Luận văn Tình hình triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (1999-2003)

Kết quả là sang tới năm 2002 doanh thu phí đã đạt được 95.100 triệu đồng và 2003 là 131.214 triệu đồng bằng 113,2% mức kế hoạch mà Tổng công ty giao, tăng trưởng xấp xỉ 38% so với năm 2002. Điều này, chứng tỏ công ty đang từng bước đi đúng hướng dần đạt được những mục tiêu đã đề ra, thích nghi với môi trường kinh doanh mới.

Có được kết qủa này một phần là nhờ vào sự quan tâm chỉ đạo và ủng hộ giúp đỡ của lãnh đạo Tổng công ty, lãnh đạo các cơ quan ban nghành thành phố. Phần còn lại là kết qủa từ chính nỗ lực của cán bộ công nhân viên Bảo Việt cũng như kết quả từ chất lượng dịch vụ mà Bảo Việt Hà Nội dành cho khách hàng của mình. Bảo Việt Hà Nội đang dần tạo cho mình một phong cách riêng một nét riêng:

 “Nền nếp khoa học trong kinh doanh, thân thiện coi trọng quyền lợi của khách hàng”.

Với phương châm: “Phục vụ khách hàng là phục vụ chính mình” và “Đáp ứng cái khách hàng cần chứ không phải những gì mình có” Bảo Việt Hà Nội không ngừng đổi mới phong cách làm việc để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Vì vậy, Bảo Việt Hà Nội vẫn luôn là người bạn đồng hành tin cậy của khách hàng.

Công tác giám định bồi thường của Bảo Việt Hà Nội cũng có những bước cải thiện đáng kể, với sự giúp đỡ của Tổng công ty, Bảo Việt Hà Nội đã giải quyết các khiếu nại bồi thường thuộc phân cấp nhanh chóng, chính xác góp phần nâng cao uy tín với khách hàng.

Các mặt hoạt động khác như: công tác tổng hợp, công tác đào tạo, công tác tuyên truyền quảng cáo, công tác kế toán- tài chính, công tác tin học cũng từng bước được cải thiện đáng kể.

 

doc86 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (1999-2003), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17/11/1980 của bộ Tài Chính có tên gọi là chi nhánh bảo hiểm Hà Nội và trực thuộc Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Bảo Việt Hà Nội là tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại trên địa bàn thành phố, trụ sở đặt tại số 7- Lý Thường Kiệt – Hà Nội. Từ sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước có những bước chuyển mình căn bản, đặt bảo hiểm thương mại trước những yêu cầu mới của sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 17/2/1989, Bộ Tài Chính ra quyết định số 27/TCQĐ-TCCB chuyển chi nhánh bảo hiểm Hà Nội thành công ty bảo hiểm Hà Nội ( gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội ), có trụ sở tại 15C - Trần Khánh Dư – Hà Nội. Trải qua hơn 20 năm hoạt động liên tục, công ty Bảo Việt Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Ban đầu thành lập, công ty chỉ có vẻn vẹn 10 cán bộ với một phòng nhỏ làm trụ sở chính, tới nay Bảo Việt Hà Nội đã trở thành một đơn vị kinh tế lớn mạnh với đội ngũ hàng trăm cán bộ bảo hiểm, có trụ sở chính bề thế khang trang, thành lập văn phòng trực thuộc tại tất cả các quận huyện trên địa bàn Hà Nội cùng đội ngũ cộng tác viên đại lý phủ kín trên địa bàn dân cư thành phố thành phố. Sẵng sàng đáp ứng yêu cầu của mọi tầng lớp nhân dân, trở thành một đơn vị chủ lực của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. 2. Cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Hà Nội Hiện nay cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Hà Nội được biểu hiện qua sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Hà Nội: Ban giám đốc Các phòng chức năng Các phòng nghiệp vụ 14 phòng đại diện tại các quận, huyện P.Tổng hợp Phòng hành chính P.Kế toán – Tài chính Phòng marketing P. giám định-bồi thường Phòng tin học P.Quản lý đại lý Phòng hàng hải P.cháy - rủi ro hỗn hợp Phòng rủi ro kỹ thuật Phòng phi hàng hải Phòng quốc phòng (Nguồn số liệu: Bảo việt Hà Nội) (Nguồn Bảo Việt Hà Nội) Hà Nội ) Như vậy, tại công ty Bảo Việt Hà Nội, giám đốc là người điều hành cao nhất về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc. Mỗi phó giám đốc quản lý một số phòng trên công ty và một số phòng đại diện trực thuộc. Cơ cấu văn phòng Bảo Việt Hà Nội hiện nay được chia làm hai bộ phận: Thứ nhất là: Bao gồm 7 phòng chức năng (phòng tổng hợp, phòng hành chính quản lý, phòng giám định bồi thường ) và 5 phòng nghiệp vụ (phòng hàng hải, phòng phi hàng hải, phòng quốc phòng ) tại trụ sở công ty. Trong đó, năm phòng nghiệp vụ cùng với phòng marketing có nhiệm vụ trực tiếp tiến hành triển khai các nghiệp vụ, giải quyết các khiếu nại bồi thường thuộc phân cấp. Ngoài ra, các phòng này còn có nhiệm vụ giúp đỡ các phòng đại diện tại các quận huyện trong quan hệ với khách hàng, cân nhắc chấp nhận bảo hiểm, phát hành hợp đồng, xử lý khiếu nại, giám định bồi thường thuộc phân cấp. Các phòng nghiệp vụ và các phòng chức năng có quan hệ mật thiết với nhau và cùng phối hợp với ban giám đốc thực hiện quản lý, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, đưa ra các quy định nghiệp vụ, đề ra các biện pháp đối phó kịp thời với tình hình cạnh tranh trên thị trường. Thứ hai là: 14 phòng đại diện tại tất cả các quận huyện, nhiệm vụ của các phòng này là triển khai phát triển địa bàn. Bước sang năm 2004, được sự cho phép của Tổng công ty, Bảo Việt Hà Nội không lấy tên quận huyện làm tên phòng đại diện tại các quận huyện mà chuyển sang hình thức đánh thứ tự 1,2,3 ví dụ: phòng 1là phòng Hoàn Kiếm, phòng 2 là phòng Ba Đình nhằm nâng cao tính chủ động kinh doanh của các phòng tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng trong khai thác trên địa bàn. Ngoài ra, công ty còn có một hệ thống đại lý cộng tác viên rộng khắp được quản lý thống nhất bởi phòng quản lý đại lý. Với mô hình này, việc quản lý chung của Bảo Việt Hà Nội khá chặt chẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội (1999-2003). Trong vài năm trở lại đây, kinh tế xã hội cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng tiếp tục phát triển ổn định. Đây là một nhân tố thuận lợi cho công tác khai thác kinh doanh bảo hiểm của bảo hiểm Việt Nam cũng như của Bảo Việt Hà Nội. Bên cạnh đó Bảo Việt Hà Nội còn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và ủng hộ của lãnh đạo Tổng công ty, sự hợp tác giúp đỡ thường xuyên của các phòng ban thuộc Tổng công ty, cán bộ công nhân viên bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nội từng bước tích luỹ kinh nghiệm trong hoạt động cạnh tranh. Và trong bất kì hoàn cảnh nào, cán bộ công nhân viên của công ty cũng luôn đoàn kết nhất trí trên dưới một lòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tổng công ty và nhà nước giao phó. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam có sự thay đổi cơ bản về bản chất, đó là do việc ban hành nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 và nghị định 74/CP ngày14/6/1997 đã phá vỡ thế độc quyền của Bảo Việt. Hoạt động kinh doanh của công ty do đó cũng gặp nhiều khó khăn hơn do mức độ cạnh tranh của thị trường bảo hiểm cao hơn những năm trước. Hà Nội – trái tim của cả nước, đầu não kinh tế chính trị quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá – khoa học – giáo dục –kinh tế và giao dịch quốc tế, một trong những thành phố có các hoạt động kinh doanh diễn ra sôi động nhất. Thủ đô Hà Nội là một thị trường giàu tiềm năng và cơ hội để phát triển dịch vụ bảo hiểm. Hiện, trên địa bàn Hà Nội có 13 trên tổng số 14 công ty bảo hiểm phi nhân thọ tham gia và chú trọng đầu tư, phát triển. Bảo Việt Hà Nội không những phải cạnh tranh với những công ty bảo hiểm trên thị trường khác về tỷ lệ phí, chi phí kinh doanh mà còn phải cạnh tranh cả về những yếu tố phục vụ khác. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm nước ngoài là cho tính cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm trước đã gay gắt nay càng thêm khốc liệt tất yếu dẫn tới việc giảm phí bảo hiểm hay phải chia xẻ phí do đồng bảo hiểm, đặc biệt là trong các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm. Kết quả kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 1999-2003 thể hiện bảng số liệu 1 dưới đây: Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội (1999-2003). Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 DT (Trđ ) 74.886 75.711 82.570 95.100 131.21 Tốc độ trưởng DT(%) - 1.01 9.1 15 37.97 Tỷ lệ bồi thường (%) 31.5 37.35 39.35 50.41 32.25 TNBQ/tháng(Trđ/Th) 1.690 1.850 2.150 2.300 2.750 (Nguồn số liệu : Phòng Marketing –Bảo Việt Hà Nội ) DT: Doanh thu TNBQ: Thu nhập bình quân Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nội năm 1999 là 74886 triệu đồng, năm 2000 và năm 2001 doanh thu có tăng nhưng chưa nhiều với doanh thu lần lượt là 75.711 và 82570 triệu đồng trong khi như ta biết thì năm 1998 doanh thu phí của Bảo Việt Hà Nội là 87.650 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do có sự tham gia và mở rộng của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ như VIA (1996), UIC (1997), PTI (1998). Hơn nữa trong vài năm trở lại đây tốc độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư trên thị trường Hà Nội còn chậm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Đứng trước những khó khăn thách thức trên Bảo Việt Hà Nội không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và luôn nhanh nhạy trong kinh doanh, có sự kết hợp linh hoạt các chính sách của chính phủ, các quy định của Tổng công ty với các biện pháp của mình để có thể đứng vững và tăng trưởng cao. Một trong những biện pháp quan trọng mà Bảo Việt Hà Nội đang áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo khả năng cạnh tranh là thay đổi phương thức hạch toán kinh doanh. Theo phương thức mới này công ty sẽ giao khoán cụ thể hoạt động kinh doanh cho từng phòng và các phòng phải có nhiệm vụ hỗ trợ nhau để thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh đó. Kết quả là sang tới năm 2002 doanh thu phí đã đạt được 95.100 triệu đồng và 2003 là 131.214 triệu đồng bằng 113,2% mức kế hoạch mà Tổng công ty giao, tăng trưởng xấp xỉ 38% so với năm 2002. Điều này, chứng tỏ công ty đang từng bước đi đúng hướng dần đạt được những mục tiêu đã đề ra, thích nghi với môi trường kinh doanh mới. Có được kết qủa này một phần là nhờ vào sự quan tâm chỉ đạo và ủng hộ giúp đỡ của lãnh đạo Tổng công ty, lãnh đạo các cơ quan ban nghành thành phố. Phần còn lại là kết qủa từ chính nỗ lực của cán bộ công nhân viên Bảo Việt cũng như kết quả từ chất lượng dịch vụ mà Bảo Việt Hà Nội dành cho khách hàng của mình. Bảo Việt Hà Nội đang dần tạo cho mình một phong cách riêng một nét riêng: “Nền nếp khoa học trong kinh doanh, thân thiện coi trọng quyền lợi của khách hàng”. Với phương châm: “Phục vụ khách hàng là phục vụ chính mình” và “Đáp ứng cái khách hàng cần chứ không phải những gì mình có” Bảo Việt Hà Nội không ngừng đổi mới phong cách làm việc để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Vì vậy, Bảo Việt Hà Nội vẫn luôn là người bạn đồng