Luận văn Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí

MỤC LỤC

 

Mở đầu 1

Phần I: Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 2

I. Khái niệm, hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 2

1. Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động 2

1.1.Khái niệm. 2

1.2. Đặc điểm vốn lưu động 2

2. Cơ cấu vốn lưu động 4

2.1.Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển của vốn lưu động: 4

2.2. Căn cứ vào nguồn tài trợ 4

2.3. Căn cứ vào hình thái biểu hiện ta có: 6

2.4. Căn cứ vào phương pháp xác định 8

3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 8

3.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động 8

3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 9

II. Vác nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp 13

1. Nhóm nhân tố chủ quan ở doanh nghiệp 14

1.1. Quản trị vốn tiền mặt ở doanh nghiệp 14

1.2.Quản trị các khoản phải thu ở doanh nghiệp 15

1.3. Quản trị vốn tồn kho dự trữ ở doanh nghiệp 18

2. Nhóm các nhân tố khách quan ở doanh nghiệp 22

3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp 23

Phần II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dụng cụ Cắt và đo lường Cơ khí 26

I. Tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 26

1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 26

2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật. 28

3. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 1998-2001. 39

II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí. 42

1.Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động tại Công ty 42

1.1. Tình hình huy động vốn lưu động tại Công ty 42

1.2. Tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí. 43

2.1.Phân tích chỉ tiêu tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí. 45

2.2. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí. 48

3. Những nguyên nhân chủ yếu tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí (1998-2001). 49

3.1. Doanh thu và lợi nhuận. 49

3.2 Công tác quản trị vốn tồn kho dự trữ. 54

3.3. Công tác quản trị các khoản phải thu 57

3.4. Quản trị tiền mặt 58

4. Đánh giá chung 59

Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí 62

I. Các biện pháp ở doanh nghiệp 62

1. Tăng cường hoạt động Marketing trên thị trường 62

2. Đổi mới công nghệ và cân đối lại giữa sản xuất chính và phục vụ sản xuất. 65

3. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch sử dụng vốn lưu động trong từng thời kì 68

