Luận văn Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước và một số kiến nghị

Pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định trách nhiệm bồi thường

thiệt hại do công chức gây ra trong khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, điều mà

nhiều luật gia Việt Nam đang đặt câu hỏi là liệu ởViệt Nam đã tồn tại khái

niệm "trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước" và chế định "trách nhiệm

bồi thường thiệt hại của Nhà nước" hay chưa. Hiện này có quan điểm cho

rằng trong hệthống pháp luật Việt Nam chưa hềtồn tại chế định trách nhiệm

bồi thường thiệt hại của Nhà nước mà chỉlà chế định trách nhiệm bồi thường

của các cơquan nhà nước mà thôi [37, tr. 18]. Cách tiếp cận của quan điểm này

là chưa hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật thực định hiện hành của

Việt Nam. Nếu xét vềmặt kinh phí bồi thường thì trong lĩnh vực tốtụng hình sự,

kinh phí bồi thường của các cơquan tốtụng được cấp từngân sách Trung ương

theo một thủtục khá phức tạp (tham khảo mục VI, khoản 2 của Thông tưliên

tịch số01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP vềhướng dẫn

thi hành một sốquy định của Nghịquyết số388/2003/NQ-UBTVQH11 về

bồi thường thiệt hại cho người bịoan do người có thẩm quyền trong hoạt

động tốtụng hình sựgây ra)

