Luận văn Tiến trình hội nhập của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN, thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 Trang

Mở đầu

Chương I. Tổng quan về khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA) .

I. Sự ra đời và các mục tiêu của AFTA

1. Sự ra đời của AFTA

2. Mục tiêu của AFTA

II. Cơ chếvà các đặc trưng về tổ chức của tiến trình thực hiện AFTA.

1. Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) .

2. Vấn đề loại bỏ các hàng rào phi quan thuế .

3. Vấn đề hải hòa các thủ tục hải quan .

4. Các cơ chế phối hợp trong tiến trình thực hiện AFTA .

III. Việt nam tham gia vào AFTA

1. Tính tất yếu của việc Việt nam tham gia vào AFTA .

2. Những cơ hội và thách thức đối với Việt nam khi tham gia AFTA

Chương II. Tiến trình thực hiện AFTA của Việt nam .

I. Tình hình thực hiện AFTA của các nước ASEAN .

II. Tình hình thực hiện AFTA của Việt nam .

1. Tình hình cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt nam theo CEPT(AFTA) đến năm 2000 .

2. Vấn đề loại bỏ các hàng rào phi quan thuế và vấn đề hài hòa thủ tục hải quan.

3. Vấn đề xây dựng và công bố lịch cắt giảm thuế quan cho giai đoạn 2001 - 2006 .

III. Tác động của AFTA đến các hoạt động thương mại và đầu tư giữa Việt nam và các nước ASEAN .

1. Tác động đến các hoạt động thương mại

2. Tác động đến các hoạt động đầu tư. .

Chương III. Một số giải pháp cơ bản của Việt nam trong tiến trình thực hiện AFTA .

