Luận văn Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. KHÁI LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH

SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 18

1.1. Những vấn đề chung về Chính sách khoa học và công nghệ . 18

1.2. Vai trò của thực hiện chính sách khoa học và công nghệ. 25

1.3. Nội dung của việc thực hiện Chính sách khoa học và công nghệ tại

Việt Nam hiện nay . 27

1.4. Những yếu tố xã hội tác động đến thực hiện chính sách khoa học và

công nghệ . 28

Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ Ở TỈNH LẠNG SƠN. 32

2.1. Giới thiệu khái quát về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của

tỉnh Lạng Sơn có tác động đến việc thực hiện chính sách khoa học và công

nghệ . 32

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách khoa học và công nghệ tại tỉnh Lạng

Sơn. 35

2.3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách khoa học và công nghệ tại tỉnh

Lạng Sơn hiện nay. 48

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỈNH LẠNG SƠN . 54

3.1. Định hướng thực hiện chính sách khoa học và công nghệ giai đoạn

2020, tầm nhìn đến năm 2030. 54

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách khoa học và công

nghệ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn . 57

KẾT LUẬN . 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 68

pdf78 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng hệ thống quan điểm phát triển đất nước; khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, bảo tồn các giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam; đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ do đó cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; Tạo cơ sở cho việc hình thành một số lĩnh vực KH&CN đa ngành mới, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của khoa học cơ bản. Những vấn đề này bắt nguồn từ việc thực hiện, đưa chính sách KH&CN vào thực tiễn. 27 1.3. Nội dung của việc thực hiện Chính sách khoa học và công nghệ tại Việt Nam hiện nay Nghị quyết số 20-NQ/TW cụ thể hóa và nhất quán đường lối, chính sách phát triển KH&CN của Việt Nam như sau: Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Có năm nội dung chính như sau: – Phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ KH&CN đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển KH&CN. – Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển KH&CN hệ; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. – Đầu tư cho nhân lực KH&CN là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ KH&CN. – Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển KH&CN. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu 28 quan trọng nhất của thị trường KH&CN. Quan tâm đúng mức đến nghiên cứu cơ bản, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam. – Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức KH&CN tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án KH&CN của Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc. Từ chính sách chung của Đại hội Đảng, các tỉnh đã tiến hành triển khai chương trình hành động để hiện thực hóa Nghị quyết, đưa Nghị quyết vào thực tiễn tại cơ sở dựa trên các số liệu thực tiễn, đặc điểm, tình hình của mỗi địa phương mà có những chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước một cách hiệu quả, phát huy nội lực riêng để nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu: “phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm cho KH&CN thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ 21”[22]. 