Luận văn Thực trạng công tác quản lý tài chính ngắn hạn tại công ty kết cấu thép cơ khí xây dựng

Trong vòng 30 năm của giai đoạn một, từ 1960 đến 1990, công ty chỉ thi công được 43 công trình ở 13 tỉnh thành phố còn trong vòng hơn 10 năm của giai đoạn hai công ty đã thi công được 149 công trình ở 28 tỉnh thành phố. Đó là do công ty đã chú trọng đổi mới công nghệ, đầu tư thêm máy móc trang thiết bị từ sản xuất đến thi công, chú trọng mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho phù hợp với sự chuyển đổi cơ chế giữa hai thời kỳ.

Vùng đông bắc vẫn chiếm hơn 81% (81.21%) những đã mở rộng ra 15 tỉnh hơn trước 6 tỉnh lân cận. Đây là những khu công nghiệp mới như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn đang được đầu tư xây dựng, điều này thể hiện sự nhạy bén của công ty trong việc tìm kiếm những thị trường phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình. Ngoài ra công ty vẫn giữ được thị trường ở các tỉnh miền núi Tây Bắc và cũng đã phát triển đến các tỉnh khác tuy nhiên hướng đi này có vẻ không hiệu quả bởi miền núi này có tốc độ công nghiệp hoá chậm mà cơ sở vật chất lại kém phát triển.

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3086 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác quản lý tài chính ngắn hạn tại công ty kết cấu thép cơ khí xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu vào cho quá trình sản xuất, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, quản lý nguyên vật liệu lưu trữ, sản phẩm…và quản lý thi công của các đơn vị thành viên. Phòng tổ chức lao động: Nắm bắt tình hình nhân sự tại công ty cũng như các đơn vị thành viên, tổ chức đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp lại nhân sự , bố trí và nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên công ty và các đơn vị thành viên. Kế hoạch tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Quản lý hoạt động kinh doanh của công ty trong và ngoài nước. Phòng kinh doanh đảm nhiệm từ khâu tìm kiếm nguồn hàng, tổ chức mua bán vật tư và thiết bị đến giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu và tiêu thu hàng hóa. Giao dịch với khách hàng trong mua bán nguyên vật liệu, thi công lắp đặt và trực tiếp tìm và nhận các công trình. Phòng kế toán tài chính: Quản lý tài chính, hoạch toán kế toán cho công ty và các đơn vị thành viên hoạch toán phụ thuộc. Cung cấp các Báo cáo tài chính và phân tích tài chính của công ty giúp Giám đốc ra quyết định. Quản lý nguồn vốn, tài sản, phản ánh đầy đủ kịp thời tình hình nguồn vốn phục vụ việc tìm kiếm thị trường và thực hiện các dự án của công ty do đó phòng này có mối quan hệ với rất nhiều phòng ban khác vì phòng này trực tiếp trả lương, thu chi ngân quỹ của công ty. Phòng kỹ thuật cơ điện: Có nhiệm vụ quản lý về kỹ thuật nói chung và đặc biệt là kỹ thuật cơ điện nên phòng này có nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo việc thi công các công trình đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra phòng còn có chức năng thực hiện công tác cải tiến vệ sinh công nghiệp và kỹ thuật an toàn lao động. Văn phòng công ty: Giúp Giám đốc trong quản lý hoạt động hàng ngày của công ty như tiếp khách, lập kế hoạch công tác, tổ chức công tác khen thưởng, hội họp, liên quan đến lĩnh vực hành chính. Văn phòng công ty còn giúp Giám đốc trong việc phổ biến các văn bản cũng như quyết định của Giám đốc đến các đơn vị thành viên cũng như từng