Luận văn Tìm hiểu thực trạng công tác quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Thăng Long

MỤC LỤC

 Trang

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục bảng iv

Danh mục sơ đồ v

Danh mục chữ viết tắt vi

I. MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

1.4. Kết quả nghiên cứu dự kiến 3

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1. Tổng quan tài liệu 4

2.1.1. Các vấn đề chung về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 4

2.1.2. Quản trị chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 10

2.1.3. Các phương pháp xác định chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 15

2.2. Phương pháp nghiên cứu 19

2.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu 19

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, chuyên gia 19

2.2.3. Phương pháp so sánh 20

2.2.4. Phương pháp phân loại chi phí 20

2.2.5. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí 20

2.2.6. Phương pháp thống kê mô tả 20

2.2.7. Phương pháp phân tích tỷ lệ 20

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21

3.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thăng Long 21

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21

3.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ 23

3.1.3. Đặc điềm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ 26

3.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và kế toán của Công ty 26

3.1.5. Khái quát tình hình cơ bản của Công ty 31

3.2. Thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long 36

3.2.1. Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long 36

3.2.2. Công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất tại Công ty 38

3.2.3. Quá trình tổ chức thực hiện , phản ánh chi phí sản xuất 43

3.3. Đánh giá tình hình thực hiện chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long 65

3.3.1. Phân tích tình hình biến động chi phí giữa thực hiện và kế hoạch 65

3.3.2. Phân tích hiệu quả chi phí sản xuất của Công ty 68

3.4. Một số biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long 70

3.4.1. Đánh giá chung về công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty 70

3.4.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long 72

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

4.1. Kết luận 75

4.2. Kiến nghị 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4874 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu thực trạng công tác quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy kế toán được tổ chức theo sơ đồ 3.4. - Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: thực hiện việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán trong Công ty; tiến hành phân tích kinh tế, tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kế toán trưởng tổng hợp các phần hành kế toán khác nhau để hoàn thiện công tác kế toán đồng thời kiểm tra việc ghi chép ban đầu, thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ, tổ chức bảo quan hồ sơ tài liệu kế toán. Trực tiếp báo cáo định kỳ các thông tin về tình hình tài chính kế toán của Công ty lên giám đốc và hội đồng quản trị. Sơ đồ 3.4: Bộ máy kế toán của Công ty `Kế toán trưởng Kế toán NVL và HTK Kế toán chi phí và thanh toán Kế toán về tiêu thụ và TSCĐ Thủ quỹ Kế toán các chi nhánh trực thuộc - Kế toán nguyên vật liệu và hàng tồn kho: thực hiện việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu thành phẩm, tính giá trị thực tế của nguyên liệu thành phẩm xuất kho. Đồng thời theo dõi tình hình xuất dùng và phân bổ công cụ dụng cụ trong kỳ. - Kế toán chi phí kiêm kế toán thanh toán: thực hiện ghie chép phản anh, tổng hợp các loại chi phí và tính giá thành sản phẩm, đồng thời theo dõi thu chi tiền mặt tiền gửi ngân hàng. - Kế toán tiêu thụ, TSCĐ và thuế: thực hiện ghi chép phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình tiêu thụ thành phẩm, theo dõi các khoản phải thu, tình hình các khoản thuế phải nộp và tình hình tăng giảm TSCĐ. Tính toán phân bổ khấu hao TSCĐ. - Thủ quỹ: theo dõi thu, chi tiền mặt. 3.1.5. Khái quát tình hình cơ bản của Công ty 3.1.5.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn Trong sản xuất kinh doanh tài sản và nguồn vốn luôn tồn tại và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nó là điều kiện để giúp Công ty thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở đó tiến hành tái sản xuất mở rộng, đồng thời nó thể hiện sức mạnh của Công ty về mặt tài chính. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty được phản ánh qua bảng 3.1. Tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của Công ty có sự biến động không đều qua 3 năm. Năm 2007 tổng tài sản hay nguồn vốn có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2006, chỉ đạt 70.055.283.521đồng, tương đương với 74% so với năm 2006. Năm 2008 tổng tài sản hay nguồn vốn của công ty có dấu hiệu phục hồi, tăng 21% so với năm 2007, đạt giá trị 85.015.743.599 đồng. Tuy nhiên quy mô tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2008 vẫn chỉ đạt 90% quy mô năm 2006. Xét riêng quy mô của tài sản qua 3 năm ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn trong tổng tài sản. Năm 2006 và năm 2008 tài sản ngắn hạn luôn chiếm trên 65% tổng tài sản, gấp đôi so với tài sản dài hạn. Năm 2007 tài sản ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 39.652.590.739đồng tương ứng với 56.6 % tổng tài sản ,còn tài sản dài hạn tăng đạt 30.402.692.782đồng tương ứng với 43.4% tổng tài sản. Vốn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, củng cố và tăng cường vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như làm sao có được một cơ cấu vốn hợp lý luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Xét về cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong khi nợ phải trả lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả qua 3 năm có xu hướng rút ngắn lại. Thể hiện qua tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm, từ 74.28 % năm 2006 giảm xuống 63.14% năm 2008. Tương ứng với xu hướng tăng của nguồn vốn chủ sở hữu, từ 25.72% năm 2006 tăng lên 36.86% năm 2008. Bảng 3.1: Bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Thăng Long qua 3 năm (2006 – 2008) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) 2007/2006 2008/2007 +/- (đồng) % +/- (đồng) % A.Tài sản ngắn hạn 62.267.902.886 65,96 39.652.590.739 56,60 57.750.667.325 67,93 -22.615.492.147 