Luận văn Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải, thời kì đổi mới

Cặp nhân vật già – trẻthực sựlà người của hai thời, của "cái hôm qua rất giản dị" và "cái hôm

nay rất phức tạp". Sựxuất hiện thường xuyên, thành cặp hai loại nhân vật già và trẻnày đã đem lại

hình ảnh một xã hội vận động, với tất cảsựmâu thuẫn và thống nhất, sựtiếp nối và đứt đoạn giữa quá

khứ, hiện tại và tương lai; giữa các thếhệtrong một thời đại. Người trẻnghĩtới tương lai bởi vì chưa

có quá khứ. Họnghĩvềnhững ngày sắp tới, nghĩvềcuộc sống dài. Thanh niên tìm kiếm chân lí tức là

tìm kiếm cuộc sống của mình, khao khát biết bản thân mình bằng chính những tựnghiệm mà không

vay mượn càng không chấp nhận kinh nghiệm của người khác. Tuổi trẻluôn có tham vọng, hoài bão.

Tham vọng trởnên nổi bật, ham muốn vềtương lai, được thành công, được đấu tranh là toàn bộmối

quan tâm của họ. Những người trẻluôn sẵng sàng chấp nhận thửthách, mới lạvà bước vào cuộc phiêu

lưu, bước vào thếgiới con người, bước vào “bãi chợ” – tiền bạc, quyền lực, danh tiếng.

pdf119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải, thời kì đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chân chính của Phúc âm. “Hễ điều gì chúng ta buộc ở dưới đất thì trên trời cũng sẽ buộc…”. “Vả, muối vốn tốt; song nếu muối đã nhạt đi, thì lấy chi mà nêm lại? Hoặc dùng để bón đất hay trộn phân đều không đáng, chỉ phải quăng ra ngoài đấy thôi.” [76, tr.551]. Cha già chính là hiện thân của tinh thần tự do. Ông đã dứt bỏ được mọi thứ ràng buộc nặng nề nhất trì kéo con người ta. Đó là gánh nặng phải trả ơn và gánh nặng bị hàm ơn. Ông không để mình phải mang ơn rồi chịu đàn áp hay hãm hại của các chức sắc trong hội Thánh. Ông cũng có cách để giúp đỡ xứ đạo, cha Thư... mà không khiến họ phải mang gánh nặng hàm ơn. Đó chính là một cách sống ẩn đi hình hài thật sự của mình, và chỉ tỏa bóng khi thật sự cần. Cần giải phóng con người khỏi mọi ràng buộc về tư tưởng, tinh thần; đưa con người đi đến tự do, tự nguyện, để nó có đủ điều kiện sáng suốt lựa chọn niềm tin, lí tưởng, từ đó mà xác lập cho mình những xác tín nội tâm đủ đem lại cho bản thân sự tiềm tàng về sức mạnh. Đó là những con người mang phong thái ung dung tự tại, trí tuệ mẫn tiệp sâu xa, lời lẽ hùng hồn sắc bén. Họ có thể yếu về thể xác nhưng tinh thần thì luôn luôn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Không chỉ những trí thức, đệ tử của các đạo giáo mà ngay đối với những con người bình thường trong cuộc sống hàng ngày, tự do tinh thần luôn là một phẩm chất cao quý. Sinh trong truyện ngắn Lãng tử, bà Hiền trong Một người Hà Nội là những con người bình thường của cuộc sống hàng ngày luôn biết tự chủ, biết thoát khỏi mọi sự chi phối từ bên ngoài mình để họ có được một cách sống, một niềm tin sáng suốt, từ đó có thể tự tìm được cho mình hạnh phúc, sự bình yên và những niềm vui. 2.4. NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHẢI – MỘT ÂM BẢN CỦA CUỘC SỐNG NGỌT NGÀO Nguyễn Khải tâm sự:“Những người đàn bà trong văn của tôi thường là xấu, bất hạnh hoặc hạnh phúc đến muộn. Họ đều có nguyên mẫu là mẹ, là dì, là các bà chị họ của tôi cả”. (Nguyễn Khải, trích trong Thay Lời Tựa của bộ Truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn). Những người đàn bà bước ra từ trang sách của Nguyễn Khải rất nhẹ, rất mờ, rất dễ lẫn lộn với nhau và dễ lẫn lộn trong cả tâm trí độc giả. Họ không gây ám ảnh bởi một nội tâm dữ dội, một cá tính hay số phận nhiều trắc trở đa đoan như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng. Họ đến với người đọc bằng chính sự nhỏ nhoi, bình thường của số phận, những con người lặng lẽ bước đi, không thu hút người đời bằng một nhan sắc mượt mà, chỉ kịp ám ảnh một vài ai đó nhận ra được cái khả năng yêu thương và khoan dung đến kì lạ nơi họ. Những nhân vật nữ của Nguyễn Khải đều gặp nhau ở một chỗ là không bao giờ được chạm đến một hạnh phúc viên mãn. Những người phụ nữ đều đảm đang, biết tính toán lo liệu cho gia đình. Và họ hoặc đáo để hay hiền lành đều có một sức chịu đựng dẻo dai trước mọi tai ương mà cuộc đời hay chồng con trút xuống. Có một điều thú vị là khi phác họa lên hình ảnh những người phụ nữ hành động táo bạo mà yêu thương cũng táo bạo ấy thì những người đàn ông của họ lại thường hiền lành quá, nhút nhát, làm gì cũng sợ chỉ cầu được yên thân, chỉ biết nghĩ mà không biết làm. Dường như nhà văn Nguyễn Khải không thể cưỡng lại được sức hút dữ dội từ nội lực tiềm tàng của người phụ nữ. Vì thế mà mỗi khi họ xuất hiện trong các trang sách của ông thì lực dương luôn bị lu mờ trước hấp lực âm. Trong truyện Chuyện tình của mỗi người, anh Dụ đẹp đẽ, khỏe mạnh, lắm tài lẻ lại giỏi nắm bắt tâm lí phụ nữ cứ ngỡ sẽ là trung tâm của mọi chuyện cuối cùng hóa ra chỉ là phông nền mờ nhạt của hai người phụ nữ. Một cô gái tên Quê xinh xắn, đảm đang, hiền lành, hết lòng thương anh, hết lòng chăm lo cho mẹ anh. Dù không dám tỏ bày trực tiếp với Dụ nhưng cái tình thầm lặng ấy vẫn chủ động hướng về anh, chờ đợi anh, hi sinh cho anh. Trước tấm chân tình trong sáng của cô gái, Dụ chỉ là một chàng trẻ tuổi bồng bột thích chứng tỏ sức hút của bản thân cùng những toan tính ngây thơ. Anh gặp Ngoạn, một cô gái hoàn toàn đối lập với Quê. Ngoạn mạnh dạn, tháo vát, ngỏ lời cầu hôn rồi sắp xếp cuộc hôn nhân với Dụ, tính toán đường công danh cũng như trong đời thường hơn hẳn Dụ. Với người phụ nữ hết lòng yêu mình, Dụ đã không đủ trí, tâm để nhận ra giá trị của cô. Còn với người vợ thừa thông minh chỉ thiếu có tấm chân tình thì anh thực sự biến thành một con bù nhìn tội nghiệp. Hai người phụ nữ - hai đối lập trong lối sống, họ đã lựa chọn và sống bằng tất cả sức lực của mình dù là ngây thơ dại dột hay toan tính sâu xa, dù là yêu thương hay chỉ bằng lí trí. Chỉ có anh cả cuộc đời còn lại niềm nuối tiếc vì chưa từng chủ động lựa chọn, chưa từng biết sống hết mình. Anh Phúc (Chúng tôi và bọn hắn) là chàng hoàng tử một thời trong mắt các cô gái, vừa đẹp vừa kiêu hãnh lại nhiều tài. Nhưng đằng sau cái hình thức hào hoa ấy lại là người sống ích kỉ, người của đám đông chứ không phải của gia đình, vô trách nhiệm, chỉ thích ăn ngon, thích bồ bịch. Còn vợ Phúc, cũng là một người đàn bà không có tên, được gọi theo tên chồng, giống như cái bóng của chồng. Nhưng thực chất chị lại chính là cái xương sống của chồng, bù vào những khiếm khuyết của chồng, tự nguyện mang vác mọi thống khổ mà chồng trút xuống. Đó là một cô gái Hà Nội, con nhà gia giáo, yêu chồng thương con nhưng số kiếp lại khốn khổ. Khi chồng đau ốm quặt quẹo thì chị hớt hãi bỏ cả việc để nuôi