Luận văn Tìm hiểu thơ các vua thời Thịnh Trần (từ Trần Thái Tông đến Trần Minh Tông)

MỤC LỤC

MỤC LỤC .3

PHẦN DẪN NHẬP.4

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 4

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:.5

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:. 9

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: . 9

5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU:. 9

Chương 1. THỜI THỊNH TRẦN VÀ VĂN HỌC THỜI THỊNHTRẦN .10

1.1. THỜI THỊNH TRẦN VỚI HÀO KHÍ ĐÔNG A:.10

1.2. NỘI DUNG YÊU NƯỚC VÀ NHÂN VĂN TRONG THƠ THỜITHỊNH TRẦN:.12

Chương 2. THƠ CÁC VỊ VUA THỜI THỊNH TRẦN.17

2.1. CÁC CHỦ ĐỀ LỚN:.17

2.2. THỂ LOẠI, KẾT CÂU:.77

2.3. HÌNH TƯỢNG:.82

2.4- NGÔN NGỮ:.100

2.5- GIỌNG ĐIỆU : .104

Chương 3 : SO SÁNH THƠ THỜI LÝ VÀ THƠ CÁC VUA

THỊNH TRẦN.110

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG .110

3.2. ĐẶC ĐIỂM RIÊNG .111

PHẦN KẾT LUẬN .118

TÀI LIỆU THAM KHẢO.126

pdf132 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu thơ các vua thời Thịnh Trần (từ Trần Thái Tông đến Trần Minh Tông), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười. Tâm tĩnh lặng mà phát sinh trí giác đó mới chính là Phật”. Đó là bản tính, cũng là chân tâm. Kinh Kim Cương tam muội chú giải: Nó không phải hữu, cũng không phải vô, không xuất thế cũng không nhập thế. Nó ngang nhiên độc tồn, siêu việt. Ngoài ra, nó không có gì khác. Vì vậy, nó được gọi là tự tính kim cương. Nhận thức sâu sắc điều đó, nên vua Thái Tông dù không thực hiện được ý định vào núi Yên Tử tu hành, nhưng người đã thức tỉnh, tự tìm hiểu, học đạo sau những giờ bộn bề việc nước. Kết quả là vua không những thành đạt trong sự nghiệp nuôi dân, bảo vệ hòa bình mà còn thành đạt trong lĩnh vực tu hành, học đạo. Những bài kệ, ngoài những thuyết lý về Phật pháp, ta còn thấy lấp lánh ánh sáng của một tấm lòng của một con người suốt cả một đời đã vì dân vì nước. Đây là những bài kệ trích từ các bài răn ngũ giới (tức năm điều răn của Phật: cấm không được sát sinh, không trộm cắp, không tham lam, sắc dục; không uống rượu và nói càn). Những bài này sử dụng cách nói trực tiếp. Mở đầu là sự phê phán các hiện tượng phạm giới bằng những hình ảnh sinh động: "Tai nặc mai hương kiểm nhị đào, (Mang tai thoảng hương mai, má đào mơn Kiến chi mục tống ý đao đao" mởn. Thấy nhan sắc ấy thì một liếc mà ý xiêu xiêu) (Giới sắc) "Nhất úng tao khang khúc nhưỡng thành (Một vò cám bã từ men rượu gây nên, Kỷ đa trí giả độc thông minh Khiến bao người tài trí mất hết sáng suốt (Giới tửu) "Hiếp kiên xiểm tiếu thiệt dao thần (So vai cười nịnh khua môi lưỡi, Vĩnh tác trần hoàn vọng ngữ nhân" Mang tiếng điều toa khắp cõi trần). (Giới vọng ngữ) Và các câu cuối là hậu quả của nó: -"Ám đoạn nhân trường bất dụng (Ngầm cắt lòng người mà chẳng cần đao" dùng đao. -'Bại quốc vong gia tự thử sinh' (Mà mất nước tan nhà cũng từ đấy) -"Đáo đầu tranh miễn nghiệp triều thân” (Tránh sao nghiệp chướng buộc vào thân) Những lời kệ trên như vượt khỏi phạm vi kệ Thiền, còn có ý nghĩa tác động, thức tỉnh lương tâm con người, ý thức về bản thân mình cũng như tác động để mỗi thành viên thấy được trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc. Âm hưởng ấy, chúng ta cảm thấy phảng phất trong áng văn bất hủ của Trần Quốc Tuấn trong "Hịch tướng sĩ” làm thức tỉnh nhận thức của các tướng lĩnh để họ biết từ bỏ lợi ích cá nhân mà xả thân vì đất nước. Sợ thức tỉnh tâm linh, cảnh tỉnh bản thân và mọi người, không chỉ là ở lý thuyết, mà còn ở hành động. Là một vị vua, nhưng Trần Thái Tông không thả mình trong chăn êm đệm ấm. Cứ mỗi ngày, đêm, sáu lần đều đặn cảnh tính tâm hồn trong mọi mặt (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) vào mọi lúc trong ngày, từ tảng sáng đến giữa trưa, lúc mặt trời lặn, lúc chập tối, nửa đêm và quá nửa đêm. Người đã sáng tác "Lúc thì sám hối khoa nghi", sách dạy tín đồ đạo Phật về nghi thức sám hối. Sám pháp được thực dụng như một phương tiện yểm trợ Thiền định, gạn lọc nội tâm, tạo nên trạng thái thao thức của sự cảnh giác. Sau mỗi bài "sám hối căn tội" (nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý) là bài kệ "Chí tâm phút nguyện", có cấu trúc giống nhau, gồm 12 câu, mỗi câu 7 chữ. Mở đầu mỗi dòng kệ là trình tự "Nhất nguyện..:' đến câu thứ 12 là 'Thập nhị nguyện". Đây cũng là những bài dùng hình thức nói trực tiếp, gần như thuần túy nói lên tâm nguyện của mình: hướng đến điều tốt lành, lánh xa điều xấu, để thân tâm luôn được trong sáng. Thường ở hai câu đầu có sự đối ngẫu, gây ấn tượng mạnh, thể hiện sự quyết tâm của mình: “Nhất nguyện phổ khai minh chính kiến (Một nguyền mở cái nhìn chân chính sáng tỏ Nhị nguyện nhất thức tịch trần manh” Hai nguyền dùi sạch con mắt trần mờ tối “Nhất nguyện xuất khứ tà khí loạn, Một nguyền trừ sạch tà khí vẫn đục, Nhị nguyện nạp nhập tuệ hương huân” Hai nguyền hít hương tuệ nức mùi thơm “Nhất nguyện bảo xan “vô thượng vị” Một nguyền ăn hết “mùi ngon Phật”, Nhị nguyện thổ khước thế gian tinh” Hai nguyền nhả hết vị trần tanh. “Nhất nguyện mệnh căn tốc thành tuệ, Một nguyền mệnh căn mau hóa tệu, Nhị nguyện thể tướng biến vi chân Hai nguyền thể tướng biến thành chân). Có bài dùng rất nhiều từ chỉ hành động mạnh mẽ, quyết quên mình để thực hiện sự thành tâm vì đạo nghĩa (Chí tâm phát nguyện - Bán dạ thì): “đầu nhai cầu đại pháp (gieo xuống vách núi cầu pháp lớn phó hỏa ngộ thâm nhân xông vào lửa để hiểu rõ nguyên nhân sâu xa phần khu thù Phật đức đốt xác mình để báo công đức của Phật khao tủy báo sư ân gõ tủy mình báo ơn của Thầy cầu đầu chung bất tích nguyền có người xin đầu cho ngay chẳng tiếc thử mục diệc vi thân dù có người khoét mắt mình cũng lấy làm thân đồ hương vô hữu hỉ dù có xông hương thơm cũng không phần vui thú cát nhục bất sinh sân dù có phải cắt thịt đi cũng không chút oán hờn). Nhu cầu thức tỉnh và tinh chuyên Phật pháp là tinh thần chủ yếu của vua Thái Tông thể hiện trong "Khóa hư lục", thể hiện sự hành trì siêng năng tụ tập Thiền học, không để thời gian luống qua. “Hư” là thái độ không cố chấp vào hình thức giáo điều, là thái độ phá chấp, tự do, không kẹt vào khái niệm và hình thức. Đó là tinh thần khai phóng của đạo Phật. Tuy nhiên, nếu chưa đạt được tâm Phật, ý Tổ thì trước hết phải trì giới, niệm kinh. Đến khi đạt được trình độ "Phật cũng không mà Tổ cũng không" thì còn giới nào cần trì, kinh nào cần niệm ? Lúc đó dù cư trú trong thế giới ảo sắc mà thật ra là đã cư trú trong thế giới chân sắc, ở trong phàm thân mà kỳ thực đã ở trong pháp thân. Không để thời gian và đời