1.4. Những yếu tố xã hội tác động đến thực hiện chính sách khoa học và công nghệ Công tác tổ chức thực hiện chính sách KHCN (thực hiện chính sách) hay bất kể chính sách công nào, nếu không được chuẩn bị, tiến hành tốt, dễ dẫn đến sự thiếu tin tưởng, thậm chí bị ảnh hưởng bởi sự chống đối của nhân dân đối với chính sách khi ban hành, điều này hoàn toàn bất lợi về mặt chính 29 trị và xã hội, gây ra những khó khăn cho Nhà nước trong công tác quản lý, có rất nhiều yếu tố xã hội tác động trực tiếp hoặc gián tiếp như: Yếu tố thứ 1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương: Chiến lược phát triển KT-XH là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu cần đạt được trong một thời kỳ. Chính sách KH&CN cấp tỉnh tuân theo các quan điểm, đường lối trong chiến lược phát triển KT-XH nhằm đạt được mục tiêu chung của đất nước. Chiến lược phát triển KT-XH đề ra định hướng để từ đó xây dựng các chính sách về KH&CN một cách có trọng tâm, trọng điểm nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả phục vụ cho mục tiêu phát triển KT- XH của đất nước. Tùy theo mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, tình hình phát triển thực tế của đất nước mà Đảng và Nhà nước ta sẽ có những chiến lược phù hợp để phát triển KH&CN của đất nước. Tuy nhiên do điều kiện khách quan, mỗi địa phương sẽ phải xây dựng chiến lược cụ thể nhằm thực hiện chính sách một cách phù hợp nhất nhằm mục tiêu chung đó là phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương mình. Yếu tố thứ 2. Thể chế, chính sách về KH&CN: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Vì vậy, mọi hoạt động đều chịu sự chi phối bởi thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật của Đảng và Nhà nước. Chính sách KH&CN cũng không ngoại lệ, hoạt động về KH&CN phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Yếu tố thứ 3. Tiềm lực KH&CN: Tiềm lực KH&CN của một quốc gia, địa phương ảnh hưởng rất lớn đến chính sách KH&CN của quốc gia hay địa phương đó. Tiềm lực KH&CN được hiểu là khả năng thực tế của toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất và thông tin KH&CN, sức mạnh tiềm tàng của nguồn nhân lực KH&CN, năng lực tài chính đầu tư cho KH&CN có thể huy động để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ở các cấp, các ngành nhằm phục vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng. 30 Yếu tố thứ 4. Nguồn nhân lực: Con người vận hành và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của KH&CN, con người đề ra các chính sách, sử dụng nguồn lực để phát triển KH&CN. Do đó, chính sách về KH&CN chịu ảnh hưởng rất lớn từ nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực được đào tào chuyên môn sâu, có tầm nhìn tốt, thì hoạt động KH&CN sẽ hiệu quả, không ngừng phát triển. Yếu tố thứ 5. Vị trí địa lý: Vị trí địa lý ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đến chiến lược phát triển của từng vùng miền. Tùy theo vị trí địa lý mà chính quyền sẽ chọn những chính sách, những hướng đi phù hợp. Trên cơ sở đó, hoạt động KH&CN cũng không nằm ngoài chiến lược chung đó. Yếu tố thứ 6. Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế: Sự phát triển về KH&CN của thế giới đã tiến một bước rất xa so với KH&CN của nước ta. Vì vậy, việc hội nhập quốc tế vừa tạo cho nước ta những cơ hội lớn, được tiếp cận nhanh chóng với những thành tựu KH&CN của thế giới, đồng thời có thể đi tắt đón đầu trong quá trình phát triển KT-XH, bên cạnh đó cũng đề ra cho nước ta những thách thức lớn trong ban hành chính sách về KH&CN để phát triển mạnh mẽ hơn hoạt động KH&CN, góp phần phát triển KT-XH nhanh và bền vững. Chính vì những khác biệt về môi trường xã hội mà việc thực hiện chính sách KH&CN ở mỗi địa phương sẽ có những khác biệt đáng kể và có tác động không nhỏ đến cách thực hiện cách chính sách. Vì vậy, xem xét đến các yếu tố xã hội tại địa phương trong quá trình thực hiện chính sách KH&CN sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu và có thể vận dụng, thực hiện thành công trong đời sống. 31 Tiểu kết chương Qua chương 1 luận văn đã tổng hợp lý luận chung về chính sách, chính sách công và chính sách KH&CN trong và ngoài nước, những đặc điểm, vai trò của chính sách KHCN cũng như phân tích tất cả những yếu tố có ảnh hưởng đến thực hiện chính sách KH&CN có liên quan tới những kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương trên cả nước. Dựa trên quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước đối với chính sách KH&CN, việc thực hiện chính sách KH&CN phải được thực hiện một cách nhất quán và xuyên suốt. Những nội dung này là tiền đề cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và liên hệ với tình hình thực hiện chính sách KH&CN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong chương 2. 