Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về giao nhận hàng hóa XNK

1.1. Một số vấn đề chung về giao nhận hàng hóa XNK ---------------------------------1

1.1.1. Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận-----------------------------------1

1.1.2. Phạm vi hoạt động của dịch vụ giao nhận --------------------------------------2

1.1.3. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận -----------------------------------4

1.1.4. Vai trò của người giao nhận-------------------------------------------------------4

1.1.5. Mối liện hệ giữa người giao nhận và các bên có liên quan ------------------5

1.2. Các lợi điểm của người giaonhận trong thương mại quốc tế -------------------------6

1.2.1. Đối với người XK-------------------------------------------------------------------6

1.2.2. Đối với người nhập khẩu ----------------------------------------------------------6

1.3. Những đóng góp của giao nhận vận tải quốc tế trong việcthực hiện chiến

lược kinh tế hướng ngoại ở nước ta ------------------------------------------------------7

1.4. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ----------------------------------------11

1.4.1. Tổ chức giao hàng cho người vận tải --------------------------------------------11

1.4.2. Tổ chức nhận hàng từ người vận tải ---------------------------------------------12

1.5. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ giao nhận vận tảiquốc tế ở các nước--------------14

Kết luận chương I --------------------------------------------------------------------------------18

Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa XNK tại Tp.HCM

2.1. Vài nét về hoạt động xuất nhập khẩu tại Tp.HCM ----------------------------------19

2.1.1. Hoạt động xuất khẩu ---------------------------------------------------------------19

2.1.2. Hoạt động nhập khẩu --------------------------------------------------------------22

2.2. Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ở Tp.HCM ------------25

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động GNHH XNK ở Việt

Nam------------------------------------------------------------------------------------------25

2.2.2. Vấn đề quản lý đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ GNHH

XNK -----------------------------------------------------------------------------------------27

2.2.3. Vị trí địa lý của Tp.HCM và thực trạng CSHT phục vụ GNHH XNK-------29

2.2.4. Ho?t d?ng giao nh?n hng hĩa XNK ?Tp.HCM ---------------------------------32

2.2.5. Phân tích kết quả khảo sátthực trạng GNHH XNK tại Tp.HCM ------------34

2.2.5.1. Giao nhận vận tải đường biển, đường hàng không --------------------------34

2.2.5.2. Giao nhận hàng rời và container -----------------------------------------------35

2.2.5.3. Cơ cấu hàng chỉ định và không chỉ định trong giao nhận vận tải ----------36

2.2.5.4. Đối tượng và cách thức tiếp cận khách hàng của công ty GNHH: --------37

2.2.5.5. Các loại hình dịch vụ giao nhận hàng được cung cấp -----------------------38

2.2.5.6. Nguyên nhân và các dịch vụ chủ hàng mua từ các công ty giao

nhận------------------------------------------------------------------------------------------43

2.2.5.7. Vấn đề giá và chất lượng dịch vụ ----------------------------------------------44

2.3. Tiềm năng, thách thức và dự báo đối với GNHH XNK tại Tp.HCM khi

Việt Nam gia nhập WTO -----------------------------------------------------------------46

2.3.1. Tiềm năng ---------------------------------------------------------------------------46

2.3.2. Thách thức---------------------------------------------------------------------------47

2.3.3. Dự báo -------------------------------------------------------------------------------48

2.4. Đánh giá thực trạng giao nhận hàng hóa xuấtnhập khẩu tại Tp.HCM ------------49

2.4.1. Những thuậnlợi có được ----------------------------------------------------------49

2.4.2. Những hạn chế tồn đọng ----------------------------------------------------------50

Kết luận chương II 51

Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động GNHH XNK tại p.HCM

3.1. Mục tiêu và chính sách phát triển dịch vụ GNHH XNK tại Tp.HCM -------------52

3.1.1. Mục tiêu phát triển ngành giao nhận hàng hóa XNK ở Việt Nam ----------52

3.1.2. Chính sách phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK ở Việt Nam ------52

3.2. Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa XNK ---------------------- 53

3.2.1 Nhóm giải pháp 1: Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng

năng lực chuyên chở của đội tàu ------------------------------------------------------ 53

3.2.1 Nhóm giải pháp 2: Hoàn thiện và phát triển hoạt động GNHH XNK ------------ 57

3.2.1. Nhóm giải pháp 3: Hoàn thiện cơ chế quản lý hàng hải và hoạt động của

ngành hàng hải và các ngành có liên quan ------------------------------------------- 65

