Luận văn Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non của các phòng giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

LỜI CẢM ƠN. 3

MỤC LỤC. 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. 9

DANH MỤC CÁC BẢNG . 10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ. 11

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ

HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON . 8

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .8

1.1.1. Các nghiên cứu về công tác xã hội hóa giáo dục ở một số nước trên thếgiới.8

1.1.2. Các nghiên cứu về công tác xã hội hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục

Mầm non tại Việt Nam.11

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .14

1.2.1. Xã hội hóa.14

1.2.2. Xã hội hóa giáo dục.14

1.2.3. Xã hội hóa giáo dục Mầm non .16

1.2.4. Quản lý .17

1.2.5. Quản lý giáo dục .18

1.2.6. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non .18

1.3. Cơ sở lý luận về công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non .19

1.3.1. Cơ sở pháp lý của công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non .191.3.2. Mục tiêu xã hội hóa giáo dục Mầm non.22

1.3.3. Nguyên tắc xã hội hóa giáo dục Mầm non.23

1.3.4. Nội dung của xã hội hóa giáo dục Mầm non .25

1.3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non .29

1.4. Cơ sở lý luận về quản lý công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non.31

1.4.1. Chức năng của Phòng giáo dục – đào tạo .31

1.4.2. Nhiệm vụ - quyền hạn của Phòng giáo dục – đào tạo.31

1.4.3. Chức năng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non của Phònggiáo dục – đào tạo .33

1.4.4. Nội dung quản lý tác xã hội hóa giáo dục mầm non của Phòng giáo dục– đào tạo .35

1.5 Điều kiện đảm bảo thực hiện XHHGD thành công.36

1.5.1. Nguồn lực phi vật chất .36

1.5.2. Nguồn lực vật chất.39

Tiểu kết chương 1. 41

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO

DỤC MẦM NON CỦA CÁC PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH

BÌNH DƯƠNG – GIAI ĐOẠN 2010-2013. 42

2.1. Khái quát về giáo dục – đào tạo tỉnh Bình Dương.42

2.1.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Bình Dương .42

2.1.2. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương .43

2.1.3. Khái quát tình hình giáo dục – đào tạo của tỉnh Bình Dương.44

2.2. Khái quát về mẫu nghiên cứu và cách thức xử lý số liệu.47

2.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non của các phòng giáo

dục – đào tạo tỉnh Bình Dương (2010 – 2013).492.3.1. Thực trạng quy mô, mạng lưới trường lớp Mầm non .49

2.3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên Mầm non.52

2.3.3. Đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiệnvề công tác xã hội hóa

giáo dục Mầm non tại tỉnh Bình Dương.58

2.4. Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non của các phòng

giáo dục – đào tạo tỉnh Bình Dương (2010 – 2013).64

2.4.1. Quản lý công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác

chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ .64

2.4.2. Quản lý việc huy động các lực lượng xã hội phát triển quy mô, mạng

lưới, đa dạng hóa các loại hình giáo dục Mầm non của các phòng giáo dục –đào tạo .65

2.4.3. Quản lý việc huy động các nguồn lực nâng cao chất lượng chăm sóc,

nuôi dưỡng, giáo dục trẻ .70

2.4.4. Đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện về quản lý công tác xã

hội hóa giáo dục mầm non .74

2.5. Đánh giá chung về công tác xã hóa giáo dục Mầm non của tỉnh.79

2.5.1. Mặt mạnh.79

2.5.2. Mặt yếu – Nguyên nhân.80

2.5.3. Thời cơ.81

2.5.4. Thách thức .82

Tiểu kết chương 2. 83

Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC

XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH BÌNH DƯƠNG . 84

3.1. Những cơ sở đề xuất các biện pháp.84

3.1.1. Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý công tác xã hội hóa giáo dục Mầmnon .84

3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục Mầm non và xã hội hóa giáo dục Mầm

non tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2015 .84

3.1.3. Căn cứ vào thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non

của các phòng giáo dục – đào tạo tỉnh Bình Dương.86

3.2. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp.87

3.3. Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non trên địa bàn

tỉnh Bình Dương.87

3.3.1. Đảm bảo hành lang pháp lý khi thực hiện công tác xã hội hóa giáo dụcMầm non.87

