Luận văn Thực trạng của việc thực hiện pháp luật của CĐCS về bảo hộ lao động tại các DN trực thuộc Tổng công ty hàng không VN và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định trên

Mục Lục

 

Lời nói đầu 1

Mục tiêu - đối tượng phương pháp nghiên cứu đề tài 3

I. Mục tiêu đề tài 3

II. Đối tương nghiên cứu 3

III. phương pháp nghiên cứu 3

IV. Kết cấu của luận văn 4

Phần I: Những vấn đề tổng quan vềBHLĐ

 Cơ sở lí luận 5

I. Một số vấn đề cơ bản của công tác BHLĐ 5

I.1. Mục đích của công tác BHLĐ 5

I.2. Nội dung của công tác BHLĐ 6

I.2.1. Nội dung của KHKT 6

I.2.2. Nội dung xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ 6

I.2.3. Nội dung giáo dục tuyên truyền, vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ 7

I.3. Tính chất của công tác BHLĐ 7

I.4. ý nghĩa của công tác BHLĐ 8

I.4.1. ý nghĩa chính trị 8

I.4.2. ý nghĩa x• hội 8

I.4.3. ý nghĩa kinh tế 9

I.4.4. ý nghĩa nhân đạo 9

II. khái niệm BHLĐ và một số thuật ngữ có liên quan 9

II.1. Bảo hộ lao động 9

II.2. Điêu kiện lao động 10

II.3. Các nhân tố nguy hiểm có hại 10

II.4. Môi trường lao động 10

II.5. Nghề nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại 10

II.6. Nghề đặc thù 11

II.7. Phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ trong sản xuất 11

II.8. Kả năng lao động 11

II.9. Sức khoẻ 11

II.10. Mệt mỏi trong lao động 11

II.11. Tai nạn lao động 12

II.12. Bệnh nghề nghiệp 12

II.13. An toàn lao động 13

II.14. Vệ sinh an toàn lao động 13

II.15. Chính sách 13

III. Cơ sở pháp lý của công tác BHLĐ 13

III.1. Quá trình hình thành chính sách BHLĐ 13

III.2. Các văn bản pháp luật hiện hành tại Viêt Nam 15

III.2.1. Các văn bản gốc 15

III.2.2.Các văn bản hướng dẫn thi hành 17

III.3. Một số chính sách cụ thể trong công tác BHLĐ 18

III.3.1. Các văn bản gốc 18

III.3.2. Các văn bản hưỡng dẫn thi hành 20

III.3.3. Công tác huấn luyện ATVSLĐ 21

III.3.4. Trang bị Phương tiện bảo vệ cá nhân 22

III.3.5. Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại 23

III.3.6. Quản lý VSLĐ, quản lý sức khoẻ NLĐ và BNN 24

III.3.7. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo định kỳ về TNLĐ 25

III.3.8. Lao động nữ, lao động chưa thành niên 27

III.3.9. Thanh tra, kiểm tra BHLĐ 27

III.3.10. Bảo hiểm x• hội 28

III.3.11. Vai trò cuả tổ chức Công đoàn trong công tác BHLĐ 29

Phần ii: tình hình sản xuất - kinh doanh và thực trạng công tác ATVSLĐ của các doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty Hàng không Việt Nam 31

A. khái quát đặc điểm, tình hình SXKD, tình hình lao động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 31

I. Đôi nét về sụ phát triển và hoạt động của ngành Hàng không Viêt Nam 31

II. Một số đặc điểm của tổng công ty Hàng không

Việt Nam 33

II.1. Phạm vi hoạt động 33

II.2. Đặc điểm phương tiện kỹ thuật 34

II.3. Đặc điểm lao động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 35

II.3.1. cơ cấu lao động theo trình độ học vấn 35

II.3.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi 36

II.3.3. Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp 36

II.3.4. Cơ cấu lao động theo giới tính 37

 

 

B. Tình hình công tác bhlđ của các DN trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam 37

I. thực trạng ĐKLĐ - trang bị kỹ thuật – thiết bị vệ sinh Phương tiên PCCC 37

I.1. điều kiện lao động chung 38

I.2. Vi khí hậu 39

I.3. Tiếng ồn 41

I.4. Bụi 44

I.5. ánh sáng 45

I.6. Hơi khí độc 45

I.7. Bức xạ Iôn hoá 46

I.8. Điện từ trường 47

I.9. yếu tố vi sinh vật 49

I.10. Gánh nặng lao động 49

I.11. Các yếu tố tâm ly x• hội 51

I.12. Nhận xét chung 52

II. ảnh hưởng của ĐKLĐ đến sức khoẻ NLĐ 52

III. Tình hình ATLĐ-VSLĐ 55

IV. Công tác PCCC – Phòng chống b•o lụt 57

C. Tình hình thực hiện pháp luật- chế độ chính sách BHLĐ 59

I. Bộ máy và qui chế quản lý công tác BHLĐ 59

I.1. Qui chế quản lý công tác ATVSLĐ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 59