32 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Giới thiệu khái quát về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Lạng Sơn có tác động đến việc thực hiện chính sách khoa học và công nghệ 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, địa giới hành chính Tỉnh Lạng Sơn có vị trí địa lý kinh tế - chính trị thuận lợi và quan trọng cho việc giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa cũng là một đầu mối quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Việt nam - Trung Quốc - Một trong chương trình "hai hành lang, một vành đai kinh tế" được Chính phủ hai nước hợp tác xây dựng. Với những lợi thế đó, Lạng Sơn đã cơ bản phát huy được những thế mạnh của mình từ đó, tạo thành các đầu mối giao lưu giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước vùng Trung Á, từ đó kết nối đến các khu vực thương mại tự do khác, với những lợi thế cạnh tranh xét trên phương diện giao lưu thương mại Lạng Sơn có cơ hội để phát huy những thế mạnh của mình. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học và công nghệ, những điểm được coi là lợi thế chưa giúp Lạng Sơn tận dụng hết khả năng của mình. Những nghiên cứu khoa học cũng như những chính sách quản lý và đầu tư cho để phát triển nội lực khoa học công nghệ của tỉnh chưa được chú trọng nhiều. Chính bởi vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy khoa học công nghệ đi lên tương xứng với mục tiêu biến khoa học và công nghệ thành lực lượng sản xuất chủ đạo là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay đối với Lạng Sơn. 33 2.1.2. Đặc điểm về xã hội Tỉnh Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: 01 thành phố: Lạng Sơn; 10 huyện: Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Đình Lập; 226 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 207 xã, 05 phường và 14 thị trấn). Lạng Sơn có số dân toàn tỉnh là 768.700 người. mật độ dân số trung bình 92 người /km2. Lạng Sơn là nơi cư trú của là địa bàn cư trú của người người Tày, Nùng, Kinh, Dao và một số dân tộc ít người khác. Lực lượng lao động tỉnh Lạng Sơn trẻ, dồi dào, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở tính đến năm 2017 lên là 510,5 nghìn người, chiếm 65,58% tổng dân số; trong đó: Lao động nam chiếm 51,66%, nữ chiếm 48,34%; lao động thành thị chiếm 17,46%, nông thôn chiếm 82,54%. Bảng 2.1: Bảng số liệu thống kê của tỉnh Lạng Sơn TT Tên thành phố/ Huyện Đơn vị trực thuộc Diện tích (km²) Dân số (Điều tra dân số ngày 1/4/2009) Mật độ 10 Huyện, 01 thành phố trực thuộc tỉnh 1 Cao Lộc 02 thị trấn, 21 xã 644 73.516 114.15 2 Văn Lãng 01 thị trấn, 19 xã 561 47.500 85 3 Tràng Định 01 thị trấn, 22 xã 995 58.441 58.73 4 Lộc Bình 02 thị trấn, 27 xã 1000,95 78.324 78,4 5 Đình Lập 02 thị trấn, 10 xã 1.187 26.429 22.318 6 Văn Quan 01 thị trấn, 23 xã 550 54.068 98.305 7 Bình Gia 01 thị trấn, 19 xã 1091 52.087 47.742 8 Bắc Sơn 01 thị trấn, 19 xã 697,9 65.836 94.375 9 Chi Lăng 02 thị trấn, 19 xã 703 73.887 105 10 Hữu Lũng 01 thị trấn, 25 xã 804 112.451 140 11 Thành phố 5 phường, 03 xã 77,69 87.287 1.124 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2009) 34 2.1.3. Đặc điểm về kinh tế Trong giai đoạn năm 2012- 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,06% (mục tiêu đề ra 8%-9%), trong đó: nông lâm nghiệp tăng 3,36% (mục tiêu 3,5%-4%), công nghiệp - xây dựng tăng 14,77% (mục tiêu 9%- 10%), dịch vụ tăng 7,86% (mục tiêu 9%-10%). Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp chiếm 30,87%, công nghiệp - xây dựng 23,16%, dịch vụ 45,97%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 32,4 triệu đồng. Tính đến năm 2017, sản xuất nông, lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng cao nhất với 7.07% so với năm 2016, ngành nông nghiệp tăng 15,35%; ngành xây dựng có mức tăng trưởng khá với tốc độ tăng 13,49% . Khu vực công nghiệp tăng 10,8% cao hơn mức 9,82% so với cùng kỳ năm 2016. Các cơ sở công nghiệp tiếp tục sản xuất, kinh doanh ổn định. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tổ chức thực hiện khá toàn diện, trong đó tập trung cho 13 xã điểm phấn đấu đạt chuẩn và 5 xã đặc biệt khó khăn. Hết năm 2016 bình quân toàn Tỉnh đạt 8,5 tiêu chí/xã (tăng 1,1 tiêu chí/xã so với năm 2015), hoàn thành 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đưa tổng số xã đạt chuẩn lên 24 xã, chiếm 11,6%). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ước 3.700 triệu USD, đạt kế hoạch, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, xuất khẩu 1.950 triệu USD, đạt 116,1% kế hoạch, tăng 19,4%; nhập khẩu 1.750 triệu USD, đạt 86,6% kế hoạch, giảm 29% do một số mặt hàng nhập khẩu chủ lực, như: Ô tô tải, ô tô đầu kéo, sơ mi rơ moóc giảm mạnh, phía Trung Quốc kiểm soát và hạn chế hàng hoá xuất khẩu qua các cửa khẩu, lối mở. Hoạt động du lịch có chuyển biến tích cực, doanh thu du lịch, dịch vụ đạt 860 tỷ đồng, tăng 3%. Chương trình khởi nghiệp quốc gia, công tác phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đã có những việc làm cụ thể, tích cực 35 hơn. Toàn tỉnh hiện có 1.099 doanh nghiệp (tăng 29,1% so với năm 2015), tổng vốn đăng ký trên 2.414 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có khoảng 2.300 doanh nghiệp, giải quyết việc làm trên 40 nghìn lao động với mức thu nhập 4,5-5 triệu đồng/tháng/người, nộp ngân sách nhà nước 550 tỷ đồng. 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách khoa học và công nghệ tại tỉnh Lạng Sơn 2.2.1. Tình hình khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Các hoạt động nghiên cứu - triển khai, ứng dụng KH&CN vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như các đề tài, dự án của một số chương trình đã góp phần quyết định nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất - kinh doanh và quản lý các lĩnh vực KHCN phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng giao thông thủy lợi, ứng dụng công nghệ thông tin; chương trình khoa học xã hội và nhân văn và bảo vệ môi trường, cụ thể: * Khoa học và Công nghệ phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Đối với giống cây lương thực: Dự án "Khảo nghiệm, chọn lọc được nhiều giống nhập nội phù hợp với điều kiện sinh thái và trình độ canh tác của nông dân trong tỉnh như tổ hợp lúa lai Trung Quốc nhị ưu 838; Bắc ưu 903; Sản ưu quaee 99; LS1", "Di thực thành công các giống lúa nội địa như giống lúa thuần, Khang dân 18, Kim cương 90", "Phục tráng giống lúa Đoàn kết, giống lúa chịu hạn" đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân trên địa bàn, hiện nay các giống mới đã được đưa vào sản xuất đại trà trên 36% diện tích lúa và 99% diện tích ngô. - Đối với giống cây lâm nghiệp và giống cây ăn quả: Dự án "Sản xuất giống cây bạch đàn, cây keo, theo phương pháp nuôi cấy mô tế bào", đối với cây ăn quả chủ yếu nghiên cứu đề ra các giải pháp KH&CN, kỹ thuật thâm canh tổng hợp cải tạo, phục tráng những cây ăn quả có tính đặc sản của 36 địa phương như: Đề tài "Tuyển chọn cây lê ưu tú, xây dựng mô hình nhân giống và thâm canh lê Tràng Định", Dự án "Duy trì cây đầu dòng sản xuất giống quýt vàng Bắc Sơn sạch bệnh", mô hình dự án "Trồng đào Mẫu Sơn bằng phương pháp cấy ghép" - Đối với vật nuôi – thủy sản: Đề tài "Xây dựng mô hình cải tạo thâm canh Bò dựa vào cộng đồng tại huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn", đã góp phần cải tạo được đàn bò địa phương (Sinh hóa đàn bò) thông qua kỹ thuật phối tinh nhân tạo với vò cái sinh sản và bò vàng địa phương tạo ra đàn bò có chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao; Đề tài "Ứng dụng KH&CN vào sản xuất tinh lợn ngoại hướng nạc PIC phục vụ nhân giống trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn"; Đề tài "Sản xuất thử nghiệm giống Gà hoa Lương Phượng tại Công ty Chăn nuôi Lạng Sơn" đã tạo nguồn giống tại chỗ, tăng năng suất trong chăn nuôi lợn, gà địa phương,... - Về thủy sản: Đề tài "Nuôi khảo nghiệm tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính, cá