I. Triển vọng của tình hình thực hiện AFTA .

1. Những vấn đề đặt ra trong tiến trình AFTA

2. Triển vọng của AFTA .

II. Một số giải pháp cơ bản của Việt nam trong tiến trình thực hiện AFTA .

1. Một số giải pháp từ phía nhà nước .

2. Một số giả pháp từ phía các doanh nghiệp .

Kết luận . 1

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiến trình hội nhập của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nhập khẩu. - Các vấn đề về giám định hàng hóa. - Các vấn đề về gửi hàng trong đó giấy chứng nhận xuất xứ được cấp sau và có hiệu lực hồi tố. - Các vấn đề liên quan đén hoàn trả II. Tình hình thực hiện AFTA của Việt nam . 1. Tình hình thực hiện cắt giảm thuế nhập khảu của Việt nam theo AFTA đến năm 2000. Từ năm 1996, Việt nam đã liên tục công bố danh sách hàng hóa và mức thuế suất của các mặt hàng này tham gia CEPT/AFTA: - Năm 1996 Chính phủ có Nghị định số 91/CP ngày 18/12/1995 đưa 857 mặt hàng đầu tiên vào Danh mục hàng hóa và thuế suất thực hiện CEPTcho năm 1996. - Năm 1997 Chính phủ có Nghị định số 82/CP ngày 13/12/1996 công bố Danh mục và thuế suất các mặt hàng thực hiện CEPT năm 1997 với tổng số 1478 mặt hàng trong đó có 621 mặt hàng mới được thực hiệnêm vào. - Năm 1998 Chính phủ có Nghị địnhsố 15/1998/NĐ-CP ngày 12/03/1998 ban hành Danh mục và thuế suất các mặt hàng hiện CEPT năm 1998 với tổng số 1615 mặt hàng trong đó 137 mặt hàng mới được đưa thêm vào. - Năm 1999 Chính phủ có Nghị định số 14//1999/NĐ-CP ngày 14/03/1999 ban hành Danh mục và thuế suất các mặt hàng thực hiện CEPT năm 1999. Tại thực hiệnời điểm 01/01/1999, do Việt nam mới ban hành Luật thuếẫnk sửa đổi nên số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu mới tăng lên gấp đôi theo mã HS quốc tế. Do vậy, số dòng thuế trong Danh mục CEPT năm 1999 cũng tăng lên, đồng thời, năm 1999 cũng là năm đầu tiên Việt nam phải chuyển 20% số mặt hàng từ Danh mục loại trừ tạm thời để đưa vào cắt giảm. Tổng số mặt hàng cắt giảm trong Danh mục loại trừ tạm thời để đưa vào cắt giảm. Tổng số mặt hàng từ Danh mục CEPT là 3590 trong đó có khoảng 440 mặt hàng được chuyển đợt đầu tiên từ Danh mục TEL sang Danh mục cắt giảm IL để thực hiện CEPT. - Năm 2000 Chính phủ có Nghị định số 09/2000/NĐ-CP ngày 21/03/2000 đưa thêm 640 dòng thuế nữa từ Danh mục TEL vào thực hiện CEPT năm 2000. Như vậy, đến nay Danh mục CEPT 2000 của Việt nam gồm tổng cộng 4230 dòng thuế, chiếm khoảng 68% tổng số dòng thuế nhập khẩu phải thực hiện cắt giảm theo CEPT. Trong đó: - Có 3590 dòng thuế đã đưa vào thực hiện CEPT từ những năm 1999 trỏ về trước (từ năm 1996 đến 1999) và đang tiếp tục được cắt giảm theo tiến trình. Do vậy hầu hết các mức thuế đều thấp hơn mức thuế MFN hiện hành, vì được giảm với tỷ lệ ít nhất là 5% hàng năm. - Khoảng 640 dòng mới được chuyển từ Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) vào thực hiện cắt giảm trong năm 2000 chiếm khoảng 25% tổng số dòng thuế còn nằm trong Danh mục loại trừ tamj thời (TEL) tính đến hết năm 1999. Trong`tổng số 4230 dòng thuế đưa vào thực hiện CEPT đến 2000 có: - 1680 dòng thuế có mức thuế suất bằng 0%, chiếm 39% tổng số dòng thuế CEPT 2000 (1680 dòng /4230 dòng). - 2960 dòng thuế có mức thuế suất 0-5%, chiếm 70% tổng số dòng thuế CEPT 2000. - 820 dòng thuế trên 5% và dưới 20%, chiếm 20% tổng số dòng thuế CEPT 2000. - 450 dòng thuế từ 25 - 50%, chiếm 10% tổng số dòng thuế CEPT 2000. - Mức thuế trên 50% - 100%: không có dòng thuế nào (chưa đưa vào cắt giảm trong giai đoạn này mà để dồn vào các năm sau). Như vậy đặc điểm chính của tiến trình cắt giảm thuế của Việt nam từ 1996 đến nay là: - Những mặt hàng được đưa vào cắt giảm từ năm 1996-2000 chủ yếu là những mặt hàng có thuế suất từ 0 - 5% và nhóm <20%. - Chưa bao gồm những mặt hàng sẽ tiến hành