Luận văn Thực tiễn giải quyết ly hôn tại tòa án nhân dân quận hai bà trưng, thành phố Hà Nội theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY HÔN VÀ HẬU QUẢ

PHÁP LÝ CỦA LY HÔN7

1.1. Khái niệm ly hôn 7

1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về ly hôn 11

1.2.1. Quyền yêu cầu ly hôn là quyền tự do cá nhân của vợ,

chồng (quyền dân sự)14

1.2.2. Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

năm 200016

1.3. Hậu quả pháp lý của ly hôn 30

1.3.1. Hậu quả pháp lý của ly hôn dưới góc độ pháp luật 30

1.3.2. Ảnh hưởng của việc ly hôn đối với gia đình và xã hội 43

Chương 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI TÕA

ÁN NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG THÀNH

PHỐ HÀ NỘI NHỮNG NĂM QUA THEO

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAMNĂM 200047

2.1. Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của quận Hai

Bà Trưng thành phố Hà Nội tác động đến quan hệ hôn

nhân và gia đình nói chung và ly hôn nói riêng47

2.2. Thực trạng ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành

phố Hà Nội52

2.2.1. Nhận xét chung 52

2.2.2. Tình hình ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành

phố Hà Nội được nghiên cứu trên một số phương diện53

2.3. Một số nguyên nhân cơ bản của ly hôn trên địa bàn quận

Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội60

2.3.1. Một số nguyên nhân khách quan 60

2.3.2. Một số nguyên nhân chủ quan 68

2.4. Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án nhân dân quận

Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội88

2.4.1. Các trường hợp ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà

Trưng, thành phố Hà Nội88

2.4.2. Hậu quả pháp lý của ly hôn 96

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC LY

HÔN TẠI TÕA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HAI

BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI99

3.1. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và

gia đình năm 2000 để giải quyết các vụ việc ly hôn tại Tòa

án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội99

3.1.1. Thuận lợi 100

3.1.2. Khó khăn 102

3.2. Sự cần thiết phải hạn chế ly hôn 106

3.3. Một số giải pháp hạn chế ly hôn 108

3.3.1. Giải pháp trong lĩnh vực pháp luật 109

3.3.2. Giải pháp về mặt xã hội 111

3.3.3. Giải pháp từ mỗi cá nhân 115

3.3.4. Giải pháp kinh tế 115

KẾT LUẬN 117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

pdf13 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Thực tiễn giải quyết ly hôn tại tòa án nhân dân quận hai bà trưng, thành phố Hà Nội theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng chỉ đạo về cải cách tư pháp. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp của triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử mácxít, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực 9 10 tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp của bộ môn khoa học khác như thống kê, so sánh. 5. Những đóng góp của luận văn - Luận văn phân tích khái niệm, căn cứ ly hôn trong pháp Luật HN&GĐ Việt Nam qua các thời kỳ và có sự so sánh để đưa ra những nhận định và đánh giá về căn cứ ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn. - Đánh giá thực trạng chất lượng áp dụng Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 trong việc giải quyết các vụ việc ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong những năm qua. - Đề xuất giải pháp phù hợp thực tiễn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng áp dụng Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 của TAND quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong việc giải quyết các vụ việc ly hôn. 6. Ý nghĩa khoa học của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và phát triển lý luận phục vụ yêu