3.3.2. Quản lý chỉ đạo việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về giáo dụcMầm non.89

3.3.3. Quản lý chỉ đạo nâng cao năng lực sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp cho

đội ngũ giáo dục Mầm non.93

3.3.4. Củng cố, phát triển hệ thống trường Mầm non ngoài công lập, đa dạng

hóa các nguồn đầu tư cho giáo dục Mầm non .96

3.3.5. Tổng kết và phổ biến kinh nghiệm về công tác xã hội hóa giáo dục Mầmnon .98

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp.99

3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tăng cường

xã hội hóa giáo dục Mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương.100

3.5.1 Mục đích .100

3.5.2 Đối tượng khảo nghiệm .100

3.5.3 Kết quả khảo nghiệm.101

Tiểu kết chương 3. 105KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 113

PHỤ LỤC. 119

pdf140 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non của các phòng giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều nhất ở địa bàn thị xã Thuận An và thị xã Dĩ An. Vì vậy, bên cạnh mặt tích cực là góp phần giảm áp lực cho các trường Mầm non công lập, đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh thì việc tồn tại các nhóm trẻ - lớp mẫu giáo độc lập, các cơ sở nuôi giữ trẻ chưa được cấp phép và nhiều trường tư thục thu nhận trẻ dưới 3 tuổi cũng là vấn đề còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, giáo dục trẻ tại các cơ sở GDMN ngoài công lập. 51 Bảng 2.4. Tình hình huy động trẻ đến trường lớp Mầm non công lập và ngoài công lập năm học 2012 - 2013 Số TT Đơn vị Nhóm lớp Số trẻ Tổng số Nhóm trẻ Lớp Mẫu giáo Tổng số Nhà trẻ Mẫu giáo Trong đó MG 5 tuổi 1 Thủ Dầu Một 195 14 181 6,816 495 6,321 2,714 2 Thuận An 133 6 127 5,243 230 5,013 2,525 3 Dĩ An 132 6 126 5,554 238 5,316 2,652 4 Bến Cát 142 16 126 6,039 387 5,652 2,691 5 Tân Uyên 167 7 160 5,778 182 5,596 2,936 6 Dầu Tiếng 71 4 67 2,491 59 2,432 1,258 7 Phú Giáo 121 19 102 3,821 453 3,368 1,229 Cộng trường công lập (CL) 961 72 889 35,742 2,044 33,698 16,005 1 Thủ Dầu Một 181 36 145 6,486 1,084 5,402 1,636 2 Thuận An 233 48 185 8,984 1,359 7,625 2,296 3 Dĩ An 239 44 195 9,280 1,494 7,786 2,543 4 Bến Cát 62 12 50 2,567 342 2,225 694 5 Tân Uyên 50 9 41 1,922 291 1,631 408 6 Dầu Tiếng 63 17 46 1,817 309 1,508 518 7 Phú Giáo 25 1 24 952 20 932 352 Cộng trường ngoài công lập (NCL) 853 167 686 32,008 4,899 27,109 8,447 1 Thủ Dầu Một 69 33 36 1,470 635 835 53 2 Thuận An 105 47 58 2,628 1,086 1,542 30 3 Dĩ An 79 28 51 2,338 671 1,667 198 4 Bến Cát 68 26 42 1,680 571 1,109 57 5 Tân Uyên 46 21 25 1,162 485 677 0 6 Dầu Tiếng 34 10 24 744 166 578 162 7 Phú Giáo 9 3 6 197 37 160 30 Cộng nhóm/lớp ngoài công lập 410 168 242 10,219 3,651 6,568 530 Tổng cộng ngoài công lập 1,263 335 928 42,227 8,550 33,677 8,977 TỔNG CL và NCL 2,224 407 1,817 77,969 10,594 67,375 24,982 52 Hiện nay, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ trong toàn tỉnh đạt 20,7%; trẻ mẫu giáo đạt tỷ lệ huy động 91%, trong đó mẫu giáo 5 tuổi đạt tỷ lệ 99,2% Tuy nhiên, so sánh giữa Bảng 2.3 và Bảng 2.4, ta thấy mặc dù tỷ lệ chênh lệch giữa cơ sở GDMN công lập và ngoài công lập khá cao (CL: 25,37% - NCL: 74,63%) nhưng tỷ lệ chênh lệch giữa trẻ công lập và ngoài công lập không nhiều (CL: 45,84 – NCL: 58,33). Điều này cho thấy những bất cập trong phát triển GDMN tỉnh Bình Dương là: Hầu hết các cơ sở GDMN ngoài công lập đều có quy mô nhỏ lẻ và đa số các trường công lập đều quá tải về sĩ số trẻ trên lớp (bình quân 38 trẻ/lớp – vượt so với quy định bình quân 30 trẻ/lớp của Điều lệ trường Mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 7/4/2008) và chủ yếu thu nhận trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ ở độ tuổi nhà trẻ thường phải đến các cơ sở GDMN ngoài công lập (có đến 80,71% trẻ nhà trẻ đến các cơ sở GDMN NCL trên tổng số trẻ nhà trẻ đến trường lớp). 