Luận văn Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre

Thủy sản Bến Tre là một ngành kinh tếmới phát triển mạnh trong thời gian gần đây, tuy

nhiên đến nay toàn tỉnh đã có 9 nhà máy chuyên vềlĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng thủy

sản, trong đó có 3 nhà máy đạt tiêu chuẩn HACCP được phép xuất khẩu trực tiếp sản phẩm thủy

sản sang thịtrường Châu Âu. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh còn rất nhiều các cơsở

sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủy sản phục vụcho nhu cầu tiêu dùng nội địa như: sản xuất

khô mực, cá khô các loại, nước mắm, mắm, tuy nhiên hầu hết các cơsởnày chưa có thương

hiệu mạnh trên thi trường. Trong tương lai đểnâng cao tính cạnh tranh cho các mặt hàng thủy

sản tỉnh thì tất yếu cần phải tích cực phấn đấu thành lập nên các thương hiệu, tạo điều kiện để

người tiêu dùng có thểdểdàng tiếp cận được sản phẩm thủy sản của tỉnh.

pdf147 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bến Tre. Một dấu hiệu đáng mừng là trong những năm gần đây, tỉnh đã có những chính sách thuận lợi cho công tác đào tạo cán bộ có trình độ đại học thủy sản ngày càng nhiều. Từ năm 2000 đến nay đã tổ chức đào tạo tại các trung tâm của tỉnh khoảng 500 kỹ sư, 745 trung cấp, gần 1.000 công nhân kỹ thuật cho hoạt động khai thác, NTTS và chế biến xuất khẩu. 2.3.2.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật * Giống thủy sản Để đáp ứng cho nghề nuôi thủy sản hiện đại trong giai đoạn hiện nay thì công tác sản xuất giống cũng là khâu có tính chất quyết định đến sản lượng và chất lượng của vật nuôi. Trong những năm gần đây được sự quan tâm và giúp đỡ của Đảng và nhà nước cũng như các cấp chính quyền có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất giống sạch bệnh, có chất lượng cung cấp cho các hộ nuôi không những trên địa bàn tỉnh mà còn cung cấp cho các địa bàn lân cận. Hiện nay, tỉnh đã chủ động về một số giống thủy sản nước ngọt như cá điêu hồng, cá trê, ếch,… và gần đây ngày 15/11/2009 Trung tâm giống thủy sản Bến Tre kết hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang đã tổ chức thành công việc sản xuất giống cá tra nhân tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế SQF1000CM (Safe Quality Food – Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn và chất lượng nuôi trồng thủy sản áp dụng cho nông hộ), đây là một thành công lớn trong việc chủ động được nguồn giống cá tra tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh. Đối với giống tôm càng xanh, ngoài việc khai thác nguồn tôm giống tự nhiên thì hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có được 14 trại sản xuất giống tôm càng xanh. Đa số trại sản xuất giống điều xây dựng đúng kỹ thuật, có đầy đủ trang thiết bị, có nguồn giống tôm bố mẹ tự nhiên đạt tiêu chuẩn, sinh sản tốt, tỷ lệ tôm đẻ và chuyển post thành công đạt từ 70 – 90%. Từ đầu năm 2007 đến nay, lượng tôm giống sản xuất ước đạt trên 23 triệu 300 ngàn post, đáp ứng được một phần nhu cầu post chất lượng cao cho người nuôi. Tuy nhiên, lượng con giống này chỉ đáp ứng phần nào về nguồn tôm càng xanh giống của tỉnh vì hiện nay nhu cầu giống tôm này là rất lớn, đặc biệt là con giống có kích cở từ 30 – 50 con/kg để phục vụ cho mô hình nuôi xen canh trong các mương vườn đang phát triển mạnh (tôm post thì không thích hợp cho mô hình này vì tỉ lệ hao hụt khá lớn). Đối với giống các loại tôm biển mà diễn hình là tôm sú và tôm thẻ chân trắng (vật nuôi thủy sản có diện tích lớn nhất trên địa bàn tỉnh), tuy số lượng các trung tâm chuyên sản xuất giống tôm biển không nhiều chủ yếu là do các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và quản lý. Trong đó, trung tâm sản xuất giống Huy Thuận tại Bình Đại – Bến Tre là một trong những địa chỉ đáng tin cậy, nơi chuyên