Luận văn Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở trường Đại học Tiền Giang

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng và sơ đồ

PHẦN MỞ ĐẦU .1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.4

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.4

1.1.1. Ở nước ngoài.4

1.1.2. Ở Việt Nam .6

1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài.8

1.2.1. Khái niệm quản lý .8

1.2.2. Quản lý giáo dục .10

1.2.3. Quản lý trường học (QLTH) .11

1.2.4. Các chức năng quản lý .12

1.2.5. Khái niệm về cơ sở vật chất trong trường đại học .16

1.2.6. Chủ thể quản lý cơ sở vật chất .17

1.3. Lý luận về cơ sở vật chất trong trường đại học .20

1.3.1. Vị trí, vai trò của cơ sở vật chất trong trường đại học .20

1.3.2. Nguyên tắc và cách thức sử dụng cơ sở vật chất trong trường đại học .22

1.3.3. Mua sắm và xây dựng .23

1.3.4. Sử dụng và bảo quản.24

1.3.5. Thanh lý và thay thế.25

1.3.6. Bảo trì và sửa chữa.26

1.4. Nội dung quản lý cơ sở vật chất .28

1.4.1. Kế hoạch hóa việc quản lý cơ sở vật chất.30

1.4.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc quản lý cơ sở vật chất .31

1.4.3. Kiểm tra đánh giá việc quản lý cơ sở vật chất .31Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠIHỌC TIỀN GIANG.33

2.1. Khái quát về Trường Đại học Tiền Giang .33

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .33

2.1.2. Cơ cấu tổ chức.34

2.1.3 Cơ cấu đội ngũ cán bộ viên chức .36

2.1.4. Cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo .37

2.1.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị .37

2.1.6. Cơ chế quản lý tài chính.38

2.2. Công cụ và các mẫu khảo sát.39

2.2.1. Mục đích khảo sát .39

2.2.2. Công cụ khảo sát .39

2.2.3. Đối tượng và nội dung khảo sát .39

2.2.4. Cách thu thập và xử lý số liệu.39

2.3. Thực trạng cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang.40

2.3.1. Thực trạng các hạng mục công trình của cơ sở vật chất ở Trường Đại học

Tiền Giang.40

2.3.2. Sự bố trí các khối công trình.42

2.3.3. Kết quả sử dụng cơ sở vật chất .44

2.3.4. Tình hình bảo quản cơ sở vật chất tại Trường Đại học Tiền Giang .45

2.3.5. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất tại Trường Đại học Tiền Giang.47

2.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang.49

2.4.1. Nhận thức về các nội dung quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang49

2.4.2. Thực trạng kế hoạch hóa công tác quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐHTG.52

2.4.3. Thực trạng công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý cơ sở vật

chất ở Trường Đại học Tiền Giang .54

2.4.4. Thực trạng kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý cơ sở vật chất ở Trường

Đại học Tiền Giang .562.5. Đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang.59

Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG .61

3.1. Cở sở đề xuất các biện pháp .61

3.1.1. Cơ sở về pháp lý.61

3.1.2. Cơ sở về thực tiễn .63

3.2. Các nhóm biện pháp đề xuất.63

3.2.1. Nhóm biện pháp về công tác kế hoạch – tài chính .63

3.2.2. Nhóm biện pháp về công tác xây dựng cơ bản .67

3.2.3. Nhóm Biện pháp về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý cơ sở vật chất trườnghọc.70

3.2.4. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp .74

3.3. Nhóm các biện pháp bổ sung.75

3.3.1. Nâng cao nhận thức bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất cho cán bộ quản lý,

giảng viên, sinh viên .75

3.3.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất một cách trọng tâm, trọng điểm cho các bộ

môn, các ngành đào tạo một cách hợp lý.75

3.3.3. Thực hiện quy trình quản lý cơ sở vật chất (mua sắm, lắp đặt, sử dụng, bảo

dưỡng, kiểm tra).77

3.3.4. Phân cấp quản lý đầy đủ hơn cho các đơn vị, các khoa, các trung tâm.78

3.3.5. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong việc quản lý sử dụng cơ sở

