Luận văn Tìm hiểu tình hình hoạt động của hội phụ nữ huyện trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn i

Tóm tắt luận văn ii

Mục lục v

Danh mục bảng ix

Danh mục sơ đồ x

Danh mục các từ viết tắt xi

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nội dung 3

1.3.3 Phạm vi về thời gian 3

1.3.4 Phạm vi không gian 3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Khái niệm về Hội phụ nữ 4

2.1.2 Tầm quan trọng của Hội phụ nữ Việt Nam 4

2.1.3 Khái niệm về Nông thôn và Phát triển nông thôn 5

2.1.4 Vai trò của Hội phụ nữ trong phát triển nông thôn 5

2.2 Cơ sở thực tiễn 7

2.2.1 Sự hình thành và vai trò của Hội phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng XHCN ở Việt Nam 7

2.2.1.1 Sự ra đời của Hội phụ nữ 7

2.2.1.2 Vai trò của Hội phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng XHCN ở Việt Nam 8

2.2.1.2.1 Vai trò của Hội phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, giải phóng đất nước 8

1.2.1.2.2 Vai trò của Hội Phụ nữ trong việc xây dựng XHCN 12

2.2.2 Hội LHPN VN trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước 14

2.2.3 Quá trình hoạt động của Hội LHPN Việt Nam 20

2.2.4 Hệ thống tổ chức của Hội LHPN VN 25

2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Hội Phụ nữ 26

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 29

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

3.1.1.1 Vị trí địa lý 29

3.1.1.3 Tình hình thời tiết khí hậu thủy văn 30

3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình 30

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện 30

3.1.2.2 Đặc điểm về dân số và lao động của huyện 32

3.1.2.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng của huyện Vũ Thư 35

3.1.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Vũ Thư 37

3.2 Phương pháp nghiên cứu 40

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 40

3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu 40

3.2.1.2 Chọn mẫu nghiên cứu 40

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 40

3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 40

3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 41

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 42

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 42

3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 44

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

4.1 Tổ chức của Hội Phụ nữ huyện Vũ Thư – Thái Bình 45

4.1.1 Bộ máy tổ chức của Hội PN huyện 45

4.1.2 Tầm quan trọng của Hội PN huyện trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư 47

4.1.3 Tình hình đội ngũ cán bộ Hội PN huyện 48

4.1.4 Nhiệm vụ được giao của Hội PN huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội,môi trường nông thôn 50

4.2 Tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn của huyện Vũ Thư 52

4.2.1 Tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế nông thôn của huyện Vũ Thư 52

4.2.1.1 Phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội huyện Vũ Thư cho hội viên hội phụ nữ, gia đình chính sách vay vốn với lãi suất thấp 52

4.2.1.3 Mở các lớp dạy nghề cho chị em phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập 57

4.2.1.4 Hội phụ nữ huyện chỉ đạo phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình”. 58

4.2.2 Tình hình hoạt động của Hội Phụ nữ trong phát triển xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư 59

4.2.2.1 Các cấp hội trong huyện tham gia tích cực trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ. 59

4.2.2.2 Tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ 61

4.2.2.3 Tham gia tích cực các công tác xã hội, môi trường để nâng cao vai trò của Hội phụ nữ huyện 64

4.3 Đánh giá tình hình hoạt động của Hội PN huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư 66

4.3.1 Đánh giá tình hình hoạt động của cán bộ Hội PN huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư 66

4.3.1.1 Mức độ hoạt động được giao 66

4.3.1.2 Bố trí công việc được giao 69

4.3.2 Đánh giá của người dân về tình hình hoạt động của Hội PN huyện trong phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư 71

4.3.2.1 Đánh giá tình hình hoạt động của Hội trong phát triển kinh tế nông thôn 71

4.3.2.2 Đánh giá tình hình hoạt động của Hội LHPN huyện trong công tác xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư 74

4.4 Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư 78

4.4.1 Định hướng 78

4.4.2 Giải pháp nhằm nâng cao tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn huyệnVũ Thư 82

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86

5.1 Kết luận 86

5.2 Khuyến nghị 87

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4968 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu tình hình hoạt động của hội phụ nữ huyện trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50% số dân trong toàn huyện và có tỷ lệ biến động qua từng năm. Năm 2006 nữ giới chiếm 53,37% dân số của toàn huyện thì đến năm 2007 giảm xuống 52,36% (giảm 1,01% so với năm 2006). Năm 2008, nữ giới có 121436 người chiếm 52,26% số dân trong toàn huyện. Năm 2008 tỷ lệ nữ giới giảm 0,1% so với năm 2007. Dân số trong huyện tăng qua các năm, chỉ riêng 3 năm 2006 – 2008, toàn huyện đã tăng 1992 khẩu. Đến năm 2008 huyện có 232.400 khẩu với mật độ bình quân là 1171,18 người/km2, là huyện có mật độ dân số tương đối cao trong tỉnh. Tuy số khẩu nông nghiệp có xu hướng tăng qua các năm nhưng về cơ cấu lại biến động không đều. Năm 2006 số khẩu nông nghiệp là 184326 chiếm 80% tổng số nhân khẩu thì đến năm 2007 tăng lên là 185267 người, chiếm 80,09%, nhưng đến năm 2008 là 185980 người, chiếm 80,03% tổng số nhân khẩu của huyện. Bảng 3.2 về dân số và lao động của huyện cho thấy tổng số hộ của toàn huyện tăng qua 3 năm với số hộ tăng là 3033 hộ chỉ tính riêng từ năm 2006 – 2008. Đến năm 2008 toàn huyện có 65979 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 52823 hộ, chiếm 80,06% và hộ phi nông nghiệp là 13156 chiếm 19,94% tổng số hộ. Sự tăng lên của cả hộ nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp đã chi phối rất lớn đến số lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Từ năm 2006 – 2008 số lao động nông nghiệp đã tăng 179 người, lao động phi nông nghiệp là 1405 người. Trong những năm qua huyện đã tích cực tuyên truyền công tác kế hoạch hóa gia đình, cùng với trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao nên tốc độ tăng dân số của huyện giảm qua các năm. Năm 2006 tốc độ tăng dân số là 0,79% thì năm 2008 giảm xuống còn 0,55%. Tuy tốc độ tăng dân số có giảm song mật độ dân số của huyện tăng dần theo từng năm. Năm 2006 mật độ dân số của huyện là 1161,14 người/km2 thì đến năm 2007 tăng lên là 1165,81 người/km2 và đến năm 2008 là 1171,18 người/km2. Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2006 - 2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh ( % ) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 07/06 08/07 BQ I. Tổng dân số Người 230408 100 231334 100 232400 100 100,40 100,46 100,43 1. Nữ giới Người 122980 53,05 121127 53,17 121463 53,01 98,49 100,28 99,39 II. Nhân khẩu 2. Khẩu NN Người 184326 80 185267 80,09 185980 80,03 100,51 100,38 100,45 3. Khẩu phi NN Người 46082 20 46067 19,91 46420 19,97 99,97 100,77 100,47 III. Tổng số hộ Hộ 62946 100 63852 100 65979 100 101,44 103,33 102,39 1. Hộ NN Hộ 50456 80,16 51302 80,35 52823 80,06 101,68 102,96 102,32 2. Hộ phi NN Hộ 12490 19,84 12550 19,65 13156 19,94 100,48 104,83 102,67 IV. Tổng số lao động Lao động 103643 100 104563 100 105227 100 100,89 100,64 100,77 1. Lao động NN Lao động 71887 69,36 71753 68,62 72066 68,49 99,81 100,44 100,13 2. Lao động phi NN Lao động 31756 30,64 32810 31,38 33161 31,51 103,32 101,07 102,20 V. Tốc độ tăng dân số % 0,79 - 0,68 - 0,55 - - - - VI.Một số chỉ tiêu khác 1. Số nhân khẩu/ hộ Ng/ hộ 3,66 - 3,63 - 3,52 - - - - 2. Số lao động/ hộ Lđ/ hộ 1,65 - 1,64 - 1,60 - - - - 3. Lao động NN/ hộ NN LđNN/hộ 1,42 - 1,40 - 1,36 - - - - 4. Mật độ dân số Ng/km2 1161,14 - 1165,81 - 1171,18 - - - - (Nguồn: Phòng thống kê huyện Vũ Thư ) 3.1.2.