3.3. Kiến nghị đối với nhà nước và các ban ngành liên quan ---------------------------------- 69

Kết luận chương III------------------------------------------------------------------------------------------ 70

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

pdf114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5779 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm định, mua hộ bảo hiểm hàng hóa… Đối với các lô hàng XNK phải kiểm dịch và kiểm định theo yêu cầu của hải quan, các doanh nghiệp đều giao cho các công ty giao nhận thực hiện. Như vậy, các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian. Các công ty giám định, kiểm dịch ở trong thành phố, vì vậy mỗi khi các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm tra thì phải chờ đợi các nhân viên kiểm tra rất lâu, tốn thời gian vì các nhân viên kiểm tra đợi phải có ít nhất hai chủ hàng trở lên. Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải tốn chi phí để đưa các nhân viên đó đến nơi hàng đang tập kết. Nếu các chủ hàng nhờ các công ty giao nhận giúp mình làm những công việc đó thì thời gian sẽ nhanh hơn và đỡ tốn chi phí hơn. Bởi vì các công ty giao nhận có nhiều chủ hàng nên có thể sắp xếp để các dịch vụ đó diễn ra nhanh hơn và đỡ tốn chi phí hơn do kết hợp nhiều lô hàng. Riêng với dịch vụ mua bảo hiểm hàng hóa thì các công ty giao nhận cũng rất ít thực hiện. Thông thường các công ty này nhờ các hãng tàu nước ngoài, nơi hàng đến và là những công ty mà mình làm đại lý mua giúp. Điều này là do: ƒ Các công ty sản xuất kinh doanh thường ký hợp đồng ngoại thương theo thói quen là mua CIF và bán FOB vì vậy quyền vận tải cũng như mua bảo hiểm đã thuộc về các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp không có khách hàng thường xuyên nên không thể có được giá bảo hiểm tốt từ các công ty bảo hiểm. ƒ Các công ty bảo hiểm trong nước còn yếu trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa. Hiện có hai công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực này là Công ty Bảo Minh và Bảo Việt. Các công ty này thường mua lại bảo hiểm của nước ngoài khi có khách hàng. Vì vậy, giá phí bảo hiểm thường cao, thủ tục nhận bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra lâu hơn và rườm rà hơn. ƒ Các công ty bảo hiểm chưa có chính sách giá riêng dành cho các công ty giao nhận vận tải nên chủ hàng thường tự mình đi mua khi có nhu cầu. ƒ Cơ chế quản lý của nhà nước trong viêc cấp phép hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa. Trước đây, nhà nước độc quyền trong lĩnh vực này các công ty tư nhân hay công ty bảo hiểm nước ngoài không được phép hoạt động. Chỉ trong hai năm gần đây, nhà nước ta mới mở cửa cho các công ty bảo hiểm nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này. Điều này đã làm cho các công ty bảo hiểm trong nước vẫn còn hoạt động theo cơ chế tập trung độc quyền khó có thể cạnh tranh 2.2.5.6. Nguyên nhân và các dịch vụ chủ hàng mua từ các công ty giao nhận Như đã phân tích trên, hiện nay các công ty giao nhận hàng hóa XNK kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, từ vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế, đóng gói bao bì, dịch vụ kho bãi, dịch vụ CFS, dịch vụ hải quan… Tuy nhiên, các công ty XNK thường mua dịch vụ vận chuyển nội địa, quốc tế và dịch vụ hải quan từ các công ty giao nhận, còn các dịch vụ khác họ tự lo. Mỗi một công ty XNK có quy mô hoạt động, lĩnh vực hoạt động và lực lượng nhân viên phục vụ khác nhau. Đa số các công ty này đều có phòng kinh doanh XNK và bộ phận giao nhận nằm trong phòng ban này chứ không thành lập một phòng giao nhận hàng hóa XNK chuyên biệt. Chính vì vậy một số công ty XNK đã lựa chọn giải pháp mua dịch vụ từ các công ty giao nhận vì: ƒ Doanh nghiệp không có đủ lực lượng nhân sự phục vụ cho hoạt động giao nhận, mà chỉ chuyên cho việc tìm kiếm các hợp đồng ngoại thương và theo dõi tình hình tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký. Giải pháp tuyển dụng thêm nhân sự phục vụ cho khâu giao nhận cũng được một số doanh nghiệp đề cập đến. Nhưng các doanh nghiệp XNK đa số ở quy mô vừa và nhỏ, do vậy nguồn hàng chưa thật sự ổn định và mang tính theo mùa. Do vậy tuyển dụng nhân sự sẽ không đem lại hiệu quả cao mà chỉ có thể giải quyết tình trạng thiếu nhân sự tạm thời vào những mua cao điểm ƒ Lực lượng nhân viên làm công tác giao nhận ở các công ty XNK chưa qua đào tạo bài bản về chuyên môn, không nắm vững về thủ tục giao nhận, do vậy làm kéo dài thời gian tổ chức giao nhận hàng hóa, không giải phóng hàng kịp thời, gây ách tắt hoạt động kinh doanh doanh nghiệp ƒ Một số doanh nghiệp XNK lựa chọn mua dịch vụ vận tải quốc tế qua các công ty giao nhận vì có giá cước rẽ hơn. Bởi vì, một số công ty giao nhận có mối quan hệ tốt với các hãng tàu, làm đại lý cho họ nên có giá cước rất tốt ở một số tuyến vận tải. Bên cạnh đó, các công ty giao nhận thường dành một khoảng hoa hồng tương đối hấp dẫn cho các khách hàng mua dịch vụ vận tải của mình. Tóm lại, đa số các chủ hàng sử dụng dịch vụ giao nhận là do họ thấy hiệu quả hơn so với tự thực hiện, tiết kiệm chi phí và thời gian làm hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp. 2.2.5.7. Vấn đề giá và chất lượng dịch vụ ¾ Giá dịch vụ Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Việt Nam thực hiện nền kinh tế mở từ năm 1986. Từ đó đến nay việc mua bán ngoại thương ngày càng phát triển, nhu cầu về dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa XNK ngày càng tăng. Do vậy ngày càng nhiều hãng tàu, công ty giao nhận ra đời. Điều này thúc đẩy các công ty phải ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ giá cước thì mới có được khách hàng, mới tồn tại trong thị trường dịch vụ cạnh tranh khá khốc liệt này. Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp XNK – khách hàng của các công ty giao nhận – thì giá cước giao nhận vận tải ở Việt Nam vẫn còn khá cao. Theo số liệu khảo sát, có đến 68% công ty XNK cho rằng giá dịch vụ giao nhận ở mức cao, 25% cho rằng trung bình và chỉ có hơn 8% cho rằng là thấp. Bảng 17: Đánh giá của công ty XNK về giá dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK Cao Trung bình Thấp Loại hình doanh nghiệp Số DN % Số DN % Số DN % Doanh nghiệp nhà nước 5 20.8 2 8.3 1 4.2 Công ty TNHH 3 12.5 2 8.3 1 4.2 Công ty 100% vốn nước ngoài 4 16.7 1 4.2 0 0 Công ty cổ phần 4 16.7 1 4.2 0 0 Tổng cộng 16 66.7 6 25 2 8.4 Nguồn: Khảo sát tại doanh nghiệp giao nhận Bảng 18: Bảng giá dịch vụ giao nhận vận tải và thời gian vận chuyển Tuyến đường USD/cont. 20’ USD/CBM Thời gian vận chuyển VN – Nhật 600 60 6 ngày VN – Bỉ 1250 75 20 ngày VN – Pháp 1600 82 22 ngày Nguồn: Tổng hợp Transimex, Vietfrach, Sotrans Như đã phân tích ở trên, hiện nay các doanh nghiệp XNK chủ yếu XK theo điều kiện thương mại CIF, NK theo FOB, chính vì vậy họ không chủ động trong việc thuê phương tiện vận tải mà phụ thuộc vào phía nước ngoài. Nói như thế không có nghĩa là trong quá khứ, hiện nay và tương lai các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tp.HCM vẫn giữ mãi điều kiện kinh doanh này mà dần phải thay thế bằng các điều kiện thương mại khác và giành quyền thuê phương tiện vận tải về phía chúng ta. Điều này cho thấy nếu giá cước dịch vụ vận tải cao sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp XNK trong việc tính toán giá bán cạnh tranh. Do vậy, các doanh nghiệp giao nhận cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá dịch vụ, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp XNK có lợi thế trong việc giành quyền thuê