vật chất của nhà trường .79

3.4. Khảo cứu tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .79

3.4.1. Khảo cứu tính cần thiết của các biện pháp.80

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ .85

TÀI LIỆU THAM KHẢO.92

PHỤ LỤC

pdf118 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở trường Đại học Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được hỏi trả lời cho rằng không hợp lý vì có lẽ họ thấy cơ sở mới đang xây dựng nên các hạng mục công trình nằm rời rạc không thấy tính nhất quán, liên kết chặt chẽ của các hạng mục, vì trong quá trình thi công chủ đầu tư còn lệ thuộc vào ngân sách Nhà nước cung cấp hàng năm cho chủ đầu tư. Công trình 2: Cơ sở 1 của Trường ĐHTG được xếp hạng nhì với tỉ lệ phần trăm người đồng ý sự bố trí hợp lý các hạng mục công trình là 34,3 %. Con số này cho thấy tính bất hợp lý nổi trội hơn là hợp lý bởi lẽ cơ sở này đã được xây dựng 1970 trước ngày giải phóng. Chính vì lẽ đó công trình trong tình trạng xuống cấp mặc dù nhà trường xuyên sửa chữa, chắp vá.. cũng như xây dựng thêm những hạng mục cần thiết cho việc dạy và học đạt kết quả như mong muốn. Công trình 3: Cơ sở 2 của Trường ĐHTG đồng hạng với Cơ sở 1 về tinh thần hợp lý cũng như bất hợp lý của sự sắp xếp các khối công trình. Sự thiết kế các khối công trình không 44 còn phù hợp với số lượng sinh viên quy tụ về trường hàng năm vì vậy cần có cơ sở khác để thay thế với công năng linh động phù hợp lượng sinh viên tăng hàng năm. Công trình 4: Cơ sở chính theo người trả lời thì cũng không đạt về sự hợp lý trong việc sắp xếp các khối công trình. Có đến 63,7 % người chọn tính bất hợp lý, vì vậy nhu cầu cần xây dựng cơ sở mới là hết sức cần thiết. Tóm lại, từ bảng 2.4 trên cho thấy cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên Trường ĐHTG đánh giá sự bố trí của các công trình ở cơ sở mới là hợp lý nhất được xếp hạng nhất. Trong khi đó ở cơ sở 1 và 2 thì đồng hạng. Tuy nhiên sự chưa hợp lý của 2 cơ sở này chiếm gần 70% số người trả lời, nghĩa là dưới mức trung bình. Sau cùng sự bố trí các hạng mục công trình tại cơ sở chính không được hoàn hảo vì 66,70% người được hỏi trả lời là chưa hợp lý. Đây cũng chính là lý do mà nhà trường đã xây dựng cơ sở mới tại xã Thân Cửu Nghĩa. 2.3.3. Kết quả sử dụng cơ sở vật chất Trong câu hỏi 2.2 của bảng hỏi, chúng tôi yêu cầu người trả lời đánh giá tổng quát về việc sử dụng CSVC từ 4 cơ sở đã nêu ở phần trên. Về mức độ yêu cầu chúng tôi cũng chỉ yêu cầu người trả lời ở 2 tiêu chí là hợp lý và chưa hợp lý. Người trả lời sẽ chọn một trong hai tiêu chí đó bằng cách đánh dấu (X) vào ô mình chọn. Chúng tôi đã tổng hợp và xử lý các ý kiến hợp lệ của người trả lời. Sau đây là bảng kết quả. Bảng 2.5. Kết quả việc sử dụng cơ sở vật chất STT Tên công trình Hợp lý (%) Chưa hợp lý (%) 1 Cơ sở mới 0 100 2 Cơ sở 1 0 100 3 Cơ sở 2 0 100 4 Cơ sở chính 0 100 Tất cả 210 người được hỏi đều trả lời là không hợp lý về việc sử dụng CSVC trong 4 cơ sở nêu trên. 45 Từ kết quả trên việc sử dụng CSVC nói chung là bất cập, chưa hợp lý. Đây là điểm khó khăn của trường trong việc sử dụng CSVC gây lãng phí cho ngân sách địa phương, Nhà nước và chính trường mình. Tóm lại việc sử dụng CSVC tại Trường ĐHTG hoàn toàn không hợp lý kể cả cơ sở mới đang xây dựng. 2.3.4. Tình hình bảo quản cơ sở vật chất tại Trường Đại học Tiền Giang Trong nội dung về việc bảo quản CSVC ở Trường ĐHTG, chúng tôi có đề cập tại câu 3 của bảng hỏi ý kiến. Chúng tôi yêu cầu người trả lời đánh dấu X vào 5 tiêu chí trên 4 mức độ từ tốt – khá – trung bình – yếu. Nếu người trả lời đánh dấu X vào cột “Tốt”, chúng tôi quy đổi