Luận văn Tìm hiểu ứng dụng mô hình hóa nghiệp vụ trong quy trình RUP

MỤC LỤC

PHẦN 1 : QUY TRÌNH RUP. 7

1.1 Giới thiệu quy trình RUP. . 7

1.1.1 Quy trình RUP là gì?. 7

1.1.2 Cấu trúc quy trình RUP. 7

1.2 Cấu trúc tĩnh của quy trình. 7

1.2.1 Mô hình của quy trình RUP . 7

1.2.2 Những thành phần bổsung của quy trình .11

1.3 Cấu trúc động của quy trình.11

1.3.1 Quy trình tuần tự.11

1.3.2 Quy trình lặp .11

1.3.3 Các pha của quy trình .11

1.3.4 Ưu điểm của phương pháp lặp:.16

1.4 RUP là qui trình tập trung vào kiến trúc: .17

1.4.1 Tầm quan trọng của kiến trúc: .17

1.4.2 Định nghĩa kiến trúc phần mềm:.17

1.4.3 RUP là qui trình tập trung vào kiến trúc: .18

1.4.4 Mục đích của kiến trúc:.19

1.5 RUP là qui trình hướng chức năng: .19

1.5.1 Khái niệm:.19

1.5.2 Xác định các Chức năng hệthống: .20

1.5.3 Cải tiến các Chức năng hệthống: .20

1.5.4 Tổchức các Chức năng hệthống:.20

1.5.5 Các Chức năng hệthống trong qui trình:.20

PHẦN 2 : MÔ HÌNH HÓA NGHIỆP VỤ.22

2.1 Giới thiệu. .22

2.1.1 Mô hình hóa nghiệp vụ(business modeling) là gì? .22

2.1.2 Tại sao mô hình hóa nghiệp vụ? .22

2.1.3 Luồng công việc của mô hình hóa nghiệp vụ.23

2.2 Phân tích quy trình nghiệp vụ. .25

2.2.1 Đánh giá hiện trạng hệthống .25

2.2.2 Xác định các thuật ngữnghiệp vụ.31

2.2.3 Xác định các nguyên tắc trong quy trình nghiệp vụ.32

2.2.4 Xác định các Tác nhân nghiệp vụvà Chức năng nghiệp vụ.36

2.2.5 Cấu trúc mô hình Chức năng nghiệp vụ.44

2.3 Thiết kếquy trình nghiệp vụ. .49

2.3.1 Đặc tảchức năng nghiệp vụ.49

2.3.2 Xác định vai trò nghiệp vụvà thực thểnghiệp vụ.53

2.3.3 Hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ.55

2.3.4 Lập cấu trúc mô hình đối tượng nghiệp vụ.62

2.3.5 Đặc tảVai trò nghiệp vụ.67

2.3.6 Đặc tảThực thểnghiệp vụ.68

2.3.7 Xác định các yêu cầu tự động hóa: .69

2.4 Đánh giá chi phí và quản lý dựa trên các hoạt động .74

2.4.1 Chi phí dựa trên các hoạt động(ABC- Activity-Based Costing) .74

2.4.2 Quản lý dựa trên các hoạt động (ABM- Activity-Based Management): .74

2.4.3 Tính toán khảnăng thực thi của quy trình nghiệp vụ: .74

2.4.4 Xác định các lĩnh vực cải tiến.77

PHẦN 3 : ỨNG DỤNG QUẢN LÝ SIÊU THỊ.78

3.1 Phân tích quy trình nghiệp vụ. .78

3.1.1 Đánh giá hiện trạng hệthống .78

3.1.2 Xác định thuật ngữ.85

3.1.3 Xác định các quy tắc nghiệp vụ.86

3.1.4 Mô hình chức năng nghiệp vụ.87

3.2 Thiết kếquy trình nghiệp vụ.88

3.2.1 Đặc tảchức năng nghiệp vụ:.88

3.2.2 Hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ: .92

3.2.3 Mô hình đối tượng nghiệp vụ: .99

3.3 Phân tích hệthống.99

3.3.1 Xác định các yêu cầu hệthống: .99

3.3.2 Đặc tảuse case .103

3.3.3 Biểu đồlớp.133

3.4 Thiết kếhệthống .134

3.4.1 Hiện thực hóa use case.134

3.4.2 Thiết kếcơsởdữliệu.137

3.4.3 Thiết kếgiao diện.141

3.5 Thiết kếcài đặt và triển khai.152

3.5.1 Mô hình cài đặt .152

3.5.2 Mô hình triển khai hệthống.154

PHẦN 4 TỔNG KẾT .155

4.1 Kết luận .155

4.2 Hướng phát triển: .156

Phụlục – Các thuật ngữ.157

Tài liệu tham khảo .164

Danh mục hình vẽ:

Hình 1.1 Quy trình RUP . 8

Hình 1.2 Các pha trong quy trình RUP.13

Hình 1.3 Quy trình RUP tập trung vào kiến trúc .19

Hình 1.4 RUP hướng chức năng .21

Hình 2.1 Luồng công việc mô hình hóa nghiệp vụ.24

Hình 2.2 Nguyên tắc nghiệp vụtrong trường hợp này chuyển thành một đường thay thếtrong

luồng công việc .33

Hình 2.3 Nguyên tắc nghiệp vụchuyển sang một đường thay thếtrong luồng công việc .34

