Luận văn Thực trạng xuất khẩu dệt may và các rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua

 

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1

1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (TMQT) 1

1.1.1 Khái niệm 1

1.1.2. Phân loại rào cản trong thương mại quốc tế 2

1.1.3 Phạm vi và nục đích sử dụng các rào cản trong TMQT 8

1.3. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ 11

1.3.1. Khái quát chung về Hiệp định 11

1.3.2 Thay đổi của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ khi Việt Nam gia nhập WTO 16

1.3.3 Các rào cản cho hàng dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO 19

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀ CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA. 23

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN VỪA QUA. 23

2.2 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 30

2.2.1. Thuế quan 31

2.2.2 Hạn ngạch 33

2.2.3.Các quy định khác 34

2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC RÀO CẢN THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN TỚI XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA. 37

Chương III. Các biện pháp vượt qua rào cản đối với hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi việt nam gia nhập wto 43

3.1 CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN CHO DỆT MAY VIỆT NAM 43

3.1.1. Xu hướng phát triển thị trường dệt may Hoa Kỳ. 43

3.1.2. Xu hướng phát triển các rào cản đối với hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ. 46

3.1.3. Chiến lược phát triển xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 tầm nhìn 2020. 48

3.1.3.1. Quan điểm phát triển ngành dệt may 48

3.1.3.2. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành dệt may giai đoạn 2006 – 2010 tầm nhìn 2020 50

