Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên trường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN. - 3 -

MỤC LỤC. - 4 -

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN . - 7 -

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ. - 8 -

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT. 7

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .7

1.2. Lý luận về năng lực sư phạm của người giáo viên trường THPT hiện nay8

1.2.1. Khái niệm năng lực .8

1.2.2. Khái niệm năng lực sư phạm của người giáo viên, cấu trúc của nó

trong nhân cách người giáo viên.8

1.2.3. Những yêu cầu về năng lực sư phạm của người giáo viên trường

THPT trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của nước tahiện nay.18

1.3. Lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên

trường THPT hiện nay .22

1.3.1. Khái niệm bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên.22

1.3.2. Hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THPT .24

1.3.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THPT.24

1.3.4. Khái niệm quản lý .24

1.3.5. Khái niệm quản lý giáo dục .26

1.3.6. Khái niệm quản lý trường học.28

1.3.7. Khái niệm quản lý đội ngũ giáo viên trong trường học .29

1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực

sư phạm cho giáo viên trường THPT hiện nay.301.4.1. Sự chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo về bồi dưỡng năng lực sưphạm cho giáo viên trường THPT hiện nay .30

1.4.2. Năng lực và phẩm chất của hiệu trưởng trường THPT trong quản lý

hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên .30

1.4.3. Năng lực và phẩm chất của giáo viên trường THPT trong việc bồi

dưỡng để đổi mới và nâng cao năng lực sư phạm của bản thân, để đáp ứng

yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của nước ta hiện nay.32

1.4.4. Các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và tài chính.33

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THPT

THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG. 36

2.1. Khái quát tình hình kinh tế – xã hội và giáo dục THPT thị xã Dĩ An, tỉnhBình Dương.36

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế – xã hội của thị xã Dĩ An, tỉnh BìnhDương .36

2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.37

2.2. Thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên THPT các trường thị

xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.42

2.2.1. Thực trạng về những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực sư phạm của

giáo viên của các trường THPT ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương .42

2.2.1.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên.43

2.2.2. Kết quả khảo sát năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT

thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương .46

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở các

trường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương qua kết quả khảo sát ý kiến củaCBQL.56

2.3.1. Thực trạng về những nhân tố ảnh hưởng tới sự quản lý hoạt động bồi

dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên các trường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh

Bình Dương .57

2.3.2. Những hình thức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở các

trường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương .592.3.3. Những nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở cáctrường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương .61

Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC

TRƯỜNG THPT THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG. 64

3.1. Các nguyên tắc cơ bản của việc đề xuất các biện pháp .64

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu quản lý trường THPT.64

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện.64

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.64

3.1.4. Nguyên tắc tính khả thi.65

3.2. Các cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn của việc đề xuất các biện pháp .65

3.2.1. Cơ sở khoa học .65

3.2.2. Cơ sở pháp lý .65

3.2.3. Cơ sở thực tiễn.65

3.3. Các biện pháp đề xuất việc nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên ở

các trường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.65

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.87

3.4.1. Ý kiến của CBQL.87

3.4.1. Ý kiến của đội ngũ giáo viên.89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 93

