Luận văn Thực trạng và một số giải pháp thu hút khách du lịch của khách sạn Sông Lô

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ VỊ TRÍ VAI TRÒ THU HÚT KHÁCH 3

I. Tổng quan về phát triển kinh doanh khách sạn 3

1.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn và đặc điểm kinh doanh khách sạn 3

1.2. Đối tượng khách mà khách sạn phục vụ: 5

1.3. Vị trí vai trò của kinhdoanh khách sạn đối với sự phát triển du lịch: 5

II. Vị trí vai trò của việc thu hút khách 6

2.1. Khái niệm khách du lịch và phân định đối tượng nào là khách du lịch đối tượng nào không là khách du lịch: 6

2.2. Đặc điểm cơ cấu của khách du lịch: 7

2.3. Vai trò thu hút KDL của ngành du lịch nói chung và ngành du lịch nói riêng: 9

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH DOANH, HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ THU HÚT KHÁCH Ở KHÁCH SẠN SÔNG LÔ 11

I. Qúa trình hình thành và khả năng các nguồn lực của khách sạn sông Lô 11

1.1. Qúa trình hình thành khách sạn 11

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần du lịch Sông Lô: 11

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần du lịch Sông Lô 12

1.4. Tình hình phát triển các nguồn lực: 14

II.Thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sông Lô 17

2.1.Những biện pháp phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh mà khách sạn Sông Lô đã và đang áp dụng. 17

2.2.Thực trạng phát triển doanh thu của khách sạn Sông Lô(2006-2008) 18

2.3.Thực trạng hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sông Lô 19

2.4. Thực trạng phát triển khách đến khách sạn 23

2.5. Đánh giá tổng hợp về thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh 25

2.5.1. Những ưu điểm: 25

2.5.2. Hạn chế và tồn tại: 26

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THU HÚT KHÁCH 27

I. Định hướng kế hạch phát triển 27

1.1. Dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch đến 2010 27

1.1.1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu tác động đến sự phát triển du lịch 27

2.1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tiềm năng của Việt Nam để phát triển du lịch 27

2.1.3. Việt Nam trở thành thành viên WTO 28

1.2. Định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh và thu hút khách đến năm 2010 28

1.2.1 Định hướng mục tiêu tổng quát phát triển kinh doanh năm 2010 28

1.2.2. Định hướng mục tiêu kế hoạch phát triển một số chỉ tiêu chính và kế hoạch phát triển kinh doanh, thu hút khách đến năm 2010 29

II. Một số giải pháp về thu hút khách 30

2.1. Xúc tiến du lịch và quảng bá du lịch để thu hút khách 31

2.2. Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm 31

2.3.Thiết lập mối quan hệ giữa khách sạn với công ty lữ hành trong và ngoài nước 32

2.4. Đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ khách 32

2.5. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao ý thức nhân viên đối với khách du lịch 33