người chóng qua một cách vô ích, không làm ông chài say khướt để thuyền quay ngang trong giông bão, vua Trần Thái Tông không để mình đắm chìm trong thế giới hình sắc, ông luôn thức tỉnh mình. "Kệ vô thường", "Khuyến chúng", "Cảnh sách" nói về qui luật biến dich, sự vận động của thế giới hữu vi. Mở đầu thường là sự chuyển dời, vô thường của thời gian, vũ trụ và đời người: “Dương cốc tương minh khải, (Vừng đông vừa sắp rạng, Man man đắc địa khai” Mặt đất tối đen sáng dần). (Dần thì cảnh sách chúng kệ) “Dạ sắc sơ phân hiểu, (Đêm tối vừa hửng rạng, Thần quang tiệm sắc không. Vầng dương ló khoảng không. Ám thôi tân phát bạch, Tóc xuân ngầm điểm trắng, Tiệm cải cựu nhan hồng” Nét ngọc sắp phai hồng). (Sơ nhật vô thưởng kệ) Sự vô thường của thời gian vũ trụ được biểu hiện bằng hình ảnh của mặt trời. Nó xuất hiện ở nhiều dạng, rất phong phú về mặt từ ngữ: -'Dương cốc tương minh khải". (Vừng đông vừa sắp rạng) -"Miết nhãn ô luân tài xuất chấn". (Chớp mắt vừng ô vừa ra khỏi phương Đông “Cảnh bức tây sơn mộ” (Cảnh gần về chiều, mặt trời khuất non tây) “Cảnh tống tang du mộ, (Cảnh đã ngả bóng trên cây dâu, cây du Tây sơn nhật dĩ trầm”. Mặt trời đã lặn khuất non đoài). “Ẩn ẩn kim ô sơn dĩ nhập”. (Quạ vàng thấp thoáng đã khuất lặn sau núi) Đi kèm với sự vô thường của thời gian là sự vô thường của đời người cùng những thuyết lý về nó và tiếp đến là sự cảnh tỉnh. Hầu như các bài kệ này về kết cấu giống nhau. Mở đầu là giới thiệu cảm xúc về không gian, thời gian bằng nghệ thuật miêu tả, rồi sau đó mở rộng, bàn luận. Tính triết lý thường ở giữa bài. Cuối cùng là phẩn thức tỉnh, cánh tỉnh, cho bản thân mình và người khác. Khi vừng đông vừa sắp rạng thì lòng người dễ xao động và mắt dễ bị lòa (Xúc tâm trần cạnh khởi; Huyễn mục sắc tranh bài). Đó là "xúc tâm", "huyễn mục", "xú xác", chớ tham giữ, chớ mê đắm chốn bụi trần. Tất cả đều huyễn ảo, nên sớm ngẩng đầu, chuyên cần, tu niệm, may ra được hợp với điều sẽ tới: "Ẩn cần chuyên lục niệm, (Ân cần sáu khóa niệm, Thứ đắc khế phương lai” May được hợp cơ chân) ("Dần thì cảnh sách chúng kệ” - Đào Phương Bình - dịch) "Khi đêm tối vừa hửng rạng, vầng dương lố khoảng không" là lúc đó "Tóc xuân ngầm điểm trắng; Nét ngọc sắp phai hồng". Thân mệnh như "lớp băng nắng rọi", như "ngọn đèn trước gió", như "Cây nấm tuần tự thịnh rồi lại suy. "Tuổi già đến, nào kể gì khốn dại. Việc chết thì xưa cũng như nay. Không tránh khỏi lúc vô thường dẫn tới". Mọi người nên "buông lỏng ý ngựa, dừng lại lòng vượn". Đừng hung hăng, phóng túng, vọng cầu: "Đồ tri ngoại điểm tha gia chúc, (Chỉ biết thắp đuốc nhà người khác, Bất khẳng hồi nhiên tự kỷ đăng " Chẳng chịu trở về thắp đèn của mình). (Thử thời vô thường kệ) Đặc trưng của kệ Thiền là cô đọng, khô khan, đậm mùi triết lý. Tuy vật, ở đây vẫn giàu cảm xúc, mang tính trữ tình. Những câu thơ so sánh, ẩn dụ, miêu tả... vẫn rất gợi tả, gợi cảm. Triết lý thì gần gũi, không cao siêu, xa vời. Những lời khuyên thì chí thành, tha thiết... Vì vậy, dù là kệ để tụng niệm, ta vẫn thấy lấp lánh chất văn chương, dễ đi vào lòng người và có sự tác động trở lại, tạo nên một phần nhân cách đáng quí của con người thời đại lúc bấy giờ. Các vị vua thời Thịnh Trần, ai nấy cũng đều thấu lẽ đời và đạt lẽ đạo. Thật là một thời đại hiếm