5. Giảm mức hàng tồn kho dự trữ hợp lí 71

II. một số kiến nghị với Nhà nước 74

1. Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp ngành Cơ khí. 74

2. Hoàn thiện chính sách cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp 76

Kết luận 78

Tài liệu tham khảo 79

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty cho rằng mặc dù còn những khiếm khuyết nhưng ở khu vực dầu khí , Công ty đã thành công trong năm 2000. Nếu như trong quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất tốt hơn nữa, sự phối hợp giữa các phòng ban phân xưởng nhịp nhàng hơn nữa thì giá trị sản lượng sản phẩm cung cấp cho dầu khí không dừng ở mức nói trên mà còn có thể tăng thêm khoảng 200 triệu. 2.3 ) Các sản phẩm khác Trong cơ cấu SP của công ty ngoài các mảng sản phẩm chính của công ty như DCC, dụng cụ phụ tùng phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí - Máy chế biến kẹo và phụ tùng thì các mảng sản phẩm khác có cơ cấu đáng kể (dao động từ 28 đến 35% hàng năm) KH năm 2000 xây dựng là 2.850 tr bằng 28,5% tổng sản lượng và xấp xỉ bằng thực hiện năm 1999. Công ty chủ trương tăng tỷ trọng của hai sản phẩm là neo cầu truyền thống dùng cho thép cường độ cao và neo cáp bê tông dự ứng lực công ty đã đầu tư nhiều cả về kĩ thuật, vât tư và chế thử khảo nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn ngành cho neo cáp bê tông dự ứng lực nhưng phần vì Bộ GTVT để kéo dài thời hạn ban hành tiêu chuẩn ngành phần vì chất lượng sản phẩm của công ty chưa đáp ứng yêu cầu kĩ thuật của khách hàng, sự đồng đều về chất lượng do không đạt nên đã hạn chế kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này. Trong năm qua số lần khách hàng có ý kiến phản ảnh chất lượng sản phẩm này đã tăng lên. Công ty đang đặt nhiều hy vọng sẽ có bước chuyển mạnh mẽ về giá trị TSL cũng như doanh số đối với sản phẩm nói trên vì nhu cầu đang lớn và cho đến nay Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí là đơn vị trong nước duy nhất sản xuất neo cáp bê tông dự ứng lực. Cơ hội có sự đột biến của công ty đang được mở. Việc biến cơ hội thành hiện thực đòi hỏi có sự đóng góp cả về sức lực của toàn thể CNVC và những đồng chí lãnh đạo chủ chốt của công ty có mặt hôm nay. * Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trực tiếp và là người điều hành chung mọi hoạt động trong Công ty, giúp việc cho Giám đốc có 3 Phó giám đốc. - Phó giám đốc kĩ thuật: Là người giúp Giám đốc về mặt kĩ thuật của quá trình sản xuất là người chỉ đạo các phòng ban kĩ thuật trong Công ty. - Phó giám đốc sản xuất: Giúp giám đốc về mặt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quản lí máy móc thiết bị và nguyên liệu đưa vào chế biến cho đến khi tạo ra sản phẩm. - Phó giám đốc kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo việc nắm bắt nhu cầu thị trường, có nhiệm vụ quảng cáo giới thiệu sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, quản lí trực tiếp và cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. - Phòng thiết kế: (8 người) nhận nhiệm vụ của Giám đốc thông qua Phòng kế hoạch để thiết kế sản phẩm mới. Hiệu chỉnh lại bản vẽ sản phẩm cũ, tiến hành kiểm tra theo dõi quá trình sản xuất xem có phù hợp không. Các bản vẽ sau khi hoàn thành sẽ giao cho Phòng công nghệ. - Phòng công nghệ: (12 người) lập quy trình công nghệ chuẩn bị dụng cụ phương tiện để gia công từ khâu đầu đến khâu cuối. - Phòng vật tư: (15 người) tổ chức thu mua vật tư, nguyên, nhiên vật liệu đảm bảo cho sản xuất thường xuyên liên tục. Phòng này còn có nhiệm vụ tạo mối quan hệ với bạn hàng, nhận hàng đảm bảo nguồn vật tư ổn định về chất lượng, quy cách và chủng loại phối hợp đồng bộ vơíi phòng kế hoạch khi thực