KẾT LUẬN 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp thu hút khách du lịch của khách sạn Sông Lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách. Các doanh nghiệp cùng ngành nghề luôn luôn cạnh tranh, luôn luôn đổi mới, luôn luôn có những chính sách mới để thu hút khách hàng, hướng sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm của mình. Như vậy trong kinh doanh, vai trò của việc thu hút khách là rất lớn, khách hàng là tiền đề còn làm sao để thu hút được khách hàng luôn là vấn đề quan trọng và không nhỏ đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói riêng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH DOANH, HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ THU HÚT KHÁCH Ở KHÁCH SẠN SÔNG LÔ I. Qúa trình hình thành và khả năng các nguồn lực của khách sạn sông Lô 1.1. Qúa trình hình thành khách sạn Tên công ty : Công ty cổ phần thương mại du lịch dịch vụ Phú Thọ Địa chỉ : 32A Đường Trần Phú – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ. Điện Thoại : 0210.3846318 Khách sạn Sông Lô thuộc công ty cổ phần du lịch dịch vụ thương mại Phú Thọ. Tiền sử khách sạn Sông Lô thuộc cục chuyên gia, tháng 5-1985 cục chuyên gia đổi tên sang là khách sạn Sông Lô. Qúa trình sản xuất kinh doanh qua 24 năm phát triển đến nay đã trở thành công ty cổ phần từ tháng 10-2007. Đây chính là bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của khách sạn. Khách sạn Sông Lô nằm tại trung tâm thành phố Việt Trì, một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc. Khách sạn Sông Lô là một khách sạn có từ lâu đời, là trung tâm thu hút khách bốn phương về nguồn tham dự các lễ hội hàng năm từ mùng 6, mùng 7 tháng Giêng đến mùng 10-3 âm lịch – quốc lễ của cả dân tộc. Do có vị trí thuận lợi, thuận tiện đối với khách đến khách sạn, khách sạn Sông Lô là một trong những khách sạn rất tiềm năng và có tầm quan trọng để thu hút du lịch toàn quốc và khách quốc tế. Qua nhiều năm thăng trầm với sự nghiệt ngã của cơ chế thị trường, do có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý cùng với lòng nhiệt huyết nghề nghiệp, khách sạn vẫn luôn tạo được uy tín trong phục vụ cũng như sự ưu ái của khách hàng. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần du lịch Sông Lô: 1.2.1. Chức năng: - Khách sạn Sông Lô phục vụ khách quốc tế và khách nội địa lưu trú tại khách sạn. Với 50 phòng đầy đủ tiện nghi, tổng cục du lịch công nhận khách sạn xếp vào hạng 2 sao. - Kinh doanh ăn uống với nhà hàng sang trọng, phục vụ các món ăn đặc sản, các món ăn Âu, Á… - Phục vụ các hội nghị, hội thảo và tiệc cưới với các phòng được trang bị đầy đủ thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại. - Phục vụ các dịch vụ bổ trợ như: Massage, xông hơi, đại lý vé máy bay 1.2.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện những chức năng trên, khách sạn Sông Lô thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu nhu cầu thị trường khách du lịch đặc biệt là nghiên cứu nhu cầu khách du lịch, tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ và kế hoạch kinh doanh hàng năm, đáp ứng nhu cầu khách và nhịp độ phát triển số lượng khách và doanh thu. - Để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh, khách sạn tái thực hiện các biện pháp mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách để xây dựng thương hiệu và nâng cao uy tín thương hiệu. - Đổi mới cơ chế quản lý, thiết lập mối quan hệ giữa khách sạn với các đối tác, với nhân viên của khách, áp dụng các biện pháp kinh tế để khuyến khích các đối tác, những người tham gia giúp đỡ khách sạn để đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Kinh doanh phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà nước, bảo đảm nghĩa vụ đối với nhà nước, cải thiện môi trường tại địa phương góp phần đảm bảo an ninh xã hội. - Để đảm bảo phát triển kinh doanh bền vững khách sạn vừa áp dụng các biện pháp phát triển kinh doanh, vừa bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và an toàn xã hội ở khách sạn. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần du lịch Sông Lô Cơ cấu tổ chức và quản lý kinh doanh của khách sạn Sông Lô theo mô hình quản lý trực tuyến, chức năng là lãnh đạo trực tiếp quản lý các phòng ban và các bộ phận kinh doanh ( Xem sơ đồ) Phòng Kinh Doanh Du Lịch Marketing Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kinh Tế Kế Hoạch Phòng Kinh Doanh Khách Sạn (Lưu Trú) Nhà Hàng Phòng Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Các Dịch Vụ Bổ Trợ Hội Đồng Quản Trị Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: a. Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tổ chức, đào tạo tuyển dụng, bồi dưỡng và quản lý lao động, tuyển dụng, bồi dưỡng và quản lý lao động chính sách tiền lương, tiền thưởng các chủ trương sát với tình hình của công ty, phù hợp với chính sách của đảng và nhà nước. Thực hiện công tác quản lý hành chính, thi đua khen thưởng, kỷ luật. b. Phòng kinh tế kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc công ty, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn, các đề án sản xuất kinh doanh, huy động vốn, quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kinh tế trong toàn công ty. Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, thực hiện chế độ báo cáo thống kê kế toán theo quy định của pháp luật, kiểm tra thực hiện chế độ tài chính. c. Phòng marketing và du lịch: Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác thị trường, xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh và các chính sách phát triển kinh doanh và biện pháp thu hút khách. Nghiên cứu, xây dựng các chương trình du lịch, chương trình dẫn khách tham quan các tuyến điểm du lịch. Thực hiện xúc tiến du lịch và quảng bá du lịch, ký kết các hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm cho khách và thực hiện các hợp đồng đã ký kết. d. Phòng kỹ thuật nghiệp vụ: Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật. Chịu trách nhiệm đào tạo và nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên của công ty. Tư vấn về thiết kế và các thủ tục cơ bản theo quy định hiện hành, giám sát và chịu trách nhiệm các công trình xây dựng cơ bản của công ty. Thực hiện quản lý kỹ thuật, chủ trì nghiên cứu các đề tài khoa học đề xuất và triển khai ứng dụng các tiến bộ của khoa học vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4. Tình hình phát triển các nguồn lực: 1.4.1. Phát triển nguồn nhân lực: Như chúng ta đã biết, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, vấn đề nguồn nhân lực lại càng có ý nghĩa. Sản phẩm du lịch là dịch vụ mà sản phẩm dịch vụ tạo ra chủ yếu do lao động. Do vị trí của nguồn nhân lực trên trong nhiều năm qua, khách sạn Sông Lô rất quan tâm tới nguồn nhân lực, có trách nhiệm và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nhân viên nên chất lượng đội ngũ lao động tăng lên ( Xem biểu số 1) Biểu 1: Tình hình phát triển và cơ cấu nguồn nhân lực ( Đơn vị: Người) Chi tiêu 2006 2007 2008 %Năm sau %Năm trước Tổng số TT Tổng số TT Tổng số TT 07/06 08/07 Tổng số lao động 122 100 108 100 137 100 88.5 112,2 1.Phân theo gián tiếp trực tiếp 122 100 108 100 137 100 88,5 112,2 -Gián tiếp 18 15 17 15,5 20 15 94,4 111,1 -Trực tiếp 104 85 88 84,5 117 85 84,6 112,5 2.Phân theo trình độ 122 100 108 100 137 100 88,5 112,2 -Đại học 18 14,7 15 13,9 15 10,9 88,3 88,3 -Cao đẳng 34 27,9 34 31,5 43 31,4 100 126,4 -Trung cấp 58 47,5 51 47,2 62 45,3 87,9 106,8 -Sơ cấp 12 9,9 8 7,4 17 12,4 66,7 141,7 Từ số liệu ở biểu số 1 rút ra kết luận sau: - Phát triển nguồn nhân lực qua các năm không ổn định, Năm 2007 so với năm 2006 số lượng lao động giảm 11,5%. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 12,2% - Cơ cấu lao động gián tiếp và trực tiếp hợp lý phù hợp với tình hình chung của ngành kinh doanh khách sạn, Tỷ trọng lao động gián tiếp năm 2006 chiếm 15% ,năm 2007 là 15,5%, Năm 2008 là 15%. Còn lại là tỷ trọng lao động trực tiếp. - Xét về độ cơ cấu số lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2007 chiếm tỷ trọng 42%, Năm 2006 là 45,4%, Năm 2008 là 42,3%. Còn sơ cấp chiếm tỷ trọng rất thấp đây là yếu tố quan trọng đối với khách sạn phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.4.2. Tình hình phát triển vốn kinh doanh: Phát triển vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với mở rộng kinh doanh với quy mô ngày càng lớn trong tất cả các loại doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp du lịch. Xuất phát từ đó, từ khi khách sạn chuyển sang cổ phần hóa, hội đồng quản trị của khách sạn rất quan tâm bổ sung nguồn vốn để mở rộng kinh doanh và đầu tư đổi mới trang thiết bị phuc vụ khách. (Xem biểu 2) Biểu 2: Tình hình phát triển vốn kinh doanh (Đơn vị: tỷ đồng) Chi tiêu 2006 2007 2008 %Năm sau %Năm trước Tổng số TT Tổng số TT Tổng số TT 07/06 08/07 Tổng số vốn Trong đó: 15 100 17,5 100 20,4 100 116,6 116,6 1. Vốn cố định 10,0 66,7 12,5 71,4 15,3 75,0 116,7 125 2. Vốn lưu động 5,0 33,3 5,0 28,6 5,1 25 100 100 (Nguồn do phòng kinh tế kế hoạch cung cấp) Từ số liệu ở biểu 2 cho thấy nhịp độ phát triển vốn tăng rất nhanh năm 2007 so với năm 2006 tăng 16,7%, Năm 2008 so với năm 2007 tăng 16,6%. Chủ yếu là tăng vốn cố định để đầu tư để mở rộng kinh doanh và đổi mới trang thiết bị để nâng cao chất lượng phục vụ khách, năm 2007 so với năm 2006 tăng 16,7% và năm 2008 so với năm 2007 tăng 25%. 1.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Kinh doanh lưu trú gồm 50 buồng được trang bị các trang thiết bị khang trang, hiện đại, được Tổng cục du lịch xếp vào hạng khách sạn hai sao. Bộ phận nhà hàng có 2 phòng ăn phục vụ hơn 200 khách cùng một lúc với tiện nghi phục vụ khách đồng bộ và khang trang. II.Thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sông Lô 2.1. Những biện pháp phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh mà khách sạn Sông Lô đã và đang áp dụng. Như phần trên đã đề cập khách sạn Sông Lô hình thành từ lâu để phục vụ các chuyên gia của đảng hơn 40 năm, sau đó chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường và đặc biệt từ năm 2007 chuyển sang loại hình doanh nghiệp mới theo luật doanh nghiệp 2005- Công ty cổ phần. Từ đó qua nhiều thay đổi, hội đồng quản trị của khách sạn cổ phần vừa tiếp thu cơ sở vật chất kỹ thuât, đội ngũ lao động và thừa hưởng những kinh nghiệm của các thời kỳ trước, đồng thời phát huy tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ để xây dựng chiến lược kinh doanh và đề ra các biện pháp phát triển kinh doanh và năng cao hiệu quả kinh doanh thể hiện trên các mặt: - Tập trung nghiên cứu thị trường du lịch, vị thế của Phú Thọ là nơi quê hương đất tổ để xây dựng chiến lược kinh doanh của khách san. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của khách sạn là tập trung mọi nguồn lực phục vụ khách thập phương dến Phú Thọ, với quê hương đất tổ tốt nhất, hài lòng nhất để lại trong lòng khách những ấn tượng tốt đẹp nhất. Đây là biện pháp quan trọng để thu hút khách. - Để nâng cao uy tín và vị thế của khách sạn, khách sạn Sông Lô đã đầu tư xây dựng thương hiệu và tiến hành xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch, xây dựng trang web trên mạng để giới thiệu khách sạn của đất tổ Hùng Vương trong nước và ngoài nước. - Một vấn đề đặt ra trước tiên của khách sạn vừa tiếp thu cơ sở vật chất cũ, vừa tái đầu tư xây dựng trang thiết bị hiện đại phục vụ khách sạn và phấn đấu nâng cấp khách sạn lên hạng khách sạn ba sao. - Bố trí