Hình 2.4 Nguyên tắc nghiệp vụnày chuyển thành một mối kết hợp với sốthểhiện là 1.*. .35

Hình 2.5 Nguyên tắc nghiệp vụnày tương ứng với một đường thay thếtrong luồng công việc,

và phương thức đưa ra sẽtrởthành một phần của hoạt động Đánh giá Khách hàng. .35

Hình 2.6 Nguyên tắc này cần được ánh xạnhưmột phương thức trong operation tính toán giá

sản phẩm, nhưng cũng bao hàm các mối quan hệgiữa các lớp trong mô hình. .36

Hình 2.7 Tùy theo ngữcảnh, ta có các tác nhân tương ứng .37

Hình 2.8 Một hành khách hoặc có thể đi du lịch riêng lẻhoặc cùng với một nhóm. Khi đi du

lịch cùng với một nhóm, sẽcó một hướng dẫn viên du lịch cùng đi. .38

Hình 2.9 Các loại chức năng nghiệp vụtrong một tổchức nhà hàng .40

Hình 2.10 Một Hành khách muốn đăng ký tại sân bay sẽtương tác với chức năng Đăng ký

Hành khách .45

Hình 2.11 Các tác nhân Lữkhách thương gia và Khách du lịch kếthừa tất cảcác thuộc tính

của một Hành khách. Cảhai tác nhân này đều có thểhoạt động nhưnhững Hành khách.

.45

Hình 2.12 Luồng công việc của use case Xửlý cho Hành lý Đặc biệt được thêm vào use case

Đăng ký Hành khách với một mối quan hệmởrộng. .46

Hình 2.13 Các chức năng nghiệp vụ Đăng ký Hành khách và Đăng ký Nhóm đều bao hàm

chức năng nghiệp vụXửlý Hành lý. .47

Hình 2.14 Chức năng Thanh Toán Hóa đơn điện thoại và Internet đều thừa kếcác đặc điểm

và thao tác từchức năng Thanh toán Hóa đơn.48

Hình 2.15 Một lược đồhoạt động cho chức năng nghiệp vụ Đăng ký Hành khách trong mô

hình chức năng nghiệp vụ Đăng ký Chuyến bay .50

Hình 2.16 Một lược đồhoạt động cho chức năng nghiệp vụ Đăng ký Hành khách trong mô

hình chức năng nghiệp vụ Đăng ký Chuyến bay .51

Hình 2.17 Một biểu đồhoạt động lồng nhau biểu diễn bên trong một trạng thái hoạt động .52

Hình 2.18 Một cách khác là đặt biểu đồcon trong một lược đồriêng và đểcho trạng thái hoạt

động tham chiếu tới nó.52

Hình 2.19 Một qui trình bán hàng thông thường - được biểu diễn thông qua các luồng đối

tượng, cho thấy cách thức một đơn đặt hàng thay đổi trạng thái của nó trong khi thực thi

luồng công việc. .58

Hình 2.20 Một lược đồtrình tựtrong phần của một chức năng nghiệp vụ Đăng ký Hành

khách .60

Hình 2.21 Mỗi vai trò nghiệp vụtrong hiện thực hóa của chức năng nghiệp vụcơsởcần có

một mối liên kết đến vai trò nghiệp vụkhởi đầu công việc trong chức năng nghiệp vụ

bao hàm.61

Hình 2.22 Mỗi vai trò nghiệp vụtrong các chức năng nghiệp vụcơsởcần có một mối liên kết

đến vai trò nghiệp vụkhởi đầu công việc trong chức năng nghiệp vụmởrộng.61

Hình 2.23 Trong hiện thực hóa của chức năng cha có các vai trò nghiệp vụbiểu diễn cho các

use case con.62

Hình 2.24 Một lược đồlớp cho thấy các vai trò nghiệp vụvà thực thểtham gia trong chức

năng nghiệp vụ Đăng ký Hành khách. .64

Hình 2.25 Một lớp kết tập giữcác lớp khác cùng nhau .65

Hình 2.26 Các lớp Hành lý thường, Hành lý xách tay, và Hành lý đặc biệt có những thuộc

tính chung. Chúng là tất cảnhững phần chuyên biệt hóa của khái niệm tổng quát Hành

lý. .66

Hình 2.27 Sựliên quan giữa các mô hình của nghiệp vụvới các mô hình của một hệthống

thông tin hỗtrợ.70

Hình 2.28 Đối với mỗi vai trò nghiệp vụ, xác định một tác nhân hệthống ứng cửviên. Đối

với mỗi chức năng nghiệp vụmà Tác nhân nghiệp vụtham gia vào, tạo ra một chức

năng hệthống ứng cửviên. .71

Hình 2.29 Dựa trên các mô hình nghiệp vụcủa một ngân hàng, ta có thểthiết lập các tác nhân

hệthống và chức năng hệthống ứng cửviên. .71

Hình 2.30 Các vai trò nghiệp vụtự động hóa hoàn toàn sẽlàm thay đổi cách thực hiện thực

hóa qui trình, cũng nhưcách thức tìm ra các tác nhân và chức năng hệthống. .72

Hình 2.31 Đối với một thực thểnghiệp vụ, tạo ra một lớp trong mô hình phân tích của hệ

thống. .73

Hình 2.32 Các thực thểnghiệp vụHồsơkhách hàng, Tài khoản, và Vay là các ứng cửviên để