cầu thực tiễn của việc không ngừng nâng cao chất lượng áp dụng Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 trong hoạt động xét xử nói chung và trong việc giải quyết các vụ việc ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng nói riêng trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tư liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy khoa học pháp lý nói chung và đào tạo chức danh tư pháp nói riêng. Nội dung của luận văn cũng có thể góp phần xây dựng kỹ năng nghề nghiệp của người Thẩm phán, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, đặc biệt là đối với các Thẩm phán dân sự tại TAND quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội trong việc giải quyết các vụ việc ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Lý luận chung về ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn. Chương 2: Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội những năm qua theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY HÔN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN 1.1. Khái niệm ly hôn Ly hôn là việc chấm dứt hôn nhân, là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng hoặc một bên vợ hoặc một bên chồng và có giá trị pháp lý khi được Tòa án có thẩm quyền công nhận. Đây có thể coi là biện pháp cuối cùng để chấm dứt tình trạng hôn nhân không thể cứu vãn được. Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 "Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng" (khoản 8 Điều 8). Theo đó, ly hôn là hành vi có ý chí và có lý trí của vợ chồng, trong quan hệ ly hôn không có chủ thể nào khác có quyền yêu cầu ly hôn ngoài hai vợ chồng. 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về ly hôn Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, hôn nhân nói chung, ly hôn nói riêng là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN) thừa nhận quan hệ hôn nhân xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, tự do và tự nguyện của đôi nam nữ, điều này được thể hiện trong việc kết hôn cũng như ly hôn. Có thể nói, quyền tự do ly hôn xuất phát từ bản chất của chế độ xã hội. Ở chế độ XHCN là chế độ duy nhất xây dựng một nền dân chủ thực sự mà trong đó quyền lợi của tất cả mọi người thuộc các tầng lớp khác nhau đều được đảm bảo. Ly hôn chính là sự giải phóng cho vợ chồng khi bản chất cuộc hôn nhân không tồn tại trên thực tế và Nhà nước cho phép họ ly hôn. Điều này không những đem lại lợi ích cho cả vợ chồng mà còn bảo vệ được lợi ích của Nhà nước và xã hội. 11 12 1.2.1. Quyền yêu cầu ly hôn là quyền tự do cá nhân của vợ, chồng (quyền dân sự) Khi nói đến tự do hôn nhân tức là nói đến hai mặt: Tự do kết hôn và tự do ly hôn nhưng thực ra kết hôn là mặt chủ yếu, còn ly hôn chỉ là mặt trái không phổ biến. Tuy vậy, ly hôn vẫn là một mặt không thể thiếu được của hôn nhân tự do, Nhà nước chủ trương hôn nhân tự do cũng như đã công nhận quyền ly hôn chính đáng của vợ chồng, việc ly hôn chỉ được pháp luật công nhân khi đáp ứng một điều kiện luật định, Điều đó không ngoài mục đích để xây dựng và củng cố gia đình hạnh phúc, trong đó vợ chồng yêu thương nhau, kính trọng nhau, giúp đỡ nhau cùng lao động sản xuất và nuôi dạy con cái. Tự do kết hôn chính là đảm bảo cho hai bên nam nữ yêu nhau có quyền xây dựng gia đình hạnh phúc trên cơ sở tình yêu chân chính. Nhưng vì nguyên nhân nào đó mà giữa vợ chồng không thể điều hòa được, nẩy sinh những mâu thuẫn trầm trọng thì ly hôn cũng là một điều không thể thiếu trong xã hội. 1.2.2. Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 1.2.2.1. Khái niệm căn cứ ly hôn Nhà nước XHCN, giải quyết ly hôn là dựa vào thực chất của quan hệ vợ chồng để từ đó đánh giá một cách khách quan thực trạng quan hệ hôn nhân. Nhà nước XHCN Việt Nam quy định căn cứ ly hôn mang tính khoa học, phản ánh thực chất mối quan hệ vợ chồng đã bị phá vỡ không thể tồn tại được nữa. Việc Tòa án giải quyết cho ly hôn chính là công nhận một thực tế trong mối quan hệ vợ chồng là không thể cải thiện được. Mặc dù có quy định khác nhau nhưng pháp luật của mỗi nhà nước trong từng thời kỳ quy định về căn cứ ly hôn đều thể hiện ý chí của Nhà nước cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng trong những điều kiện nào để Nhà nước có thể kiểm soát việc ly hôn, qua đó có thể đảm bảo lợi ích của gia đình và con cái, cũng như sự ổn định trong xã hội. 1.2.2.2. Nội dung căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định: "1. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nhưng xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn; 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn". Như vậy, theo quy định trên có hai căn cứ cho ly hôn: Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Pháp luật quy định căn cứ ly hôn hết sức khái quát. Điều đó có nghĩa là Tòa án chỉ cho phép vợ chồng ly hôn khi tình trạng vợ chồng đã trầm trọng, đời sống chung không thể tiếp tục, mục đích của hôn nhân không đạt được. 1.3. Hậu quả pháp lý của ly hôn 1.3.1. Hậu quả pháp lý của ly hôn dưới góc độ pháp luật 1.3.1.1. Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng Theo nguyên tắc chung, khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Người vợ, chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, dù vợ chồng có thỏa thuận hay không thỏa thuận được Tòa án cũng sẽ quyết định. Nghĩa là những quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh khi kết hôn, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu kính trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng, quyền đại diện cho nhau sẽ đương nhiên chấm dứt. Một số quyền nhân thân khác mà vợ chồng với tư cách là công dân thì không ảnh hưởng, không thay đổi dù vợ chồng ly hôn (như họ tên, nghề nghiệp). 1.3.1.2. Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn Trước hết, việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được, vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn: Đối với tài sản riêng của mỗi bên: Trước hết theo nguyên tắc được quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó (khoản 1 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000). Nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì sẽ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. 13 14 Đối với tài sản chung của vợ chồng: Theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Về nguyên tắc, phần của vợ, chồng trong khối tài sản chung là ngang bằng nhau, do đó khi vợ chồng ly hôn thì tài sản chung sẽ được chia đôi. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên và lợi ích khác, trong từng trường hợp cụ thể tài sản chung của vợ chồng không thể chia đôi mà còn phải tuân thủ theo các nguyên tắc khác. 1.3.1.3. Giải quyết cấp dưỡng giữa hai vợ chồng khi ly hôn Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng phát sinh từ mối quan hệ hôn nhân hợp pháp được xuất phát từ thời điểm kết hôn. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những quyền và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân của vợ chồng. Pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo đảm thực hiện quan hệ cấp dưỡng giữa vợ chồng kể cả trong trường hợp vợ chồng ly hôn. Điều 60 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "khi ly hôn, nếu bên khó khăn túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình". 1.3.1.4. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi ly hôn Luật HN&GÐ năm 2000 quy định vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Và về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Ngoài ra, để bảo vệ quyền và lợi ích của con đặc biệt là con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, pháp luật quy định sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng. 1.3.2. Ảnh hưởng của việc ly hôn đối với gia đình và xã hội 1.3.2.1. Ảnh hưởng tích cực của ly hôn Ly hôn giúp giải phóng chính bản thân vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình và đặc biệt là con cái của họ thoát khỏi cuộc sống chung của họ đầy mâu thuẫn và bế tắc. Ly hôn sẽ giúp một trong hai bên hoặc cả hai bên vợ chồng thoát khỏi sự trói buộc của chính bản thân, thoát ra khỏi mối quan hệ giả dối, hình thức mà trong đó cá nhân mỗi thành viên đang phải sống và "chịu đựng" lẫn nhau, không niềm vui, không hạnh phúc thậm chí còn bị bóp méo những tư tưởng về cuộc sống gia đình, mất dần đi những niềm tin, niềm say mê, yêu thích cuộc sống, niềm hy vọng vào một tương lai tươi đẹp đang chờ phía trước. 1.3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực của ly hôn Họ đã làm tiêu hao đáng kể công quỹ của nhà nước. Nhưng nghiêm trọng hơn là họ đã và đang gieo rắc căn bệnh tâm lý cho con cái mình đó là bệnh trầm uất, bệnh nghi kỵ, mất niềm tin vào cuộc sống lứa đôi Ly hôn không chỉ ảnh hưởng đến vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình. Với những phân tích như trên, rõ ràng ly hôn là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi khi tiếp cận phải chú ý ở nhiều phương diện mới mong có cái nhìn toàn diện hiểu được bản chất của ly hôn. Chương 2 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI TÕA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHỮNG NĂM QUA THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 2.1. Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội tác động đến quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung và ly hôn nói riêng Nhìn chung, trong giai đoạn hiện nay dưới sự tác động của nền kinh tế, văn hóa, xã hội thì các giá trị tiên tiến và hiện đại được tiếp nhận có chọn 15 16 lọc, các giá trị truyền thống mặc dù đang được phục hồi và bảo lưu thông qua sự truyền bảo của thế hệ trước cho thế hệ sau và được bổ sung những yếu tố mới cho phù hợp với xã hội nói chung và thời đại nói riêng nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều mặt trái mà xã hội cần phải quan tâm đó là vấn đề ly hôn của thanh niên quận Hai Bà Trưng có vẻ: "Đơn giản và nhẹ nhàng" hơn khi một bên hoặc cả hai bên vợ chồng đưa ra lý do ly hôn như quan điểm, lối sống khác biệt nhau, vợ chồng không tìm được tiếng nói chung hoặc một bên vợ hoặc chồng cho rằng bên kia không chung thủy, "bồ bịch" hoặc do bạo lực gia đình từ người vợ hoặc chồng Trước thực trạng trên, một yêu cầu lớn được đặt ra cho quận Hai Bà Trưng đó chính là cần có một sự quan tâm thỏa đáng bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch cũng cần phải quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, giáo dục tầng lớp trẻ sống có trách nhiệm với chính bản thân, với gia đình và xã hội. 2.2. Thực trạng ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 2.2.1. Nhận xét chung Quận Hai Bà Trưng là một quận nội thành của thành phố Hà Nội với địa bàn rộng, dân cư đông lại trong quá trình đô thị hóa nhanh, tình hình kinh tế phát triển năng động và đa dạng. Bên cạnh những thuận lợi để phát triển kinh tế, trên địa bàn quận vẫn còn tồn tại nhiều các tệ nạn xã hội, các vụ án về HN&GĐ mà TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý và giải quyết nhiều hơn so với một số đơn vị quận, huyện khác trong địa bàn thành phố Hà Nội. Trong những năm gần đây, số lượng các vụ việc về ly hôn được TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý và giải quyết tương đối lớn và ngày càng có chiều hướng gia tăng với các nguyên nhân mà các đương sự đưa ra ngày càng đa dạng hơn. Có thể thấy được điều này qua số liệu sau: Bảng 2.1: Thống kê các vụ việc về ly hôn được TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý và giải quyết từ năm 2008 đến năm 2011 Năm 2008 2009 2010 2011 Số vụ án thụ lý (vụ) 516 556 614 738 Nguồn: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Báo cáo tổng kết ngành Tòa án từ năm 2008 đến năm 2011, Hà Nội 2.2.2. Tình hình ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội được nghiên cứu trên một số phương diện 2.2.2.1. Về chủ thể 2.2.2.2. Về độ tuổi ly hôn Bảng 2.3: Thống kê độ tuổi ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng từ năm 2008 đến năm 2011 Năm Độ tuổi 2008 2009 2010 2011 18  30 tuổi 37,5 % 38,1 % 35,3 % 34,5 % 30  50 tuổi 52,9 % 50,1 % 56 % 54 % 50 tuổi trở lên 9,6 % 11,8 % 8,7 % 11,5 % Nguồn: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Báo cáo tổng kết ngành Tòa án từ năm 2008 đến năm 2011, Hà Nội 2.2.2.3. Về thành phần xã hội Trong các báo cáo thống kê số liệu của TAND quận Hai Bà Trưng cũng cho thấy trong tình hình ly hôn về thành phần xã hội, việc ly hôn diễn ra ở mọi đối tượng, thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội như: Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, hưu trí, buôn bán dịch vụ, nội trợ Qua một cuộc điều tra xã hội nhỏ và cuộc phỏng vấn tự do tại 3 phường Bạch Mai, Phạm Đình Hổ, Ngô Thì Nhậm, kết quả như sau: Bảng 2.4: Số lượng người được phỏng vấn tự do của tác giả luận văn thực hiện tại 3 phường Bạch Mai, Phạm Đình Hổ, Ngô Thì Nhậm quận Hai Bà trưng Nghề nghiệp Phường Bạch Mai Phường Phạm Đình Hổ Phường Ngô Thị Nhậm Phỏng vấn tự do Tổng số Cán bộ, viên chức 7 10 8 8 33 Công nhân 4 5 5 2 16 Buôn bán - dịch vụ 5 6 7 1 19 Nội trợ 2 2 3 1 8 Hưu trí 3 2 2 0 7 Tổng số 21 25 25 12 83 Nguồn: Tác giả luận văn. 17 18 2.3. Một số nguyên nhân cơ bản của ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 2.3.1. Một số nguyên nhân khách quan 2.3.1.1. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Quận Hai Bà Trưng làm một trong số những quận nội thành của Hà Nội có địa bàn rộng, dân cư tập trung đông đúc lại là quận đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, năng động và đa dạng. Có thể nói, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo đó là sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như nhiều vấn đề khác, đã làm việc tìm hiểu, yêu đương và kết hôn có thể thực hiện một cách dễ dàng, nhưng chính do việc không tìm hiểu kỹ thông tin về người bạn đời đã làm cho nhiều người rơi vào tình cảnh khóc dở mếu dở, tình trạng kết hôn chưa bao lâu đã ly hôn luôn diễn ra. 2.3.1.2. Tác động của cơ chế thị trường Cơ chế thị trường cũng làm thay đổi quan niệm về HN&GĐ. Họ có những suy nghĩ thoáng hơn về kết hôn cũng như ly hôn khi cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc. Do không còn tình cảm với nhau nữa nên giữa vợ hoặc chồng lại có chiều hướng đem chồng (vợ) của mình để so sánh chê bai không bằng vợ (chồng) của người khác, không biết cách làm giàu, làm ra kinh tế để nuôi sống gia đình dẫn đến những mâu thuẫn và rạn nứt trong quan hệ vợ chồng như những cuộc bất đồng về quan điểm sống, về tính cách không hợp nhau dẫn đến những va chạm như chồng đánh đập ngược đãi vợ, vợ thiếu sự quan tâm chăm sóc chồng con hoặc thiếu sự chung thủy của một hoặc hai bên vợ chồng. 2.3.1.3. Về tình yêu thực dụng Đây cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp làm tan vỡ hạnh phúc HN&GÐ Tình yêu thực dụng ở đây được hiểu là hai bên nam và nữ đến với nhau không xuất phát từ tình yêu chân chính với đúng nghĩa của nó là tình cảm thực sự của trái tim về thương yêu, tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau hướng tới một mái ấm gia đình hạnh phúc. Hai bên nam nữ nếu không xuất phát từ tình cảm trên thì tình yêu đôi lứa ở đây được hiểu không đúng nghĩa với bản chất của nó mà là hành vi có tính chất vụ lợi được núp dưới hình thức tình cảm hôn nhân để đạt được