lại đội ngũ cán bộ nhân viên trưởng phó phòng và các bộ phận được bổ nhiệm nhân viên có trình độ đại học, đồng thời áp dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với tất cả các cán bộ công nhân viên để mọi người phấn đấu đoàn kết tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển khách sạn toàn diện. - Để thu hút khách, khách sạn đã xây dựng chiến lược sản phẩm, nội dung quan trọng của chiến lược sản phẩm là đa dạng các loại sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác các sản phẩm độc đáo của Phú Thọ đưa vào kinh doanh. - Vấn đề mà khách sạn rất quan tâm là phát triển quan hệ hợp tác liên kết với các công ty lữ hành trong và ngoài nước để đưa khách đến khách sạn,Để thực hiện điều này khách sạn áp dụng chính sách linh hoạt và chính sách đòn bẩy kinh tế để thiết lập quan hệ đối tác. 2.2. Thực trạng phát triển doanh thu của khách sạn Sông Lô(2006-2008) Như trên đã phân tích khách sạn đã áp dụng các biện pháp hướng vào phát triển thu hút khách dẫn đến doanh thu tăng qua các năm (xem biểu số 3) Biểu 3: Thực trạng phát triển doanh thu ( Đơn vị: tỷ đồng) Chi tiêu 2006 2007 2008 %Năm sau %Năm trước Tổng số TT Tổng số TT Tổng số TT 07/06 08/07 Tổng doanh thu Trong đó: 10,25 100 11,30 100 11,0 100 110,3 97,5 Doanh thu lưu trú 6,67 65 6,69 59,2 6,80 61,8 100,3 101,6 Doanh thu ăn uống 3,58 35 4,61 40,8 4,20 38,2 128,8 91,1 ( Nguồn do phòng kinh tế kế hoạch cung cấp) Từ số liệu ở biểu 4 rút ra nhận xét sau: - Tồng doanh thu qua các năm của khách sạn Sông Lô năm tăng năm giảm. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 10.3%. Năm 2008 so với năm 2007 tăng giảm 2,5%. Vấn đề đặt ra tại sao năm 2007 so với năm 2006 số lượt khách giảm 4,7% mà tổng doanh thu tăng 10,3%, điều này có thể giải thích là chỉ số giá cả tăng 12,4% và thời gian lưu trú của lượt khách dài hơn, mức tiêu dùng bình quân của khách tăng lên. Số lượt khách của năm 2008 so với 2007 giảm 2,5% có thể giải thích do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. - Xét về cơ cấu doanh thu, doanh thu lưu trú chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2006 chiếm 65% , năm 2007 là 59,2%, Năm 2008 là 61,8% tiếp đến là doanh thu ăn uống năm 2006 là 35% , 2007 là 40,8% ,2008 là 32,8%. 2.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sông Lô 2.3.1. Những biện pháp đề nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài những biện pháp để phát triển số lượt khách và tổng doanh thu như đã trình bày ở trên, đây là những biện pháp quyết định để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để phân tích một cách toàn diện đồng bộ cần đề cập đến biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh mà khách sạn đã và đang áp dụng sau: - Trước hết khách sạn quan tâm đổi mới và hoàn thiện theo cơ chế thị trường, nội dung cơ bản là sử dụng đòn bẩy kinh tế linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ, từng đối tượng hợp tác để thiết lập quan hệ hợp tác trong phát triển kinh doanh với nguyên tắc các bên cùng có lợi. - Phù hợp với cơ chế thị trường, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bằng định mức kinh tế – kỹ thuật, cách quản lý nhằm gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ và quyển lợi của từng bộ phận, từng cá nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Khách sạn coi trọng áp dụng các hình thức trả lương khoán và các hình thức thưởng cho những tập thể và cá nhân hoàn thành và vượt kế hoạch, vượt định mức lao động và định mức chỉ tiêu, nếu tập thể và cá nhân nào không hoàn thành các định mức gây lãng phí sẽ bị phạt như cắt tiền thưởng… - Đi đôi với những biện pháp trên khách sạn quản lý những khoản thu chi, loại bỏ những khoản thu chi không hợp lý, chú ý những khoản chi phục vụ khách, đồng thời giáo dục toàn bộ nhân viên nâng cao ý thức tiết kiệm