Luận văn Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-Kinh nghiệm và giải pháp

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU 1

1. Sự cần thiết của đề tài. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn. 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 2

5. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn. 2

6. Kết cấu của luận văn. 2

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 4

1.1. Một số khái niệm cơ bản về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. 4

1.1.1. Nguồn nhân lực. 4

1.1.2. Lực lượng lao động. 7

1.1.3. Vốn con người. 7

1.1.4. Phát triển nguồn nhân lực. 8

1.1.5. Đào tạo NNL. 8

1.1.6. Sử dụng NNL. 10

1.2. Sự cần thiết khách quan của đào tạo và sử dụng NNL đối với quá trình CNH, HĐH. 12

1.2.1. Sự tác động của đào tạo và sử dụng NNL đối với quá trình CNH, HĐH. 13

1.2.2. Sự tác động của CNH, HĐH đến đào tạo và sử dụng NNL. 15

1.3. Nội dung của đào tạo và sử dụng NNL được đào tạo. 19

1.3.1. Nội dung của đào tạo NNL. 19

1.3.2. Nội dung sử dụng NNL được đào tạo. 22

1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và sử dụng NNL. 24

1.4.1. Chính sách và biện pháp về đào tạo NNL. 24

1.4.2. Nguồn và chất lượng đầu vào của NNL. 26

1.4.3 Trình độ cơ sở vật chất và khả năng tài chính ở các cơ sở đào tạo. 27

1.4.4. Trình độ đội ngũ giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lý. 27

1.4.5.Chất lượng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và trình độ trang thiết bị kỹ thuật-công nghệ trong sản xuất kinh doanh. 28

1.4.6. Thị trường lao động. 30

1.5. Những chỉ tiêu đánh giá về đào tạo và sử dụng NNL. 31

1.6. Vai trò của đào tạo và sử dụng NNL đối với thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. 32

Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH BẮC NINH(1997-NAY). 37

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến đào tạo và sử dụng NNL của tỉnh Bắc Ninh. 37

2.2. Chủ trương chính sách của trung ương và địa phương về đào tạo và sử dụng NNL. 40

2.2.1. Về đào tạo NNL. 40

2.2.2. Về sử dụng NNL. 42

2.3. Thực trạng về đào tạo và sử dụng NNL. 45

2.3.1. Thực trạng đào tạo NNL. 46

2.3.1.1. Giáo dục phổ thông, số lượng và chất lượng được nâng cao. 47

2.3.1.2. Thực trạng đào tạo đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề. 48

2.3.2. Thực trạng sử dụng NNL. 51

2.3.2.1. Về tình hình thu hút và phân bố sử dụng lao động. 51

2.3.2.2. Việc sử dụng lao động qua đào tạo. 54

2.3.2.3. Về cơ cấu lao động được sử dụng. 55

2.3.2.4. Đánh giá chung về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của công tác đào tạo, sử dụng NNL. 63

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH BẮC NINH . 76

3.1. Phương hướng đào tạo và sử dụng NNL. 76

3.1.1.Mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010. 76

3.1.2. Phương hướng đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH. 78

3.1.2.1. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại NNL cả về số lượng, chất lượng cho CNH, HĐH . 78

3.1.2.2. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ cung cầu về NNL qua đào tạo cho các lĩnh vực KT-XH. 80

3.1.2.3. Phát huy việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả NNL, trong đó đặc biệt chú ý NNL qua đào tạo. 81

3.2. Giải pháp cơ bản thúc đẩy đào tạo và sử dụng NNL ở Bắc Ninh. 82

3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo. 82

3.2.2. Xây dựng mới và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp. 84

3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý. 85

3.2.4. Tạo nhiều việc làm mới để có thể toàn dụng lao động. 86

3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng NNL. 88

3.2.6. Hình thành và phát triển thị trường lao động. 91

3.2.7. Tăng cường vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương Bắc Ninh đối với việc đào tạo và sử dụng NNL. 92

3.2.7.1. Đổi mới cơ cấu hệ thống đào tạo, tăng nhanh dạy nghề. 92

3.2.7.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách đào tạo và sử dụng NNL. 94

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

 