2.3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên Mầm non 2.3.2.1. Số lượng 53 Bảng 2.5. Quy mô đội ngũ giáo viên Mầm non tỉnh Bình Dương năm học 2012 - 2013 Số TT Tổng số Tổng số NHÀ TRẺ MẪU GIÁO Tổng số TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN Tổng số TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN ĐH CĐ TC SC (Đào tạo 9 tháng) ĐH CĐ TC SC (Đào tạo 9 tháng) 12+2 9+3 12+2 9+3 1 Thủ Dầu Một 381 43 3 10 29 1 0 338 25 112 201 0 0 2 Thuận An 260 13 0 1 12 0 0 247 18 81 148 0 0 3 Dĩ An 233 15 1 4 10 0 0 218 37 62 118 1 0 4 Bến Cát 342 32 0 11 13 8 0 310 14 98 169 29 0 5 Tân Uyên 371 17 0 3 12 2 0 354 33 95 219 7 0 6 Dầu Tiếng 161 6 1 3 0 2 0 155 6 56 84 8 1 7 Phú Giáo 274 43 7 10 20 6 0 231 53 89 79 10 0 Cộng trường CL 2,022 169 12 42 96 19 0 1,853 186 593 1,018 55 1 1 Thủ Dầu Một 261 35 0 1 11 5 18 226 9 50 107 27 33 2 Thuận An 288 60 6 2 32 0 20 228 17 43 152 0 16 3 Dĩ An 310 48 0 0 30 5 13 262 10 58 174 17 3 4 Bến Cát 57 3 0 1 1 1 0 54 4 9 40 1 0 5 Tân Uyên 52 12 0 0 2 3 7 40 1 4 14 14 7 6 Dầu Tiếng 92 23 1 8 8 2 4 69 11 40 12 5 1 7 Phú Giáo 41 2 0 0 0 1 1 39 3 5 22 4 5 Cộng trường NCL 1,101 183 7 12 84 17 63 918 55 209 521 68 65 1 Thủ Dầu Một 78 34 0 2 12 9 11 44 7 6 20 4 7 2 Thuận An 102 48 1 10 34 0 3 54 1 17 36 0 0 3 Dĩ An 87 28 0 4 17 2 5 59 1 19 39 0 0 4 Bến Cát 39 6 0 2 3 1 0 33 3 12 15 3 0 5 Tân Uyên 67 31 0 1 10 2 18 36 0 5 6 2 23 6 Dầu Tiếng 42 10 0 1 3 0 6 32 1 17 7 2 5 7 Phú Giáo 11 4 0 1 3 0 0 7 0 1 6 0 0 Cộng nhóm/lớp NCL 426 161 1 21 82 14 43 265 13 77 129 11 35 Tổng cộng NCL 1,527 344 8 33 166 31 106 1,183 68 286 650 79 100 TỔNG CL và NCL 3,549 513 20 75 262 50 106 3,036 254 879 1,668 134 101 54 Theo Bảng 2.5 ta thấy toàn tỉnh hiện có 3.549 giáo viên. Mặc dù số lượng đội ngũ GDMN hàng năm đều tăng (năm học 2012-2013 tăng 1.034 người so với năm học 2011-2012) nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu phát triển GDMN của các huyện, thị xã, thành phố: Đa số các trường Mầm non ngoài công lập chưa đảm bảo định biên 2 giáo viên/lớp đối với lớp mẫu giáo bán trú và 8 cháu/giáo viên đối với nhóm trẻ theo qui định tại Thông tư 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ. Trừ lớp mẫu giáo 5 tuổi đảm bảo tối thiểu 2 giáo viên/lớp, các nhóm trẻ - lớp mẫu giáo dưới 5 tuổi thường chỉ bố trí 1 giáo viên/nhóm-lớp và bố trí 1-2 bảo mẫu đi kèm vì không tuyển được giáo viên. Đối chiếu số liệu các Bảng 2.3, Bảng 2.4, Bảng 2.5 ta thấy số lượng giáo viên tỷ lệ nghịch với quy mô mạng lưới trường lớp và số trẻ đến trường lớp theo từng loại hình. Mặc dù số trẻ đến lớp đông hơn nhưng số giáo viên ngoài công lập lại có tỷ lệ thấp hơn giáo viên công lập (nhóm lớp công lập: 43,21% - ngoài công lập: 56,79%; nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập: 45,84% - ngoài công lập: 54,16%; giáo viên công lập: 56,97% - ngoài công lập: 43,03%). Căn cứ vào số liệu Bảng 2.4 và Bảng 2.5, toàn tỉnh hiện thiếu 1.362 giáo viên nhà trẻ - mẫu giáo, chủ yếu thiếu ở các cơ sở GDMN ngoài công lập (1.098 giáo viên). Đối với các cơ sở GDMN ngoài công lập, mức thu nhập hàng tháng của giáo viên dao động từ 2.000.000đ – 4.500.000đ/người/tháng. Cá biệt vẫn có giáo viên có mức lương khá cao 5.500.000đ/tháng (thuộc Công ty cao su Dầu Tiếng) nhưng lại không bố trí đủ 2 giáo viên/lớp bán trú theo Quy chế nên chưa đảm bảo được chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ. Việc thực hiện 1 số chế độ chính sách cho đội ngũ cũng được các chủ trường quan tâm, có 69.84% giáo viên được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, 80.94% giáo viên được tham gia bảo hiểm y tế, tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch vào cuối năm 55 học...Tuy nhiên, vẫn còn một số các chế độ chính sách đối với người lao động chưa được chủ trường, chủ nhóm thực hiện tốt như chế độ nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ ốm, thai sản 2.3.2.