thấy. Một điều đáng quí là các vị vua - Thiền sư ấy rất yêu đời, yêu cuộc sống, tầm hỏa trong lặng. Trần Thái Tông từng đau khổ vì bi kịch gia đình, đã có ý định xa lánh bụi trần/ Không đạt ý nguyện, trở về cõi trần mà lại đạt đạo. Phải chăng đó là kết quả của sự hấp thu chất tinh túy của Phật Pháp ? Điều quí hơn nữa là các vị vua này luôn thức tỉnh với cuộc đời, chớ không phải ru mình, chìm đắm trong sắc màu tôn giáo. Ta hãy xem các bài kệ trong "Sơ nhật thì" (thì sáng sớm); Từ ba đến năm giờ sáng, đó là lúc bình yên, tĩnh lặng, không khí trong lành. Một ngày mới chuẩn bị bắt đầu, Trong "hương trầm thoang thoảng” hòa với "hương hoa ngào ngạt"... mỗi ngày cứ thế, có một ông vua dậy thật sớm, thực hành nghi thức cúng tế, tọa thiền. Không phải để quên đời mà để lo đời. Tuy nhiên cái lo ở đây không phải ủ rủ sầu bi, mà rất an nhiên, thanh thản: "Chi địa khai thời khoa lạn mạn, (Đất tâm hoa nở sắc khoe tươi, Chư thiên vũ xứ nhượng phân phương. Thơm ngát ngàn hoa khắp cõi trời. Chi chi đóa đóa hiến Phật tiền, Muộn đóa đem dâng trên điện Phật, Ức kiếp nghiệp phong xuy bất lạc” Nghìn thu gió nghiệp chẳng tàn rơi) ("Hiến hoa kệ" - Kệ dâng hoa - Băng Thanh - dịch) "Trầm thủy; rừng thiền hương sực nức, Chiên đàn, vườn tuệ đã vun trồng. Dao từ bi vót hình non thẳm, Nguyện đốt lò tâm mãi cúng dâng" ("Hiến hương kệ" - Kệ dâng hương - Băng Thanh - dịch) Các bài "Chí tâm khuyến thỉnh", "Chí tâm tùy hỉ", “Chí tâm hồi hướng" đều thuần túy là những bài kệ Thiền. Dù có nhiều từ, ngữ, thuật ngữ của Phật giáo song vẫn ấm tình đời và tình người bởi cái chính của Phật giáo là lẽ "Từ bi-bác ái". Bên cạnh đó, các vị vua Trần không phải chỉ biết nguyện cầu suông, mà còn biết hành động tích cực để đạt được ý nguyện đó. Họ từng là những ông vua xông pha trận mạc, đuổi giặc, giữ nước. Khi dẹp giặc xong, họ lại chuyên tâm lo cho đất nước có một nền thái bình lâu đài. Ngai vàng không phải là nơi để họ hưởng lạc, mà là nơi để "hành đạo". Khi nền móng của Tổ quốc được xây dựng vững chắc, họ lại sớm nhường ngôi. Khi Tổ quốc cần, họ lại thân chinh đi gìn giữ. Đó là nét độc đáo ở thời đại Thịnh Trần, rất hiếm thấy. Trần Thánh Tông lên ngôi rất sớm (lúc 48 tuổi) cống hiến nhiều công sức cho đất nước trong cuộc chống giặc ngoại xâm. Nhường ngôi cũng sớm, rồi làm Thái Thượng hoàng và đi tu, chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật và viết sách. Tiếc rằng các tác phẩm đã bị thất lạc, còn lại không nhiều. Đạo học của vua Thánh Tông rất uyên thâm. Tuệ Trung thượng sĩ đã từng ca ngợi vua là bậc "Thánh học cao minh đạt cổ kim". Bài kệ mà vua Thánh Tông họa lại bài kệ "Trình kiến giải" của Tuệ Trung đã thể hiện điều đó: "Minh minh thường tự tại, (Sáng sủa thường tự tại, Diệc niết mục tác quái. Cũng dụi mắt làm quái. Kiến quái bất kiến quái, Thấy quái, không thấy quái, Kỳ quái tất tự hoại" Quái kia liền tự hoại). (Họa Tuệ Trung Thượng sĩ) Khi bệnh đã nhiều ngày, lức cuối đời, Thánh Tông đã đáp lời Tuệ Trung Thượng sĩ bằng hai câu kệ: "Viêm viêm thử khí hãn thông hàn , (Oi nồng hầm hập mồ hôi ướt, Vị tằng cán ngã nương sinh khóa Quần mẹ sinh ra thấm được đâu). (Đáp Tuệ Trung Thượng sĩ) "Nương sinh khóa" tức cái tâm nguyên thủv, cái bản thể bất biến thường tồn của mọi hiện tượng trong vũ trụ. Nó bị