Luận văn Tìm hiểu về phần mềm Proteus VSM

 Show Voltage & Current on Probes : hiển thị vôn,dòng trên ống dò.

 Show Logic State of pins : hiển thị mức logic của chân IC.

 Show wire Voltage by Colours : hiển thị màu của điện áp nguồn, đất .

 Show wire Current with arrows : hiển thị dòng điện chạy dạng mũi tên.

 Simulation Speed: chỉnh các thông số thời gian chạy mô phỏng.

(((( Voltage / Current Ranges: số vôn cao nhất cấp cho nguồn cho các IC .(do các linh

kiện không có chân nguồn ).

pdf53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7084 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu về phần mềm Proteus VSM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trang thiết kế có thể dung nhiều cách : • Dùng chuột : - Để phóng to hay thu nhỏ có thể dùng nút giữa của chuột . Trước hết phải chọn trang thiết kế bằng cách nhấn chuột phải tại trang thiết kế , sau đó dùng nút giữa chuột phóng to hay thu nhỏ trang thiết kế. - Có thể dùng phím Shift + chuột trái (giữ và kéo thành cửa sổ) quét phần cửa sổ cần phóng lớn để phóng lớn trang thiết kế theo kiểu Zoom Area . • Dùng công cụ : - Có thể dùng các thanh công cụ để phóng to hoặc thu nhỏ : để phóng to chọn biểu tượng Zoom in , để thu nhỏ chọn biểu tượng Zoom Out . - Ngoài ra có thể dùng menu : View -> Zoom in để phóng to , View -> Zoom out để thu nhỏ. • Dùng phím tắt : - Ngoài ra để phóng to hay thu nhỏ cách nhanh chóng ta có thể dùng các phím tắt F6 để phóng to, F7 để thu nhỏ , kết hợp với di chuột đến vị trí cần phóng to thu nhỏ và nhấn phím tắt. - Phím F8 dùng để xem toàn bộ trang đang thiết kế. b. Di chuyển màn hình thiết kế .  Các cách di chuyển màn hình thiết kế : - Dùng biểu tượng trên thanh công cụ (Pan) và nhấn chuột tại vị trí cần di chuyển đến . - Dùng phím tắt : F5 kết hợp với di chuột đến các vị trí cần di chuyển . Chú ý : khi dùng phím tắt để di chuyển khi con trỏ còn nằm trong khổ giấy thiết kế thì mới có hiệu quả ,nếu con trỏ nằm ngoài khổ giấy sẽ có biểu tượng . 2. Cài đặt và hủy bỏ ô lưới. - Để cho việc thiết kế dễ dàng , khi thiết kế sơ đồ nguyên lý chúng ta nên bật ô lưới cho trang thiết kế . - Để bật ô lưới cho trang thiết kế vào menu View -> Grid hay nhấn phím tắt G . - Hoặc chọn biểu tượng trên thanh công cụ : 3. Các điều chỉnh phụ trong menu View : - Redraw : khi thiết kế lấy , xóa , quay hay di chuyển màn hình , chúng ta sẽ thấy xuất hiện các nét không vẽ mà lại có hiện lên màn hình thiết kế . Để làm mất các nét đó chúng ta dùng lệng Redraw trong menu View hay biểu tượng Redraw trên thanh công cụ , cách đơn giản nhất là dùng phím tắt R . - Snap 10th, 50th, 100th, 500th dùng thay đổi tỷ lệ của các ô lưới trong trang thiết kế. Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp IV. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN LINH KIỆN. 1. Cách mở thư viện linh kiện. Để mở cửa sổ Library lấy linh kiện . - Trên menu ta chọn Library → Pick Device/Symbyl … Hình 2 – 9 : menu chọn thư viện linh kiện - Hoặc ta có thể chọn vào biểu tượng : (Pick devices) ,trên thanh công cụ . - Hoặc ta cũng có thể vào biểu tượng : Pick devices trên cửa sổ DEVICES. Hinh 2 – 10 : cửa sổ linh kiện DEVICES -Ta cũng có thể dùng phím tắt P để mở thư viện. Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp Sau khi ta chọn mở thư viện ( một trong các cách trên ) thì cửa sổ thư viện sẽ xuất hiện như sau : Hình 2 – 11 : cửa sổ thư viện lấy linh kiện Trong dó : - Keyword : tìm kiếm linh kiện theo tên đánh vào . - Category và Sub-catelogy : chứa các thư viện trong chương trình Proteus . - Result : hiển thị các linh kiện khi chọn thư viện hay đánh tên trên mục Keyword . - Schematic Preview : hiển thị hình dạnh của linh kiện . - PCB Preview : hiển thị sơ đồ chân linh kiện . 2. Cách tìm và chọn linh kiện trong thư viện vào cửa sổ Devices : Sau khi mở thư viện xong , để lấy linh kiện trong thư viện vào cửa sổ Devices ta có thể thực hiện theo các cách sau : CÁCH 1 : Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp - Ta có thể đánh chính xác tên linh kiện vào trong Keywords (Proteus có khả năng dò tìm không chính xác nếu như chúng ta không thể nhớ đầy đủ ) cho tất cả các linh kiện có tên gần như vậy cho chúng ta lựa chọn . - Dò tìm linh kiện cần tìm trong cửa sổ Results . - Ta có thể nhìn thấy linh kiện trong cửa sổ Schematic preview khi ta đã Click chọn linh kiện đó - Lấy linh kiện ra cửa sổ Devices bằng cách : nhấn đúp vào linh kiện đã chọn . Cứ tiếp tục các thao tác như vậy cho đến khi lấy xong các linh kiện cần thiết cho việc vẽ mạch . - Khi lấy xong các linh kiện cần thiết cho việc vẽ mạch ta thoát ra khỏi thư viện bằng cách nhấn Cancel hoặc phím Esc . CÁCH 2 : Trong của sổ thư viện có nhiều thư viện nhỏ - Ta Click chọn vào một trong các thư viện nhỏ đó . - Dò tìm linh kiện cần tìm trong cửa sổ Results . - Ta có thể nhìn thấy linh kiện trong cửa sổ Schematic preview khi ta đã Click chọn linh kiện đó - Thao tác lấy linh kiện như mục trên - Khi ta nhấn đúp chuột vào linh kiện trong cửa sổ Result thì linh kiện sẽ được thêm vào màn hình trang thiết kế ( cửa sổ DEVICE) hình 2 -12 . Khi lấy xong các linh kiện cần thiết cho việc vẽ mạch ta thoát ra khỏi thư viện bằng cách nhấn Cancel hoặc phím Esc . Hình 2 – 12 : minh họa khi thêm linh kiện vào trang thiết kế Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp Ví dụ : lấy các linh kiện sau : 80C51,điện trở, tụ , thạch anh ,led, động cơ . . . Hình 2 – 12 : cách lấy IC 80c51 - Tại mục Keyword đánh tên linh kiện cần lấy 80C51 , sau đó màn hình có dạng như trên, nhấn chuột hai lần lên linh kiện cần lấy để thêm vào cửa sổ Devices . - Các linh kiện khác dùng cách tương tự để lấy , sau đó nhấn ESC để thoát khỏi cửa sổ thư viện trở về màn hình thiết kế . Ghi chú : - Khi chúng ta cần lấy các linh kiện có khả năng chạy mô phỏng , thường thì các linh kiện này có đặc tính ACTIVE trong thư viện . - Tại cửa sổ (Preview) ngoài đặc tính cho biết chân linh kiện nó còn cho biết là linh kiện sẽ lấy có thể chạy được mô phỏng hay không . Nếu chương trình không hổ trợ linh kiện thì sẽ có dòng No Simulator Model . Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp 3. Cách chọn , đặt và hiệu chỉnh các thông số của linh kiện: Sau khi lấy linh kiện ra cửa sổ Devices và thoát khỏi thư viện ta lấy linh kiện từ của sổ Devices ra trang thiết kế ta thao tác như sau : a/ Lấy linh kiện ra trang thiết kế : - Click chuột vào linh kiện cần lấy ( linh kiện trong của sổ Devices ) - Di chuyển con trỏ chuột ra trang thiết kế nơi cần đặt linh kiện và Click chuột thì linh kiện sẽ được đặt tại đó LƯU Ý : Nếu mạch có nhiều linh kiện cùng loại như : 5 Điện trở , 6 tụ điện , 3 diode … Từ của sổ Devices chỉ có 1 điện trở , 1 tụ điện , 1 diode … ta có thể lấy ra trang thiết kế 5 Điện trở , 6 tụ điện , 3 diode … như mạch yêu cầu bằng cách sau : - Click chuột vào linh kiện cần lấy ( linh kiện trong của sổ Devices ) - Di chuyển con trỏ chuột ra trang thiết kế nơi cần đặt linh kiện và Click chuột thì linh kiện sẽ được đặt tại đó và ta tiếp tục di chuyển chuột để đặt các linh kiện tiếp theo chương trình sẽ tự động tăng số linh kiện lên sau mỗi lần nhân chuột . b/ Di chuyển, xoay, xóa linh kiện trong trang thiết kế : + Di chuyển linh kiện : Khi ta lấy linh kiện trong cửa sổ Devices ra trang thiết kế . Vì ta sắp xếp không hợp lý hoặc vì một lý do nào đó mà ta cần di chuyển linh kiện thì ta có những thao tác sau : - Click phải vào linh kiện cần di chuyển ,sau đó click trái và kéo linh kiện đến nơi cần di chuyển đến. - Chúng ta cũng co thể dùng thanh công cụ để di chuyển , công cụ di chuyển có thể giúp người dùng di chuyển một khối .Sau khí chọn khối cần di chuyển (bằng nhấn giữ và kéo chuột phải ) ,nhấn vào biểu tượng di chuyển khối sau đó đưa khối đến vị trí mới. + Xoay linh kiện : Trong thiết kế mạch để chúng ta nhìn và đọc mạch một cách dễ dàng thì các dây nối giữa các chân linh kiện ít chồng chéo lên nhau nhất . Để làm được điều đó ta có thể xoay các linh kiện để tìm ra phương án tối ưu nhất . Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp Để xoay các linh kiện ta có các cách sau : CÁCH 1: - Click phải vào linh kiện cần xoay (chọn linh kiện). - Bấm chọn vào các biểu tượng xoay (set Rotation , Horizontal Reflection , Vertical Reflection ) hoặc nhâp góc cần xoay vào Hình 2 – 13 : biểu tượng xoay , đối xứng các linh kiện CÁCH 2: - Click phải vào linh kiện cần xoay . - Bấm chọn vào các biểu tượng xoay Rotate/Reflect Tagged Objects Hình 2 – 14 : biểu tượng xoay, di chuyển, copy, xóa Khi ta bấm chọn vào biểu tượng xoay Rotate/Reflect Tagged Objects thì xuất hiện cửa sổ : Hình 2 – 15 : cửa sổ nhập góc cần xoay - Nhập góc xoay vào Angle - Nhấn chon OK. Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp + Xóa một linh kiện : - Click phải vào linh kiện cần xoá. - Bấm vào biểu tượng Delete All Tagged : - Hoặc ta có thể nhấp chuột phải hai lần vào linh kiện cần xóa . - Ta cũng có thể nhấn DEL để xoá linh kiện . c/ Sửa các thông số kỹ thuật của linh kiện : Để vẽ mạch một cách nhanh chóng ta không nhất thiết phải lấy linh kiện có các thông số chính xác nhất là trong mạch có nhiều linh kiện giống nhau nhưng khác các thông số kỹ thuật . Nếu lấy từng linh kiện đúng với các thông số cần tìm thì sẽ mất rất nhiều thời gian và đôi khi trong thư viện không có linh kiện có các thông số mà ta cần tìm . Vì vậy ta cần phải sửa các thông số kỹ thuật cho linh kiện . Vd : sau khi lấy motor stepper cửa sổ chỉnh sửa các thông số cơ bản cho động cơ bước có dạng như sau : Hình 2 – 16 : cửa sổ chỉnh sửa thông số cho động cơ bước - Tại cửa sổ tính chất động cơ bước chúng ta có thể chỉnh các thông số cơ bản : nguồn của động cơ, số bước , điện trở cuộn dây … Sau đó nhấp OK để hoàn tất quá trình chỉnh sửa . Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp  Các linh kiện khác khi cần chỉnh sửa lại các giá trị mặc định trong Proteus chúng ta làm tương tự như cách trên . 4 - Nối dây cho mạch thiết kế : Sau khi lấy và sắp xếp các linh kiện theo mong muốn ,ta tiến hành nối các chân linh kiện cho mạch . Ta có thể tiến hành như sau : - Vào biểu tượng 2D graphics line để nối dây cho mạch Hình 2 – 17 : cách lấy các dây ve õ - Chọn kiểu dây nối cho mạch trong cửa sổ GRAPHICSTYLES Các kiểu nối dây thông dụng : • WIRE • BUS WIRE • INPUT • OUTPUT … a) Nối WIRE : Hình 2 – 18 : cửa sổ chọn dây vẽ cho mạch nguyên lý Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp + Cách nối dây Wire : - Chọn kiểu dây nối là Wire sau đó ta đưa chuột đến các vị trí cần nối . VÍ DỤ : cách vẽ wire và nối dây cho linh kiện . - Lấy các linh kiện như hình vẽ sau và đặt vào trang thiết kế : Relay ,Button ,Motor DC Hình 2 – 19 : ví dụ điều khiển động cơ DC - Khi thiết kế chúng ta nên bật ô lưới lên để dễ dàng trong khi vẽ. Bật tắt ô lưới (Gird) dùng phím tắt G . - Trong khi nối dây nếu chúng ta bật biểu tượng (real time annotation) lên Enable . Thì khi chúng ta đưa con trỏ vào chân linh kiện sẽ có biểu tượng X tại chân linh kiện giúp chúng ta vẽ mạch dễ dàng hơn (hình trên tại chân Relay) ngược lại thì không có biểu tượng X khi chúng ta đưa con trỏ tới chân linh kiện. - Trong quá trình nối dây một điều hữu ích là Proteus có thể tạo ra các đường vuông góc khi chúng ta nối dây theo đường chéo làm cho mạch thiết kế đẹp hơn . Muốn thế chúng ta phải bật biểu tượng (Wire Auto Router) . Hình 2 – 20 : hai cách vẽ trong chương trình Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp - Hình trên so sánh hai phương pháp vẽ .Tuy nhiên chúng ta cũng có thể vẽ đẹp mà không cần bật ( wire auto router ) bằng cách vẽ từng đoạn vuông góc ( nhấn chuột trái tại các điểm dừng của mỗi đoạn thẳng ) . Nhưng phương pháp này khá phức tạp và lâu khi chúng ta thiết kế các mạch lớn . Đặc tính Wire Auto Router mang lại kết quả tuy có lúc không vừa ý nhưng nó giúp chúng ta thiết kế mạch nhanh và đẹp hơn . Ghi chú : khi nối dây Wire từ Bus ra, do từ Bus có nhiều dây cùng ra nên cần phải đặt tên cho từng dây để chương trình có thể hiểu từng dây trong bó dây sẽ nối ra (vào) từ đâu . b) Kiểu nối BUS WIRE : +Cách nối BUS : - Vào biểu tượng 2D graphics line để nối dây cho mạch - Chọn kiểu dây nối BUS WIRE cho mạch trong cửa sổ GRAPHICSTYLES Hoặc ta cũng có thể vào biểu tượng BUS Hình 2 – 21 : cách chọn biểu tượng lấy dây BUS vẽ + Cách đặt tên cho BUS : Sau khi ta nối BUS xong ta tiến hành đặt tên cho BUS bằng cách : - Mở biểu tượng Wire label . Hình 2 – 22: cách chọn biểu tượng đặt tên cho dây - Click phải chuột vào đoạn BUS cần đặt tên . - Click trái chuột vào đoạn BUS cần đặt tên thì xuất hiện cửa sổ : Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp Hình 2 – 23 : cửa sổ đặt tên cho dây vẽ - Đánh tên cần đặt cho BUS vào String : vd: AD[0..7] → OK + Cách đặt tên cho các dây WIRE nối từ BUS : Tương tự như cách đặt tên cho BUS nhưng ở đây ta có thể chọn một trong các tên có sẵn trong String → OK . Nếu như