 

docx104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3652 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-Kinh nghiệm và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và năng suất cao hơn. -Chính sách của Nhà nước nhằm điều tiết quan hệ và điều kiện lao động (hình thức và phương pháp giao kết hợp đồng lao động, trả công lao động, quy định thời gian lao động, ban hành những chuẩn mực về vệ sinh-an toàn lao động và chính sách bảo hiểm xã hội v.v. . .). -Chính sách thị trường lao động nhằm khuyến khích, điều tiết phát triển thị trường lao động phục vụ lợi ích chung và lợi ích của người lao động, do ở nước ta loại thị trường này hiện nay mới chỉ trong giai đoạn đang hình thành nên có những đặc điểm là kém phát triển và còn nhiều khuyết tật(kém phát triển, bị chia cắt khá mạnh giữa các khu vực và theo lãnh thổ, thiếu khuôn khổ pháp lý . . .) Vì vậy, phải có chính sách riêng để quản lý và thúc đẩy sự phát triển của loại thị trường này. Sự hình thành và phát triển ngày càng rộng rãi thị trường lao động cùng với việc hội tụ khá đầy đủ những yếu tố thị trường sẽ tác động nhiều mặt và mạnh mẽ hơn đến quá trình phát triển NNL. -Chính sách ưu đãi và khuyến khích tài năng. Cùng với chính sách chung cho toàn bộ NNL, trong từng giai đoạn nhất định, căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể mà nhà nước có những chính sách riêng đối với từng nhóm người lao động. Nhìn chung, đó là những nhóm đối tượng có vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định đến sự phát triển hưng thịnh của quốc gia hoặc những nhóm nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước sự tác động tiêu cực của thị trường, chúng ta cần hoàn thiện những chính sách sau: Chính sách phát triển NNL khu vực quản lý hành chính Nhà nước, đặc biệt là đối với những người ra quyết định và tham gia hoạch định chính sách. Chính sách phát triển NNL khoa học-công nghệ, trong đó tập trung vào những ngành khoa học-công nghệ mũi nhọn như công nghệ tin học, công nghệ sinh học, tự động hoá và công nghệ vật liệu mới. Chính sách phát triển đội ngũ doanh nhân, trong ưu tiên đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính sách phát triển công nhân kỹ thuật trình độ cao, trước hết là phải đạt trình độ chuẩn trong khu vực Đông Nam Á và tiến tới quốc tế. Chính sách đối với một số nhóm lao động thuộc các ngành nghề, lĩnh vực và vùng lãnh thổ đặc biệt. -Vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bắc Ninh đã cụ thể hoá một số chính sách, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NNL của tỉnh: +Quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng NNL tỉnh Bắc Ninh (Quyết định số 60/2005/QĐ-UB ngày 06/6/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh). +Quy định một số chế độ đố với huấn luyện viên, vận động viên cán bộ thể dục, thể thao ( Nghị quyết số 33/2005/NQ-HĐND16 ngày 27/4/2005 của hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh). +Quy định chế độ khuyến khích, ưu đãi bác sĩ công tác tại trạm y tế cơ sở (Quyết định số 98/2002/QĐ-UB ngày 29/8/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh). 2.3. Thực trạng về đào tạo và sử dụng NNL. NNL tỉnh Bắc Ninh khá dồi dào, tính đến ngày 31/12/2005 toàn tỉnh có 998.318 người (khu vực thành thị có 131.998 người chiếm 13,22%); trong đó NNL có 607.415 chiếm 60,84%. (Xem bảng 2.1). Bảng 2.1. Dân số Bắc Ninh thời kỳ 2000-2005. Đơn vị tính: người Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số dân 951.122 960.919 969.587 976.766 987.456 998.318 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh[2, tr.22] Lực lượng lao động ở Bắc Ninh có cơ cấu trẻ. Năm 2005, nhóm lực lượng lao động trẻ (từ 15-34 tuổi) có 223.160 người, chiếm 42,33% so với tổng số; nhóm lực lượng lao động trung niên(từ 35-54 tuổi) có 258.790 người, chiếm 49,09% và nhóm lực lượng lao động cao tuổi(từ 55-59 tuổi) có 23.902 người, chiếm 4,54%. Nhóm lực lượng lao động trung niên chiếm tỷ lệ cao nhất 49,09%. Đây là thế mạnh của nguồn lao động Bắc Ninh (Xem bảng 2.2). Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi (tính đến1/7/2005) Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 15-24 93.829 17,79 25-34 129.331 24,53 35-44 142.829 27,09 45-54 115.961 21,99 55-59 23.902 4,54 >, = 60 21.370 4,06 Tổng số: 527.222 100,00 Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh năm 2005[17]. Hàng năm dân số Bắc Ninh tăng thêm khoảng 1 vạn người (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,05% năm 2005), mật độ dân số cao: 1.236 người/km2, gấp hơn 2 lần so với mật độ dân cư cả nước. Ngoài ra, còn phải kể đến số người ngoài tuổi lao động nhưng thực tế vẫn có việc làm cũng tăng lên (trong đó ngày càng có nhiều trẻ em) đã tạo thành một nguồn cung về lao động khá dồi dào. Ngoài 2 yếu tố tăng tự nhiên của dân số và sự tham gia của những người ngoài tuổi lao động, nguồn lao động Bắc Ninh còn được bổ sung bằng một số nguồn có tính chất cơ học như: số bộ đội giải ngũ, số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường, số người dôi dư do sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước. Dân số Bắc Ninh chủ yếu là ở nông thôn, chiếm 88,78% so với tổng dân số của tỉnh. Năm 2005, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ 48,29%, trong khi đó lao động trong ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp 29,12%. Điều này chứng tỏ rằng, mức phát triển công nghiệp và mức đô thị hóa còn thấp. Đây thực sự là điều kiện khó khăn về chuyển đổi cơ cấu lao động của tỉnh Bắc Ninh khi chuyển sang giai đoạn CNH-HĐH (Xem phụ lục 3). Chất lượng nguồn lao động: Nhìn chung đã được nâng lên nhiều nhưng về chất lượng chưa đáp ứng được cầu về cả 2 mặt thể lực và trí lực nguồn lao động. Đó là tình trạng thiếu hụt kỹ năng của người lao động. Lao động có tay nghề cao, CNKT thiếu do đầu tư cho giáo dục còn thấp, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, chưa xuất phát từ nhu cầu thị trường lao động của tỉnh. Về mặt trí lực: Trình độ văn hóa là cơ sở rất quan trọng để nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc của người lao động. Số người biết đọc, biết viết tăng dần. Trong những năm qua, số người tốt nghiệp các cấp học phổ thông có xu hướng tăng dần qua từng năm: năm 1997: 80,52%, năm 1998: 80,88%, năm 1999: 82,93%, năm 2000: 83,58% và năm 2005 là: 92,73%. Tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I ngày càng giảm xuống tương ứng. Xu hướng trình độ học vấn của người lao động ngày càng cao cho thấy khả năng học nghề, đào tạo nghề và nâng cao tay nghề của lực lượng lao động ở Bắc Ninh vào loại khá. Đây là một tiền đề quan trọng của sự phát triển NNL của tỉnh. Tuy nhiên, chúng ta thấy tỷ lệ người tốt nghiệp THCS và THPT trong lực lượng lao động của tỉnh còn thấp chỉ khoảng 50% [23, tr 6]. 2.3.1. Thực trạng đào tạo NNL. Để tăng nhanh số lượng và tỷ lệ lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp THCS thì khó có thể thực hiện được các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho người lao động trong những năm tới (Xem bảng 2. 3). Bảng số 2.3. Trình độ học vấn phổ thông ở Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005. Đơn vị tính: % Thời gian Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2005 Không biết chữ 4,46 4,12 3,08 3,10 1,07 Chưa tốt nghiệp tiểu học 15,02 15,00 14,07 13,32 6,20 Đã tốt nghiệp tiểu học 24,26 25,78 25,09 24,71 26,53 Đã tốt nghiệp THCS 44,51 44,03 44,92 44,46 45,59 Đã tốt nghiệp THPT 11,75 11,07 12,12 14,41 20,61 Tổng số 100 100 100 100 100 Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh năm 2005 [17] . Kinh phí đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bắc Ninh tăng hàng năm, từ năm 1997 đến 2005: “Năm 1997: 101.833 triệu đồng, năm 1998: 133.552 triệu đồng, năm 1999: 143.843 triệu đồng, năm 2000: 183.671 triệu đồng, năm 2005: 387.511 triệu đồng” [21, tr. 296]. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và Bắc Ninh nói riêng đã đòi hỏi đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất kinh doanh để nhanh chóng đưa trình độ kỹ thuật, công nghệ lên trình độ tiên tiến, hiện đại, khôi phục, phát triển và khai thác có hiệu quả các ngành, nghề trong nền kinh tế. Trong bối cảnh đó phát triển đào tạo sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu đa dạng về NNL cho nền sản xuất xã hội, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm của người lao động. Trong nhiều năm qua hoạt động đào tạo NNL ở tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể sau đây: 2.3.1.1. Giáo dục phổ thông, số lượng và chất lượng được nâng cao. Tính đến nay hệ thống trường, lớp được xây dựng rộng khắp trong toàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân với các loại hình công lập, ngoài công lập, phương thức chính qui và không chính qui. Bắc Ninh là tỉnh đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ thông cơ sở. Trong toàn tỉnh có 312 trường phổ thông(trong đó có 30 trường THPT), với 223.535 học sinh, trong đó học sinh THPT là 47.238 học sinh. Tính bình quân cứ một vạn dân có 2.263 học sinh. Năm học 2004-2005 toàn tỉnh có 223.528 học sinh tốt nghiệp các cấp, riêng THPT có 47.231 học sinh. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 99%, chất lượng giáo dục được cải thiện, số học sinh giỏi của tỉnh hằng năm đều tăng, qua các khối.(Xem bảng 2.4). Bảng 2.4. Tỷ lệ học sinh giỏi trong giáo dục phổ thông ở Bắc Ninh. Đơn vị tính: % Năm học Khối Tỷ lệ học sinh giỏi 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 Khối tiểu học 16,6 22,43 33,47 33 Khối THCS 7,1 10,19 14,76 18,9 Khèi THPH 1,66 2,41 3,01 3,51 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh năm 2005[22]. Số học sinh giỏi THPT 2001-2005 đạt giải quốc gia: Năm học 2001-2002 có 51 em; 2002-2003 có 50 em; 2003-2004 có 41 em, 2004-2005 có 38 em, trong đó có một học sinh đạt huy chương bạc quốc tế năm 2001. Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm ngày càng tăng: năm học 2001-2002 có 2.739 em, 2002-2003 có 2.913 em, 2003-2004 có 3.422 em, 2004-2005 có 3.917 em. Hầu hết các trường THCS và THPT đều tổ chức cho học sinh được học nghề (95%). Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục có nhiều chuyển biến, xoá bỏ hoàn toàn lớp học tranh tre và tình trạng học 3 ca. 2.3.1.2. Thực trạng đào tạo đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề. -Kết quả những năm gần đây điều tra cho thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động ở Bắc Ninh.(Xem bảng 2.5): Bảng 2.5.Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ở Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005. Đơn vị tính: % Thời gian Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2005 Không có chuyên môn kỹ thuật 92,96 90,40 90,40 88,23 67,11 Trình độ sơ cấp và CNKT không bằng 1,88 4,07 3,27 4,05 19,02 CNKT có bằng 1,13 1,59 1,78 2,40 4,14 Trung học chuyên nghiệp 2,64 2,43 2,50 2,71 5,54 Cao đẳng và đại học trở lên 1,39 1,51 2,05 2,61 4,19 Tổng số 100 100 100 100 100 Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh năm 2005 [17] . Như vậy, số người chưa được đào tạo nghề còn rất cao chiếm 67,11% lực lượng lao động của tỉnh. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất thấp: 32,89% (năm 2005) và qua các năm tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyển biến rất chậm, năm 1997 là 7,04%, năm 1998: 9,60%, năm 1999: 9,60%, năm 2000: 11,77%, năm 2005 là:32,89% .. Chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn nhiều bất cập. Lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chưa được đào tạo đủ trình độ quy định, năng lực thích ứng với việc làm trong nền kinh tế chuyển đổi còn yếu. Tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật còn thấp, cơ cấu đào tạo mất cân đối với nhu cầu sử dụng. Xét trong tổng số lao động chuyên môn kỹ thuật năm 2005 của tỉnh, cơ cấu như sau: sơ cấp và CNKT không bằng: 19,03%; CNKT có bằng: 4,14%, cao đẳng và đại học trở lên: 4,19%. Tính gộp cả sơ cấp, CNKT không bằng và có bằng là một bậc để so sánh với bậc THCN và bậc cao đẳng, đại học (kể cả sau đại học), cơ cấu đào tạo CNKT/THCN/ cao đẳng, đại học là 2,4/1/1; nghĩa là ứng với 1 lao động có trình độ cao đẳng, đại học thì có 1 lao động trình độ THCN và 2,4 lao động trình độ sơ cấp, CNKT. So với các nước có mức GDP bình quân đầu người từ 200-300 USD là 7/2/1 thì thấy cơ cấu lao động chuyên môn kỹ thuật của tỉnh hiện nay là bất hợp lý. Sự bất hợp lý này có nguyên nhân bắt nguồn từ sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo của tỉnh trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, nguyên nhân khách quan của tình trạng này là do 88,78% dân cư và 87% lực lượng lao động ở tỉnh đang làm việc trên địa bàn nông thôn, nơi mà công việc lao động sản xuất chưa đặt ra yêu cầu bức xúc về đào tạo nghề; chỉ có 29,69% người lao động ở nông thôn đã trải qua đào tạo nghề nghiệp, trong khi đó con số này ở thành thị là 52,88%. Trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, tỷ lệ CNKT còn thấp, chỉ có dưới 5% so với toàn bộ lực lượng lao động của tỉnh. Điều đáng lưu ý là trong đó hơn một nửa CNKT tuy đã được đào tạo nhưng không có bằng. Rõ ràng, đào tạo nghề đang là vấn đề bức xúc đối với lực lượng lao động không chỉ ở nông thôn mà ở cả thành thị. Hệ thống màng lưới các cơ sở đào tạo đã được hình thành và ngày càng mở rộng. Tính đến năm 2005, trên địa bàn tỉnh có 4 trường cao đẳng và đại học, 9 trường trung cấp của trung ương và của tỉnh, 3 trung tâm giới thiệu việc làm cùng với 103 cơ sở dạy nghề và truyền nghề của cá nhân và tập thể mỗi năm có thể dạy nghề cho khoảng 5.000 người. Trong 62 làng nghề, có 30 làng nghề truyền thống, 32 làng nghề mới. Làng nghề hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Kết quả điều tra lao động việc làm ở Bắc Ninh năm 2005 cho thấy: Người lao động được kèm cặp, truyền nghề là 121.430 người chiếm 23,25%. Số người lao động được đào tạo đang làm việc trong các ngành kinh tế là: trong công nghiệp-xây dựng: 152.086 người chiếm 29,12%; số lao động trong ngành, nông nghiệp: 252.262 người chiếm 48,29%; số lao động trong ngành dịch vụ: 118.020 người, chiếm 22,59%. - Tỷ lệ lao động được đào tạo ở tỉnh Bắc Ninh gần bằng mức bình quân chung của cả nước. Số lao động chưa qua đào tạo đang hoạt động trong các ngành kinh tế là 67,37%. -Cơ sở dạy nghề do tỉnh quản lý: Trường công nhân kỹ thuật Bắc Ninh, ngành nghề đào tạo gồm: Nhóm nghề điện: điện lạnh, điện XN, vận hành bơm điện, quản lý thuỷ nông, máy nổ, xe máy, nhóm nghề cơ khí: Gò, hàn, tiện, nguội sơ chế, may công nghiệp: Năng lực đào tạo: 450 học sinh/năm, trung bình có 200 học sinh hệ dài hạn (bậc 3/7) và khoảng 100 học sinh hệ ngắn hạn (2/7). Đội ngũ giáo viên 32 người, trong đó Đại học 11, cao đẳng 8, trung cấp 4; công nhân 9. Tỉ lệ học sinh ra trường hàng năm ổn định ở mức 90%. Trung tâm giới thiệu việc làm có nhiệm vụ: Tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động, đào tạo nghề ngắn hạn cho các đơn vị sử dụng lao động. Năng lực đào tạo 200 người/năm. Ngành nghề đào tạo: May công nghiệp, tin học, ngoại ngữ, sửa