp thời và hiệu quả. Qua thực tế thực hiện mô hình trên, các hộ nghèo và cận nghèo thông qua Tổ tiết kiệm vay vốn do các tổ chức chính trị - xã hội đứng ra thành lập để tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Sự phối hợp đồng bộ giữa Ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội đã tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn vay ưu đãi. Từ năm 2016 đến năm 2019 các chính sách ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo vay vốn phát triển sản xuất đã cho 6.138 lượt hộ vay vốn với tổng kinh phí 206.756 triệu đồng. Trong đó: + 4.013 lượt hộ nghèo với tổng số vốn vay 131.335 triệu đồng; + 1.750 lượt hộ cận nghèo với tổng số vốn vay 60.944 triệu đồng; + 375 hộ mới thoát nghèo với tổng số vốn vay 14.477 triệu đồng. (Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội) Chính sách tín dụng đã có tác động quan trọng tới giảm nghèo, hơn một nửa số hộ được vay vốn cho rằng vốn vay có tác động tích cực đến tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo cho hộ gia đình. Nhiều hộ vay vốn đã thoát nghèo, góp phần nâng cao đời sống, có điều kiện phát triển sản xuất. 2.3.3. Thực hiện chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm Công tác đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho lao động nông thôn đó được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật về cho người dân được mở rộng, đa dạng hóa các hình thức dạy nghề và cơ cấu nghành nghề đào tạo nhằm góp phần nâng cao trình độ đào tạo, làm cho quy mô dạy nghề tăng nhanh qua hàng năm. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giao dục thường xuyên mới 64 thành lập, nhưng đã mở gần 22 lớp nghề với gần 669 học viên, đào tạo các nghề như: May công nghiệp, chế biến sản xuất tăm màng, chổi chít, nuôi cá nước lồng, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Huyện đoàn đã phối hợp với các trung tâm dạy nghề tỉnh mở các lớp dạy nghề cho hội viên, đoàn viên trên địa bàn huyện với hàng trăm lượt hội viên tham gia. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở các xã, thị trấn, thôn, bản, tiểu khu. Tổ chức các buổi hội thảo bàn biện pháp giảm nghèo nhanh, bền vững. Qua các lớp tập huấn, các học viên đã nâng cao, nắm quy trình xác định và quản lý đối tượng hộ nghèo chặt chẽ cũng như thực hiện các chính sách, dự án tác động đến người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo đảm bảo đúng quy định. Để huy động các nguồn lực thực hiện xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, các tổ chức, đoàn thể ở huyện và các xã, thị trấn đó lồng ghép các chương trình, dự án với chương trình giảm nghèo như: Dự án giảm nghèo, Chương trình 30a, 135... Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình để chuyển giao tiến bộ về giống mới, quy trình kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo. Tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và các mô hình trình diễn giống cây, đã tổ chức được các lớp tập huấn kỹ thuật cho hàng nghìn cán bộ và nông dân ở các xã nghèo. Nhờ đó, kiến thức về sản xuất của người nghèo được nâng lên, giúp họ tổ chức sản xuất có hiệu quả hơn. 2.3.4. Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất Các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của huyện được ban hành 65 thực hiện thường xuyên qua hàng năm và lồng ghép các chương trình mục tiêu, nguồn vốn các dự án để ưu tiên đầu tư cho các chương trình kinh tế trọng điểm trên địa bàn như hỗ trợ bò sinh sản, hỗ trợ giống cây trồng, vật tư, phân bón, chi phí vận chuyển, tập huấn chuyển giao kỹ thuật. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi mô hình và đầu tư giống mới nên năng suất, sản lượng qua hàng năm đều tăng. Năm 2018 ngân sách trung ương phân bổ là 5.886 triệu đồng để triển khai thực hiện 20 mô hình (chủ yếu là thực hiện mô hình nuôi bò theo hướng sinh sản, nuôi dê) với 593 hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo được hỗ trợ tham gia. Đối với các xã đặc biệt khó khăn và các thôn bản đặc biệt khó khăn đã thực hiện việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo với tổng vốn kế hoạch giai đoạn 2016-2018 được giao và đã phân bổ 12.774 triệu đồng, thực hiện 95 chương trình hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, giống vật nuôi, qua đó người dân đã được tiếp cận khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi; phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Dự án đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại các xã, thôn, bản được hưởng thụ Chương trình. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã ngoài chương trình 30a và 135 được Ngân sách trung ương phân bổ giai đoạn 2016 - 2018 là 3.810,250 triệu đồng đã xây dựng được 17 mô hình (theo dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài chương trình 30a và chương trình 135). (Nguồn số liệu: Báo cáo giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình năm 2019) [32]. Qua thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo đã góp phần tăng thu nhập của hộ nghèo lên 20%/năm, tạo việc làm thêm cho các hộ nghèo tham gia dự án, 100% các hộ 66 tham gia mô hình được tập huấn bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ đó trang bị kiến thức sản xuất cho các hộ nghèo. Nâng cao trình độ nhận thức cho người dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Dự án đã góp phần đáng kể vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4 - 5% tại các xã có dự án; phát huy vai trò sáng kiến và nguồn lực đối ứng của chính người dân và cộng đồng trong quá trình thực hiện mô hình, chủ động vươn lên thoát nghèo và giảm nghèo bền vững. 2.3.5. Thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế cho người nghèo Từ năm 2016 đến năm 2019, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đà Bắc đã miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp cho 33.200 học sinh, với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_giam_ngheo_ben_vung_tren_dia_b.pdf
Tài liệu liên quan