PHỤ LỤC

pdf116 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên trường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bậc học phải phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Tính đến nay, trên địa bàn thị xã đã cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Trường lớp được xây mới, mở rộng và nâng cấp. Năm học 2013 -2014 trên phạm vi toàn thị xã có 35 trường công lập với 55,897 học sinh, tăng 4,282 học sinh so với năm học 2012 – 2013, có thêm 4 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường chuẩn lên 20 trường. Trong đó có 2/3 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Nhiều trường được công nhận đạt 39 chuẩn về chống mù chữ – phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, THPT. Hầu hết các trường được đầu tư xây dựng mới, kiên cố hóa, cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Một số kết quả của giáo dục THPT của thị xã: Bảng 2.1. Mạng lưới trường, lớp, CBQL, giáo viên và học sinh THPT của 3 trường thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, năm học 2013 – 2014 của thị xã Dĩ An Trường Cán bộ quản lý Giáo viên Học sinh Lớp THPT Bình An 2 67 936 29 THPT Dĩ An 4 71 1080 30 THPT Nguyễn An Ninh 3 70 1074 30 (Nguồn: Báo cáo thống kê của 3 trường) Số lượng giáo viên của 3 trường cơ bản đủ, đáp ứng được hoạt động giảng dạy của nhà trường. Tuy nhiên, CBQL ở trường THPT Nguyễn An Ninh, trường THPT Bình An vẫn chưa đủ, gây không ít khó khăn cho nhà trường. Số lượng học sinh trên lớp khoảng 35 học sinh/lớp, đây là tỷ lệ rất thuận lợi cho đội ngũ giáo viên trong công tác giảng dạy và giáo dục. Về chất lượng giáo dục toàn diện: - Giáo dục đạo đức: Ngành giáo dục thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương luôn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh và xem đây là khâu rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. Thông qua cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua đó giáo dục lý tưởng, truyền thống lịch sử cách mạng của dân tộc, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Trong năm học 2012 -2013 vừa qua, tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm cao hơn năm trước. Cụ thể xếp loại hạnh kiểm học sinh 3 40 trường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương như sau: Bảng 2.2. Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm của 3 trường THPT thị xã Dĩ An trong 3 năm học NĂM HỌC TỐT KHÁ TB YẾU KÉM SL % SL % SL % SL % SL % 2010-2011 1687 62,32 806 29,77 197 7,28 17 0,63 2011-2012 1971 70,42 694 24,79 117 4,18 17 0,61 2012-2013 2226 72,39 727 23,64 106 3,45 16 0,52 (Nguồn: báo cáo thống kê 3 trường) Như vậy, chất lượng giáo dục đạo đức có chuyển biến đáng kể, năm sau luôn cao hơn năm trước, đó là nhờ sự nổ lực của tập thể CBQL, giáo viên. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa rèn luyện tốt do đặc thù địa bàn. Về chất lượng văn hóa: Chất lượng dạy và học của ngành giáo dục thị xã nói chung và các trường THPT nói riêng luôn được sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo địa phương, của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục, sự nỗ lực của học sinh và sự quan tâm đúng mức của hội cha mẹ học sinh. Chính nhờ vậy, chất lượng giáo dục nhiều năm có xu hướng tăng. Sau đây là một số kết quả giáo dục ở các trường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương: Bảng 2.3. Thống kê kết quả xếp loại học lực của 3 trường THPT thị xã Dĩ An trong 3 năm học NĂM HỌC GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM SL % SL % SL % SL % SL % 2010-2011 82 3,03 674 24,9 1444 53,34 468 17,29 39 1,44 2011-2012 93 3,32 793 28,33 1568 56,03 334 11,93 11 0,39 2012-2013 156 5,07 898 29,2 1691 54,99 320 10,41 10 0,33 (Nguồn: báo cáo thống kê 3 trường) 41 Nhìn vào bảng thống kê học lực của 3 trường THPT, cho ta thấy: Kết quả học tập luôn tăng cao qua từng năm học. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều học sinh có học lực yếu kém, tỷ lệ giảm dần đến năm học 2012 -2013 tỷ lệ giảm chỉ còn 10,41% (HL yếu) và 0,33% (HL kém). Kết quả học lực ở 3 trường chưa được đồng đều. Tỷ lệ học sinh giỏi, khá tập trung nhiều ở trường THPT Dĩ An. Tỷ lệ học sinh yếu kém tập trung nhiều ở 2 trường THPT Bình An và THPT Nguyễn An Ninh. Nguyên do là điểm đầu vào của hai trường thấp hơn so với trường THPT Dĩ An. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh vẫn chưa thật sự nỗ lực trong học tập, chưa phát huy hết khả năng trong học tập. Bảng 2.4. Thống kê kết quả tốt nghiệp THPT của 3 trường THPT thị xã Dĩ An trong 3 năm học STT TRƯỜNG THPT 2010 -2011 2011-2012 2012 -2013 1 Bình An 96,46% 100% 99,54% 2 Dĩ An 100% 100% 100% 3 Nguyễn An Ninh 87,85% 99,60% 100% (Nguồn: báo cáo thống kê 3 trường) Qua kết quả tốt nghiệp THPT 3 năm liền cho ta thấy, tỷ lệ tốt nghiệp của ba trường còn chênh lệch, chưa đồng đều. Chất lượng giáo dục ở trường THPT Dĩ An rất tốt và ổn định. Chất lượng giáo dục ở trường THPT Bình An tương đối ổn định, tỷ lệ tốt nghiệp ba năm liền chênh lệch không nhiều. Trường THPT Nguyễn An Ninh chênh lệch khá nhiều giữa năm học 2010 – 2011, tuy nhiên chất lượng dần dần được cải thiện. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường đã được trang bị và bổ sung tương đối đầy đủ, góp phần đáng kể vào chất lượng dạy và học. 100% các trường THPT được lầu hóa, có đầy đủ phòng học, thư viện đạt chuẩn, 42 phòng máy, phòng thí nghiệm, phòng tập đa năng, sân bãi sạch đẹp. Nhìn chung, có thể đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương như sau: Chất lượng giáo dục được nâng lên, có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động giáo dục toàn diện. Thể hiện qua bảng 2.2, 2.3 và 2.4, tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm, học lực, tốt nghiệp THPT năm sau luôn cao hơn năm trước và cao hơn tỷ lệ tỉnh. 2.2. Thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên THPT các trường thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương Trong 3 năm gần đây tình hình đội ngũ giáo viên ở các trường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương có những đặc điểm sau: 2.2.1. Thực trạng về những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực sư phạm của giáo viên của các trường THPT ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương 2.2.1.1. Số lượng giáo viên 43 Bảng 2.5. Tổng hợp số lượng GV – CNV – HS của 3 trường trong 3 năm gần đây Stt Năm học GV CNV Số HS Số lớp Tỉ lệ GV/lớp 1 2010-2011 190 46 2799 86 2.20 2 2011-2012 200 48 3075 87 2.29 3 2013-2014 208 50 3040 90 2.31 (Nguồn: báo cáo thống kê 3 trường) Bảng 2.5, thể hiện số lượng GV – CNV - HS và tỷ lệ GV/lớp của 3 trường THPT cơ bản đủ, đáp ứng quá trình giáo dục và đào tạo. 2.2.1.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên a. Về tuổi tác Bảng 2.6. Cơ cấu tuổi của đội ngũ giáo viên năm học 2013 – 2014 Tổng số GV Đội ngũ GV Dưới 30 tuổi Từ 30 – 40 tuổi Từ 41 – 50 tuổi Từ 51- 60 tuổi SL % SL % SL % SL % 208 60 28,85 97 46,63 30 14,42 21 10,1 (Nguồn: báo cáo thống kê 3 trường) Qua bảng 2.6, chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ tuổi đời của đội ngũ giáo viên cao nhất ở độ tuổi 30 đến 40 tuổi chiếm 46,63%, đây là lực lượng nồng cốt, phần lớn giáo viên ở độ tuổi này là đội ngũ cốt cán của trường, có nhiều kinh nghiệm đóng góp có chất lượng cho