chồng. Cái năm con gái lớn sinh đứa đầu lòng bị băng huyết rơi vào tình trạng hấp hối, chị giành giật lại con từ tay thần chết bằng quyết tâm sắt đá của mình. Rồi chị nghỉ hưu để hầu hạ một ông chồng lúc hiện lúc ẩn như khách lạ và ba con, một rể, thêm một cháu ngoại. Con cái đều khỏe mạnh, có việc làm chỉ có chị là gầy yếu không còn ra hồn người, nhưng miệng vẫn cười rất tươi và hãnh diện dù nhiều lúc phải chịu đựng thói bạc bẽo của con, dâu. Những người phụ nữ cả đời hi sinh mà chẳng mấy khi được đền đáp ấy “vẫn cười mà nói thế, mặt vẫn tươi mà nói thế, chả thấy khổ một tí nào.” [70, tr.285]. Bà Mão (Mẹ và các con) là biểu tượng của tình mẫu tử cao cả. Bà sống cả cuộc đời chỉ để chăm lo và hi sinh tất cả cho các con. Đến ngày bà cụ đã 73 tuổi, con cái đông đúc đều làm “ông nọ bà kia” nhờ những công việc tầm thường bẩn thiểu lúc xưa của mẹ lại quay ra chê mẹ, sợ lây bệnh cho con cháu. Bà sống lang thang, nhặt hoa rụng, tìm những loại cây cỏ thảo mộc để bán kiếm chút tiền giúp đỡ đứa con gái nghèo và làm quà bánh cho cháu. Bà tự nguyện không ở với đứa con nào, lại tự nhận là do mình “hỏng” trái tính trái nết nên mới không ở được với chúng - “Chuyện thế gian chả có gì là hoàn toàn (…) được mẹ hỏng con, được chồng hỏng vợ” [63, tr.114]. Cả đời sống vì các con nhưng chỉ được đáp lại bằng những tấm lòng ích kỉ, nông cạn của con cháu. Vậy mà bà không một lời oán thán, vẫn sống nhẹ nhàng với mọi điều được mất, và đặc biệt là không vì những cay nghiệt của người đời mà tâm hồn trở nên cay đắng. Một con người đã nếm trải mọi đau khổ bằng cả trái tim trọn vẹn, nhưng không bị đắm chìm trong nó mà vượt lên nó để vẫn là chính mình. “Bà mẹ biết chấp nhận vui vẻ mọi nỗi vất vả, mọi cảnh ngộ trớ trêu của một đời người” [63, tr.122]. Nguyễn Khải không vẽ nên những con người, những số phận mà ông phác họa nên những tâm hồn đẹp nhuốm đầy nỗi đau cuộc đời. Mọi thử thách gian nan, mọi trớ trêu bất hạnh mà một đời người đàn ông hứng chịu cuối cùng đều dồn cả xuống vai những người đàn bà nhỏ bé, yếu ớt. Cái nhân cách nhiều khi khuất lấp sau những bộn bề của cuộc sống, có khi lại sáng ngời lên trước những đổi thay của thời cuộc. Hàng loạt những truyện ngắn như Mẹ và bà ngoại, Chị Mai, Người của nghề, Mẹ và các con… đã thực sự dựng lên được chân dung những người phụ nữ lặng lẽ, nhưng giàu lòng hi sinh, suốt một đời vì gia đình, người thân. Bên cạnh vẻ đẹp chịu thương chịu khó, đức nhẫn nại hi sinh truyền thống của phụ nữ Việt Nam, họ - những nhân vật bé mọn còn khẳng định bản lĩnh cá nhân của con người trong đời sống – điều sẽ khiến cho con người trong khi biết thích ứng với thời đại thì vẫn đóng góp được nhiều cho việc cải biến, cải tạo môi trường tồn tại của mình theo hướng tích cực. Đó là một lớp người luôn có ý thức trong việc giữ lại những vẻ đẹp truyền trống của một nếp nhà, của một gia đình, một dòng họ và rộng ra là những truyền thống tốt đẹp của một dân tộc. Nguyễn Khải đã miêu tả những con người đó với một niềm trân trọng không giấu giếm. Truyện Người của ngày xưa là hình ảnh đẹp đẽ của một ngày xưa được ca ngợi:“bà ngoại tôi năm đó đã ngoài bảy mươi, còn bà nội Nghĩa mới sáu chục (…) Nhìn bề ngoài thì bà tôi như vợ ông thượng thư, còn bà nội Nghĩa như vợ ông chánh tổng. Bà không đẹp, ăn mặc xuềnh xoàng, tên