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên Theo Bảng 2.5, tỷ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên khá cao: 94.17%, trong đó trên chuẩn đạt 34,6%. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên các trường Mầm non công lập đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn theo quy định của ngành nên chất lượng thực hiện quy chế chuyên môn khá tốt. Riêng đối với các cơ sở GDMN ngoài công lập, đội ngũ giáo viên thường không ổn định, cá biệt một số giáo viên bỏ nghề lâu năm nay dạy lại nên năng lực nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm còn yếu, công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ luôn gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với các cơ sở nuôi giữ trẻ chưa được cấp phép, hầu hết các cơ sở này đều không có giáo viên, chỉ có bảo mẫu để giữ trẻ, thậm chí có cả người già, trẻ em trong gia đình, họ hàng cùng giữ, đa số đều không ổn định và thường xuyên thay đổi nên kiến thức và kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của các đối tượng này còn hạn chế nhiều (hiện có 696 người nuôi giữ trẻ tại 323 cơ sở nuôi giữ trẻ chưa được cấp phép, trong đó có 549/696 người không có chuyên môn nghiệp vụ sư phạm Mầm non, tỷ lệ 78,88%). 2.3.2.3. Thực trạng công tác tuyển dụng, bồi dưỡng giáo viên Tuyển dụng, bồi dưỡng giáo viên có vai trò quan trọng trong quản lý đội ngũ giáo viên, đây là khâu quan trọng đầu tiên, nó chi phối đến hầu hết các hoạt động quản lý khác của Hiệu trưởng, là khâu có ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường nói chung và công tác XHH GDMN nói riêng. Để tìm hiểu điều này chúng tôi đã khảo sát và thu được kết quả sau: 56 Bảng 2.6. Thực trạng hoạt động tuyển dụng, bồi dưỡng giáo viên S T T Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ. 2.54 0.85 4 2.52 0.72 4 2 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. 2.67 0.65 2 3.38 0.66 2 3 Các trường có kế hoạch tuyển dụng giáo viên đạt chuẩn của Bộ GD&ĐT. 3.10 0.29 1 3.12 0.56 3 4 Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng giáo viên. 2.63 0.71 3 3.44 0.72 1 Công tác tuyển dụng Hàng năm, các trường Mầm non công lập đều lập kế hoạch khảo sát, đánh giá về số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên căn cứ vào số trẻ tuyển mới trong năm học, số lớp dự kiến, định biên giáo viên, từ đó xác định số giáo viên cần có. Đồng thời, căn cứ vào số giáo viên đang có, số giáo viên nghỉ hưu để lập dự trù nhu cầu biên chế tham mưu lãnh đạo cấp trên tuyển thêm giáo viên cho nhà trường. Dựa vào mục 3 Bảng 2.6 cho thấy công tác lập kế hoạch tuyển dụng giáo viên của các trường được cán bộ quản lý đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên” với điểm trung bình 3.10 và kết quả thực hiện “khá” với điểm trung bình 3.12 chứng tỏ công tác này được các trường quan tâm. Tuy nhiên, kết quả thực hiện chỉ đạt ở mức khá cao do các cơ sở GDMN ngoài công lập, công tác tuyển dụng gặp nhiều khó khăn vì nhu cầu tuyển dụng cao, nguồn giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Bộ GDĐT không đủ để đáp ứng nhu cầu của các trường. Do đó, các trường phải tuyển giáo viên chưa đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ hoặc giáo viên đã bỏ nghề lâu năm, giáo viên không phải người địa phương ... .Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đội ngũ, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại các cơ sở GDMN ngoài công lập. 57 Công tác bồi dưỡng Bồi dưỡng giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Hàng năm, Sở GDĐT, Phòng GDĐT đều tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Mầm non công lập và ngoài công lập. Công tác bồi dưỡng đội ngũ mang tính XHH cao vì ngành đã phối hợp với các doanh nghiệp, Sở ngành có lien quan tham gia vào công tác bồi dưỡng, cụ thể: Ngành y tế bồi dưỡng cho đội ngũ về công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi Mầm non; Sở Lao động Thương binh xã hội, Hội liên hiệp Phụ nữ triển khai Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em; Sở Tài nguyên – Môi trường bồi dưỡng cho đội ngũ các nội dung phục vụ chuyên đề: Ứng phó với biến đổi khí hậu, Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, Giáo dục bảo vệ môi trường . Các trường thực hiện sinh hoạt chuyên môn định kỳ tối thiểu hai lần trong một tháng theo đúng quy định của Điều lệ trường Mầm non. Tuy nhiên, chất lượng sinh hoạt của các tổ chuyên môn trong trường Mầm non còn hạn chế do nội dung sinh họat còn chung chung, chưa đi sâu vào từng chuyên đề cụ thể phù hợp với nhu cầu thực tế của đội ngũ giáo viên trong trường, hiệu quả phát triển kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên qua các buổi sinh họat chuyên môn của nhà trường chưa cao. Theo khảo sát đánh giá về thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại bảng 2.6, ta thấy mục 1 được đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 2.54), kết quả thực hiện “khá” (ĐTB = 2.52); mục 2 được đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 2.67), kết quả thực hiện “tốt” (ĐTB = 3.38); Mục 4 được đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 3.10), kết quả thực hiện “tốt” (ĐTB = 3.44). Nhìn chung, công tác bồi dưỡng được đánh giá tốt xếp hạng 1 và các trường cần có sự đầu tư thêm về nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn định kỳ tại trường. 58 2.3.3. Đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiệnvề công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non tại tỉnh Bình Dương 2.3.2.1. Nhận thức về công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non tại các Phòng giáo dục – đào tạo tỉnh Bình Dương Bảng 2.7. Sự cần thiết của công tác XHH GDMN Tổng số phiếu Phiếu hợp lệ 52 Phiếu không hợp lệ 0 Giá trị trung bình 3.65 Độ lệch chuẩn .480 Qua Bảng 2.7, ta thấy cán bộ quản lý các Phòng GDĐT và cán bộ quản lý các cơ sở GDMN được khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến đều cho rằng công tác XHH GDMN là rất cần thiết với giá trị trung bình là 3.65, độ lệch chuẩn 0.48 cho thấy các ý kiến nhận xét khá tập trung cần thiết. Điều này chứng tỏ các cán bộ quản lý đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác XHH GDMN của đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại trường Mầm non, XHH GDMN từng bước tạo sự công bằng trong giáo dục, tạo cơ hội cho mọi đứa trẻ được thụ hưởng những điều kiện học tập giống nhau theo xu hướng ngày càng tốt hơn, hiện đại hơn kết quả 100%. Tuy nhiên, qua phỏng vấn trên mẫu 28 cán bộ quản lý các cơ sở GDMN, chỉ có 12 cán bộ quản lý nhận thức tương đối đầy đủ về nội dung phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong công tác XHH GDMN (tỷ lệ 42,86%); 18 cán bộ quản lý xác định được các lực lượng xã hội tham gia vào công tác XHH GDMN (64,29%). Kết quả trên cho thấy đội ngũ GDMN chưa phát huy hết nội lực và chưa khai thác tối đa các nguồn lực trong công tác XHH GDMN tại đơn vị. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến 59 hiệu quả thực hiện công tác XHH GDMN tại địa phương. 2.3.2.2. Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác thông tin và truyền thông về giáo dục Mầm non Bảng 2.8. Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác thông tin và truyền thông về giáo dục mầm non S T T Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 Phòng GD&ĐT đã tổ chức nâng cao nhận thức cho các cấp Đảng, chính quyền, cộng đồng, gia đình về vai trò, vị trí của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong sự phát triển nguồn lực con người? 3.13 0.56 1 3.44 0.72 1 2 Các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước và các cấp chính quyền địa phương tăng cường trách nhiệm của trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin và truyền thông về giáo dục mầm non 3.38 0.88 3 3.44 0.72 3 3 Phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch thông tin và truyền thông, biên soạn và cung cấp tài liệu để phổ biến kiến thức và kỹ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non cho các lực lượng XH tham gia phát triển giáo dục mầm non? 3.10 0.66 2 3.38 0.66 2 Kết quả khảo sát công tác nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác thông tin và truyền thông về GDMN thể hiện ở Bảng 2.8 như sau: Mục 1 mức độ thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 3.13 ), kết quả thực hiện “tốt”(ĐTB = 3.44 ); mục 2 mức độ thực hiện “rất thường xuyên” (ĐTB = 3.38 ), kết quả thực hiện “tốt” (ĐTB = 3.44), ; mục 3 mức độ thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 3.10 ), kết quả thực hiện “tốt”(ĐTB = 3.38). Nhìn chung, qua kết quả khảo sát trên, ta có thể thấy cán bộ quản lýđánh giá cao công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác XHH GDMN, trong đó có sự tham gia tích cực của các lực lượng xã hội, điều này cóý nghĩa quan trọng trong công tác XHH GDMN của địa phương. 60 2.3.2.3. Triển khai chủ trương của Đảng và Nhà nước hỗ trợ đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non Từ ngày Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường; Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Chính phủ ban hành danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện XHH trong các lĩnh vực GDĐT, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường có hiệu lực, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 46/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 quy định về chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các cơ sở thực hiện XHH trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tính đến tháng 6/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao đất, cho thuê đất cho 06 tổ chức, cá nhân để xây dựng 06 trường Mầm non tư thục, với tổng diện tích 13.619 m² với mục đích tăng cường công tác XHH GDMN, phát huy sức mạnh của các tổ chức xã hội đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cho Mầm non. Bảng 2.9. Quỹ đất Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương giao hoặc cho thuê theo mục tiêu XHH GDMN đối với các trường Mầm non Số TT Đơn vị Địa điểm Diện tích (m²) 1 MG Trà My 2 Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một 6.000 2 MN Trúc Xanh Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một 2.236 3 MN Hoa Thiên Lý Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một 1.959 4 MN Bé Yêu Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một 1.476 5 MN Phương Mai Lái Thiêu, TX Thuận An 750 6 MN Hoa Thủy Tiên Bình Chuẩn, TX Thuận An 1.198 Tổng diện tích 13.619 Ngoài các văn bản chỉ đạo của Trung Ương, với mục đích đẩy mạnh XHH giáo dục, tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu 61 quả các văn bản sau: - Quyết định số 195/2006/QĐ-UBND, ngày 08/8/2006 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Đề án XHHGD đến năm 2010 (Thực hiện NQ số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT); - Quyết định số 329/QĐ-UBND ngày 26/01/2007 của UBND tỉnh Bình Dương về