được tự động hóa. .73

pdf164 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu ứng dụng mô hình hóa nghiệp vụ trong quy trình RUP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hiện thực hóa bên trong mô hình đối tượng nghiệp vụ dưới dạng các đối tượng cộng tác như thế nào. ƒ Giải thích Một mô hình chức năng nghiệp vụ mô tả nghiệp vụ dưới dạng các tác nhân nghiệp vụ và chức năng nghiệp vụ tương ứng với các khách hàng và các qui trình nghiệp vụ. Mô hình chức năng nghiệp vụ gồm các mô tả luồng công việc để xác định những gì được thực hiện. Còn cách thức công việc được thực hiện trong mỗi chức năng nghiệp vụ được mô tả trong mô hình đối tượng nghiệp vụ. Một tập hợp các vai trò đơn lẻ thực hiện công việc của một chức năng nghiệp vụ, truy xuất và thao tác với các đối tượng nghiệp vụ, được gọi là hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ. Các đối tượng của cùng một lớp có thể tham gia vào các hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ khác nhau, cho thấy cùng một loại tài nguyên lần lượt hoạt động trong các qui trình khác nhau. ƒ Đặc điểm của các hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ chuẩn Các vai trò và thực thể nghiệp vụ tham gia thực hiện luồng công việc của chức năng nghiệp vụ, gồm tất cả các luồng thay thế và các luồng tùy chọn Phần mô tả luồng công việc trình bày tất cả các hoạt động đã được xác định Các vai trò nghiệp vụ và thực thể nghiệp vụ có tất cả các mối quan hệ cần thiết để thực hiện luồng công việc của chức năng nghiệp vụ. KH OA C NT T – Đ H KH TN 57 2.3.3.2 Đặc tả luồng công việc của hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ ƒ Sử dụng các lược đồ hoạt động Đầu tiên để lập tài liệu cho hiện thực hóa của một chức năng nghiệp vụ là vẽ một lược đồ hoạt động, trong đó các làn bơi (swimlane) biểu diễn các vai trò nghiệp vụ tham gia. Đối với mỗi hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ, có thể có một hoặc nhiều lược đồ hoạt động để minh họa luồng công việc. Một cách phổ biến là sử dụng một lược đồ tổng quan không có các làn bơi để mô tả toàn bộ luồng công việc, trong đó trình bày các "hoạt động vĩ mô" ở mức cao. Sau đó, đối với mỗi hoạt động vĩ mô sẽ có một lược đồ hoạt động chi tiết, trình bày các làn bơi và các hoạt động ở cấp độ vai trò nghiệp vụ. Mỗi lược đồ nên được gói gọn trong một trang giấy. Lược đồ hoạt động trong mô hình đối tượng nghiệp vụ minh họa luồng công việc của một hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ. Lược đồ hoạt động của một hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ khảo sát việc sắp xếp các công việc theo một thứ tự nhằm đạt được các mục tiêu của nghiệp vụ, cũng như thỏa mãn nhu cầu giữa các Tác nhân nghiệp vụ bên ngoài và các vai trò nghiệp vụ bên trong. Một hoạt động có thế là một công việc thủ công hoặc tự động hóa để hoàn thành một đơn vị công việc. Các lược đồ hoạt động giúp: o Cung cấp cơ sở để giới thiệu các hệ thống thông tin đến doanh nghiệp một cách dễ hiểu hơn. o Thiết lập các mục tiêu cho các dự án phát triển hệ thống nhằm cải tiến nghiệp vụ. o Điều chỉnh mức độ đầu tư vào việc tự động hóa quy trình dựa trên các thông tin đo lường qui trình nghiệp vụ đó. So sánh với lược đồ trình tự có cùng mục đích, lược đồ hoạt động thì tập trung mô tả cách thức phân chia trách nhiệm thành các lớp, trong khi lược đồ trình tự mô tả cách thức các đối tượng tương tác theo trình tự nào. Các lược đồ hoạt động tập trung vào luồng công việc, trong khi các lược đồ trình tự tập trung vào việc xử lý các thực thể nghiệp vụ. Chúng bổ sung cho nhau, như lược đồ trình tự cho thấy những gì xảy ra trong một trạng thái hoạt động. KH OA C NT T – Đ H KH TN 58 Hình 2.19 Một qui trình bán hàng thông thường - được biểu diễn thông qua các luồng đối tượng, cho thấy cách thức một đơn đặt hàng thay đổi trạng thái của nó trong khi thực thi luồng công việc. Sử dụng các làn bơi o Nếu các làn bơi được sử dụng và được nhóm thành các lớp (chủ yếu là các vai trò nghiệp vụ) trong mô hình đối tượng nghiệp vụ, thì ta đang sử dụng lược đồ hoạt động để trình bày các hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ, hơn là các chức năng nghiệp vụ. o Lược