pdf71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước và một số kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p đơn giản hơn nhiều so với cách tiếp cận trách nhiệm thay thế. Có thể nói điểm khác nhau cơ bản của hai cách tiếp cận này là việc coi hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có phải là hành vi của Nhà nước hay không? Cách tiếp cận coi trách nhiệm nhà nước là trách nhiệm trực tiếp có thể bị phản đối vì có tồn tại hay không cái gọi là "hành vi của Nhà nước" vì hành vi phải luôn là của con người [32, tr. 14]. Tuy nhiên, có thể khẳng định về mặt cơ học, hành vi luôn là của con người, tuy nhiên trên góc độ pháp lý thì hành vi của công chức lại có thể coi là hành vi của Nhà nước. Một vấn đề cơ bản khác giữa hai cách tiếp cận này là nếu trách nhiệm Nhà nước là trách nhiệm thay thế đồng nghĩa với việc phủ nhận trách nhiệm 30 của Nhà nước, theo đó việc bồi thường chỉ là một chính sách giống như chính sách phúc lợi xã hội có mục đích bù đắp tổn thất mà thôi. Ngoài ra nếu coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm thay thế thì vô hình chung đã gián tiếp khẳng định sự tồn tại của một quan niệm lỗi thời là "Vua không thể làm sai" của lịch sử. Như vậy, với việc khẳng định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là một yêu cầu tất yếu của thời đại, Nhà nước thừa nhận trách nhiệm bồi thường của mình là trách nhiệm tự thân, có thể khẳng định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm trực tiếp. c) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước không chỉ là trách nhiệm tài sản mà còn là trách nhiệm khôi phục lại những tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước như đã khẳng định là trách nhiệm dân sự. Như vậy, trách nhiệm này bao gồm trách nhiệm về tài sản (trong trường hợp tài sản bị thiệt hại) và trách nhiệm khôi phục những tổn thất về tinh thần (trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm). Có thể nói, điều này đã được khẳng định trong pháp luật Việt Nam hiện hành, cụ thể là Nghị quyết số 388 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều có quy định về việc khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại bởi hoạt động tố tụng hình sự. Đây là những quy định cần được kế thừa khi hoàn thiện chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. d) Yếu tố trái pháp luật của việc gây thiệt hại được hiểu theo nghĩa rộng Về lý luận, một chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm nếu thực hiện hành vi trái pháp luật và gây thiệt hại cho một chủ thể khác. Điều này đồng nghĩa với việc coi tính trái pháp luật là một thuộc tính của hành vi gây thiệt hại. Tuy nhiên, liệu giới hạn của chính sách pháp lý được mở rộng theo hướng quy định cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước trong trường hợp hành vi là hoàn toàn đúng pháp luật nhưng xét về hậu quả thì lại trái pháp luật - tức 31 là vẫn gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức - thì cơ chế điều chỉnh đối với trách nhiệm bồi thường trong hai trường hợp này có giống nhau? Một trong những loại hoạt động của Nhà nước dù đúng luật nhưng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn trong việc gây thiệt hại cho người dân là các hoạt động tố tụng hình sự. Về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ cũng như cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động tố tụng thì trong rất nhiều trường hợp cơ quan điều tra, cơ quan công tố, Tòa án đã thực hiện đúng pháp luật nhưng xét về hậu quả vẫn gây ra thiệt hại cho người bị bắt, truy tố, xét xử. Các chuyên gia pháp lý Nhật Bản còn nêu lên một loại hoạt động cũng dễ gây ra thiệt hại cho người dân là hoạt động tiêm chủng quốc gia. Khi Nhà nước thực hiện Chương trình tiêm chủng quốc gia cho trẻ em thì mọi hành vi của Nhà nước đều được thực hiện đúng pháp luật, từ việc cung cấp thuốc đúng chủng loại, chất lượng đến việc tiêm đúng liều lượng v.v.. mà vẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của một số em bé thì ở đây là trách nhiệm đền bù, vì Nhà nước hoàn toàn chẳng làm gì sai trái cả. Vấn đề là ở chỗ vì một nguyên nhân nào đó mà em bé đó vẫn bị ảnh hưởng về sức khỏe hoặc tính mạng [33, tr. 8]. Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó có liên quan đến ngân sách của Nhà nước vì nếu mở rộng phạm vi được bồi thường thì ngân sách nhà nước sẽ phải gánh chịu thêm nhiều khoản chi; mặt khác nó còn thể hiện được vai trò của Nhà nước đối với những thiệt hại của các cá nhân, tổ chức chịu thiệt hại từ những hành vi của Nhà nước cho dù hành vi đó là đúng pháp luật hay trái pháp luật. Trong pháp luật dân sự, thông thường một chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi hành vi gây thiệt hại của mình là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, trong quan hệ bồi thường nhà nước thì nếu áp dụng tương tự như vậy thì bên bị thiệt hại sẽ rất thiệt thòi. Đứng ở vị trí là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại từ những hoạt động của Nhà nước thì chắc chắn là họ luôn mong muốn mình sẽ được Nhà nước bồi thường cho mọi thiệt hại của mình mà không cần biết thiệt hại của mình là do hành vi trái pháp luật hay đúng luật gây ra. Đứng ở vị trí là Nhà nước - chủ thể hoạt động luôn vì lợi ích chung 32 của xã hội thì việc bồi thường cho mọi thiệt hại của cá nhân, tổ chức gây ra bởi hành vi của mình là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Đây là một hạn chế rất lớn trong pháp luật hiện hành của Việt Nam, điển hình là Nghị quyết số 388 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Nghị quyết này đã không có sự phân biệt rạch ròi giữa hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và hành