cung cấp giống tôm nuôi sạch bệnh có chất lượng cao. Từ năm 2007, trung tâm đã áp dụng thành công công nghệ sản xuất sạch theo đúng quy trình sản xuất tôm sú giống, 100% mẫu xét nghiệm đều đạt chuẩn. Hiện công ty đã có 7 trại (135 bể ương cung cấp 500 triệu post/năm (tôm sú và tôm thẻ chân trắng), công ty đang đầu tư xây dựng, định hướng mở rộng trong tương lai là 15 trại (300 bể ương) có thể cung ứng 1 tỷ post/năm, đủ để cung ứng giống tôm nuôi sạch bệnh cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh hiện nay. Đối với con nghiêu thì hiện nay nhu cầu về giống để cung cấp cho đại bàn tỉnh cũng như việc xuất bán cho các tỉnh miền Trung là rất lớn, nhưng hiện nay chúng ta chỉ khai thác nghiêu giống tự nhiên, sản lượng khai thác bình quân từ 400 – 500 tấn/năm, có năm đạt 1.000 tấn/năm. Tuy nhiên nếu chúng ta đặt mục tiêu khai thác quá nhiều thì sẽ dẫn đến hậu quả rất xấu có thể cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên này, vì thế chúng ta khai thác nhưng đồng thời cũng có biện pháp bảo vệ hợp lý, tránh gây thiệt hại đến môi trường sinh thái. Tóm lại, vấn đề giống trên địa bàn tỉnh hiện nay tuy có bước phát triển đáng kể, tuy nhiên cũng còn gặp rất nhiều vấn đề bất cập như thiếu một số loại giống thủy sản chủ lực, con giống không đảm bảo chất lượng,… nên cũng cần phải tổ chức lại khâu sản xuất và cung ứng con giống chất lượng, sạch bệnh đồng thời giá rẻ cho người nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh. * Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất Đa số hộ nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thủy sản quy mô nhỏ, nhưng trong thời gian gần đây nhờ sự hướng dẫn và chuyển giao công nghệ của các cán bộ khuyến ngư cấp cơ sở kết hợp với khả năng ham học hỏi của người nuôi nên kỹ thuật nuôi thủy sản của nhiều hộ nuôi đã có những bước phát triển đáng kể, không ít hộ nuôi đã thành công nhờ những mô hình nuôi cải tiến của mình. Khi nền kinh tế tỉnh bước sang giai đoạn kinh tế thị trường với những cạnh tranh khốc liệt, để thích ứng được thì người nuôi cũng cần phải chuyển sang hình thức nuôi công nghiệp hoặc nuôi quảng canh cải tiến. Do đó, cũng cần có sự giúp đỡ hơn nữa của các cấp chính quyền, các nhà khoa học, các doanh nghiệp để các hộ nuôi đủ khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh như hiện nay. * Cơ sở chế biến thức ăn Tuy tỉnh có một tiềm năng khá lớn về nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến thức ăn trong NTTS như bột tấm cám, các loại cá tạp, các phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp,… đây là những sản phẩm rẽ tiền từ đó giảm chi phí đầu tư nhưng chất lượng cũng không thua kém nhiều so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp, nhưng các loại thức ăn này chỉ thích hợp với đa phần các hộ nuôi thủy sản quy mô nhỏ hoặc nuôi dưới hình thức quảng canh. Đứng trước những nhu cầu mới, để đáp ứng hình thức nuôi thâm canh công nghiệp, thì nếu chỉ dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên không thì chưa đủ, nên cũng cần có sự hổ trợ đắt lực từ sản phẩm thức ăn công nghiệp. Nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ cho NTTS của tỉnh hiện nay là rất lớn, ước tính dựa trên diện tích nuôi như hiện nay thì nhu cầu về thức ăn công nghiệp lên tới khoảng 100.000 tấn thức ăn mỗi năm. Thị trường thức ăn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất công nghiệp hiện không thiếu, chủ yếu là nhập từ bên ngoài chính vì thế giá thành khá cao và lại có sự biến đổi thất thường về giá. Chẳng hạn như việc giá thức ăn tăng cao trong thời gian gần đây, nó đã có những tác động bất lợi khá lớn đến nhiều hộ nuôi. Vì thế, giải quyết tốt vấn đề thức ăn cho NTTS, đảm bảo sự yên tâm cho người nuôi cũng là một vấn đề cũng nên cần chú trọng đến trong giai đoạn hiện nay. * Cơ sở chế biến thủy sản Thủy sản Bến Tre là một ngành kinh tế mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây, tuy nhiên đến nay toàn tỉnh đã có 9 nhà máy chuyên về lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng thủy sản, trong đó có 3 nhà máy đạt tiêu chuẩn HACCP được phép xuất khẩu trực tiếp sản phẩm thủy sản sang thị trường Châu Âu. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh còn rất nhiều các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủy sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa như: sản xuất khô mực, cá khô các loại, nước mắm, mắm,… tuy nhiên hầu hết các cơ sở này chưa có thương hiệu mạnh trên thi trường. Trong tương lai để nâng cao tính cạnh tranh cho các mặt hàng thủy sản tỉnh thì tất yếu cần phải tích cực phấn đấu thành lập nên các thương hiệu, tạo điều kiện để người tiêu dùng có thể dể dàng tiếp cận được sản phẩm thủy sản của tỉnh. * Dịch vụ thủy sản Chính nhờ các sự phát triển của các dịch vụ thủy sản trong thời gian gần đây đã tạo tiền đề, một động lực vô cùng to lớn cho sự phát triển của ngành thủy sản. Bến Tre xác định ngành thủy sản là một trong những ngành quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh sau cây dừa và cây ăn trái. Dịch vụ thủy sản bao gồm các dịch vụ cung cấp thức ăn cho NTTS như tấm cám, cá biển, thức ăn chế biến từ công nghiệp, dịch vụ cung cấp thú y cho thủy sản, dịch vụ phổ biến kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ trong việc NTTS, các dịch vụ vận tải phục vụ cho thủy sản,… Hoạt động thủy sản của tỉnh chỉ mới xuất hiện và phổ biến rộng rãi trong thời gian gần đây nhưng đây là lĩnh vực có tốc độ phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, giá trị đóng góp của nó không ngừng cải thiện và từng bước tăng lên đáng kể trong tổng giá trị của ngành thủy sản. Tuy giá trị sản xuất ngành dịch vụ thủy sản tăng liên tục qua các năm nhưng tốc độ phát triển chưa thật sự ổn định, nó phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường, chưa đủ lực để chi phối đối với các lĩnh vực khác của ngành. Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ thủy sản Bến Tre qua các năm. Năm Tổng số Dịch vụ thủy sản Giá trị sản xuất (triệu đồng) % so với tổng ngành thủy sản Tốc độ tăng trưởng (%) 2001 1741518 183 0.011 3.4 2003 2096307 12022 0.573 4209 2004 2828319 13189 0.466 9.7 2005 3162744 33827 1.070 156.5 2007 4350716 39106 0.899 -42.8 2008 5848546 62309 1.065 59.3 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre. * Tàu thuyền đánh bắt Tính đến thời điểm năm 2008 toàn tỉnh đã có 4.191 số tàu thuyền cơ giới tham gia trực tiếp vào việc đánh bắt thủy sản, với công suất đánh bắt bình quân là 96,4 CV/chiếc, trong đó có đến 1.167 tàu đánh bắt hải sản xa bờ, trung bình mỗi chiếc tàu đánh bắt xa bờ có công suất 305,2 Cv/chiếc, với tổng sản lượng khai thác khoảng 78.000tấn/năm. Nhìn chung thì tổng số tàu đánh bắt thủy sản trong những năm qua có sự biến động theo chiều hướng tăng nhưng tốc độ tăng không đáng kể, nhưng một điều đáng quan tâm là số lượng tàu đánh bắt sử dụng động cơ nhỏ đã có chiều hướng giảm đi đáng kể, thay vào đó là đội ngũ tàu có công suất lớn và khả năng đánh bắt xa bờ, tốc độ tăng của số lượng và công suất tàu đánh bắt xa bờ là rất đáng kể. chẳng hạn như vào năm 2000 toàn tỉnh chỉ có 355 tàu đánh bắt xa bờ với công suất trung bình là 111,9 Cv/chiếc, đến năm 2008 thì con số tàu đánh bắt xa bờ đã lên đến 1.167 chiếc với công suất trung bình là 305,2 Cv/ chiếc tăng khoảng 3,3 lần về số lượng và khoảng 2,7 lần về công suất. 2.3.2.3. Đường lối chính sách Xét về mặt tổng thể, tính đến thời điểm hiện nay Bến Tre vẫn là một tỉnh kinh tế nông nghiệp. Vì thế, cho nên trong các mục tiêu chiến lược phát triển bền vững của tỉnh ở từng giai đoạn đều rất chú