đồ hoạt động cung cấp chi tiết về những gì xảy ra trong nghiệp vụ bằng cách khảo sát những người có các vai trò cụ thể (các vai trò nghiệp vụ) và các hoạt động mà họ thực hiện. Đối với các dự án phát triển ứng dụng, các lược đồ này giúp ta hiểu một cách chi tiết về lĩnh vực nghiệp vụ sẽ được hỗ trợ hay chịu tác động của ứng dụng mới. Các lược đồ hoạt động giúp ta hình dung hệ thống mới được đề nghị rõ ràng hơn đồng thời xác định các chức năng của hệ thống đó. Sử dụng các luồng đối tượng o Trong ngữ cảnh này, các luồng đối tượng được sử dụng để cho thấy cách thức các thực thể nghiệp vụ được tạo ra và sử dụng trong một luồng công việc. Các luồng đối tượng trình bày các đầu vào và đầu ra từ các trạng thái hoạt động trong một biểu đồ hoạt động. Có 2 thành phần ký hiệu sau: ¾ Trạng thái luồng đối tượng (object flow state): biểu diễn một đối tượng của một lớp tham gia vào luồng công việc được biểu diễn trong biểu đồ hoạt động. Đối tượng này có thế là đầu ra của một hoạt động và là đầu vào của nhiều hoạt động khác. ¾ Luồng đối tượng (object flow) là một kiểu luồng điều khiển với một trạng thái luồng đối tượng làm đầu vào/đầu ra. KH OA C NT T – Đ H KH TN 59 o Ký hiệu luồng đối tượng biểu diễn sự tồn tại của một đối tượng trong một trạng thái cụ thể, chứ không là chính đối tượng đó. Cùng một đối tượng này có thể được thao tác bởi một số các hoạt động kế tiếp nhau làm thay đổi trạng thái của đối tượng. Sau đó, nó có thể được hiển thị nhiều lần trong một biểu đồ hoạt động, mỗi lần xuất hiện sẽ biểu diễn một trạng thái khác nhau trong đời sống của nó. Trạng thái của đối tượng tại mỗi thời điểm có thể được đặt trong ngoặc và viết thêm vào tên của lớp. o Một trạng thái luồng đối tượng có thể xuất hiện như là trạng thái kết thúc của một luồng đối tượng (sự chuyển tiếp) và là trạng thái bắt đầu của nhiều luồng đối tượng (những sự chuyển tiếp). o Các luồng đối tượng có thể được so sánh với các luồng dữ liệu bên trong luồng công việc của một chức năng nghiệp vụ. Không giống như các luồng dữ liệu truyền thống, các luồng đối tượng tồn tại ở một thời điểm xác định trong một biểu đồ hoạt động. ƒ Sử dụng các lược đồ cộng tác và trình tự Đối với mỗi hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ, có thể có một hoặc nhiều lược đồ tương tác để mô tả các vai trò nghiệp vụ và thực thể nghiệp vụ tham gia, cùng với những tương tác của chúng. Có 2 loại lược đồ tương tác là: lược đồ trình tự và lược đồ cộng tác. Chúng diễn tả những thông tin tương tự nhau, nhưng trình bày những thông tin này theo những cách khác nhau: o Các lược đồ trình tự mô tả rõ ràng trình tự các sự kiện. Với các kịch bản phức tạp, các lược đồ trình tự thích hợp hơn so với các lược đồ hoạt động. o Các lược đồ cộng tác trình bày các mối liên kết giao tiếp và những thông điệp giữa các đối tượng. Chúng phù hợp hơn trong việc giúp ta hiểu được tất cả các hiệu quả trên một đối tượng cho trước. o Nếu ít có các luồng thay thế, nhưng có nhiều thực thể nghiệp vụ liên quan, các lược đồ tương tác thường là một sự lựa chọn tốt hơn so với lược đồ hoạt động, nhằm để trình bày hiện thực hóa của luồng công việc. Một lược đồ trình tự mô tả một mẫu tương tác giữa các đối tượng, được sắp xếp theo thứ tự thời gian; nó cho thấy các đối tượng tham gia vào sự tương tác theo những đường tồn tại (lifeline) và những thông điệp mà chúng gửi cho nhau. Về mặt đồ họa, một lược đồ trình tự mô tả chi tiết sự tương tác giữa các vai trò nghiệp vụ, tác nhân nghiệp vụ, và cách thức các thực thể nghiệp vụ được truy xuất khi một chức năng nghiệp vụ được thực thi. Một lược đồ trình tự mô tả vắn tắt các vai trò nghiệp vụ tham gia làm những gì, và cách thức các thực thể nghiệp vụ được thao tác thông qua những sự kích hoạt, và cách thức chúng giao tiếp bằng cách gửi thông điệp cho nhau. KH OA C NT T – Đ H KH TN 60 Hình 2.20 Một lược đồ trình tự trong phần của một chức năng nghiệp vụ Đăng ký Hành khách Những thông tin được tìm thấy trong một lược đồ trình tự cũng có thể được biểu diễn trong một lược đồ cộng tác. Một lược đồ cộng tác mô tả một mẫu tương tác giữa các đối tượng; nó cho thấy các đối tượng tham gia vào sự tương tác thông qua những mối