Luận văn Thực trạng họat động quản lý việc dạy nghề cho học viên các trường cai nghiện ma túy của thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp

MỤC LỤC

Trang phụ bìa .2

Lời cảm ơn . 3

Mục lục . 4

Danh mục các chữ viết tắt 6

Danh mục các bảng . . 7

Danh mục các hình vẽ, sơ đồ . . . 8

MỞ ĐẦU . . . .9

Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài . 15

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề hoạt động quản lý việc dạy nghề cho người cai nghiện 15

1. 2. Những vấn đề lý luận liên quan tới đề tài . 19

Chương 2. Thực trạng hoạt động quản lý việc dạy nghề cho học viên

các trường cai nghiện ma túy của TP. Hồ Chí Minh

2. 1. Khái quát về các trường cai nghiện ma túy của TP. HCM 46

2. 2. Thực trạng về quản lý việc dạy nghề cho học viên tại các trường

cai nghiện ma túy của TP. HCM 48

2. 2. 1. Thực trạng việc xác định mục tiêu dạy nghề cho học viên 48

2. 2. 2. Thực trạng việc tổ chức thực hiện nội dung chương trình dạy nghề 54

2. 2. 3. Thực trạng quản lý học viên 64

2. 2. 4. Thực trạng việc quản lý giáo viên 70

2. 2. 5. Thực trạng về quản lý cơ sở vật chất dạy nghề 72

2. 2. 6. Hiệu quả hoạt động dạy nghề . 75

2. 2. 7. Kết luận về thực trạng quản lý việc dạy nghề 79

2. 3. Phân tích nguyên nhân của tồn tại . . 83

Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý việc dạy nghề

cho học viên các trường cai nghiện của Thành phố Hồ Chí Minh

3. 1. Cơ sở đề xuất giải pháp . . 87

3. 2. Một số giải pháp . . 88

3. 3. Tính cấp thiết và khả thi của giải pháp . 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận về thực trạng quản lý việc dạy nghề cho học viên . . 97

