Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả thi hành án dân sự ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 6

1.1. Khái niệm, bản chất thi hành án dân sự 6

1.2. Vai trò, ý nghĩa của thi hành án dân sự 11

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của thi hành án dân sự Việt Nam 13

1.4. Thi hành án dân sự một số nước trên thế giới 19

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 27

2.1. Thực trạng pháp luật về thi hành án dân sự 27

2.2. Thực tiễn thi hành án dân sự 70

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 78

3.1. Những giải pháp trước mắt nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thi hành án dân sự (từ nay đến năm 2006) 78

3.2. Giải pháp lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự (bắt đầu từ năm 2007) 82

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả thi hành án dân sự ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn một số trường hợp cán bộ quản lý công tác thi hành án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đặc biệt một số đồng chí Giám đốc Sở tư pháp kiêm Trưởng Phòng thi hành án và một số Trưởng phòng tư pháp kiêm Đội trưởng Đội thi hành án. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu quả thi hành án dân sự. * Cơ quan thi hành án Thứ nhất, việc qui định chỉ có hai cấp thi hành án như hiện nay là không phù hợp. Bởi vì không có Cơ quan thi hành án Trung ương, nên nhiều khi làm giảm hiệu lực pháp lý trong chỉ đạo hoạt động thi hành án của cơ quan Trung ương, đồng thời gây không ít khó khăn cho Cơ quan thi hành án địa phương. Thi hành án dân sự là hoạt động phức tạp, và hàng năm các Cơ quan thi hành án phải thi hành hàng trăm ngàn vụ việc các loại. Vì vậy, tác nghiệp của Chấp hành viên là rất nhiều, rất đa dạng, do đó sai sót xảy ra cũng là điều tất yếu. Song theo cơ chế hiện nay nếu như sai sót đó do Chấp hành viên trưởng cấp tỉnh thực hiện thì không có ai đứng ra xử lý. Thứ hai, do là một bộ phận của Sở Tư pháp nên cơ cấu tổ chức của Cơ quan thi hành án cấp tỉnh không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Cho đến nay, các Cơ quan thi hành án đã phải đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ (nhất là ở các thành phố lớn như Phòng thi hành án thành phố Hà Nội, Phòng thi hành án thành phố Hồ Chí Minh...), nhưng ở Cơ quan thi hành án cấp tỉnh cũng không có các bộ phận, các Ban có tính chuyên trách nên công việc của Chấp hành viên, cán bộ thi hành án được giao thiếu ổn định, kiêm nhiệm nhiều, không hợp lý dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao. Để khắc phục hạn chế này Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 30/CP đã quy định thi hành án cấp tỉnh có các đơn vị chuyên môn. Tuy nhiên việc quy định ở Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có bao nhiêu cơ quan chuyên môn không thể áp dụng cứng và thống nhất như nhau vì cơ cấu thi hành án thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khác so với nhiều tỉnh thành khác. Thứ ba, việc qui định Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp, Đội thi hành án thuộc Phòng tư pháp là không phù hợp với qui định của Pháp lệnh thi hành án dân sự và tạo ra nhiều bất cập cho hoạt động của các Cơ quan thi hành án: - Hệ thống các Cơ quan thi hành án chưa ngang tầm và thể hiện sự không thống nhất trong các qui định của pháp luật. Theo qui định tại Điều 11 Pháp lệnh 2004 thì: Cơ quan thi hành án dân sự gồm Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cơ quan thi hành án dân sự quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh và Cơ quan thi hành án trong quân đội. Căn cứ vào quy định trên thì Cơ quan thi hành án phải được xây dựng ngang tầm với các cơ quan tư pháp khác ở địa phương như Tòa án, Viện kiểm sát... nhưng lại được xây dựng theo hướng Đội thi hành án thuộc Phòng tư pháp, Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp. Do việc qui định cơ chế quản lý không rõ ràng nên có nhiều vụ việc phức tạp, bức xúc, Cơ quan thi hành án muốn phản ánh, báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền (như báo cáo Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân...) lại phải báo cáo thông qua Sở Tư pháp, Phòng tư pháp, dẫn đến hoạt động của các Cơ quan thi hành án nhiều khi rất thụ động và phụ thuộc quá nhiều vào cơ quan khác. Dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 30/CP nói trên đổi tên Cơ quan