trọng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trong đó đặc biệt chú trọng vào việc phát triển 3 ngành đó là: kinh tế vườn (cây dừa, cây ăn trái), chăn nuôi gia súc và đặc biệt là ngành thủy sản. Trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010, tỉnh đã đề ra mục tiêu là: “Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đảm bảo hiệu quả, ổn định và bền vững. Ưu tiên phát triển NTTS để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Khai thác và mở rộng diện tích mặt nước nuôi thủy sản trên cả 3 vùng mặn, lợ, ngọt theo quy hoạch. Phát triển đánh bắt thủy sản, chủ yếu là khai thác xa bờ với các ngành nghề có hiệu quả cao; khai thác có hiệu quả các ngư trường phù hợp với ngành nghề đánh bắt kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý; chú trọng công nghệ bảo quản sản phẩm, hệ thống hậu cần dịch vụ, lưu thông hàng hóa tiện lợi, hiệu quả”. Để thực hiện tốt mục tiêu này, tỉnh chủ trương vừa đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và dịch vụ, nhưng đồng thời cũng cần phải quan tâm đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng cường các hoạt động chăn nuôi hoặc các hình thức kết hợp, trong đó đặc biệt chú trọng vào hoạt động ngành thủy sản một trong những thế mạnh của tỉnh trong thời gian gần đây. Thực tế, vấn đề thủy sản trong những năm gần đây rất được chú trọng quan tâm của các cấp chính quyền. Hằng ngày, trên phương tiện phát thanh truyền hình của tỉnh đều giành thời gian cho chuyên mục thủy sản thời lượng khoảng 20 phút phát vào các buổi tối và đều có phát lại vào buổi sáng. Các vấn đề mà tỉnh đặc biệt quan tâm về ngành thủy sản hiện nay đó là làm cách nào để phát huy tối đa nguồn lực để từng bước nâng cao về chất lượng cũng như giá trị của các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là vấn đề phát triển thủy sản bền vững trong tương lai, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế trước mắt và vấn đề môi trường sinh thái trong tương lai. Ngay từ những ngày đầu khi ngành thủy sản mới bắt đầu hình thành và phát triển, đặc biệt là nuôi tôm đang có chiều hướng phát triển mạnh, nhiều hộ đã kinh doanh các dịch vụ thức ăn và thú y nhưng chưa có giấy phép hoặc chưa qua đào tạo phát triển mạnh, đều đó đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng tôm nuôi gây ô nhiểm môi trường nuôi thủy sản, gây tác hại đến sự phát triển nền kinh tế thủy sản của địa phương. Ngày 29/12/1999 UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Chỉ thị số 28/CT – UB về việc tăng cường công tác quản lý thức ăn và thuốc thú y thủy sản trên địa bàn tỉnh. Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, UBND tỉnh đã ban hành các chỉ thị như: Chỉ thị số 15/2002/CT – UB về việc tăng cường quản lý các hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 20/2005/CT – UB về việc quản lý tàu thuyền nhỏ hoạt động khai thác thủy sản ven bờ, trong đó có quy định nhấn mạnh kể từ ngày 01/10/2005 không được phát triển thêm tàu thuyền khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất dưới 15m. Các chỉ thị trên cũng cho thấy tỉnh đã kiên quyết đối với các hoạt động mang tính hủy diệt, tổn hại đến môi trường sinh thái, khuyến khích các hoạt động khai thác xa bờ, công suất lớn, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh trong tương lai. Nhận thấy, nghề nuôi thủy sản tỉnh nhà chưa thật sự bền vững, tình trạng nuôi thủy sản không đúng quy hoạch và không đúng lịch thời vụ theo khuyến cáo của ngành thủy sản, đã làm cho mầm bệnh đốm trắng luôn tồn tại trong môi trường tự nhiên và có nguy cơ phát triển thành dịch bệnh cho tôm nuôi khi điều kiện thời tiết không thuận lợi. Để phòng ngừa có hiệu quả dịch bệnh trong NTTS, hạn chế thiệt hại về tài sản cho nhân dân, góp phần phát triển ổn định nghề nuôi thủy sản tỉnh nhà. UBND tình đã