3.2. Các biện pháp vượt rào cản cho cho hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam gia nhập WTO 51

3.2.1 Các giải pháp vĩ mô của Nhà nước 52

3.2.2. Giải pháp đối với Hiệp hội dệt may Việt Nam 58

3.2.3. Giải pháp đối với các doanh nghiệp. 59

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4173 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng xuất khẩu dệt may và các rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
08% và Cat. 638/648 chiếm 5,2% hạn ngạch, đạt tỷ lệ sử dụng 93,32%). Như vậy trong khi xuất khẩu dệt may phi hạn ngạch sang Hoa Kỳ năm 2005 giảm 5,7% thì nhờ sự điều hành của liên Bộ và nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp hàng xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ theo hạn ngạch lại tăng khá tốt, đạt nhịp độ tăng trưởng 13,2% so với năm 2004. Trong năm 2005, tổng số hạn ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chỉ khoảng hơn 1,6tỷ USD trong khi ta có khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp với công suất sản xuất và xuất khẩu khoảng 9 – 10tỷ USD. Như vậy chúng ta vẫn chưa tận dụng được hết công suất sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành hàng dệt may. Dự kiến năm 2006, hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ tăng 6-7% so với năm 2005. Việc hướng dẫn giao và thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2006 được trình bày cụ thể trong Thông tư Liên bộ Công nghiệp và thương mại số 18/2005/TTLT-BTM-BCN, ngày 21/10/2005. Theo thông tư này quy định: Kể từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 Liên Bộ sẽ cấp visa tự động cho tất cả 25 chủng loại mặt hàng dệt may, trong thời gian đó nếu có chủng loại mặt hàng nào đạt tỷ lệ thực hiện khoảng 70% số lượng hạn ngạch cả năm 2006 thì Liên bộ sẽ phân giao hạn ngạch trên cơ sở thành tích xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2006 và nhu cầu xuất khẩu của thương nhân, đến thời điểm 30/6/2006, những chủng loại mặt hàng chưa đạt đến mức 70% sẽ được tiếp tục cấp visa tự động, trường hợp cần thiết, Liên bộ sẽ có thông báo việc điều hành tiếp theo của các chủng loại đã đạt mức 90% số lượng hạn ngạch của chủng loại đó trong năm 2006. Tỷ trọng của hàng dệt may trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ trong cả năm 2005 còn quá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 2,5-2,6% (2,262 tỷ USD/95-100tỷ USD). Cần khẳng định rằng, ngành dệt may tuy chiếm vị trí chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đứng vị trí thứ hai sau xuất khẩu dầu thô, nhưng chỉ mới đứng ở vị trí hết sức khiêm tốn trên thị trường dệt may thế giới. Cũng theo thông tư này, thương nhân có thể tự nguyện đăng ký ký quỹ/ bảo lãnh đối với tất cả các chủng loại mặt hàng để đảm bảo số lượng hạn ngạch sẽ được sử dụng năm 2006. Trường hợp số lượng đưang ký ký quỹ/ bảo lãnh vượt nguồn hạn ngạch, Liên Bộ sẽ ưu tiên đảm bảo giao hạn ngạch cho các thương nhân có thành tích xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2005 và hợp đồng ký với khách hàng lớn Hoa Kỳ. Như vậy, qua thông tư 18/2005/TTL/BTM-CN và các cuộc tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ tháng 01/2006, có thể nói cơ chế điều hành hạn ngạch năm 2006 là hết sức rõ ràng, thông thoáng, tạo mọi điều kiện cho thương nhân chủ động trong việc ký kết hợp đồng cho các lô hàng năm 2006. Để hiểu rõ hơn về quy trình điều hành và thực hiện hạn ngạch chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua thông tư Liên bộ Công nghiệp và Thương mại số 18/2005/TTLT-BTm-BCN, ngày 21/10/2005 về việc: hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2006. Theo thông tư này thì đối tượng được phân giao và thực hiện hạn ngạch bao gồm các thương nhân có đầy đủ các điều kiện sau: - Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc có giấy phép đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Có năng lực sản xuất hàng dệt may. - Phải đảm bảo có sở hữu hợp pháp tối thiểu100 máy may công nghiệp (loại máy 1 kim và 2 kim) đang hoạt động ở tình trạng tốt. Số lượng máy móc thiết bị tối thiểu nêu trên phải có đầy đủ giấy tờ chúng minh sở hữu hợp pháp của thương nhân. Đối với chúng loại hàng không dùng máy may công nghiệp để sản xuất thì thương nhân phải có sở hữu đủ lượng máy móc thiết bị, nhà xưởng phù hợp với yêu cầu sản xuất chủng loại sản phẩm dệt may đăng ký xuất khẩy đó. Số lượng máy đi thuê (không phải thuê mua tài chính) không được tính là sở hữu của thương nhân. Khi có nhu cầu xuất khẩu chủng loại hàng quảnlý hạn ngạch, thương nhân mới (thương nhân chưa có thành tích xuất khẩu chủng loại hàng có hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ) cần có văn bản đề nghị Sở Thương mại/Thương mại và Du lịch tại địa phương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành và sẽ được xét tham gia thực hiện hạn ngạch sau khi Ban điều hành Hạn ngạch Dệt may nhận được báo cáo của đoàn kiểm tra. - Thương nhân phải có nhân viên có trình độ, năng lực về xuất nhập khẩu và am hiểu chính sách thương mại để làm thủ tục về hạn ngạch và giấy tờ xuất nhập khẩu. Như vậy hàng dệt may của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chủ yếu qua hạn ngạch (chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu) được điều hành bở liên Bộ Công nghiệp và Thương mại. HIện nay Hoa Kỳ tiếp tục là một trong nhưũng khu vực thị trường quan trọng nhất của Việt Nam với thị phần đạt 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên chưa thể tự do xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ mà vẫn phải chịu những trở ngại cả về thuế quan và phí thuế quan mà Hoa Kỳ đang áp dụng cho các nước chưa phải là thành viên của WTO nhưng đã có Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Như vậy, dệt may Việt Nam vẫn phải đứng trước rất nhiều khó khăn để có thể thực hiện được mục tiêu trong năm nay và ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa mặt hàng này vào thị trường Hoa Kỳ. Số liệu thốgn kê của Hoa Kỳ năm 2005 cho thấy ưu thế trên thị trường hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ sau thời điểm 01/01/2005 đã thuộcvề các quốc gia Châu á như Trung Quốc, ấn độ, Pakistan, Bangladesh, Hàn Quốc, các nước ASAN… và thị phầncủa ngành sản xuất dệt may nội địa Hoa Kỳ luôn trên đà thu hẹp. 2.2 Chính sách thương mại của Mỹ ảnh hưởng tới việc xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong thời gian qua Thương mại Quốc tế ngày càng phát triển, không chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như dịch vụ, sở hữu trí tuệ đem lại các lợi ích cho tất cả các Quốc gia trên thế giưói. Vì thế, phấn đấu cho nên thương mại tự do toàn cầu là mục tiêu củanhiều Quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà cụ thể là do trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đồng đều mà các biện pháp bảo hệ bằng thuế quan và phi thuế quan ra đời nhằm bảo hệ nền sản xuất nội địa. Mức độ cần thiết và lý do sâu xa dẫn đến việc bảo hộ sãnuất nội địa của từng nước cũng khác nhau, đối tượng cần bảo hộ cũng khác nhau, khiếncho hàng rào phi thuế càng trở nên đa dạng hơn. Với một nước đang phát triển như Việt Nam thì đối tượng bảo hộ là các ngành sản xuất quan trọng, tuy còn non trẻ nhưng có khả năng phát triển trong tương lai. Do vậy, cũng với mục đích bảo hộ ngành sản xuất trong nước những trợ giúp của các Chính phủ cho xuất khẩu hàng hoá của các Quốc gia trong đó có Việt Nam, Hoa Kỳ cũng tiến hành áp dụng các biện pháp nhằm bảo hộ sản xuất nội địa chủa mình để đối phó với những bảo hộ đó. 2.2.1. Thuế quan Thuế nhập khẩu tuỳ thuộc vào phân loại sản phẩm theo hệ thống thuế điều hoà của Hoa Kỳ mà cơ quan thuế sẽ tính cho các sản phẩm. Từ sau khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết (sau năm 2000) Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc MFN, thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã giảm từ 40% xuống còn 20%. Như vậy, giảm thuế quan làm cho giá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam và Hoa Kỳ giảm rất nhiều và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Loại thuế mà bất kỳ doanh nghiệp nào ở quốc gia nào cần chú ý nhất là thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Thuế chống bán phá giá (antidumping duties- Ads ) là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu để bán ở Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá trị đúng của thị trường ( tức là thấp hơn giá bình thường ở nước sản xuất và nước sản xuất là nước có nền kinh tế thị trường ). Còn thuế đối kháng ( countervailing duties- CVDs ) là thuế đánh vào hàng hoá được hưởng trợ cấp xuất khẩu mà chính phủ nước đó cấp cho người xuất khi xuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ, việc trợ cấp này làm cho giá hàng thấp một cách giả tạo và gây thiệt hại cho người tiêu dùng Hoa Kỳ. Theo quy định của luật pháp thì Bộ Thương Mại Hoa Kỳ chịu trách nhiệm theo dõi các luật chống bán phá giá và luật thuế đối kháng. Khi xác định có tình trạng này thì Bộ Thương Mại sẽ áp dụng mức thuế chống phá giá và thuế đối kháng cho hàng nhập khẩu đó. Uỷ Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ ( ITC) chịu trách nhiệm xác định những thiệt hại do việc bán phá giá và trợ cấp giá gây ra, do một ngành công nghiệp của Hoa Kỳ có liên quan đến mặt hàng bị tố cáo. Các cơ quan Hải Quan Hoa Kỳ có trách nhiệm đánh thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng với mức do Bộ Thương Mại xác định và sau khi nhận được xác nhận của Uỷ Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ về vấn đề này là đúng. Trên thực tế, Mỹ rất hay áp dụng hai luật thuế này nhằm ngăn chặn hàng nhập khẩu ồ ạt vào Mỹ với giá rẻ, tổn hại đến các ngành sản xuất trong nước và hầu như là các doanh nghiệp Mỹ đều thắng kiện. Một ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp Việt Nam là vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa. Các doanh nghiệp sản xuất thuỷ sản Mỹ đã thắng kiện trong vụ này và hàng Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá. Chính vì thế mà trứơc khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cần nghiên cứu kỹ về vấn đề này và học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước. Về ưu đãi thuế quan, Mỹ có hai ưu đãi lớn nhất về thuế quan cho các nước thông qua Quy chế Tối Huệ Quốc ( MFN) và hệ thống Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Quy chế Tối Huệ Quốc( hay còn gọi là quan hệ thương mại bình thường NTR ) là Hoa Kỳ sẽ dành đối xử bình đẳng về thương mại ( đặc biệt là thuế quan ) giữa các nước được hưởng quy chế MFN. Hiện nay, Hoa Kỳ đã dành quy chế MFN cho tất cả các nước đã ký Hiệp định GATT 1947, tất cả các thành viên WTO và hầu hết các quốc gia mà tuân thủ điều khoản Jackson-Vanik đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Việt Nam đã được hưởng quy chế này từ khi hiệp định song phương có hiệu lực 10/12/2001. Các nước chưa được hưởng quy chế này phải chịu mức thuế suất phi tối huệ quốc ( Non- MFN ) nằm trong khoảng 20-110% cao hơn nhiều so với thuế suất MFN. Còn hệ thống Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là hệ thống ưu đãi đơn phương không kèm các điều kiện có đi có lại mà Luật Thương Mại Hoa Kỳ cho phép Tổng Thống Mỹ toàn quyền dành cho các nước phát triển ưu đãi thuế quan bằng không đối với một số sản phẩm từ nước đó vào Mỹ và có toàn quyền rút bỏ. Hiện nay, Mỹ đã áp dụng chế độ ưu đãi này cho trên 4450 sản phẩm từ trên 150 nước và lãnh thổ đang phát triển trong đó có các nước Thái Lan, Malaysia, ấn Độ, Pakistan, Philipines là những nước xuất khẩu hàng dệt may rất