thành điểm 4, “Khá” thành điểm 3, “Trung bình” thành điểm 2, “Yếu” thành điểm 1. Chúng tôi xử lý bằng cách tính tỉ lệ phần trăm số người chọn ở các mức độ, tính điểm trung bình cho từng tiêu chí so với điểm trung bình mẫu và sau cùng là xếp hạng. Sau đây là bảng kết quả 2.6 theo nội dung trên. Bảng 2.6. Tình hình bảo quản cơ sở vật chất tại trường Đại học Tiền Giang STT Nội dung Tỉ lệ (%) ĐTB Xếp hạng Tốt Khá TB Yếu 1 Các phương tiện phục vụ công tác bảo quản 18.1 51.0 20.0 11.0 2.764 1 2 Tổ chức các lực lượng trong nhà trường 7.6 56.2 27.1 9.0 2.622 2 3 Sự phối hợp các tổ chức bên ngoài trường 6.7 53.3 31.9 8.1 2.586 3 4 Tinh thần trách nhiệm của CB, GV và SV 5.2 56.2 30.0 8.6 2.580 4 5 Có văn bản quy định rõ việc sử dụng và bảo quản CSVC 6.2 59.5 14.3 20.0 2.519 5 46 Nội dung 1: Các phương tiện phục vụ công tác bảo quản Nội dung này đạt điểm vượt trội hơn cả với điểm trung bình cho các mức độ là 2,764 lớn hơn điểm trung bình mẫu và xếp hạng 1. Trong đó 51% số người được hỏi cho rằng khá, 18,1% cho là tốt và 20% cho là trung bình. Nhìn chung Trường ĐHTG có các phương tiện phục vụ công tác bảo quản CSVC ở tương đối khá. Công tác duy tu bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị, vệ sinh phòng ốc, sửa chữa bàn ghế hỏng kịp thời,... thường xuyên thực hiện hàng tháng, quý, năm. Vì vậy, quá trình dạy và học của thầy trò diễn ra suông sẻ, ít khi gặp sự cố. Nội dung 2: Tổ chức các lực lượng trong nhà trường Điểm trung bình cho nội dung này 2.622 xấp xỉ ở mức độ khá. Chỉ có 9% số người được hỏi trả lời rằng yếu. Vì có lẽ số ít người này chưa có tham gia công tác quản lý trong nhà trường nên nhận xét của họ về tiêu chí này chưa được khách quan. Đa số những người còn lại trả lời ở mức độ khá trở lên. Nội dung 3: Sự phối hợp các tổ chức bên ngoài trường Trong nội dung này có 53,3 % số người được hỏi trả lời ở mức độ khá, 27,1 % trung bình, 7,6 % tốt và yếu không đáng kể 9%. Các con số này chỉ rõ sự kết hợp với các tổ chức bên ngoài nhà trường tương đối chặt chẽ. Chính vì vậy việc phá hoại của công của một số phần tử bên ngoài đều bị ngăn chặn kịp thời bởi chính quyền địa phương. Ngoài ra một số tổ chức khác trang bị cho nhà trường về sách, báo chí,... Nội dung 4: Tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giảng viên và nhân viên. Mặc dù nội dung này xếp hạng 4, nhưng điểm bình quân về mức độ cao hơn trung bình mẫu 8%. Điều này chứng tỏ rằng đa số cán bộ, GV và NV của Trường ĐHTG tỏ rõ tinh thần thái độ về trách nhiệm của mình qua nhiệm vụ được giao phó góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ của công nhà trường. Họ tích cực thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát để ngăn ngừa việc sử dụng CSVC không đúng quy định, quy trình,..có thể làm giảm tuổi thọ máy móc hoặc sử dụng CSVC không đúng công năng, công suất của CSVC. 47 Nội dung 5: Có văn bản quy định rõ việc sử dụng và bảo quản cơ CSVC 59,5 % người trả lời ở mức độ khá. Con số này muốn nói lên một điều là đa số người nhận thức được rằng việc bảo vệ CSVC đều có công văn, giấy tờ quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh, nhà trường,Tuy nhiên một số ít 20% cho là kém. Nghĩa là có công văn quy định nhưng thực hiện nó thì không như ý muốn. Tiêu chí này được đánh giá thấp nhất trong năm nội dung. Tóm lại, dựa trên bảng số liệu đã xử lý, chúng tôi nhận thấy điểm trung bình của 5 nội dung đều lớn hơn trung bình mẫu 2.5. Điều này chứng tỏ rằng 5 chỉ tiêu đều đạt từ trung khá trở lên. 2.3.5. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất tại Trường Đại học Tiền Giang 2.3.5.1. Những khó khăn, thuận lợi * Thuận lợi: - Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có những định hướng rõ ràng cho việc đầu tư tăng cường CSVC trường ĐH. Điều đó đã được thể hiện rõ trong các văn bản chỉ đạo của Chính phủ; Bộ ngành có liên quan. - Hiệu trưởng cũng như cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên nhà trường đều nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của CSVC trong quá trình dạy học, là phương tiện cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; do vậy ý thức của giảng viên, nhân viên, sinh viên, cán bộ quản lý được nâng cao hơn. - Hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành về công tác quản lý CSVC tương đối hoàn chỉnh. - CSVC ở Trường ĐHTG hiện nay được đầu tư khá khang trang, sạch đẹp, xây dựng theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia. Biên chế về cán bộ phụ trách CSVC cũng như công tác thư viện, thiết bị được Nhà nước cho phép. * Khó khăn: + Mặt chủ quan: 48 - Hệ thống tổ chức quản lý, chỉ đạo công tác quản lý CSVC của nhà trường trong thời gian gần đây đã được chú ý củng cố và tăng cường, nhưng chưa đủ mạnh để đảm nhiệm công tác quản lý CSVC theo yêu cầu và mục tiêu đề ra.Việc thực hiện đầu tư, trang bị CSVC của nhà trường chưa tập trung vào một đầu mối. - Ý thức của một số cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, sinh viên ở Trường ĐHTG chưa cao đối với việc giữ gìn, bảo quản CSVC nhà trường. Các cấp quản lý chưa có quy chế khen thưởng và xử lý nghiêm trong đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng và bảo quản CSVC của nhà trường. + Mặt khách quan: - Việc nhận thức của một số bộ phận ở các ngành về nội dung, vai trò của CSVC trường ĐH đối với việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục còn chưa đầy đủ. Nhận thức chưa đầy đủ và giản đơn dẫn đến việc chỉ đạo thực hiện còn hạn chế. Các ngành, các lực lượng xã hội chưa thấy hết trách nhiệm giúp đỡ ngành giáo dục trong việc xây dựng CSVC nhà trường. - Năng lực công ty tư vấn thiết kế còn hạn chế, các thủ tục đầu tư, thanh lý tài sản mất quá nhiều thời gian. Sự giám sát các công trình xây dựng đôi khi chưa đánh giá đúng thực trạng do không có trình độ chuyên môn về xây dựng. 2.3.5.2. Nguyên nhân của thực trạng Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy những nguyên nhân của thực trạng CSVC ở Trường ĐHTG gồm có những điểm chính sau: 1) Nhận thức về tầm quan trọng của CSVC và ý thức sử dụng, bảo quản CSVC của một số GV và SV còn hạn chế. Qua trao đổi với CBQL, chúng tôi nhận thấy một bộ phận GV và SV ở Trường chưa thực sự quan tâm đến công tác CSVC vì cho rằng công tác này không quan trọng. 2) Thiếu kinh phí đầu tư. Có thể khẳng định rằng CSVC là điều kiện quan trọng để thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới giáo dục. Qua trao đổi với cán bộ quản lý giáo dục, dù kinh phí mua sắm trang thiết bị tăng dần theo hàng năm nhưng nó vẫn còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới giáo dục. Cụ thể được thể hiện qua bảng 2.7 49 Bảng 2.7. Nguyên nhân của thực trạng cơ sở vật chất STT Nguyên nhân Mức độ (%) Xếp hạng Đồng ý Không đồng ý 1 Duy tu, bão dưỡng không kịp thời 91.0 9.0 1 2 Thiếu nhân viên bảo vệ 89.5 10.5 2 3 Công tác bảo hành chưa tốt 88.6 11.4 3 4 Ý thức trách nhiệm của người thi công, giám sát công trình chưa cao 88.6 11.4 3 5 Các thủ tục xây dựng sửa chữa mất nhiều thời gian 78.1 21.9 6 6 Chất lượng công trình, thiết bị kém 55.2 44.8 7 7 Kinh phí thiếu 55.2 44.8 7 8 Kiểm tra của cấp trên chưa thường xuyên 33.3 66.7 9 9 Các thủ tục xây dựng, sửa chữa rắc rối 21.9 78.1 10 10 Các thủ tục xây dựng, sửa chữa mất nhiều thời gian 21.9 78.1 10 Theo bảng trên ta thấy nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là do duy tu bảo dưỡng không kịp thời, nhân viên bảo vệ thiếu, công tác bảo hành chưa tốt, ý thức của người giám sát chưa cao và thủ tục sửa chữa mất nhiều thời gian. Bảng điều tra cho biết số người được hỏi trả lời nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là từ 78.1% đến 91%. 