thuế hóa để bỏ các hàng rào phi quan thuế. Hiện nay số dòng thuế còn lại trong Danh mục TEL khoảng 1.900 dòng và phải tiếp tục đưa vào cắt giảm thuế trong 3 năm tiếp theo đến 2003, mỗi năm cũng phải đưa vào ít nhất khoảng 600 dòng. Đặc biệt, cần lưu ý rằng bước cắt giảm thuế của các năm sau rất lớn vì Việt nam đề dồn các mặt hàng có thuế suất cao đưa vào căst giảm ở các năm sau, điều này có thể gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp. 2. Vấn đề loại bỏ các hàng rào phi quan thuế và hài hòa thủ tục hải quan: Đối với Việt nam và các nước mới, những mặt hàng nào đã được đưa vào cắt giảm và có thuế suất thấp hơn 20% cũng phải loại bỏ hạn chế định luượng. Trên thực tế, cũng đã có những khiếu nại của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ASEAN về việc các nước cũ còn duy trí các biện pháp phi quan thuế đối với những mặt hàng đã quá thời hạn 5 năm. Riêng với Việt nam, do những mặt hàng của ta đưa vào cắt giảm từ năm 1996 đến nay đều là những mặt hàng không áp dụng hạn chế số lượng, nên chưa có khiếu nại gì lớn. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 200, sẽ có nhiều mặt hàng khi đưa vào cắt giảm sẽ phải loại bỏ ngay hạn chế định lượng. Hiện nay, Bộ Thương mại đang chủ trị cùng với các Bộ, ngànhcó liên quan xây dựng lịch trình dỡ bỏ các hàng rào phi quan thuế ở Việt nam. Bộ Tài chính trên cơ sở hợp tác với các Bộ, ngành, cũng đang nghiên cứu cách và mức thuế hóa hoặc chuyển hình thức bảo hộ sao cho phù hợp với các yêu cầu bảo hộ cho các mặt hàng này khi các biện pháp phi quan thuế hiện này được dỡ bỏ. Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã có Quyết định số 242/1999/QĐ-TTg ngày 30/12/1999 về việc điều hành hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2000. Công văn số 238/CP- KTTH ngày 10/03/2000 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thu chênh lệch giá và tăng thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng khi bỏ áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu. Bộ Tài chính có Quyết định số 42/2000/QĐ-BTC ngày 17/03/2000 về việc quy định tỷ lệ thu chênh lệch giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu. Đồng thời cũng đang khẩn trương nghiên cứu để ban hành mức thuế suất mới đối với các mặt hàng còn lại khi bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu. 3. Vấn đề xây dựng và công bố lịch cắt giảm thuế cho giai đoạn 2001 - 2006: Để bảo đảm thực hiện cam kết CEPT/AFTA, ASEAN cũng quy định mỗi nước phải đưa ra lộ trình cụ thể về cắt giảm thuế quan của mình, nhằm công khai cho các nước khác vàcc doanh nghiệp của họ được biết. Hiện nay hầu hết các nước đã đưa ra. Đối với nước Việt nam là một trong 4 nước thành viên tham gia thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA chậm và có trình độ phát triển chậm hơn so với 6 nước: Singapore, Brunei, Malaysia, Indoneisia, Thailand và Philippine, Việt nam đã và cần phải có những cố gắng cao hơn nữa để thực hiện các quy định của Hiệp định. Song vẫn cần phải có bước đi bảo đảm thận trọng những hỗ trợ hợp lý cho các ngánhản xuất trong nước và tạo điều kiện cần thiết cho các công ty xuất nhập khẩu của ta tranh thủ mức thuế suất ưu đãi của các nước thành viên ASEAN để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng Việt nam có lợi thế cạnh tranh trong khu vực. Vì thế, mặc dù tham gia thực hiện CEPT/AFTA ngay từ 1996, những đến 23/08/1997, Chính phủ mới thông qua Lịch trình cắt giảm thuế tổng thể đến năm 2006 để thực hiện CEPT (Thông báo số 103/CP ngày 23/08/1997 của VPCP). Tháng 02/1998, được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ Tài chính đã xuất bản cuốn tài liệu “Lịch trình giảm thuế của Việt nam để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA ”cho toàn bộ 10 