63,68 18.098.076.586 145,64 B.Tài sản dài hạn 32.134.315.926 34,04 30.402.692.782 43,40 27.265.076.274 32,07 -1.731.623.144 94,61 -3.137.616.508 89,68 Tổng tài sản 94.402.218.812 100,00 70.055.283.521 100,00 85.015.743.599 100,00 -24.346.935.291 74,21 14.960.460.078 121,36 A.Nợ phải trả 70.117.863.427 74,28 38.768.327.742 55,34 53.680.319.084 63,14 -31.349.535.685 55,29 14.911.991.342 138,46 B.Nguồn vốn CSH 24.284.355.385 25,72 31.286.955.779 44,66 31.335.424.516 36,86 7.002.600.394 128,84 48.468.737 100,15 Tổng nguồn vốn 94.402.218.812 100,00 70.055.283.521 100,00 85.015.743.599 100,00 -24.346.935.291 74,21 14.960.460.078 121,36 (Nguồn : Phòng kế toán) 3.1.5.2. Tình hình lao động Con người là yếu tố cơ bản để sản xuất ra sản phẩm, quyết định đến năng suất, quy mô và hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty Cổ phần Thăng Long hiện phát triển với tốc độ cao luôn cần một lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới phân phối và điều hành các mặt hoạt động của công ty. Công ty luôn có các chính sách nhằm chăm sóc tốt điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động, thường xuyên chăm lo đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ nhân viên. Tuyển dụng, phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo các cấp quản lý trung gian. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý cấp cao của Công ty đa số là những cán bộ lâu năm trong ngành với nhiều kinh nghiệm, được thường xuyên đào tạo hoặc tự đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý. Bảng 3.2 về khái quát về tình hình lao động của Công ty qua 3 năm. Bảng 3.2: Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Thăng Long qua 3 năm (2006 - 2008) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 07/06 08/07 ± % ± % Tổng số lao động 280 100 286 100 291 100 6 102,14 5 101,74 Lao động trực tiếp 196 70 200 69,93 203 69,76 4 102,04 3 101,5 Lao động gián tiếp 84 30 86 30,07 88 30,24 2 102,38 2 102,33 Phân theo trình độ Trên đại học 2 0,71 2 0,7 2 0,69 - - - - Đại học 56 20 58 20,27 62 21,03 2 103,57 4 106,89 Trung học 222 79,29 226 79,03 227 78,28 4 101,80 1 100,44 (Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính) Xét về cơ cấu lao động của Công ty, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lao động gián tiếp do đặc thù của Công ty là sản xuất sản phẩm nên số lượng công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất lớn. Xét về chất lượng lao động của Công ty, qua 3 năm ta thấy mặc dù số lao động có trình độ đại học của Công ty không nhiều nhưng có xu hướng ngày càng tăng qua các năm, năm 2007 tăng 3.57% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 6.89% so với năm 2007. Ngoài ra Công ty còn có nhiều kỹ sư giỏi chuyên môn, công nhân lành nghề cùng đội ngũ cán bộ quản lý dày dạn kinh nghiệm. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động trong Công ty cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.1.5.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm được thể hiện qua bảng 3.3. Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu thuần của Công ty đạt được năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007 doanh thu thuần của công ty đạt 75.164.088.929 đồng, tăng 18,57 % so với năm 2006 và năm 2008 đạt 81.920.797.568đồng tức tăng 8,99% so với năm 2007. Tuy nhiên, mặc dù năm 2008 doanh thu thuần tăng lên nhưng tốc độ tăng doanh thu thuần không đủ bù đắp tốc độ tăng 12.64% của giá vốn hàng vốn hàng bán. Do đó lợi nhuận thu được từ bán hàng năm 2008 giảm đi so với năm 2007 là 4.22% chỉ còn 15.581.195.427 đồng. Năm 2008 các hoạt động khác của Công ty đã thu được lợi nhuận so với toàn lỗ năm 2006 và năm 2007, đạt mức 103.257.387 đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 tăng nhẹ so với năm 2006, đạt 7.323.844.562 đồng tức tăng 0,97%. Tuy nhiên năm 2008, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại sụt giảm đáng kể, chỉ còn 4.331.692.556 đồng, tức chỉ đạt 59,15% so với năm 2007. Như vậy biến động tăng của lợi nhuận khác và biến động không ổn định của lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã khiến cho lợi nhuận sau thuế của Công ty qua 3 năm biến động không ổn định. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế công ty đạt 6.279.535.384 đồng so với năm 2006 đã tăng lên 21.07%. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 44.03% so với năm 2007, chỉ đạt mức 3.514.578.014 đồng. Trong thời gian tới, Công ty cần có những chính sách nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm để làm tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Bảng 3.3 : Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thăng Long qua 3 năm (2006 – 2008 ) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh Giá trị (đồng) Giá trị (đồng) Giá trị (đồng) 2007/2006 2008/2007 +/- (đồng) % +/- (đồng) % Doanh thu thuần về BH và CCDV 63.390.393.459 75.164.088.929 81.920.797.568 11.773.695.470 118,57 6.756.708.639 108,99 Giá vốn hàng bán 49.135.273.559 58.897.113.565 66.339.602.141 9.761.840.006 119,87 7.442.488.576 112,64 Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 14.255.119.900 16.266.975.364 15.581.195.427 2.011.855.464 114,11 - 685.779.937 95,78 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 7.253.289.034 7.323.844.562 4.331.692.556 70.555.528 100,97 - 2.992.152.006 59,15 Lợi nhuận khác - 49.336.026 - 22.059.232 103.257.387 27.276.794 44,71 125.316.649 26,42 Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.186.846.166 6.279.535.384 3.514.578.014 1.092.689.218 121,07 - 2.764.957.370 55,97 (Nguồn : Phòng kế toán) 3.2. Thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long Quản trị chi phí là là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh của bất cứ một công ty nào nhằm không những cắt giảm chi phí tăng lợi nhuận mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường. Vì thế một trong các hướng đi mà nhiều doanh nghiệp hiện nay tập trung phát triển đó là nâng cao tác dụng của quản trị chi phí nhằm tiết kiệm chi phí ngày một hiệu quả hơn để sản phẩm, dịch vụ của mình ngày càng có chất lượng và giá cả phù hợp hơn với khách hàng. Là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, Công ty Cổ phần Thăng Long luôn coi trọng công tác quản trị chi phí đặc biệt là quản trị chi phí sản xuất. 3.2.1. Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long Công ty Cổ phần Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đồ uống. Sản phẩm của Công ty là các loại rượu vang chế biến từ các loại hoa quả phục vụ tiêu dùng ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Quy trình sản xuất rượu vang của Công ty được thực hiện trên một dây truyền khép kín và sản phẩm vận động liên tục từ công đoạn này sang công đoạn khác do đó chi phí sản xuất của Công ty là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí phát sinh nằm ở nhiều giai đoạn khác nhau. Mặt khác vì nguyên liệu sản xuất cốt thường là các loại hoa quả được thu hoạch theo mùa vụ nên khi đến vụ thì chi phí để mua nguyên liệu thường lớn hơn. Do đó chi phí sản xuất của Công ty thường không ổn định giữa các tháng. Chi phí sản xuất hiện nay ở Công ty bao gồm các khoản mục chi phí phát sinh được tập hợp để xác định giá thành là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm tất cả những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, phế liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. - Nguyên liệu chính: gồm các loại hoa quả (mơ, mận, táo, nho…), nước cốt, đường, cồn… - Nguyên liệu phụ: gồm các loại hương liệu (quế chi, đinh hương, thảo quả…), phẩm màu… - Vật liệu: bao bì, nhãn, nút, vỏ chai, thùng, đai… - Phụ tùng thay thế: bu lông, ốc, que hàn…và những phụ tùng đi kèm dây truyền sản xuất vang. Có thể thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất của Công ty. Mọi biến động thay đổi tăng giảm về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đều ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Bởi vậy đây là nhân tố được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu cũng như theo dõi, kiểm soát rất chặc chẽ nhằm tránh tình trạng thất thoát hay dư thừa trong sản xuất. * Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất, ngoài ra còn có các khoản trả thêm giờ, tiền lương hợp đồng mùa vụ cho lao động thuê ngoài, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. * Chi phí sản xuất chung: đây là khoản mục chi phí sử dụng chung cho các khâu sản xuất tại Công