ban hành Chỉ thị số 10/2004/CT – UB về việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, nhằm đảm bảo lợi ích lâu dài cho nghề nuôi thủy sản của tỉnh. Riêng đối với cá da trơn (cá tra, cá basa) là một trong những mặt hàng thủy sản phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây, tuy không bằng về diện tích và sản lượng như các tỉnh khác trong khu vực như An Giang, Đồng Tháp,… nhưng cá da trơn cũng là một tiềm năng rất lớn của tỉnh. Nhận thấy rất nhiều bất cập đối với mặt hàng thủy sản này, đồng thời nhằm đảm bảo việc nuôi cá da trơn trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, phát triển nuôi cá da trơn trên theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, UBND tỉnh Bến Tre đã phê duyệt Quy hoạch hoạch chi tiết nuôi cá da trơn tỉnh Bến Tre đến năm 2020, theo Quyết định số 2440/QĐ-UBND ngày 12-12-2008. Theo quy hoạch được phê duyệt, các địa bàn được phép nuôi các da trơn đến năm 2020 bao gồm một số địa phương hội đủ điều kiện nuôi thuộc các huyện Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Trong đó, vùng nuôi chuyên canh (trong ao đất và lồng bè) được phân bố trên địa bàn các huyện Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm và các xã vùng trên của huyện Bình Đại. Bên cạnh quyết định trên, để đảm bảo chất lượng nguồn giống cá da trơn sạch bệnh. Trung tâm giống thủy sản Bến Tre đã phối hợp với trung tâm giống thủy sản An Giang để tổ chức thực hiện dự án: “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá tra nhân tạo”, tổng kinh phí để thực hiện dự án khoảng 1,4 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án ngoài việc tạo ra nguồn giống cá tra sạch bệnh, chất lượng tốt, dự án còn tham gia vào việc đào tạo nguồn nhân lực, chuyên môn cho trung tâm thủy sản Bến Tre có kiến thức ứng dụng công nghệ sản xuất giống cá tra theo tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000 CM, cũng như các quy trình thủ tục đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000 CM trên sản phẩm cá tra bột và cá tra giống. Từ đề này, Trung tâm giống thủy sản Bến Tre hoàn toàn chủ động sản xuất giống cá tra theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; hình thành các cơ sở sản xuất giống cá tra đạt chất lượng trên địa bàn tỉnh theo hướng quy hoạch; tạo nghề mới, mang lại giá trị kinh tế cao cho nghề nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa ngành kinh tế thủy sản Bến Tre phát triển ổn định, bền vững trong tương lai. Còn đối với con nghiêu một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh có tỉnh hiện nay. Nhằm mục đích phát triển nghề nuôi nghêu hiệu quả và bền vững, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm mở rộng mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, khai thác tốt tiềm năng đất đai, bãi bồi ven biển; đồng thời đảm bảo an toàn giống loài thuỷ sản nội địa, đặc biệt là các loài nhuyễn thể hai mãnh vỏ. UBND tỉnh đã có Quy định về việc sản xuất, ương giống và nuôi nghiêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đây là quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2009/QĐ – UBND ngày 10 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh. Quy định đã chỉ rỏ từ khâu khai thác con giống đến việc ương nuôi con giống cũng như việc nuôi nghiêu thương phẩm và có những quy hoạch cụ thể cho cả địa bàn nuôi, nhằm phát triển bền vững con nghiêu của tỉnh trong tương lai, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Thời gian gần đây, nhận thấy tình hình dịch bệnh đốm trắng đã xuất hiện rãi rác các vùng nuôi, gây thiệt hại không nhỏ đến các hộ nuôi tôm biển. Ngày 13/08/2009 UBND tỉnh đã ra Quyết định số 14/2009/QĐ – UBND về việc quy định lịch thời vụ nuôi tôm biển trên địa bàn tỉnh. Tiến hành thu hoạch dứt điểm vụ nuôi tôm sú năm 