phương tiện vận tải, và khi đó các công ty giao nhận mới có cơ hội khai thác nhiều khách hàng hơn. ¾ Về chất lượng dịch vụ Đa số các công ty sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK đều có đánh giá chung là chất lượng dịch vụ của các công ty giao nhận trên địa bàn ở mức tốt: hơn 62% cho rằng chất lượng dịch vụ giao nhận ở mức tốt, 4% cho rằng không tốt, còn lại 33% đánh giá ở mức trung bình. Như vậy vẫn còn một số khách hàng chưa đánh giá cao chất lượng dịch vụ của các công ty giao nhận (chiếm hơn 1/3). Do vậy các công ty giao nhận cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa để có thể giữ được khách hàng và thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Bảng 19: Đánh giá của công ty XNK về chất lượng dịch vụ giao nhận Tốt Trung bình Không tốt Loại hình doanh nghiệp Số DN % Số DN % Số DN % Doanh nghiệp nhà nước 5 20.8 2 8.3 1 4.2 Công ty TNHH 5 20.8 1 4.2 0 0 Công ty 100% vốn nước ngoài 2 8.3 3 12.5 0 0 Công ty cổ phần 3 12.5 2 8.3 0 0 Tổng cộng 15 62.4 8 33.3 1 4.2 Nguồn: Khảo sát tại doanh nghiệp giao nhận Để nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Từ việc phải tìm được đầu mối cung cấp giá cước vận tải thấp, chất lượng vận tải phải tốt, đến các yếu tố liên quan khách quan khác như các chính sách nhà nước, các thủ tục hành chính và đặc biệt là khâu thủ tục hải quan. Bởi vì, theo khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp giao nhận lẫn doanh nghiệp XNK đánh giá thủ tục hải quan ở Việt Nam còn phức tạp (45%), còn lại là cho rằng luật và các văn bản hướng dẫn thực thi thủ tục hải quan đơn giản nhưng thực tế là hết sức phức tạp (55%). Không có một đơn vị nào cho rằng thủ tục hải quan của Việt Nam là đơn giản, nhanh chóng, gọn nhẹ. Mà trong tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương, khâu làm thủ tục hải quan là khâu mà các doanh nghiệp XNK rất ngại và thường sử dụng dịch vụ thuê ngoài (các công ty giao nhận). Do vậy, đơn giản hóa khâu thủ tục hải quan sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giao nhận nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. 2.3. Tiềm năng, thách thức và dự báo đối với GNHH XNK tại Tp.HCM khi Việt Nam gia nhập WTO 2.3.1. Tiềm năng Cùng với xu thế hội nhập phát triển, toàn cầu hóa nền kinh tế, dịch vụ GNHH XNK tại Việt Nam đã hình thành và phát triển mạnh trong những năm gần đây. Người kinh doanh dịch vụ GNHH vừa là người thiết kế, tổ chức và làm mọi thủ tục liên quan đến vận chuyển hàng hóa XNK. Dịch vụ này phải sử dụng các phương thức vận tải bằng đường biển, hàng không, đường bộ. Tuy là loại hình dịch vụ mới hình thành nhưng tốc độ phát triển nhanh vì là ngành không cần nhiều vốn đầu tư cũng như kỹ thuật hiện đại, lại phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Chính nhờ có loại hình dịch vụ này mà các doanh nghiệp XNK có thể thực hiện các hợp đồng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây là ngành mới hình thành, qui mô các doanh nghiệp giao nhận còn khá nhỏ bé riêng lẻ nên chỉ tồn tại dưới các hình thức cộng tác của một forwarder. Riêng Tp.HCM, là vùng kinh tế trọng điểm và là đầu mối XNK lớn nhất của cả nước với hệ thống cảng biển khá phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông quan trọng cũng như việc mở rộng các tuyến đường trọng yếu trên đại bàn thành phố đã mở ra cơ hội gia tăng hoạt động dịch vụ giao nhận. Việc hình thành nhiều công ty GNHH là tất yếu để đáp ứng nhu cầu lưu thông, giao thương hàng hóa ngày càng tăng giữa Việt Nam và các nước, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Và dịch vụ GNHH của Việt Nam nói chung cũng như của Tp.HCM nói riêng chắc chắn sẽ phát triển mạnh theo đà phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, các hàng rào thuế quan được cởi bỏ và kim ngạch XNK tăng cao. Việc đầu tư gần đây của Tp.HCM vào các kho bãi cảng biển hứa hẹn nhiều thuận lợi cho dịch vụ giao nhận như: Dự án trị giá 744 tỷ đồng nhằm chuyển hệ thống cảng từ trung tâm thành phố ra Cát Lái và Hiệp Phước, đầu tư xây dựng một cảng mới tại KCN Hiệp Phước, cảng có qui mô 40ha, chiều dài 1.000m cho tàu container trọng tải 20.000-30.000 tấn và có khả năng cập tàu container trọng tải đến 50.000 tấn, và là cảng lớn nhất ở khu vực TPHCM. 