hiện các hợp đồng nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vật tư phục vụ cho sản xuất. - Phòng cơ điện: (11 người) quản lí tất cả các thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa, sản xuất các chi tiết thay thế. - Phòng kế hoạch kinh doanh: (11 người) tìm nguồn hàng làm hợp đồng, lập kế hoạch sản xuất theo năm, tháng. - Phòng hành chính quản trị: (14 người) thực hiện công tác liên quan đến văn thư, quản lí con dấu theo chế độ hiện hành. - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác hạch toán kế toán tại Công ty: Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí có địa bàn hoạt động tập trung tại một địa điểm. Thêm vào đó với đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh như trên nên Công ty tổ chức công tác kế toán tập trung. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh qua Phòng kế toán của Công ty, tại các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra và lập các chứng từ nộp phòng kế toán của Công ty. Hình thức này rất phù hợp với Công ty để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tập trung thống nhất trực tiếp của kế toán trưởng cùng với sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác kế toán của Công ty. - Kế toán trưởng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty và chịu sự chỉ đạo kiểm tra về mặt tài chính của cơ quan tài chính cấp trên, chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo chung mọi hoạt động kinh tế tài chính và phân tích kết quả hoạt động tài chính kinh tế của Công ty. + Quyền hạn: Phân công chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán trong đơn vị, có ý kiến tuyển dụng nâng cấp thuyên chuyển, khen thưởng kỉ luật... - Kế toán tổng hợp kiêm TSCĐ: Ngoài nhiệm vụ ghi chép phản ánh tình hình biến động của TSCĐ trong Công ty còn có nhiệm vụ xử lí các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến toàn đơn vị, ghi chép tình hình tăng giảm TSCĐ, tính toán và phân bổ khấu hao hàng tháng. Tổ chức hạch toán kế toán, tổng hợp thông tin tài chính của Công ty vào sổ cái và lập các báo cáo tổng hợp. - Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội và thanh toán: Có nhiệm vụ tổ chức ghi chép, theo dõi thanh toán tiền lương và BHXH cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Kế toán nguyên vật liệu: Tổ chức ghi chép phản ánh tình hình xuất- nhập nguyên vật liệu, tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành cho toàn Công ty theo từng loại sản phẩm, từng hợp đồng kinh tế. - Kế toán thanh toán ngân hàng kiêm thanh toán công nợ thực hiện việc theo rõi thanh toán với ngân hàng, theo rõi sổ kế toán về công nợ và thanh toán công nợ với bên ngoài. - Thủ quỹ kiêm kế toán kho thành phẩm: theo rõi và kiểm tra các chứng từ để làm căn cứ tiến hành nhập - xuất quỹ. Ngoài ra còn theo rõi khoản thanh toán tạm ứng. * Đặc điểm lao động của Công ty 1 -Tổng số CBCNV là 453 người ( trong đó nữ là 143người ) 2 -Trình độ chuyên môn -Đại học : 66 người ( trong đó nữ là 8 người) -Công nhân kĩ thuật 329 người. Trong đó : + Công nhân bậc 7: 42 người ( trong đó nữ là 3 người) + Công nhân bậc 6: 84 người ( nữ 21 người ) + Công nhân bậc 5: 42 người ( nữ 14 người) + Công nhân bậc 3: 19 người (nữ 04 người ) + Công nhân bậc 2: 03 người (nữ là 01 người) Theo số liệu thống kê tỷ lệ nữ của Công ty là 143/453*100% =31,56%, đây là một tỷ lệ thích hợp với Công ty bởi vì đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là lao động nặng nhọc, vất vả độc hại. Trình độ đại học: 66/453*100%, đây là một tỷ lệ không cao chưa đáp ứng được với quy mô của Công ty, đặc biệt là tình hình hiện nay khi nguồn chất xám được coi trọng như một yếu tố quan trọng trong