chữa xe máy. Tỷ lệ học sinh qua đào tạo: 100%. Các cơ sở dạy nghề tư nhân: Toàn tỉnh có: 97 cơ sở. Ngành nghề đào tạo chủ yếu: May, điện tử, tin học, mộc dân dụng, mỹ nghệ, cắt tóc, làm đầu...vv. Năng lực đào tạo: từ 300 đến 350 người/năm. Các cơ sở dạy nghề của Trung ương, quân đội đóng trên địa bàn tỉnh: Trường công nhân xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có quy mô đào tạo: 600 học sinh/năm, trong đó học sinh Bắc Ninh là 200, nghề đào tạo: Nề, điều khiển máy cẩu, máy xúc, kỹ nghệ sắt xây dựng, điện dân dụng, cống thoát nước, mộc dân dụng. Trường trung học Thuỷ sản: Quy mô đào tạo 200 học sinh/năm (riêng Bắc Ninh 100 học sinh/năm), nghề đào tạo: Công nhân nuôi trồng thủy sản, hải sản. Trường quản lý kinh tế công nghiệp Từ Sơn: có quy mô đào tạo: 80 - 100 học sinh/năm, số học sinh Bắc Ninh: 80-100 học sinh. Trung tâm dịch vụ việc làm Quân khu I:có quy mô đào tạo 300 học sinh, số học sinh ở Bắc Ninh chiếm 80%, nghề đào tạo: Lái xe, sửa chữa ô tô. Như vậy, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2015 thành tỉnh công nghiệp, thì việc chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế quốc dân đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác dạy nghề. 2.3.2. Thực trạng sử dụng NNL. Tổng số lao động trong độ tuổi ở Bắc Ninh chiếm 60,84% dân số. Trong gần 607.417 người có 85,99% lao động tham gia hoạt động kinh tế. Phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông thôn. Trong số lao động tham gia hoạt động kinh tế có 48,29% lao động làm nông nghiệp. Riêng khu vực nông thôn có 75,11% lao động làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. 2.3.2.1. Về tình hình thu hút và phân bố sử dụng lao động. Số lao động đang làm việc được phân theo các ngành kinh tế ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2005. (Xem bảng 2.6): Bảng 2.6. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005. Đơn vị tính: Người Số TT Ngành Năm 1997 1998 1999 2005 Toàn tỉnh 50.1533 50.4041 51.6803 522.368 I Khu vực sản xuất 468.441 468.381 479.763 404.348 1 Nông-lâm nghiệp 431.420 431.796 431.251 247.279 2 Thuỷ sản 170 240 451 4.983 3 Công nghiệp khai mỏ 305 315 317 1.159 4 Công nghiệp chế biến 31.392 30.861 42.197 106.670 5 Sản xuất phân phối điện, nước 331 506 487 1.612 6 Xây dựng 4.823 4.663 5.060 42.645 II Khu vực dịch vụ 33.092 35.660 37.040 118.020 1 Thương nghiệp 7.629 8.434 8.731 56.473 2 Khách sạn, nhà hàng 1.857 1.996 2.111 8.007 3 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 5.649 6.252 6.296 14.396 4 Tài chính, tín dụng 923 913 962 2.471 5 Hoạt động khoa học, công nghệ 9 10 22 30 6 Hoạt động liên quan kinh doanh tài sản 1.367 7 Quản lý nhà nước và an ninh, quốc phòng 3.103 3.150 3.446 7.302 8 Giáo dục-Đào tạo 9.617 10.357 10.758 17.247 9 Y tế và hoạt động cứu trợ 3.150 3.294 3.379 3.746 10 Hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao 199 212 214 566 11 Hoạt động Đảng, đoàn thể 872 963 1.008 2.436 12 Hoạt động khác 84 79 113 3.979 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh[2, tr.28-29]. Qua bảng trên ta thấy năm 2005, lao động làm việc trong khu vực sản xuất chiếm 77%, trong khu vực dịch vụ chiếm 23 %. Trong đó cơ cấu lao động được sử dụng trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 48,29%, trong công nghiệp và xây dựng chiếm 29,12%, trong dịch vụ chiếm 22,59%. -Sử dụng lao động trong ngành công nghiệp: số lao động trong ngành công nghiệp tăng dần lên từ năm 1997 đến năm 2005. Năm 1997: 36.851 người; năm 2000: 59.201 người; năm 2005: 152.086 người. Trong tổng số lao động công nghiệp trên địa bàn số lao động thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm phần rất nhỏ năm 2005 có: 3.954 người. Nếu xem xét theo thành phần kinh tế, trong số lao động