2. Kiến nghị 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 107

PHỤ LỤC . . . 112

pdf104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng họat động quản lý việc dạy nghề cho học viên các trường cai nghiện ma túy của thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùp học viên có nghề nghiệp kiếm sống và phòng chống tái nghiện. Điều này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả việc dạy kỹ năng nghề nghiệp cho học viên, ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ của học viên, vậy nên các nhà quản lý cần tìm hiểu có biện pháp tác động phù hợp để nâng cao nhận thức của giáo viên. 2. 2. 1. 3. Thực trạng việc xác định mục tiêu học nghề của phụ huynh học viên Với 272 phiếu thu vào của biểu mẫu số 4 dành cho phụ huynh học viên cai nghiện, chúng tôi ghi nhận được ý kiến của cha mẹ học viên về việc học nghề của con em mình ở trường cai nghiện, kết quả thể hiện ở bảng 2.5. Bảng 2. 5. Ý kiến của phụ huynh về xác định mục tiêu dạy nghề cho học viên Các lựa chọn Tần số Tỉ lệ M S học nghề là cần thiết 155 56.98% học nghề tùy theo sở thích 59 21,69% học nghề để quản lý học viên 44 16,18% không cần thiết học nghề 14 5,15 % 3,352 0.876 Nhận xét bảng 2. 5. 51 + Độ lệch chuẩn S = 0.876 cho thấy ý kiến trả lời ý kiến trả lời tập trung, phù hợp với yêu cầu lấy phiếu thăm dò. + Trị số M = 3.352 chứng tỏ tư tưởng coi nhẹ việc học nghề của con em mình còn khá phổ biến trong phụ huynh học viên. + Kết quả ghi nhận ý kiến của phụ huynh học viên cho thấy: có 56,98% phụ huynh học nghề là cần thiết, phỏng vấn thêm phụ huynh cho biết nguyện vọng mong muốn nhà trường dạy nghề cho con em họ một cách bài bản (chương trình thiết thực, tăng thời lượng thực hành, chú ý việc quản lý số lượng học viên lên lớp, kỷ luật, điều kiện phòng dạy tốt, thoáng mát, đủ tiêu chuẩn). + Có 16,18% số phụ huynh học viên đồng tình với việc dạy nghề là để tăng thêm sự quản lý giám sát đối với học viên nên cho rằng việc học nghề chỉ cần mang tính hình thức là được, 21,69% phụ huynh học viên cho rằng học nghề tùy theo ý thích, không cần bắt buộc… Nhận thức này chưa đúng, các nhà quản lý cần quan tâm và có hướng giải quyết những sai lệch về nhận thức này. + Vẫn còn một thiểu số phụ huynh học viên (5,15%) cho rằng việc dạy nghề cho học viên chỉ tốn công, vô ích, mất thời gian mà không đạt kết quả, không cần thiết. Sở dĩ có điều này vì họ không còn tin tưởng vào con em mình. Các nhà quản lý cần quan tâm và có hướng giải quyết. 2. 2. 1. 4. Thực trạng việc xác định mục tiêu học nghề của học viên Theo biểu mẫu số 3, thu về số phiếu là 384, chúng tôi ghi nhận được kết quả ý kiến học viên về xác định mục tiêu học nghề năm học 2003 - 2004 ở bảng 2.6. Bảng 2. 6. Ý kiến của học viên cai nghiện về xác định mục tiêu học nghề Các lựa chọn Tần số Tỉ lệ S Có nghề nghiệp kiếm sống 192 50,00 % Phòng chống tái nghiện 63 16,41 % Quản lý tập trung 122 31,77 % 0.962 52 Các lí do khác 7 1,82 % Nhận xét bảng 2. 6. + Độ lệch chuẩn S = 0.962 cho thấy ý kiến trả lời tập trung, phù hợp với yêu cầu lấy phiếu thăm dò. + Điều đáng lưu ý là tỉ lệ học viên coi trọng mục đích học để tăng sự quản lý tập trung khi tham gia học nghề (31,77%) ít hơn ở đội ngũ giáo viên dạy nghề (55,55%). Thực tế phỏng vấn sáng tỏ thêm là: ban đầu, đa số học viên thích học nghề, thậm chí háo hức tham gia học nghề nhưng sau một thời gian tham gia, đối mặt với thực tế bị quản lý, giám sát chặt chẽ, nghiêm khắc, các em bớt nhiệt tình, chán nản. Ở đây, điều đáng lo là việc tổ chức thực hiện của nhà trường và nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên, những người trực