gọi cũng không sang, tên là Mặm, cụ tuần Mặm. Nhưng đã trò chuyện giữa đám đông bà luôn luôn được mọi người chú ý vì cách ăn nói tự nhiên và nhũn nhặn, lại hay pha trò. Bà không hay cười nhưng người nghe thì cười nghiêng ngả” [67, tr.287]. “Một người đàn bà tầm thường thôi nhưng cách ứng xử một đời không thay đổi của bà lão lại chẳng tầm thường một chút nào: biết thích ứng nhanh để hòa nhập nhưng không chịu để mất những niềm tin riêng, cái cốt cách riêng của mình” [67, tr.296]. Chính nhân cách sống của một người phụ nữ của ngày xưa đó đã trở thành cái ba-ri- e vô hình để ngăn những đứa cháu hôm nay khỏi cám dỗ của lòng tham và dục vọng. Người phụ nữ không được đặt tên riêng trong Chút phấn của đời bộc bạch về “những năm tháng làm vợ rồi làm mẹ, làm con dâu, làm cán bộ nhạt nhẽo, phẳng lì, đều đặn trôi đi trong cái màu xám ngưng đọng, buồn tẻ”. Và chị hiểu rõ sức hút đặc biệt của mình “Một người đàn bà đẹp của thời này lại có học vấn, lại biết trò chuyện, có thể tự do tỏa hương thơm, tự do bộc lộ vẻ quyến rũ riêng của mình bất cứ nơi nào” nhưng vẫn chọn một cách sống đẹp “niềm vui của sự cho, của hi sinh, nó là chút phấn của đời giúp mình sống yên ổn những năm còn lại. Ở hoàn cảnh tôi, ở lứa tuổi tôi còn mong được nhận để bù lại nhiều năm đã thiếu thốn, tức là niềm vui trên gai nhọn” [81]. Người phụ nữ ấy có thể chọn một cách sống hưởng thụ cho mình nhưng chị đã chọn ngược lại – hạnh phúc của hi sinh. Trong Mẹ và bà ngoại từ một người “hiền lành, nhu nhược, thích sống ỷ lại, phụ thuộc”, người mẹ đã vươn lên, tự lực cánh sinh, không để cho con cái phải nặng lòng với mình, ngay cả khi đã luống tuổi. Cô Dịu trong Má hồng đã thể hiện bản lĩnh sống bằng bí quyết “buộc” người đàn ông vốn gần như không thể “buộc” được. “Châm ngôn của cô, không nên đòi hỏi gì ở người đàn ông cả, mình cứ làm cho hết bổn phận. Nếu là người biết nghĩ thì họ sẽ tự sửa đổi chứ không do người đàn bà buộc họ phải sửa đổi. Đàn ông họ sợ nhất sự bắt buộc. (…) cô lại nói thêm, tốt nhất là đừng trói buộc gì cả, cho họ tự do hoàn toàn, còn mình phải tạo ra một gia đình thật ấm áp, là nơi tin cậy nhất của những ông chồng sau mọi thất bại” [62, tr.204]. Bí quyết thứ hai mà cô đem đến cho các con những khi chúng gặp bất hạnh là “không ai tránh được những bất hạnh này nọ ở đời. Nhưng cách nhận nó như thế nào lại thuộc cái quyền của mỗi người. Nhận nó bằng nụ cười vẫn nhẹ nhõm hơn bằng tiếng rên la” [62, tr.205]. Để hóa giải mọi nỗi bất hạnh cá nhân thì không thể bị cuốn theo nó, phải tìm mọi cách vượt ra khỏi nó, đứng lên trên nó, đứng về tương lai để nhìn lại nó. Không nhờ cậy bất cứ ai, không mong chờ bất cứ sự thay đổi nào từ bên ngoài, chỉ dựa vào nghị lực tinh thần của chính mình để vô hiệu hóa mọi tai họa. Có những người phải chịu bất hạnh mà người khác nhìn vào không thể cầm lòng nhưng họ vẫn thanh thản, vẫn cảm thấy hạnh phúc mãn nguyện. Vì họ đã hi sinh vì con cái, vì những người thân yêu. Chúng ta có thể cảm nhận được những đau khổ, bất hạnh của những người phụ nữ nhưng có lẽ ít ai thấy được sự thức ngộ của họ từ chính trong đau khổ, bất hạnh ấy như Nguyễn Khải. Họ "là vàng mười, là kim cương, là báu vật, là sự may mắn nhất" của chồng con nhưng đời lại hoàn toàn không biết đến. Và chính họ cũng không hề biết đến. TIỂU