I.2. Bộ máy quản lý công tác BHLĐ tại các doanh nghiệp trong TCT HKVN. 62

I.3. Công đoàn trong công tác BHLĐ 65

II. Lập và thực hiện kế hoạch bhlđ 67

III. Quản lý ATLĐ- VSLĐ 70

IV. Trang bị phương tiện BVCN 72

V. Công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động 73

V.1. Khám sức khoẻ cho NLĐ 73

V.2. Chế độ bồi dưỡng hiện vật 75

VI. Chế độ lao đông nữ 77

VII. Thời gian làm việc – thời gian nghỉ ngơi 79

VIIi. Công tác huấn luyện, tuyên truyền về ATVSLĐ 81

ix. Báo cáo - Thống kê TNLĐ định kỳ 85

X. Báo cáo BHLĐ 86

Xi. Công tác thanh tra - kiểm tra 87

Xii. Phong trào hoạt động – khen thưởng – kỷ luật về ATLĐ - VSLĐ

 

88

Phần III :Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật, CHế độ - chính sách về BHLĐ tại các DN trực Thuộc TCT HKVN

 93

I. Những khuyến nghị với nhà nước 93

II. những đề xuất với Tổng công ty hàng không việt nam và các Doanh Nghiệp trực thuộc 95

III. Đề xuất với tổ chức Công đoàn 95

 