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng của huyện Vũ Thư Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện nhìn chung được trang bị tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện. Hệ thống đó được thể hiện ở bảng 3.3 * Hệ thống điện: Hiện nay trên địa bàn huyện có 100% số xã có trạm biến áp với tổng số trạm là 87 trạm. Hệ thống này thường xuyên được tu bổ, đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân trong địa bàn huyện. * Hệ thống giao thông: Hệ thống này bao gồm các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã đã được nhựa hoá và khá hoàn chỉnh, trong đó có 250,278km đường trục chính được trải nhựa với bề mặt ≥4m . Số còn lại chủ yếu được trải đá cấp phối và bê tông hoá phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại, vận chuyển vật tư, sản xuất của người dân. Ngoài ra còn có 782,42km đường đất chủ yếu là hệ thống giao thông nội đồng. * Hệ thống công trình thuỷ lợi: Đến nay huyện đã có 148 trạm bơm và 58 máy bơm điện dầu. Ngoài ra huyện có hệ thống mương máng nội đồng gốm các mương cấp 1, cấp 2, cấp 3 với tổng chiều dài 292,02km trong đó cứng hoá 99,58km còn lại bằng đất. Bên cạnh hai tuyến đê với tổng chiều dài là 96,32km, huyện còn có 21 kè với chiều dài 24,4km và 29 cống dưới đê làm nhiệm vụ lấy nước phù sa. * Kho lạnh: Huyện có 7 kho lạnh để bảo quản giống khoai tây, có khả năng bảo quản 255 tấn khoai tây giống, đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân trong huyện. * Công trình phúc lợi: Toàn huyện đã có 34 trường Mầm non, 36 trường Tiểu học, 30 trường THCS, 5 trường THPT, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp và 31 trung tâm học tập cộng đồng ở 31 xã - thị trấn. Đã có 2/34 trường Mầm non, 27/36 trường Tiểu học, 6/30 trường THCS, 2/6 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Trung tâm GDTX có cơ sở vật chất tốt, các trung tâm hỗ trợ cộng đồng có cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người lao động ở nông thôn. Hệ thống trường lớp này về cơ bản được trang bị khá đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu đào tạo và truyền bá kiến thức tới học sinh trong huyện. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn huyện đã và đang được quan tâm đầu tư đáng kể. Toàn huyện có 1 bệnh viện trung tâm và 30 cơ sở y tế xã, đảm bảo mỗi xã có 1 cơ sở y tế. Trạm y tế các xã, thị trấn được củng cố cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tổ chức cán bộ, 100% Trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ về hoạt động, số trạm y tế có bác sỹ là người địa phương ngày một tăng. Đến hết năm 2006 toàn huyện có 13 xã, thị trấn được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia Y tế xã. Bệnh viện đa khoa huyện đã được nhà nước đầu tư cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ . Nhiều trang thiết bị hiện đại đã được đưa vào sử dụng. Các phòng khám, chữa bệnh theo yêu cầu đã được nhân dân tin tưởng và sử dụng nhiều hơn. Các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân có xu hướng phát triển cả về số lượng và quy mô. Đến nay trên toàn huyện có 135 cơ sở hành nghề y dược tư nhân được quản lý, hoạt động theo quy định. Đây là điều kiện để chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Thông tin liên lạc, vui chơi, giải trí, giao lưu văn hoá trên địa bàn huyện phát triển tương đối tốt. Toàn huyện có 100% số xã có bưu điện văn hoá xã, 1 nhà văn hoá. Toàn huyện có 21 chợ và 100% xã có đài phát thanh. Đây là điều kiện để phục vụ cho sản xuất của huyện và công tác thông tin tuyên truyền phổ biến thông tin tới mọi người dân. Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Vũ Thư năm 2008 Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng I. Hệ thống điện 1. Trạm biến áp Trạm 87 2. Đường dây cao thế Km 140,3 II. Hệ thống giao thông 1. Đường nhựa Km 250,278 2. Đường cấp phối Km 234,297 3. Đường đất Km 782,42 III. Công trình thuỷ lợi 1. Trạm bơm điện Trạm 148 2. Mương tưới tiêu - Bê tông hoá Km 99,58 - Bằng đất Km 192,44 3. Đê Tuyến 2 IV. Công trình phúc lợi 1. Trường THPT Trường 5 2. Trường THCS Trường 30 3. Trường Tiểu học Trường 36 4. Trường Mầm non Trường 34 5. Bệnh viện huyện Bệnh viện 1 6. Cơ sở y tế xã Cơ sở 30 7. Nhà văn hoá Nhà 1 8. Bưu điện văn hoá Bưu điện 30 9. Chợ Cái 21 10. Đài phát thanh xã Cái 30 11.Kho lạnh Cái 7 ( Nguồn: Phòng thống kê huyện Vũ Thư ) 3.1.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Vũ Thư Trong thời gian qua tình hình sản xuất kinh doanh của huyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Từ bảng 3.4 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2006 là 1362,53 tỷ đồng, đến năm 2008 tăng lên 1462,7 tỷ đồng. Nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện đã và đang chuyển đổi tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Mặc dù cơ cấu của các ngành Nông – Lâm – Thủy sản đang giảm trong 3 năm gần đây nhưng giá trị kinh tế mà ngành đạt được không ngừng tăng. Nguyên nhân của sự chuyển đổi tích cực này là do huyện đã và đang tiến hành chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng sản xuất những cây, con có năng suất và giá trị kinh tế cao. Trên đà phát triển của ngành nông nghiệp, những ngành khác cũng phát triển ngày một bền vững và ổn định. Ngành công nghiệp là ngành thu hút được nhiều lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Công nghiệp phát triển là điều kiện tốt để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời tăng ngân sách cho huyện. Theo bảng 3.4 các chỉ tiêu bình quân đều tăng, cụ thể: Năm 2006 tổng giá trị sx/hộ là 21,65 triệu/hộ, thì đến năm 2008 giá trị này tăng lên thành 22,17 triệu/ hộ. Cũng trong vòng từ năm 2006 đến 2008 giá trị sản xuất nông nghiệp/ hộ tăng từ 12,41 triệu/ hộ lên 12,64 triệu/ hộ. Còn giá trị sản xuất/ lao động năm 2006 là 13,15 triệu /hộ và tăng lên thành 13,90 triệu/ hộ năm 2008. Do đó có thể khẳng định càng ngày đời sống của người dân trong huyện ngày càng được nâng cao và ổn định hơn. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các vùng trũng còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa còn chậm. Do đó trong những năm tiếp theo cần tích cực hơn nữa trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế trong huyện nói chung. Từ đó nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, từng bước xây dựng nông thôn mới. Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2006 - 2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh ( % ) Giá trị (Tỷ đồng ) CC ( % ) Giá trị (Tỷ đồng ) CC ( % ) Giá trị (Tỷ đồng ) CC ( % ) 07/06 08/07 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 1362,53 100 1392,89 100 1462,70 100 102,23 105,01 103,62 1. Nông- Lâm- Thủy Sản 655,24 48,09 669,12 48,04 701,67 47,97 102,12 104,86 103,49 - Nông nghiệp 626,18 95,56 638,99 95,49 667,43 95,12 102,05 104,45 103,25 - Thủy sản 29,06 4,44 30,13 4,51 34,24 4,88 103,68 113,64 108,66 2. CN - XDCB 402,16 29,52 412,36 29,60 435,97 29,81 102,54 105,72 104,13 3. TMDV 305,13 22,39 311,41 22,36 325,06 22,22 102,06 104,38 103,22 II. Một số chỉ tiêu 1. Giá trị sx/hộ (triệu) 