năm đến 2006 của trên 2981 mặt hàng thuộc 2 Danh mục IL và TEL (theo mã biểu thuế cũ), nhằm cung cấp các thông tin định hướng cho các doanh nghiệp phấn đấu hướng tới cạnh trnah trong tương lai. Tuy nhiên, theo lịch trình này, có một số vấn đề mà trong điều kiện mới hiện nay cần sửa lại: - Từ 01/01/1999 Việt nam áp dụng biểu thuế xuất nhập khẩu mới dựa trên Hệ thống hài hòa thuế quan 96 (Harmonized System 96) là Biểu thuế quan tiêu chuẩn của Tổ chức Hải quan thế giới thông nhất công bố vào năm 1996 để áp dụng chung cho tất cả các nước trên thế giới. Mã số và cách phân loại có sự thay đối cho phù hợp với tiến độ phát triển của chủng loại mặt hàng trên thế giới, gồm 8 chữ số (mã cũ chỉ gồm 6 chữ số,). - Chưa tính đến việc phải dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ sản xuất trong nước hiện nay. - Ra đời trước các chiến lược phát triển của các ngành (các ngành năm 1999 mới đang triển khai xây dựng), nên có những thay đổi cần được điều chỉnh. - Cần được xem xét cân đối lại trong tổng thể chiến lược hội nhập, đảm bảo sự nhất quán với các phương án cam kết WTO, Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, Lịch trình gỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và thuế hóa theo Chương trình Miynzawa, cam kết thực hiện các chương trình tín dụng điều chỉnhcơ cấu (SAC), chương trình điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF),(mới phát sinh sau). - Một mặt hàng có mức thuế suất ưu đãi cao bị đưa vào thực hiện ở cuối giai đoạn,nên sẽ bị “sốc” do mức giảm đột ngột mạnh, thiếu những tác động tích cực giúp cho các doanh nghiệp có những chủ động cần thiết trong sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay, Bộ Tài chính đang khẩn trương nghiện cứu sửa đổi để có thể sớm công bố cho các doanh nghiệp biết cũng như thông báo cho các nước ASEAN khác theo quy định chung đã thống nhất. Định hướng lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu mới được xây dựng như sau: Các nguyên tắc chủ yếu để xác định lại lịch trình mới: * Căn cứ các quy định của Hiệp định CEPT và Nghị định thư về việc Việt nam gia nhập Hiệp định này: Lịch trình phải chia ra 2 nhóm sản phẩm chính: nhóm cho CEPT từ năm 2000 về trước và nhóm nữa sẽ chuyển từ Danh mục TEL sang thực hiện Chương trình CEPT cho các năm 2001, 2002, 2003. Năm 2003 sẽ phải hoàn thành việc chuyển toàn bộ các Danh mục TEL sang Danh mục cắt giảm IL và lịch trình phải thể hiện sao cho đến năm 2006 thuế suất tất cả các mặt hàng trong Danh mục IL chỉ còn 0-5%. * Căn cứ vào Lịch trình tổng thể đã được Chính phủ thông qua theo Thông báo 103/CP ngày 23/08/1997 của Văn phòng Chính phủ. * Đảm bảo phù hợp với Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới được áp dụng từ ngày 01/01/1999 và các Quyết định sửa đổi, bổ sung Biểu thuế ưu đãi này của Bộ trưởng Bộ Tài chính (tính đến thời điểm ban hành và công bố với ASEAN chính thức). * Đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển của các Bộ, ngành mới đưa ra gần đây. * Khớp với lịch trình cắt giảm hàng rào phi thuế quan (NTBs) trong tiến trình xây dựng AFTA của Việt nam. * Khớp với các cam kết khác của Việt nam phục vụ nhu cầu hội nhập quốc tế khác của Việt nam như: các cam kết thực hiện Chương trình Miyazawa, SAC, ESAF, WTO, Nội dụng chính của điều chỉnh lịch trình: Lịch trình tổng thể thực hiện CEPT/AFTA giai đoạn 2001 - 2006 của Việt nam tính đền thời điểm hiện này có khoảng trên 6000 dòng thuế. Trong đó đã có trên 4200 dòng thuế đã được đưa vào thực hiện Chương trình CEPT trong 3 năm 2001 - 2003. Trong đó chỉ có khoảng gần 700 dòng thuế là có thuế suất ưu đãi hiện hành ở mức bằng hoặc dưới 20%, còn lại đều trên 20%. Nguyên tắc cắt giảm quan trọng là có thứ tự ưu tiên hợp lý và tránh gây đột ngột đối