tiếp dạy nghề ảnh hưởng nhiều đến tâm lý học viên, ảnh hưởng đến động cơ học ban đầu của học viên. Các nhà quản lý cần đặc biệt lưu ý giải quyết triệt để hiện tượng này. Nhận xét chung - Đa số các lực lượng giáo dục (cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học viên) đều thấy được vai trò việc dạy nghề cho học viên cai nghiện và cho rằng việc dạy nghề là cần thiết. - Đa số các lực lượng giáo dục nhận thức việc dạy nghề góp phần thực hiện định hướng cuộc sống sau cai nghiện, phòng chống tái nghiện, giúp học viên có nghề nghiệp ổn định cuộc sống. - Tuy nhiên còn một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên vẫn còn coi dạy nghề như một hình thức quản lý cai nghiện tập trung, ở một số ít cán bộ quản lý, giáo viên cách nhìn nhận còn quá giản đơn, thậm chí có sự lệch lạc… Cần nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục, từ đây có tác động tích cực đến học viên, nâng cao hiệu quả học nghề của học viên. 2. 2. 2. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ 2. 2. 2. 1. Tình hình chung 53 Kết quả khảo sát tình hình hoạt động dạy nghề năm học 2003 – 2004 tại các trường cai nghiện ma túy của TP. Hồ Chí Minh được thể hiện ở bảng 2.7, địa điểm trường hoặc trung tâm cai nghiện cũng chính là địa điểm học nghề của học viên. Bảng 2. 7. Tình hình hoạt động dạy nghề năm học 2003 – 2004 Số TT Trường Địa chỉ Số học viên Số nghề Địa điểm học Các nghề cụ thể 1 Trường số 1 Đắc Nông 935 3 Trường Tin học, điện, sửa xe máy 2 Trường số 2 Lâm Đồng 1.400 4 Trường Thêu, may, điện, hớt tóc 3 Trường số 3 Bình Dương 1.361 3 Trường Sửa xe máy, may, tách hạt điều 4 Trường số 4 Bình Dương 866 5 Trường Điện, may, tách vỏ điều, trồng rau, chăn nuôi. 5 Trường số 5 Đắc Nông 2. 251 6 Trường Tin học, điện, nguội, tiện, gò, hàn 6 Trường số 6 Đắc Nông 2.055 5 Trường Tin học, sửa xe máy, thủ công, may, uốn tóc 7 Nhị Xuân Hóc Môn 2.028 3 Trường Tách hạt điều, trồng rau, thủ công 8 Tổng đội I (TNXP) Cần Giờ 1232 4 Trường Thủ công (mây, tre, lá), may,Trồng trọt, hớt tóc 9 Phú Văn Bình Phước 954 7 Trường Tin học, hàng mỹ nghệ, mộc, điện, sửa xe máy, thủ công, may, uốn tóc 10 Bình Đức Bình Phước 765 5 Trường Mộc, may, tách hạt điều, Đóng gạch, đan giỏ 11 Bố Lá Bình Dương 1.026 5 Trường Tin học, may, điện, dinh dưỡng, thủ công 12 Đức Hạnh Bình Phước 843 6 Trường Tin học, may, thêu, tiện, đóng gạch, hớt tóc 54 13 Trung tâm giáo dục TTN Củ Chi 578 3 Trường Tin học, điện, sửa xe máy 14 Tư vấn cai nghiện Bình Thạnh TP.HCM 787 4 Trường Tin học, điện,tách hạt điều, sửa xe máy Nhận xét bảng 2.7. - Các trường cai nghiện đã cố gắng phát huy nội lực, tạo điều kiện cho học viên tham gia học một nghề tương đối phù hợp với năng lực, trình độ, tìm kiếm những nghề có thể tổ chức dạy tại trường như: sửa chữa xe máy, hớt tóc, điện dân dụng, mộc dân dụng, nguội, hàn, chế tác kim loại, điện công nghiệp, điện lạnh… - Các nghề đa phần là nghề thủ công, đơn giản, phổ thông. Số nghề kỹ thuật còn quá ít, nhất là nghề kỹ thuật cao. - Ngoài ra, bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn và dự giờ, chúng tôi nhận thấy: + Tất cả các khóa học đều do các trường tự tổ chức chương trình, tự lo điều phối giáo viên, giáo cụ theo phương châm: có gì dùng nấy. Hầu hết các trường thiếu giáo viên dạy nghề phải nhờ sự trợ giúp của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề địa phương, thậm chí huy động cả học viên biết nghề hướng dẫn cho người chưa biết (Trường Giáo dục thanh thiếu niên số 1, 2, 3, 4, 5, 6). + Ở hầu hết các trường đều thiếu dụng cụ, trang thiết bị dạy nghề, học viên phải học “chay”. Một số trường mở các lớp đào