2009. Hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, từ 15/9 đến 15/11/2009 các tổ chức, cá nhân không được thả giống tôm biển để nuôi với mọi hình thức; từ 16/11/2009 đến 15/01/2010 cho phép được thả giống tôm sú nuôi với hình thức quảng canh, tôm rừng, nhưng không được thả giống tôm biển để nuôi với hình thức thâm canh, bán thâm canh; từ 16/01 đến 15/02/2010 không được thả giống tôm biển để nuôi với mọi hình thức mà phải đến 16/02/2010 mới cho phép được tiếp tục thả giống tôm biển để nuôi. Ngoài ra, bên cạnh sự quan tâm đến việc số lượng đánh bắt và NTTS trên địa bàn tỉnh, thì tỉnh cũng rất quan tâm đến chất lượng của nguồn thủy sản, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành, gia tăng giá trị của các sản phẩm thủy sản, giúp cho các hộ NTTS yên tâm trong sản xuất. Ngày 28/7/2008, UBND tỉnh cũng đã có Thông báo số 3034/UBND – CNLTS đến tất cả các sở ban ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản. Nhằm mục đích, hướng dẫn cho người nuôi, các tàu đánh cá, các cơ sở thu mua, chế biến thủy sản tuyệt đối không sử dụng các hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng, thực hiện nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; từng bước hướng dẫn người nuôi thực hiện nuôi thủy sản theo hướng BMP, GAP, CoC (thực hành nuôi thủy sản tốt, an toàn),… 2.3.2.4. Thị trường Thủy sản đang ngày càng trở thành món ăn ưa thích của mọi tầng lớp xã hội, sản phẩm thủy sản chế biến của tỉnh hằng năm đều tăng 20 – 30 %/năm, kim ngạch xuất khẩu 2007 tăng 23% so với năm 2005. Thị trường xuất khẩu thủy sản của Bến Tre đang ngày càng mở rộng thị phần vào các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Nếu năm 2005 thủy sản Bến Tre chỉ tham gia xuất khẩu đến 28 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến năm 2007 đã xuất khẩu đến 43 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm các nước đang phát triển ở Châu Á, Nam Mỹ và các nước phát triển của khối EU, các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… 2.3.3. Những cơ hội và thách thức của ngành thủy sản Bến Tre sau khi Việt Nam gia nhập WTO Căn cứ Hiệp định GATT (tiền thân của WTO) được xây dựng bao gồm 2 nội dung trong sản xuất thủy sản là rào cản kỹ thuật (TBT – Technical Barrier to Trade) và rào cản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS – Sanitary and Phytosanitary Requirements) kết hợp thực trạng phát triển của Bến Tre hiện nay. Việc chính thức gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra cho ngành thủy sản tỉnh nhiều cơ hội mới và thách thức cũng không ít. 2.3.3.1. Cơ hội Ngành thủy sản nước ta nói chung và ngành thủy sản của tỉnh Bến Tre nói riêng có tiềm năng rất lớn để đẩy nhanh tốc phát triển các đối tượng nuôi xuất khẩu có giá trị như tôm, nghêu, cá da trơn,… đồng thời tạo ra các sản phẩm đặc thù với thị trường rộng lớn và ngày càng phát triển và mở rộng. Thủy sản Bến Tre là ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt, có uy tín trong nhiều năm qua xuất phát từ quá trình tổ chức quản lý sản xuất đáp ứng được yêu cầu an toàn dịch bệnh (áp dụng cơ chế quản lý tổng hợp có sự tham gia của cộng đồng), an toàn vệ sinh chất lượng sản phẩm (kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể, kiểm soát dư lượng kháng sinh), áp dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế (GAP, BMP, HACCP, ISO),… nên đã loại trừ được kháng sinh hoá chất độc hại, hạn chế dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây là cơ hội cho thủy sản Bến Tre có đủ lực để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thúc đẩy việc thành lập cho các thương hiệu sản phẩm thủy sản Bến Tre, tạo dựng được uy tín trên thị trường, từ đó sẽ tạo nên một động lực để đưa ngành thủy sản ngày càng phát triển, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển KT – XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tạo ra nhiều việc làm, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nông dân. 2.3.3.2. Thách thức Thủy sản Bến Tre luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay thủy sản đang đứng trước khó khăn phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật từ phía nhà nhập khẩu, đặc biệt là luật mới: Luật IUU (Quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định) bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2010. Theo luật này, các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt. Cơ quan chức năng của nước có tàu đánh bắt phải xác nhận thủy sản đánh bắt được trên tàu là phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định quốc tế về quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, luật nêu rõ các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức tối thiểu gấp 5 lần giá trị của sản phẩm thủy sản sai phạm thu hồi được khi phát hiện vi phạm quy định nói trên,… Những quy định nghiêm ngặt đã và đang trở thành rào cản lớn đối với xuất khẩu thủy sản của tỉnh, bởi quy mô sản xuất vốn nhỏ lẻ và manh mún, doanh nghiệp chủ yếu thu mua thủy sản qua hệ thống trung gian nên việc thực hiện ghi chép nguồn gốc xuất xứ đầy đủ cho các lô hàng khi xuất đi là điều không thể thực hiện được. Do vậy để kiểm soát được chất lượng là điều không phải dễ. Bên cạnh đó, diện tích nuôi thủy sản phát triển quá nhanh so với quy hoạch, hình thức nuôi tự phát vẫn diễn ra mạnh, từ đó khó có thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, nếu như sản phẩm đầu vào không tốt thì sản phẩm thủy sản của tỉnh khó có thể đủ lực để cạnh tranh trên thị trường. Gia nhập tức là chúng ta phải có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, nếu muốn tồn tại thì tất yếu phải có sản phẩm chất lượng cao, đa dạng, đáp ứng được phần lớn thị hiếu của người tiêu dùng, nhưng trên thực tế sản phẩm thủy sản Bến Tre chưa thực sự đa dạng và phong phú, chủ yếu là xuất khẩu dạng đông lạnh, chưa tận dụng được hết tiềm năng về giá trị sản phẩm. Nhu cầu thủy sản tăng về số lượng và chất lượng, nắm bắt được tình hình đó, người đổ vào nuôi thủy sản mà thiếu tính quy hoạch đồng bộ hoặc tỉnh chưa có quy hoạch hợp lý, điều đó tác động đến môi trường sinh thái nuôi thủy sản trong tương lai, đặc biệt là môi trường sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Sản lượng thủy sản tăng lên hằng năm nhưng tốc đó tăng đó là chưa thật sự hợp lý, nó chỉ tăng về số lượng nhưng về chất lượng cần phải xem xét lại mà thị trường thế giới thì cần những sản phẩm có chất lượng cao. Muốn sản phẩm có chất lượng cao thì đòi hỏi cần có vốn lớn, mà điều đó là vấn đề hiện nay tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn. Bến Tre không chỉ thiếu vốn cho đầu tư sản xuất mà còn thiếu cả đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề cao, cơ sở sản xuất giống sạch bệnh, cũng như các hệ thống cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho phát triển ngành. 2.4. Thực trạng phát triển ngành thủy sản Bến Tre 2.4.1. Đánh giá chung 2.4.1.1. Diện tích nuôi thủy sản Bến Tre là một tỉnh ven biển nằm trong trong khu vực châu thổ ĐBSCL với điều kiện tự nhiên giàu tiềm năng cho các hoạt động khai thác, NTTS. Vì thế, trong những năm gần đây diện tích NTTS của tỉnh đã có tăng liên tục, với tốc độ tăng trung bình là vài trăm hecta. Các huyện ven biển vẫn là những khu vực giàu tiềm năng, có diện tích nuôi và tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tập trung ở các huyện như Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri, chỉ tính riêng 3 huyện này đã chiếm khoảng 90% tổng diện tích NTTS của toàn tỉnh. Đây là những khu vực phổ biến nuôi các loại thủy sản môi trường mặ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH033.pdf