thi hành án cấp tỉnh là Thi hành án cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án cấp huyện là Thi hành án cấp huyện cho phù hợp với quy định tại Điều 11 Pháp lệnh 2004. Quy định như vậy một mặt vẫn thể hiện rõ bản chất, chức năng, nhiệm vụ của các Cơ quan thi hành án dân sự, mặt khác nhằm khắc phục những bất cập giữa quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự như đã từng có trong Nghị định 30/CP so với Điều 17 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993. - Tổ chức bộ máy của Cơ quan thi hành án không còn ngang tầm chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc được giao. So với năm 1993, khi chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ thì nay các Cơ quan thi hành án đã được qui định bổ sung thêm nhiều công việc (như đã trình bày ở phần trên). Khối lượng công việc tăng mà tính chất công việc cũng ngày càng phức tạp. Điều đó đặt ra yêu cầu phải có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy các Cơ quan thi hành án. Theo quy định hiện hành, thì về cơ cấu tổ chức của Cơ quan thi hành án chưa thật phù hợp với điều kiện của từng vùng, miền, từng cấp, nhất là các khu vực đồng bằng, miền núi, một số nơi tuy ít án nhưng địa bàn lại xa, khó khăn cho việc đi lại, trong khi đó lượng cán bộ lại quá ít (chí có 3 đến 5 người thậm chí có nơi chỉ có 2 người) vì vậy không tạo ra sức mạnh tổng hợp của một cơ quan. Điều này cũng dẫn đến một thực tế khác đó là việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động bị dàn trải, không tập trung được sức người, sức của để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Cơ quan thi hành án, một số Đội thi hành án tuy số lượng công việc hàng năm rất ít những cũng phải xây dựng cơ cấu cán bộ, xây dựng hoặc bố trí trụ sở, phương tiện làm việc như một đội thi hành án khác. Tuy một số huyện số lượng công việc giải quyết ít, nhưng do yêu cầu tổ chức, bộ máy và hoạt động nên Bộ Tư pháp vẫn phải chỉ đạo các cơ quan tư pháp địa phương vẫn bố trí cho các đội nói trên tối thiểu là 5 biên chế và cũng cần bố trí trụ sở làm việc, phương tiện hoạt động như nhiều Đội thi hành án khác. Vì vậy, nếu thành lập Đội thi hành án khu vực sẽ giảm được một phần đáng kể đầu mối quản lý, giảm biên chế, khắc phục được tình trạng thiếu cán bộ, tập trung Chấp hành viên, cán bộ của một số đội vào một đội. Điều này góp phần đáng kể vào việc tăng cường năng lực hoạt động cho các Đội thi hành án và giảm được ngân sách phục vụ cho việc xây dựng trụ sở, tập trung điều kiện cho việc đầu tư cho các Cơ quan thi hành án còn lại. * Chấp hành viên Thứ nhất, các văn bản pháp luật hiện hành mới có các qui định về quyền hạn, trách nhiệm của Chấp hành viên, mà chưa có những qui định đầy đủ về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của Chấp hành viên trưởng (Thủ trưởng cơ quan thi hành án). Chưa có sự phân định cụ thể hợp lý mối quan hệ giữa hai chức danh này, đồng thời cũng chưa có sự phân định rõ ràng giữa quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng. Thứ hai, nhìn về mặt hình thức, thì Chấp hành viên được giao rất nhiều quyền, như quyền: yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án. Nhưng đó chủ yếu là quyền "yêu cầu, đề nghị", còn việc các tổ chức hữu quan có đáp ứng yêu cầu của Chấp hành viên hay không thì pháp luật chưa qui định. Thứ ba, mặc dù Pháp lệnh 2004 đã có một số bổ sung về quyền hạn, trách nhiệm của Chấp hành viên nhưng vẫn chưa đủ, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao: - Khi Chấp hành viên phát hiện người phải thi hành án có tài sản ở trong người hoặc ở trong nhà riêng của họ... nhưng Chấp hành viên không có thẩm quyền gì trong việc bắt buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình như bắt buộc khám xét hoặc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ gì để truy tìm tài sản của người phải thi hành án. - Pháp lệnh chưa có qui định quyền hạn của Chấp hành viên được phép ra lệnh dẫn giải đương sự khi đã được triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng vẫn cố tình vắng mặt gây khó khăn cho việc thi hành án. - Thực tế cho thấy có tình trạng người phải thi hành án tuy có sức khỏe và có khả năng lao động nhưng Chấp hành viên không có quyền yêu cầu họ phải thực hiện nghĩa vụ lao động bắt buộc để thực hiện nghĩa vụ thi hành án, dẫn đến người phải thi hành án cố tình trây ỳ nhưng Cơ quan thi hành án cũng phải bó tay. Trong