tạo nghề cho học viên với mục đích học viên sẽ tham gia sản xuất trong xưởng của trường (sản xuất dép nhựa, chậu trồng cây kiểng, làm ghế đá, dán áo đi mưa, làm bánh mì, nước đá cây…), tuy nhiên đây chỉ là những giải pháp tình thế, cần có sự chỉ đạo và quản lý chặt chẽ hơn của cấp trên. Đa số các trường mở những lớp học nghề theo phương thức hướng dẫn thực hành những nghề đơn giản, thủ công như: làm sản phẩm từ mây, tre, lá, lục bình, kết cườm, kết mành trúc, dệt chiếu… 55 Những trường ở Lâm Đồng, Đắc-Lắc chủ yếu dạy học viên cách trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc và thu hoạch cà-phê, bóc tách hạt điều, khai thác đá, trồng rừng phòng hộ và chăm sóc rừng, làm đường giao thông. Do điều kiện khó khăn, lại ở vùng sâu vùng xa nên công tác dạy nghề ở hầu hết các trường cai nghiện đều chưa đạt yêu cầu về chất lượng, qui trình giảng dạy nghề đều chưa đạt chuẩn, số nghề mở ra tại các trường cai nghiện chưa đáp ứng yêu cầu của nội dung đào tạo nghề kỹ thuật theo tiêu chuẩn của ngành dạy nghề cho cả hai bậc thợ: ngắn hạn (bậc thợ 2/7) và dài hạn (bậc thợ 3/7). Cán bộ quản lý và cấp trên cần giải quyết vấn đề này. 2. 2. 2. 2. Hoạt động hướng nghiệp trước khi học viên chọn nghề - Phân công phụ trách hướng nghiệp Bắt đầu của qui trình dạy nghề là hướng nghiệp. Theo khảo sát, việc phân công nhân sự phụ trách công tác hướng nghiệp ở các trường thể hiện ở bảng 2.8. Bảng 2.8. Phụ trách công tác hướng nghiệp Nhân sự phụ trách Ban hướng nghiệp Phó giám đốc Giáo viên kiêm nhiệm Không có Năm học Số trường Tỷ lệ Số trường Tỷ lệ Số trường Tỷ lệ Số trường Tỷ lệ 2002 - 2003 1 7,14% 1 7,14% 3 21,43% 9 64,29% 2003 - 2004 2 14,29% 2 14,29% 4 28,57% 6 42,85% 2004 - 2005 3 21,43% 2 14,29% 4 28,57% 5 35,71% Nhận xét bảng 2. 8. - Năm học 2004 – 2005, so với hai năm học trước dù việc phân công phụ trách hướng nghiệp đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chỉ có 21,43% các trường cai nghiện có thành lập Ban hướng nghiệp. Số trường chưa có Ban hướng nghiệp nhưng có 56 phó giám đốc kiêm nhiệm chiếm 14,29%, hoặc giáo viên kiêm nhiệm chiếm 28,57%. Số trường hoàn toàn không có Ban hướng nghiệp chiếm 35,71%. Như vậy việc phân công nhân sự phụ trách công tác hướng nghiệp ở các trường còn chưa đồng bộ, đây là điều đáng lo mà các nhà quản lý cần phải giải quyết. Nội dung chương trình hướng nghiệp cho học viên được thể hiện ở bảng 2.9. Bảng 2.9. Nội dung các bài hướng nghiệp dành cho học viên Tuần Thời gian Chủ đề Thứ nhất 1 buổi Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học và các hướng đi cần thiết cho học viên. Thứ 2 1 buổi Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và địa phương Thứ 3 1 buổi Tìm hiểu nghề và bản thân Thứ 4 1 buổi Giới thiệu sơ lược thế giới nghề nghiệp quanh ta Thứ 5 2 buổi Tham vấn về các hướng đi sau khi cai nghiện thành công Tham quan mô hình kinh tế ở địa phương Thứ 6 1 buổi Giới thiệu nghề thuộc lĩnh vực văn hoá-nghệ thuật Thứ 7 1 buổi Tìm hiểu hệ thống đào tạo nghề của trung ương và địa phương Thứ 8 1 buổi Tư vấn học tập, tư vấn nghề sau cai nghiện. Nhận xét bảng 2. 