2.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang 2.4.1. Nhận thức về các nội dung quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của các nội dung công tác quản lý CSVC ở trường ĐHTG chúng tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả thu được phản ánh qua bảng 2.8 50 Bảng 2.8. Nhận thức tầm quan trọng từng nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác quản lý cơ sở vật chất ở trường Đại học Tiền Giang Qua khảo sát về tầm quan trọng của các nội dung công tác quản lý CSVC ở trường ĐHTG và trực tiếp trao đổi với các CBQL và GV tại trường, chúng tôi nhận thấy phần lớn các CBQL và GV đều nhận thức tốt về tầm quan trọng của các nội dung công tác quản lý CSVC, bởi vì điểm trung bình của các nội dung trên đều nằm ở mức rất quan trọng và quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn một vài hạn chế ở từng nội dung, cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau: Nội dung 1: Quản lý việc lập kế hoạch dự toán xây dựng, trang bị, bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất của trường. Ở nội dung này, qua khảo sát đều được đánh giá là quan trọng và rất quan trọng (ĐTB của CBQL: 2.34; GV: 2.18). Do vậy, khi nhận thức được tầm quan trọng của nội dung này thì việc lập kế hoạch xây dựng, trang bị, bảo quản CSVC của Hiệu trưởng sẽ tốt hơn nhằm định hướng cho công tác xây dựng CSVC được đồng bộ, có chất lượng hơn và hỗ trợ tốt cho hoạt động dạy-học trong nhà trường. STT Nội dung quản lý Đối tượng Mức độ (%) ĐTB Xếp Hạng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng 1 Lập kế hoạch dự toán xây dựng, trang bị, bảo quản, sửa chữa CSVC của nhà trường. CBQL 44.58 53.64 1.78 0 2.34 1 GV 22.94 73.19 3.87 0 2.18 5 2 Lập hồ sơ, báo cáo định kì, thường xuyên về tình trạng CSVC. CBQL 30.07 66.36 3.57 0 2.27 4 GV 29.94 61.03 9.03 0 2.13 7 3 Việc xây dựng, bảo quản, sửa chữa CSVC CBQL 37.50 57.14 5.36 0 2.32 2 GV 45.16 41.94 12.90 0 2.29 3 4 Kiểm tra, đánh giá công tác QLCSVC CBQL 19.64 66.07 14.29 0 2.05 8 GV 29.02 57.42 13.55 0 2.15 6 51 Nội dung 2: Quản lý việc lập hồ sơ, báo cáo định kì, thường xuyên về tình trạng cơ sở vật chất Để quản lý tốt CSVC thì cần có hồ sơ và các báo cáo định kì về tình trạng CSVC giúp Hiệu trưởng nắm rõ tình trạng CSVC hiện nay ở nhà trường . Ở nội dung này có ĐTB nằm ở mức độ rất quan trọng và quan trọng là tương đối cao (ĐTB của CBQL: 2.27; GV: 2.13). Nội dung 3: Quản lý việc xây dựng, bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất Ở nội dung này ĐTB rất cao chứng tỏ nhận thức của CBQL và GV về việc xây dựng, bảo quản, sửa chữa CSVC là rất quan trọng và quan trọng trong công tác quản lý CSVC hiện nay ở trường ĐHTG. Khi CBQL nhận thức tốt nội dung này thì CSVC được xây dựng sẽ đảm bảo được tính đồng bộ và chất lượng hơn vì đã có kế hoạch trước. Do đó, sẽ hạn chế được sự thất thoát, hư hỏng CSVC của trường. Nội dung 4: Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý cơ sở vật chất CBQL phải kiểm tra việc quản lý và sử dụng CSVC theo các mục tiêu đã đề ra đảm bảo việc bảo quản CSVC theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng CSVC của nhà trường. Đồng thời chống thất thoát lãng phí tài sản của nhà trường. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy ĐTB ở nội dung này là rất cao. Do vậy, khi CBQL và GV nhận thức tốt nội dung này thì sẽ phát huy hiệu quả quản lý CSVC nhằm góp phần đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Tóm lại, quản lý CSVC là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng. Trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc chỉ đạo và quản lý CSVC của trường còn nhiều bất cập. Với số lượng và tỉ lệ phần trăm chọn ở mức độ rất quan trọng và quan trọng là rất cao, chứng tỏ CBQL, GV đã nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của các nội dung công tác quản lý CSVC. Tuy nhiên vẫn còn một số ít đối tượng chọn mức độ ít quan trọng, chứng tỏ còn một số CBQL và GV xem nhẹ tầm quan trọng của các nội dung công tác quản lý CSVC. Điều này là không phù hợp với thực tế trước yêu cầu đổi mới giáo dục ĐH của nước ta hiện nay. 52 2.4.2. Thực trạng kế hoạch hóa công tác quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐHTG Trong câu 4 của bảng hỏi ý kiến, chúng tôi hỏi ý kiến người trả lời về nội dung xây dựng kế hoạch ở Trường ĐHTG. Chúng tôi yêu cầu người trả lời đánh dấu X vào ô “có” hoặc “ không” để đánh giá từng nội dung, sau đó chúng tôi xếp hạng. Qua xử lý bằng phần mềm SPSS, chúng tôi thu được bảng 2.9 sẽ trả lời thực trạng việc xây dựng kế hoạch ở Trường ĐHTG hiện nay. Bảng 2.9. Kết quả xây dựng kế hoạch quản lý cơ sở vật chất STT Nội dung Thực hiện (%) Xếp hạng Có Không 1 Lập kế hoạch thanh lý CSVC 69.5 30.5 1 2 Xây dựng quy hoạch tổng thể mặt bằng trường học 66.7 33.3 2 3 Lập kế hoạch nâng cấp, cải tạo CSVC 64.3 35.7 3 4 Lập kế hoạch xây dựng mới các công trình 63.8 36.2 4 5 Lập kế hoạch bảo quản CSVC 62.9 37.1 5 Nội dung 1: Lập kế hoạch thanh lý cơ sở vật chất Có 69,5% người trả lời có thực hiện lập kế hoạch thanh lý CSVC tại Trường trong đó có 30,5% không có ý kiến hoặc không đánh dấu. Như vậy việc lập kế hoạch thanh lý tương đối đầy đủ. Trường ĐHTG thường xuyên có kế hoạch thanh lý tài sản nếu CSVC không thể tái sử dụng được nữa để tránh trường hợp không sử dụng mà vẫn cất giữ mãi trong kho đến nỗi không thanh lý được. Nhà Trường đã làm tốt công tác này làm lợi cho Nhà nước không ít tiền của đồng thời làm cho bộ mặt nhà trường khang trang và vệ sinh hơn. Ở Trường ĐHTG nếu thanh lý không được sẽ đề nghị UBND tỉnh ra quyết định trang bị những CSVC còn sử dụng được như bàn ghế cho các trường tiểu học, trung học ở vùng sâu vùng xa của tỉnh vì ở những trường này việc trang bị CSVC còn rất thiếu thốn. Nhìn chung nội dung 1 được làm tương đối tốt. Xếp hạng nhất. 53 Nội dung 2: Xây dựng quy hoạch tổng thể mặt bằng trường học Việc thực hiện nội dung này, gồm có 66,7% người trả lời “có” trong khi đó 33,3% cho rằng “không”. Như vậy, có thực hiện nội dung này ở nhà trường mặc dù số lượng người hưởng ứng không cao lắm. Tuy nhiên, cơ sở mới của Trường đang trong giai đoạn xây dựng từng bước theo đồ án thiết kế đã được duyệt của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Tổng thể mặt bằng đã được quy hoạch chi tiết chỉ chờ ngân sách Nhà nước phê duyệt hàng năm. Hiện nay, nhà trường đã giải ngân bồi thường trên 10 ha. Các công trình xây dựng đã mọc lên như: Khoa Kinh tế - xã hôi, 4 giảng đường có sức chứa khoảng 300 chỗ, cơ sở hạ tầng điện nước, đường đi, Hiện nay nhà trường đang tiếp tục thương lượng bồi thường khoảng 47 ha. Nhìn chung nội dung 2 cũng tương đối được chấp nhận khá. Xếp hạng 2. Nội dung 3: Lập kế hoạch nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất Nội dung này gồm 64,3% người trả lời đồng ý, 35,7% không đồng ý được