khi đó, đối với một số loại công việc như thực hiện nghĩa vụ lao động công ích thì thông thường người phải thực hiện nghĩa vụ lại phần lớn là tiền thay cho việc thực hiện nghĩa vụ lao động bắt buộc. 2.1.2. Thủ tục thi hành án dân sự Thủ tục thi hành án dân sự là trình tự thi hành các Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định về hình sự, hành chính và quyết định khác do Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo qui định của pháp luật [38, tr. 16-17]. Căn cứ Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và những điểm không trái với Pháp lệnh được quy định trong các văn bản như: Nghị định 69/CP ngày 18/10/1993 của Chính phủ, Thông tư số 67/TT-THA ngày 5/7/1996 của Bộ Tư pháp, Thông tư liên tịch số 12 ngày 26/02/2001 của Bộ Tư pháp - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thì thi hành án dân sự được thực hiện theo một trình tự luật định, theo các bước cơ bản sau đây: 2.1.2.1. Nhận bản án, quyết định; nhận đơn yêu cầu thi hành án Khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì Tòa án đã tuyên án, quyết định đó phải cấp cho người được thi hành án và người phải thi hành án bản sao bản án hoặc quyết định có ghi "để thi hành". Khi cấp bản sao bản án hoặc quyết định, Tòa án giải thích cho người được thi hành án biết quyền yêu cầu, thời hạn yêu cầu thi hành án và nghĩa vụ thi hành án theo quy định của pháp luật (Điều 18 Pháp lệnh 2004). Tòa án cũng có trách nhiệm chuyển giao bản sao bản án đã có hiệu lực thi hành cho Cơ quan thi hành án dân sự để chủ động ra quyết định thi hành án với các khoản chủ động thi hành án theo quy định tại Điều 20 Pháp lệnh 2004. Đối với những bản án, quyết định không thuộc diện chủ động thi hành án, người được thi hành án có quyền làm đơn gửi kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án đến Cơ quan thi hành án để yêu cầu thi hành án. Bản án, quyết định do Tòa án chuyển giao hoặc do nơi khác ủy thác đến phải được ghi nhận ngay vào sổ nhận án, đóng dấu công văn đến và xác nhận ngày nhận của Cơ quan thi hành án. Nếu nhận hồ sơ ủy thác thì phải hoàn lại phiếu gửi cho nơi gửi, án xử phúc thẩm phải có án sơ thẩm kèm theo. Sổ nhận bản án, quyết định phải ghi rõ nội dung quyết định của bản án, quyết định; nội dung biên bản kê biên, tạm giữ tài sản, biên bản thu giữ vật chứng (nếu có). Khi chuyển giao bản án, quyết định, Tòa án có trách nhiệm chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ (nếu có) cho Cơ quan thi hành án. Bản án, quyết định do đương sự chuyển đến kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, văn thư phải đối chiếu vào sổ nhận án để xác định bản án, quyết định đó đã được Tòa án chuyển giao hay chưa. Nếu chưa có thì yêu cầu Tòa án chuyển giao để có căn cứ tổ chức thi hành. Cơ quan thi hành án phải vào sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án ngay sau khi nhận đơn yêu cầu thi hành án của đương sự. Sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ nội dung yêu cầu thi hành án của đương sự. 2.1.2.2. Ra quyết định thi hành án và xác định "việc" thi hành án * Ra quyết định thi hành án, nghiên cứu nội dung bản án, quyết định Khi nhận bản án, quyết định, Chấp hành viên nghiên cứu nội dung, đồng thời đối chiếu với sổ kế toán, sổ theo dõi tang vật để xác định khoản hoàn tạm ứng án phí có phù hợp với án tuyên hay không. Nếu việc đối chiếu không phù hợp hoặc có những điểm chưa rõ, phải kịp thời yêu cầu Tòa án giải thích. * Thời hạn ra quyết định thi hành án Căn cứ vào ngày nhận án được ghi trên bản án, quyết định, Chấp hành viên làm thủ tục để Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án đúng với thời gian luật định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản sao bản án, quyết định đối với loại việc chủ động ra quyết định; 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án, đối với loại việc theo đơn yêu cầu, Cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án. Đối với quyết định khẩn cấp tạm thời thì phải ra quyết định ngay. * Các khoản chủ động ra quyết định thi hành án và các khoản theo đơn yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành bản án, quyết định về: án phí, lệ phí Tòa án, trả lại tiền tạm ứng án phí, hình phạt tiền; tịch thu tài sản, truy thu thuế, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính; xử lý vật chứng, tài sản đã thu giữ; thu hồi đất theo quyết định của Tòa án và quyết định khẩn