ty. Các chi phí được đưa vào khoản mục này gồm có: - Chi phí nhân viên phân xưởng : gồm chi phí lương và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của các tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng. Ngoài ra chi phí tiền ăn ca cho công nhân viên cũng được đưa vào mục chi phí nhân viên phân xưởng. - Chi phí vật liệu: gồm chi phí vật liệu xuất dùng cho sản xuất vang; chi phí nguyên vật liệu cho việc kiểm nghiệm sản phẩm; chi phí nguyên vật liệu cho một số mục đích khác như bảo vệ môi trường… - Chi phí công cụ, dụng cụ: gồm chi phí công cụ dụng cụ, vật tư sửa chữa xuất dùng cho sản xuất vang; công cụ dụng cụ cho kiểm nghiệm đăng kiểm; công cụ dụng cụ cho mục đích khác. - Chi phí khấu hao TSCĐ: toàn bộ số trích khấu hao của các TSCĐ dùng cho sản xuất của Công ty trong kỳ: nhà kho pha chế, máy dán nút màng co, máy ép quả, máy rửa chai…TSCĐ trong Công ty được trích khấu hao theo phương pháp tuyến tính. - Nhiên liệu, điện nước, thuế đất : gồm các phí xăng dầu, điện nước, ga, nhiên liệu cho quá trình sản xuất vang ; chi phí thuế đất. - Sửa chữa, bốc vác, bằng tiền khác: gồm các khoản chi phí sửa chữa máy móc; chi phí vận chuyển bốc vác nguyên liệu, thành phẩm; chi phí cho việc kiểm nghiệm sản phẩm và chi phí bằng tiền khác. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài dụng cho sản xuất; chi phí dịch vụ mua ngoài để bảo vệ môi trường 3.2.2. Công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất tại Công ty 3.2.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng của quản trị nhằm đảm bảo cho các thành viên trong tổ chức biết rõ nhiệm vụ của họ để đạt được mục tiêu chung của tập thể. Kế hoạch chi phí sản xuất phải dự tính được đầy đủ toàn bộ chi phí sản xuất sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm của cả năm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Kế hoạch chi phí sản xuất của Công ty được lập dựa trên các căn cứ sau : - Căn cứ vào số chi phí thực hiện của năm trước. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm của năm nay. - Căn cứ vào định mức chi phí. - Căn cứ vào biến động của giá cả trên thị trường. Từ các căn cứ này phòng kế toán sẽ lập nên kế hoạch chi phí cho hoạt động sản xuất trong năm, sau đó giám đốc sẽ duyệt kế hoạch và có thể có những điều chỉnh nhằm đưa ra được bản kế hoạch hợp lý nhất. Kế hoạch chung về chi phí cho hoạt động sản xuất trong năm tại Công ty được tổng hợp từ kế hoạch cho từng khoản mục chi phí cụ thể. * Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một khoản mục quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của Công ty, là yếu tố quyết định việc sản xuất tại Công ty, do đó lập kế hoạch chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cần được chú trọng. Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu phải tính toán đầy đủ, cụ thể và chi tiết cho từng loại nguyên liệu, vật liệu. Kế hoạch chi tiết về chi phí nguyên vật liệu còn là cơ sở để Công ty có kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên liệu hợp lý trong trường hợp có biến động của thị trường hoặc có nhu cầu đột biến về nguyên liệu thì có biện pháp khắc phục kịp thời. Kế hoạch chi tiết nguyên vật liệu do phòng Vật tư - Nguyên liệu lập. Cụ thể như sau: Bảng 3.4: Kế hoạch sản lượng của Công ty năm 2008 Đơn vị: chai Chủng loại Số lượng chai Đơn giá đ/chai Vang Thăng Long truyền thống 5.500.000 21.000 Vang nổ đỏ Thăng Long 20.000 26.000 Vang Sơn tra 3.000 20.000 Vang Dứa 3.000 16.500 Vang Nho 2.000 16.500 Vang nổ Thăng Long 12.000 25.000 Vang nho chát (Đóng chai) 1.500 28.000 Vang chát (Đóng bịch) 1.500 120.000 Rượu Vodka 39.5%Alc/Vol 10.000 34.100 Vodka hương lúa 5.000 19.800 Vang Thăng Long 300ml 3.000 92.400 Vang tươi (Đóng bịch) 2.500 92.400 Vang Thăng Long cải tiến 150.000 21.000 Vang nho ngọt 750ml 6.000 19.000 Vang năm năm cải tiến 2.000 25.000 Vang chát cải tiến 10.000 45.000 Vang hai năm cải tiến 2.000 23.000 (Nguồn: Phòng Vật tư – Nguyên liệu) Đầu năm, căn cứ vào tình hình tiêu thụ sản phẩm của năm trước và dự báo nhu cầu của năm nay, phòng Vật tư sẽ ước tính số lượng chai rượu mỗi loại sẽ tiêu thụ trong năm nay để lập kế hoạch sản lượng theo số chai. Từ đó, dựa vào định mức số lít rượu/chai rượu mỗi loại để quy đổi