quá trình giáo dục. Độ tuổi 30 trở xuống chiếm tỷ lệ 28,85%, đây là lực lượng trẻ, tuổi nghề chưa cao, còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và giáo dục, nhưng đây là lực lượng xung kích, luôn hăng hái tham gia các phong trào trong nhà trường. Độ tuổi từ 41 đến 60 chiếm tỷ lệ tương đối thấp, họ là những cây đa, cây đề, có rất nhiều 44 kinh nghiệm trong giảng dạy và đặc biệt là những quân sư chất lượng cho các giáo viên trẻ về kinh nghiệm với nghề . b. Về giới tính Bảng 2.7. Cơ cấu giới tính của đội ngũ giáo viên Tổng số GV Đội ngũ GV Nam % Nữ % 208 56 26,92 152 73,08 (Nguồn: báo cáo thống kê 3 trường) Qua bảng 2.7, chúng tôi nhận thấy, cơ cấu nam, nữ trong đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, cơ cấu nữ chiếm tỷ lệ cao (73.8%) gây không ít khó khăn trong việc phân công chuyên môn cũng như trong phân công chủ nhiệm. c. Về thâm niên công tác Bảng 2.8. Thâm niên công tác của đội ngũ giáo viên Tổng số GV Đội ngũ GV Dưới 5 năm Từ 5 – 10 năm Từ 11 – 20 tuổi Từ 21 năm trở lên SL % SL % SL % SL % 208 47 22,6 68 32,7 44 21,15 49 23,55 (Nguồn: báo cáo thống kê 3 trường) Qua bảng 2.8, chúng tôi nhận thấy, đội ngũ giáo viên, tỷ lệ tuổi nghề phân bố khá đồng đều, chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 5 năm đến 10 năm (tỷ lệ 32,7%) d. Về trình độ đào tạo Bảng 2.9. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên Tổng số GV Đội ngũ GV 45 Trên chuẩn Đạt chuẩn Chưa đạt chuẩn SL % SL % SL % 208 13 6,25 195 93,75 (Nguồn: báo cáo thống kê 3 trường) Qua bảng 2.9, ta thấy trình độ đào tạo giáo viên cơ bản đạt chuẩn (100%), tuy nhiên GV trên chuẩn còn thấp. (6,25%). e. Về ngoại ngữ Bảng 2.10. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên Tổng số GV Đội ngũ GV Chứng Chỉ A Chứng Chỉ B Chứng Chỉ C Đại học SL % SL % SL % SL % 208 22 10,58 40 19,23 12 5,77 18 8,65 (Nguồn: báo cáo thống kê 3 trường) Qua bảng 2.10, chúng tôi nhận thấy trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên còn hạn chế. Đây là mặt hạn chế nhất, giáo viên còn thấp, họ chưa thấy được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, sở GD chưa bắt buộc, chưa đưa vào nội dung thi đua. Một bộ phận giáo viên lớn tuổi nên khả năng phấn đấu không có. g. Về tin học Bảng 2.11. Trình độ tin học của đội ngũ giáo viên Tổng số GV Đội ngũ GV Chứng Chỉ A Chứng Chỉ B Chứng Chỉ C Đại học SL % SL % SL % SL % 208 173 83,17 26 12,5 9 4,33 (Nguồn: báo cáo thống kê 3 trường) 46 Qua bảng 2.11, chúng tôi nhận thấy phần lớn giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong giáo dục. Trình độ tin học của đội ngũ giáo viên rất khả quan. Điều này giúp cho giáo viên tiếp cận công nghệ thông tin dễ dàng, nâng cao các nghiệp vụ sử dụng công nghệ thông tin, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. 2.2.2. Kết quả khảo sát năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương 2.2.2.1. Qua sự tự đánh giá của giáo viên Để đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên ở các trường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tiến hành khảo sát 160 giáo viên ở ba trường THPT Dĩ An, THPT Bình An, THPT Nguyễn An Ninh. Sau đây là bảng tổng hợp kết quả điều tra: 47 Bảng 2.12. Đánh giá của GV về năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên của nhà trường Stt Nội dung Mức độ thực hiện Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) I. Tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên 1 Tri thức chính trị, văn hóa, xã hội 48,8 47,5 3,8 2 Tri thức chuyên môn 75 25 3 Tri thức về nghiệp vụ sư phạm 55,6 44,4 4 Biết tìm tòi học hỏi nghiên cứu khoa học 25 71,3 3,8 5 Năng lực tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện tri thức 37,5 58,8 3,8 6 Biết khai thác và sử dụng tốt thiết bị, đồ dùng dạy học 21,9 70,6 7,5 7 Kiến thức ngoại ngữ 6,9 68,8 24,3 8 Kiến thức tin học, sử dụng CNTT 7,5 78,8 13,7 II. Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học 9 Xác định mức độ, phạm vi lĩnh hội của học sinh 33,8 66,2 10 Phát huy được tính năng động sáng tạo, chủ động học tập của học sinh 23,1 69,4 7,5 11 Hiểu được thuận lợi, khó khăn, diễn biến tâm lý của học sinh 40 60 12 Xác định và đánh giá đúng thái độ, phương pháp học tập của học sinh 38,8 57,5 3,7 13 Phát hiện đúng năng khiếu của học sinh 56,3 40 3,7 III. Năng lực thiết kế bài giảng của giáo viên 14 Nắm vững, hiểu mục tiêu, nội dung môn học, soạn giáo án đúng theo phân phối chương trình 83,8 16,2 15 Biết soạn giáo án theo hướng đổi mới, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực 61,3 38,7 16 Có khả năng đánh giá đúng đắn tài liệu, phân tích tổ hợp, hệ thống hóa kiến thức 50,6 45,6 3,8 17 Tìm ra phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng thu hút hơn 34,4 65,6 48 IV. Năng lực dạy học và nắm vững phương pháp của giáo viên 18 Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, nắm vững kỹ thuật dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm 56,9 39,4 3,7 19 Truyền đạt bài giảng rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó vừa sức với học sinh 60 40 20 Tạo ra hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ tích cực và độc lập 42,5 57,5 21 Tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội, học tập của học sinh 30 62,5 7,5 22 Lựa chọn và kết hợp tốt phương pháp và phương tiện dạy học thực hiện trên lớp 45 43,8 11,2 23 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 61,9 38,1 V. Năng lực ngôn ngữ của giáo viên 24 Biểu đạt rõ ràng, mạnh lạc ý nghĩa 58,1 38,1 3,8 25 Biểu lộ tình cảm của giáo viên bằng lời nói, nét mặt, điệu bộ 47,5 53,5 26 Diễn tả lượng thông tin chính xác, cô đọng, liên tục, logic 45 55 VI. Năng lực giao tiếp sư phạm của giáo viên 27 Năng lực nhận thức nhanh những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý của học sinh để sử dụng phương tiện ngôn ngữ, điều chỉnh quá trình giao tiếp 49,4 43,1 7,5 28 Kỹ năng định hướng giao tiếp 30 66,3 3,7 29 Kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc 39,4 56,9 3,7 30 Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp 26,9 69,4 3,7 VII. Năng lực cảm hóa học sinh của giáo viên 31 Khả năng làm cho học sinh nghe, tin làm theo mình bằng tình cảm, bằng niềm tin 60 40 32 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với học sinh 56,3 43,7 33 Có tư thế tác phong gương mẫu trước học sinh 69,4 30,6 VIII. Năng lực khéo léo trong ứng xử sư phạm của giáo viên 34 Biết giải quyết linh hoạt các tình huống sư phạm của học sinh, tập thể học sinh 48,8 47,5 3,7 35 Kỹ năng tìm ra những phương thức tác động 49 đến học sinh một cách hiệu quả nhất IX. Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm của giáo viên 48,9 47,5 3,6 36 Năng lực tổ chức và cổ vũ học sinh thực hiện những nhiệm vụ khác nhau 59,4 40,6 37 Năng lực gắn kết học sinh thành một khối đoàn kết, có kỷ luật, có nề nếp 46,9 53,1 38 Năng lực tổ chức và vận động cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục 34,4 61,9 3,7 X. Năng lực giáo dục học sinh 39 Năng lực thiết kế các hoạt động giáo dục 36,3 60 3,7 40 Năng lực giáo dục học sinh qua môn học 43,8 48,8 7,4 41 Năng lực giáo dục học sinh qua các hoạt động giáo dục 43,8 52,5 3,7 42 Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ngoài giờ học 37,5 58,8 3,7 43 Năng lực đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh 68,1 28,1 3,8 Qua kết quả thống kê của bảng 2.12, cho thấy: - Về tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên, chúng tôi thấy giáo viên có tri thức chuyên môn và tri thức về nghiệp vụ sư phạm (nội dung 2 và 3) rất tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên còn thiếu tri thức chính trị, văn hóa, xã hội; chưa tập trung vào việc tìm tòi học hỏi nghiên cứu khoa học; chưa phát huy năng lực tự học, tự bồi dưỡng; khai thác, sử dụng chưa tốt thiết bị, đồ dùng dạy học (nội dung 1, 4, 5 và 6). Về kiến thức ngoại ngữ, tin học, giáo viên chỉ dừng lại ở việc hiểu biết để vận dụng trong việc giảng dạy và tự học, chưa chú tâm phát triển ở mức độ cao hơn (nội dung 7 và 8). - Về năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học, phần lớn giáo viên xác định tốt mức độ và phạm vi lĩnh hội, tâm lý của học sinh (nội dung 9 và 11). Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa đánh giá đúng thái độ, phương 50 pháp học tập của học sinh, chưa phát huy tốt năng khiếu, tính năng động, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh (nội dung 10, 12,13). - Về năng lực thiết kế bài giảng của giáo viên, việc nắm vững mục tiêu, nội dung môn học, soạn giáo án luôn được giáo viên quan tâm và thực hiện tốt (nội dung 14,15 và 17). - Về năng lực dạy học và nắm vững phương pháp dạy học của giáo viên được phần lớn giáo viên quan tâm và thực hiện nghiêm túc, nắm vững quy chế chuyên môn, truyền đạt bài giảng rõ ràng, dễ hiểu, biết tạo ra hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ tích cực và độc lập, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tương đối chính xác và thực chất (nội dung 18, 19, 20 và 23). Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa nắm vững kỹ thuật dạy học mới, chưa lựa chọn và kết hợp tốt phương pháp, phương tiện dạy học thực hiện trên lớp (nội dung 21 và 22). - Về năng lực ngôn ngữ của giáo viên, hầu hết giáo viên diễn tả lượng thông tin chính xác, cô đọng, logic, có biểu lộ tình cảm bằng lời nói, nét mặt, điệu bộ (nội dung 25 và 26). - Về năng lực giao tiếp sư phạm của giáo viên: năng lực nhận thức những biểu hiện diễn biến tâm lý của học sinh, các kỹ năng định hướng giao tiếp của giáo viên, làm chủ trạng thái cảm xúc, việc sử dụng phương tiện giao tiếp chưa được giáo viên thực hiện tốt (nội dung 27, 28, 29 và 30). - Về năng lực cảm hóa học sinh, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy trò, bằng tình cảm, niềm tin của giáo viên làm cho học sinh nghe, tin làm theo giáo viên, tư thế tác phong gương mẫu trước học sinh được giáo viên thực hiện rất tốt. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình (nội dung 31, 32 và 33). 51 - Về năng lực khéo léo trong ứng xử sư phạm, giáo viên biết giải quyết các tình huống sư phạm, đạt kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn còn bộ phận nhỏ giáo viên chưa đi sâu, đi sát, chưa thật sự quan tâm đến học sinh. - Phần lớn giáo viên có năng lực tổ chức hoạt động sư phạm, biết tổ chức, cổ vũ học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, biết tạo ra khối đoàn kết thống nhất trong học sinh (nội dung 36 và 37). - Về năng lực giáo dục học sinh, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chỉ quan tâm đến việc giảng dạy học sinh trên lớp, chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức của học sinh qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua môn học và chưa đánh giá chính xác kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh (nội dung 39, 40, 41, 42 và 43). 