chi phí những khoản chi có thể tiết kiệm được nhằm chống lãng phí. 2.3.2. Thực trạng hiệu quả tổng hợp: Hiệu quả tổng hợp được thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận, vì lợi nhuận phụ thuộc trực tiếp vào tổng doanh thu và tổng chi phí. Hơn nữa tăng lợi nhuận là mục tiêu chiến lược kinh doanh nói riêng và khách sạn Sông Lô nói riêng. Như các phần trên đã đề cập, trong những năm qua khách sạn Sông Lô đã áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm tăng doanh thu và các biện pháp làm giảm chi phí, do vậy lợi nhuận các năm đều tăng với nhịp độ cao ( Xem biểu số 4) Biểu 4: Hiệu quả tổng hợp ( Lợi nhuận) (Đơn vị: triệu đồng) Chi tiêu 2006 2007 2008 %Năm sau %Năm trước Tổng số Tổng số Tổng số 07/06 08/07 Tổng doanh thu 10.250 11.300 11.000 110,3 97,2 Thuế VAT 871 960 935 110,2 97,4 Doanh thu thuần 9379 10.340 10.065 110,2 97,3 Tổng chi phí 8206,0 9016 8797 109,9 97,6 Tỷ suất chi phí 87,5 87,2 87,4 -0,3 +0,2 Lợi nhuận trước thu nhập doanh nghiệp 1173 1324 1268 112,9 95,8 Thuế thu nhập 328 370 317 113,0 86,7 Lợi nhuận sau thuế 845 954 951 112,9 99,7 Tỷ suất sau thuế 9,0 9,22 9,45 +0,22 +0,23 (Nguồn do phòng kinh tế kế hoạch cung cấp) Từ số liệu của bảng 5 có thể rút ra một số nhận xét sau: - Trong những năm qua công việc kinh doanh của khách sạn Sông Lô rất hiệu quả. - Do doanh thu tăng nhanh nên lợi nhuận sau thuế tăng nhanh. Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu tăng 10,3%, tổng chi phí tăng 9,9% dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng 12,9%. Năm 2008 so với năm 2007 thì ngược lại, doanh thu giảm 2,8% còn chi phí giảm 2,4 % dẫn đến lợi nhuận giảm 0,3% - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,22% và năm 2008 so với 2007 tăng 0,23% Trên cơ sở doanh thu tăng, lợi nhuận tăng nên nghĩa vụ nộp ngân sách của khách sạn Sông Lô tăng (xem biểu số 5) Biểu 5: Nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đơn vị: Triệu đồng Chi tiêu 2006 2007 2008 %Nsau/ntruoc 07/06 08/07 Tổng nghĩa vụ nộp Trong đó: 1199 1330 1262 110,9 94,9 1.Thuế VAT 871 960 945 110,2 98,4 2.Thuế thu nhập 328 370 317 112,8 85,7 Năm 2007 so với 2006 nghĩa vụ nộp ngân sách bằng 10,9% và năm 2008 so với năm 2007 giảm 5,1% do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến doanh thu của khách sạn và lợi nhuận giảm. 2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng các nguồn lực: Để phân tích sâu hơn về thực trạng hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sông Lô, cần phải phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực (Xem biểu số 6) Biểu 6: Hiệu quả sử dụng các nguồn lực (Đơn vị: triệu đồng) Chi tiêu 2006 2007 2008 %Nsau/Ntruoc Tổng số TT Tổng số TT Tổng số TT 07/06 08/07 1. Tổng doanh thu thuần 9379 100 10340 100 10065 100 1102 977,3 2. Lao động bình quân 112 108 137 88,5 112,2 3.Vốn kinh doanh 15000 17500 20400 116,6 116,6 4. Lợi nhuận sau thuế 845 954 951 112,9 99,7 5.Hiệu quả sử dụng các nguồn lức a. Hiệu quả sử dụng lao động -Doanh thu bình quân đầu người 92,67 95,74 73,5 114,4 76,7 -Lợi nhuận bình quân đầu người 7,55 8,83 6,94 117 78,6 b. Hiệu quả sử dụng vốn -Doanh thu trên đồng vốn 0,62 0,59 0,49 95,2 83,0 -Sức sinh lời trên vốn 0,06 0,054 0,05 90 92,6 Qua biểu 6 đã cho chúng ta thấy được hiệu quả kinh doanh và sử dụng đồng vốn của khách sạn Sông Lô, cụ thể là: a. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực : - Năm 2007 so với 2006 tổng doanh thu tăng 10,2% và lợi nhuận tăng 12,9%, trong khi đó số lao động giảm 11,5% đã đưa đến hiệu quả sử dụng lao động tăng cao, doanh thu bình quân đầu người tăng 14,4% và lợi nhuận bình quân đầu người tăng 17%. - Năm 2008 so với 2006 ngược lại doanh thu giảm 2,7% và lợi nhuận giảm 0,3% trong khi đó số lao động tăng cao 16,6% dẫn đến hiệu quả sử dụng lao động thấp, doanh thu bình quân đầu người giảm 23,3% và lợi nhuận bình quân đầu người giảm 21,4%. b. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: - Năm 2007 so với 2006 doanh thu tăng 10,3% và lợi nhuận tăng 12,9%. Trong khi đó vốn kinh doanh tăng cao hơn 16,6% dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không tăng mà giảm: doanh thu bình quân trên đồng vốn giảm 4,8% và sức sinh lời trước đồng vốn giảm 10%. - Năm 2008 so với 2007 doanh thu giảm 2,5% và lợi nhuận giảm 0,3% trong khi đó vốn kinh doanh tăng cao 16,6% dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn đạt thấp, doanh thu bình quân trên đồng vốn giảm 17% và sức sinh lời trên đồng vốn giảm 7,4% Từ sự phân tích trên cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cao hơn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 2.4. Thực trạng phát triển khách đến khách sạn 2.4.1. Phát triển khách đến khách sạn Trong những năm qua do khách sạn áp dụng những biện pháp trên nên số lượt khách đến khách sạn tăng khá cao (Xem biểu số 7) Biểu7: Thực trạng thu hút khách ( Đơn vị: lượt khách) Chi tiêu 2006 2007 2008 %Năm sau %Năm trước Tổng số TT Tổng số TT Tổng số TT 07/06 08/07 Tổng lượt khách Trong đó: 16956 100 16159 100 16343 100 95,3% 101,2% 1.Khách nội địa 15820 93,3 15820 97,9 15117 92,5 100% 95,5% 2.Khách quốc tể 1136 6,7 339 2,1 1226 7,5 30% 316,5 (Nguồn do phòng kỹ thuật nghiệp vụ cung cấp) Nhìn vào bảng số liệu cho thấy số lượt khách ngày càng tăng trong những năm gần đây, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã chú trọng đầu tư vào khu du lịch Đên Hùng và khách sạn Sông Lô là một phần trong chiến lược đầu tư của tỉnh nhà nhằm thu hút khách thập phương cũng nhu khách quốc tế. - Năm 2008 so với năm 2007 số lượt khách tăng 33,3% riêng năm 2007 so với năm 2006 giảm 4,7% nguyên nhân là khách sạn chuyển sang loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần. Mọi hoạt động đều theo phương hướng mới nên có phần bỡ ngỡ. Cơ cấu khách nội địa chiếm trên 90% còn khách quốc tế có xu hướng tăng lên. 2.4.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng buồng Như các phần trên đã đề cập mục tiêu chiến lược của khách sạn Sông Lô là thu hút khách quốc tế và nội địa đến với quê hương đất tổ và áp dụng những biện pháp hiệu quả để thu hút khách thập phương đến khách sạn ( xem biểu số 3) Ta có thể nhận thấy do phát triển số lượt khách qua các năm không đều nên hiệu quả sử dụng cũng không ổn định. Trước hết xác định số ngày khách theo công suất: Khách sạn có 45 phòng mỗi phòng bố trí 2 khách, từ đó số ngày khách theo công suất là: 50x2x360 ngày=36000 ngày/khách Theo thống kê của khách sạn số ngày lưu trú bình quân là 1,5 ngày căn cứ vào số lượt khách đến khách sạn các năm theo biểu trên số ngày khách thực tế sẽ là: Năm 2006 : 16.956 x 1,5 = 25.434 Năm 2007: 16.150 x 1,5 = 24.225 Năm 2008: 16.340 x 1,5 = 24.510 Dựa vào kết quả tính toán trên có thể lập biểu phân tích ( xem biểu 8) Biểu 8: Thực trạng hiệu quả sử dụng buồng Chi tiêu 2006 2007 2008 Nsau/ntrước Tổng số Tổng số Tổng số 07/06 08/07 1. Số ngày khách theo công suất phòng 36000 36000 36000 36000 36000 2.Số ngày khách lưu trú thực tế 25434 24225 24510 95,2 96,3 3.Hiệu suất sử dụng 0,70 0,67 0,68 -0,03 +0,10 Từ số liệu trên cho thấy hệ số sử dụng buồng năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,03% và năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,01%. Như vậy năm 2008 hiệu quả sử dụng cao hơn năm 2007. 2.5. Đánh giá tổng hợp về thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh 2.5.1. Những ưu điểm: Từ sự phân tích ở các phần trên có thể kết luận những ưu điểm về phát triển kinh doanh, hiệu quả kinh doanh và thu hút

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và một số giải pháp thu hút khách du lịch của khách sạn Sông Lô.doc
Tài liệu liên quan