KẾT Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Khải cũng đồng thời là một cuộc tìm kiếm thế giới nghệ thuật mang đậm tinh thần triết luận. Cả cuộc đời dành trọn cho nghiệp viết lách, nhà văn Nguyễn Khải hăng hái đi tìm hình ảnh lí tưởng về con người mới, hội tụ những vẻ đẹp cao quý của con người thời đại; với hi vọng xây dựng được những "nhân vật mới" cho một "nền văn học mới". Nhưng cuối cùng ông chợt nhận ra cái ảo tưởng của mình vì cuộc đời không cần chúng ta mà nó tự đổi mới, tự xây đắp để tự tạo và tự biến đổi mãi mãi. Cuộc đời ở xa trăm dặm những lí thuyết ngô nghê mà ta có thể lập ra. Chính việc chọn lựa sáng tác những tác phẩm mang phong cách triết luận để lí giải hiện thực và nhận thức bản chất, giá trị con người đã khiến nhà văn trở nên đơn độc vì không dễ chạm đến sự đồng cảm của số đông độc giả. Bản thân sự kiện và biến cố không được Nguyễn Khải chú trọng bằng quá trình diễn biến tâm lí nhân vật thông qua các sự kiện, biến cố. Phong cách sáng tác của ông có thể kích thích sự chú ý tối đa và ngay tức khắc của độc giả và cũng có thể làm cho người ta mệt và chán vì "sự lạnh lùng", "khô khan", "nói nhiều hơn hình tượng của mình". Một đặc điểm trong thế giới nghệ thuật của ông là sự hiện diện của tác giả-nhân vật nhà văn được nhìn từ phía khiếm khuyết. Xuất phát từ điểm nhìn hướng vào chính bản thân, Nguyễn Khải chủ động đẩy cái tôi nghệ sĩ hóa thân thành đối tượng khách quan để trực tiếp bày tỏ cái lố bịch, ngu ngơ của mình. Sau những lần tự giễu là giây phút bừng tỉnh, sám hối. Trong các tác phẩm của ông luôn thấp thoáng kiểu nhân vật có dáng dấp của một triết nhân cô đơn. Họ đi tìm ý nghĩa cuộc sống trên con đường chông gai thực hiện lí tưởng dù phải cô đơn ngay trong mái ấm, hay giữa cuộc đời. Cái cô đơn của sự tìm tòi, của những ai dám nghĩ, dám sáng tạo, và cả sự yếu ớt không phải bao giờ cũng là biểu hiện của hèn nhát mà còn là dấu hiệu của một tâm hồn dịu dàng, phong phú. Vấn đề đức tin tôn giáo cứ trở đi trở lại trong những sáng tác của nhà văn. Vì ông muốn truy tìm ý nghĩa đích thực của tôn giáo đối với con người. Những thanh niên trưởng thành sẽ không là người tôn giáo mà chỉ là người tìm kiếm, việc tìm kiếm sẽ là tôn giáo của họ. Truy tìm sẽ là tôn giáo của người trẻ. Nguyễn Khải quan niệm gia đình là nơi trở về “ấm áp, hạnh phúc”, là nơi “nghỉ ngơi tuyệt đối an toàn”. Nhưng chính con người trong quá trình khẳng định vị trí cá nhân, giải phóng cá nhân đã gạt đi bao nhiêu giá trị cũ bao gồm cả những giá trị hình thành nên nền móng gia đình. Các nhân vật của Nguyễn Khải bị lạc trong chính ngôi nhà mình, vì họ đã đi quá lâu trên những con đường không dẫn về nhà, không dẫn tới chính mình, không giữ được sợi dây liên kết với người thân, không dàn hòa được với những mâu thuẫn sống. Mái ấm chỉ còn là không gian của nỗi cô đơn. Nhưng chính từ đó, người ta càng thôi thúc lấp bằng mọi hố ngăn cách để hòa mình với gia đình, tìm lại nơi trú ngụ tâm hồn bền vững và mong mỏi hạnh phúc là điều có thực. Cặp nhân vật già-trẻ xuất hiện thường xuyên đã đem lại hình ảnh một xã hội vận động, với tất cả sự mâu thuẫn và thống nhất, sự tiếp nối và đứt đoạn giữa quá khứ, hiện tại và tương lai; giữa các thế hệ trong một thời đại. Tuổi trẻ có hi vọng vào tương lai, sống cho tương lai và