lao động trong công ty. 3) Sản phẩm và thị trường của công ty. 3.1 Sản phẩm. Sản phẩm chủ yếu của công ty là những nhà kết cấu thép, xây lắp nhà xưởng và những thiết bị liên quan như điện, nước, cửa, máy móc…Đây là một lĩnh vực kinh doanh rất phù hợp trong điều kiện tốc độ công nghiệp hoá hiện nay ở nước ta và có thể nói mức độ hoạt động của công ty liên quan đến sự vận động lên xuống của tốc độ công nghiệp hoá hiện nay . Cụ thể lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của công ty bao gồm: *)Sản xuất các loại khung nhà thép, kết cấu các loại nhà công nghiệp và dân dụng với kích thước theo yêu cầu. Sản xuất các loại bông chứa, bao che và trang trí công trình như của sổ, của thông gió, máng nước… *) Thi công, xây lắp các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng như: đào đắp đất mặt bằng, mương, đê; thi côngvà gia cố nền móng công trình; đổ bê tông tại trỗ, đúc sẵn phục vụ xây dựng các khu nhà cao tầng và nhà máy công nghiệp; lắp đặt các thiết bị và hệ thống công nghiệp như máy móc, điện, nước, điện lạnh…; thi công các công trình đường dây và trạm biến áp đến 35kv… *)Thiết kế, tư vấn xây dựng và lập dự toán các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, kiểm tra, thí nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật của các công trình… *)Kinh doanh kim khí, vật tư tổng hợp và vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng các công trình. Các công trình công ty tham gia sản xuất, thi công, lắp đặt hay thiết kế được chia làm 3 loại chính là: công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình điện thể hiện những sản phẩm chủ yếu của công ty như đã trình bày ở trên. Cụ thể các công trình công ty đã tham gia thi công từ khi thành lập đến năm 2003 được thể hiện trong bảng sau: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1) Công trình công nghiệp -Số công trình đã thi công 23 31 20 -Tổng giá trị thi công 79.502.523.000đ 63.614.131.000đ 111.438.157.000đ 2) Công trình dân dụng -Số công trình 9 6 -Tổng giá trị hợp đồng 19.510.023.000đ 18.991.305.000đ 3) Công trình điện -Số công trình 7 7 -Tổng giá trị hợp đồng 3.981.371.000đ 5.928.635.000đ Số liệu trong bảng trên được tổng hợp theo thời điểm bắt đầu hợp đồng, và tổng hợp đến nửa đầu năm 2003 do đó chưa tổng hợp được số liệu về các công trình dân dụng và công trình điện. Các công trình dân dụng và điện thường có thời gian kéo dài, một số công trình từ năm 2002 đến tận 2003 mới hoàn thành đều được tính cho năm 2002. Ví dụ công trình hệ thống cấp nước sạch cho bệnh viện A Thái Nguyên có giá trị hợp đồng là 2.695.838.000đ từ tháng 12/2002 nhưng đến tháng 7/2003 mới hoàn thành. Số liệu năm 2001 là tổng hợp của số liệu từ 8/2000 (thời điểm thành lập) đến cuối năm 2001. Nếu chia trung bình tổng giá trị hợp đồng cho số lượng hợp đồng có thể thấy sản phẩm của công ty có giá trị lớn và giá trị hợp đồng tăng dần qua các năm. Trong đó một số công trình có giá trị lớn như công trình xây dựng nhà máy cán thép 30 vạn tấn/năm của công ty gang thép Thái Nguyên có giá trị là 25.286.859.000đ thực hiện năm 2003, hợp đồng cải tạo và mở rộng khu gang thép Thái Nguyên có giá trị 21.400.240.000đ năm 2001… Các công trình công ty đã làm được chủ đầu tư đánh giá là phù hợp với yêu cầu sử dụng, đảm bảo tiện nghi và hình thức kiến trúc đẹp, theo kịp trình độ kiến trúc hiện đại tiến tiến. Còn đối với hoạt động kinh doanh thì công ty luôn cung cấp hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng một cách đầy đủ, nhanh chóng và với giá cả hợp lý. Công ty có khả năng tự sản xuất nguyên liệu cho quá trình thi công lắp đặt như sản xuất khung nhà thép cho thi công các công trình công nghiệp… và tự thiết kế các công trình mà công ty đảm nhiệm. Có thể nói đây là một quy trình khép kín từ thiết kế đến sản xuất và thi công xây lắp. Điều này giúp giảm đáng kể những chi phí trung gian nếu công ty phải mua ngoài hoặc thuê ngoài, tạo ra lợi thế kinh doanh cho công ty đồng thời giảm thời gian dự trữ lưu kho, nguyên liệu được sản xuất hay mua về theo nhu cầu thi công lắp đặt đã định trước. Thị trường Tuy công ty mới ra đời nhưng nếu kể đến quá trình hoạt động động của các đơn vị thành viên trước khi công ty được thành lập thì công ty đã có một thị trường truyền thống ốn định và liên tục mở rộng thêm những thị trường mới. Thị trường truyền thống của công ty thể hiện ở hoạt động của các đơn vị thành viên trước khi công ty ra đời- từ năm 1960. Thị trường truyền thống của công ty là Thái Nguyên, Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đó là do các đơn vị thành viên của công ty được đặt tại Thái Nguyên và Hà Nội nên sản phẩm của công ty có một trỗ đứng vững vàng ở hai thị trường này. Công ty đã nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới ở các tỉnh có tốc độ công nghiệp hoá nhanh ở phía bắc, mở rộng thị trường vào miền trung và miền nam…Để thấy rõ về thị trường của công ty ta có hai bảng tổng hợp sau: Bảng 1: Các công trình của công ty từ năm 1960 đến 1990 Tỉnh/thành phố Số CT Tỷ lệ % Nhận xét Thái Nguyên 14 32,56 Khu vực trung du miền núi phía bắc này chiếm đến 81,39% thị trường của công ty. Đây là thị trường truyền thống của công ty nhưng khu vực này cũng báo hiệu một thị trường tiềm năng cho sản phẩm của công ty vì nó có tốc độ CNH nhanh. Hà Nội 11 25,58 Hà Tây 4 9,3 Hải Hưng 2 4,65 Hải Phòng 2 4,65 Quảng Ninh 2 4,65 Hà Tuyên Cao Bằng Sơn La 4 9,3 Khu vực miền núi Tây Bắc này chỉ chiếm 9,3% thị trường của công ty do điều kiện đường xá đi lại khó khăn và việc xây dựng các nhà máy công nghiệp chưa được chú trọng Hà Tĩnh Thanh Hoá 2 4,65 Cũng do điều kiện địa lý nên khu vực miền trung này cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thị trường của công ty- 4,65% TP HCM 1 2,32 Lào 1 2,32 Đây là công trình ở Sầm-Nưa và là công trình đầu tiên của công ty ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bảng 2: Các công trình của công ty từ năm 1990 đến nay Tỉnh/thành phố Số CT Tỷ lệ% Tỉnh/thành phố Số CT Tỷ lệ% Hà Nội 37 24,8 Bắc Cạn 2 1,34 Thái Nguyên 15 10,9 Hà Giang 4 2,68 Vĩnh Phúc, Phú Thọ 10 6,71 Yên Bái 3 2,01 Hải Phòng 9 6,04 Lào Cai 1 0,67 Hưng Yên 8 5,37 Thanh Hoá 6 4,03 Lạng Sơn 8 5,37 Huế 1 0,67 Hà Tây 7 4,7 Đà Nẵng 4 2,68 Hải Dương 6 4,03 Bình Định 1 0,67 Bắc Ninh 6 4,03 Phú Yên 1 0,67 Nam Định 4 2,68 Biên Hoà 1 0,67 Ninh Bình 2 1,34 TP HCM 2 1,34 Thái Bình 2 1,34 Cần Thơ 1 0,67 Bắc Giang 2 1,34 An Giang 1 0,67 Cao Bằng 2 1,34 Long An 1 0,67 Tổng cộng 28 149 100 Trong vòng 30 năm của giai đoạn một, từ 1960 đến 1990, công ty chỉ thi công được 43 công trình ở 13 tỉnh thành phố còn trong vòng hơn 10 năm của giai đoạn hai công ty đã thi công được 149 công trình ở 28 tỉnh thành phố. Đó là do công ty đã chú trọng đổi mới công nghệ, đầu tư thêm máy móc trang thiết bị từ sản xuất đến thi công, chú trọng mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho phù hợp với sự chuyển đổi cơ chế giữa hai thời kỳ. Vùng đông bắc vẫn chiếm hơn 81% (81.21%) những đã mở rộng ra 15 tỉnh hơn trước 6 tỉnh lân cận. Đây là những khu công nghiệp mới như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn…đang được đầu tư xây dựng, điều này thể hiện sự nhạy bén của công ty trong việc tìm kiếm những thị trường phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình. Ngoài ra công ty vẫn giữ được thị trường ở các tỉnh miền núi Tây Bắc và cũng đã phát triển đến các tỉnh khác tuy nhiên hướng đi này có vẻ không hiệu quả bởi miền núi này có tốc độ công nghiệp hoá chậm mà cơ sở vật chất lại kém phát triển. Đặc biệt công ty đã thành công trong việc mở rộng thị trường vào miền trung bằng việc mở một chi nhánh ở Thành phố Đà Nẵng đã làm cho số công trình mà công ty thi công tăng lên 13 công trình, tăng so với trước rất nhiều (2công trình) và chiếm 8,72% thị trường của công ty, đây là thị trường lớn thứ 2 của công ty sau các tỉnh phía bắc. Cũng bằng việc mở một chi nhánh ở Bình Dương năm 2002 công ty đã mở rộng thị trường ra các tỉnh phía nam như: Biên Hoà, Cần Thơ, An Giang… và TP Hồ Chí Minh. Đây là những khu công nghiệp mới ở phía nam, nhất là Biên Hoà và Tp HCM, là những thị trường mới có tốc độ công nghiệp hoá và xây dựng nhanh trong tương lai. Tóm lại, sản phẩm của công ty là phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay và có nhiều điều kiện để phát triển trong tương lai. Công ty lại rất có lợi thế là các đơn vị thành viên của công ty đảm nhiệm trọn gói các quy trình từ thiết kế đến sản xuất và thi công lắp đặt. Công ty có một thị trường truyền thống và thường xuyên ở các tỉnh phía bắc, tạo trỗ đứng cho công ty trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, đó không những là thị trường ổn định mà các công trình còn có giá trị lớn mang lại nhiều nguồn thu cho công ty. Ngoài ra, công ty cũng không ngừng tìm kiếm các thị trường tiềm năng ở các tỉnh miền trung và miền nam, việc xây dựng một thị trường tiềm năng tạo sự năng động trong kinh doanh của công ty và thể hiện sự tự chủ trong hoạt động. 4) Tình hình tài chính của công ty Nguồn thông tin quan trọng nhất để đánh giá tình hình tài chính của một công ty là các báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính của công ty được lập cho 3 năm 2001, 2002, 2003 trong đó có tính đến tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản và tỷ lệ tăng trưởng của các khoảm mục năm sau so với năm trước. Bảng 3 là tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm có lược bớt một số phần không cần thiết. Bảng 4 là bản báo cáo kết quả kinh doanh đầy đủ của công ty trong năm 2003. Còn bảng 5 là bản cân đối kế toán ngắn gọn ngày 31/12 các năm 2001, 2002, 2003 của công ty. (Đơn vị tiền tệ trong các bảng đều là VND) Bảng 3: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Tỷ lệ tăng trưởng Năm 2003 Tỷ lệ tăng trưởng 1) DT thuần 240,450,000,000 247,299,000,000 2.85 356,346,400,353 44.12 2) Tổng CP 240,324,000,000 246,251,000,000 2.47 354,620,206,641 44.02 4) TNTT 126,000,000 1,048,000,000 731.75 1,726,193,712 61.96 5) Thuế TNDN 0 83,000,000 552,381,988 565.52 6) LNST 126,000,000 965,000,000 665.87 1,173,811,724 21.64 Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2003 CHỈ TIÊU MÃ SỐ TỔNG CỘNG 1) Tổng doanh thu 01 356,403,224,637 2) Các khoản giảm trừ (04+05+06+07) 03 56,824,284 Chiết khấu 04 0 Giảm giá 05 56,824,284 Hàng bán