liên kết giữa chúng và những thông điệp mà chúng gửi cho nhau. Một lược đồ cộng tác về mặt ngữ nghĩa cũng tương tự như một lược đồ trình tự, nhưng tập trung chủ yếu vào các đối tượng, trong khi lược đồ trình tự tập trung vào các tương tác. Một lược đồ cộng tác trình bày một tập con các đối tượng có liên quan đến chuỗi công việc bị ảnh hưởng, bao gồm các mối liên kết giữa chúng, các thông điệp và các chuỗi thông điệp. 2.3.3.3 Ánh xạ các mối quan hệ chức năng Các mối quan hệ giữa các chức năng nghiệp vụ tương ứng với các mối quan hệ trong mô hình đối tượng nghiệp vụ. Tìm hiểu những gì xảy ra trong nghiệp vụ, ta có thể hiểu được cách thức để ánh xạ các mối quan hệ chức năng nghiệp vụ thành những mối liên kết giữa các đối tượng của các hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ. Giả sử một chức năng nghiệp vụ (chức năng nghiệp vụ cơ sở) bao hàm một chức năng nghiệp vụ khác (chức năng nghiệp vụ bao hàm). Tại một thời điểm cho trước, các nhân viên phải tuân theo các chỉ thị của chức năng nghiệp vụ cơ sở, và chuyển sang các chỉ thị của chức năng nghiệp vụ bao hàm như đã được mô tả trong phần tài liệu của các hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ tương ứng. Khi đó sẽ xảy ra: ƒ Đạt được một trạng thái xác định khi thực thi một qui trình theo chức năng nghiệp vụ cơ sở - ví dụ như một vai trò đã hoàn thành một công việc nào đó. ƒ Sự thay đổi trạng thái sẽ được lưu ý bởi một người nào đó (người này đã sẵn sàng bắt đầu công việc theo hiện thực hóa của chức năng nghiệp vụ bao hàm). Hoặc người này sẽ thấy một hiện tượng nào đó, hoặc anh ta được thông báo bởi một người khác trong chức năng nghiệp vụ bao hàm. KH OA C NT T – Đ H KH TN 61 Hình 2.21 Mỗi vai trò nghiệp vụ trong hiện thực hóa của chức năng nghiệp vụ cơ sở cần có một mối liên kết đến vai trò nghiệp vụ khởi đầu công việc trong chức năng nghiệp vụ bao hàm Một vai trò nghiệp vụ trong hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ cơ sở tương tác với các vai trò nghiệp vụ trong hiện thực hóa của chức năng nghiệp vụ bao hàm để thông báo cho họ những gì đang xảy ra. Phương pháp mô hình hóa dễ dàng nhất là: ƒ Hiện thực hóa của chức năng nghiệp vụ bao hàm sẽ có một đối tượng cho mỗi chức năng nghiệp vụ cơ sở. Các đối tượng bắt nguồn từ chức năng nghiệp vụ cơ sở có một mối liên kết đến vai trò nghiệp vụ khởi đầu công việc trong chức năng nghiệp vụ bao hàm. ƒ Hiện thực hóa của chức năng nghiệp vụ cơ sở không có các đối tượng để biểu diễn sự bao hàm. Trong trường hợp chức năng nghiệp vụ được mở rộng bởi một chức năng nghiệp vụ khác, ta cũng sẽ sử dụng một giải pháp tương tự như trên. Trong hiện thực hóa hóa của chức năng nghiệp vụ mở rộng, có một đối tượng mô tả chức năng nghiệp vụ cơ sở, đối tượng này sẽ có một mối liên kết đến một đối tượng khởi đầu công việc trong chức năng nghiệp vụ mở rộng. Hình 2.22 Mỗi vai trò nghiệp vụ trong các chức năng nghiệp vụ cơ sở cần có một mối liên kết đến vai trò nghiệp vụ khởi đầu công việc trong chức năng nghiệp vụ mở rộng. Đối với tổng quát hóa use-case, giải pháp sử dụng cũng tương tự. Trong hiện thực hóa của chức năng cha, một đối tượng mô tả chức năng con. KH OA C NT T – Đ H KH TN 62 Hình 2.23 Trong hiện thực hóa của chức năng cha có các vai trò nghiệp vụ biểu diễn cho các use case con. Các mối quan hệ chức năng có những ý nghĩa khác nhau. Khi chúng được biểu diễn trong mô hình đối tượng nghiệp vụ, sự khác biệt là do công việc được xác định trong chức năng bao hàm, chức năng mở rộng, hoặc do chức năng nghiệp vụ cha được khởi tạo, và cách thức vai trò trình bày thông tin. Các đối tượng trong các hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ tương tác với nhau có cùng cấu trúc trong tất cả các trường hợp. 2.3.4 Lập cấu trúc mô hình đối tượng nghiệp vụ Mô hình đối tượng nghiệp vụ là một mô hình đối tượng mô tả sự hiện thực hóa của các chức năng nghiệp vụ. Nó mô tả trừu tượng cách thức các vai trò nghiệp vụ và thực thể nghiệp vụ liên kết và cộng tác với nhau để thực hiện nghiệp vụ. ƒ Giải thích Mô hình đối tượng nghiệp vụ xác định các chức năng nghiệp vụ từ góc nhìn bên trong của các vai trò nghiệp vụ. Mô hình định nghĩa cách thức các