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng của việc thực hiện pháp luật của CĐCS về bảo hộ lao động tại các DN trực thuộc Tổng công ty hàng không VN và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định trên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, dày 25cm, tường có trát matit dày 3cm, cửa ra vào được che chắn bằng chì tấm 2cm. Khi chụp ở ngoài hiện trường vị trí của cán bộ điều khiển ở xa bóng phát tia, có thuyền chì bảo vệ. Tại các vị trí làm việc của nhân viên hàng không ở các khu vực kiểm tra hàng hoá, chụp kiểm tra khuyết tật được phòng hộ tốt nên liều suất phóng xạ nhỏ, đáp ứng được TCVN. I.8. Điện từ trường Điện từ trường, có thể coi là gồm hai thành phần: Điện trường và từ trường. Điện trường xuất hiện khi có điện áp trên vật dẫn điện, còn từ trường xuất hiện khi có dòng điện trên đó. Điện từ trường là bức xạ, không đủ cường độ để gây ion hoá nguyên tử. Trong quá trình khai thác các thiết bị điện sức khoẻ của nhân viên vận hành bị ảnh dưới nhiều biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, đau nhói ở tim.. Cơ chế về tác động sinh học của điện từ trường lên cơ thể sống hiện vẫn đang được nghiên cứu. Tại các vị trí làm việc/công việc đặc thù của TCT HKVN phổ biến máy móc thiết bị phát điện từ trường. Các vị trí lao động có điện từ trường tần số công nghiệp như bể rửa lọc siêu âm, máy thử nứt bằng từ, đài rada khí tượng, phòng đài đo xa ( ở A75, A76, các XN TMMĐ, bộ phận kiểm soát không lưu..). Kết quả khảo sát được, đánh giá theo TCN ( ngành năng lượng ban hành ) là 5000 V/m và đánh giá theo khuyến dụ của các nước Bắc Âu về từ trường không gây hại H Ê 240 mA/m Bảng 11: Đo điện từ trường ở một số vị trí làm việc Các điểm đo Số điểm đo Tần số công nghiệp Tần số cao Tổng số mẫu đo Số mẫu không đạt TCCP Điện trường TB (V/m) Từ trường TB (mA/m) Điện trường TB (V/m) MĐDNL (mw/cm2) TCCP 5000 240 5,0 10,0 1.Phòng thương mại 116 Nguyễn Huệ (VPKVMN) - Phòng tổngđài 3 2 2,16 10,10 - Nguồn tai nghe điện thoại 3 3 29,63 96,27 2. Bộ phận thông tin - tin học (VPKVMT) 1 1 6,23 27,09 3. Đài rada khí tượng (A76) 4 2 17,94 57,03 Chú thích: MĐDLN- mật độ dòng năng lượng Theo kết luận của đoàn khảo sât tháng 8/2001: Điện từ trường tần số cao có 8/91 mẫu đo vượt mức TCVSCP , mật độ dòng năng lượng cao hơn từ 1,4 đến 1,5 lần ( chiếm 8% ). Điện trường trung bình giao động từ 0,62 – 29,63 V/m, mật độ dòng năng lượng trung bình giao động từ 0,28 – 96,27 mw/cm2. Các vị trí lao động có điện tử trường tấn số cao vượt mức giới hạn cho phép TCVN 3718-82 là phòng tổng đài điện thoại 116 Nguyễn Huệ ( VPKVMN), bộ phận thông tin tin học của VPKVMT đài rada khí tượng. Tại các đài chỉ huy hạ - cất cánh, điện từ trường tần số cao vượt mức giới hạn cho phép chiếm đến trên 90% ( điện trường giao động từ 31,92 – 156,3 V/m, MĐDNL trung bình giao động từ 25,67 - 655mw/cm2 Nguyên nhân do ảnh hưởng của đài phát sóng rada, đài chỉ huy hạ - cất cánh ở khu vực xung quanh sân đỗ với thiết bị phát sóng chưa hiện đại, cột phát sóng tương đối thấp. Các vị trí lao động có điện từ trường tần số công nghiệp đều đạt 100% mẫu đo ở mức TCVSCP. Điện trường trung bình giao động từ 1,58 – 30,5 V/m, từ trường giao động 5,97 – 168,0 mA/m. Để khắc phục ảnh hưởng của điện từ trường những khu vực có điện từ trường cao tần phải có biển báo, rào chắn. Đối với các thiết bị màn hình có điện từ trường cao tần, phải có kính che chắn và không được bố trí đối đuôi máy vào nhau hoặc quay đuôi máy vào lưng người khác. Đối với NLĐ trong môi trường có sóng điện từ cao tần phải hạn chế thời gian tiếp xúc ( ví dụ nếu làm việc ở MĐDNL 100mw/cm2 chỉ được phép làm việc ở đó 2h/ngày ) I.9. Yếu tố vi sinh vật. Thành phần vi sinh vật ít có tác động đến MTLĐ của các DN trực thuộc TCT HKVN do yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh cũng như chất lượng phục vụ khách hàng, các yếu tố liên quan đến vi sinh vật được giải quyết một cách tích cực và tr để các đơn vị có yêu cầu nghiêm ngặt kiểm soát về vi sinh vật như XN chế biến thức ăn, các sân bay vệ tinh thuộc các vùng sâu, xa.. I.10 Gánh nặng lao động Gánh nặng lao động thể lực TCT HKVN với các DN trực thuộc rất đa dạng, phong phú về công việc/nghề đặc thù với mức độ lao động tiêu hao khác nhau, khó và hoặc không thể tổ chức cho NLĐ làm việc theo chế độ giờ làm việc – nghỉ ngơi phù hợp Theo danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (lao động loại 4), ở các DN thuộc TCT HKVN có 23 nghề. Nghề đặc biệt NNNHĐH ( lao động loại V,VI) của TCT HKVN bao gồm 6 nghề (Danh sách nghề NNNHĐH và dặc biệt NNNHĐH của TCTHKVN ở phụ lục ). Gánh nặng lao động thể lực được đánh giá qua lực sinh ra trong quá trình làm việc và tư thế lao động khi thực hiện các lao động. Hầu hết các công việc trong TCT HKVN đều được hỗ trợ của các loại thiết bị, máy móc hiện đại nên gánh nặng lao động thể lực được đánh giá qua mức tiêu hao năng lượng khi thực hiện những thao tác lao động phức tạp. Ví dụ: NLĐ là công nhân cơ khí trong hangar A76 thì gánh nặng lao động thể lực khi hàn, vá, bảo dưỡng, sửa chữa máy baycông việc luôn tiếp với các yếu tố độc hại như tiếng ồn, bụi, hơi khí độc, tư thế làm việc có khi phải bò sát sàn trong khoảng thời gian đến 2 - 3 giờ, cộng với khí hậu nóng bức – ẩm thì năng lượng tiêu hao là rất lớn. NLĐ vệ sinh máy bay làm việc trong không gian hạn chế, tư thế lao động bất lợi, công việc đơn điệu. NLĐ thuộc các trung tâm điều hành bay, các tổng đài phải ngồi liên tục trong thời gian dài, ngoài một số công việc không những phải thao tác liên tục mà còn phải chịu gánh nặng tĩnh đối với các nhóm cơ gáy, cơ lưng, thắt lưng ( Trong công ty nhựa cao cấp hàng không, các xí nghiệp chế biến suất ăn.. ) Gánh nặng lao động thể lực cũng ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu tâm sinh lý như nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt, trí nhớ ngắn hạn, thời gian phản xạ và đau mỏi cơ xương khớp. Gánh nặng lao động thần kinh Gánh nặng lao động thần kinh được đánh giá qua mức trí tuệ của công việc và mức độ tập trung để thực hiện công việc đó. Do tính chất của một số công việc đặc thù là thực hiện phải đúng theo định mức, độ chính xác cao, đòi hỏi phải tập trung cao độ nên gánh nặng thần kinh tâm lý cao. Công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ nhất đó là phi công, tiếp viên hàng không và người điều hành bay tại trạm chỉ huy. Ngoài ra họ còn chịu những yếu tố bất lợi về môi trường làm việc như thay đổi áp suất không khí, các bức xạ không có lợi, các yếu tố nguy hiểm trong nghề nghiệp Gánh nặng lao động thể lực và gánh nặng lao động thần kinh các nghề/công việc thuộc TCT HKVN. Dựa vào gánh nặng lao động có thể chia nghề đặc thù của TCT HKVN thành 3 loại: Nghề gây mệt mỏi thể lực (Ví dụ:Thợ bảo dưỡng ngoài hiện trường, NV an ninh sân bay..). Nghề gây mệt mỏi về thần kinh – tâm lý (Ví dụ:Tiếp viên trên không, phi công..). Nghề gây mệt mỏi về trí não (Ví dụ: Điều hành bay, cán bộ kỹ thuật ..). Tuy nhiên, vì cơ thể của con người là một thể thống nhất, những mệt mỏi về sinh lý sẽ kéo theo các mệt mỏi về thần kinh – tâm lý và ngược lại. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ĐKLĐ đến NLĐ ( của Viện nghiên cứu khoa học hàng không kết hợp với Viện Y học lao động – VSMT ) được thể hiện qua một số chi tiêu tâm sinh lý sau: Nhịp tim: Thao tác mạnh ảnh hưởng đến sự tăng nhịp mạnh kéo dài, mức tăng nhịp mạch trung bình 8 – 16 nhịp/phút, đặc biệt một số trường hợp nhịp mạch tăng trên 30 nhịp/phút. Có trên 70% NLĐ tăng nhịp tim từ đầu ca đến cuối ca làm việc. Những trường hợp có chỉ số mạch tăng cao thường gặp trong lái xe đặc chủng, xí nghiệp sửa chữa máy bay khi thao tác với vật nặng, đội bảo dưỡng máy bay A320. NLĐ bốc xếp hàng hoá, hành lý, sửa chữa ôtô.. mức tăng nhịp trung bình khá cao (15,5 nhịp/phút) Ngoài sự căng thẳng của hệ tim mạch còn được phản ánh qua sự tăng huyết áp tâm thu ( 41% tăng huyết áp tối đa ) và có 35,4% tăng huyết áp tối thiểu. Đặc biệt có trường hợp giảm áp lực mạch ( chiếm 33% ), tăng huyết áp tối thiểu và giảm áp lực mạch có thể là hậu quả của sự gắng sức thể lực lớn, sự căng thẳng và kéo dài trong tư thế dưng hay những tư thế làm việc không thuận lợi. Thân nhiệt: Sau ca lao động thay đổi nhiệt độ da TB không đáng kể mức tăng không lớn thường chỉ 0,1 – 0,50C đôi khi trên 10C, theo phân loại của Viện y học lao động và vệ sinh môi trường thì mức tăng thân nhiệt của người lao động thuộc TCT HKVN chỉ trong phạm vi từ mức I đến III, nhưng đã phản ánh được hậu quả của việc gánh sức thể lực trong điêu kiện và khí