việc hiện XHH giáo dục tạo nguồn kinh phí chi trả lương và các phụ cấp, trợ cấp cho bảo vệ, phục vụ, cấp dưỡng, văn thư, y tế tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường Mầm non; - Công văn số 3058/UBND-VX ngày 21/6/2007 của UBND tỉnh Bình Dương về việc đào tạo nguồn nhân lực cho các đơn vị ngoài công lập. Ngoài ra, ngành GDĐT tỉnh Bình Dương đã thực hiện tốt việc chuyển đổi loại hình trường Mầm bán công sang trường Mầm non công lập và Mầm non tư thục. Thực hiện Nghị định 71/1998/NĐ-CP, ngày 08/9/1998 về Quy chế thực hiện dân chủ (QCDC) trong hoạt động cơ quan và sau đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo ra Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 01/3/2000 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động trường học, tất cả các trường Mầm non trong tỉnh đều xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ sát hợp tình hình đơn vị. Trong đó quy định rõ trách nhiệm lãnh đạo đơn vị, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, nhiệm vụ phối hợp của Ban Đại diện Cha mẹ học sinh. Thực tế, ban đại diện CMHS là lực lượng nòng cốt trong quá trình cùng với nhà trường giáo dục học sinh. Các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác XHH GDMN đã giúp cho cộng đồng có nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân, các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương khi xây dựng và triển khai các kế hoạch chung đều đã lưu ý kế hoạch phát triển GDMN. 62 2.3.2.4. Thực hiện nội dung của công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non của địa phương Bảng 2.10. Thực hiện nội dung của công tác XHH GDMN của địa phương S T T Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 Huy động đông đảo lực lượng xã hội tham gia vào công tác XHH GDMN của địa phương 2.85 0.46 3 3.44 0.57 2 2 Vận động lực lượng xã hội tham gia vào nhiều loại hình hỗ trợ công tác XHH GDMN của địa phương 2.77 0.50 4 3.18 0.66 4 3 Các lực lượng XH đã hỗ trợ các nguồn lực cho công tác XHH GDMN của địa phương. 2.63 0.56 6 2.77 0.61 6 4 Phòng GD&ĐT soạn nhiều tờ rơi làm tài liệu, tham khảo tư vấn cho các lực lượng xã hội nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc trẻ. 2.85 1.01 3 3.00 0.56 5 5 Thực hiện đầy đủ chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành 2.87 0.84 2 3.48 0.93 1 6 Công tác giáo dục đã quan tâm đến giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật 3.15 0.63 1 3.44 0.77 2 7 Tổ chức tốt công tác nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc trẻ theo quy định chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành 2.65 0.81 5 3.38 0.81 3 8 Cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị đầy đủ phục vụ giảng dạy theo quy định chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành 2.62 0.73 7 2.54 0.94 7 Kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy mục 1 cán bộ quản lý đánh giá mức độ huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác XHH GDMN là“thường xuyên” (ĐTB = 2.85), kết quả thực hiện “tốt” (ĐTB = 3.44). Tuy nhiên, ở mục 2 (vận động các lực lượng xã hội tham gia vào nhiều loại hình hỗ trợ công tác XHH GDMN) và mục 3 (các lực lượng xã hội hỗ trợ các nguồn lực cho công tác XHH GDMN) được đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 2.77 và 2.63), kết quả thực hiện “khá”(ĐTB = 2.18 và 2.77) chứng tỏ công tác này được thực hiện chưa thật tốt. Thực tế cho thấy một số đơn vị chưa khai thác tối đa các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác XHH GDMN (chủ yếu tập trung vào đối tượng là phụ huynh và y tế địa phương). Mục 5 (thực hiện chương trình GDMN), mục 6 (giáo dục hòa nhập 63 trẻ khuyết tật), 7 (thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ) được đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 2.85, 3.13 và 2.65) và kết quả thực hiện “tốt”(ĐTB = 3.48, 3.44 và 3.38). Mục 8 (Cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị đầy đủ phục vụ giảng dạy theo quy định chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành) được đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 2.62) và kết quả thực hiện “khá”(ĐTB = 2.54), điều này chứng tỏ việc đầu tư cơ sở vật chất được các đơn vị quan tâm thực hiện nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu thực hiện chương trình GDMN, đặc biệt là tại các cơ sở GDMN ngoài công lập. 2.3.2.5. Kết quả thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục mầm non của địa phương Bảng 2.11. Thực hiện mục tiêu XHH GDMN của địa phương S T T Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 XHH GDMN đã tạo ra sự đồng thuận trong thực hiện mục tiêu giáo dục giữa nhà trường và xã hội. 2.58 0.57 3 2.58 0.64 4 2 Các nguồn lực đóng góp của các lực lượng xã hội đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non. 3.13 0.66 1 3.44 0.77 1 3 XHH GDMN góp phần tăng cường quá trình chuẩn hóa, hiện đại hóa các trường Mầm non 2.57 0.84 4 2.67 0.96 3 4 XHH GDMN thúc đẩy quá trình đẩy quá trình dân chủ hóa giáo dục 2.83 0.79 2 2.75 0.74 2 Với quan điểm chăm lo cho GDMN là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội, trong thời gian qua, GDMN trên địa bàn tỉnh là cấp học XHH cao hơn các cấp học khác. Công tác XHH GDMN được thực hiện đa dạng cả về nội dung và hình thức nhằm đạt được mục tiêu XHH GDMN của địa phương. Căn cứ vào Bảng 2.11 ta thấy trừ mục 2 (các nguồn lực đóng góp của 64 các lực lượng xã hội đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ) được cán bộ quản lýđánh giá tốt: mức độ thực hiện “thường xuyên” (ĐTB = 3.13) và kết quả thực hiện “tốt”(ĐTB = 3.44), , các mục 1, 3, 4 đều đánh giá mức độ thực hiện “thường xuyên”(ĐTB = 2.58, 2.57 và 2.83) và kết quả thực hiện “khá” (ĐTB = 2.58, 2.67 và 2.75). Kết quả khảo sát trên cho thấy bên cạnh những ưu điểm nổi bật, công tác XHH tại các trường Mầm non vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập. Một số cán bộ quản lý trường Mầm non chưa đảm bảo những quy định có tính nguyên tắc trong quá trình thực hiện công tác XHH GDMN, chưa dựa trên cơ sở pháp lý, chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch và chưa căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của địa phương để thực hiện công tác XHH giáo dục một cách phù hợp nên đôi khi chưa mang lại hiệu quả thiết thực và chưa được sự đồng thuận của cộng đồng. Một số cán bộ quản lý chỉ chú ý đến việc huy động tài chính, không quan tâm đến các nội dung khác của công tác XHH giáo dục, có thể nói đây là sự bóp méo nội dung của XHH giáo dục và phần nào là thiếu trách nhiệm, đẩy gánh nặng tài chính cho người dân. Cách thức XHH giáo dục, với đặc điểm nổi bật là huy động tài chính của dân, là lệch lạc về bản chất, đồng thời không khai thác được tối đa hiệu quả của công tác XHH giáo dục. Công tác XHH GDMN thật sự đã góp phần giải quyết phần nào nhu cầu gửi con của các bậc cha mẹ nhưng việc góp phần tăng cường quá trình chuẩn hóa, hiện đại hóa các trường Mầm non chưa được thể hiện rõ nét ở mạng lưới GDMN ngoài công lập. 2.4. Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non của các phòng giáo dục – đào tạo tỉnh Bình Dương (2010 – 2013) 2.4.1. Quản lý công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Phòng GDĐT hướng dẫn các trường mầm non xây dựng kế hoạch tuyên truyền về GDMN, về kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cho 65 các bậc c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_11_10_2261164073_876_1871601.pdf
Tài liệu liên quan