cấp tạm thời. Ngoài những trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án nêu trên, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án chỉ ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu của người được thi hành án hoặc người phải thi hành án (Điều 23 Pháp lệnh 2004). * Phạm vi ra quyết định thi hành án Mỗi một quyết định thi hành án được coi là một "việc" thi hành án và phải được vào sổ thụ lý. Số thụ lý, thời gian thụ lý được ghi tại góc của quyết định thi hành án để phục vụ cho việc quản lý, theo dõi. Đối với mỗi bản án, quyết định đưa ra thi hành (được coi là một vụ), Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thể ra một hoặc nhiều quyết định thi hành án, cụ thể: + Đối với bản án, quyết định có nhiều khoản phải thi hành, trong đó có một hoặc nhiều khoản thuộc diện chủ động hoặc một hoặc nhiều khoản thuộc diện theo đơn yêu cầu, thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành án chung cho tất cả các khoản thuộc diện chủ động, các khoản theo đơn yêu cầu thì tùy từng trường hợp, căn cứ vào số lượng đơn yêu cầu thi hành án, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thể ra một hoặc nhiều quyết định thi hành án. + Đối với bản án, quyết định theo đó có nhiều người có quyền, nghĩa vụ liên đới thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền và nghĩa vụ liên đới. + Trong trường hợp có nhiều người phải thi hành nghĩa vụ giống nhau mà khả năng thi hành của mỗi người khác nhau, thì trách nhiệm thi hành án của mỗi người có thể ra một quyết định thi hành án. + Đối với những trường hợp bản án, quyết định được chia làm nhiều việc như trên, khi thi hành án xong chuyển lưu trữ phải xếp chung vào một vụ, trong đó mỗi việc làm một tiểu hồ sơ để thuận tiện cho việc quản lý, kiểm tra. + Đối với trường hợp không ra quyết định thi hành án mà ra quyết định ủy thác ngay thì quyết định ủy thác được đưa vào sổ thụ lý như quyết định thi hành án và được coi là một việc. + Đối với trường hợp đã ra quyết định thi hành án mà sau đó thu hồi quyết định thi hành án để thực hiện ủy thác, thì quyết định ủy thác là kết quả giải quyết chứ không phải là một việc mới. + Quyết định thi hành án là căn cứ pháp lý cho việc thu chi thi hành án và xử lý tang vật, vì vậy phải gửi cho kế toán một bản. Chứng từ thu chi thi hành án, phiếu xuất kho phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của quyết định thi hành án. 2.1.2.3. Xây dựng hồ sơ và quá trình tổ chức thi hành quyết định thi hành án Sau khi ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phân công Chấp hành viên thi hành quyết định thi hành án đó. Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải lập hồ sơ thi hành án và vào sổ thụ lý. Thời hạn thụ lý việc thi hành án được tích từ ngày vào sổ thụ lý thi hành án. Hồ sơ thi hành án phải thể hiện được toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên đối với vụ việc cụ thể. Chấp hành viên phải ghi chép và lưu giữ tất cả các công việc và giấy tờ đã và đang thực hiện vào hồ sơ. Trình tự, thủ tục chung trong quá trình tổ chức thi hành quyết định thi hành án bao gồm các bước sau: + Ra giấy báo tự nguyện thi hành án: Chấp hành viên có trách nhiệm ấn định thời hạn không quá 30 ngày cho người phải thi hành án. Việc ấn định thời hạn tự nguyện thi hành án được gửi cho người phải thi hành án thông qua giấy báo tự nguyện thi hành án. Đây là biện pháp nghiệp vụ đầu tiên trong quá trình tổ chức thi hành án, đồng thời là căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế. Vì vậy phải được thực hiện trong mỗi vụ việc thi hành án. + Xác minh điều kiện thi hành án: Khi xác minh điều kiện thi hành án, Cơ quan thi hành án phải lập biên bản xác minh. Việc xác minh tài sản phải có sự tham gia của đại diện chính quyền cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc. Biên bản xác minh phải do Chấp hành viên lập và xác nhận của chính quyền địa phương nơi xác minh. + Lập biên bản giải quyết thi hành án: Trong quá trình thi hành án, Chấp hành viên là người có quyền lập biên bản giải quyết việc thi hành án. Biên bản giải quyết việc thi hành án là văn bản ghi ý kiến của các đương sự và của Cơ quan thi hành án trong quá trình giải quyết việc thi hành án về nội dung, thời gian, địa điểm, phương thức việc thi hành án và những vấn đề cần thiết khác. Trong trường hợp người phải thi hành án và người được thi hành án thỏa thuận được với nhau về việc