mạnh vào Mỹ. Hiện nay, Việt Nam chưa được hưởng ưu đãi GSP vì theo luật pháp Mỹ Việt Nam chỉ được hưởng quy chế này khi Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc MFN và phải là thành viên của WTO và IMF nhưng Việt Nam mới chỉ đạt được hai điều kiện, còn điều kiện gia nhập WTO thì vẫn chưa đạt được. Việt Nam đang xúc tiến đẩy mạnh việc gia nhập WTO trong năm 2005 này. 2.2.2 Hạn ngạch Hạn ngạch nhập khẩu ( import quota ) bán hàng theo luật, chỉ thị hoặc công bố bởi cơ quan có thẩm quyền do luật pháp quy định với mục đích kiểm soát số lượng nhập khẩu mặt hàng nào đó trong một thời gian nhất định. Hầu hết các hạn ngạch nhập khẩu do Cục Hải Quan Hoa Kỳ ( US Custom Service ) quản lý. Cục Trưởng Cục Hải Quan kiểm soát việc nhập khẩu hàng theo hạn ngạch nhưng không có quyền cấp hay tăng, giảm hạn ngạch. Hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ được chia làm hai loại: - Hạn ngạch thuế quan ( Tariff- Rate Quota ): Quy định số lượng mặt hàng đó được nhập khẩu vào Hoa Kỳ với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Hạn ngạch này không hạn chế về số lượng nhập khẩu mặt hàng này nhưng nếu số lượng vượt quá quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn khi hạn ngạch được sử dụng hết, Hải quan ở các cửa khẩu sẽ yêu cầu người nhập khẩu ký quỹ một số tiền ước tính để nộp thuế cho số hàng giao quá số lượng. Thông thường, hạn ngạch này do Tổng Thống Mỹ công bố theo các thoả thuận thương mại phù hợp với luật thương mại. - Hạn ngạch tuyệt đối (Absulute Quota): Là hạn ngạch giới hạn về số lượng hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, nếu số lượng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Hoa Kỳ trong thời hạn của quota. Một số quota là áp dụng chung, còn một số thì chỉ áp dụng riêng đối với một số nước. Hàng nhập quá số lượng theo quota sẽ phải tái xuất hoặc lưu kho trong suốt thời hạn của quota cho đến khi bắt đầu thời hạn quota mới. Nhìn chung, Hoa Kỳ không giới hạn về hạn ngạch trừ khi trong Hiệp định hàng dệt may ký giữa Hoa Kỳ và các nước có quy định điều này. Tuy nhiên, nếu không có hiệp định dệt may thì theo Luật thương mại Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ vẫn có quyền đơn phương áp đặt các hạn ngạch mang tính hạn chế đối với các loại hàng dệt may. Hạn ngạch hàng dệt may cũng có hai loại như trên nhưng ngoài ra hàng dệt may muốn xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải có Visa dệt may. Visa dệt may là một ký hậu dưới dạng một tem, dấu do một chính phủ nước ngoài đóng trên hoá đơn hoặc trên giấy phép xuất khẩu. Visa được dùng để kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm dệt may, ngăn cấm nhập khẩu hàng hoá trái phép (chống chuyển tải bất hợp pháp và giao hàng sai hạn ngạch) vào Hoa Kỳ. Một Visa hàng dệt may có thể bao gồm hàng có hạn ngạch hoặc không có hạn ngạch. Hàng dệt may có hạn ngạch có thể cần hoặc không cần một Visa tuỳ thuộc vào nước xuất xứ được Hoa Kỳ chấp thuận theo một Visa Agreement ký với từng nước. Tuy nhiên, một Visa hàng dệt may không có đảm bảo cho việc nhập khẩu vào Hoa Kỳ nếu hạn ngạch bị hết hạn (Dose) trong thời gian vận chuyển (tức là giữa thời gian sau khi hàng đã được đóng dấu Visa ở nước xuất khẩu và thời gian hàng đến Hoa Kỳ) thì người nhập khẩu ở Hoa Kỳ cũng không được làm thủ tục nhận hàng cho đến khi hạn ngạch được bổ sung hoặc gia hạn lại. Hiện nay, Hoa Kỳ đang áp dụng hệ thống thông tin Visa điện tử “ELVIS”, quy định về việc chuyển các thông tin Visa bằng điện tử liên quan đến hàng dệt từ một quốc gia nào đó cho Hải quan Hoa Kỳ và Việt Nam là một trong những nước áp dụng hình thức này. 2.2.3.Các quy định khác 1.Quy định về nhãn mác ở Mỹ, luật áp dụng chủ yếu về nhãn mác hàng dệt may là luật xác định sản phẩm sợi dệt và luật nhãn hiệu sản phẩm bằng len năm 1939. Hầu hết các sản phẩm sợi, dệt khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải được đóng dấu, niêm phong kín và ghi nhãn. Nhãn mác phải được ghi rõ ràng, không tẩy xoá và ghi những thông tin sau: - Tên riêng các loại sợi và tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các chất sợi có trong sản phẩm - Tên của nhà sản xuất hoặc tên hay số đăng ký “ chứng minh” của một hay nhiều người phụ trách tiếp thị hoặc điều hành sản phẩm sợi dệt. Số đăng ký “chứng minh” do Uỷ Ban Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ cấp. Và - Tên của quốc gia nơi mà sản phẩm được gia công hoặc sản xuất. Ngoài các quy định trên, với các chuyến hàng sợi dệt có giá trị trên 500 USD thì phải ghi thêm các thông tin về nhãn hàng hoá: - Chất liệu sợi hoặc tổng hợp các sợi. - Tỷ lệ trọng lượng của mỗi loại sợi có trong sản phẩm. - Tên hoặc đặc điểm nhận dạng khác của nhà sản xuất hoặc của một hay nhiều người theo quy định của luật xác định sản phẩm sợi dệt được cấp và đăng ký tại Uỷ Ban Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ. Và Tên của quốc gia gia công hay sản xuất Tất cả các hoá đơn về thông tin hàng dệt sợi phải có hoá đơn về trọng lượng sợi, sợi đơn hay sợi nhân tạo, sợi có dùng cho bán lẻ không và sợi có dùng làm chỉ may hay không. Còn nhãn hàng hoá cho sản phẩm len đựơc quy định theo luật nhãn hiệu sản phẩm bằng len. Theo luật này, sản phẩm len phải bao gồm: - Tỷ lệ trọng lượng của tổng các sợi có trong sản phẩm len - Tỷ lệ trọng lượng tối đa của sản phẩm len, của các chất liệu không phải sợi - Tên nhà nhập khẩu, tên nhà sản xuất bắt buộc phải ghi khi nhập khẩu sản phẩm len có giá trị đến trên 500 USD và thuộc quy định của luật nhãn hiệu sản phẩm len. Ngoài ra, luật xác định sản phẩm sợi dệt và luật nhãn hiệu sản phẩm bằng len cũng quy định các chi tiết như loại nhãn hàng hoá, cách thức gắn vị trí của nhãn hàng hoá trên sản phẩm và trên bao bì. Vì vậy, các nhà xuất khẩu nên tìm hiểu kỹ về hai luật này để không vi phạm về nhãn hàng hoá. 2. Quy định về xuất xứ hàng hoá Uỷ Ban Thực Hiện Hiệp Định hàng dệt may sẽ chịu trách nhiệm về việc khai xuất xứ hàng hoá. Tờ khai xuất xứ hàng hoá phải được đính kèm với bất kỳ lô hàng nhập khẩu nào và kết hợp với Hải quan để quản lý hạn ngạch nhập khẩu. Bởi hạn ngạch nhập khẩu áp dụng cho các quốc gia khác nhau thì khác nhau nên phải dựa trên xuất xứ của hàng dệt may mới kiểm soát được. Khi nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ phải nộp ngay cho Hải quan Hoa Kỳ tờ khai xuất xứ hàng hoá. Có hai loại tớ khai xuất xứ: tờ khai xuất xứ đơn và tờ khai xuất xứ kép. Tờ khai xuất xứ đơn được dùng khi nhập khẩu hàng dệt may có nguồn gốc xuất xứ từ một quốc gia hoặc chỉ được gia công tại một quốc gia bằng các nguyên liệu sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc từ quốc gia khác mà nó được sản xuất. Còn tờ khai xuất xứ kép sử dụng khi nhập khẩu hàng dệt may mà được sản xuất hay gia công và/hoặc có chứa các nguyên liệu từ nhiều nước khác. Hải quan sẽ xác định quốc gia xuất xứ dựa trên tờ khai xuất xứ và các quy định về “biến đổi thực chất”. Biến đổi thực chất được xác định là nếu hàng dệt may có nguồn gốc từ quốc gia A nhưng được chuyển qua quốc gia B rồi mới xuất khẩu vào Mỹ, nếu như hàng đó không trải qua giai đoạn chế biến hay gia công đáng kể nào thì lô hàng đó sẽ được xem như là xuất xứ từ quốc gia A. Một sản phẩm phải có sự thay đổi về nhận dạng và xác định thương mại, đặc tính cơ bản hoặc giá trị sử dụng thương mại mới được xác định là biến đổi thực chất. Và một lô hàng được chế biến tại nhiều quốc gia khác nhau, quốc gia nào mà tại đó lô hàng trải qua giai đoạn biến đổi thực chất thì quốc gia đó là quốc gia xuất xứ. 3. Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy Uỷ Ban về an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ giám sát việc nhập khẩu và kiểm tra các lô hàng dệt may nhập khẩu nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn của luật về sản phẩm dệt dễ cháy. Và hầu như các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ luật này nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hiểm hoạ từ việc các quần áo dễ bén lửa và sử dụng các vật dụng dễ cháy trong nhà. Trong luật này cũng quy định rõ về tính bén lửa đối với hàng dệt may. Trên đây là một số quy định cơ bản cần chú ý khi xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nước của luật pháp. Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may cần lưu ý mọi vấn đề để tránh rắc rối trong quá trình xuất khẩu. 2.3. ảnh hưởng của các rào cản thuế quan và phi thuế quan tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua. Các rào cản trong Thương mại quốc tế, dù tồn tại dưới hình thức nào đi nữa đều ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu hàng hoá của tất cả các nước tham gia, trong khi các rào cản đó chủ yếu được dựng lệ từ các nước phát triển để áp dụng cho các nước đang phát triển, Việt Nam cũng là một nước đang phải chịu những rào cản đó. Dệt may là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay, nhưng nó lại phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các rào cản mà các nước phát triển (điển hình nhất là Hoa Kỳ) dựng lên và những ảnh hưởng đó đã và đang là những trở ngại lớn của xuất khẩu dệt may Việt Nam hiện nay. Những quy định ngặt nghèo và phức tạp về nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ buộc các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam phải bỏ ra khá nhiều chi phí để đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nhãn hiệu hàng hoá trước khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của Công ty Hoa Kỳ hoặc nước ngoài sẽ bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trừ khi đã có hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở Hoa Kỳ, đã nộp cho Uỷ ban hải quan và được lưu giữ theo quy định hiện hành (19CFR 133.1-133-7). Cũng theo đạo luật nhãn hiệu 1946 thì mọi hàng hoá nhập vào Hoa Kỳ mang tên hoặc nhãn bị cấm bởi Luật nhãn hiệu sẽ bị tịch thu và không hoàn trả. Tuy nhiên, nếu có đơn khiếu nại của nhà nhập khẩu trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, giám đốc thuế quan có thể giải toả món hàng với điều kiện tháo dỡ hoặc xoá đi các dấu hiệu bị cấm, hoặc hàng hay thùng được đánh dấu lại cho phù hợp, hoặc giám đốc thuế quan cảng hay quận có thể cho phép hàng xuất trở ra hoặc phá huỷ dưới sự giám sát của thuế quan. Trên thị trường hàng hoá thế giới có rất nhiều nhãn hiệu hoặc thương hiệu của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Việt Nam tham gia xuất khẩu vào thị trường thế giới trong đó có Hoa Kỳ với khoảng thời gian không dài và còn rất ít nhãn hiệu hàng hoá hay thương hiệu được đăng ký trên thị trường thế giới. Để xuất khẩu các doanh nghiệp phải mua bản quyền nhãn hiệu hàng hoá của các hãng nổi tiếng hoặc phải gia công cho nước ngoài nên giá trị gia tăng có được rất thấp. Hiện dệt may là ngành hàng nhập gia công khá lớn từ Hoa Kỳ. Trong khi, để xây dựng và phát triển thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hoá có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới đòi hỏi phải có nhiều thời gian và chi phí lớn. Mặt khác, theo quy định chung nếu hàng hoá có kiểu dáng tương tự với hàng hoá khác đã được đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sẽ bị xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp. Như vậy, rào cản về cạnh tranh với các thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài và rào cản để xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam đang có ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam hiện nay. Như vậy, hàng hoá nói chung và hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải tuân thủ đầy đủ các quy định đó và đương nhiên