nhiều ham muốn lớn lao. Tuổi già đi đến trạng thái không còn bị ảnh hưởng bởi nó mà tất cả chỉ là sự chào đón – chào đón hạnh phúc, chào đón đau khổ, chào đón tiếng cười và những giọt nước mắt. Chính việc trao tự do, cho phép thanh niên được là chính mình, được tự do phát huy năng lực, hoài bão của mình mà không bị kiềm kẹp bởi những định kiến, những nguyên tắc cứng nhắc thì những điều vô nghĩa về lỗ hổng thế hệ sẽ biến mất. Các nhân vật nữ trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khải gặp nhau ở chỗ đều cùng phác họa một âm bản của cuộc sống ngọt ngào. Họ đến với người đọc bằng chính sự nhỏ nhoi, bình thường của số phận, những con người lặng lẽ bước đi, không thu hút người đời bằng một nhan sắc mượt mà, chỉ kịp ám ảnh một vài ai đó nhận ra được cái khả năng yêu thương và khoan dung đến kì lạ nơi họ. Để hóa giải mọi nỗi bất hạnh ập xuống đời mình, họ không thể bị cuốn theo nó, phải tìm mọi cách vượt ra khỏi nó, đứng lên trên nó. Không nhờ cậy bất cứ ai, không mong chờ bất cứ sự thay đổi nào từ bên ngoài, chỉ dựa vào nghị lực tinh thần của chính mình để vô hiệu hóa mọi tai họa. Chúng ta có thể cảm nhận được những đau khổ, bất hạnh của những người phụ nữ nhưng có lẽ ít ai thấy được sự thức ngộ của họ từ chính trong đau khổ, bất hạnh ấy như Nguyễn Khải. Chương 3: NGUYỄN KHẢI- NHỮNG TÌM TÒI THỂ NGHIỆM TRONG KĨ THUẬT TRIẾT LUẬN 3.1. KHAI THÁC NHỮNG THẾ MẠNH TRIẾT LUẬN TRONG KĨ THUẬT KẾT CẤU, KĨ THUẬT TRẦN THUẬT VÀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT 3.1.1 Những hình thức kết cấu có nhiều ưu thế triết luận 3.1.1.1 Kết cấu “đơn cấu trúc” Theo Bôtsarôp, trong tiểu thuyết triết luận, góc độ nhìn của nhà văn chỉ tập trung vào sự phát triển một tư tưởng triết lí đang hướng dẫn và tổ chức câu chuyện. Trong sự tác động qua lại của các hình tượng với nhau, không có lôgic nào khác ngoài lôgic phát triển tư tưởng của tác giả. Đó chính là sự đơn cấu trúc khác với đa cấu trúc của tiểu thuyết tâm lí - tự sự. Từ đặc điểm của cấu trúc thể loại đã chi phối đến phương diện kết cấu tác phẩm. Ở trường hợp trên là sự đầy đủ của bức tranh, ở trường hợp dưới là sự đầy đủ của luận chứng. Muốn đọc loại tiểu thuyết này cần phải nắm được lôgic tư tưởng của nhà văn để tìm hiểu lôgic các biến cố (trong các tiểu thuyết truyền thống, lôgic biến cố sẽ làm sáng tỏ lôgic tư tưởng nhà văn). Trong loại hình kết cấu này, kết cấu tâm lí đóng vai trò nòng cốt, kết cấu sự kiện ở vị trí phối thuộc và có phần mờ nhạt hơn. Kết cấu tác phẩm được ghép lại theo những quy tắc phát triển tư tưởng nòng cốt chứ không theo trình tự cốt truyện và do đó kêu gọi bạn đọc phải có tư duy phân tích. Thủ pháp liên tưởng mà nhà văn hướng tới để cấu trúc tác phẩm phá vỡ mạch sự kiện - hình tượng lời trần thuật truyền thống. Nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải là nhân vật suy nghĩ và chủ yếu hướng nội. Các nhân vật cũng chỉ có thể bộc lộ phẩm chất của mình trong và qua lôgic phát triển tư tưởng. Nhà văn sử dụng lối kết cấu này để truyền tải nội dung triết luận trong hầu hết các tác phẩm. Gặp gỡ cuối năm đã hoàn toàn từ bỏ lối bố cục xâu kết các sự kiện thành các chương, đoạn, phần và tạo nên một kết cấu dạng chuỗi. Chỉ còn cấu trúc của những đoạn đối thoại liên kết với nhau không phải dựa vào mạch sự