trước đó ta chưa đặt tên thì đánh thẳng vào ô String tên cần đặt . Hình 2 – 23 : cửa sổ chọn tên cho dây vẽ Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp Ví dụ nối Bus – Wire : Hình 2 – 24 : ví dụ các cách vẽ wire, bus c) Kiểu nối INPUT ,OUTPUT : Để cho mạch thiết kế gọn và đơn giản ta dùng Kiểu nối INPUT ,OUTPUT. + Kiểu nối INPUT ,OUTPUT : - Click chọn vào biểu tượng Inter-sheet Terminal Hình 2 – 25 : cách chọn biểu tượng lấy dây nguồn Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp - Chọn kiểu dây nối INPUT ,OUTPUT trong thư viện TERMINALS Nguồn và mass cấp cho mạch cũng được lấy từ thư viện này ( POWER , GROUND ) Hình 2 – 26 : cửa sổ lấy nguồn , các ống lấy mẫu phân tích - Lấy ký hiệu INPUT ,OUTPUT ra trang thiết kế và đặt tên cho nó VÍ DỤ : Cách dùng INPUT ,OUTPUT , thiết kế mạch điều khiển động cơ bước, dùng các tín hiệu INPUT (tín hiệu ta) , tín hiệu OUTPUT (tín hiệu vào) giúp ta có thể phân chia sơ đồ nguyên lý ra phần điều khiển, phần động lực hay phần hiển thị . . . Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp Hình 2 – 27 : ví dụ dùng phương pháp INPUT, OUTPUT 6 - Phương pháp cấp nguồn cho mạch : a/ Các thao tác lấy nguồn ra trang thiết kế : - Click chọn vào biểu tượng Inter-sheet Terminal - Click chọn POWER , MASS trong thư viện TERMINALS - Lấy nguồn và mass ra trang thiết kế b/ Cách ghi điện áp và sửa chữa các thông số kỹ thuật của nguồn : - Click phải vào nguồn cần ghi hoặc sữa giá trị điện áp . - Sau đó Click trái vào nguồn cần ghi hoặc sữa giá trị điện áp Hình 2 – 28 : cửa sổ chỉnh sửa nguồn Sau đó đánh giá trị nguồn nuôi cho mạch vào String → OK 7 - Kiểm tra sơ đồ mạch nguyên lý : - Kiểm tra sơ đồ mạch sau khi hoàn thành xong mạch thiết kế là rất quan trọng , nógiúp cho ta tìm ra được những lỗi mà ta còn sai sót trong thiết kế chưa phát hiện ra được . Để kiểm tra lỗitrong sơ đồ mạch ta thao tác như sau : - Vào Tool→ Electrical Rule Check hay dùng biểu tượng . Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp - Đọc và tìm lỗi trong các dòng thông báo trong cửa sổ Electrical Rule Check – ISIS Professional ( Demo ) Hình 2 – 29 : cửa sổ kiểm tra lỗi trang thiết ke á - Bảng kiểm tra lỗi ở trên báo lỗi trên linh kiện U1 ( 80C51) thiếu mạch Reset, mạch dao động, nguồn áp tại chân EA (31) . Sau khi chỉnh sửa lại mạch kiểm tra lại chúng ta sẽ không thấy báo lỗi và dòng thông báo cuối cùng là No ERC errors found . - Đến đây mạch coi như đã hoàn chỉnh về sơ đồ nguyên lý , lưu lại mạch thiết kế bằng cách vào menu save hay dùng thanh công cụ như các phần mềm khác . Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp CHƯƠNG III : CHẠY MÔ PHỎNG VÀ PHÂN TÍCH MẠCH NGUYÊN LÝ CƠ BẢN I. CÁCH MỞ SƠ ĐỒ ĐÃ THIẾT KẾ. Công việc trước tiên để chạy mô phỏng hay phân tích một sơ đồ nguyên lý là mở nó .Để mở một trang đã thiết kế có thể dùng các cách sau : + Vào menu File -> Load Design -> chọn tập tin cần mở. + Dùng biểu tượng Load Design trên thanh công cụ. + Dùng phím tắt L . II. CÁC CÔNG CỤ DÙNG PHÂN TÍCH MẠCH. 1. Biểu tượng lấy các máy đo phân tích mạch : 2. Biểu tượng lấy các đồ thị phân tích mạch : 3. Biểu tượng lấy và đặt các ống dò điện áp , dòng điện : II. CHẠY MÔ PHỎNG VÀ PHÂN TÍCH MẠCH . A – CHẠY MÔ PHỎNG. - Khi mạch thiết kế hoàn chỉnh quá trình đơn giản là chạy mô phỏng quá các công cụ của Proteus .  