tác động bên ngoài như bệnh tật...nhưng không bị ảnh hưởng. Theo quan niệm nhà Phật: mẹ tức là cái đạo, cái tâm, là cái nảy sinh ra thế giới hiện tượng. Sách Lão tử cũng nói: "có một vật hỗn độn mà thành. Nó sinh ra trước trời đấy. Nó vốn vắng lặng một mình mà không đổi, đi khắp mà không mỏi, cho nên có thể làm "mẹ" được thiên hạ, gọi là "đạo". Khi nghe được, hai câu kệ trên của Thánh Tông, Tuệ Trung rất hài lòng. Thánh Tông đã từng giao con trai mình là Nhân Tông cho Tuệ Trung dạy dỗ, nên Nhân Tông cũng là một ông vua rất tốt. Lúc 16 tuổi đã được lập làm Hoàng Thái tử. Khi vua cha truyền ngôi, ông đã ba lần từ chối, trốn vào núi Yên Tử. Cũng như ông nội mình, không đạt ý nguyện đi tu, trở về. Vừa lên ngôi thì phải đối đầu với nạn ngoại xâm. Ông cùng vua cha hai lần chống Nguyên-Mông thắng lợi. Ông có công củng cối vững vàng vùng biên giới Tổ quốc phía Tây và Nam. Ông cũng có công trong việc thống nhất các Tông phái Phật giáo bây giờ và là vị Tổ thứ nhất phái Thiền Trúc Lâm ở Yên Tử. Phật giáo thời Trần nổi lên một phong trào nhập thế tích cực. Trần Nhân Tông là vị vua có tinh thần "Thần dân nhất đời Trần" [10; tr 451] . Ông được người đương thời tôn xưng là "Giác hoàng Điều ngự”. Bài phú "Cư trần lạc đạo" có thể nó là một trong nhưng tác phẩm chữ Nôm đầu tiên có giá trị của dân tộc. Bài kệ ở cuối bài phú được rất nhiều người biết đến (được viết bằng chữ Hán và thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật). "Cư trận lạc đạo thả tùy duyên, (Cõi trần vui đạo hãy tùy duyên, Cơ tắc xan hề khốn tắc miên. Đói cứ ăn no, mệt ngủ yên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch, Báu sẵn trong nhà, thôi khỏi kiếm, Đốt cảnh vô tâm mạc vấn Thiền" Vô tâm trước cảnh, hỏi gì Thiền). Tư tưởng tinh tiến của Phật giáo là biết hành động "tùy duyên", "tùy tục" không làm khác với người đời. Không cố chấp, tìm kiếm đâu xa "Phật có sẵn trong nhà mình", chỉ cần biết "Về thắp đèn nhà mình". Tinh thần ấy đã có ở vua Thái Tông. Đến vua Nhân Tông, tư tưởng này được Tuệ Trung củng cố và phát triển thêm. Tuệ Trung từng bảo: "Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ, không thể đạt từ ai khác". Lời nói ấy đã khiến cho vua Nhân Tông thấy được ánh sáng của Thiền. Vua Thánh Tông vốn đã rất tôn kính Tuệ Trung, đến vua Nhân Tông lại càng nể trọng Tuệ Trung hơn. Nhân Tông từng có ý ca ngợi: Thượng sĩ sống giữa lòng thế tục, hòa ánh sáng mình trong cuộc đời bụi bặm. Trong mọi cuộc tiếp xúc, Thượng sĩ luôn giữ thái độ hòa ái nên chưa bao giờ gặp phải những trường hợp phiền nghịch... Thượng sĩ không bị ràng buộc bởi hình thức, khi thì ẩn tàng, khi thì lộ diện. Ngài không chấp vào hình thức và danh từ. Có lẽ những con người ấy, nhân cách ấy đã ảnh hưởng sâu đậm, góp phần tạo nên nhân cách độc đáo của con người thời đại nhà Trần. Những thái độ bám víu vào khái niệm đều bị phá vỡ, với tính thần "Hòa quang đồng trần", phá bỏ "nhị kiến". Họ đến với đạo bằng cái tâm trong sáng, không bị ràng buộc với những vấn đề giả tạo. Đạo phải được thực chứng bằng Thiền định, bằng nếp sống Giới - Định - Tuệ. Nhân Tông đã từng được Tuệ Trung khơi mở: "Trì giới và nhẫn nhục, Thêm tội chẳng được phúc. Muốn siêu việt tội phúc, Đừng trì giới và nhẫn nhục" Bài kệ "Đắc thú lâm tuyền thành đạo" tách