kiện mà dựa vào mạch liên tưởng. Đối thoại – chủ yếu là đối thoại tư tưởng – chiếm một tỉ lệ gần như tuyệt đối trong tác phẩm này. Không chỉ dẫn dắt mạch truyện và xây dựng các chân dung nhân vật như một phương tiện dựng truyện, đối thoại tư tưởng còn kiến tạo nên toàn bộ cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm. Nhờ sự nối kết của những suy lí liên tưởng, những chuyện ở cách xa nhau về không gian, thời gian, vốn chẳng có liên hệ gì với nhau được “đồng hiện” về bên nhau. Không thời gian thực tế bị nén chặt đến mức tối thiểu (năm tiếng đồng hồ, trong phòng khách một gia đình), nhưng không thời gian nghệ thuật được mở rộng đến mức tối đa (các thể chế chính trị, số phận con người trong xã hội). Gặp gỡ cuối năm hội tụ những đối lập đến cao độ. Và như một lẽ tất yếu, để có những va chạm dữ dội giữa các đối lập ấy luôn tiềm ẩn bên trong một sự tương đồng. Và đó chính là thủ pháp đặc biệt mà tác giả đã dùng để tạo ra cục nam châm vô hình gắn kết những con người trái ngược nhau về cả tư tưởng và hành động. Trong buổi trò chuyện ấy, luôn có từng cặp nhân vật sóng đôi với nhau mà nếu không có nhân vật này thì sẽ chẳng có cớ để nhân vật kia được phản bác, xét nét thậm chí là chì chiết, đay nghiến. Đây chính là mạch ngầm liên kết những mảng, nhánh rời rạc tạo nên một bố cục chặt chẽ theo lôgic phát triển tư tưởng. Con người trong quan niệm của Nguyễn Khải là những ý thức độc lập và dân chủ, luôn phải tư duy, tìm hiểu, đối thoại, tranh biện để cọ xát với những ý thức khác hay có khi với chính mình trong sự phân thân, để nhận thức và nhận thức lại sự thật. Cặp nhân vật đặc biệt thú vị là chị Hoàng và cậu em Chương. Sức hấp dẫn của cặp nhân vật này bởi họ là một cặp đối đầu nhưng gần trùng khít. Chửi cái ngu của người cũng là chửi chính mình. Chương có hai bằng tiến sĩ vừa luật vừa văn chương ở Pháp, được giới Phật giáo ủng hộ, làm Viện trưởng Viện Đại học Huế, thay vị linh mục nổi tiếng Cao Văn Luận, rồi làm chính khách chống chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm. Diệm đổ, tướng Khánh lên cầm quyền, anh ra nhậm chức bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, rồi làm thượng nghị sĩ trong nhóm đối lập, tham gia nội các chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình, liên minh với Cộng sản. Cuộc đời hoạt động chính trị của anh cho đến trưa ngày Ba mươi tháng Tư năm 75 rất thuận chiều. Thời điểm ấy, chị Hoàng ôm mộng làm cố vấn chính trị cho ông em. Nhưng rồi cả hai chị em cùng vỡ mộng, nhận ra sự bạc nhược của chế độ mình từng tung hô. Chương là người bị bà Hoàng sỉ vả những lời cay nghiệt nhất. Hễ gặp Chương là bà Hoàng lại thả sức mắng mỏ độc địa, suồng sả nhưng đó lại là những câu nói sáng suốt nhất của bà trong toàn bộ câu chuyện. Bùi Quý, xuất thân luật sư, sau làm viên chức của Bộ ngoại giao các chính quyền của chế độ cũ. Nhân vật này bị chính người kể chuyện – nhà văn Việt vạch trần vì cái ham muốn được bộc lộ tài năng, thỏa sức thi thố cho người đời biết tiếng mà buộc phải lựa chọn và chấp nhận làm chính những điều trái với lương tâm. Năm 55, Diệm bắn tin muốn mời anh ra làm việc, ai cũng nghĩ anh sẽ từ chối, nhưng thật bất ngờ, anh lại nhận lời đến là nhanh nhảu. Khi Nguyễn Khánh mời Bùi Quý phụ giúp Nguyễn Văn Bông là Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, soạn thảo hiến chương Vũng Tàu, thì anh lại không thể từ chối. Nhà văn Việt đã chỉ ra thực chất của những hành động đó cũng vì một chữ “tham”, muốn cái danh của mình thật là sáng chói bất kể cái đích của nó là thiện hay ác. Cuộc đời nhân vật Bùi Quý là sự đấu tranh dai dẳng giữa “con người viên chức” và “con người trí thức” trong ông, để rồi, sau rất nhiều mất mát đổ vỡ mới nghiệm ra được một điều thật đơn giản rằng:“Đã là người làm thuê thì không thể là bậc trí giả, là người của phú quý thì không thể là người của đạo lí. Trong hai phải chọn lấy một, sống nhập nhằng ở khoảng giữa là khổ lắm, không làm được việc gì cho hẳn hoi mà cũng không nói được câu gì cho xuôi lọt” [35, tr.125]. Nhưng chính Quý lại là người sớm nhất nhận ra bà Hảo là kiểu người ăn bám mới của xã hội. Đến lượt nhà văn Việt vốn say mê những người của hôm nay mà trong bữa tiệc mười người ấy thì Bình là đại diện của một công dân trong xã hội mới. Cùng một chí hướng nhưng chính Bình lại là người chất vấn về lối sống và cách viết của Việt. Bình nhận xét thẳng thắn:“Con không giống với chú Việt, chú Việt thích nhân nhượng để chiều lòng mọi người, còn con lại muốn mọi sự yêu ghét phải luôn luôn minh bạch.” [35, tr.77]. Một người già thích sự dàn hòa, sự nhân nhượng lẫn nhau, làm việc trong tinh thần đồng chí, đồng đội. Còn người trẻ thì tất cả là qui chế, là pháp luật, là trách nhiệm công dân. Ông Đại suốt ngày rêu rao tự hào một đời biết coi nhẹ đồng tiền, dám chống Pháp vì chẳng những cái thân đi tù mà còn mất toi năm trăm mẫu ruộng. Năm Pháp đưa ông từ Mã Đảo về Sài Gòn quản thúc, trong túi không còn một đồng một chữ, phải đến các hội từ thiện xin ăn, rồi bạn bè thay nhau nuôi. Đói thật sự, đói quắt ruột héo gan, nhưng thà chịu đói chứ không bán mình cho Pháp. Nhưng ông lại bị chính bà Hoàng vạch trần gót chân Asin:“... thử hỏi ông bác cách mạng của mày vì sao ông ấy không đi kháng chiến? Vì sao lại chịu sống chui sống lủi ở xó Sài Gòn này cả mấy chục năm?” [35, tr.133]. Hóa ra vẫn là sợ, là hèn. Còn Quân – nhà tình báo cách mạng thì vạch ra cho Quý thấy sự ảo tưởng trong sạch của Quý khi cố tách bạch giữa nghề ngoại giao của mình với công việc chính trị đầy toan tính. Và chỉ cho Chương thấy cái tự do mà Chương nói rằng vẫn giữ trọn, thực ra đã đổi đi đổi lại không biết bao nhiêu lần, mặc cả với người cầm quyền đúng hơn là chống họ. Nhà văn đã tạo ra tấm gương phản chiếu trong từng cặp nhân vật và giữa các cặp nhân vật với nhau. Chính cách kết cấu chuỗi này đã tạo nên một mạch ngầm chung cho toàn bộ quá trình vận động tư tưởng của các nhân vật. Qua đó thể hiện ý nghĩa triết luận là sự tìm kiếm, truy đuổi đến cùng trong quá khứ và ở hiện tại để nhận chân ra chính mình của từng nhân vật. Lối kết cấu thỏa sức cho tư tưởng được tự do hoạt động này đã hỗ trợ đắc lực cho tác giả truy tìm bộ mặt thật của từng thành viên tại buổi tiệc hôm ấy khi bị đẩy vào thế kẹt khó tháo gỡ. Tính triết luận bộc lộ thông qua những va chạm tư tưởng được thể hiện tài tình trong kết cấu thẩm mĩ của tác phẩm. Chị Hoàng ngay từ đầu tác phẩm đã phải đối diện với thử thách khó khăn nhất trong mấy mươi năm sống của mình. Đó là một lần đặt cư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN057.pdf
Tài liệu liên quan