xếp hạng 3. Việc lập kế hoạch nâng cấp và cải tạo CSVC ở Trường ĐHTG thực hiện tương đối thường xuyên. Tuy nhiên khoảng một phần ba người được hỏi trả lời không tán thành. Điều này chứng tỏ rằng Trường có thực hiện nhưng chưa quán triệt và quyết liệt. Nội dung 4: Lập kế hoạch xây dựng mới các công trình trường học 63,8 % người được hỏi trả lời “có” và 36,2 % trả lời “không”. Việc này lẽ ra là phải đồng ý 100% vì thiết kế bản vẽ đã được phê duyệt và hơn nữa công trình đang thi công và đã nghiệm thu một số hạng mục công trình đưa vào sử dụng. Theo tinh thần của điều tra bảng hỏi, kết quả của nội dung này được xếp hạng 4. Nội dung 5: Lập kế hoạch bảo quản cơ sở vật chất Nội dung “Lập kế hoạch bảo quản CSVC” là công tác thực hiện yếu nhất với 62,9% người trả lời đồng ý và 37,1% không đồng ý. Nội dung này được đánh giá là khâu yếu nhất. Do tình trạng lập kế hoạch bảo quản CSVC ở Trường còn lỏng lẻo. Trường ĐHTG được trang bị CSVC trong thời gian gần đây nên hầu hết trang thiết bị CSVC nói chung còn ở tình trạng tốt. Chính vì vậy việc lập kế hoạch cho nội dung trên cũng hơi lơ là, nội dung này được xếp hạng 5. 54 Tóm lại, việc xây dựng chức năng kế hoạch ở Trường ĐHTG tương đối khá, mặc dù có một vài thiếu sót về việc lập kế hoạch bảo quản CSVC. Tuy nhiên nhìn chung là tạm được. Chính vì vậy Trường phải có kế hoạch điều chỉnh lại nội dung 3, 4, 5 bằng cách chi tiết cụ thể hơn nữa cho các cán bộ quản lý thông suốt các kế hoạch đề ra. Nghĩa là phải đả thông tư tưởng của từng cán bộ quản lý qua từng khâu quản lý cụ thể để họ nhận thấy việc làm của họ là góp phần không nhỏ vào việc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, nguồn nhân lực chính phục vụ xã hội trong tương lai. 2.4.3. Thực trạng công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý CSVC ở Trường ĐHTG là nội dung 4.2 của bảng hỏi ý kiến đối với các cán bộ, GV và nhân viên tại Trường. Ở nội dung này, chúng tôi yêu cầu người trả lời đánh dấu X vào một trong bốn mức độ “tốt”, “khá”, “trung bình”, “yếu” của từng nội dung. Chúng tôi sẽ trình tự cho điểm 3, 2, 1, 0 trên bốn mức độ “tốt”, “khá”, “trung bình”, “yếu” để tính điểm trung bình và xếp hạng. Sau khi xử lý số liệu chúng tôi được bảng kết quả 2.10 Bảng 2.10. Kết quả tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) ĐTB ĐTB mẫu Xếp hạng Tốt Khá TB 1 Tổ chức việc phân công người và các bộ phận phụ trách thực hiện các kế hoạch CSVC 4.8 38.6 56.7 1.483 1.5 1 2 Thực hiện kiểm kê CSVC định kỳ 6.2 34.3 59.5 1.467 1.5 2 3 Cử cán bộ phụ trách CSVC dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý CSVC 5.7 30.0 64.3 1.414 1.5 3 4 Xây dựng các quy định, quy chế, quy trình quản lý, sử dụng, cải tạo và bảo quản CSVC 5.2 28.1 66.7 1.385 1.5 4 5 Kiểm tra đánh giá và có sổ sách ghi rõ tình trạng CSVC 7.1 6.2 76.7 1.104 1.5 5 Nội dung 1: Tổ chức việc phân công người và các bộ phận phụ trách thực hiện các kế hoạch về cơ sở vật chất 55 Ở nội dung 1 được xếp hạng 1 với số người được hỏi trả lời “tốt” có đến 4,8% người, “khá” là 38,6% và “trung bình” là 56,7% và điểm trung bình là 1,483 < trung bình mẫu 1,5. Mặc dầu được xếp hạng 1 nhưng nội dung này chỉ nằm ở giới hạn trung bình. Điều này chứng tỏ rằng công tác phân công người và các bộ phận phụ trách thực hiện các kế hoạch CSVC chỉ thực hiện ở mức độ trung bình. Các cán bộ quản lý đảm nhiệm công tác này chưa làm hết khả năng quản lý của mình hoặc số lượng cán bộ quản lý còn hạn chế nên kết quả đạt được cũng khiêm tốn. Nhìn chung công tác tổ chức thực hiện nội dung ở mức độ trung bình. Nội dung 2: Thực hiện kiểm kê cơ sở vật chất định kỳ Công