2.3.2. Thách thức Khi nền kinh tế đất nước phát triển hội nhập vào kinh tế thế giới sẽ có những đòi hỏi gắt gao hơn ở mọi ngành nghề. Riêng lĩnh vực giao nhận, khi gia nhập WTO, sự nhanh chóng - chính xác - tiết kiệm luôn được các thương nhân quan tâm. Vì lẽ đó, nền kinh tế cần một đội ngũ các công ty giao nhận chuyên nghiệp có tầm hoạt động rộng và tiềm lực lớn. Thực tế hoạt động giao nhận ở nước ta vẫn còn nhỏ bé, chưa được đầu tư đúng theo chiều sâu và chưa có sự quan tâm đúng đắn của các cấp có thẩm quyền. Tình trạng độc quyền vẫn còn diễn ra và tiếp tục làm trì trệ sự phát triển của lĩnh vực này. Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện được phép kinh doanh, khai thác các cảng biển quốc tế và xóa bỏ độc quyền cung cấp dịch vụ của một số doanh nghiệp như hiện nay, tạo ra thị trường dịch vụ tự do bình đẳng, giảm chi phí cho doanh nghiệp XK nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh của hàng XK Việt Nam. Để phát triển dịch vụ giao nhận thì không thể thiếu sự phát triển hoạt động vận chuyển hàng hóa. Thế nhưng ngành vận tải còn rất hạn chế về trang thiết bị. Với hàng hóa XNK thì phương tiện chủ yếu vẫn là tàu biển nhưng với đội tàu nhỏ, tình trạng kỹ thuật kém, giá cước cao khả năng cạnh tranh thấp, không thể vận chuyển hàng đi các nước xa khu vực nên không đáp ứng được nhu cầu khách quan của nền kinh tế. Hiện nay, giá cước vận tải biển đối với hàng hóa XNK đều do các hãng tàu nước ngoài thao túng, như vừa qua các hãng này dự định tăng giá cước chở container bằng cách định thu thêm phụ phí. Mặc dù việc này không thành nhưng cũng cho thấy ở Việt Nam cần phải có hiệp hội các chủ hàng để làm đối trọng đàm phán về giá cả đối với các hãng tàu biển quốc tế. Hơn nữa với truyền thống XK theo FOB và NK giá CIF của đa số doanh nghiệp XNK đã vô tình ngăn chặn sự phát triển của ngành vận tải dẫn đến dịch vụ giao nhận không phát huy hết năng lực và dịch vụ tối ưu của mình. Bên cạnh đó việc vận chuyển, giao, gom hàng trong nước hoạt động cũng không hiệu quả. Nếu so sánh về năng lực cạnh tranh của ngành đường bộ Việt Nam với các nước trong khu vực thì Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2004 đã đưa ra điểm số dành cho Việt Nam là 2,98, rất thấp theo thang điểm từ thấp đến cao là 1-7. Trong bảng xếp hạng này, ngành đường bộ của Việt Nam đứng sau tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á được xếp hạng như Thái Lan, Malaysia, Philippines… Thậm chí, một lời cảnh báo từ các chuyên gia kinh tế cao cấp là nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tìm được “nước cờ độc” thì rất có thể hàng hóa Việt Nam sẽ được vận chuyển bởi các hãng vận tải của các nước trong khu vực trong tương lai. Như vậy cần phải nâng cao hiệu quả của công tác vận chuyển trong dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK để loại hình này mở rộng, nâng cao dịch vụ phát huy hết khả năng góp phần phát triển nền kinh tế trong lĩnh vực XNK. Ngoài ra, khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện theo các quy định của các nước thành viên về XNK, đầu tư… trong đó có đầu tư lĩnh vực giao nhận vận tải. Như vậy hứa hẹn có nhiều công ty nước ngoài đến khai thác lĩnh vực kinh doanh GNHH XNK đầy tiềm năng này. Chính vì vậy, các công ty giao nhận trong nước cần có những giải pháp chiến