với mỗi sản phẩm. - Đối với những mặt hàng đã đưa vào thực hiện Chương trình CEPT từ năm 2000 trở về trước: lịch trình giảm thuế giai đoạn còn lại 2001 - 2006 cơ bản dựa trên lịch trình tổng thể cũ đã được Chính phủ thông qua, có rà soát lại so với yêu cầu của việc thực hiện Hiệp định CEPT như: không duy trì quá 3 năm mức thuế suất cuối cùng phải đạt mức 0-5% vào năm 2006. - Đối với các mặt hàng hiện còn nằm trong Danh mục loại trừ tạm thời (TEL): xác định cụ thể cho từng năm trên cơ sở thực tế khả năng của từng mặt hàng, để chuyển nốt vào thực hiện CEPT trong 3 năm 2001 - 2003 và thực hiện cắt giảm sao cho đến 2006 còn 0-5%. Các mặt hàng đến thời điểm hiện nay (năm 2000) vẫn chưa đưa vào thực hiện Chương trình CEPT hầu hết là những mặt hàng thuộc diện đàm phán dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và thuế hóa theo Chương trình Miyazawa và Chương trình SAC/ESAF và ngoài ra có một số ít là những mặt hàng thuộc diện cần bảo hộ theo định hướng phát triển kinh tế xã hội. III. Tác động của AFTA đến các hoạt động thương mại và đầu tư giữa Việt nam và các nước ASEAN. 1. Tác động của AFTA đến hoạt động thương mại Việt nam giữa các nước ASEAN: 1.1.Tình hình chung về thương mại Việt Nam-ASEAN. Các nước ASEAN vốn là các nước có nền thương mại năng động và sự phát triển kinh tế của họ lệ thuộc rất lớn vào hoạt động buôn bán với nước ngoài, các nước ASEAN đều thấy rằng để đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục thì phải không ngừng cải cách những hoạt động thương mại như cải cách thuế quan, chính sách tỷ giá v.v Mặc dù nền thương mại của các nước ASEAN chủ yếu là hướng vào các nước tư bản phát triển, song những năm gần đây mối quan hệ nội bộ ASEAN đã ngày càng được coi trọng nhằm phát huy ưu thế hợp tác vùng, khu vực. Trong những năm gần đây, các thành viên ASEAN đã cố gắng đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại nội bộ để cùng tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), theo tinh thần của AFTA, các nước thành viên ASEAN sẽ giành cho nhau những ưu đãi về thương mại. Mức thuế nhập khẩu giữa các nước chỉ còn 0-5% vào năm 2003. Mặc dù trên thực tế, từ năm 1992 việc thực hiện CEPT, các nước ASEAN đã giảm thuế đáng kể cho một số mặt hàng điều này chắc chắn sẽ có tác động lớn tới sự phát triển kinh tế của các nước thành viên, đặc biệt là Việt Nam. Đường lối đổi mới năm 1986 đã mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ cho quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị xã hội, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên trong quan hệ thương mại, trong những năm 1986 - 1989 Việt Nam chủ yếu vẫn buôn bán với các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa, trong khuôn khổ của SEV. Kim ngạch buôn bán với khối này trong tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam năm cao nhất lên tới 73,8% (năm 1987) và thấp nhất là năm 1989 với 62%. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á năm 1986 mới đạt 125,5 triệu USD, bằng 4,2% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Những năm tiếp theo cũng ở mức rất nhỏ, năm 1987 là 119,6 triệu, năm 1988 là 130,9 triệu và năm 1989 là 185,4 triệu USD. Chỉ từ năm 1990, khi các bạn hàng truyền thống của Việt Nam là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, tan rã, hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) mà Việt Nam là một thành viên chính thức bị giải thể, thì quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực mới được gia tăng nhanh chóng(xem Bảng 1). Bảng 1: Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 1990 - 1999. Đơn vị: Triệu Rúp và Đôla Kim ngạch Năm Tổng giá trị XNK của Việt Nam Tỷ trọng (%)B/A Tổng số (A) Trong đó: Đông Nam Á (B) 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 