21,65 - 21,81 - 22,17 - - - - 2. Giá trị sxnn/hộ nn (triệu) 12,41 - 12,46 - 12,64 - - - - 3. Giá trị sx/ lđ (triệu) 13,15 - 13,32 - 13,90 - - - - ( Nguồn: Phòng thống kê huyện Vũ Thư) 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu Huyện Vũ Thư là một huyện thuần nông có số dân đông của tỉnh Thái Bình. Theo số liệu thống kê của phòng thống kê huyện năm 2007 thì phụ nữ và trẻ em chiếm 51,5% dân số toàn huyện. Vì vậy hoạt động của các đoàn thể, cơ quan xã hội đặc biệt là cơ quan huyện Hội phụ nữ có một vai trò quan trọng trong công tác phát triển kinh tế xã hội nông thôn của huyện mà Đảng ủy huyện đề ra trong các kỳ họp thường niên của huyện. Trong nhiều năm qua, với chức năng và nhiệm vụ của mình huyện Hội đã có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao đời sống nhân dân toàn huyện nói chung và chị em phụ nữ nói riêng. Bên cạnh đó, huyện Hội cũng còn gặp nhiều khó khăn trong công tác của mình. Chính vì vậy, chúng tôi chọn huyện Hội phụ nữ là địa bàn nghiên cứu. 3.2.1.2 Chọn mẫu nghiên cứu - Hội phụ nữ huyện Vũ Thư là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ đại hội, có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của Hội đã được quy định tại điều XV chương III điều lệ Hội LHPN VN, chịu trách nhiệm trước Huyện ủy và hội LHPN tỉnh Thái Bình về hoạt động của tổ chức hội và phong trào phụ nữ trong toàn huyện. - Hội phụ nữ xã là cơ sở thực hiện các nội dung mà cơ quan huyện Hội xây dựng và lên kế hoạch thực hiện. - Các tổ trưởng và chi trưởng của các chi, tổ phụ nữ là những người đứng đầu các chi, tổ phụ nữ của xã. Các hội viên này giúp cán bộ PN xã tổ chức, điều hành các chi, tổ phụ nữ của các thôn theo quy định của Hội. 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Các thông tin thứ cấp là những thông tin đã được công bố của các cơ quan trong huyện. Ngoài ra các thông tin này cũng được thu thập qua sách báo, tạp chí, internet… Bảng 3.5 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp TT Loại thông tin Nguồn thu thập 1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình dân số lao động của huyện Phòng thống kê huyện Vũ Thư 2 Số lượng, thực trạng chất lượng cán bộ Hội phụ nữ các cấp, số lượng hội viên Hội LHPN huyện 3 Các hoạt động của Hội phụ nữ Hội LHPN huyện 4 Kết quả hoạt động của Hội PN trong nhiệm kỳ 2001- 2006 Hội LHPN huyện 5 Thông tin về giáo dục, y tế Báo cáo Hội đồng nhân dân huyện tháng 6/2008 6 Thông tin về sự ra đời Hội LHPN VN Báo Hội phụ nữ ngày 8/3/2007 7 Vai trò của Hội PN qua các thời kỳ vàquá trình hoạt động của Hội LHPN VN Cẩm nang nghiệp vụ công tác Hội PN thời kỳ gia nhập WTO- Nhà xuất bản thông tin năm 2007 ( Nguồn : Tác giả tổng hợp ) 3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 3 đối tượng chính: - Cán bộ huyện Hội phụ nữ Vũ Thư: phỏng vấn 7 người ( chiếm 100% số cán bộ Hội ). - Cán bộ phụ nữ cơ sở tại huyện Vũ Thư: Phỏng vấn 30 cán bộ cơ sở của 30 xã và thị trấn. - Hội viên của Hội. Theo như ý kiến của huyện Hội phụ nữ cùng với điều kiện thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên địa bàn 2 xã Hòa Bình và Tân Lập là 2 xã có hoạt động hội khá và trung bình do huyện Hội đánh giá trong công tác. Với mỗi xã được chọn, sẽ tiến hành phỏng vấn 30 hộ dân theo phương pháp sử dụng bảng hỏi có sẵn nhằm thu thập ý kiến của họ về công tác của Hội phụ nữ huyện cũng như tổ chức hội phụ nữ cơ sở tại địa phương đối với phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Xã Hòa Bình là xã thuần nông, công tác của Hội phụ nữ xã khá phát triển, phụ nữ xã có nhiều đóng góp tích cực cải thiện đời sống phụ nữ và trẻ em