tác tổ chức thực hiện kiểm kê CSVC định kỳ thường diễn ra hằng quý và hàng năm. Số lượng người trả lời đồng ý ở mức độ tốt là 6,2 % , mức độ khá là 34,3 % và vượt trội hơn cả là mức độ trung bình 59,5 %. Điểm trung bình cho 4 mức độ này chỉ 1,467 điểm vẫn bé hơn điểm trung bình mẫu. Do đó có thể nói việc tổ chức thực hiện kiểm kê cũng chưa có tính quyết liệt, tập trung cao độ mà chỉ mang tính thủ tục. Nhìn chung việc tổ chức thực hiện kiểm kê CSVC định kỳ chỉ thực hiện ở mức độ trung bình. Nội dung 3: Cử cán bộ phụ trách cơ sở vật chất dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở vật chất Tổ chức thực hiện việc cử cán bộ quản lý CSVC tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ được đánh giá ở mức độ trung bình với số lượng người trả lời “tốt”là 5,7%, 30% trả lời “khá”, 64,3% trả lời “trung bình” với số điểm bình quân là 1,414. Theo đó các cán bộ quản lý Trường ĐHTG cũng có tham dự các lớp quản lý CSVC ngắn hạn nhưng chỉ ở mức giới hạn. Cán bộ quản lý đa phần dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý CSVC tại trường, thỉnh thoảng mới dự lớp ở xa để nâng cao kiến thức. Nhìn chung tổ chức thực hiện ở nội dung này cũng chỉ đạt mức độ trung bình. Xếp hạng 3. Nội dung 4: Xây dựng các quy định, quy chế, quy trình quản lý, sử dụng, cải tạo và bảo quản cơ sở vật chất 56 Có 5,2% số lượng người trả lời “ tốt”, 28,1 % người trả lời “khá” và 66,7% người trả lời “trung bình”. Nhìn qua điểm bình quân chúng tôi nhận thấy nội dung này chỉ ở mức dưới trung bình. Như vậy việc tổ chức xây dựng nội dung 4 này còn phải phát huy hơn nữa. Đây có thể xem là sự hạn chế của Trường ĐHTG. Nội dung này xếp hạng 4, nhà trường cần đẩy mạnh công tác tổ chức nội dung 4 này tích cực hơn trong thời gian tới. Nội dung 5: Kiểm tra đánh giá và có sổ sách ghi rõ tình trạng cơ sở vật chất Ở nội dung cuối cùng này việc tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá và có sổ sách ghi rõ tình trạng CSVC cũng chưa tới mức trung bình ( điểm trung bình = 1,104 < 1,5). Tổ chức thực hiện nội dung 5 ở Trường làm chưa có hiệu quả và xếp hạng 5. Tóm lại, về việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra ở Trường ĐHTG còn bị hạn chế. Về mức độ thực hiện chỉ đạt trung bình khá về các công tác tổ chức phân công người và các bộ phận phụ trách thực hiện kế hoạch về CSVC. Đối với công tác tổ chức thực hiện kiểm kê CSVC định kỳ, kết quả không có gì mới mẻ so với nội dung 1 chỉ đạt ở mức độ trung bình. Riêng nội dung 3 về tổ chức cử cán bộ phụ trách CSVC dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý CSVC cũng chỉ được tạm coi là thực hiện ở mức độ trung bình. Riêng nội dung 4 và 5 về các công tác tổ chức thực hiện xây dựng các quy định, quy chế, quy trình quản lý, sử dụng,cải tạo và bảo quản CSVC và kiểm tra đánh giá và có sổ sách ghi rõ tình trạng CSVC thì thật sự chưa tập trung cao độ còn rời rạc, chưa kết dính với tinh thần chỉ đạo ở cấp trên. 2.4.4. Thực trạng kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang Để kiểm tra thực hiện kế hoạch quản lý CSVC, chúng tôi sử dụng câu số 4.4 của phiếu hỏi ý kiến. Trong phần này, chúng tôi liệt kê 5 nội dung quản lý CSVC trường học rồi đề nghị người trả lời trả lời về mức độ thực hiện, người trả lời xác nhận bằng cách đánh dấu X vào 1 trong 4 cột “ Tốt”, “ Khá”, “ Trung bình”, “ Yếu” đối với từng nội dung. Ở nội dung “ mức độ thực hiện” chúng tôi xử lý bằng cách tính điểm trung bình và xếp hạng cho từng nội dung, nếu người trả lời đánh dấu X và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_08_29_4545463837_5242_1872327.pdf
Tài liệu liên quan