hậu không thuận lợi. Trí nhớ ngắn hạn: Sau ca lao động có 64,6% giảm trí nhớ chữ số – ký hiệu, 54,3 % giảm trí nhớ hình. Kết quả phản ánh sự mệt mỏi của NLĐ sau ca làm việc mặc dù những ngày nghiên cứu chưa phải là những ngày căng thẳng Thời gian phản xạ thính thị vận động: ở hầu hết các chức danh lao động kỹ thuật máy bay, lái xe đặc chủng, sửa chữa thiết bị mặt đất, vệ sinh máy bay, bốc xếp, nhân viên phòng thủ tục có thời gian phản xạ thính – vận động và thị – vận động kéo dài, điều này chứng tỏ sự mệt mỏi và suy giảm khả năng làm việc của NLĐ. Đau mỏi cơ, xương - khớp: Tình hình đau mỏi cơ , xương , khớp một số nghề thuộc TCT HKVN cho thấy: tương đối cao tỷ lệ đau mỏi vùng lưng – thắt lưng. NLĐ phải thao tác với vật nặng và tư thế bất lợi. Người làm công việc lái xe, bán vé, đặt chỗ qua máy vi tính thì số người bị đau mỏi vai và cổ khá nhiều. Người lao động làm việc với máy vi tính do phải thao tác trên bàn phím nhiều nên tỷ lệ đau cổ tay cao hơn các nhóm khác. Tỷ lệ đau mỏi thắt lưng và gáy ở thợ thợ sửa chữa rất cao. Bảng 12: Kết quả khảo sát tình hình đau mỏi ở NLĐ tại một số vị trí làm việc S T T Đơn vị N G ười (n) Tỷ lệ đau mỏi Lưng – thắt lưng Vai Cổ Cổ tay N % N % N % N % 1 Vận chuyển 13 6 46,1 - - - - - - 2 KT máy bay 15 5 33,3 3 20 2 13,3 1 6,66 3 KS kỹ thuật 14 7 50,0 5 35,7 10 71,4 2 14,3 4 Bốc xếp 14 8 57,1 3 35,7 3 35,7 - - 5 Bán vé, đặt chỗ 116 62 53,4 43 37,1 52 44,8 33 28,4 6 Lái xe 36 19 52,8 20 55,6 13 36,1 2 5,60 7 Sửa chữa 13 6 46,1 11 84,6 10 76,9 2 15,4 Tổng cộng 221 112 50,7 85 38,5 90 40,7 41 18,6 I.11. Các yếu tố tâm lý xã hội Các yếu tố tâm lý xã hội được xem xét đến là các mối quan hệ của NLĐ với xung quanh: Đồng nghiệp, công việc, hành khách và các mối quan hệ xã hội khac. TCT HKVN với hình thức kinh doanh dịch vụ chủ yếu là phục vụ vận tải hành khách và vận chuyển hành hoá bằng đường không cho nên yếu tố kịp thời chính xác về thời gian, an toàn bay là quan trọng nhất, các hoạt động của các DN trực thuộc đều nhằm vào mục đich này nên cần có sự phối hợp chặt chẽ và nghiêm ngặt. Công việc đòi hỏi tính chặt chẽ về kỷ luật lao động, NLĐ phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tinh thần trách nhiệm cao. TCT HKVN mang tính chất ngành kinh tế – kỹ thuật đặc thù với nhiều nghề/công việc đặc thù nên việc tổ chức lao động theo chế độ làm việc -nghỉ ngơi không thểphù hợp như mong muốn. Nhiều trường hợp NLĐ phải làm việc thời gian quá dài trong ngày, sinh hoạt trong điều kiện không thuận lợi , khối lượng công việc bất thường – lúc nghỉ quá dài – lúc thì làm việc quá căng thẳng. do vậy mà NLĐ bị mệt mỏi, ức chế về tâm lý, các quan hệ xã hội cũng phải “điều tiết” theo nghề/công việc đó nên không bình thường được, đây cũng là gánh nặng thể lực tác động đến tâm lí của NLĐ như phi công, tiếp viên hàng không, kiểm soát không lưu, nhân viên kỹ thuật.. I.12. Nhận xét chung. Hầu hết tất cả các doanh nghiệp trực thuộc TCT HKVN đều có các yêu tố nguy hiểm có hại tác động đến sức khoẻ của NLĐ gây ảnh hưởng đến năng suất lao động, tuổi nghề của người lao động. thêm vào đó là lao động đòi hỏi trình độ chuyên môn, yêu cầu nghiêm ngặt về quy trình quy phạm KTAT trong khi làm việc. TCT HKVN đã có các biện pháp giảm tác động của ĐKLĐ có hại đó bằng các kỹ thuật và tổ chức lao động. II. ảnh hưởng của ĐKLĐ đến sức khoẻ NLĐ Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần . Sức khoẻ là vốn quí nhất của mỗi người, của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do vậy, chế độ của nước ta luôn phấn đấu để mọi người đều được quan tâm, chăm sóc sức khoẻ. Ngành Hàng không có 68 nghề/ công việc mang tính chất NNNHĐH và đặc biệt NNNHĐH (trong số 23 nghề NNNHĐH và 6 nghề đặc biệt NNNHĐH, đứng đầu là phi công, ít NNNHĐH nhất trong nhóm là VSCNMB ). Các yếu tố về công nghệ, ĐKLĐ đòi hỏi thể lực của NLĐ tốt, để có thể đảm đương được các công việc đặc thù. Hàng năm, TCT HKVN phối hợp với nhiều tổ chức nghiên cứu về MTLĐ, ĐKLĐ của NLĐ , sự ảnh hưởng đến SK NLĐ nhằm cải thiện ĐKLĐ tốt hơn, nâng cao sức khoẻ cho NLĐ, cũng như hiệu quả SXKD. Trung tâm y tế HK là cơ quan hàng năm khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ trong TCT, khám phát hiện BNN để đề nghị các phương hướng điều trị cho NLĐ . Bảng 13:Tình trạng sức khoẻ NLĐ trong các DN trực thuộc TCT HKVN S T T Tên doanh nghiệp Phân loại sức khoẻ NLĐ theo tổng số người khám (%) Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V 2000 2001 2000 2001 2000 2001 2000 2001 2000 2001 1 XN máy bay A76 70 25 28 47 2 19 0 8,3 0 0,7 2 XNTMMĐ Nội Bài 23 74 62 19 13 2 1,83 0 0,17 0 3 Cty Xăng dầu HK 25 25 45 6 28 14 1,84 14,2 0,16 0,8 4 Cty DVHK SBNB 58 60 27,54 24 12,6 16 1,6 0 0,26 0 5 VPKV Miền Nam 30 70 70 30 0 0 0 0 0 0 6 Đoàn bay 919 80 83 20 17 0 0 0 0 0 0 7 Đoàn tiếp viên 90 92 10 8 0 0 0 0 0 0 8 XN SXCB SĂ NB 70 70 26 28 4 2 0 0 0 0 Dựa vào kết quả khám sức khoẻ của các doanh nghiệp, sau khi xử lý số liệu có thể minh hoạ tình hình sức khoẻ của NLĐ trong TCTHKVN như sau: Sự phân loại sức khoẻ như trên chưa phản ánh chính xác sức khoẻ của CBCNV thuộc TCT HKVN do các DN nằm trên địa bàn cả nước, lượng công nhân lớn, có nhiều biến động về nhân sự ở DN ( chuyển hoặc đi công tác )dẫn đến việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 100% CBCNV là rất khó khăn. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê được thì sức khoẻ của NLĐ trong TCT HKVN tốt hơn nhiều so với các ngành khác ( có 78,2% sức khoẻ NLĐ loại I và II ), nhưng vẫn có NLĐ có sức khoẻ yếu, rất yếu ( 7,1% sứckhoẻ NLĐ loại IV,V ). Viện y học và VSMT, định kỳ hàng năm phối hợp với Trung tâm y tế Hàng không, được sự chỉ đạo của lãnh đạo TCT, lãnh đạo các đơn vị và sự phối hợp của tổ chức Công đoàn để khảo sát ĐKLĐ mà công nhân phải tiếp xúc, nghiên cứu các ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm, độc hại tác động đến NLĐ, khám phát hiện BNN, có các biện pháp để NLĐ được chăm sóc sức khoẻ một cách tốt nhất. Tại các DNSX trực tiếp như A75, A76, XNTMMĐNB, DVHKSBNB..NLĐ phải làm việc trong ĐKLĐ khắc nghiệt, với các yếu tố có hại thì sức khoẻ không được tốt bằng sức khoẻ NLĐ tại các khối cơ quan, văn phòng: Loại I, II ở DNSX trực tiếp là 70% - 95% so với 98% - 100% tại văn phòng. Loại IV, V ở DNSX trực tiếp là 0,26% - 9% so với 0% tại văn phòng Tại các DNSX trực tiếp hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, độc hại thường có các triệu chứng bệnh có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp, các triệu chứng khá đa dạng với những biểu hiện như suy giảm nghe, ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp, đau mỏi xương, khớp và các triệu chứng stress tâm lý. Bảng 14: Kết quả các triệu chứng bệnh do ảnh hưởng của ĐKLĐ ( kết quả khảo sát 8/2001) STT Triệu chứng biểu hiện tác động Số người kiểm tra Tỷ lệ có biểu hiện 1 Kết quả đo sức nghe theo biều đồ sức nghe dạng điếc nghể nghiệp 532 08,0% 2 Tỷ lệ ù tai kém nghe do ồn 532 52,0% 3 Hội chứng dạ dày, tá tràng 532 30,0% 4 Biến đổi nhịp tim 2-48 nhịp/phút 308 70,0% 5 Tần số mạch đầu ca tăng >90 nhịp/phút 308 20,0% 6 Tăng thân nhiệt từ 0,1–0,50C ( có đối tượng tăng >10C do vừa làm việc ở ngoài sân đỗ ) 154 51,9% 7 Giảm trí nhớ ngắn hạn 106 60,0% 8 Đau mỏi cơ - xương 221 50,7% Các kết quả nghiên cứu của các đơn vị: xí nghiệp máy bay, XNTMMĐ, VPKV, Cty xăng dầu.Với các thợ sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, thiết bị mặt đất, rửa lọc siêu âm, loại xe đặc chủng, bốc xếp hành lý- hàng hoá, bán vé, phục vụ khách. Đây là các triệu chứng do ĐKLĐ NNNHĐH mang lại, nhưng chưa gây bệnh mãn tính cho NLĐ, bởi chế độ CSSK, phục hồi khả năng lao động ảnh hưởng rất tích cực đến tình hình BNN của NLĐ chiếm tỷ lệ nhỏ trong các DN của TCTHKVN, BNN trong TCT HKVN thường gặp là bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, ở một vài DN còn có NLĐ có các triệu chứng bệnh khác như: sạm da, nhiễm độc chì, bệnh bụi phổi Silíc. Bảng 15: Phân bố biều đồ dạng điếc nghề nghiệp theo thâm niên NNNHĐH ( Số liệu 8/2001 ) STT Tên DN Tổng số biểu đồ dạng ĐHH Tuổi nghề ( năm ) Biểu đồ dạng điếc NN tập trung <5 5 – 10 >10 1 XNMB A75 13 1 3 9 Thợ máy, cơ khí, gò thợ điện, bảo dưỡng cum phanh 2 XNTMMĐ TSN 13 1 4 8 Thợ sửa chữa, bốc xếp, lái xe.VSMB 3 VPKVMN 3 0 1 2 Lái xe ngoài sân đỗ 4 XNXDHK 5 0 4 1 Lái xe tra nạp, bơm hoá điện 5 XNTMMĐ Đà Nẵng 4 1 1 2 Lái xe bốc xếp 6 VPKVMT 2 0 1 1 Kỹ thuật máy bay, lái xe Theo số người được khám về ảnh hưởng của tiếng ồn trong ĐKLĐ. Khi NLĐ làm việc thì có 40/532 đối tượng có biều đồ dạng điếc nghề nghiệp ( chiếm 8% ), các đối