2.2.2.2. Qua sự nhận xét của học sinh về sự giảng dạy và giáo dục của giáo viên Để có cái nhìn tổng quát, chúng tôi khảo sát 200 học sinh của ba trường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Chúng tôi cho rằng, đây là những ý kiến rất thẳng thắn và trung thực. Bảng 2.13. Tổng hợp ý kiến của học sinh về sự giảng dạy của thầy cô trên lớp Stt Nội dung Nhận xét của các em học sinh Tốt (%) TB (%) Chưa tốt (%) Không có ý kiến (%) I. Những điều học sinh cần nhận xét về sự giảng dạy của thầy cô trên lớp 1 Thầy cô lên lớp đúng giờ 65,5 30,5 2 2 2 Trong quá trình giảng dạy thầy cô gần gũi, vui vẻ, thân thiện với chúng em 70 30 3 Trong quá trình giảng dạy thầy cô phát huy tinh thần tích cực học tập của chúng em, động viên chúng em phát biểu ý kiến 70 26,5 3,5 4 Thầy cô nhận xét cách học, tinh thần thái 65,5 30 2,5 2 52 độ học tập của chúng em 5 Thầy cô giảng bài rõ ràng, dễ hiểu, vừa sức với chúng em 65 33 2 6 Lời giảng và cách trình bày của thầy cô rõ ràng, mạch lạc 65 31,5 2 1,5 7 Trong quá trình giảng dạy thầy cô biểu lộ tình cảm bằng nét mặt, điệu bộ 44,5 40 6 9,5 8 Thầy cô giảng dạy bằng nhiều cách khác nhau để chúng em không nhàm chán 51,5 35 11,5 2 9 Trong quá trình giảng dạy thầy cô làm cho chúng em hứng thú và kích thích chúng em suy nghĩ 57 41 2 10 Chúng em có lỗi trên lớp thầy cô giáo dục ngay 80 16 4 11 Thầy cô có sử dụng đồ dùng dạy học, máy vi tính, đèn chiếu 62,5 29 6,5 2 12 Thầy cô cho bài kiểm tra phù hợp trình độ chúng em 58 36 6 13 Thầy cô thường xuyên trao đổi góp ý với chúng em về tình hình học tập 61,5 32,5 6 14 Thầy cô có tư thế, tác phong gương mẫu trước chúng em 65,5 24,5 6 4 15 Thầy cô phát hiện năng khiếu của chúng em để bồi dưỡng 48,5 42 4 5,5 II. Những điều học sinh cần nhận xét về việc giáo dục của thầy cô trong sinh hoạt ngoài giờ 16 Thầy cô luôn động viên chúng em đoàn kết, có kỷ luật, nề nếp 82,5 9,5 4 4 17 Thầy cô quan tâm, thương yêu chúng em 69,5 22,5 6 2 18 Thầy cô chú ý, quan tâm đến học sinh cá biệt để giáo dục 51,5 28 8,5 12 19 Thầy cô tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa qua đó cung cấp kiến thức kết hợp với giáo dục kỹ năng sống cho chúng em 32 36,5 20 11,5 20 Thầy cô phối hợp với gia đình để theo dõi, giúp đỡ giáo dục cho chúng em 52 26,5 10 11,5 Qua bảng 2.13, chúng tôi nhận thấy: 53 - Nhận xét của học sinh về sự giảng dạy của thầy cô trên lớp: qua nội dung 2, 3, 10, chúng tôi nhận thấy trong quá trình giảng dạy giáo viên rất vui vẻ, gần gũi, thân thiện, phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục học sinh trên lớp thông qua bài giảng trên lớp. Việc lên lớp đúng giờ, nhận xét về tinh thần thái độ học tập của học sinh, giảng bài rõ ràng dể hiểu, trình bày mạch lạc, tư thế tác phong gương mẫu trước học sinh được giáo viên thực hiện tương tối khá tốt (nội dung 1, 4, 5,6 và 14). Việc tạo ra hứng thú, kích thích học sinh suy nghĩ, tìm ra phương pháp mới tránh nhàm chán cho học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học, CNTT, kiểm tra bài phù hợp với học sinh được giáo viên thực hiện ở mức độ trung bình (nội dung 8, 9,11 và 13). Việc thầy cô biểu lộ tình cảm bằng nét mặt, điệu bộ trong quá trình giảng dạy và phát hiện năng khiếu của học sinh còn hạn chế (nội dung 7 và 15). 2.2.2.3. Qua sự đánh giá của cán bộ quản lý Để đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên ở các trường THPT thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tiến hành khảo sát 50 CBQL ở ba trường THPT Dĩ An, THPT Bình An, THPT Nguyễn An Ninh. Sau đây là các bảng tổng hợp kết quả điều tra: Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL về năng lực sư phạm của giáo viên Stt Nội dung Mức độ thực hiện Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) I. Tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên 1 Tri thức chính trị, văn hóa, xã hội 56 36 8 2 Tri thức chuyên môn 66 34 3 Tri thức về nghiệp vụ sư phạm 56 40 4 4 Biết tìm tòi học hỏi nghiên cứu khoa học 12 68 16 4 5 Năng lực tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện tri thức 20 72 8 6 Biết khai thác và sử dụng tốt thiết bị, đồ 16 60 24 54 dùng dạy học 7 Kiến thức ngoại ngữ 4 44 48 4 8 Kiến thức tin học, sử dụng CNTT 14 62 24 II. Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học 9 Xác định mức độ, phạm vi lĩnh hội của học sinh 24 72 4 10 Phát huy được tính năng động sáng tạo, chủ động học tập của học sinh 26 62 8 4 11 Hiểu được thuận lợi, khó khăn, diễn biến tâm lý của học sinh 18 62 20 12 Xác định và đánh giá đúng thái độ, phương pháp học tập của học sinh 32 60 8 13 Phát hiện đúng năng khiếu của học sinh 32 52 16 III. Năng lực thiết kế bài giảng của giáo viên 14 Nắm vững, hiểu mục tiêu, nội dung môn học, soạn giáo án đúng theo phân phối chương trình 74 26 15 Biết soạn giáo án theo hướng đổi mới, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực 64 24 8 16 Có khả năng đánh giá đúng đắn tài liệu, phân tích tổ hợp, hệ thống hóa kiến thức 46 54 17 Tìm ra phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng thu hút hơn 36 48 16 IV. Năng lực dạy học và nắm vững phương pháp của giáo viên 18 Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, nắm vững kỹ thuật dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm 66 34 19 Truyền đạt bài giảng rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó vừa sức với học sinh 44 48 8 20 Tạo ra hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ tích cực và độc lập 42 42 16 21 Tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội, học tập của học sinh 22 62 16 22 Lựa chọn và kết hợp tốt phương pháp và phương tiện dạy học thực hiện trên lớp 38 58 4 23 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học 38 50 12 55 sinh V. Năng lực ngôn ngữ của giáo viên 24 Biểu đạt rõ ràng, mạnh lạc ý nghĩa 42 58 25 Biểu lộ tình cảm của giáo viên bằng lời nói, nét mặt, điệu bộ 38 46 16 26 Diễn tả lượng thông tin chính xác, cô đọng, liên tục, logic 46 46 8 VI. Năng lực giao tiếp sư phạm của giáo viên 27 Năng lực nhận thức nhanh những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý của học sinh để sử dụng phương tiện ngôn ngữ, điều chỉnh quá trình giao tiếp 42 50 8 28 Kỹ năng định hướng giao tiếp 12 80 8 29 Kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc 12 80 8 30 Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp 16 76 8 VII. Năng lực cảm hóa học sinh của giáo viên 31 Khả năng làm cho học sinh nghe, tin làm theo mình bằng tình cảm, bằng niềm tin 32 52 16 32 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với học sinh 44 48 8 33 Có tư thế tác phong gương mẫu trước học sinh 44 48 8 VIII. Năng lực khéo léo trong ứng xử sư phạm của giáo viên 34 Biết giải quyết linh hoạt các tình huống sư phạm của học sinh, tập thể học sinh 38 50 12 35 Kỹ năng tìm ra những phương thức tác động đến học sinh một cách hiệu quả nhất 38 58 4 IX. Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm của giáo viên 36 Năng lực tổ chức và cổ vũ học sinh thực hiện những nhiệm vụ khác nhau 34 54 12 37 Năng lực gắn kết học sinh thành một khối đoàn kết, có kỷ luật, có nề nếp 34 54 12 38 Năng lực tổ chức và vận động cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục 22 58 16 4 X. Năng lực giáo dục học sinh 39 Năng lực thiết kế các hoạt động giáo dục 22 58 16 4 40 Năng lực giáo dục học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_11_10_4670113663_5718_1871602.pdf
Tài liệu liên quan