vi đúng luật nhưng xét về hậu quả vẫn gây thiệt hại cho người dân để xác định những cơ chế điều chỉnh khác nhau cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Điều này đã gây nên một thực trạng đáng báo động trong hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay là e ngại làm oan, sợ trách nhiệm và giảm sút tinh thần đấu tranh, phòng chống tội phạm [38, tr. 9]. Như vậy, xét một cách toàn diện từ việc bảo đảm quyền, lợi ích cho người bị thiệt hại đến vai trò quan trọng của Nhà nước đối với lợi ích chung của toàn xã hội thì xác định tính trái pháp luật đối với việc gây thiệt hại của Nhà nước cần phải hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và hành vi đúng luật nhưng xét về hậu quả là trái pháp luật - vẫn gây ra thiệt hại. đ) Yếu tố "công vụ" trong quan hệ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước Chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước chỉ điều chỉnh trường hợp Nhà nước gây thiệt hại trái pháp luật cho cá nhân, tổ chức khi nhân danh quyền lực công - tức là Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp gây ra thiệt hại khi công chức thực thi công vụ. Tuy nhiên, hiểu như thế nào về khái niệm "công vụ" có ý nghĩa quan trọng vì đây là một trong những yếu tố quyết định việc có phát sinh hay không trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. Ngoài ra, "công vụ" có gì khác với "công việc" trong chế định trách nhiệm bồi thường của pháp nhân đối với những thiệt hại gây ra khi thực hiện "công việc" của pháp nhân? Xét ở góc độ xã hội hóa hoạt động quản lý nhà nước, theo đó có nhiều tổ chức (không phải 33 là các cơ quan, tổ chức của Nhà nước) trong xã hội được Nhà nước giao một số nhiệm vụ quản lý nhất định thì liệu những hành vi này có được coi là công vụ hay không? Có học giả đã khẳng định rằng cần phải coi những hành vi "mang tính chất hành vi công quyền" do "các cơ quan và tổ chức không phải là bộ phận hữu cơ của bộ máy nhà nước" nếu gây thiệt hại thì cũng phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước [22, tr. 3]. Xét trên phạm vi hoạt động của Nhà nước có thể phân hoạt động của Nhà nước trên ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nếu lấy tiêu chí có thực hiện hay không chức năng chính của Nhà nước thì có thể chia hoạt động của Nhà nước thành: hoạt động trực tiếp hoặc nhằm thực hiện chức năng chính của Nhà nước; hoạt động kinh tế (thông qua hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các doanh nghiệp Nhà nước); các hoạt động dân sự khác (như hoạt động mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc thực hiện chức năng chính của Nhà nước). Trong những loại hoạt động trên thì chỉ có nhóm hoạt động thứ nhất thì trong đó công chức mới nhân danh quyền lực công khi thực hiện. Đối với những hoạt động còn lại thì Nhà nước tham gia với tư cách là một chủ thể bình đẳng với chủ thể bên kia của quan hệ pháp luật, vì vậy, như đã khẳng định: trong những mối quan hệ bình đẳng này thì pháp luật tư sẽ điều chỉnh mà không cần một chế định đặc biệt điều chỉnh. "Công vụ" cũng có sự khác biệt nhất định so với "công việc" trong chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của pháp nhân. Trong chế định này pháp nhân phải bồi thường cho mọi thiệt hại gây ra khi thực hiện các công việc của pháp nhân, mà những công việc này không nhất thiết phải thuộc về chức năng hoạt động chính của pháp nhân. "Công vụ", hay nói một cách đầy đủ là hành vi công quyền, là những hành vi trực tiếp hoặc nhằm thực hiện chức năng chính của Nhà nước là chức năng quản lý xã hội. Chỉ những hành vi nào trực tiếp hoặc nhằm thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước mới được coi là công vụ. Như vậy, đối với 34 những hành vi không nhằm thực hiện chức năng quản lý của nhà nước thì không được coi là công vụ. e) Công chức trong quan hệ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước Pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn sử dụng các thuật ngữ "cán bộ", "công chức", "viên chức" để phân biệt rõ vị trí, vai trò của từng nhóm công chức trong bộ máy nhà nước nhưng về cơ bản, họ đều là công chức - theo nghĩa rộng - làm việc cho Nhà nước. Công chức là "cánh tay nối dài" của Nhà nước, trực tiếp thực hiện các công việc của Nhà nước trong đó có những công việc được gọi là "công vụ". Để được trở thành công chức phải đáp ứng được nhiều điều kiện đặt ra cho mỗi cá nhân. Vấn đề đặt ra là nếu công vụ được thực hiện bởi những cá nhân không phải là công chức thì liệu khi đó những cá nhân này có thể được coi là công chức theo nghĩa rộng hay không? Thực tiễn của Việt Nam đã cho thấy có rất nhiều trường hợp mà cá nhân thực hiện "công vụ" không phải là công chức, ví dụ: công dân tham gia dập tắt đám cháy cùng lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; công dân tham gia truy bắt tội phạm cùng lực lượng cảnh sát điều tra trong trường hợp phạm tội quả tang; một bác sĩ hành nghề tư nhân nhưng được Nhà nước thuê tham gia thực hiện Chương trình y tế quốc gia v.v.. Những cá nhân này nếu trong quá trình thực hiện công vụ mà Nhà nước phân công mà gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Đặt trong phạm vi của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước cần phải hiểu khái niệm "công chức" theo nghĩa rộng nhất, theo đó công chức bao gồm tất cả những ai thực hiện công vụ mà Nhà nước phân công, hoặc công việc mà pháp luật quy định khi một cá nhân thực hiện thì nhân danh quyền lực công. Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước mặc dù là trách nhiệm dân sự nhưng vẫn có những đặc thù so với trách nhiệm dân sự thông thường. Sự khác biệt này cho thấy mục đích nhằm bảo vệ một cách hiệu quả nhất quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại từ hoạt động công quyền của Nhà nước. 35 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 2.1. CÁC YẾU TỐ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NHÀ NƯỚC Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ "trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước" là một thuật ngữ mới và cũng mới chỉ được biết đến tại một số quốc gia phát triển kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước cũng là một chế định có lịch sử tồn tại chưa lâu. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức gây ra trong khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, điều mà nhiều luật gia Việt Nam đang đặt câu hỏi là liệu ở Việt Nam đã tồn tại khái niệm "trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước" và chế định "trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước" hay chưa. Hiện này có quan điểm cho rằng trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hề tồn tại chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước mà chỉ là chế định trách nhiệm bồi thường của các cơ quan nhà nước mà thôi [37, tr. 18]. Cách tiếp cận của quan điểm này là chưa hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật thực định hiện hành của Việt Nam. Nếu xét về mặt kinh phí bồi thường thì trong lĩnh vực tố tụng hình sự, kinh phí bồi thường của các cơ quan tố tụng được cấp từ ngân sách Trung ương theo một thủ tục khá phức tạp (tham khảo mục VI, khoản 2 của Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra), khi kinh phí bồi thường được cấp từ ngân sách 36 của Nhà nước có thể nói là đã manh nha tồn tại một trong những yếu tố pháp lý cơ bản của chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, có thể khẳng định một điều chắc chắn là ở Việt Nam đã tồn tại cơ chế bồi thường cho những người bị thiệt hại bởi hoạt động của các cơ quan công quyền. Hiện nay những nội dung cơ bản nhất của chế định pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước được quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, Nghị định số 47/CP ngày 3.5.1997 (Nghị định số 47/CP), Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11. Mặc dù Nghị định 47/CP là văn bản gần như không được thực thi trên thực tế, nhưng việc đánh giá, phân tích một cách toàn diện các nội dung của pháp luật hiện hành cũng là cơ sở để hoàn thiện mô hình trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. 2.1.1. Chủ thể Trong quan hệ bồi thường thiệt hại thì đương nhiên bao gồm hai bên chủ thể là bên bị thiệt hại và bên có trách nhiệm bồi thường. Bên bị thiệt hại là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào chịu thiệt hại gây ra bởi các hoạt động công quyền. Bên còn lại có trách nhiệm bồi thường là Nhà nước. Vậy pháp luật Việt Nam quy định cụ thể về vấn đề này ra sao? Bộ luật dân sự 2005 tại hai điều luật 619 và 620 quy định về trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gây ra bởi hoạt động công quyền, cụ thể, Điều 619 quy định: "Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ."; Điều 620 quy định: "Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng.". Điều 1 của Nghị định số 47/CP quy định: "Cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước hoặc người có thẩm quyền gây ra trong khi thi hành công vụ hoặc trong khi 37 thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được quy định tại Điều 623 và Điều 624 của Bộ luật Dân sự (Bộ luật dân sự 1995)". Điều 10 của Nghị quyết số 388 quy định về cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định về cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm: 1. Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã ra quyết định khởi tố bị can có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì người bị khởi tố không thực hiện hành vi phạm tội. 2. Cơ quan đã ra lệnh tạm giữ, tạm giam có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp việc tạm giữ bị hủy bỏ vì người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật hoặc việc tạm giam bị hủy bỏ vì người bị tạm giam không thực hiện hành vi phạm tội; nếu việc tạm giữ, tạm giam có phê chuẩn của Viện kiểm sát, thì Viện kiểm sát đã phê chuẩn có trách nhiệm bồi thường. 3. Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây: a) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật; b) Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội; c) Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và sau đó Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án phúc thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội. 38 4. Tòa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây: a) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên bố là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội; b) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo có tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội; c) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo có tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội; d) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo có tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên bố là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội. 5. Tòa án cấp phúc thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây: a) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố bị cáo có tội, nhưng Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội; b) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố bị cáo có tội, nhưng Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án để điều 39 tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội; c) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố bị cáo có tội, nhưng Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên bố là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội. 6. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm giữ nguyên bản án của Tòa án cấp dưới tuyên bị cáo có tội trong các trường hợp sau đây: a) Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban thẩm phán, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội; b) Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban thẩm phán, Tòa án nhân dân cấp tỉnh để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội; c) Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban thẩm phán, Tòa án nhân dân cấp tỉnh để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên bố là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội. 7. Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi các Tòa có thẩm quyền thuộc cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao (gọi chung là Tòa có thẩm quyền) xét xử theo thủ 40 tục giám đốc thẩm, tái thẩm giữ nguyên bản án của Tòa án cấp dưới tuyên bị cáo có tội trong các trường hợp sau đây: a) Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa có thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân tối cao và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội; b) Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa có thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân tối cao để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội; c) Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa có thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân tối cao để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên bố là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội. 8. Cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản có trách nhiệm bồi thường cho những người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này có tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu mà bị thiệt hại. 9. Cơ quan thi hành án có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định việc thi hành án không đúng nội dung bản án, quyết định phải thi hành và gây thiệt hại cho người đã chấp hành án [42] Các điều nói trên đều quy định trách nhiệm bồi thường thuộc về các cơ quan công quyền mà cụ thể là: "cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức", "cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự". Trên cơ sở các quy định của pháp luật thực định, có thể khẳng định chủ thể có trách nhiệm bồi thường là các cơ quan công quyền - các pháp nhân của Nhà nước. Nếu quy định như trên thì vô hình chung đã loại trừ trách nhiệm 41 của Nhà nước, theo đó, trách nhiệm bị cá biệt hóa cho từng cơ quan cụ thể trong khi những cơ quan này luôn hoạt động nhân danh Nhà nước. Cần phải có sự phân biệt rõ ràng hai vấn đề: trách nhiệm bồi thường thuộc về ai và việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thuộc về ai. Pháp luật thực định nên quy định trách nhiệm bồi thường thuộc về nhà nước còn cơ chế, cách thức thực hiện việc bồi thường cụ thể thì có thể giao về cho các cơ quan cụ thể của Nhà nước. 2.1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường được quy định chủ yếu trong Bộ luật dân sự. Điều 604 quy định: 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó [30]. Theo quy định này thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (bao gồm cả trách nhiệm bồi thường cho các thiệt hại gây ra bởi cơ quan công quyền) là: (1) Có thiệt hại xảy ra; (2) Có hành vi vi phạm pháp luật; (3) Có lỗi cố ý hoặc vô ý (có thể không cần căn cứ này nếu tại điều luật cụ thể có quy định - tinh thần của khoản 2 Điều 604); (4) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra. Kết hợp với hai quy định của Điều 619 và 620 thì điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường cho các thiệt hại gây ra bởi cơ quan công quyền bao gồm: (1) Có thiệt hại xảy ra; (2) Hành vi gây thiệt hại được thực hiện trong quá trình thi hành công vụ; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi thi hành công vụ và thiệt hại xảy ra. 42 Nhìn chung, là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự nên các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước cũng tương tự như các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông thường. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra ở đây là trong các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của cơ quan công quyền thì pháp luật thực định không đề cập tới yếu tố lỗi, theo đó, cơ quan công quyền phải bồi thường ngay cả trường hợp mà công chức gây thiệt hại nhưng không có lỗi. Điều này phản ánh trách nhiệm của Nhà nước là trách nhiệm pháp lý luật định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước đối với những thiệt hại trái pháp luật - xâm phạm đến khách thể được pháp luật bảo vệ. Nói cách khác, những thiệt hại pháp luật không cho phép. Hai điều 619, 620 chỉ quy định trách nhiệm bồi thường của cơ quan công quyền nếu công chức gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ mà không nhắc tới việc gây thiệt hại có đòi hỏi yếu tố lỗi hay không. Vấn đề lỗi của công chức trong hai điều luật này lại chỉ có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định nghĩa vụ hoàn trả của công chức đối với cơ quan công quyền, theo đó, công chức có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền mà cơ quan công quyền đã chi trả để bồi thường trong trường hợp công chức đó có lỗi. Vấn đề trên rất cần phải được đặt ra vì nó liên quan đến phạm vi trách nhiệm nhà nước. Trách nhiệm của Nhà nước có phát sinh trong các trường hợp mà công chức tuy gây thiệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước.pdf
Tài liệu liên quan