mục đích tầm thường và thấp hèn. 2.3.1.4. Về tình yêu cảm tính Tình yêu cảm tính là một nguyên nhân gián tiếp của tình trạng ly hôn. Thực tế cho thấy không chỉ có ở thanh niên quận Hai Bà Trưng nói riêng mà ngay cả thanh niên ở Hà Nội nói chung cho thấy họ đến với nhau, tìm hiểu một thời gian không nhiều chỉ một, hai tháng đã đi đến kết hôn. Điều đó xuất phát từ tình yêu hời hợt, nông cạn nhất thời của hai bên. Họ chỉ thiên về hình thức bên ngoài và yêu theo cảm tính như người đó đẹp trai, xinh gái hay có duyên, vui tính Hay một số nam thanh niên đến với tình yêu như một sự thách thức có người yêu để bằng bạn bằng bè, coi nó như một món ăn tinh thần. 2.3.1.5. Các nguyên nhân khách quan khác Ngoài những tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, ảnh hưởng của cơ chế thị trường, tình yêu thực dụng hay tình yêu cảm tính thì tình trạng ly hôn diễn ra ngày càng nhiều còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, đó có thể là do sự khác biệt về tôn giáo, nguồn gốc gia đình, về lối sống hay một số gia đình vẫn còn mang tư tưởng phong kiến, tập quán lạc hậu, mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu, hay giữa anh, chị, em chồng với chị em dâu, hay giữa những chị em dâu với nhau, thậm chí do điều kiện hoàn cảnh của chiến tranh, lịch sử để lại cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tình trạng ly hôn hiện nay trên địa bàn Quận. 2.3.2. Một số nguyên nhân chủ quan Theo báo cáo tổng kết của TAND quận Hai Bà Trưng năm 2010 -2011 thì ly hôn trên địa bàn quận tập trung trên các nguyên nhân chủ quan sau: mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập, ngược đãi; ngoại tình; bệnh tật, không có con; do nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc; mâu thuẫn kinh tế Như vậy, các hình thức biểu hiện của mâu thuẫn trong gia đình rất đa dạng, phức tạp, từ nặng đến nhẹ, từ thái độ khó chịu, im lặng, giận dỗi đến phản ứng ra mặt, sử dụng bạo lực tinh thần, lời nói mắng chửi, cãi nhau đến bạo lực thân thể, đánh đập nhau. Các hình thức này biểu hiện cũng tùy thuộc vào trình độ học vấn, tầng lớp xã hội, môi trường sinh sống của những người có liên quan. 19 20 2.3.2.1. Bạo lực gia đình Vấn đề bạo lực gia đình cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao về một trong những nguyên nhân dẫn đến ly hôn ở quận Hai Bà Trưng. Qua số liệu tổng kết năm 2010 và năm 2011 cho thấy nguyên nhân dẫn đến ly hôn về lý do bị đánh đập, ngược đãi của năm 2010 là 42 vụ, còn năm 2011 là 54 vụ án. Bạo lực gia đình ở đây được đề cập đến có thể là bạo lực về vật chất hay bạo lực về tinh thần. Trên thực tế thì bạo lực tinh thần được biểu hiện ở những hành vi như thóa mạ, sỉ nhục hay bỏ rơi nạn nhân, không một chút quan tâm đoái hoài đến họ, cấm đoán cách ly không cho gặp con cái Bạo lực được hiểu có thể là bạo lực giữa người chồng đối với người vợ hoặc có khi là ngược lại là hành vi bạo lực của người vợ đối với người chồng. 2.3.2.2. Ngoại tình Bên cạnh nạn bạo lực trong gia đình, ngoại tình cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến ly hôn. Nguyên nhân ngoại tình dẫn đến tình trạng ly hôn chiếm tỷ lệ tương đối cao, nếu như năm 2010 theo báo cáo thống kê số liệu của TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý là 80 vụ án thì đến năm 2011 số vụ án ly hôn với nguyên nhân ngoại tình đã gia tăng lên đến 92 vụ trên tổng số 738 vụ án ly hôn mà TAND quận Hai Bà Trưng đã thụ lý và giải quyết. 2.3.2.3. Nguyên nhân kinh tế Hiện nay tình trạng ly hôn xuất phát từ nguyên nhân kinh tế ngày càng có xu hướng gia tăng và trong tương lai không xa nó sẽ chiếm tỷ lệ cao trong năm 2011, TAND quận Hai Bà Trưng đã thụ lý 43 vụ ly hôn có mâu thuẫn liên quan đến kinh tế. Kinh tế tăng trưởng, thu nhập cao làm cải thiện cuộc sống gia đình nhưng đồng thời trong nhiều gia đình chính yếu tố kinh tế lại là nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn gia đình hay nói cách khác đó là "sự va chạm đồng tiền và cách làm ăn". 