sẽ phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định, còn trong trường hợp vi phạm những quy định trên thì sẽ càng chịu tổn thất nhiều, hàng hoá có thể bị tịch thu, bị huỷ hoặc bị xuất trở ra và khi đó chi phí vận chuyển sẽ rất lớn. Trong thời gian qua, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu theo lượng hạn ngạch được cấp cho các doanh nghiệp. Dệt may của Việt Nam đang bị Hoa Kỳ áp đặt hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện và có thể nói rằng đây là một trong những rào cản lớn nhất đối với dệt may của Việt Nam. Trong khi đó, khả năng tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam là rất lớn do tận dung được những lợi thế của mình về lao động, máy móc, kinh nghiệm nhưng nhiều doanh nghiệp chỉ đủ hạn ngạch sản xuất đến 50% công suất của mình. Nếu không bị áp đặt bởi hạn ngạch thì khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có thể ở mức trên 20%/năm. Việc hàng dệt may bị áp dụng hạn ngạch không chỉ làm hạn chế việc xuất khẩu của Việt Nam về số lượng mà nó còn làm phát sinh rất nhiều chi phí trong quá trình điều hành hạn ngạch và đăng ký cấp hạn ngạch của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Visa (hạn ngạch) dệt may là một ký hậu (endorsement) dưới dạng một tem/dấu (stamp) do một chính phủ nước ngoài đóng trên hoá đơn hoặc trên giấy phép nhập khẩu. Visa được dùng để kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm dệt may vào Hoa Kỳ và ngăn cấm nhập khẩu hàng hoá trái phép. Việt Nam chưa được Hoa Kỳ coi là nước có nền kinh tế thị trường, do vậy phải chịu nhiều bất lợi trong các vụ tranh chấp thương mại tại thị trường này vì phải giải quyết theo cơ chế song phương và áp đặt điều tra so sánh thông qua một nước thứ ba. Hơn nữa Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên chế độ tối huệ quốc mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam chưa phải là chế độ vĩnh viễn. Tất ả những điều này đã đặt Việt Nam vào thế bất lợi hơn so với nhiều nước. Các rào cản kỹ thuật, các tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường sinh thái. đều có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Mấy năm gần đây ngày càng có nhiều sản phẩm dệt may của Trung quốc bị khách hàng từ chối hoặc phải bồi thường do không phù hợp với những tiêu chuẩn “xanh” – tiêu chuẩn ra đời từ rào cản thương mại “xanh” Greentrade barrier. Nói tới hàng may mặc “xanh” là nói tới các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái, quy định về an otnà sức khoẻ đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất. Và nếu như tình trạng trên đã xẩy ra đối với hàng dệt may của Trung Quốc, thì tất yếu sẽ xảy ra với ngành dệt may của Việt Nam và các nước châu á khác trong giai đoạn hiện nay. Trong ngành Dệt may Việt Nam cho đến nay việc sản xuất các sản phẩm “xanh” chưa được quan tâm đúng mức. Một số nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức hoặc những hiểu biết còn rất hạn chế những yêu cầu “xanh” đối với các sản phẩm dệt - may xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn các công ty, xí nghiệp trong dây chuyền nhuộm - hoàn tất vẫn còn sử dụng một số hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm và các công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn, trong công đoạn hồ sợi, ngày càng sử dụng nhiều PVA làm tăng tải lượng COD (nhu cầu ôxy hoá) trong nước thải và PVS khó xử lý vi sinh. Nước thải rũ hỗ thông thường chứa 4000 - 8000mg/l COD. Kỹ thuật “giảm trọng” polieste bằng kiềm được áp dụng phổ biến sẽ sản sinh một lượng lớn Terephtalat và Glycol trong nước thải sau sử dụng 5 - 6 lần, đưa COD có thể lên tới 80.000mg/l. Trong thành phần nước thải của các công ty, nhà máy dệt - nhuộm hiện nay của Việt Nam có khoảng 300 - 400mg/l COD (đã vượt tiêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc192.doc
Tài liệu liên quan