bị trả lại 06 0 Thuế TTĐB và XNK phải nộp 07 0 3) Doanh thu thuần (01-03) 10 356,346,400,353 4) Giá vốn hàng bán 11 337,489,645,685 5) Lợi nhuận gộp (10-11) 20 18,856,754,668 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 21 1,852,002,498 Chi phí từ hoạt động tài chính 22 4,421,627,584 Lãi vay phải trả 23 4,339,550,951 6) Chi phí bán hàng 24 4,224,471,282 7) Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10,358,704,149 8) LN thuần từ HĐKD (20+(21-22)-(24-25)) 30 1,703,954,151 Thu nhập khác 31 28,816,692 Chi phí khác 32 6,577,131 9) Lợi nhuận bất thường ( 31+32) 40 22,239,561 10) Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40+50) 50 1,726,193,712 11) Thuế thu nhập doanh nghiệp (32%) 51 552,381,988 12) Lợi nhuận sau thuế (50-51) 60 1,173,811,724 Bảng 5: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm 2001, 2002, 2003 Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy công ty đã hoạt động có lãi 3 năm liên tục, từ năm 2001 đến năm 2003. Và có thể nói tình hình tài chính của công ty là lành mạnh vì bảng cân đối kế toán là khá cân bằng trong các nguồn ngắn hạn cũng như dài hạn. Ngoài ra, công ty cũng đã đạt được sự tiến bộ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thể hiện qua sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế nhất là năm 2002 so với năm 2001 tăng lên 6,6 lần . Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty cho thấy: Thứ nhất, tỷ lệ nợ/VCSH (cơ cấu vốn) là không hợp lý. Công ty đã duy trì một tỷ lệ nợ (bao gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn) quá cao Năm Nợ/VCSH (%) Tỷ lệ tăng trưởng 2001 585% 2002 840% 43,48% 2003 648% -23,83% Tỷ lệ nợ cao như vậy phản ánh sự rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty. Thường thì một tỷ lệ tương ứng giữa nợ và vốn chủ sở hữu sẽ đảm bảo cho các khoản nợ của một doanh nghiệp nhưng đối với công ty vốn chủ sở hữu không đủ để đảm bảo cho các khoản nợ vì những khoản nợ này lớn gấp 6 lần vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, đây lại là tình trạng chung của các DNNN hiện nay, các doanh nghiệp này sử dụng từ 80-90% nợ trong tổng nguồn vốn do đó tỷ lệ nợ/VCHS cũng từ 400-500%. Công ty lại là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, các công trình chỉ được quyết toán khi đã hoàn thành. Do đó để có vốn đầu tư ban đầu cho các công trình thì không có cách nào khác ngoài việc đi vay vì như phần trên đã trình bầy có những công trình mà giá trị của nó lớn hơn hoặc gần bằng vốn chủ sở hữu của công ty nên nhà nước không thể tài trợ hết được. Tại sao công ty có một tỷ lệ nợ cao như vậy mà vẫn tiếp tục được vay vốn để sản xuất kinh doanh? Bởi các DNNN luôn được vay vốn với điều kiện tín dụng không quá khắt khe và cái mác doanh nghiệp nhà nước là một sự đảm bảo cho các doanh nghiệp này về khả năng trả nợ. Vì hoặc nhà nước sẽ tài trợ để trả nợ hoặc được xoá nợ hợp pháp trên tài khoản tại các ngân hàng thương mại. Điều này khiến cho các doanh nghiệp nhà nước không chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ và sẵn sàng duy trì một tỷ lệ nợ cao như vậy. Tỷ lệ nợ này ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn của công ty bởi việc sử dụng nợ nhiều làm tăng chi phí trả nợ và lợi nhuận làm ra có khi không thanh toán được cho các khoản nợ này. Thứ hai, ROE của công ty qua 3 năm là: Năm ROE Tỷ lệ tăng trưởng 2001 0.46% 2002 4.74% 936.4% 2003 5.30% 11.8% ROE đo lường tính hiệu quả của mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, hay là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình. Đối với công ty thì 100 đồng vốn bỏ ra lợi nhuận thu được chỉ chiếm 5,3 đồng, đó là một con số khá khiêm tốn đối với một doanh nghiệp lớn như công ty. Nhưng một điều đáng mừng là ROE của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng dần qua các năm thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến việc nâng cao doanh lợi vốn chủ sở hữu. ROE của công ty thấp là do lợi nhuận sau thuế của công ty còn thấp, năm 2001 công ty chỉ thu được 126 triệu , đến năn 2002 mặc dù lợi nhuận đã tăng hơn 600% nhưng cũng chưa đến 1 tỷ, năm 2003 thì lợi nhuận của công ty mới đạt trên 1 tỷ. Điều này thì thực tế một vài công ty tư nhân có vốn <20 tỷ có thể là tốt hơn mặc dù họ không có nhiều ưu đãi như DNNN. Ngoài ra, tỷ trọng các khoản đầu tư dài hạn và nguồn dài hạn trong tổng nguồn là rất nhỏ, dưới 20% có khi còn chưa đến 10%. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất là chủ yếu thì việc tài sản và nguồn ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn phản ánh khả năng quay vòng vốn nhanh của doanh nghiệp và sự năng động trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác nó lại thể hiện một sự mất cân đối và an toàn trong công ty bởi lĩnh vực sản xuất của công ty có thời gian dài, các công trình kéo dài trên một năm là rất nhiều, mà nguồn dài hạn lại nhỏ đễ dẫn đến việc sử dụng nguồn ngắn hạn để tài trợ dài hạn hoặc sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh toán một phần nợ dài hạn. Tóm lại, tình hình tài chính của công ty có cả những mặt được và chưa được. Các mặt đã đạt được khẳng định sự hiệu quả trong hoạt động của công ty. Các hạn chế nêu trên đều không quá nghiêm trọng đối với hoạt động của công ty và thực tế thì công ty vẫn đang hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực của mình. Đánh giá tình hình tài chính của công ty để là cơ sở cho việc xem xét hoạt động tài chính ngắn hạn bởi khi nhìn vào tình hình tài chính này dễ dàng ngận thấy hoạt động tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tài chính của công ty và nó đang chứa đựng hầu hết những vấn còn tồn tại của công ty. II) THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY KẾT CẤU THÉP CƠ KHÍ XÂY DỰNG. 1) Vốn lưu động ròng Đây là chỉ tiêu đầu tiên khi xem xét hoạt động tài chính ngắn hạn vì nó dễ cho một cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động tài chính ngắn hạn, NWC có cân bằng thì động tài chính ngắn hạn của công ty mới hiệu quả. NWC của công ty thể hiện qua bảng sau: Năm NWC Tỷ lệ tăng trưởng 2001 12.385.966.523 2002 10.310.517.191 -16,76% 2003 4.511.918.246 -56,24% Trước hết, NWC của công ty >0 phản ánh TSLĐ > nợ ngắn hạn và lớn hơn 4,5 tỷ đồng do đó TSLĐ của công ty có thể thanh toán được cho nợ ngắn hạn. Các năm trước công ty cũng có NWC >0 đó là do công ty có khoản phải thu và tồn kho lớn làm cho TSLĐ lớn. Từ chỉ tiêu vốn lưu động ròng >0 này có thể nói tình hình tài chính của công ty là lành mạnh bởi công ty đã duy trì được khả năng đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn bằng TSLĐ trong 3 năm liên tục. Công ty cũng đã nhận ra NWC lớn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi và làm giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ nên đã điều chỉnh NWC theo hướng giảm dần qua các năm và tiến đến tiêu chuẩn hiệu quả là bằng 0. Sự