tượng có biểu đồ dạng điếc nghề nghiệp đều tập trung ở những đối tượng có thâm niên nghề nghiệp cao và làm việc trong MTLĐ có tiếng ồn >85 dBA. Ngoài ra, NLĐ ở TCT HKVN còn các yếu tố nguy hiểm, độc hại khác tác động đến sức khoẻ của họ dẫn đến một số trường hợp bị BNN như sạm da như một số trường hợp ở A76 ( mất 31% sức khoẻ ) và còn một số đơn vị như Xăng dầu Hàng không, phục vụ mặt đất. Ví dụ: Số người bị BNN tại một số cơ sở trong năm 2001 như sau: A76 có 4 người bị BNN trong đó 1 người bị sạm da ( mất 31% sức khoẻ ), 3 người bị điếc nghề nghiệp ( mất 5 – 10% sức khoẻ). Công ty XDHK có 3 người bị bệnh sạm da ( mất 31% sức khoẻ), trong khi đó tỷ lệ người mắc bệnh điếc nghề nghiệp là khoảng 10% trong tổng số lao động tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên. Tóm lại, số người lao động bị điếc nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các BNN có ở TCT. Tỷ lệ điếc nghề nghiệp của TCT HKVN chiếm 8% số NLĐ và là cao so với tỷ lệ điếc nghề nghiệp của NLĐ một số ngành như sản xuất giấy (3,68%), công nhân dệt (11%), công nhân xi măng (5,6%), công nhân lái xe (4,6%).. III.Tình hình ATLĐ-VSLĐ Yêu cầu về ATLĐ của các DN SXKD thuộc TCT HKVN là yêu cầu vô cùng quan trọng, nó quyết định đến an toàn bay và chất lượng phục vụ hành khách của TCT HKVN. Bởi vậy, TCT HKVN chỉ đạo các DN phải đặt ATLĐ là hàng đầu, TCT HKVN có quy chế về ATVSLĐ chung cho các DN và mỗi DN đặc thù lại có các quy chế – quy tắc cụ thể ở DN, bộ phận sản xuất cơ sở mình. Tại A76: Công tác ATLĐ được qui định rất cụ thể đối với từng công việc, từng loại máy móc thiết bị, yêu cầu đặc biệt nghiêm ngặt là các máy móc – vị trí làm trực tiếp ngoài sân băng. Tại A76 đối với mỗi loại máy móc đều có quy trình hoạt động an toàn cụ thể, mỗi công việc đều được thực hiện bởi sự phối hợp của NLĐ một cách nhịp nhàng, và có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật. Ví dụ: Tại phân xưởng thiết kế mặt đất, công việc đươck lên lịch và giao đích danh cho NLĐ cụ thể, cán bộ giám sát cụ thể, bằng bảng thông báo, NLĐ và cán bộ giam sát thực hiện phải ghi vào sổ chung ngày giờ, làm xong bao nhiêu phần công việc được giao. Khi thiết bị có bất kỳ sự cố gì thì phát hiện nguyên nhân để khắc phục và yêu cầu quy định trách nhiệm đối với người có liên quan. Còn tại các bộ phận đều có quy trình làm việc an toàn cũng như xử lý các sự cố một cách nhanh nhất, được in thành bảng dán ở các máy móc, thiết bị, với vị trí dễ coi nhất. Bởi vậy mà ở A76 trong khoảng 10 năm trở lại đây, công tác ATLĐ được thực hiện tốt qua số lượng TNLĐ ở XN, góp phần cho công tác an toàn bay của TCT HKVN được ổn định, các hãng hàng không nước ngoài tín nhiệm khi đếnViệt Nam. Tại các đơn vị khác, XNTMMĐ, Cty DVHKSB, Cty XDHK.. đều có liên quan đến an toàn bay và chất lượng phục vụ của HKVN đối với hành khách, ATLĐ ở các đơn vị đó quyết định đến an toàn bay của TCT HKVN, bởi vậy các đơn vị chú trọng đảm bảo ATLĐ tại cơ sở mình một cách tốt nhất. Các phương tiện có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ như xe nạp nhiên liệu cho máy bay, xe nạp khí cho máy bay,các dàn nâng hạ phục vụ cho sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, thang máy của DN, xe đặc chủng.. đều được kiểm định theo yêu cầu của Cục HKDDVN, Bộ lao động TBXH, Bộ KHCNMT. Công tác ATLĐ được phổ biến đến NLĐ bằng các hướng dẫn, quy chế cụ thể về sản xuất an toàn, các DN sử dụng biện pháp kiểm tra giám sát thường xuyên ( trực tiếp bởi đội ngũ an ninh sân bay ). Đặc biệt việc kiểm tra giám sát về chất lượng của máy bay đang hoạt động được sự kiểm soát của tổ chức ICAO thông qua Cục HKDDVN. Hàng năm TCT HKVN đã đầu tư cho công việc nâng cấp các thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ tại các DN nhằm nâng cao ATLĐ và hiệu quả SXKD. Ví dụ: Cuối năm 2001 A76 đã đầu tư thay mới thiết bị kiểm tra khuyết tận máy bay X-Ray cũ sang máy kiểm tra bằng từ và tia cực tím; năm 2002 Cty nhựa cao cấp hàng không đã đầu tư dây truyền sản xuất nhưa hiện đại của Đức đáp ứng nhu cầu phục vụ HKVN và thị trường cả nước đa dạng hơn, đó cũng góp phần nâng cao ATLĐ cho công ty. Có thể nói TCT HKVN rất nghiêm túc trong việc dừng sử dụng các trang thiết bị với thời hạn khấu hao nghiêm túc nhất, những trang thiết bị hết hạn sử dụng đều