Biểu tượng chạy toàn bộ chương trình thiết kế .  Biểu tượng chạy từng bước chương trình thiết kế.  Biểu tượng tạm dừng chương trình đang chạy ,hay chạy chương trình đang ở trạng thái tạm dừng.  Biểu tượng dừng toàn bộ chương trình đang chạy. - Trong quá trình chạy mô phỏng chúng ta có thể bật các lớp màu nguồn, các mức điện áp chân, dòng điện theo chiều mũi tên .Vào menu System -> Set Animation Options cửa sổ tính chất xuất hiện . Hình 3 -1 : cửa sổ điều chỉnh các thông số chạy mô phỏng đơn giản. Trong đó : Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp  Show Voltage & Current on Probes : hiển thị vôn,dòng trên ống dò.  Show Logic State of pins : hiển thị mức logic của chân IC.  Show wire Voltage by Colours : hiển thị màu của điện áp nguồn, đất .  Show wire Current with arrows : hiển thị dòng điện chạy dạng mũi tên.  Simulation Speed : chỉnh các thông số thời gian chạy mô phỏng. (((( Voltage / Current Ranges : số vôn cao nhất cấp cho nguồn cho các IC . (do các linh kiện không có chân nguồn ). Vd: Điều chỉnh các thông số và chạy mạch cơ bản sau . Hình 3 – 2 : mô phỏng chiều dòng điện ,mức điện áp B – PHÂN TÍCH MẠCH BẰNG CÁC MÁY CÔNG CỤ. 1. Đo vôn, đo dòng điện các mạch đơn giản. Để đo vôn, dòng điện của mạch ví dụ chúng ta dùng đồng hồ đo. Phân tích mạch đơn giản sau như hình 3-2 ở trên . • Để lấy máy đo vôn AC chọn biểu tượng trên thanh công cụ , tại cửa sổ Instruments chọn AC VOLTMETER , để đo dòng tiêu thụ của bóng đèn như hình trên dùng máy đo Ampe AC AMMETER Sau đó nối dây cho mạch như hình sau . Để ý khi đo vôn thì mắc song song với vị trí cần đo, còn đo dòng điện thì phải mắc nối tiếp với linh kiện cần đo . • Mở thuộc tính các máy đo để điều chỉnh thông số : - Display Range : chọn kiểu hiển thị vôn, mili vôn , Ampe hay mili ampe … • Sau khi nối dây cho các máy đo như hình sau , chạy mô phỏng ta thu được các trị số V,A trên các máy đo . Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp Hình 3 – 3 : Kết quả các máy đo khi chạy mô phỏng.  Kiểm tra kết quả đo so với lý thuyết : - Công thức mạch phân áp : V1 = ( R1 / ( R1+ R2) ) * Vin = ( 500 / 700 ) * 12 = 8.571 V V2 = ( R1 / ( R1+ R2) ) * Vin = ( 200 / 700 ) * 12 = 3.428 V - Kết quả đo được gần đúng với lý thuyết do nhiều nguyên nhân có thể là sai số trên các thiết bị . Ghi chú : các máy đo DC cũng làm theo cách tương tự . 2. Cách dùng các ống dò để đo dòng hay áp . Một trong các phương pháp đơn giản hơn để đo dòng điện là dùng các ống dò vôn hay ampe . • Để lấy ống dò vôn chọn biểu tượng Voltage Probe trên thanh công cụ , Current Probe để đo dòng điện . • Đặt các ống dò vào các vị trí muốn . Chạy mô phỏng và xem kết quả. • Cách đặt ống dò cho ví dụ trên . Hình 3 - 4 : cách đặc các ống dò và kết quả khi chạy mô phỏng Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp  So sánh kết quả với cách đo bằng đồng hồ : V1 = 4.39173 + 4.18367 = 5.5754 V V2 = 4.18367 + (-7.58504) = 3.401 V Kết luận : phép dùng các ống dò cho kết quả gần đúng với kết quả dùng đồng hồ đo . Và so với lý thuyết cũng không sai lệch nhiều . 