nhân viên nghiệp vụ với những gì họ xử lý liên hệ với nhau để tạo ra các kết quả mong muốn. Nó nhấn mạnh vào các vai trò được thực hiện trong lĩnh vực nghiệp vụ và các trách nhiệm của nhân viên. Các đối tượng của các lớp trong mô hình cần có khả năng thực hiện tất cả chức năng nghiệp vụ. Các thành phần chính của mô hình đối tượng nghiệp vụ là: o Các vai trò nghiệp vụ: cho thấy các trách nhiệm của một nhân viên o Các thực thể nghiệp vụ: biểu diễn đầu ra, tài nguyên, sự kiện được sử dụng o Các hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ: cho thấy các vai trò nghiệp vụ cộng tác và các thực thể nghiệp vụ thực hiện luồng công việc như thế nào. Các hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ được đặc tả với: ¾ Các lược đồ lớp: là các vai trò và thực thể nghiệp vụ tham gia ¾ Các lược đồ hoạt động: trong đó các làn bơi cho thấy các trách nhiệm của các vai trò nghiệp vụ, các luồng đối tượng cho thấy cách sử dụng các thực thể nghiệp vụ trong luồng công việc. KH OA C NT T – Đ H KH TN 63 ¾ Các lược đồ trình tự: mô tả chi tiết sự tương tác giữa các vai trò nghiệp vụ, Tác nhân nghiệp vụ, và cách truy xuất các thực thể nghiệp vụ khi thực hiện một chức năng nghiệp vụ. ƒ Mục đích của mô hình đối tượng nghiệp vụ Nó là một sưu liệu trung gian để làm rõ các ý kiến về nghiệp vụ theo cách suy nghĩ của các nhà phát triển phần mềm, mà vẫn giữ được nội dung nghiệp vụ. Nó là một sự thống nhất về những gì ta biết về lĩnh vực nghiệp vụ được mô tả dưới dạng các đối tượng, thuộc tính, trách nhiệm. Nó khảo sát bản chất của lĩnh vực nghiệp vụ nhằm chuyển tiếp lối tư duy về các vấn đề nghiệp vụ sang lối tư duy về các ứng dụng phần mềm. Nó làm rõ những yêu cầu được hỗ trợ bởi hệ thống thông tin đang xây dựng. Nó thống nhất các định nghĩa về đối tượng nghiệp vụ, các mối quan hệ giữa các đối tượng, tên các đối tượng và quan hệ. Qua đó, cho phép trình bày chính xác các kiến thức về lĩnh vực nghiệp vụ sao cho các chuyên gia về lĩnh vực nghiệp vụ có thể hiểu được. ƒ Lập cấu trúc mô hình đối tượng nghiệp vụ: Phân tích chu kỳ sống của mỗi thực thể nghiệp vụ. Mỗi thực thể nghiệp vụ nên được tạo ra và hủy đi bởi một người nào đó trong đời sống của nghiệp vụ. Hãy bảo đảm rằng mỗi thực thể nghiệp vụ được truy xuất và sử dụng bởi một vai trò nghiệp vụ hay một thực thể nghiệp vụ khác. Cần giảm bớt số lượng các vai trò. Khi phát triển các mô hình, có thể ta sẽ thấy có quá nhiều vai trò. Hãy bảo đảm rằng mỗi vai trò nghiệp vụ tương ứng với một tập hợp các tác vụ mà một người thường thực hiện. Mỗi thực thể nghiệp vụ nên có một người chịu trách nhiệm cho nó. Điều này có thể được mô hình hóa bằng một mối kết hợp từ vai trò nghiệp vụ đến các thực thể nghiệp vụ mà vai trò nghiệp vụ đó chịu trách nhiệm. Một số thực thể nghiệp vụ có thể do những người ngoài nghiệp vụ chịu trách nhiệm. Mô tả điều này trong bản mô tả vắn tắt của thực thể nghiệp vụ đó. ƒ Lược đồ lớp (lớp diagram) Lưu ý, chúng ta chỉ tạo những mối quan hệ trong lớp diagram. Một lược đồ lớp cho thấy một tập hợp các thành phần (tĩnh) của mô hình, như lớp, gói, nội dung của chúng và các mối quan hệ. Các lược đồ lớp cho thấy các mối kết hợp, kết tập và tổng quát hóa giữa vai trò nghiệp vụ và thực thể nghiệp vụ. Những lược đồ lớp có thể được quan tâm: o Các hệ thống phân cấp kế thừa o Các mối kết tập của vai trò nghiệp vụ và thực thể nghiệp vụ. o Cách thức các vai trò nghiệp vụ và entity liên quan đến nhau thông qua các mối kết hợp. Các lược đồ lớp cho thấy các cấu trúc chung trong mô hình đối tượng nghiệp vụ, nhưng cũng có thế là một phần của tài liệu mô tả một hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ bằng cách cho thấy các vai trò và thực thể nghiệp vụ tham gia. KH OA C NT T – Đ H KH TN 64 Hình 2.24 Một lược đồ lớp cho thấy các vai trò nghiệp vụ và thực thể tham gia trong chức năng nghiệp vụ Đăng ký Hành khách. Kiểm tra lại trong toàn bộ luồng công việc trong mỗi Chức năng nghiệp vụ để tránh bỏ sót các Thực thể nghiệp vụ đồng thời bảo đảm rằng mỗi Thực thể nghiệp vụ được xác định và tham gia cụ thể vào một luồng công việc. ƒ Mối quan hệ kết hợp (Association) Để chỉ ra cách một thực thể nghiệp vụ cần "biết về" một