công nghiệp thuộc khu vực kinh tế trong nước năm 2005 thì lao động thuộc kinh tế nhà nước là:9.503 người; tập thể:1.443 người; tư nhân:21.666 người; cá thể: 115.691 người. Như vậy, lao động công nghiệp ngoài nhà nước chiếm phần lớn. -Sử dụng lao động trong ngành dịch vụ và tư thương: số lao động này tăng dần qua các năm. Năm 1997: 33.092 người; năm 2000: 46.686 người; năm 2005:118.020 người. -Sử dụng lao động trong ngành trong nông nghiệp và làng nghề: số lao động này được thu hút vào 23 cụm công nghiệp và 62 làng nghề, trong năm 2005 đã giải quyết việc làm cho 17.322 người; trên địa bàn nông thôn, ngoài số lao động thu hút vào các làng nghề còn có 8.168 lao động được thu hút vào 1.503 trang trại. Từ kết quả điều tra lao động việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2005 (tính tới thời điểm 1/7/2005) của Sở Lao động-Thương binh và xã hội và Cục Thống kê tỉnh thì số nhân khẩu toàn tỉnh từ 15 tuổi trở lên là 737.431 người, chiếm 73,87 % dân số toàn tỉnh, trong đó: +Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 607.415 người, chiếm 60,84% dân số toàn tỉnh. +Số nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên ở vùng nông thôn là 636.506 người chiếm 73,47% dân số thường trú trong khu vực, trong đó số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 525.062 người chiếm 60,61% dân số thường trú trong khu vực. -Toàn tỉnh có 525.880 người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng(số liệu điều tra lao động việc làm /7/2005), trong đó số người trong độ tuổi lao động là 504.262 người, ở vùng nông thôn có 440.668 người chiếm 84,36% tổng số lao động trong toàn tỉnh. So với năm 1997, lực lượng lao động thường xuyên nói chung của tỉnh tăng 20.835 người với tốc độ tăng là 2,6%. -Tổng số nhân khẩu nông thôn là 866.320 người(số liệu của Cục thống kê tỉnh, tính đến 31/12/2005), trong đó số người trong độ tuổi lao động là 525.062 người chiếm 60,61% tổng số nhân khẩu. +Lao động trong nông nghiệp có 252.262 người, phân bố ở các lĩnh vực nông nghiệp, làng nghề (hầu hết ở trong nông nghiệp). +Lao động trong các làng nghề có khoảng 200.000 người, phân bố ở các lĩnh vực công nghiệp chế biến, xây dựng, thương mại, vận tải... trong đó phần lớn trong ngành công nghiệp chế biến. Lực lượng lao động trong nông nghiệp và làng nghề gồm những người có khả năng lao động là chủ yếu, ngoài ra còn có những người chưa đến độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn và làng nghề là: 77,37%. 2.3.2.2. Việc sử dụng lao động qua đào tạo. Việc sử dụng lao động qua đào tạo trong các ngành, lĩnh vực thời gian qua cho thấy: -Ngành giáo dục và y tế: có số học sinh tốt nghiệp làm việc đúng nghề đào tạo khá cao. Tuy nhiên, một số sinh viên sau khi tốt nghiệp do không tìm được việc làm đã chuyển sang làm nghề khác hoặc tiếp tục đi học đại học. Còn số người được đào tạo nghề của các ngành khác do chủ yếu theo học nghề ngắn hạn nên cơ bản đã tìm được việc làm và tự tạo việc làm (khoảng 80%). -Một số lao động qua đào tạo được thu hút vào các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp liên doanh trên địa bàn tỉnh; do đáp ứng được yêu cầu của cơ quan tuyển dụng nên về cơ bản làm việc đúng với chuyên môn được đào tạo. -Bên cạnh đó vẫn còn không ít số lao động đã được đào tạo nhưng không tìm được việc làm; để có việc làm họ lại phải bỏ tiền và công sức để tiếp tục theo học nghề khác mà các cơ quan tuyển dụng hiện đang cần; thậm chí có người lao động chấp nhận làm những công việc không đúng với khả năng, ngành nghề đào tạo như bảo vệ, tạp vụ, giúp việc gia đình . . . một số lao động được đào tạo phải di chuyển đến các tỉnh, thành phố khác để tìm được việc làm đúng nghề. Như vậy, Bắc Ninh đào tạo lao động nhưng lại không thu hút sử dụng được hết