thành tổng số lít rượu cần sản xuất. Theo kế hoạch sản lượng năm 2008 dự kiến là 6,04 triệu lít, trong đó: số lượng sản xuất 3.7 triệu lít (dự phòng 0.7 triệu lít), tồn kho năm 2007 là 1,64 triệu lít. Bảng 3.4 là kế hoạch sản lượng của năm 2008. Sau đó dựa vào định mức chi phí nguyên vật liệu của từng loại rượu để tính toán và tổng hợp thành kế hoạch chi tiết chi phí nguyên vật liệu. Đơn giá của nguyên liệu được xác định bằng đơn giá bình quân của nguyên liệu nhập trong năm 2007. Bảng 3.5 là kế hoạch chi tiết chi phí nguyên liệu của Công ty năm 2008. Bảng 3.5: Kế hoạch chi tiết chi phí nguyên liệu năm 2008 STT Tên nguyên liệu ĐVT Nguyên liệu cần theo kế hoạch Đơn giá (đồng) Thành tiền 1 Cốt dâu đường vàng Lít 460.000 9.800 4.508.000.000 2 Cốt nho đường vàng Lít 120.000 11.200 1.344.000.000 3 Cốt mơ đường vàng Lít 100.000 15.000 1.500.000.000 4 Cốt dứa đường vàng Lít 130.000 10.500 1.365.000.000 5 Cốt mận đường vàng Lít 51.000 12.000 612.000.000 6 Cốt sơn tra đường vàng Lít 146.000 9.000 1.314.000.000 7 Cốt dâu đường trắng Lít 100.800 15.500 1.562.400.000 8 Cốt nho đường trắng Lít 117.000 11.500 1.345.500.000 9 Cốt mơ đường trắng Lít 70.000 15.000 1.050.000.000 10 Cốt đứa đường trắng Lít 70.000 19.000 1.330.000.000 11 Cốt sơn tra đường trắng Lít 90.000 8.200 738.000.000 12 Đường trắng Kg 60.500 8.500 514.250.000 13 Đường vàng Kg 450.000 9.500 4.275.000.000 14 Cồn tinh chế Lít 300.000 16.000 4.800.000.000 15 Quế chi Kg 50 30.000 1.500.000 16 Sa nhân Kg 12 250.000 3.000.000 17 Đinh hương Kg 30 120.000 3.600.000 18 Thảo quả Kg 20 130.000 2.600.000 Tổng 27.767.350.000 (Nguồn: Phòng Vật tư – Nguyên liệu) Từ số lượng nguyên vật liệu cần có để đàm bảo sản xuất theo kế hoạch, người lập kế hoạch so sánh với lượng nguyên vật liệu còn tồn trong kho năm trước để tính ra số lượng nguyên vật liệu cần nhập thêm và đưa ra kế hoạch mua nguyên vật liệu trong năm. Dựa trên kế hoạch mua, nguyên vật liệu sẽ được nhập dần theo yêu cầu sản xuất. * Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp và kế hoạch chi phí sản xuất chung: Tại Công ty, kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp và kế hoạch chi phí sản xuất chung không được lập chi tiết cụ thể như đối với kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kế toán dựa trên kinh nghiệm của mình đồng thời dựa vào một số căn cứ để ước lượng chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong năm. Sau khi lập kế hoạch cho từng khoản mục chi phí thì phòng kế toán sẽ tổng hợp các khoản mục đó thành kế hoạch chi phí chung cho hoạt động sản xuất trong năm. Bảng 3.6 là bảng tổng hợp kế hoạch chi phí năm 2008 của Công ty Cổ phần Thăng Long. 3.2.2.2. Nhận xét về công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất Từ bảng 3.6 và bảng 3.5 là kế hoạch chi phí sản xuất và kế hoạch chi tiết nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Thăng Long có những nhận xét sau: - Kế hoạch chi phí sản xuất được lập tương đối đầy đủ cho những khoản mục lớn của chi phí sản xuất trong năm. - Kế hoạch đã căn cứ vào tình hình thực tế và sử dụng một số định mức kỹ thuật để xác định các khoản mục chi phí. - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung mới chỉ xây dựng chung trên các nhóm chi phí phát sinh chính chứ chưa xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể các chi phí phát sinh trong các nhóm này. - Kế hoạch đưa ra mới chỉ chung cho cả năm chứ chưa chi tiết cụ thể cho từng tháng hay từng quý. - Đối với những đơn đặt hàng mới, Công ty chưa xây dựng kế hoạch về chi phí sản xuất bổ sung cho đơn hàng. Bảng 3.6 : Kế hoạch chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Thăng Long năm 2008 Khoản mục Số tiền(đồng) Tỷ trọng (%) 1. Chi phí NVL trực tiếp 42.314.074.289 100.00 - Chi phí NVL chính 41.594.735.026 98.30 - Chi phí NVL phụ 719.339.263 1.70 2. Chi phí nhân công trực tiếp 3.138.510.495 100.00 - Chi phí tiền lương 2.729.248.726 86.96 - Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ 409.261.769 13.04 3. Chi phí sản xuất chung 6.754.679.950 100.00 - Chi phí nhân viên phân xưởng 470.125.725 6.96 - Chi phí vật liệu 268.160.794 3.97 - Chi phí dụng cụ sản xuất 673.441.592 9.97 - Chi phí khấu hao TSCĐ 4.148.724.425 61.42 - Nhiên liệu, điện