giảm dần của vốn lưu động ròng kéo theo sự tăng dần trong lợi nhuận sau thuế phản ánh hoạt động tài chính ngắn hạn của công ty đã có hiệu quả . Hơn nữa, tình trạng chung của các DNNN là TSLĐ không đủ để trang trải nợ ngắn hạn hay TSLĐ được tài trợ một phần bằng nợ dài hạn nhưng công ty đã đạt được hiệu quả trong việc duy trì tình trạng an toàn cho vốn lưu động ròng của mình. Đó là một kết quả đáng mừng và có sức ảnh hưởng tốt đến khả năng thanh toán và chi trả của công ty. Tuy nhiên, vốn lưu động ròng cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi vì TSLĐ hầu như không sinh lãi, NWC của công ty cao là do các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong TSLĐ nhưng lại giảm ít hơn so với tỷ lệ giảm của TSLĐ và tỷ lệ giảm của nợ ngắn hạn nhỏ hơn tỷ lệ giảm trong TSLĐ nên tỷ lệ tăng trưởng vốn lưu động ròng có giảm thì giá trị vốn lưu động ròng vẫn còn cao. 2) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính ngắn hạn Các chỉ tiêu của công ty được tính toán một cách tổng hợp chứ không chia thành các chỉ tiêu về TSLĐ và nợ ngắn hạn một cách riêng rẽ như phần I. Các trình bày này để tiện cho việc đánh giá đồng bộ tình hình tài chính ngắn hạn của công ty. Qua thu thập số liệu về công ty kết cấu thép cơ khí xây dựng ta có bảng tính toán các chỉ tiêu và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó như sau: Trong đó: * Tổng số ngày trong1chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty lấy là 360 ngày. * Trong chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSLĐ năm 2001 không tính theo TSLĐ bình quân trong kỳ mà tính theo TSLĐ cuối kỳ của năm do không có số liệu đầu kỳ, các năm sau tính TSLĐ bình quân trong kỳ bình thường theo công thức. * Hệ số chi trả lãi vay ngắn hạn chỉ tính được cho năm 2003 vì các năm trước không có số liệu cụ thể. Trong đó chi phí lãi vay ngắn hạn bao gồm: Lãi vay ngân hàng: 4.149.936.598đ Lãi vay huy động từ các nguồn khác: 137.980.242đ EBIT của doanh nghiệp là lợi nhuận trước thuế và lãi vay, theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta có: EBIT =1.726.193.712+4.339.550.951= 6.065.744.663đ 3) Phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền (Bảng tài trợ) của công ty Bảng tài trợ thể hiện tiền của công ty được sinh ra từ những nguồn nào và sử dụng vào việc gì. Một doanh nghiệp tạo nguồn tiền của mình bằng cách giảm khoản “Tài sản” hoặc tăng khoản “nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (nguồn vốn)”. Thanh lý thiết bị cũ, bán hàng tồn kho, gảm các khoản phải thu và giảm các khoản khác trong tài sản là nguồn tạo ra tiền của doanh nghiệp. Về phía bên Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của bảng tổng kết tài sản, việc tăng khoản vay ngân hàng, bán cổ phiếu hoặc tăng khoản phải trả, tăng vốn chủ sở hữu…cũng tạo ra tiền. Một doanh nghiệp cũng sử dụng tiền theo hai cách: tăng “Tài sản” và giảm khoản “nợ phải trả và vốn chủ sở hữu”. (Ngược lại với ở trên). Tăng hàng hoá tồn kho, mua sắm tài sản cố định… đều cần đến tiền và phải sử dụng tiền. Ngược lại một khoản vay được thanh toán hay giảm các khoản nợ người bán…đều làm giảm nợ phải trả và là các khoản sử dụng tiền. Tổng nguồn tiền phải bằng tổng các khoản tiền đã sử dụng. Qua bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2003 ta có báo cáo nguồn tiền và sử dụng tiền hay bảng tài trợ của công ty kết cấu thép cơ khí xây dựng như sau: (trang bên) (Lấy số cuối kỳ trừ đi