thực thể nghiệp vụ khác, sử dụng mối quan hệ kết hợp. Kí hiệu: Một mối kết hợp từ lớp A đến lớp B trong mô hình đối tượng nghiệp vụ chỉ ra rằng A hoặc các đối tượng của A chứa một sự tham chiếu đến B hoặc các đối tượng của B. Một mối kết hợp có một cái tên và một con số xác định có bao nhiêu đối tượng của lớp được kết nối có thể kết nối được. Một mối kết hợp biểu diễn các mối quan hệ cấu trúc giữa các thể hiện của vai trò nghiệp vụ và thực thể nghiệp vụ trong mô hình đối tượng nghiệp vụ. Đó là thông tin cần phải được lưu trữ trong một khoảng thời gian nào đó, và nó không chỉ ra các mối quan hệ phụ thuộc mang tính thủ tục. Mỗi mối kết hợp có một cái tên và một con số xác định có bao nhiêu đối tượng của lớp được kết nối có thể kết nối được. Nó có thế là một hằng hay miền giá trị biểu diễn số đối tượng có thể kết nối được. Ví dụ: Một nhân viên thực hiện việc đăng ký, các hành khách chuyến bay cần tuân theo một tập các chỉ thị cho các hoạt động của người đó trong chức năng nghiệp vụ đăng ký. Mỗi nhân viên đăng ký cần học thuộc những thủ tục này để chức năng đăng ký hoạt động suôn sẻ. Lớp vai trò nghiệp vụ Nhân viên Đăng ký có một mối kết hợp đến một lớp thực thể nghiệp vụ biểu diễn tập hợp các chỉ thị. Một số loại mối kết hợp có thể có một ý nghĩa rộng hơn. Đối với những loại này, điều quan trọng là cần xác định một ý nghĩa cụ thể cho mỗi trường hợp. Như vậy, có thể cần xác định các vai trò của các bên có liên quan trong mối kết hợp. Nếu vẫn chưa đủ để mô tả mối kết hợp, mối kết hợp này có thể được đặt KH OA C NT T – Đ H KH TN 65 một cái tên. Tránh những cái tên như "có" và "chứa" mà không chỉ ra được thêm thông tin hữu ích nào cho mối kết hợp. ƒ Mối quan hệ kết tập (Aggregation) Nếu những Thực thể nghiệp vụ có mối quan hệ Toàn thể-bộ phận thì dùng loại quan hệ Aggregation. Ký hiệu: Một mối kết tập từ lớp A đến lớp B chỉ ra rằng một đối tượng của A được tạo thành từ những đối tượng của B. Nó là một dạng đặc biệt của mối kết hợp. Đôi khi một nhóm người hoạt động như một đơn vị riêng biệt trong một chức năng, nói một cách tổng quát hơn, là một hiện tượng (phenomenon) được tạo thành từ hiện tượng khác. Vd: Một lớp học bao gồm nhiều Sinh viên. Một hiện tượng như vậy được gọi là một mối kết tập. Những lớp riêng biệt có các mối kết tập đến các lớp biểu diễn các thành phần của nó. Cấu trúc này làm cho các mối kết tập dễ dàng tham chiếu đến các thành phần riêng biệt đồng thời xử lý các thành phần này như là một đơn vị riêng biệt. Lớp tổng thể không cần thiết phải có các thuộc tính của chính nó. Những đặc điểm chủ yếu của nó có thế là những mối kết tập của các thành phần khác nhau. Ví dụ: Ban giám đốc của một công ty bao gồm chủ tịch, giám đốc (CEO), và một vài người sở hữu đại diện. Hình 2.25 Một lớp kết tập giữ các lớp khác cùng nhau Chỉ sử dụng các mối kết tập khi cần thiết; nghĩa là các mối kết tập và bất kỳ thành phần nào của nó đều hữu ích. Mối kết tập chuẩn là mối quan hệ tự nhiên và nhất quán của mô hình đối tượng nghiệp vụ - ý nghĩa của nó có thể dể hiểu từ ngữ cảnh. Các mối kết tập chỉ nên được sử dụng với những lớp biểu diễn cùng một loại kiểu mẫu. Ví dụ: Một thực thể nghiệp vụ không phải là mối kết tập của các vai trò nghiệp vụ. ƒ Mối quan hệ tổng quát hóa (Specialization) Ký hiệu: Một mối tổng quát hóa từ một lớp (lớp con) đến một lớp khác (lớp cha) chỉ ra rằng một đối tượng của lớp con thừa kế tất cả các thuộc tính, thao tác và các mối quan hệ của lớp cha. Nhiều thứ trong thực thể có những thuộc tính chung. Ví dụ: cả chó và mèo đều là động vật. Tương tự, các lớp cũng có những thuộc tính chung. Những loại KH OA C NT T – Đ H KH TN 66 mối quan hệ này được làm rõ thông qua mối tổng quát hóa. Bằng cách rút ra những thuộc tính chung thành các lớp của chính nó, mô hình nghiệp vụ sẽ dể thay đổi hơn trong tương lai. Một lớp thừa kế những đặc điểm chung từ một lớp khác được gọi là lớp con (descendant). Lớp mà lớp con thừa kế được gọi là lớp cha (ancestor). Một mối tổng quát hóa cho thấy một lớp thừa kế từ một lớp khác. Điều này nghĩa là phần định nghĩa của lớp cha, bao gồm các thuộc tính và thao tác, cũng dùng được cho lớp con. Các mối quan hệ của lớp cha cũng