lược để thu hút khách hàng và quan trọng hơn nữa là phải giữ được khách hàng. Muốn vậy các công ty giao nhận phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, hạ giá dịch vụ, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ. Có như vậy mới có thể tồn tại được trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt này. Nếu không, các công ty này sẽ gặp khó khăn ngay trên sân nhà chứ chưa nói đến là cạnh tranh và thu hút khách hàng từ các nước khác. 2.3.3. Dự báo về nhu cầu vận chuyển hàng hóa XNK ở Tp.HCM và xu hướng phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK Trong thời gian tới, với xu hướng phát triển nhanh chóng về kinh tế thị trường, cũng như xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, vai trò ngoại thương trong XNK hàng hóa giữ vị trí rất quan trọng, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO trong tương lai gần. Do vậy, trong những năm sắp đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa của của Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng sẽ tăng nhanh ở các mặt hàng như: xi măng, phân bón, cao su, nông sản, hàng công nghiệp, hàng điện tử, máy móc trong nước lắp ráp và sản xuất… Bảng 20: Dự báo về kim ngạch XNK của Tp.HCM (ĐVT: triệu USD) Chỉ tiêu 2004 2010 2015 Kim ngạch XK 9.816 21.471 29.974 Kim ngạch NK 5.644,8 11.285 15.331 Tổng cộng 17.464,8 34.766 47.320 Dựa vào các số liệu trong quá khứ, kết quả dự báo cho thấy, với sự gia tăng nhanh về kim ngạch XNK trong thời gian tới kéo theo hoạt động giao nhận cũng gia tăng tương ứng. Theo đánh giá của VIFFAS, trong tương lai việc giao nhận hàng hóa XNK đòi hỏi phải có một nghiệp vụ chuyên môn thành thạo và có mạng lưới phân phối rộng khắp thì mới đáp ứng được yêu cầu. Do vậy các công ty XNK sẽ lựa chọn con đường ủy thác việc GNHH XNK, ủy thác vận tải vì mang tính kinh tế và ít xảy ra rủi ro hơn so với tự đứng ra làm công việc giao nhận. Bảng 21: Dự báo vận tải tại Tp.HCM Chỉ tiêu 2004 2010 2015 Vận chuyển (1000 tấn) 35.712 44.152 50.594 Luân chuyển (triệu tấn.Km) 20.838 33.387 43.106 Khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, chúng ta phải bỏ dần các chính sách bảo hộ. Do vậy, trong tương lai, các nhà đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực GNHH XNK có thể mở các chi nhánh tại việt Nam thay cho các đại lý địa phương để giảm chi phí hoạt động, trực tiếp quản lý để nâng cao chất lượng dịch vụ. Khi đó, với mức độ cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải củng cố để tồn tại, phát triển hoặc phá sản, bị mua lại để trở thành chi nhánh của họ. Từ đó cho thấy dịch vụ GNHH XNK với xu hướng phát triển có quy mô ngày càng rộng lớn, và nhu cầu về dịch vụ này rất cao, đòi hỏi cần phải có những giải pháp chiến lược thúc đẩy sự phát triển trên phạm vi cả nước nói chung và Tp.HCM nói riêng. 2.4. Đánh giá thực trạng giao nhận hàng hóa XNK tại Tp.HCM 2.4.1. Những thuận lợi có được ƒ Tp.HCM có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều cảng biển quốc tế và sân bay quốc tế; là thành phố đi đầu trong lĩnh vực kinh tế, đứng đầu về tỷ lệ kim ngạch XNK của cả nước…, do đó đây là nơi có nhiều tiềm năng để khai thác loại hình dịch vụ GNHH XNK này. ƒ Thực hiện chính sách mở cửa, hướng ngoại như: thành viên ASEAN, APEC, tương lai gần sẽ là thành viên WTO. Điều này sẽ thúc đẩy XNK phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài, lượng hàng hóa giao nhận vận tải sẽ tăng nhanh, góp phần ổn định thị trường vận tải GNHH. ƒ Mặc dù CSHT phục vụ giao nhận còn nhiều hạn chế, nhưng vấn đề này cũng đã được lãnh đạo Thành phố quan tâm và có hướng đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngành GNHH phát triển trong tương lai. ƒ Với sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, các doanh nghiệp