9. Theo bảng và theo kết quả phỏng vấn, thời gian học các bài hướng nghiệp của nhà trường diễn ra song song với việc học nghề của các học viên, chưa đúng như qui trình mà Bộ Giáo dục - Đào tạo đã chỉ đạo: “Công tác hướng nghiệp phải đi trước công tác dạy nghề…”. Việc hướng nghiệp cho học viên rất cần thiết, bổ ích và phải đi trước công tác dạy nghề. Tuy nhiên thực tế cho thấy thời điểm học viên học nghề chưa hợp lý theo trình tự của vấn đề này. Hoạt động hướng nghiệp phải thể hiện vai trò của mình làø hướng 57 dẫn cho học viên hiểu rõ về nghề nghiệp để tiến hành chọn nghề, nhà trường cần tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp cho học viên trước khi diễn ra hoạt động dạy nghề. Nhận xét chung: - Trong hoạt động dạy nghề cho học viên, các cấp quản lý và giám đốc các trường cai nghiện vẫn chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục hướng nghiệp do nhận thức chưa đúng về hướng nghiệp, chưa hiểu một cách sâu sắc, toàn diện và hợp lý về qui trình dạy nghềù. Điều đó làm ảnh hưởng việc học nghề của học viên. Những trường có giáo dục hướng nghiệp thì chỉ mang tính hình thức, chưa đạt chất lượng… nên mặc dù có chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước về công tác dạy nghề, nhưng trong quá trình tiến hành thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại, cần được giải quyết triệt để nâng cao nhận thức hơn về vai trò, tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp cho người cai nghiện. - Việc bố trí hợp lý công tác hướng nghiệp trước khi các học viên chọn nghề chưa có ở hầu hết các trường. Một số trường còn khuyến khích “học nghề dễ làm, nghề phổ thông” trong giáo viên, học viên và phụ huynh. - Tỉ lệ số người nhận thức đơn giản về mục đích dạy nghề thể hiện ở cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề nhiều hơn ở học viên. Điều này dẫn đến tình trạng tổ chức dạy nghề sao cho nhanh gọn, thuận tiện cho việc quản lý học viên (thường chỉ tổ chức dạy được một vài nghề phổ thông nào đó) và vì nhiều lí do khác… nên khuyến khích các em chỉ chọn học một trong các nghề có tổ chức dạy tại trường, ít chọn các nghề khác có dạy tại các trung tâm hướng nghiệp, làm hạn chế hiệu quả và chất lượng học nghề của học viên… - Đối với học viên, các em có thái độ đối phó bằng cách chọn học nghề phổ thông nào dễ học, dễ làm, không phải mất nhiều công sức và trí tuệ, không quan tâm đến 58 tính phù hợp giữa nghề đã chọn với đặc điểm tâm lý cá nhân, không quan tâm đến việc sử dụng nghề đó sau này và xem đó là một hình thức kiếm sống. 2. 2. 2. 3. Thời gian giảng dạy các khóa dạy nghề Về thời gian giảng dạy các khóa dạy nghề được tổ chức ở các trường, trong thực tế, chưa có qui định chính xác trong văn bản mà tùy theo điều kiện thực tế ở các trường, cán bộ quản lý và giáo viên tự lên chương trình. Tuy vậy chúng tôi nhận thấy các trường vẫn có kế hoạch chung về thời gian giảng dạy các khóa dạy nghề tại trường, thể hiện ở bảng 2.10. Bảng 2.10. Thời gian giảng dạy các khóa nghề Đối tượng Hình thức giảng dạy Kế hoạch thời gian chương trình 90 tiết Dự thi cuối khóa Học viên có đóng góp học phí Theo kế hoạch của trường. Giáo viên của trường hoặc trung tâm dạy nghề - Khai giảng và theo từng khóa học nghề (từ 3 đến 6 tháng). - 3 buổi/tuần - 4 tiết/buổi. - dạy trọn khóa. Thi cuối khóa, trường cấp chứng chỉ Học viên đóng góp một phần học phí Theo đợt học của trường. Giáo viên, chuyên gia dạy - Khai giảng theo kế hoạch của trường. -3 buổi/tuần- 4 tiết/buổi - dạy trọn khóa Không dạy các nghề kỹ thuật cao, phức tạp. Thi cuối khóa, trường cấp chứng chỉ Học viên học miễn phí Tập trung theo đợt học. Giáo viên hoặc Người biết nghề dạy - Khai giảng theo kế hoạch của trường - 3 buổi/tuần- 4 tiết/buổi - dạy trọn khóa Dạy các nghề đơn giản, phổ thông. Không tổ chức thi. 59 Nhận xét bảng 2.10. Căn cứ vào kế hoạch chung này, kế hoạch cụ thể của các trường được lập cho từng tháng, chương trình giảng dạy sẽ theo chương trình đã thống nhất chung (tối thiểu 90 tiết theo qui định), qui định rõ biên chế nhóm dạy nghề, chế độ sinh hoạt, hội họp, kiểm tra. Căn cứ vào phương hướng kế hoạch chung, các giáo