Luận văn Thực hiện chính sách ưu đãi cho người có công trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU . 7

1.Lý do chọn đề tài. 7

2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 9

3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. 16

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu . 18

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 18

6. Giả thuyết nghiên cứu . 19

7. Phương pháp nghiên cứu . 19

8. Kết cấu luận văn. 21

ChƯơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN . 22

1.1. Khái niệm công cụ . 22

1.1.1. Chính sách xã hội.22

1.1.2. An sinh xã hội.23

1.1.3. Người có công.24

1.1.4. Chính sách ưu đãi với người có công.28

1.1.5. Công tác xã hội và vai trò của nhân viên công tác xã hội.29

1.2. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu . 31

1.2.1. Lý thuyết hệ thống.31

1.2.2. Lý thuyết nhu cầu.33

1.2.3. Lý thuyết vai trò.

1.3. Quan điểm của Đảng - Nhà nước và chính quyền địa phương về ưu đãi cho người có công

1.4. Vài nét về quận Hoàn Kiếm.

Tiểu kết chƯơng 1.

ChƯơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VỚI NGƯỜI

CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, THANH PHố HA NộI.

pdf40 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách ưu đãi cho người có công trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng-Nhà nƣớc về công tác thƣơng binh liệt sĩ và ngƣời có công đƣợc ban hành trong các thời kỳ từ 1946-1997, nhằm giải quyết những vấn đề về thƣơng binh liệt sĩ và ngƣời có công trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đất nƣớc thống nhất và tiến hành công cuộc đổi mới. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài (2010), Chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng từ năm 1991 đến năm 2010. Tác giả trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối với thƣơng binh, liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng từ năm 1991 đến năm 2010. Phân tích việc thực hiện những chủ trƣơng, chính sách đó qua hai khung thời gian 1991-1995 và 1996-2010 gắn với những kết quả cụ thể. Đánh giá những ƣu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của ƣu điểm, hạn chế, tạo cơ sở để đúc kết một số bài học kinh nghiệm. Tác giả Đinh Thị Hằng Nga, (2015), Công tác chăm sóc sức khỏe đối với người có công và vai trò của nhân viên công tác xã hội (Nghiên cứu tại Trung tâm Nuôi dƣỡng và Điều dƣỡng Ngƣời có công ở Hà Nội). Tác giả mô tả thực trạng về cuộc sống của những ngƣời có công tại trung tâm. Thông qua đó thể hiện vai trò 14 của nhân viên công tác xã hội trong quá trình trợ giúp xã hội đối với những ngƣời có công ở tại trung tâm. Nghiên cứu của tác giả Đậu Thị Tình (2016), Đánh giá nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc người có công với cách mạng (Nghiên cứu tại xã Quỳnh Văn - Quỳnh Lưu, Nghệ An). Tác giả đã mô tả thực trạng về vai trò của cộng đồng trong việc chung tay chăm sóc cho ngƣời có công với cách mạng. Không chỉ có những sự trợ giúp, ƣu đãi xã hội từ phía Nhà nƣớc mà những nguồn lực từ cộng đồng là một trong những nguồn lực quan trọng giúp cho ngƣời có công tạo lập cuộc sống để cuộc sống của họ tốt hơn cả về đời sống tinh thần và vật chất. Những nhu cầu về vật chất, tinh thần, các mối quan hệ xã hội, sự tôn trọng của xã hội đối với họ cũng đƣợc phân tích trong nghiên cứu này. Các tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh Nghệ An; Hà Huy Sơn (2014), Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2014), An sinh xã hội với gia đình người có công với cách mạng và nạn nhân chiến tranh (nghiên cứu trường hợp tại Huyện Yên Mỹ, Hưng Yên). Các tác giả đã phân tích hiện trạng các chính sách pháp luật và thực thi pháp luật đối với ngƣời có công và ảnh hƣởng của các chính sách đến an sinh xã hội. Pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng là công cụ quan trọng trong việc quản lý xã hội trong lĩnh vực này, pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công nhằm thể chế hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngƣời có công; tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho ngƣời có công, tạo sự đồng thuận cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời có công xây dựng cuộc sống, tiếp tục khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội. Từ đó thực hiện chiến lƣợc an sinh xã hội đối với những ngƣời có công. Công tác ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng là một chính sách lớn của 15 Đảng và Nhà nƣớc ta, đó là sự đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nƣớc đối với ngƣời có công, là trách nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinh những cống hiến của họ đối với đất nƣớc. Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc. Là sự thể hiện những truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, ý thức rèn luyện, phấn đấu vƣơn lên để cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nƣớc, bảo vệ những giá trị tốt đẹp, những thành quả to lớn mà cha ông ta đã ra sức gìn giữ. Đồng thời thể hiện đƣợc trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện “đền ơn đáp nghĩa” đối với ngƣời có công với cách mạng. Các nghiên cứu đã phân tích về các chính sách đối với ngƣời có công. Hiện nay đã có khoảng trên 100 văn bản đƣợc ban hành của cơ quan hành chính Nhà nƣớc dƣới các dạng nghị định, quyết định, thông tƣ... Trong quá trình thực hiện còn thể hiện nhiều bấp cập nhƣ: Thứ nhất, đối với đối tƣợng lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa cần thiết mở rộng thêm căn cứ xác nhận, đặc biệt là đối với ngƣời còn sống. Thứ hai,đối với liệt sỹ, thƣơng binh chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về thủ tục, hồ sơ xác nhận liệt sỹ đối với trƣờng hợp bị bắt, tra tấn.Trƣờng hợp vợ liệt sĩ tái giá chỉ đƣợc hƣởng trợ cấp hàng tháng, nhƣ vậy sẽ thiệt thòi cho họ. Thứ ba, chính sách đối với ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Chƣa có hƣớng dẫn với trƣờng hợp thƣơng binh đồng thời là bệnh binh và cũng đồng thời là ngƣời mất sức lao động mà bị mắc bệnh, hoặc sinh con dị dạng, dị tật thì có đƣợc xem xét giải quyết chế độ chất độc hóa học không và giải quyết hƣởng chế độ nhƣ thế nào. Thứ tƣ, đối với ngƣời hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày: Theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP và Thông tƣ số 05/2013/TT-BLĐTBXH thì trƣờng hợp hƣởng chế độ tù đày đƣợc trả trợ cấp theo tháng kể từ ngày 01/9/2012 đối với trƣờng hợp đã hƣởng trợ cấp 1 lần (tức là truy nhận từ ngày 01/9/2012), nhƣng có trƣờng hợp vừa mới làm hồ sơ đƣợc hƣởng thì không nhận đƣợc tiền truy lĩnh. Thứ năm, việc ủy quyền về thờ cúng liệt sĩ, ký 16 giấy xác nhận về phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” có một số trƣờng hợp là anh em trong gia đình không chịu xác nhận nên việc lập hồ sơ gặp khó khăn. Thứ sáu, trong trợ cấp một lần cho đối tƣợng hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, vẫn áp dụng mức trợ cấp 120.000 đồng/năm, mức trợ này ít và chậm thay đổi kể từ năm 1995. Thứ bảy, Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng năm 2005 (sửa đổi năm 2012) chƣa phát huy đƣợc tiềm lực và sức mạnh của thế kiềng ba chân là Nhà nƣớc, cộng đồng và cá nhân, nguồn kinh phí chi trả cho ngƣời có công với cách mạng mặc dù đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, nhƣng chủ yếu vẫn là từ ngân sách Nhà nƣớc. Thứ tám, việc triển khai thực hiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng ở một số địa phƣơng còn chậm so với quy trình, điều này đã làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, lợi dụng sự thiếu hiếu biết thông tin của ngƣời có công nên cán bộ chi trả ở địa phƣơng đã giữ lại tiền chi trả trợ cấp điều dƣỡng phục hồi sức khỏe, tiền hƣơng khói liệt sĩ, làm ảnh hƣởng đến chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Các tác giả Dƣơng Thị Huyền (2015), Đảng bộ huyện Phú Bình (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014; Phạm Thị Xuân (2006), Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng từ năm 1995 đến năm 2005. Tác giả khái quát việc thực hiện chính sách thƣơng binh liệt sĩ và ngƣời có công cách mạng ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 1986- 1994; Thái Nguyên giai đoạn 2006-2014. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ cấp thành phố/huyện vận dụng quan điểm của Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách thƣơng binh liệt sĩ và ngƣời có công cách mạng ở thành phố/huyện. Nêu ý nghĩa và một số kinh nghiệm trong quá trình tổ chức và thực hiện chính sách thƣơng binh liệt sĩ và ngƣời có công cách mạng từ một Đảng bộ cơ sở. 17 Thực hiện công tác ƣu đãi, nâng cao đời sống ngƣời có công cần thực hiện đồng bộ trên các phƣơng diện. Với số lƣợng ngƣời có công với cách mạng là rất lớn, bởi vậy việc thực hiện tốt chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công, việc thực hiện chế độ ƣu đãi với con em của ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của Đảng bộ và Uỷ ban nhân dân quận, các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong quận. Do vậy, đề tài “Thực hiện chính sách ưu đãi cho người có công trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội” không phải là một vấn đề mới trong thực tiễn hoạt động cũng nhƣ trong khoa học nghiên cứu. Thế nhƣng, cái mới của vấn đề này là nghiên cứu trong một phạm vi không lớn, điều này thấy rõ hơn thực tế đời sống ngƣời có công ở địa bàn cũng nhƣ những nhu cầu cần thiết của họ đồng thời đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thụ hƣởng chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công. Thông qua luận văn này tác giả thấy chăm sóc ngƣời có công với cách mạng không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nƣớc mà đó còn là trách nhiệm của toàn thể ngƣời dân chúng ta. 3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài vận dụng kiến thức trong lĩnh vực an sinh xã hội, chính sách xã hội nhằm ứng dụng các kiến thức đã học vào nghiên cứu thực tiễn, góp phần tạo lập căn bản cho những nghiên cứu mang tính khoa học hơn. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng làm rõ lý thuyết về hệ thống, một lý thuyết nền tảng cho công tác xã hội. Việc nhìn nhận, phân tích vấn đề một cách có cấu trúc sẽ làm cho việc tiếp cận, huy động nguồn lực của công tác xã hội nói chung và ngƣời có công nói riêng đƣợc tiến hành một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Sử dụng khái niệm hệ thống trong nghiên cứu nhằm hỗ trợ nhân viên công tác xã hội duy trì 18 trọng tâm vào các tƣơng tác của nhiều hệ thống xã hội và sinh học ảnh hƣởng tới thân chủ cũng nhƣ các chức năng của họ. Đề tài đã cố gắng vận dụng và hệ thống hóa những kiến thức trong lĩnh vực an sinh xã hội, chính sách xã hội, các khái niệm công cụ, những số liệu về thực trạng thực hiện chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đồng thời, nghiên cứu cũng ứng dụng lý thuyết hệ thống và thuyết nhu cầu - lý thuyết nền tảng của công tác xã hội trong đề tài. Việc nhìn nhận, phân tích vấn đề một cách có cấu trúc sẽ làm giúp cho việc tiếp cận, huy động nguồn lực của công tác xã hội nói chung đối với ngƣời có công nói riêng của nhân viên công tác xã hội đƣợc thực hiện thuận lợi; giúp ngƣời có công và thân nhân của họ tiếp cận đƣợc hệ thống các chính sách ƣu đãi một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Ngƣời có công là những ngƣời đã hy sinh xƣơng máu hoặc cống hiến lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy toàn Đảng, toàn dân phải có trách nhiệm chăm lo đời sống cho ngƣời có công. Thông qua đề tài này, từ việc nghiên cứu tổng quan về việc thực hiện chính sách Ngƣời có công nhằm phát hiện ra những tồn tại trong việc thực hiện chi trả chế độ, trợ cấp, xét duyệt hồ sơ hƣởng chế độ cho ngƣời có công cũng nhƣ việc thực thi những chính sách ƣu đãi ngƣời có công và hiệu quả của những hệ thống chính sách này mang lại trên địa bàn quận. Nghiên cứu này hƣớng tới việc đƣa ra những đề xuất, phƣơng hƣớng để góp phần thay đổi, bổ sung để việc thực hiện chế độ, chính sách cho ngƣời có công ngày càng đƣợc thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn và những ngƣời có công cũng nhƣ thân nhân của họ sẽ đƣợc tiếp cận với những hệ thống chính sách dành cho họ một cách tối đa. Từ việc đánh giá tác động của hệ thống chính sách ƣu đãi, đề tài cũng nhằm cung cấp thêm một số thông tin về chính sách ngƣời có công với cách mạng, làm căn cứ thực tiễn xây dựng phƣơng pháp tiếp cận đa chiều có hiệu quả trong quá 19 trình thực hành công tác xã hội đối với đối tƣợng là ngƣời có công, thân nhân ngƣời có công với cách mạng. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc thực hiện các chế độ trợ cấp, chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công 4.2. Khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu bao gồm : + Ngƣời có công tại địa bàn quận; + Thân nhân, gia đình ngƣời có công; + Cán bộ làm công tác thƣơng binh - xã hội; + Lãnh đạo phụ trách công tác thƣơng binh - xã hội. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại địa bàn quận Hoàn Kiếm - Thời gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 01/2016 - 6/2016 - Giới hạn nghiên cứu về nội dung: Nghiên cứu thực trạng thực hiện các chế độ trợ cấp, chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công, từ đó đánh giá những ƣu điểm cũng nhƣ những mặt còn tồn tại trong việc thực hiện chế độ, chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu việc thực hiện các chính sách ƣu đãi, chế độ trợ cấp cho ngƣời có công để từ đó nhằm tìm ra những biện pháp phù hợp để tiếp tục quản lý và thực hiện chế độ cho ngƣời có công trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội phù hợp nhất với những yêu cầu đổi mới. 20 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu việc thực hiện chính sách với ngƣời có công. - Đánh giá việc thực hiện các chế độ, chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, phân tích những khó khăn gặp phải và từ đó chỉ ra những mặt còn tồn tại cần phải điều chỉnh. - Đƣa ra các biện pháp phù hợp để khắc phục những tồn tại trong việc thực hiện chế độ trợ cấp, ƣu đãi cho ngƣời có công trên địa bàn quận. 5.3. Câu hỏi nghiên cứu - Việc thực hiện chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? - Những khó khăn, trở ngại gặp phải và những tồn tại cần khắc phục? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Việc thực hiện các ƣu đãi về chế độ trợ cấp, phụ cấp; chăm sóc sức khỏe; giáo dục - việc làm; xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa cho ngƣời có công trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đạt những hiệu quả nhất định, trong đó đạt hiệu quả cao nhất là hoạt động xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa. - Việc thực hiện chính sách đối với ngƣời có công ở quận Hoàn Kiếm, bên cạnh những thuận lợi về nguồn kinh phí, sự quản lý của các cấp chính quyền..., vẫn còn tồn tại nhiều trở ngại từ mặt chính sách, lực lƣợng nhân sự trực tiếp làm công tác đối với ngƣời có công, từ chính bản thân và gia đình ngƣời có công và từ phía nhân viên CTXH với những khó khăn trong giao tiếp xã hội với ngƣời có công. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp phân tích tài liệu 21 + Phân tích số liệu thống kê của các báo cáo từ cơ sở cung cấp. • Báo cáo của UBND quận Hoàn Kiếm từ năm 2013 – 2015; • Báo cáo kết quả thực hiện công tác Lao động thƣơng binh xã hội của phòng Lao động – TBXH quận Hoàn Kiếm từ năm 2013 – 2015. + Phân tích một số bài viết trên các tạp chí của ngành, báo điện tử, báo cáo có liên quan + Các văn bản luật pháp của Việt Nam có liên quan 7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn sâu 11 ngƣời, trong đó có: + 01 ngƣời là Trƣởng phòng Lao động – Thƣơng binh và xã hội quận; + 01 cán bộ làm công tác Thƣơng binh – xã hội cấp quận; + 01 cán bộ làm công tác Thƣơng binh – xã hội cấp phƣờng; + 01 Phó chủ tịch UBND phƣờng phụ trách lĩnh vực VH – XH + 01 Phó Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ phƣờng – cán bộ XH + 01 thƣơng binh; + 01 bà mẹ VNAH; + 01 vợ liệt sỹ; + 01 thanh niên xung phong; + 01 cán bộ TKN. Đây là những đối tƣợng thuộc về các tiểu hệ thống đại diện cho những ngƣời đang đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi, trợ cấp của quận. 7.3. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi - Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi đƣợc xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc: Tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho ngƣời đƣợc hỏi thể hiện đƣợc quan điểm của mình với những vấn đề 22 thuộc về đối tƣợng nghiên cứu và ngƣời nghiên cứu thu nhận đƣợc các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu. - Xây dựng một bảng hỏi cần phải tính đến hai yêu cầu sau: Phải đáp ứng đƣợc mục tiêu của cuộc điều tra và phải phù hợp với trình độ, tâm lý ngƣời đƣợc hỏi. * Mẫu khảo sát - Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài đã lựa chọn 200 ngƣời để khảo sát. Bảng hỏi đƣợc chuẩn hóa, tiến hành dƣới dạng phỏng vấn và ghi nhận lại thông tin của ngƣời trả lời trên phiếu điều tra. Khảo sát đƣợc tiến hành tại 03 phƣờng: Phúc Tân, Hàng Gai, Trần Hƣng Đạo với hầu hết những ngƣời có công theo chế độ đang sinh sống tại các phƣờng này. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua bảng cơ cấu mẫu nhƣ sau: * Về địa bàn điều tra: Bảng 1.1. Mô tả cơ cấu mẫu Các đặc trƣng Số lƣợng Tỉ lệ % Theo địa bàn P. Phúc Tân 70 35.0 P. Hàng Gai 65 32.5 P. Trần Hưng Đạo 65 32.5 Theo giới tính Nam 155 77.5 Nữ 45 22.5 Theo nhóm tuổi Nhóm tuổi dƣới 60 tuổi 29 18.7 Nhóm tuổi từ 60 đến 80 117 75.5 Nhóm tuổi trên 80 54 5.8 8. Kết cấu luận văn Luận văn gồm các phần: Mở đầu, nội dung chính, kết luận, và phụ lục. Trong đó phần nội dung chính bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. 23 Chƣơng 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách với ngƣời có công trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm công cụ 1.1.1. Chính sách xã hội - Chính sách xã hội: Là các chính sách đƣợc cụ thể hóa và thể chế hóa bằng pháp luật những đƣờng lối, chủ trƣơng, những biện pháp giải quyết những vấn đề xã hội dựa trên những tƣ tƣởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất của chế độ xã hội chính trị, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm mục đích cao nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống, vật chất, văn hóa tinh thần của ngƣời dân. [6, tr.18 ] - Theo cách hiểu khác, chính sách xã hội là công cụ của Nhà nƣớc đƣợc thể chế hóa bằng các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để tác động vào các quan hệ xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội đang đặt ra, góp phần thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con ngƣời. [17, tr.21] Chính sách xã hội luôn gắn với một chế độ chính trị - xã hội nhất định,do đó, khái quát lại có thể hiểu chính sách xã hội nhƣ sau: Chính sách xã hội là sự thể chế hóa và cụ thể hóa những đƣờng lối, chủ trƣơng giải quyết các vấn đề xã hội, dựa trên những tƣ tƣởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất của chế độ xã hội chính trị, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm tác động trực tiếp 24 vào con ngƣời và điểu chỉnh các mối quan hệ lợi ích giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với xã hội, hƣớng tới mục tiêu cao nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân. Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986), Đảng ta coi chính sách xã hội là chính sách bao trùm lên mọi mặt cuộc sống của con ngƣời, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc Với cách tiếp cận nhƣ vậy có thể thấy chính sách xã hội thực chất là một hệ thống các chính sách. Mỗi chính sách xã hội có đối tƣợng, phạm vi, nội dung điều chỉnh nhất định và nhằm vào một mục tiêu nhất định. Chính sách xã hội phổ biến là loại chính sách có tác động, có ảnh hƣởng sâu rộng đến đời sống của các tầng lớp dân cƣ, đến toàn thể cộng đồng. 1.1.2. An sinh xã hội - Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): An sinh xã hội là sự cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế của Nhà nƣớc hoặc tập thể nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp. [17,tr. 3] - Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia Việt Nam thông qua kinh nghiệm thực tiễn khái niệm An sinh xã hội có thể được hiểu như sau: An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nƣớc và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt.[17,tr.16] 25 - Hệ thống an sinh xã hội phải đáp ứng đƣợc ba chức năng cơ bản là chức năng phòng ngừa rủi ro, hạn chế rủi ro và khắc phục rủi ro. Theo quan niệm này, hệ thống an sinh xã hội ở nƣớc ta gồm 04 hợp phầncơ bản: + Chính sách và chƣơng trình bảo hiểm xã hội; + Chính sách và chƣơng trình bảo hiểm y tế; + Chính sách và chƣơng trình trợ giúp đặc biệt; + Chính sách và chƣơng trình trợ giúp xã hội. 1.1.3. Người có công * Khái niệm người có công: Là ngƣời không phân biệt tôn giáo, tín ngƣỡng, dân tộc, nam nữ có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trƣớc cách mạng tháng tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, đƣợc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật. [12, tr. 5] * Phân loại người có công: Theo Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng (số 26/2005/PL-UBTVQH11), ngƣời có công với cách mạng bao gồm: - Ngƣời hoạt động Cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945: Là ngƣời đƣợc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945. Những ngƣời này đƣợc gọi là cán bộ lão thành cách mạng. -Ngƣời hoạt động cách mạng từ 01 tháng 01 năm 1945 đến trƣớc Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945: Là ngƣời đƣợc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trƣớc tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945. Những ngƣời này đƣợc gọi là cán bộ tiền khởi nghĩa. - Liệt sĩ: Là ngƣời đã hy sinh vì sự nghiệp Cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nƣớc, của nhân 26 dân đƣợc Nhà nƣớc truy tặng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong những trƣờng hợp sau đây: + Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; + Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; + Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đầy,tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trƣơng vƣợt tù, vƣợt ngục mà hy sinh; + Làm nghĩa vụ quốc tế; + Đấu tranh chống tội phạm; + Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh, dũng cảm cứu ngƣời, cứu tài sản của Nhà nƣớc và nhân dân; + Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; + Thƣơng binh hoặc ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh chết vì vết thƣơng tái phát. - Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thuộc một trong những trƣờng hợp sau đây: + Có 2 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ; + Có 2 con mà cả hai con là liệt sĩ hoặc chỉ có một con mà con đó là liệt sĩ; + Có từ 3 con trở lên là liệt sĩ; + Có 01 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ. - Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động: Là ngƣời đƣợc Nhà nƣớc tuyên dƣơng anh hùng vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc trong lao động sản xuất phục vụ kháng chiến. - Thƣơng binh, ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh: 27 + Thƣơng binh là quân nhân, công an nhân dân bị thƣơng làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, đƣợc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thƣơng binh” và “Huy hiệu thƣơng binh” thuộc một trong các trƣờng hợp sau: + Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; + Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thƣơng tích thực thể; + Làm nghĩa vụ quốc tế; + Đấu tranh chống tội phạm\ +Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốcphòng, an ninh, dũng cảm cứu ngƣời, cứu tài sản của Nhà nƣớc và nhân dân + Làm nghĩa vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; + Ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh là ngƣời không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thƣơng là suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trƣờng hợp trên đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh”; + Thƣơng binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thƣơng làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã đƣợc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trƣớc ngày 31 tháng 12 năm 1993. - Bệnh binh: Là quân nhân, công an nhân dân bị thƣơng làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình đƣợc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận Bệnh binh” thuộc một trong các trƣờ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004630_4904_2006152.pdf
Tài liệu liên quan