số đầu kỳ, khoản giảm đi trong tài sản và tăng lên trong nguồn vốn ghi bên nguồn tiền, ngược lại ghi bên sử dụng tiền. Các số trong ngoặc mang dấu âm phản ánh sự giảm xuống) Trong năm, đứng trên góc độ công tác quản lý tài chính ngắn hạn, tiền của công ty được sử dụng chủ yếu vào việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà chủ yếu là khoản vay ngân hàng và khoản phải trả, phải nộp khác. Ngoài ra, cũng được sử dụng vào đầu tư mua sắm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp tín dụng thương mại. Các nguồn hình thành tiền chủ yếu là từ thu hồi các khoản phải thu nội bộ và phải thu khác, từ việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và bán hàng hoá tồn kho. Ngoài ra, còn do công ty vay dài hạn và huy động ngắn hạn, chiếm dụng vốn của khách hàng, được chậm nộp nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và các khoản khác. Tổng nguồn tiền do giảm TSLĐ tạo ra không những bù đắp được nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn mà còn đầu tư một phần vào TSCĐ. Điều đó cũng phản ánh đúng thực trạng vốn lưu động ròng và khả năng thanh toán hiện hành của công ty. Tuy nhiện, tiền mặt sử dụng để thanh toán của công ty là hơn 2 tỷ, cao hơn so với năm trước rất nhiều lần (năm trước sử dụng tiền chỉ là 73 triệu) nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn (khoảng 30 tỷ). Điều đó cho thấy công ty hầu như không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh và tức thời. Công ty phải sử dụng cả tiền và thu hồi các khoản phải thu thì mới đáp ứng nhu cầu của các khoản nợ ngắn hạn đó. (Điều này sẽ được trình bầy rõ hơn ở phần 5, những hạn chế của công ty). 4) Những kết quả tích cực đã đạt được Đặt các chỉ tiêu trên trong tiêu chuẩn hiệu quả thì trong năm 2003 nổi bật lên những kết quả khả quan mà công ty đã đạt được là: các tỷ số về khả năng hoạt động (hay các vòng quay TSLĐ, vòng quay dự trữ hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu…) tương đối cao; việc sử dụng TSLĐ là có hiệu quả và hiệu quả này có xu hướng tăng dần qua các năm; lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty có khả năng chi trả những chi phí của việc sử dụng vốn ngắn hạn; TSLĐ của công ty đảm bảo được khả năng thanh toán chung hay khả năng thanh toán hiện hành; có sự giảm dần của cơ cấu TSLĐ và nợ ngắn hạn trong tổng tài sản… Các kết quả này chưa tính đến mức độ đạt được nhưng cũng phần nào phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính ngắn hạn hay hoạt động tài chính hàng ngày của công ty. Cụ thể các mặt hiệu quả đó như sau: *) Hiệu suất sử dụng TSLĐ và các bộ phận của TSLĐ Trong năm 2003 công ty có hiệu suất sử dụng TSLĐ là 2,3 lần, nếu đem so với các năm trước thì hiệu suất này tăng 51,95% so với năm 2002 và 47,8% so với năm 2001. Hiệu suất sử dụng TSLĐ là 2,3 lần cũng cho thấy 1 đơn vị TSLĐ được sử dụng trong kỳ đem lại 2,3 đơn vị doanh thu thuần. Điều này cho thấy công ty đang rút ngắn thời gian quay vòng vốn và tăng mức độ lợi dụng TSLĐ của mình lên cao hơn. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để tạo ra nhiều kết quả hơn nên có thể nói công ty đã đạt được hiệu quả trong việc sử dụng TSLĐ. TSLĐ chiếm một phần lớn trong tổng tài sản của công ty (83,1%) do đó hiệu suất sử dụng TSLĐ cao phần nào phản ánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng công tác quản lý tài chính ngắn hạn tại công ty kết cấu thép cơ khí xây dựng.doc
Tài liệu liên quan