giao nhận trong nước có cơ hội tiếp thu và thực hiện công nghệ giao nhận vận tải hiện đại, phạm vi hoạt động vượt ra khỏi quốc gia. ƒ Nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực dịch vụ này khá phong phú. 2.4.2. Những hạn chế tồn đọng ƒ CSHT còn ở mức yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu giao nhận vận tải hàng hóa XNK, nhất là khi chúng ta gia nhập WTO trong tương lai gần, lượng hàng hóa mua bán ngoại thương tăng nhanh, nhu cầu vận tải GNHH cũng tăng theo. Cụ thể: đường bộ, đường sông, cảng biển và sân bay yếu kém, phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ hàng hóa lạc hậu. ƒ Pháp luật kinh doanh dịch vụ giao nhận chưa rõ ràng, thủ tục hải quan còn nhiêu khê, gây cản trở các doanh nghiệp trong quá trình thông quan hàng hóa. Việc quản lý kinh doanh còn lỏng lẽo do trực thuộc nhiều cơ quan chủ quản khác nhau, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành. Các quy định, chính sách giữa các ban ngành chưa đồng bộ. ƒ Nguồn nhân lực ngành tuy nhiều nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. Còn thiếu những người có kinh nghiệm chuyên môn cao. ƒ Hiệp hội giao nhận hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát huy vai trò đích thực của một Hiệp hội ngành nghề ƒ Điều kiện thương mại sử dụng trong đồng ngoại thương: mua CIF, bán FOB gây thất thu ngoại tệ, ảnh hưởng lớn đến kinh doanh giao nhận XNK. ƒ Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà vận chuyển, công ty giao nhận và công ty bảo hiểm nên dịch vụ cung cấp còn rời rạc, giá thành cao. ƒ Hoạt động giao nhận còn mang tính thời vụ, phụ thuộc vào hoạt động ngoại thương. Kết luận chương II: Qua những phân tích trên cho thấy trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có những thuận lợi và những khó khăn chủ quan lẫn khách quan. Mặc dù chính sách của Nhà nước Việt Nam nói chung, Tp.HCM nói riêng đều cố gắng tạo điều kiện thuận lợi để cho loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa XNk phát triển. Tuy nhiên trong thực tế, các doanh nghiệp gặp không ít trở ngại trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp giao nhận cũng còn nhiều vấn đề xem xét và cải tiến. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động manh mún, chưa liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau để có thể khai thác tốt dịch vụ này. Do vậy cần phải có những giải pháp về cả phía nhà nước lẫn bản thân doanh nghiệp thì mới phát triển dịch và nâng cao hiệu quả khai thác dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK này. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK TẠI TP.HCM 3.1. Mục tiêu và chính sách phát triển dịch vụ GNHH XNK tại Tp.HCM 3.1.1. Mục tiêu phát triển ngành GNHH XNK ƒ Về thị trường: Đáp ứng nhu cầu GNHH thị trường nội địa đồng thời củng cố các thị trường đang phát triển: Nhật, Tây Âu, phát triển thị trường Bắc Mỹ. Nối lại mối quan hệ truyền thống với các liên đoàn giao nhận ở các nước thuộc Liên Xô và Đông Aâu trước đây trên cơ sở cùng có lợi để khôi phục các tuyến giao nhận vận tải quốc tế đến thị trường này. ƒ Về chất lượng dịch vụ: Tăng nhanh khối lượng, nâng cao chất lượng và độ an toàn giao nhận vận tải hàng hóa trên tất cả các loại hình vận tải. ƒ Về trích nộp ngân sách: Phấn đấu đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước, gia tăng mức tích luỹ vốn để phát triển kinh doanh. ƒ Về vốn đầu tư: Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, của cán bộ công nhân viên bằng nhiều hình thức như vay, bán cổ phần, liên doanh với nước ngoài để nâng cấp và đầu tư mới kho bãi, phương tiện vận tải, phương tiện làm việc cho nhân viên. ƒ Về nguồn nhân lực phục vụ: tuyển dụng thêm nguồn n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại TpHCM.pdf
Tài liệu liên quan