được huyện Hội phụ nữ đánh giá cao trong công tác hoạt động. Xã Tân Lập được đánh giá chưa cao trong công tác của Hội phụ nữ. Vai trò của Hội phụ nữ còn mờ nhạt chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều chị em phụ nữ. Cách thức thu thập: Qua phiếu điều tra được thiết kế theo những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu sau khi điều tra thu thập, được tiến hành tổng hợp, hệ thống lại bằng chương trình EXCEL trên cơ sở phân tổ thống kê. 3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin Bảng 3.6 Phương pháp phân tích thông tin TT Phương pháp Mục đích sử dụng 1 Phương pháp thống kê mô tả Nhằm mô tả các hoạt động của huyện Hội phụ nữ thông qua tập hợp phân loại các tài liệu thứ cấp và sơ cấp. 2 Phương pháp so sánh Tức là đối chiếu các chỉ tiêu đạt được của đối tượng nghiên cứu qua các thời kỳ nghiên cứu, trên cơ sở đó đánh giá chất lượng hoạt động của đối tượng nghiên cứu, từ đó đánh giá vai trò của đối tượng nghiên cứu trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn. 3 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia ( PRA ) trong đó sử dụng công cụ: + Công cụ SWOT + Công cụ biểu đồ VENN - là phương pháp giúp xác định những điểm mạnh và điểm yếu của đối tượng nghiên cứu. Nó cũng bao hàm cả các cơ hội và cản trở từ bên ngoài. Thông qua bảng SWOT đưa ra các giải pháp để làm tăng vai trò của đối tượng nghiên cứu trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn. - đây là biểu đồ thể hiện mối quan hệ ảnh hưởng giữa các tổ chức. Biểu đồ giúp xác định vai trò, vị trí của đối tượng nghiên cứu trong việc phát triển nông thôn. ( Nguồn : Tác giả tổng hợp ) 3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu * Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng chất lượng cán bộ Hội phụ nữ các cấp: - Số lượng cán bộ Hội phụ nữ cấp huyện, cấp cơ sở, độ tuổi cán bộ Hội các cấp , trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của cán bộ Hội cấp huyện và cấp cơ sở. - Tỷ lệ hội viên tham gia. * Nhóm chỉ tiêu thể hiện hoạt động của Hội phụ nữ huyện - Số lớp tập huấn của các hoạt động của huyện Hội trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình và số lượng chị em tham gia hoạt động - Tỷ lệ % đạt được của hoạt động so với chỉ tiêu của Đại hội phụ nữ toàn huyện đề ra. * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động của Hội - Tỷ lệ người tham gia hoạt động - Hiệu quả hoạt động của Hội PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tổ chức của Hội Phụ nữ huyện Vũ Thư – Thái Bình 4.1.1 Bộ máy tổ chức của Hội PN huyện Hội LHPN huyện Vũ Thư chịu sự chỉ đạo theo 2 ngành dọc và ngang. Ngành dọc, Hội LHPN huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội LHPN tỉnh Thái Bình thực hiện các công việc, nhiệm vụ, chức năng của Hội đề ra. Ngành ngang: Hội phụ nữ huyện chịu sự quản lý của Huyện Uỷ thực hiện các công các công việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Hội còn là nơi xây dựng triển khai các công việc của Hội phụ nữ trên địa bàn toàn huyện. Hội chỉ đạo các cấp cơ sở Hội thực hiện các nhiệm vụ mà Đại hội phụ nữ toàn huyện đề ra. Dưới cơ sở Hội là các tổ phu nữ và các chi hội phụ nữ của các xã. Cơ cấu tổ chức bộ máy huyện Hội có 2 văn phòng, 214 chi hội và 242 tổ của 30 xã và thị trấn ( Có 8 chi hội mỗi chi hội 2 tổ, 3 chi hội mỗi chi hội có 4 tổ và 203 chi hội mỗi chi hội có 1 tổ ). Hiện nay huyện Hội có 69035 hội viên trong đó phụ nữ từ 18 tuổi trở lên chiếm 75%. Sau đại hội nhiệm kỳ 2001 – 2006, Hội phụ nữ huyện đã xây dựng quy chế hoạt động nhiệm kỳ 2006 – 2011. Hiện nay bộ máy lãnh đạo của huyện Hội