4.796,5 4.425,2 5.121,4 6.909,2 9.880,1 13.604,3 18.399,5 20.777,3 20.856,0 23.159,0 888,4 1335,5 1529,4 1961,3 2.582,5 3.489,8 4.769,6 5.267,7 6.127 5.751 19,7 30,2 30,3 28,4 26,1 25,6 25,9 25,3 29,4 24,8 Nguồn: Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam (1986 - 1995) Năm 1990 giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á đã tăng vọt tới 888,4 triệu USD, gấp 17 lần so với năm 1989. Trong thời kỳ 1990 - 1999 nhịp độ tăng trưởng bình quân ngoại thương hai chiều của Việt Nam với khu vực này từ 25% đến 30% hàng năm. Tỷ trọng buôn bán của Việt Nam với khu vực trong tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng từ 4,2% năm 1989 lên 19,7% năm 1990. Đặc biệt vào năm 1991 khi kim ngạch ngoại thương của Việt Nam giảm chỉ bằng 85,8% so với năm 1990 do buôn bán với Liên Xô cũ và các nước Đông Âu giảm mạnh từ 1.065 triệu rúp năm 1990 xuống 231,3 triệu rúp năm 1991 (bằng 21,7%) thì thị trường trong khu vực này đã được mở rộng nhanh chóng, tăng từ 888,4 triệu USD lên 1.335,5 triệu USD, bằng 150,3% và chiếm tới 30,2% tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 1991. Từ đó đến nay các nước ASEAN trở thành bạn hàng quan trọng của Việt Nam . Năm 1999 so với năm 1990, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam bằng 559% từ 5.156,4 triệu rúp - đôla lên 23.159 triệu rúp - đôla, trong khi đó với thị trường ASEAN tăng từ 888,4 triệu USD lên 5.751 triệu USD, bằng 647,3%. Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN tăng từ 348,6 triệu USD năm 1990 lên 2.464 triệu USD năm 1999, bằng 706,8% và chiếm tỷ trọng 24,8% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 1999. Hàng hoá Việt Nam xuất sang ASEAN chủ yếu là nguyên liệu thô và nông sản ít qua chế biến như dầu thô, than đá, gỗ, đá xây dựng, gạo, trứng, rau quả, da trâu bò, cà phê, cao su v.v Nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN cũng tăng nhanh, nhưng tăng chậm hơn xuất khẩu. Năm 1990 đạt 539,8 triệu USD đến năm 1999 lên tới 3.287 triệu USD bằng 608,9% và bằng 28,3% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam năm 1999. Hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực này chủ yếu từ những nguyên liệu cao cấp và hàng công nghiệp chế tạo như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử, xe gắn máy.v.v Điều đáng chú ý là từ năm 1990 đến nay, khi quan hệ thương mại của Việt Nam với ASEAN được đẩy mạnh thì Việt Nam luôn rơi vào tình trạng nhập siêu(xem Bảng 2). Bảng 2: Cán cân thương mại Việt Nam - ASEAN Đơn vị: Trệiu USD Năm Kim ngạch 1990 1992 1994 1996 1998 1999 Xuất khẩu 348,6 576,0 892,9 1.777,5 2.347 2.464 Nhập khẩu 539,8 953,4 1.689,6 1.992,1 3.780 3.287 Thâm hụt 191,2 377,4 796,7 1.214,6 1.433 823 Nguồn : Tổng cục Thống kê - Bộ Thương Mại Mức nhập siêu của Việt Nam từ thị trường ASEAN tăng nhanh, từ 191,2 triệu USD năm 1990 lên 1.433,0 triệu USD năm 1998. Năm 1999 mức nhập siêu đã giảm xuống còn 823 triệu USD. Nhưng một số nhà kinh tế cho rằng mức nhập siêu sẽ tăng lên nữa khi Việt Nam thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ của CEPT. Vì nhiều nước trong khu vực có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, khả năng cạnh tranh hàng hoá của họ lớn hơn Việt Nam, nhất là những mặt hàng công nghiệp chế tạo. Trong khi hàng hoá xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chủ yếu là hàng nông sản lại nằm trong danh mục loại trừ hoàn toàn hoặc cắt giảm thuế chậm trong lịch trình của AFTA. Mặt khác, cũng cần thấy rằng một số loại hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN như gạo, cà phê, hàng may mặc v.v lại được các nước này tái xuất sang các nước khác vì công nghệ chế biến của họ cao hơn, họ có thể nâng cao chất lượng hàng Việt Nam, hoặc do Việt Nam chưa tìm kiếm, tiếp cận được với thị trường bên ngoài. Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN cũng có nhiều loại không có nguồn gốc từ các nước trong khu vực. Vì vậy hàng nhập khẩu thường đắt hơn, còn hàng xuất khẩu thường thấp hơn so với mức giá chung của thị trường thế giới hoặc so với giá gốc. Vấn đề này đòi hỏi Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động tìm kiếm thêm các thị trường trực tiếp trong khi vẫn tăng cường quan hệ với các nước ASEAN, đồng thời phải nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh hàng hóa của mình bằng cách cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. 1.2. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khối ASEAN * Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore. Singapore là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN nói riêng và lớn thứ hai sau Nhật Bản. Hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào tháng 08/1973. Quan hệ buôn bán giữa hai bên tăng nhanh từ năm 1990 đến nay. Giá trị xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng từ 112 triệu USD năm 1989 lên 691 triệu USD năm 1990 và đạt cao nhất lên tới 3.517 triệu USD năm 1998 gấp 31,4 lần năm 1989(xem bảng 3). Bảng 3 : Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore Đơn vị : Triệu USD Năm Kim ngạch 1990 1992 1994 1996 1998 1999 Tổng số Trong đó : -Xuất khẩu -Nhập khẩu %trong ASEAN 691,5 194,5 497,0 77,8 1.233,3 401,7 821,6 80,5 1.739,3 593,5 1.145,8 67,3 3.322,6 1.250,0 2.032,6 69,7 3.517 1.080 2.437 57,4 2.705 822 1.883 47,0 Nguồn : Tổng cục Thống kê, Bộ Thương Mại Trong giai đoạn 1990 - 1998 kim ngạch buôn bán giữa hai nước liên tục tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN, năm 1990 là 77,8%, năm 1992 là 80,5%, năm 1996 là 69,7%, năm 1998 là 57,4%, và năm 1999 là 47%, bỏ cách xa bạn hàng thứ hai trong khu vực là Thailand. Riêng năm 1996 Singapore là nước đứng đầu trong các nước có quan hệ buôn bán với Việt Nam, chiếm 18% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Năm 1997 - 1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, buôn bán hai chiều có giảm đi, nhưng Singapore vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam, năm 1997 là gần 17%, năm1998 là 16,1% và năm 1999 là 11,7%. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh, năm1996 đạt mức cao nhất là 1.290 triệu USD. Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang Singapore vì nước này thực hiện chính sách mậu dịch tự do gần như hoàn toàn. Thuế xuất nhập khẩu của Singapore rất thấp 98% tổng số mặt hàng nhập khẩu vào Singapore nằm trong khung thuế quan của CEPT với mức thuế xuất là 0%. Hầu hết các mặt hàng đều có thể nhập vào Singapore trừ một số loại bị kiểm soát chặt vì lý do sức khoẻ, an ninh và bảo vệ môi trường(xem Bảng 4). Bảng 4: Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Singapore năm 1999. Số thứ tự Mặt hàng Đơn vị tính Khối lượng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Hạt tiêu Gạo Cà phê Cao su Chè Hải sản Rau quả Hạt điều Linh kiện điện tử Linh kiện vi tính Dầu thô Giày dép Dệt may TCMN USD Tấn Tấn Tấn Tấn Nghìn USD Nghìn USD Nghìn USD Nghìn USD Nghìn USD Nghìn tấn Nghìn USD - Nghìn USD 55.416 684.744 49.151 55.681 1.705 28.051 2.073 145 5.327 3.867 2.013 9.334 48.256 3.749 Nguồn : Bộ Thương Mại Năm 1999 Singapore là nước đứng thứ hai sau Nhật Bản về nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore chiếm 7,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 1999. Singapore đứng thứ nhất về nhập khẩu hạt tiêu, cao su, đứng thứ hai về nhập khẩu gạo, đứng thứ ba về nhập khẩu cà phê, dầu thô của Việt Nam năm 1999 v.v... Việt Nam cũng nhập khẩu từ Singapore nhiều loại hàng hoá phục vụ cho nhu cầu phát triển