sản phẩm của mình. 2.3.2.3. Về cơ cấu lao động được sử dụng. Thực tế trong những năm qua cho thấy số lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên tập trung nhiều trong khối các cơ quan quản lý nhà nước các cấp (khoảng 80% trên tổng số). Khối sản xuất kinh doanh cũng thu hút nhiều kỹ sư, chuyên gia có trình độ kỹ thuật, quản lý kinh doanh giỏi song chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. Nhờ kết quả của hoạt động đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề số lao động có việc làm trong toàn tỉnh tăng lên và góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH . -Sử dụng NNL trong nông nghiệp và làng nghề: Sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp được thể hiện trên 3 lĩnh vực sau: +Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp so với các ngành kinh tế quốc dân từ khi tái lập tỉnh(1997) đến nay.(Xem bảng 2.7). Bảng 2.7. GDP phân theo khu vực kinh tế ở Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005. Đơn vị tính: % Thời gian Khu vực 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2005 Công nghiệp và xây dựng 24,5 25,7 31,4 35,7 37,6 40,1 47,1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 44,7 44,1 40,6 38,0 34,2 32,3 25,7 Dịch vụ 30,9 30,2 28,0 26,3 28,2 27,6 27,2 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh[2, tr.49]. So với năm 2000, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 35,7% lên 47,1%, dịch vụ tăng từ 26,3% lên 27,2%, nông nghiệp giảm từ 38,0% xuống còn 25,7%. +Sự biến đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác .(Xem bảng 2.8). Bảng 2.8. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 1996-2005. Đơn vị tính: % Thời gian Khu vực 1996 1997 1998 1999 2000 2005 Lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 83,9 81 78,50 76,0 73,6 48,29 Lao động trong công nghiệp và xây dựng 8,1 10 11,25 12,6 14,0 29,12 Lao động trong dịch vụ 8,0 9 10,25 11,4 12,4 22,59 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh[2, tr.28-29]. Qua bảng trên ta thấy: cơ cấu lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm, trong khi đó lực lượng lao động trong các ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ tăng. +Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp.(Xem bảng 2.9). Bảng 2.9. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế ở Bắc Ninh thời kỳ 1996-2005. Đơn vị tính: % Thời gian Ngành kinh tế 1996 1997 1998 1999 2000 2005 Trồng trọt 70,0 67,3 68,3 70,0 67,2 57,40 Chăn nuôi 27,3 29,7 28,5 26,6 29,4 38,70 Dịch vụ nông nghiệp 2,7 3,0 3,2 3,4 3,4 3,90 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh[2, tr.74-75]. Qua bảng trên ta thấy: trong mấy năm qua cơ cấu trong nông nghiệp Bắc Ninh đang có sự chuyển dịch tích cực: Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm (năm 1996 là 70%/năm xuống còn 57,4%/năm năm 2005), tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng (năm 1996 là 27,3%/năm đến năm 2005 là 38,7%/năm), dịch vụ tăng (năm 1996 là 2,7%, đến năm 2005 là 3,9%). Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng lĩnh vực nông nghiệp(trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, dịch vụ):Trong nội bộ từng lĩnh vực của nông nghiệp cũng diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu về giống cây trồng, vật nuôi... theo hướng áp dụng thành quả khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ nhằm sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá về lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chẳng hạn trong lĩnh vực trồng trọt, giống mới được đưa vào; Trong chăn nuôi đã tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm... Điều này đòi hỏi người lao động nô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp.docx
Tài liệu liên quan