viên dạy nghề sẽ lên kế hoạch giảng dạy cho môn của mình. Trong thực tế hầu như các trường cho học viên dạy tùy theo kế hoạch bố trí và sắp xếp với giáo viên của trường, giáo viên của trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc của trung tâm dạy nghề địa phương. Trường hợp thiếu giáo viên thì nhà trường chủ động trong việc dạy nghề bằng cách truyền nghề, học viên biết nghề chỉ lại cho học viên chưa biết, ví dụ: dạy nghề mộc, nghề gốm mỹ nghệ, nghề may… Thời gian giảng dạy các khóa nghề phổ biến ở đa số các trường là: 3 tháng, 5 tháng, 6 tháng tùy theo nghề. Ví dụ: sửa xe gắn máy: 6 tháng, may công nghiệp: 3 tháng, điện gia dụng: 3 tháng, hớt tóc: 5 tháng, mộc gia dụng: 5 tháng. Nhận xét: Hầu hết các trường được khảo sát đã có kế hoạch dạy nghề. Tuy nhiên hầu như các kế hoạch được xuất phát từ những văn bản chỉ đạo khác nhau, thiếu nhất quán, chưa tích cực rút kinh nghiệm từ những năm học trước để cải tiến theo hướng tích cực mà chỉ hoàn tất “cho xong việc”… Vì vậy nhìn chung kế hoạch dạy nghề còn mang tính hình thức, đối phó và sơ sài. 2. 2. 2. 4. Số nghề học viên theo học Số liệu thu được qua khảo sát ở 14 trường cai nghiện của thành phố Hồ Chí Minh. Số nghề các trường đã tổ chức dạy cho học viên trong 3 năm học được thể hiện ở bảng 2.11, Bảng 2.11. Số nghề được tổ chức dạy cho học viên Số nghề Năm học 2 3 4 trên 4 Số trường Tỷ lệ Số trường Tỷ lệ Số trường Tỷ lệ Số trường Tỷ lệ 2002 - 2003 5 35,71% 4 28,57% 3 21,43% 2 14,29% 2003 -2004 5 35,71% 3 21,43% 3 21,43% 3 21,43% 60 2004 -2005 28,57% 4 28,57% 3 21,43% 3 21,43% Nhận xét bảng 2.11. - Số nghề kỹ thuật cho học viên học còn ít và khá chênh lệch (có trường chỉ dạy 1, 2 nghề, có trường tới 8, 9 nghề). Có 28,57% số trường chỉ có 2 nghề cho cả mấy trăm học viên, số nghề dạy hiếm có nghề kỹ thuật cao, đa số là những nghề thủ công, phổ thông, đơn giản: như đan giỏ, tách hạt điều, làm dép nhựa, ép áo đi mưa, làm chậu cây cảnh... Chúng tôi cho rằng các trường có thể căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, xin phép thực hiện nhiệm vụ dạy nghề tại trường cho học viên trên cơ sở đã triển khai giảng dạy nghiêm túc, có đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ chương trình dạy nghề và có đủ giáo viên chuyên môn, không nên ép học sinh phải học nghề mà trường dễ tổ chức. Kết quả thu được của mẫu phiếu số 1, 2 dành cho cán bộ quản lý, giáo viên thể hiện ở bảng 2.18 cho thấy 100% ý kiến của giám đốc, phó giám đốc, quản lý, giáo viên trường cai nghiện nêu khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy nghề của mình là việc quản lý học viên - đối tượng đặc biệt khó khăn, ngoài ra các trường còn có hạn chế là thiếu sự liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề địa phương. Các trung tâm dạy nghề cũng nêu việc các trường cai nghiện nên tổ chức đưa học viên tới học nghề tại các trung tâm dạy nghề địa phương, nơi cơ sở vật chất, nhân sự tương đối chuẩn, chuyên, tuy nhiên nếu có đưa học viên tới trung tâm dạy nghề thì trung tâm cũng không quản lý nổi, hai bên đều gặp khó khăn vì thiếu sự liên kết quản lý chặt chẽ. Các cán bộ quản lý khẳng định: trường cai nghiện không thể cùng lúc dạy hàng mấy chục nghề như ở các trung tâm dạy nghề, song cũng không thể chỉ dạy một, hai nghề đơn giản cho hàng mấy trăm học viên. Có nhiều nghề được dạy đồng thời ở các Trung tâm dạy nghề địa phương và các cơ sở giáo dục khác, nhưng phải có phương pháp quản lý đặc biệt đối với học viên cai nghiện vì đây là đối tượng phức tạp, khó quản lý, nhất là khi phân chia học viên vào 61 những lớp học nghề khác nhau. Vì vậy việc đưa học viên đi học nghề tại các trung tâm dạy nghề là điều rất khó thực hiện, đòi hỏi sự hợp tác quản lý cao. Số liệu khảo sát cho thấy có tới 35,71% các trường chỉ dạy 1, 2 nghề cho cả mấy trăm học viên, nhưng vẫn cho rằng đã thực hiện tốt nhiệm vụ vì thi cuối khóa tỉ lệ học viên đạt được tiêu chuẩn nghề khá tốt (nhiều trường đạt tới 90%). Đây là vướng mắc mà nhà quản lý cần lưu ý giải quyết. 