của mình. Tốc độ nhập khẩu tăng nhanh trong thời gian qua, năm cao nhất là năm 1998 với 2.437 triệu USD bằng 490,3% so với năm 1990. Hàng nhập khẩu từ Singapore chủ yếu là xăng dầu thành phẩm, sắt thép các loại, máy móc thiết bị, xe máy, ôtô, hàng điện tử phân bón v.v (xem Bảng 5). Bảng 5 : Một số hàng hoá nhập từ Singapore năm 1999. Hàng hoá Đơn vị Số lượng Xăng dầu các loại Phân bón các loại Sắt thép các loại Linh kiện xe máy Máy móc thiết bị Linh kiện điện tử Chất dẻo nguyên liệu Nguyên phụ liệu dệt da Tân dược Ôtô nguyên chiếc Tấn - - Bộ Nghìn USD - - - - Chiếc 5.792,795 706.549 53.178 2.566 108.000 157.000 50.000 9.700 28.000 97 Nguồn : Bộ Thương Mại Năm 1999 Singapore là nước có giá trị hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam lớn nhất, chiếm 16,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Từ năm 1990 đến nay, trong quan hệ buôn bán giữa hai nước, Việt Nam luôn luôn ở tình trạng nhập siêu và mức độ nhạp siêu tăng trong những năm 1990 - 1999, năm 1990 là 302,5 triệu USD, năm 1995 là 735,4 triệu USD, năm 1997 là 902,1 triệu USD, 1.357 triệu USD năm 1998 và 1.061 triệu năm 1999. Năm 1999 so với năm 1998 mức nhập siêu giảm xuống do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực. Điều đáng chú ý Singapore là một trong những bạn hàng xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng ngược lại giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ bằng 1,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore năm 1997. Do thuế suất nhập khẩu vào Singapore gần như bằng 0%, vì vậy hàng Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này phải cạnh tranh với nhiều nước khác. Nhiều mặt hàng Singapore cần nhập khẩu cho tiêu dùng vì sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu của họ như gạo, thực phẩm, rau quả, hải sản v.v và cũng là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam đã phải cạnh tranh với nhiều nước khác trong khu vực như Thailand, Myanma v.v Singapore là nước có hoạt động mậu dịch chuyển khẩu rất lớn. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu bằng 129,8% GDP. Nhiều hàng hoá của Việt Nam cũng như các nước xuất khẩu sang Singapore lại được nước này tái xuất đi hoặc ngược lại có hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ Singapore lại có nguồn gốc từ các nước khác. Trong thời gian qua Singapore như một chiếc cầu nối Việt Nam với thị trường thế giới. Vì vậy vừa tăng cường mở rộng quan hệ thương mại với Singapore vừa vươn lên để tìm kiếm thị trường buôn bán trực tiếp là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới. * Quan hệ thương mại Việt Nam - Thailand. Từ năm 1995 đến nay Thailand đã trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam sau Singapore trong khối ASEAN(xem Bảng 6). Bảng 6 : Xuất nhập khẩu Việt Nam - Thailand. Đơn vị: Triệu USD Năm Kim ngạch 1990 1992 1994 1996 1998 1999 Tổng số Trong đó : -Xuất khẩu -Nhập khẩu % trongASEAN 69,3 52,3 17,0 7,8 112,7 71,5 41,2 7,4 323,3 97,6 225,7 12,5 601,9 107,4 494,5 12,6 943,3 295,3 648,0 15,4 869 313 556 15,1 Nguồn : Tổng cục thống kê, Bộ Thương Mại Giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam - Thailand tăng liên tục trong hơn mười năm qua, đạt 869 triệu USD, gấp 12,5 lần so với năm 1990 và chiếm 15,1% trong tổng kim ngạch của Việt Nam với ASEAN, chiếm 3,8% trong tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới(bảng 6). Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Thailand có cơ cấu tương tự như với Singapore chỉ trừ hai loại hàng là chè và hạt điều. Nhưng khác với Singapore một nước công nghiệp mới, Thailand là một nước đang phát triển, có tiềm năng phát triển lớn về công nghiệp, l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8422.doc
Tài liệu liên quan