từ cuối bài ca của vua Nhân Tông đã thể hiện rõ nét phong thái cao đẹp cách sống ung dung, tự tại của một ông vua - Thiền SƯ: "Cảnh tịch an cư tự tại tâm, (Cảnh lặng, sống yên, lòng tự tại, Lương phong xuy đệ nhập tùng âm. Gió mát thổi dưới bóng cây thông. Thiền sàng thụ hạ nhất kỉnh quyển Giường Thiền ở dưới gốc cây, kinh Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm (kim)" một quyển, hai chữ thanh nhàn quí hơn vạn nén vàng) Những bài kệ của Trần Thái Tông đã đi sâu vào những triết lý cơ bản của Thiền.Tông: vấn đề "sống-chết” lẽ "vô thường", những điều răn giới những hiểu biết và phẩm chất cơ bản của kẻ tu hành (như Giới - Định - Tuệ). Những phẩm chất ấy không chỉ dành riêng cho người tu Thiền. Bỏ qua sắc màu tôn giáo, thì đây cũng chính là những bài học đạo đức sinh động, là những triết lý giản dị nhưng sâu sắc. Gọi Trần Thái Tông, một ông vua - Triết gia thì cũng không sai. Ông đã dùng văn chương để "chở đạo" đúng theo quan niệm Thánh hiền. Những bài kệ dù thuần túy nhất như kệ "Dâng hương", "Dâng hoa", kệ "Vô thường"... được sử dụng làm nghi thức cúng bái cũng đầy chất văn chương, giàu tính thẩm mỹ. Dù vua không có ý thức là mình đang làm thơ, nhưng thật sự đã có những bài thơ đẹp ý, đẹp lời ("Kệ về bốn núi”, "Kệ về núi thứ hai”, "Núi thứ tư”. "Nói riêng về con đường tiến lên"...) Trần Thái Tông là một ông vua - Triết gia, nghệ sĩ -chiến sĩ, một chiến sĩ thực thụ trên mặt trận đấu tranh với quân thù xâm lược Nguyên-Mông và là chiến sĩ trên mật trận đấu tranh với bản thân mình - một mặt trận gay go quyết liệt nhất. Về bi kịch bản thân, ông đã biết vượt lên để trở thành một ông vua thành đạt, biến sự sám hối cá nhân thành những bài học đạo lý ở đời, mở đường cho con cháu biết tu tâm dưỡng tính về sau. Thế hệ con cháu ông cũng rất xứng đáng, sự nghiệp cũng thành đạt chẳng kém, Vua Nhân Tồng đã gặt hái thành quả của cha, ông đã gieo mầm. Chỉ riêng lĩnh vực văn chương, với hai tác phẩm Nôm "Cư trần lạc đạo phú" và "Đắc thú lâm truyền thành đạo ca" thì đã xứng đáng là một trong những người mở đầu dòng văn học Nôm, làm cho ý thức tự chủ của dân tộc ngày càng bộc lộ rõ. Hai bài kệ ngắn gọn trích từ hai bài trên cũng đủ giải thích vì sao Phật giáo Thiền Tông thời Thịnh Trần lại mạnh mẽ, tích cực như vậy. Bởi đấy là triết lý về cuộc sống, là thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ. 2.1.4.5- Khảo sát những bài thơ Thiền trữ tình - triết học: Thơ Thiền đời Lý thiên về triết học, thơ Thiền đời Trần thiên về tính trữ tình - triết học. Có lẽ khuynh hướng trữ tình, nhu cầu bày tỏ cảm xúc, tình cảm ỏ các tác giả thơ Thiền ngày càng phát triển vì Phật giáo đến thời Trần tính triết lý uyên áo có giảm xuống, tính nhập thế tích cực thì tăng lên. Đặc biệt các nhà thơ Thiền đời Trần lại là các vị vua có học thức uyên bác, yêu thích và giỏi văn chương. Không những thế, họ lại là những người lãnh đạo kiệt xuất trong kháng chiến có tài thao lược. Hơn ai hết, các vị lãnh đạo ấy rất ý thức sử dụng cả văn lẫn võ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sáng tác thơ Thiền, trước hết do nhu cầu "tự giác", sau đó là "giác tha'' (tự mình giác ngộ và làm người khác tỉnh ngộ). Chất Thiền trong thơ thường là miêu tả cảm xúc dạt dào trong giây phút đại ngộ, cảm