3. Dùng máy đo dao động để đo dao động. - Chúng ta khảo sát vị dụ đơn giản dùng máy phát dao động và máy đo giao động . Hình 3 - 5: mạch nguyên lý cơ bản dùng máy phát , máy đo dao động. - Khi chúng ta chạy mô phỏng chương trình sẽ cung cấp cho ta hình dạng các máy phát và máy đo dao động như sau : Hình 3 – 6 : máy đo dao động Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp Hình 3 – 7 : máy phát dao động. - Điều chỉnh các thông số của máy phát ,máy thu , các dạng tín hiệu của máy phát . - Xem kết quả thu được . - Chúng ta co thể dùng máy đo dao động để do dao động của tất cả các mạch nguyên lý cơ bản ,cũng như đo các linh kiện điện tử cơ bản khác . C – PHÂN TÍCH MẠCH BẰNG CÁC ĐỒ THỊ. * Biểu tượng chứa các đồ thị dùng cho phân tích mạch : - Phầm mềm proteus cung cấp cho người sử dụng một công cụ khá hữu dụng là các đồ thị phân tích : sóng, tần số, âm thanh, digital . - Biểu tượng lấy các đồ thị phân tích : - Khi chọn biểu tượng phân tích bằng đồ thị các đồ thị dùng phân tích nằm trong cửa sổ INSTRUMENTS , chọn biểu tượng đồ thị cần phân tích nhấn và giữ chuột trái để đặt đồ thị vào trang thiết kế đến khi đồ thị có độ lớn yêu cầu .  Các đặc tính cơ bản của cửa sổ Edit Graph : Stt Tên đồ thị Ý nghĩa Đồ thị sử dụng 1 Graph title Tựa đề của đồ thị phân tích Tất cả 2 Start time Thời gian bắt đầu quá trình phân tích 3 Stop time Thời gian kết thúc quá trình phân tích 4 Left Axis Label Nhãn trục trái 5 Right Axis Label Nhãn trục phải Transfer ,conformance, digital,analogue, digital,… 6 Reference Tần số 7 Start reference Tần số bắt đầu 8 Stop reference Tần số kết thúc 9 Sweep var Biến quét 10 Start value Trị số ban đầu AC,DC 11 Stop value Trị số kết thúc AC,DC 12 Nom. Value Trị số trung bình AC sweep, DC sweep, frequence ,noise , … Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp 13 No. Steps Số bước phân tích 14 Interval Khoảng ngừng 15 No. Steps/Interval Khoảng ngừng bước 16 Play mode Mẫu phân tích 17 Loop time Thời gian lặp lại quá trình phân tích 18 Sample Bits Số bit lấy mẫu 19 Sample Rate Tốc độ lấy mẫu Audio 20 Max Frequency Tần số quét cao nhất Fourier 1. Phân tích Analog . - Khảo sát và phân tích mạch cơ bản sau : Hình 3 - 8 : mạch cơ bản dùng IC741 Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp  Các bước phân tích mạch Analog : - Đặt công cụ lấy mẫu Vol qua biểu tượng đặt đầu dò vào ngõ ra của 741 . - Sửa tên tín hiệu lấy mẫu là Output .Nhấn chuột phải chuột tại biểu tượng tín hiệu sau đó nhấn chuột trái cửa sổ sửa tên có dạng sau : Hình 3 - 9 : cửa sổ chỉnh sửa tên tín hiệu lấy mẫu Vol Probe - Đặt lại tên cho tín hiệu là OUTPUT. - Lấy đồ thị phân tích Analogue từ biểu tượng trên thanh công cụ và đặ đồ thị vào trang thiết kế . Hình 3 - 10 : Hình dạng ban đầu của đồ thị đặ vào trang thiết kế - Sau khi đặt đồ thị vào trang thiết kế để chỉnh sửa các thông số cơ bản của đồ thị : chọn đồ thị hay vào menu Graph -> Edit Graph xuất hiện cửa sổ Edit Graph có dạng sau : Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên : Phạm Quốc Hiệp Hình 3-11 : cửa sổ chỉnh sửa các tính chất của đồ thị - Chỉnh sửa các thông số theo yêu cầu phân tích : tên đồ thị , thời gian lấy mẫu phân tích .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuan van Proteus 6.5_2.pdf