việc tìm ra giải pháp phục hồi nâng cấp thiết bị máy móc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao hơn. Chính vì vậy trong thời gian tới, công ty cần tuyển chọn thêm lược lượng lao động có trình độ đại học để đáp ứng nhu cầu phát triển. Có như vậy chất lượng đội ngũ chất xám của công ty mới tăng lên và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với những đòi hỏi khắt khe của thị trường. * Tình hình mua sắm nguyên vật liệu Các loại vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất là: Sắt, thép kim loại (chủ yếu là thép gió) Nguồn cung ứng chủ yếu: Chủ yếu nhập NVL ở các nước: Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc hoặc nhập ở các đơn vị đã nhập ...với nguyên vật liệu chất lượng cao. Biểu số 2: Tình hình mua sắm vật tư của Công ty năm 2000 STT Tên nhóm vật tư Nhập/2000 Trọng lượng (tấn) Giá trị (triệu đồng) 1 Thép chế tạo (thép gió) 126,7174 663,587 2 Thép CT3 33,3471 140,057 3 Inox 4,0092 108,248 4 Thép Y 0,945 4,725 5 Thép hợp kim 33,1082 264,865 6 Thép X124 0,9247 32,364 7 Thép lò so 0,003 0,03 8 Hợp kim màu , đen 0,0227 0,681 Tổng số 199,0773 1.214,557 (Nguồn : Phòng Vật tư) Qua bảng trên cũng như qua tỷ trọng của từng loại nguyên vật liệu trong kết cấu sản phẩm ta thấy thép chế tạo và các loại thép khác là nguyên liệu chính cấu thành nên sản phẩm của Công ty. Trong giai đoạn bao cấp vấn đề nguyên vật liệu Công ty không cần quan tâm tới, việc nhập từ đâu? khối lượng là bao nhiêu? Cơ cấu nguyên vật liệu như thế nào? Đều do Nhà nước quyết định, căn cứ vào năng lực sản xuất và chỉ tiêu pháp lệnh mà Nhà nước giao cho Công ty. Còn bây giờ, khi mà chế độ bao cấp bị xoá bỏ, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đã buộc Công ty phải tự túc trong việc mua sắm nguyên vật liệu. Có thể nói thời gian đầu Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp ở trong nước cũng như ở nước ngoài, sao cho đảm bảo cả về chất lượng cũng như giá cả để hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Nhưng đến nay, khi đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài và có uy tín thì việc mua sắm nguyên vật liệu đầu vào trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Cụ thể là với những loại nguyên liệu chính, khối lượng lớn Công ty nhập về từ Nhật, thì chỉ việc ra cảng trở về theo đúng thời hạn đã kí kết trong hợp đồng. Còn với loại vật liệu phụ, khối lượng ít Công ty đặt mua ở các cơ sở trong nước họ sẽ chở đến theo yêu cầu. 3. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 1998-2001. Biểu số 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (1998-2001) Đơn vị: triệu VNĐ Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1.Doanh thu 15.669 11.730 15.146 16.739 -Các khoản giảm trừ 223 332 402 513 +Chiết khấu 4,46 4,26 5,12 5,59 +Giảm giá 0 0 80,4 102,6 +Hàng bán bị trả lại 218,5 327,74 316,5 404,8 +Thuế XNK, thuế TTĐB 0 0 0 0 2. Doanh thu thuần 15.446 11.398 14.744 16.226 3. Giá vốn hàng bán 12.665 9.123 11.283 12.167 4. Lợi nhuận gộp 2.781 2.275 3.461 4.059 5. Chi phí bán hàng 220 213 325 410 6. Chi phí QLDN 2.090 1.978 2.457 2.683 7.Lợi nhuận từ HĐSXKD 381 75 678,5 926 8. Lợi nhuận từ HĐTC -553 -526 -598 -675 9. Lợi nhuận bất thường 172 333 66,7 71 10. Tổng lợi nhuận trước thuế 0 -118 147,2 180 Năm Chỉ tiêu 1998 (%) 1999 (%) 2000 (%) 2001 (%) 1. Giá vốn/Doanh thu thuần 82 80 76 74 2.Chi phí BH/Doanh thu thuần 1,42 1,8 2,2 2,53 3.Chi phí QL/Doanh thu thuần 13,53 17,35 16,7 16,5 (Nguồn: Phòng Kế toán) Tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2000, 2001 đã tăng khá so với năm 1998, 1999. Cụ thể năm 1998 Công ty không có lợi nhuận, năm 1999 lợi nhuận âm 118trđ, nhưng năm 2000 con số này đạt 147,2trđ, năm 2001 đạt 180trđ. Qua tìm hiểu nguyên nhân được biết năm 1999, một trong những nguyên nhân khiến Công ty làm ăn thua lỗ là do vào năm này (T1/1999) Nhà nước áp dụng luật thuế GTGT ở mức 10% cho các mặt hàng thay vì trước đó Công ty chỉ phải nộp thuế doanh thu 1%. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2000, 2001 phải ánh kết quả sản xuất kinh doanh có dấu hiệu phục hồi trong 2 năm gần đây của Công ty. Kết quả đạt được như vậy là do: Tổng doanh thu của Công ty tăng, các khoản giảm trừ doanh thu có tăng nhưng với quy mô thấp làm cho doanh thu thuần Công ty năm 2000 tăng 3.415,5trđ so với năm 1999, tương ứng với 29,1%. Năm 2001 tăng 5.009trđ so với năm 1999, tương ứng 42,7%. Điều đó chứng tỏ trong năm qua Công ty đã năng động hơn trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng cũng như chính sách bán hàng hợp lý hơn. Các khoản giảm trừ doanh thu tăng dần làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, lý do: + Khoản giảm giá năm 1998, 1999 không có nhưng đến năm 2000 là 80,4trđ, năm 2001 là 102,6trđ, điều đó cũng chứng tỏ Công ty đã chú trọng tới chính sách bán hàng và chính sách giảm giá hấp dẫn hơn với khách hàng nhất là khách hàng mua nhiều, khách hàng thanh toán đúng hạn. + Hàng bán bị trả lại tương đối nhiều, cụ thể hàng bị trả lại lại năm 1998 là 218,5trđ, năm 1999 là 327,74trđ, năm 2000 là 316,48trđ, năm 2001 là 404,8trđ. Hàng bán bị trả lại có xu hướng tăng dần. Có thể nhận thấy với tình hình máy móc, trang thiết bị như hiện nay sản lượng sản phẩm hỏng hoặc không đạt độ chính xác như Công ty đã đề ra làm cho khách hàng trả lại sản phẩm không đủ tiêu chuẩn là không thể tránh khỏi. - Giá vốn hàng bán năm 1999, 2000, 2001 so với năm 1998 lần lượt là 1.267trđ, 1.382trđ, 498 trđ. Nhưng tỷ lệ Giá vốn/DTT lại giảm dần: 82% năm1998, 80% năm1999, 76% năm 2000, 74% năm 2001. Điều này phản ánh được doanh nghiệp đã điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất nên đã tiết kiệm được chi phí sản xuất mà tốc độ doanh thu vẫn lớn dần. - Chi phí bán hàng của Công ty năm 2000, 2001 tăng dần so với năm 1998, 1999 nguyên nhân là do Công ty mở thêm chi nhánh phía Nam, làm cho việc vận chuyển hàng hoá cũng như việc đi lại nhân viên bán hàng tốn kém thêm vào đó. Công ty cũng tăng cường hơn trong công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm (nhưng vẫn còn chậm) để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Nhưng ta thấy tỷ lệ chi phí BH/DTT lại tăng dần qua 4 năm đã phản ánh quản lí chi phí của Công ty còn nhiều hạn chế. Vậy trong năm tới Công ty cần chú trọng đến vấn đề này. - Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng năm 2000, 2001 tăng so với 1998, 1999 và có tỷ lệ cao so với doanh thu thuần, điều này chứng tỏ ngành Cơ khí đang gặp rất nhiều khó khăn. Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí là một doanh nghiệp Nhà nước một trong những mục tiêu của nó là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hơn nữa, Công ty không thể cho thôi việc đối với những người gắn bó với Công ty từ vài chục năm nay. Công nhân viên thì nhiều nhưng việc làm lại ít dẫn tới năng suất lao động thấp và tỷ lệ chi phí quản lí doanh nghiệp cao so với doanh thu thuần là điều tất yếu. Đó là về KQHDSXKD, còn về hoạt động tài chính Công ty toàn bị lỗ cụ thể: năm 1998 lỗ -553trđ , năm1999 lỗ -526trđ, năm 2000 lỗ -598trđ, năm 2001 lỗ -675trđ, ở đây tuy tên gọi là hoạt động tài chính nhưng thực ra Công ty có 1 tài khoản mở ở ngân hàng, nếu Công ty gửi tiền vào đó thì hưởng một mức lãi suất nhất định. Khi vay thì phải trả lãi cho ngân hàng, số lỗ ở đây được coi là chi phí cho việc vay vốn của Công ty. Năm 2000, 2001 so với 