nước, thuế đất 648.449.276 9.60 - Sửa chữa, bốc vác, bằng tiền khác 514.706.612 7.62 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 31.071.526 0.46 Tổng chi phí 52.207.264.734 (Nguồn: Phòng Kế toán) Tóm lại công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất tại Công ty đã được tổ chức thực hiện tuy nhiên hiệu quả trong quản trị chưa cao. Trong giai đoạn tới Công ty cần chú trọng hơn tới công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất. 3.2.3. Quá trình tổ chức thực hiện , phản ánh chi phí sản xuất Khi kế hoạch chi phí sản xuất được duyệt, bộ máy quản lý điều hành sản xuất của Công ty tiến hành tổ chức sản xuất theo kế hoạch. Trong quá trình sản xuất tùy theo thực tế nhu cầu sản xuất phát sinh để ra các quyết định linh hoạt để sản phẩm được hoàn thành đạt năng suất cao nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hàng tháng các bộ phận sản xuất gửi mọi hóa đơn, chứng từ liên quan cho bộ phận kế toán. Kế toán sẽ dựa vào các hóa đơn chứng từ sản xuất để theo dõi và tổng hợp từng loại chi phí thực tế phát sinh. Công ty Cổ phần Thăng Long với đặc điểm tổ chức sản xuất bao gồm ba xưởng sản xuất ở địa điểm khác nhau do đó đối tượng tập hợp chi phí tại Công ty xác định theo địa điểm phát sinh chi phí đó là các xưởng sản xuất: + Xưởng sản xuất rượu vang Nghĩa Đô + Xưởng sản xuất rượu vang Vĩnh Tuy + Xưởng sản xuất nước cốt Ninh Thuận Tại mỗi xưởng sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất riêng biệt nên chi phí sản xuất tại mỗi phân xưởng được tập hợp theo toàn bộ quy trình sản xuất. 3.2.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đây là khoản mục chi phí luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong kế hoạch cũng như trong quá trình thực hiện, là thành phần chính và cơ bản nhất tạo nên giá trị sản phẩm. Nguyên vật liệu để sản xuất không chỉ có một loại mà bao gồm nhiều loại khác nhau. Bởi vậy nguyên vật liệu đưa vào sản xuất phải đảm bảo đầy đủ, hợp lý, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mặt khác nguyên vật liệu cũng phải được sử dụng một cách tiết kiệm nhất tránh tình trạng lãng phí, thất thoát trong quá trình sản xuất làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên. Do đó quản lý chi phí nguyên vật liệu chặt chẽ trong quá trình sản xuất là một yêu cầu tất yếu. a) Đặc điểm nhập kho nguyên vật liệu Là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh rượu vang nên nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất của Công ty Cổ phần Thăng Long rất phong phú và đa dạng. Nguyên vật liệu chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất rượu vang là các loại hoa quả như mơ, mận, nho, sơn tra…bên cạnh đó có các loại hương liệu như đường, cồn, thảo quả, quế chi, đinh hương…có tác dụng làm tăng hương vị của rượu và các loại vật liệu để hoàn thiện sản phẩm như nhãn, bao bì, nút, sọt tre, chai…Do đặc thù của nguyên vật liệu dùng để sản xuất rượu vang nên nguyên vật liệu ở công ty khi nhập kho được chia thành hai trường hợp: nhập kho đối với nguyên vật liệu mua ngoài và nhập kho đối với nguyên vật liệu gia công chế biến. * Nhập kho đối với nguyên vật liệu mua ngoài  Các loại nguyên vật liệu Công ty mua ngoài có thể đem sử dụng ngay hoặc đem nhập kho như đường, cồn, các hương liệu, bao bì, nhãn, thùng, đai…Khi có nhu cầu nhập vật liệu, bộ phận cung ứng của phòng vật tư nguyên liệu sẽ tiến hành ký hợp đồng với người bán hoặc cử cán bộ đi mua. Vật liệu khi về đến Công ty phải qua khâu kiểm tra chất lượng, quy cách phẩm chất. Ban kiểm nghiệm căn cứ vào kết quả thực tế ở “Phiếu kiểm nghiệm” để nhập kho. Khi đó phòng nguyên liệu căn cứ vào hóa đơn mua hàng, phiếu kiểm nghiệm để viết phiếu nhập kho. Ví dụ: Ngày 20/3/2008, thủ kho nhận được Hóa đơn GTGT mua hộp đựng bịch vang tươi của công ty thương mại và dịch vụ An Việt Sau khi ban KCS kiểm tra chất lượng và thủ kho kiểm tra số lượng đúng với hóa đơn của người bán thì viết “ Phiếu kiểm nghiệm ” BM.04.39 KCS HTQL Ban hành 09/4/2007 PHIẾU KIỂM NGHIỆM Công ty Cổ phần Thăng Long Tên sản phẩm: Hộp đựng bịch vang tươi loại 0.3 lít Công ty thương mại và dịch vụ An Việt Nội dung ki

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBCTN hoan chinh.doc
Tài liệu liên quan