giác huyền diệu của tâm hồn giao hòa với thiên nhiên, tạo vật. Từ đó, ta có thể nói rằng một yếu tố nổi bật trong thơ Thiền đời Trần là hình ảnh thiên nhiên. Truyền thống thơ trung đại Á Đông là đậm chất trữ tình thông qua việc miêu tả cảnh vật. Qua thiên nhiên, cảnh vật, nhà thơ gửi gắm tâm sự của mình. Trong thơ Thiền cũng vậy, song chất trữ tình có vẻ điềm đạm, ôn hòa hơn thơ trữ tình thế tục. Chất Thiền trong thơ các vị vua Trần càng ngày càng hướng về thế sự hơn là thuyết lý suông về tôn giáo. Ở các bài thơ Thiền, trữ tình hay triết học cũng mang tính tương đối bởi đặc trưng của thơ nói chung là giàu hình ảnh, cảm xúc, nhạc điệu. Thêm nữa đây là thơ chữ Hán, loại chữ tượng hình, nên ý nghĩa của từ cũng phong phú, và thơ Đường luật thường súc tích, ẩn chủ ngữ... do đó, để chiếm lĩnh được hoàn toàn bài thơ Thiền e không phải dễ. Chất triết lý trong thơ Thiền trữ tình nói chung rất nhẹ nhàng, ý nhị, không quá tô đậm và cường điệu mà bằng hình thức "tâm ngữ tâm", bắt nguồn từ những ấn tượng chân thật và những cảm giác trực tiếp từ trong cuộc sống. Đến với dòng thơ Thiền này, người đọc như được thâm nhập vào thế giới của những cảm xúc và nhận thức nghệ thuật mới mẻ. Các nhà thơ - Thiền sư đã bộc lộ một bản ngã, một cái tôi thanh tĩnh và trong trẻo, một nhân sinh quan khỏe mạnh và một tinh thần hành động thực tiễn, cụ thể của con người Việt Nam thời Thịnh-Trần. Đó là giá trị, ý nghĩa tích cực của dòng thơ Thiền trữ tình - triết học này. 2 1.4.5.1- Chất triết lý: Biểu hiện ở chỗ nhà thơ bộc lộ quan điểm, quan niệm của mình về cuộc sống. Thông qua cảm xúc, hình ảnh trực tiếp trong hiện thực khách quan, Trần Thái Tông đã mượn cảnh thanh tĩnh ở am Thanh Phong để khen ngợi sự cao thượng của thiền sư Đức Sơn. Cảnh thì đẹp, không khí trong lành như có hẹn ước với lòng cao khiết của người thoát tục “Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh" (Lòng hẹn với phong cảnh cùng trong sạch, lạnh lẽo). Đây là giây phút con người và vạn vật hòa điệu, lan tỏa đến vô hạn. Đó là nét đẹp của tâm linh, chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận được, không thể giải truyền bằng lời lẽ. Có lẽ có đến hai người, đều lặng im trong thích thú thưởng thức cái nhiệm mầu của tâm cảnh đượm hương Thiền. Nhưng cái thú vị ấy không có người nào biết đến, để mặc ông sư lặng lẽ trong núi thưởng thức từ tối đến sáng: "Cá trung tư vị nhân vô thức. (Bao nhiêu thú vị trong đó không ai hay, Phó dữ sơn tăng lạc đáo minh" Mặc cho nhà sư trong núi vui đến sáng) (Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn) Chất triết lý được biểu hiện ở một hình ảnh đẹp, một con người trầm lặng với nguồn vui sông vô biên: "ỷ lan hoành ngọc địch, (Tựa lan Gan nâng sáo ngọc, Minh nguyệt mãn hung khâm" Ánh trăng chan hòa trước ngực) (Đăng Bão Đài Sơn-Trần Nhân Tông) Đây cũng thể hiện sự hòa điệu của con người cùng vũ trụ. Lên thăm đền cổ ở núi Bảo Đài, cảnh lặng lẽ gợi cảm giác trống vắng, hoang sơ, nguyên thủy. Mùa xuân đến chưa lâu, gợi sự cảm nhận về thời gian đang vận động. Núi mây như xa như gần; ngõ hoa nửa rợp nửa nắng gợi cảm giác chập chờn, huyền ảo. Tất cả đều gợi lên lẽ vô thường: "Vạn sự/ thủy lưu thủy, (Muôn việc nước trôi nước, Bách niên/tâm ngữ tâm” Trăm năm lòng nhủ lòng) Thấu