được thừa kế. Mối tổng quát hóa diễn ra theo một số giai đoạn, giúp cho việc mô hình hóa những hệ thống phân cấp phức tạp, và nó có nhiều mức kế thừa, dù mức độ kế thừa có thể bị giới hạn để dể hiểu hơn. Những thuộc tính chung được đặt ở phần trên của hệ thống phân cấp kế thừa, và những thuộc tính đặc biệt được đặt ở phần dưới. Nói cách khác, mối quan hệ tổng quát hóa có thể được dùng để mô hình hóa những phần chuyên biệt hóa của một khái niệm tổng quát hơn. Ví dụ: Các hành khách đến đăng ký chuyến bay mang theo các loại hành lý khác nhau: hành lý thông thường, hành lý xách tay, và hành lý đặc biệt. Theo góc nhìn của phi trường, chúng có một vài thuộc tính chung, chẳng hạn như mỗi hành lý có một người chủ và có một trọng lượng. Những thuộc tính chung này có thể được mô hình hóa bởi các thuộc tính và các thao tác trong một lớp riêng biệt gọi là Hành lý. Các lớp Hành lý thường, Hành lý xách tay và Hành lý đặc biệt cũng thừa kế từ lớp này. Hình 2.26 Các lớp Hành lý thường, Hành lý xách tay, và Hành lý đặc biệt có những thuộc tính chung. Chúng là tất cả những phần chuyên biệt hóa của khái niệm tổng quát Hành lý. Một lớp có thể kế thừa một số lớp khác đã kế thừa. Quan trọng là phải kiểm tra cách thức các mối kết hợp, thuộc tính và các thao tác được đặt tên trong lớp cha. Nếu tên trùng nhau thì phải mô tả ý nghĩa của nó trong lớp kế thừa. Một lớp tồn tại chỉ để một lớp khác kế thừa từ nó thì được gọi là lớp trừu tượng. Lớp trừu tượng không bao giờ được khởi tạo. Tuy nhiên, một đối tượng của lớp kế thừa từ lớp trừu tượng thì tuân theo mô tả của lớp trừu tượng và mô tả của lớp kế thừa. Các lớp được khởi tạo trong nghiệp vụ là những lớp cụ thể. Trong ngữ cảnh này, "trừu tượng" nghĩa là một thứ gì đó hoàn toàn khác biệt với ý nghĩa của nó theo cách nói thông thường. Một thứ gì đó rất có thể trừu tượng theo ý nghĩa thông thường nhưng không phải là một lớp trừu tượng. Những bài học ở trường là những hiện tượng trừu tượng, hay những khái niệm vì chúng không thể sờ thấy được. Nhưng, nếu mô hình hóa các hoạt động ở trường học, một bài học có thể giống với một lớp cụ thể - lớp đã được khởi tạo. KH OA C NT T – Đ H KH TN 67 Tương tự như vậy, hiện tượng cụ thể (như sản phẩm và nhân viên) có thể tạo ra các lớp trừu tượng nếu chúng có các thuộc tính chung với những lớp khác. Mục đích chính của việc sử dụng kế thừa là đạt được một mô hình đối tượng thích ứng với sự thay đổi. Tuy nhiên, sự kế thừa cần được sử dụng cẩn thận: o Kế thừa chỉ là một cách thức để cấu trúc phần mô tả nhằm mô tả trực quan những hiện tượng có những thuộc tính chung. Khi hiện thực hóa, phải tìm một nhân viên có khả năng thực hiện cả công việc của lớp cha và lớp con bất cứ khi nào lớp con được khởi tạo. o Chỉ sử dụng các mối tổng quát hóa giữa các lớp có cùng Kiểu mẫu. Vì các Kiểu mẫu khác nhau có các mục đích khác nhau, một mối tổng quát hóa từ một lớp thuộc Kiểu mẫu này đến một lớp thuộc Kiểu mẫu khác sẽ không có ý nghĩa. Nếu một lớp vai trò nghiệp vụ kế thừa một thực thể nghiệp vụ, thì vai trò nghiệp vụ đó sẽ trở thành một loại lai ghép. ƒ Các đặc điểm của một mô hình đối tượng nghiệp vụ chuẩn Các vai trò nghiệp vụ và thực thể nghiệp vụ cùng nhau thực hiện tất cả các hoạt động được mô tả trong các chức năng nghiệp vụ (không hơn không kém). Mô hình đối tượng nghiệp vụ cung cấp một bức tranh toàn diện về tổ chức 2.3.5 Đặc tả Vai trò nghiệp vụ Mục đích đặc tả các trách nhiệm của một vai trò nghiệp vụ, để các thành viên hệ thống hiểu rõ hơn về vai trò nghiệp vụ và nhất trí về các mô tả của nó. Xác định các lĩnh vực trách nhiệm: xem xét mô tả của tất cả các luồng công việc mà vai trò nghiệp vụ tham gia, mô tả của các vai trò nghiệp vụ và thực thể nghiệp vụ mà vai trò nghiệp vụ này tương tác. Xác định và mô tả vắn tắt các lãnh vực trách nhiệm trong mỗi hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ. Xác định và mô tả vắn tắt những thao tác mà vai trò nghiệp vụ thực hiện. Một vai trò nghiệp vụ có thể có một hoặc nhiều thao tác cho mỗi lãnh vực trách nhiệm. Hoàn tất phần mô tả trách nhiệm, giải thíc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUng_dung_quan_ly_sieu_thi.pdf
Tài liệu liên quan