phải tháo bỏ để thay ( như thay toàn bộ máy bay TU, các trang thiết bị phục vụ ngoài sân bay, đưa vào hoạt động nhà ga mới..). Các máy móc hiện đại được nhập về đều được chọn lựa sao cho phù hợp với NLĐ, có đầy đủ các phương tiện che chắn, các cơ cấu an toàn. Tình hình ATLĐ ở các doanh nghiệp trực thuộc TCTHKVN được các đoàn thanh tra nhà nước về ATLĐ đánh giá tốt, cụ thể: biên bản của đoàn Thanh tra nhà nước về ATLĐ ngày 18/12 năm 1997 ( số 495/TTATLĐ ) và tháng 5,6 năm 2000 có các kết luận : TCT HKVN và các DN trực thuộc đã quan tâm đúng mức đến công tác ATLĐ - VSLĐ và thực hiện tốt các chế độ chế độ chính sách BHLĐ đối với NLĐ ( vẫn đề này sẽ được trình bày ở phần sau ) Tình hình TNLĐ Bảng 16: Tình hình TNLĐ ở TCT HKVN ( từ 1997 – 2/2002 ) Họ và tên Thời gian Năm sinh ĐV công tác Lý do TNLĐ Mức độ Phan Văn Tiêu 3/9/1997 1938 Tổ bay TU/VNA 120 Thời tiết xấu máy bay rơi ở PnômPênh (CPC) Tử vong Hoàng Văn Đình 1948 Lưu Thanh Tân 1944 Châu NgọcTường 1970 Nguyễn Phước Ngọc Điệp 1974 Võ Thị Hoàng Trung 1975 Nguyễn Xuân Chúc 12/8/1998 1968 XNTMMĐNB Kẹp hai đầu ngón tay TNLĐ nhẹ Đỗ Mạnh Hùng Vũ Quan Hùng 21/4/2000 1965 XNTMMĐNB TNGT trên đường đi công tác (Cát bi) TNLĐ nặng 1967 Trần Thế Quang 6/3/2001 1957 A76 Ngã Cao TNLĐ nặng Vũ Văn Lượng 4/5/2001 1953 CT công trình HK TNGT đi Tử vong Phan Văn Chiến 15/2/2002 1966 XNSXCBSĂNB Rơi xe đẩy SĂ TNLĐ nhẹ Tai nạn lao động ở các DN trực thuộc TCT HKVN theo thống kê và báo cáo là rất ít, bởi các DN khẳng định vấn đề ATVSLĐ bay của TCT HKVN phụ thuộc vào ATLĐ của mối đơn vị mỗi DN sản xuất.Tai nạn lao động ở TCT HKVN chủ yếu là TNLĐ do phương tiện GTVT ( trên đường đi công tác ) và TNLĐ nhẹ, có thể tần suất TNLĐ K~0,17 của TCT HKVN là rất thấp so với K=5,19 của ngành công nghiệp ở Việt Nam. Đạt được điều này là do thực hiện qui chế, luật pháp CĐCS về BHLĐ của TCT cho đến các DN, các phân xưởng, tổ đội sản xuất một cách nghiêm túc. IV. Công tác PCCC – Phòng chống bão lụt Phần lớn các DN trong TCT HKVN đềucó các yếu tố nguy hiểm về cháy nổ, cùng các yếu tố có yêu cầu rất cao về PCCN. Nên Tổng công ty và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm điều này, và tại quy chế ATLĐ - VSLĐ của TCT HKVN ( 1998 ) đã quy định tại điều 12 về công tác PCCN là công việc bắt buộc, thường xuyên được TCT HKVN quan tâm, giám sát các DN trực thuộc. Với mỗi DN đều có kế hoạch, quy chế cụ thể về công tác PCCN ở đơn vị mình. Các DN đều phối hợp với Ban an ninh an toàn của TCT HKVN để lên kế hoạch cụ thể và phối hợp với các cơ quan công an PCCC ở địa phương để tập huấn, phối hợp lập đội PCCC của DN, cho đến tổ PCCC của phân xưởng. Công ty XDHK: Có 3 XNXD, 1 xí nghiệp vận tải, 2 xí nghiệp thương mại và 3văn phòng đại diện. Công ty là DN có nhiều vị trí làm việc nhiều phương tiện, nhiều yếu tố nguy hiểm về cháy nổ nhất TCT HKVN. Với việc kinh doanh vận tải xăng dầu độc quyền cho HKVN, cùng với việc cung cấp xăng dầu cho các phương tiện giao thông vận tải trong và ngoài ngành Hàng không. Do vậy, công tác PCCN được công ty quan tâm, chú trọng nhất. Từ các biện pháp KTAT để PCCC như các thiết bị điện có ổ cắm 3 chân ( tại các vị trí làm việc yêu cầu ATPCCN ); Hệ thống chống sét đánh thẳng, chống sét ảm ứng ở các bồn, bể, kho xăng của công ty. Tất cảNLĐ làm việc tại công ty XDHK đều phải qua lớp huyến luyện và cấp chứng nhận của công an PCCC ở thành phố, NLĐ hợc tập nắm vững được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tự vận hành, bảo dưỡng hệ thống cứu hoá tại chỗ. Tại các vị trí Kho, bồn, bể, chứa xăng, dầu đều có đầy đủ nội quy kho, nội quy PCCC và bảng chỉ dẫn về an toàn cháy nổ. Hàng năm, công ty tổ chức hội thao và huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng chữa cháy bàn chuyên nghiệp của các xí nghiệp với 2 phương án là PCCC tại chỗ của xí nghiệp và phương án PCCC từ công an thành phố phối hợp xây dựng cùng xí nghiệp. Tại A76: Đã xây dựng phương án PCCC, tại các vị trí lao động trong nhà được bố trí hợp lý về hệ thống báo cháy nổ ( thiết bị cảm ứmg ) có các phương tiện PCCC như xe chữa cháy, bình khí MFZ các loại, thường xuyên nạp khí theo định kỳ, kiểm định theo TCVN. Đội PCCC được huấn luyện và có chứng chỉ từ công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28196.doc
Tài liệu liên quan