bao gồm: 1 Chủ tịch Hội phụ nữ, 1 Phó chủ tịch, 5 cán bộ chuyên trách. Ban chấp hành Hội có 23 cán bộ. Ban thường vụ có 7 cán bộ. Hội LHPN Tỉnh Huyện Ủy Hội LHPN huyện …. … Hội PN xã Song Lãng Hội PN xã Vũ Đoài Hội PN xã Tân Lập …. … Hội PN xã Minh Khai Hội PN Thị Trấn Hội PN xã Hòa Bình … .. Chi, tổ PN xã Tổ PN Chi hội PN Chi, tổ PN Chi hội PN Tổ PN Chi, tổ PN Chi, tổ PN Chi , tổ PN Tổ PN … Chi hội PN Sơ đồ 2 Tổ chức của Hội LHPN huyện Vũ Thư 4.1.2 Tầm quan trọng của Hội PN huyện trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư Phát triển nông thôn đòi hỏi các đoàn thể, cơ quan, tổ chức xã hội trên địa bàn chung tay xây dựng. Hội LHPN huyện Vũ Thư là một trong các tổ chức ấy và là cơ quan nằm trong khối dân vận, là tổ chức trực tiếp hoạt động cùng các chị em trên địa bàn toàn huyện, thay mặt Đảng và Nhà nước chăm lo cho đời sống chị em. Mặt khác với tính chất liên hiệp của Hội, Hội có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của huyện. Không những thế, với chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội LHPN huyệnVũ Thư hoạt động trên nhiều lĩnh vực, tham gia xây dựng kinh tế xã hội nông thôn góp phần xây dựng nông thôn phát triển theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Hội Phụ nữ huyện Xã hội, môi trường nông thôn Kinh tế nông thôn Hoạt động các phong trào kinh tế Vay vốn với lãi suất thấp Chuyển giao KHKT …. Hoạt động xã hội ,môi trường Kiến thức mọi mặt cho phụ nữ CS - PL Mở lớp dạy nghề Sơ đồ 3 Các hoạt động của Hội phụ nữ huyện Hội PN huyện Hội Người cao tuổi Hội Cựu chiến binh Hội Nông Dân Đoàn Thanh niên NHCSXH và NHNN Kinh tế - Xã hội, môi trường nông thôn UBND huyện Sơ đồ 4 Sơ đồ các tổ chức, đoàn thể trong phát triển kinh tế xã hội môi trường nông thôn huyện Vũ Thư 4.1.3 Tình hình đội ngũ cán bộ Hội PN huyện Ở cấp huyện, cán bộ Hội có 7 cán bộ đều đạt trình độ văn hóa trung học phổ thông, đội ngũ cán bộ có độ tuổi từ 31- 50, tỷ lệ vào Đảng đạt 100%, trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học đạt 100%. Ở cấp cơ sở, cán bộ phụ nữ có 22 cán bộ đạt trình độ văn hóa trung học phổ thông đạt 58,78%, 9 cán bộ Hội là trung học cơ sở chiếm 41,22%. Độ tuổi của cán bộ cơ sở phần lớn thuộc độ tuổi từ 31- 50, không có cán bộ dưới 30 tuổi, 14 cán bộ cơ sở trên 50 tuổi. Tỷ lệ Đảng viên chiếm 79,39%.Trình độ chính trị: có 10 cán bộ đạt trình độ sơ cấp chiếm 32,26%, 22 cán bộ trung cấp đạt 67,74%. Trình độ chuyên môn: có 2 cán bộ đạt trình độ sơ cấp chiếm 6,45%, 18 cán bộ đạt trình độ chuyên môn tại chức chiếm 58,06%. Bảng 4.1 Thực trạng chất lượng cán bộ Hội phụ nữ các cấp ĐVT: Người Chức danh Tổng số cán bộ Độ tuổi Trình độ văn hóa Trình độ chính trị Trình độ chuyên môn Dưới 30 31- 40 41-50 Trên 50 Sơ cấp Tại chức Cao đẳng, đại học Cấp II Cấp III Sơ cấp Trung cấp Cao cấp, cử nhân 1.Cấp huyện 37 0 8 16 62 4 33 5 25 7 0 2 28 - BCH 23 0 4 10 9 4 19 5 15 3 0 2 14 - BTV 7 0 2 3 2 0 7 0 5 2 0 0 7 - Chủ tịch 1 0 0 0 50 0 1 0 1 0 0 0 1 -P.Chủ tịch 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 -CBchuyên trách 5 0 2 2 1 0 5 0 4 1 0 0 5 2. Cấp cơ sở 67 0 5 28 34 28 39 30 29 0 2 23 0 - Chủ tịch 31 0 3 14 14 9 22 10 21 0 2 18 0 - P. Chủ tịch 36 0 2 14 20 19 17 20 8 0 0 5 0 ( Nguồn: Hội phụ nữ huyện) 4.1.4 Nhiệm vụ được giao của Hội PN huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội,môi trường nông thôn Nhiệm kỳ 2007 – 2011 là nhiệm kỳ thực hiện Nghị Quyết ĐHPNTQ lần thứ X là những năm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Với nhiều phong trào thi đua yêu nước nhằm đưa Nghị Quyết Đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống đã tác động mạnh mẽ và tích cực đến cán bộ , hội viên và hoạt động phong trào phụ nữ trên địa bàn toàn huyện nhằm thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và nhiệm vụ công tác trọng tâm của Hội. Cùng với phong trào do TƯ Hội LHPN VN phát động, Hội LHPN huyện đã thực hiện tốt các phong trào của địa phương, hăng hái thi đua lao động sản xuất, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc. Điều đó đã góp phần tích cực vào việc chấp hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đưa đất nước ta trở thành đất nước phát triển, kinh tế xã hội ổn định như + Vận động, hỗ trợ phụ nữ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế : Đẩy mạnh hoạt động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo Tập trung giúp phụ nữ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn, tập huấn, hướng dẫn các chức năng cần thiết. Phong trào giúp đỡ các nguồn vốn, tạo việc làm cho phụ nữ nghèo tại các địa phương, ưu tiên cho phụ nữ nghèo làm chủ hộ đang vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội bảo đảm có nguồn thu nhập và hoàn trả vốn tốt. + Vận động phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc. - Tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của huyện Ủy, của Hội cấp trên và nghị quyết của Ban Chấp Hành hội LHPN huyện như: Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục phụ nữ, xây dựng người phụ nữ Việt Nam: Tập trung tuyên truyền các nội dung như: Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật, chính sách của nhà nước, kiến thức kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, giới và bình đẳng giới. Động viên, khuyến khích phụ nữ tích cực học tập, nâng cao trình độ nhận thức về gia đình, xã hội. Vận động Hội viên, phụ nữ tích cực hưởng ứng thực hiện có hiệu quả trong phong trào thi đua “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. - Bảo đảm việc phối hợp chặt chẽ giữa UBND, MTTQ, các ban nghành, đoàn thể trong việc chỉ đạo, tuyên truyền vận động cán bộ hội viên thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đề xuất với Đảng, chính quyền chăm lo quyền lợi phụ nữ và trẻ em. Trong các chương trình hoạt động của Hội LHPN huyện chúng tôi chỉ phân tích những chương trình hoạt động nổi bật của Hội phụ nữ huyện có tác động đến phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư. - Các hoạt động Hội tham gia bảo vệ môi trường được lồng ghép với các hoạt động lớn của Hội. Bảng 4.2 Các hoạt động nổi bật của Hội PN huyện TT Các hoạt động nổi bật của Hội PN huyện 1 Phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội huyện Vũ Thư cho hội viên hội phụ nữ, gia đình chính sách vay vốn với lãi suất thấp 2 Phối hợp với các cơ quan đoàn thể, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT phục vụ sản xuất 3 Mở các lớp dạy nghề cho chị em phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập 4 Hội phụ nữ huyện chỉ đạo phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình”. 5 Các cấp hội trong huyện tham gia tích cực trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ. 6 Tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ 7 Tham gia tích cực các công tác xã hội, bảo vệ môi trường để nâng cao vai trò của Hội phụ nữ huyện ( Nguồn: Hội phụ nữ huyện ) 4.2 Tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn của huyện Vũ Thư 4.2.1 Tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế nông thôn của huyện Vũ Thư 4.2.1.1 Phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội huyện Vũ Thư cho hội viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2decủa huyềnkn.doc
Tài liệu liên quan