2.3.2.4. Một bên tham gia các tệ nạn xã hội Tệ nạn xã hội là hiện tượng bao gồm những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, có nhiều loại tệ nạn nhưng rượu chè, cờ bạc, nghiện hút là các tệ nạn xã hội mà phần lớn các gia đình có chồng hoặc vợ rơi vào tình trạng này đều phải tiếp nhận sự bất ổn về nhiều mặt trong gia đình "rượu vào thì lời ra", các hành vi, quan hệ ứng xử nói chung của kẻ nghiện rượu dễ trở lên mất thăng bằng thiếu tế nhị và nặng nề thô bạo. Theo Báo cáo tổng kết năm 2010 của TAND quận Hai Bà Trưng số vụ án ly hôn thụ lý về nguyên nhân do cờ bạc, rượu chè, nghiện hút là 41 vụ và năm 2011 là 66 vụ án. Có thể nói, tệ nạn xã hội không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đạo đức con người, ảnh hưởng đến trật tự xã hội mà nó còn làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. 2.3.2.5. Xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự Trong những nguyên nhân thuộc nhóm nguyên nhân xuất phát từ bản thân người vợ, chồng thì việc bị xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn. Trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị xứ lý trách nhiệm hình sự thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của gia đình bởi khi bị xử lý hình sự thì những người thân của họ cũng phải gánh chịu con mắt không thiện cảm của mọi người xung quanh, muốn rũ bỏ cái tiếng là gia đình có người bị pháp luật trừng trị, không muốn con cái mình chịu tiếng là có cha (mẹ) là người bị tù Tất cả những lý do đó khiến họ nhanh chóng đi đến kết cục ly hôn, nhanh chóng quên đi tình nghĩa vợ chồng chỉ vì tính ích kỷ, vị kỷ của cá nhân. 2.3.2.6. Bệnh tật, không có con Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, thì việc một bên bị bệnh, không có con hoặc do hai vợ chồng không có khả năng có con cũng là một trong những lý do được đương sự trình bày để xin ly hôn. Trong xã hội hiện đại ngày nay thì tình trạng vô sinh của phụ nữ và đàn ông ngày càng gia tăng điều đó dẫn đến tình cảm vợ chồng bị rạn nứt. Điều đó cho thấy hạnh phúc của các gia đình sẽ được gắn chặt nhiều hơn đó chính là đứa trẻ, là sợi dây gắn kết tình cảm vợ chồng, duy trì hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có rất nhiều cặp vợ chồng vì lý do sức khỏe của bên một bên, họ mắc phải một số bệnh nan y hay bệnh tâm thần thì bên kia cũng vẫn làm đơn xin ly hôn để sớm ổn định cuộc sống mới vì họ cho rằng mục đích cuộc hôn nhân giữa hai bên không đạt được. 21 22 2.3.2.7. Các nguyên nhân chủ quan khác Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, qua tìm hiểu các lý do ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng Hà Nội cho thấy các nguyên nhân dẫn đến ly hôn rất đa dạng, bên cạnh các nguyên nhân kể trên thì việc tình trạng ly hôn còn xuất phát từ nhiều nguyên khác như: Sự ích kỷ cá nhân của vợ hoặc chồng trong cuộc sống chung dẫn đến sự xói mòn và tan vỡ hạnh phúc gia đình dẫn đến ly hôn; tính tình không phù hợp hay là khả năng kém thích ứng giữa vợ và chồng bất đồng trong việc nuôi dạy con cái; thời gian tìm hiểu nhau quá ngắn hay vốn kiến thức hiểu biết trong cuộc sống gia đình của vợ chồng có sự khác biệt chênh lệch nhau... 2.4. Thực tiễn áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 2.4.1. Các trường hợp ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 2.4.1.1. Áp dụng căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 TAND quận Hai Bà Trưng khi giải quyết các vụ việc ly hôn đều áp dụng Luật HN&GĐ năm 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflds_nguyen_thanh_tu_thuc_tien_giai_quyet_ly_hon_tai_toa_an_nhan_dan_quan_hai_ba_trung_thanh_pho_ha_n.pdf
Tài liệu liên quan