triệt được điều đó, con người chấp nhận nó và lòng thanh thản. Một triết lý Thiền đã được chứng ngộ. Nhìn từ thực tế vạn vật, nhà thơ hiểu ra rằng rồi chúng sẽ như nước trôi đi, chỉ có lòng người "tâm truyền tâm" mới còn mãi mãi. Hình ảnh con người triết lý- trữ tình thể hiện nhiều trong thơ Trần Nhân Tông, nhất là thơ trữ tình - thiên nhiên. Những cảm nhận của ông về Phật giáo không phải là những khái niệm khô cứng, trừu tượng, mà trái lại là sự tổng hợp của những cảm giác nhẹ nhàng, sinh động và cụ thể. Dường như ông muốn chỉ cho mọi người thấy chân lý không ở đâu xa, mà ỏ ngay trong những sự vật bình thường, luôn luôn hiện hữu giữa cuộc đời này. Giáo lý của ông tiếp thụ không phải là thứ giáo lý cao sâu, huyền bí, có thể dẫn con người đến chỗ hủy diệt, hư vô hay lạc vào những suy tưởng siêu hình không lối thoát. Người ta cho rằng giáo lý Phật giáo là tiêu cực, phủ nhận hiện thực khách quan của thế giới, phủ nhận cuộc sống con người, thân người như "điện ảnh", có cũng như không, rồi phó mặc cuộc đời theo tạo hóa "tùy duyên" phận. Các Thiền sư đời Trần nói chung, không hiểu như vậy. Các vị vua Thịnh Trần cũng luôn mong mỏi thoát khỏi những ràng buộc tục lụy, những vướng bận trần thế, quên mình trong đời sống tu hành. Thái Tông, Nhân Tông đã từng trốn lên núi Yến Tử, nhưng rồi lại trở về, nhập thân vào cuộc sống thế tục. Thái Tông giác ngộ được từ lời khuyên của Viên Chứng quốc sư, Nhân Tông tỉnh ngộ từ câu nói của vua cha, bỏ đi tu rồi ai chăm lo việc nước. Đành rằng làm vua, ngự ở ngai vàng hưởng thụ, mặc tình cho vận nước nghiêng ngửa, dân tình đói khổ thì điều đó rất dễ, nhưng làm cho quốc thái dân an, nước nhà thịnh vượng, hùng mạnh, điều đó mới khó. Vua Nhân Tông đã làm được điều đó. Một ông vua lên ngôi còn rất trẻ, phải đối diện với bao lo toan về vận nước. Cả một thế lực"Thiên triều" hùng mạnh của đế quốc Nguyên -Mông thuở xưa, với đoàn quân thiện chiến, bao xác người phải bị vùi dập dưới vó ngựa của họ. Vậy mà đến Đại Việt phải chuốc lấy thất bại. Nhân Tông đã cùng với vua cha hai lần lãnh đạo cuộc đấu tranh giành thắng lợi (1285-1288), giặc phải từ bỏ ý đề xâm lược. Không nên chỉ thấy vua "không hề quan tâm đến việc đời, chỉ biết "đứng tựa lan can ngắm màu xanh mờ mịt ở chân trời”, "ngắm cảnh hoa rơi", hoặc "hoa nở cùng trăng"... Hiểu như vậy là sai lệch hoàn toàn. Cái hay ở ông là từ muôn phiền não của trần thế, ông biết tìm về, gần gũi với thiên nhiên, tạo dựng một cuộc sống dung dị, thanh nhàn, đem đến cho mình cái tâm tĩnh lặng và sự hồn nhiên. Đó chính là cái tâm nhiệm mầu của sự giác ngộ, là chân giải thoát. Cho nên chẳng cần lên Yên Tử mới có thể tu hành, mà có thể sống ngay giữa cõi trần vui đạo. Có người cho rằng Trần Nhân Tông đã hành Thiền trong mọi lúc, ngay trong lúc ngắm cảnh hay tiếp khách, ông đều tạo cho mình một phong thái an nhiên, tự tại. Trong cảnh xuân, chim nhẩn nha kêu, hoa liễu trổ dày, nơi thềm hoa, rợp bóng chiều, mây nhởn nhơ bay. Bỗng có người khách đến: "Khách lai bất vấn nhấn gian sự (Khách đến chơi không hỏi việc đời, Cộng ỷ lan can khán thúy vị" Cùng đứng tựa lan can ngắm màu xanh mờ mịt ở chân trời). (Xuân Cảnh) Lại là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_04_23_0165311864_7845_1872268.pdf
Tài liệu liên quan