1998, 1999 số lãi vay tăng dần lên chứng tỏ Công ty đã mạnh dạn vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Qua số liệu bảng báo cáo KQSXKD của Công ty (1998-2001). Ta thấy năm 1998, 1999 là những năm mà tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty rơi vào tình trạng rất khó khăn. KQSXKD rất kém nhất là vào năm 1999, nhưng sang đến năm 2000, 2001 nó đang có dấu hiệu phục hồi khá hơn. Nhưng nhìn chung, những năm gần đây Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí cùng nằm trong tình trạng chung của ngành Cơ khí là làm ăn kém hiệu quả. II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí. 1.Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động tại Công ty 1.1. Tình hình huy động vốn lưu động tại Công ty Biểu số 4: Bảng cơ cấu nguồn vốn lưu động của Công Đơn vị :1000đ Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tổng nguồn VLĐ 11.548.579,7 11.285.568,5 12.818.5333,8 13.672.537,4 1. Vốn chủ sở hữu 4.481.065,9 3.616.145,1 3.884.324,7 4.020.524,6 + Ngân sách cấp 3.517.491,2 3.517.491,2 3.517.491,2 3.517.491,2 + Tự bổ xung 98.562,1 98.653,9 366.833,7 502.9333,4 2. Nợ phải trả 7.932.526,4 7.869.432,4 8.934.209,1 9.652.012,8 + Nợ ngắn hạn 7.932.526,4 7.869.432,4 8.934.209,1 9.652.012,8 + Nợ dài hạn 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng Kế toán) Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí là một doanh nghiệp Nhà nước có nguồn hình thành vốn lưu động từ hai nguồn: Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 31,3% và nguồn vốn đi vay chiếm 69,7% ( năm 1998). Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn ngân sách cấp là chủ yếu, về tỷ trọng nguồn này giảm qua các năm từ 1999-2000. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty bình quân chiếm 30,03% trong tổng nguồn vốn huy động qua 4 năm là tương đối thấp, điều này làm cho Công ty hạn chế về vấn đề tự chủ tài chính. Nguồn thứ hai cung cấp cho Công ty là nguồn vốn đi vay (hầu hết là vay ngắn hạn). Nguồn này ngày càng tăng cụ thể: Năm 1998 nợ phải trả của Công ty chiếm 68,7% trong tổng số vốn lưu động tương đương số tiền là 7.932.526,4 nghìn đồng, năm1999, 2000, 2001 lần lượt chiếm 69,6%, 69,7%, 70,6% tương đương với số tiền là 7.869.423,3; 8.934.209,1; 652.012,8 nghìn đồng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến nợ phải trả của Công ty ngày càng tăng, như đã nói ở trên do hàng tồn kho tăng, nợ phải thu có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn làm cho vốn của Công ty một mặt bị chiếm dụng, mặt khác bị ứ đọng trong kho. Để tiếp tục cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty phải đi vay vốn và chiếm dụng của đơn vị khác làm cho nợ phải trả tăng. Nợ phải trả tăng và chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số vốn lưu động tạo ra một nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sử dụng vốn của Công ty, vì Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí là một doanh nghiệp sản xuất quanh năm không mang tính thời vụ do đó đòi hỏi Công ty phải có một lượng vốn lưu động thường xuyên lớn phục vụ cho sản xuất, hơn nữa số nợ mà Công ty phải trả hầu hết là nợ ngắn hạn thì trong một thời gian ngắn Công ty phải trả, có thể là kết thúc một chu kì kinh doanh.Trước tình hình hiện nay nếu Công ty không bán được số hàng trong kho để thu hồi vốn để phục vụ cho sản xuất mà cứ đi vay ngắn hạn để sản xuất rồi hàng hoá lại tồn đọng trong kho không bán được lúc đó Công ty có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. 