thi hành án thì Cơ quan thi hành án lập biên bản giải quyết việc thi hành án và để cho các đương sự thực hiện thỏa thuận, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội. + Cưỡng chế thi hành án dân sự: Đây là biện pháp được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành, nhưng hết thời gian tự nguyện thi hành do Chấp hành viên ấn định mà họ không tự nguyện thi hành. Điều 37 Pháp lệnh 2004 qui định sáu biện pháp cưỡng chế là: - Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá trị của người phải thi hành án; - Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; - Phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc; - Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản của người phải thi hành án do người thứ ba giữ; - Buộc giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hoặc giao vật, tài sản khác; - Cấm hoặc buộc người phải thi hành án không làm hoặc làm công việc nhất định. Chấp hành viên là người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, nhưng không được áp dụng trong khoảng thời gian từ 22 h đến 6 h sáng ngày hôm sau. Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán hoặc hủy hoại tài sản, thì Chấp hành viên quyết định kê biên tài sản mà không cần phải ấn định thời hạn tự nguyện thi hành án và cũng không bị hạn chế bởi qui định về thời gian nêu trên, nhưng phải ghi rõ vào biên bản. Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, người phải thi hành án phải chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành án. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thể xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án. Hiện nay, biện pháp cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản được áp dụng phổ biến nhất. Biện pháp cưỡng chế thi hành án phải được thực hiện một cách chặt chẽ, như tống đạt quyết định cưỡng chế, thành phần Hội đồng cưỡng chế, lập biên bản cưỡng chế... Tuy nhiên, do có nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành án khác nhau, nên việc tổ chức thực hiện đối với từng biện pháp cưỡng chế không nhất thiết phải tuân theo một trình tự nhất định. Nhìn chung, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật hiện hành thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta như: Không kê biên tài sản là lương thực, thuốc men, đồ dùng sinh hoạt thông thường, cần thiết phục vụ cho người phải thi hành án và gia đình, đồ dùng thờ cúng thông thường, định thời gian tự nguyện nhất định (trong vòng 30 ngày) trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế… Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp không được kê biên tài sản của cơ quan, tổ chức; quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối của cá nhân, hộ gia đình (khoản 2 Điều 42 Pháp lệnh 2004). Tài sản đã kê biên được định giá theo thỏa thuận giữa người được thi hành án và người phải thi hành án, người phải thi hành án và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên đương sự thỏa thuận về giá không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày tài sản được kê biên. Nếu các bên không thỏa thuận được về giá, thì sau khi kê biên, trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày tài sản được kê biên, Chấp hành viên phải thành lập Hội đồng định giá để định giá. Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới năm trăm ngàn đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về giá, thì Chấp hành viên có trách nhiệm định giá. Việc định giá dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản do Nhà nước quản lý thì việc định giá dựa trên cơ sở do Nhà nước qui định (Điều 43 Pháp lệnh thi hành án 2004). Thủ tục bán tài sản đã kê biên được qui định tại Điều 47 Pháp lệnh thi hành án 2004 như sau: - Đối với tài sản kê biên là bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất hoặc động sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên thì trong thời hạn không quá mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày định giá, Cơ quan thi hành án phải làm thủ tục ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá để bán tài sản; - Đối với động sản có tổng giá trị từ năm trăm ngàn đồng đến dưới mười triệu đồng thì Cơ quan thi hành án tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày kê biên; đối với động sản có tổng giá trị dưới năm trăm ngàn đồng hoặc là tài sản mau hỏng thì Chấp hành viên tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày kê biên; - Trước khi mở cuộc bán đấu giá một ngày, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá; người phải thi hành án có trách nhiệm bồi hoàn phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được với nhau thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án được quy định tại Điều 51 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004. Số tiền thi hành án, sau khi trừ chi phí cưỡng chế thi hành án trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, được thanh toán theo thứ tự sau đây: Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; án phí, lệ phí Tòa án; tiền phạt, tiền tịch thu, tiền truy thu thuế, truy thu tiền thu lợi bất chính; các khoản phải trả khác; số tiền còn lại trả cho người phải thi hành án. Sau khi đã thanh toán hết thứ tự này mới thanh toán đến thứ tự ưu tiên trên sau: Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để đảm bảo thi hành án được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm sau khi đã trừ các chi phí về thi hành án (Điều 52 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004). Trong quá trình tổ chức thi hành án, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có quyền hoãn, tạm đình chỉ và trả đơn yêu cầu thi hành án. Người có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cũng có quyền hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án. 2.1.2.3. Một số thủ tục thi hành án dân sự khác và những điểm còn bất cập * Các bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án Pháp lệnh 1993 qui định, phạm vi những bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án bao gồm: bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự và quyết định khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế phạm vi của các bản án, quyết định dân sự nêu trên đã được mở rộng hơn rất nhiều. Do đó, Pháp lệnh 2004 bổ sung những bản án, quyết định mới mà Pháp lệnh 1993 chưa qui định, đó là: Quyết định của Trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính. Pháp lệnh 2004 cũng qui định cụ thể hóa "về phần tài sản trong bản án, quyết định hình sự" bao gồm những khoản như: quyết định về dân sự, phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản, thu lợi bất chính, án phí. Các quyết định của cơ quan có thẩm quyền khác gồm: quyết định giải quyết tranh chấp kinh tế của Trọng tài kinh tế Nhà nước các cấp có hiệu lực trước ngày 01/7/1994, quyết định của Trung tâm trọng tài thành lập theo Nghị định số 116/CP ngày 05/9/1994 của Chính phủ, quyết định của Trung tâm trọng tài Quốc tế tại Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quyết định số 204/TTg ngày 05/9/1994 của Chính phủ và Quyết định số 114/TTg ngày 16/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ đã có hiệu lực nhưng chưa được thi hành, quyết định Trọng tài theo qui định tại Pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày 25/02/2003, có hiệu lực từ ngày 01/07/2003. Mặc dù Pháp lệnh 2004 đã mở rộng hơn so với Pháp lệnh 1993 về phạm vi của bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Hiện nay, trong số các bản án, quyết định của Tòa án thì có một số loại chưa được giao cho Cơ quan thi hành án thi hành. Đó là quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Tòa án áp dụng đối với đương sự đã được triệu tập nhiều lần nhưng không đến tham dự phiên tòa, và phán quyết của Tòa án về khoản không phải là "tài sản hoặc quyền tài sản" trong bản án, quyết định về vụ án hành chính. Do vậy, cần mở rộng hơn nữa phạm vi các bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án. Ngoài ra, khái niệm "thi hành án dân sự" cần được mở rộng đối với cả những trường hợp không phải là bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài mà cả những cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại và một số lĩnh vực khác. * Quyền yêu cầu thi hành án Pháp lệnh 1993 qui định người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án. Nghị định 69/CP ngày 18/10/1993 của Chính phủ qui định bổ sung quyền yêu cầu thi hành án của người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thi hành án. Song Pháp lệnh 2004 chỉ qui định quyền yêu cầu của người được thi hành án và người phải thi hành án, mà không qui định quyền yêu cầu thi hành án của người có quyền, nghĩa vụ liên quan, đến việc thi hành án l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docBIA-THS.doc
  • docMuc luc.doc