lăng chấm", "Cá hồi Mẫu Sơn",v.v.. ở Mẫu Sơn và Hữu Lũng và một số huyện có điều kiện khí hậu, nước, tương tự, bổ sung thêm giống cá hồi, tôm, các loài cá khác vào cơ cấu giống thủy sản ở Lạng Sơn. Ngoài ra còn một số đề tài cải tiến máy nông cụ; máy đóng bầu cây lâm nghiệp, cây ăn quả ở Văn Lãng bước đầu đã đem lại hiệu quả; đề tài nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất một vụ tại huyện Hữu Lũng, đề tài nghiên cứu đánh giá điều kiện đất đai khí hậu chất lượng phục vụ phát triển và xây dựng tên gọi chỉ dẫn địa lý Hồng không hạt Bảo Lâm (thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ), đề tài xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ bơm va, bơm thủy luân cấp nước tưới và nước sinh hoạt ở Văn Quan,.v..v * Khoa học xã hội và nhân văn Nhằm cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Một số đề tài đã và 37 đang triển khai thực hiện có kết quả, nội dung sát thực tế, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ (Nghiên cứu các, giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng Lạng Sơn; nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,). Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đã có những đóng góp thiết thực cho định hướng, quy hoạch phát triển của địa phương. * Lĩnh vực y tế và giáo dục - đào tạo Các hoạt động nghiên cứu khoa học tập trung nhiều cho công tác điều trị và phòng chống dịch bệnh, góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong, tiết kiệm chi phí, nâng hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và xu hướng phát triển của một số bệnh như: tăng huyết áp, tiểu đường; Dự báo khả năng diễn biến một số bệnh mang tính xã hội cao, nghiên cứu các giải pháp phòng tránh bệnh nhằm khuyến cáo trong nhân dân, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Đối với đề tài thuộc lĩnh vực giáo dục: Chương trình giáo dục có nhiều chuyển biến rõ nét, nhờ có sự đổi mới chương trình, nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp giáo dục ở các nhà trường bước đầu được đổi mới theo tinh thần phát huy năng động, chủ động và tích cực của người học, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dậy và học. * Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác Triển khai các hoạt động điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường của tỉnh phục vụ cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường, hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường trong các khu, cụm công nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề và các khu đô thị, khu dân cư tập trung của tỉnh như: Điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm Asen và kim loại nặng trong nước mặt, nước ngầm và nước sông Kỳ Cùng trên địa bàn thành phố; 38 Nghiên cứu các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường các kho thuốc bảo vệ thực vật; Ứng dụng và sản xuất chế phẩm vi sinh EM phục vụ xử lý môi trường, vệ sinh nông thôn, 2.2.2. Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ tại tỉnh Lạng Sơn hiện nay 2.2.2.1. Thể chế, chính sách về khoa học và công nghệ của Việt Nam Trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2018, thể chế và chính sách, hệ thống pháp luật của Việt Nam về KH&CN ngày càng được hoàn thiện, các văn bản pháp quy được ban hành đồng thời, song song với chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước. Luật KH&CN 2013 ra đời là một thay đổi lớn trong quản lý hoạt động KHCN, nghiên cứu và đổi mới sang tạo. Trên cơ sở kế thừa Luật KH&CN năm 2000, Luật KH&CN năm 2013 có những bước tiến mới trong việc đổi mới cơ bản, toàn diện đối với tổ chức, hoạt động và cơ chế quản lý đối với KH&CN, hệ thống các văn bản hướng dẫn, văn bản dưới Luật được ban hành đồng bộ (35 văn bản Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bao gồm các Nghị quyết, Quyết định; 165 thông tư, thông tư liên tịch cấp Bộ) đã được ban hành nhằm cụ thể hóa Luật và đưa Luật triển khai trong cuộc sống. Luật KH&CN có những thay đổi tích cực đối với các nhóm chế định chính: Quản lý hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN; chính sách cán bộ và đầu tư, tài chính đối với KH&CN. Luật nêu rõ: Mức chi tối thiểu 2% ngân sách Nhà nước hàng năm đầu tư cho KH&CN; Khoán chi, mở rộng cơ chế quỹ; Tháo gỡ vướng mắc tài chính KH&CN; tăng cường cơ chế đặt hàng đối với nhiệm vụ KH&CN; Cụ thể hóa chính sách thu hút và sử dụng cán bộ KH&CN để từ đó hình thành đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao. Trước sự thay đổi lớn trong thể chế và chính sách, KH&CN Việt Nam sẽ từng bước thay đổi, giải phóng được sức sáng tạo KH&CN, thu hút nguồn 39 lực xã hội quan tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng KH&CN để từ đó trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. * Ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ: - Ngân sách nhà nước: Trong những năm qua, nhằm thực hiện đồng bộ chính sách KH&CN, Nhà nước đã đầu tư ngân sách cho KH&CN chiếm 1,5- 1,7% tổng chi ngân sách. Tuy nhiên, theo năm, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước dành cho KH&CN có chiều hướng giảm, cụ thể theo bảng: Bảng 2.2: Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ Năm Tổng chi cho KH&CN (tỷ đồng) Tỷ lệ chi KH&CN so với tổng chi NSNN (%) Tốc độ tăng trưởng kinh phí tổng chi NSNN (%) Tỷ lệ chi KH&CN từ NSNN so với GDP (%) 2012 13.168 1,46 14,51 0,41 2013 13.869 1,44 7,41 0,39 2014 13,666 1,36 -1,46 0,35 2015 17,390 1,52 27,25 0,41 2016 17,730 1,39 1,95 0,39 (Nguồn: Bộ KH&CN, Tổng cục Thống kê.) - Ngân sách đầu tư nghiên cứu KH và phát triển CN: Tổng chi quốc gia cho R&D là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu được đặt ra. Theo điều tra R&D năm 2016, R&D của Việt Nam chi là 18,496 tỷ đồng = 0,4% GDP quốc gia. 40 Bảng 2.3: Tổng chi ngân sách quốc gia cho nghiên cứu và phát triển (R&D) Nguồn 2013 2015 Tỷ đồng %GDP Tỷ đồng %GDP Tổng chi R&D 13.390 0,37 18.496 0,44 (Nguồn: Điều tra R&D quốc gia) - Đầu tư chi cho R&D theo thành phần kinh tế và khu vực thực hiện như sau: Bảng 2.4: Chi R&D theo khu vực thực hiện và các thành phần kinh tế (tỷ VNĐ) Thành phần Tổng số Khu vực thực hiện Tổ chức R&D Các trường học Tổ chức dịch vụ KH&CN Cơ quan HC, đơn vị SN Doanh nghiệp Nhà nước 11.469,7 4.564,4 1.015,9 613,7 268,6 5.007,1 Ngoài nhà nước 2.209,1 197,7 45,9 8,0 7,0 1.950,5 Vốn đầu tư nước ngoài toàn bộ 4.817,3 0,7 1,4 6,7 0 4.808,5 (Nguồn: Điều tra R&D quốc gia) 2.2.2.2. Cơ chế thực hiện chính sách khoa học và công nghệ của tỉnh Lạng Sơn Để thực hiện chính sách KH&CN, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các văn bản quy định chi tiết, các chương trình hành động nhằm thực hiện chính sách khoa học và công nghệ của quốc gia và tổ chức thực hiện các chương trình, quyết định đó trong thực tiễn. a. Các văn bản thực hiện chính sách khoa học và công nghệ 41 Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” (được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020), ngày 29/10/2013, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều văn bản QPPL nhằm thực hiện chính sách KH&CN trên địa bàn tỉnh và có cơ sở pháp lý cho hoạt động KH&CN tại địa phương như: Chương trình hành động số 91-CTr/TU về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Quyết định số 20/QĐ- UBND ngày 16/5/2013 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển KHCN tỉnh đến hết năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 22/01/2016 về việc ban hành Quy định nội dung và định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 05/02/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ áp dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 9/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Về điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 47/2018/QĐ- UBND ngày 22/7/2018 về việc ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. b. Công tác quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ - Bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ Thực hiện hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_khoa_hoc_va_cong_nghe_tu_thuc.pdf
Tài liệu liên quan