2. 2. 2. 5. Việc thực hiện chương trình dạy nghề Tìm hiểu việc thực hiện chương trình dạy nghề cho học viên tại các trường chúng tôi thu nhận kết quả thể hiện ở bảng 2.12. Bảng 2.12. Thực hiện chương trình dạy nghề Các lựa chọn Tần số Tỉ lệ M S Dạy đủ theo chương trình 48 88,89% Dạy thêm các kĩ năng cơ bản về nghề nghiệp 0 0% Dạy không đầy đủ theo chương trình 6 11,11% 2.764 0.427 Nhận xét bảng 2.12. + Độ lệch chuẩn S = 0.427 cho thấy ý kiến trả lời tập trung, phù hợp với yêu cầu lấy phiếu thăm dò. + Trị số M = 0.2764 chứng tỏ đa số các trường thực hiện dạy đầy đủ theo chương trình. 62 + Tỷ lệ 11,11% giáo viên không dạy đầy đủ theo chương trình là điều đáng lo ngại. Vấn đề này cần được các nhà quản lý quan tâm và giải quyết triệt để. 2. 2. 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỌC VIÊN 2. 2. 3. 1. Đặc điểm học viên Hoạt động quản lý việc dạy nghề chịu tác động bởi nhiều yếu tố liên quan tới học viên như: độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp, tình trạng nghiện ma tuý (số lần tái nghiện), có tiền án, tiền sự… - Độ tuổi : Đại đa số học viên cai nghiện còn rất trẻ. Thống kê cho thấy học viên lứa tuổi từ 18 đến 35 chiếm tỷ lệ 89,76%, trong số này tỷû lệ học viên lứa tuổi từ 18 - 25 chiếm 52,12%, lứa tuổi từ 26 - 35 chiếm 37,64%. - Sức khỏe : Dạy nghề cho người cai nghiện tập trung là nội dung chủ yếu ở giai đoạn 2 - giai đoạn sau cai nghiện. Tuy nhiên trong giai đoạn cắt cơn, chữa bệnh cho học viên, vì tình trạng sức khỏe học viên còn yếu, nên cần tiến hành trước hết là giáo dục hướng nghiệp, chứ chưa thể áp dụng chương trình dạy nghề bài bản đúng như yêu cầu và chất lượng chuẩn của ngành dạy nghề. Tình hình sức khỏe học viên của 14 trường cai nghiện của thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện ở bảng 2.13. Bảng 2.13. Tình hình sức khỏe học viên STT Trường Sĩ số học viên Số học viên bệnh Tỷ lệ 1 Trường số 1 2.168 448 20,68% 2 Trường số 2 2.022 405 20,03%. 3 Trường số 3 2.105 435 20, 70% 4 Trường số 4 2.356 473 20,10% 5 Trường số 5 1.940 390 20,15% 63 6 Trường số 6 1.178 239 20,34% 7 Nhị Xuân 2.262 454 20,08% 8 Tổng đội I 783 162 20,74% 9 Phú Văn 2.283 478 20,93% 10 Bình Đức 1.361 272 20,02% 11 Đức Hạnh 2.287 462 20,21% 12 Bố Lá 866 175 20,17% 13 Củ Chi 1.587 319 20,12% 14 Bình Thạnh 565 114 20,17% Nhận xét bảng 2.13: - Tình hình sức khỏe học viên rất đáng lo ngại. Kết quả khảo sát cho thấy có khoảng hơn 20% học viên không thể tham gia lao động do bệnh tật, nhất là các bệnh cơ hội. Tỷ lệ số người nhiễm HIV khá cao (không thống kê công khai). Số người nhiễm HIV chỉ có thể lao động nhẹ theo dạng trị liệu tại các trường. Bệnh lao và bệnh cơ hội đang đặt ra cho tất cả các trường cai nghiện vấn đề rất nan giải. Mặc dù không có chủ trương tách những người nhiễm HIV ra khỏi cộng đồng, nhưng nếu không cách ly người nhiễm HIV, người bị bệnh lao phổi và bệnh cơ hội ra ở khu vực riêng, thì sẽ nhanh chóng lây nhiễm cho những người khác, có thể biến thành dịch, rất nguy hiểm. Ngoài ra một số bệnh truyền nhiễm và bệnh lậu, bệnh trầm uất, bệnh tâm thần, các dạng bệnh nấm, hạch, phì lá lách, viêm gan, suy giảm miễn dịch… đều c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVQLGD008.pdf
Tài liệu liên quan