1.2. Tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí. Biểu số 5: Tài sản lưu động bình quân các năm 1998-2001 ĐVT:1000đ Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Tài sản lưu đông và đầu tư ngắn hạn 11.548.579,7 11.285.568,5 12.818.533,8 13.672.537,4 I. Tiền 259.859,3 376.021,3 370.103,3 377.152,0 1. Tiền mặt taị quỹ (gồm cả ngân phiếu) 16.262,1 7.795,1 34.853,4 37.281,6 2. Tiền gửi ngân hàng 243.597,2 368226,2 335.249,9 339.933,4 3. Tiền đang chuyển. II.Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 2. Đầu tư chứng kkhoán ngắn hạn khác 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn III.Các khoản phải thu 4.162.116,8 3.356.677,9 2.846.948,8 2.695.743,2 1.Phải thu của khách hàng 2.731.396,6 2.307.717,5 2.205.818,2 1.901.372,7 2. Trả trước cho người bán 130.118,3 332.263,1 587.538,7 747.842,9 3. Phải thu nội bộ - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc - Phải thu nội bộ khác 4. Các khoản phải thu khác 1.300.601,9 761.697,3 53.591,9 46.527,6 5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi IV. Hàng tồn kho 6.980.179,8 7.366.876,3 9.506.635,0 11.205.637,0 1. Hàng mua đang đi trên đường 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 2.402.667,5 2.403.044,6 1.984.190,4 1.663.205,5 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 464.627,9 414.434,7 336.477,8 305.233,9 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 1.617.223,9 1.449.520,3 2.306.074,6 2.561.522,7 5. Thành phẩm tồn kho 2.495.510,5 2.602.098,7 3.026.546,2 3.353.478,5 6. Hàng tồn kho 227.040,3 1.208.976,8 1.634.673,4 7. Hàng gửi đi bán 270.437,8 608.369,3 991.762,5 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản lưu động khác 86.456,8 153.477,1 94.846,6 89.765,7 1. Tạm ứng 86.456,8 153.477,1 87.821,6 79.827,3 2. Chi phí trả trước 7.025,0 9.938,4 3. Chi phí chờ kết chuyển 4. Tài sản thiếu chờ xử lí 5. Các khoản thế chấp, kí cược, kí quỹ ngắn hạn VI. Chi phí sự nghiệp 59.966,9 32.515,9 (Nguồn: Phòng Kế toán) 2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí Sử dụng có hiệu quả vốn nói chung và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động nói riêng là sự cần thiết mang tính sống còn của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cũng chính vì vậy mà sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không? có ảnh hưởng trực tiếp tiếp đến quá trình tái sản xuất, đến kết quả tài chính của mỗi doanh nghiệp. Từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các quyết định phù hợp nhằm kích thích kinh tế doanh nghiệp phát triển. 2.1.Phân tích chỉ tiêu tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí. Biểu số 6: Chỉ tiêu tổng hợp về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 1- VLĐ bình quân Trđ 11.549 11.286 12.819 13.673 2. Doanh thu tiêu thụ Trđ 15.446 11.398 14.744 16.226 3. Lợi nhuận trước thuế Trđ 0 -118 147,2 180 4. Sức sản xuất của VLĐ = (2)/(1) Vòng 1,33 1,01 1,15 1,19 5.Thời gian 1 vòng quay VLĐ =360/(4) Ngày 270 357 313 303 6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ =(1)/(2) Trđ/Trđ 0,75 0,99 0,89 0,84 7. Sức sinh lời VLĐ =(1)/(3) Trđ/Trđ 0 -0,010 0,012 0,013 (Nguồn: Phòng Kế toán) Qua bảng trên ta có thể thấy các chỉ tiêu biến động theo chiều hướng rất phức tạp cụ thể : * Tốc độ quay vòng vốn lưu động: Trong 4 năm vừa qua của Công ty là quá chậm so với mức kinh nghiệm của các doanh nghiệp cùng ngành Cơ khí ( 2,5 vòng ). Năm 1998 vốn lưu động của Công ty chỉ quay được 1,33 vòng, nhưng năm 1999 lại hạ xuống còn 1,01vòng. Năm 2000, 2001 tuy số vòng quay có tăng so với 1999 nhưng vẫn nhỏ hơn so với 1998 lần lượt là 0,18 vòng(1,15-1,33); 0,14 vòng (1,19-1,33). Điều này nói lên rằng, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty đã rất thấp lại tiếp tục thấp hơn nữa trong 3 năm gần đây 1999, 2000, 2001. Nên đã gây ra những lượng vốn lưu động ứ đọng làm giảm số vòng quay trong một kì đồng thời làm tăng thời gian chu chuyển vốn lưu động, thấp nhất cũng phải mất 270 ngày (năm 1998) và cao nhất cũng thì phải mất 357 ngày (năm1999 ) mới thực hiện được 1 vòng quay của vốn lưu động. Sở dĩ số vòng quay và thời gian luân chuyển vốn lưu động 1999, 2000, 2001 giảm như vậy so với năm 1998 là vì: Năm 1999 tốc độ giảm của doanh thu là 26,2% (4048/15446), trong đó tốc độ giảm của vốn lưu động chỉ là 2,3% (263/11549) so với năm 1998. Năm 2000 tốc độ giảm của doanh thu là 4,5% cộng với tốc độ tăng của vốn lưu động là 11% so với năm 1998. Năm 2001 tuy tốc độ doanh thu đã tăng 5% nhưng tốc độ tăng của vốn lưu động (18,4%) vẫn lớn hơn tốc độ tăng doanh thu nên vòng quay của vốn lưu động năm 2001 vẫn thấp hơn vòng quay của vốn lưu động năm 1998. Vậy với tốc độ và thời gian quay như vậy, mỗi năm Công ty sẽ mất đi khá nhiều chi phí cho thời gian ứ đọng của vốn lưu động, đồng thời tự làm giảm đi tính linh hoạt vốn có của loại vốn này. * Khả năng tạo doanh thu của vốn lưu động ở Công ty không những thấp mà còn không ổn định. Nếu như năm 1998 một đồng vốn tạo ra được 1,33 đồng doanh thu thì đến năm 1999 một đồng vốn lại chỉ tạo được 1,01 đồng doanh thu, giảm đi tới 0,32 đồng đồng doanh thu (1,01-1,33) so với năm 1998. Nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi vào năm 2000 thì một đồng vốn đã tạo ra được 1,15 đồng doanh thu, tăng 0,14 đồng so với năm 1999 và năm 2001 đã tạo ra được 1,19 đồng doanh thu, tăng 0,18 đồng so với năm 1999. Nhưng cả hai năm 2000, 2001 vẫn còn thấp hơn năm 1998 lần lượt là 0,18 đồng; 0,14 đồng. * Để tạo ra được một đồng doanh thu hàng năm Công ty phải bỏ ra một lượng vốn lưu động rất lớn cụ thể như sau: Năm 1998 phải bỏ ra 0,75 đồng, năm 1999 phải bỏ tới 0,99 đồng tăng 0,24 đồng so với năm 1998. Đến năm 2000, 2001 con số bỏ ra lần lượt là 0,89 đồng; 0,84 đã giảm 0,1 đồng; 0,15 đồng so với năm 1999 nhưng vẫn cao hơn so với năm 1998 lần lượt là 0,14 đồng; 0,09 đồng. Do tất cả các chỉ tiêu trên đều không đạt mức cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có một tỷ suất lợi nhuận như mong muốn. Nên nếu năm1998 một đồng vốn lưu động bỏ ra không thu được một đồng nào lợi nhuận, ấy vậy mà còn khá hơn năm 1999 vì một đồng vốn lưu động năm 1999 thì lại bị lỗ mất 0,01 đồng. Nhưng rất may đến năm 2000, 2001 một đồng vốn lưu động đã tạo ra được 0,12 đồng; 0,013 đồng lợi nhuận. Đây là con số không cao nhưng nó đánh dấu bước hồi phục về chức năng sinh lợi của vốn lưu động mà sau mấy năm không thực hiện được chức năng này. 2.2. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí. Biểu số 7: Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty. Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 1- VLĐ bình quân Trđ 11.549 11.286 12.819 13.637 2- Tiền mặt Trđ 260 376 370 377 3- Khoản phải thu Trđ 4.126 3.357 2.847 2.696 4- Hàng tồn kho Trđ 6.980 7.367 9.507 10.599 5- Nợ ngắn hạn Trđ 7.933 7.869 8.934 9.652 6-Hệ số thanh toán hiện hành =(1)/(5) 1,45 1,43 1,44 1,42 7- Hệ số thanh toán nhanh =[(2)+(3)]/(5) 0,56 0,47 0,36 0,32 8- Hệ số thanh toán tức thời =(2)/(5) 0,003 0,048 0,041 0,039 (Nguồn: Phòng Kế toán) Hệ số thanh toán hiện hành là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp. Nó chỉ ra phạm vi, quy mô mà các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kì phù hợp với hạn trả nợ. Qua bảng trên có thể nhận thấy Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí bốn năm qua luôn duy trì được chỉ số này lớn hơn 1. Điều này có nghĩa là tổng tài sản lưu động của Công ty lớn hơn nợ ngắn hạn hay Công ty có khả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33471.doc
Tài liệu liên quan