hành tin cậy của khách hàng. Công tác giám định bồi thường của Bảo Việt Hà Nội cũng có những bước cải thiện đáng kể, với sự giúp đỡ của Tổng công ty, Bảo Việt Hà Nội đã giải quyết các khiếu nại bồi thường thuộc phân cấp nhanh chóng, chính xác góp phần nâng cao uy tín với khách hàng. Các mặt hoạt động khác như: công tác tổng hợp, công tác đào tạo, công tác tuyên truyền quảng cáo, công tác kế toán- tài chính, công tác tin học cũng từng bước được cải thiện đáng kể. II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH SAU CHÁY TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI (1999-2003) Bảo hiểm hoả hoạn là nghiệp vụ bảo hiểm xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của nghành bảo hiểm. Hiện nay, trên thế giới, bảo hiểm hoả hoạn đã phát triển mạnh mẽ và trở thành nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống với số phí bảo hiểm hàng năm thu được rất cao. Đơn cử như ở Nhật Bản, doanh thu phí bảo hiểm hoả hoạn thường vào khoảng 10 tỷ USD chiếm khoảng 15,5% doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ. Nhưng tại Việt Nam nói chung và tại Bảo Việt Hà Nội nói riêng thì mãi cho tới ngày 17/1/1989 nghiệp vụ bảo hiểm cháy (hay còn gọi là bảo hiểm hoả hoạn) mới chính thức được triển khai theo quyết định số 06/TC-QĐ của bộ Tài Chính. Ngay sau khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này nhanh chóng khẳng định ngay vai trò quan trọng của nó quả doanh thu phí thu về hàng năm đều tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn công ty. Như năm 2003 doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm này đạt 11,039 tỷ đồng chiếm gần 8,5% tổng doanh thu. Bảo hiểm gián doạn kinh doanh sau cháy tuy là một nghiệp vụ mở rộng phạm vi của bảo hiểm cháy nhưng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc giúp đỡ người được bảo hiểm nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh so với bảo hiểm hoả hoạn. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy ra đời nhằm khắc phục những mặt còn thiếu, còn hạn chế của bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt. Tuy nhiên, thực tế nghiệp vụ bảo hiểm này không ra đời cùng thời điểm với bảo hiểm cháy bắt đầu triển khai mà phải cho tới năm 1994, bảo hiểm gián doạn kinh doanh sau cháy mới bắt đầu được đưa vào thử nghiệm Hiện nay, nghiệp vụ bảo hiểm này được triển khai trên cơ sở mẫu đơn của Anh. Từ khi đưa vào triển khai doanh thu phí cũng như số đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy do Bảo Việt Hà Nội kí với khách hàng chưa nhiều chưa đáp ứng được quy luật số lớn. Năm 1996 sau 2 năm triển khai số đơn khai thác được mới chỉ là 8 đơn. Đến năm 2003, sau gần 10 năm triển khai số đơn khai thác được coi là nhiều nhât cũng mới chỉ dừng lại ở con số 102 đơn, con số còn quá ư khiêm tốn so với số đơn khai thác được của các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống khác ví dụ như nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô có số đơn bảo hiểm khai thác được trong năm 2003 là gần 8000 đơn hay nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 là trên 25.000 đơn. Cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy cũng bao gồm các công tác truyền thống: Công tác khai thác Công tác giám định - bồi thường Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Công tác đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh Bốn công tác trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và bổ xung cho nhau, chỉ cần một trong bốn công tác hoạt động kém hiệu quả thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới cả quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Do đó để có thể tìm ra được biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh một nghiệp vụ nào đó chúng ta cần phải phân tích từng công tác của nghiệp vụ. Trong chương này, từng công tác của nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy của Bảo Việt Hà Nội sẽ được xem xét cụ thể. 1. Công tác khai thác. Khai thác là công tác đầu tiên của quá trình kinh doanh bảo hiểm, nó có ý nghĩa quan quyết định tới sự thành bại đối với một công ty bảo hiểm nói chung hay một nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng. Nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là nguyên tắc số đông bù số ít. Có làm tốt công tác khai thác mới đảm bảo nguyên tắc này và đảm bảo hình thành được quỹ bảo hiểm đủ lớn. Do vậy, công tác khai thác là công tác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công ty. Khai thác được nhiều thì doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty càng tăng nhanh kéo theo đó là sự tăng lên của lợi nhuận, cũng như mức trích lập dự phòng lớn hơn đảm bảo cho công ty phát triển ổn định kinh doanh lâu dài. Như vậy, ta có thể thấy công tác khai thác có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu trong việc phân tích hoạt động kinh tế một nghiệp vụ. Quy trình khai thác bảo hiểm bao gồm việc tuyên truyền quảng cáo, tiếp cận khách hàng, đánh giá rủi ro được bảo hiểm trên cơ sở đó ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối bảo hiểm, xác định điều khoản, phạm vi bảo hiểm, tính toán mức phí bảo hiểm thích hợp, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm Nhiệm vụ đầu tiên của khai thác viên bảo hiểm, sau khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm của người yêu cầu bảo hiểm là đánh giá các nguy cơ có liên quan đến rủi ro được yêu cầu bảo hiểm, trong đó cần chú ý tới các nguy cơ vật chất (các yếu tố có thể làm tăng tần số và mức độ nghiêm trọng của hiểm hoạ yêu cầu bảo hiểm gắn liền với đặc điểm của đối tượng được yêu cầu bảo hiểm) và các nguy cơ tinh thần (là các yếu tố có thể làm tăng tần số và mức độ nghiêm trọng của hiểm hoạ được yêu cầu bảo hiểm gắn liền với thái độ của người yêu cầu bảo hiểm hay người được bảo hiểm). Tuy bảo hiểm cháy và bảo hiểm đoạn kinh doanh sau cháy có chung rủi ro được bảo hiểm nhưng cơ sở đánh giá rủi ro trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy lại có một số điểm khác so với bảo hiểm cháy. Trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy, cần xét tới hai loại rủi ro: Rủi ro vật chất và rủi ro gián đoạn kinh doanh. Rủi ro vật chất là những rủi ro xảy ra cháy, rủi ro này được đánh giá căn cứ vào nguy có thể xảy ra cháy. Bao gồm những nguy hiểm của quá trình sản xuất như: việc sử dụng các dung môi dễ cháy, sơn và các máy móc chạy ở tốc độ cao, các nguồn ánh sáng nhân tạo hay việc sử dụng điện Rủi ro gián đoạn kinh doanh được hiểu là tính nhậy cảm của hoạt động sản xuất kinh doanh với gián đoạn kinh doanh. Bảo hiểm cháy và bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy là hai nghiệp vụ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy ra đời nhằm khắc phục những mặt còn thiếu, những mặt còn hạn chế của bảo hiểm cháy. Trên thực tế, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy được coi là nghiệp vụ bảo hiểm mới tại Bảo Việt Hà Nội. Từ khi triển khai đến nay, số đơn và số phí thu được của nghiệp vụ bảo hiểm này còn rất khiêm tốn so với các nghiệp vụ đang triển khai khác. Điều này có thể thấy qua số liệu bảng 2. Bảng 2: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt –Hà Nội (1999-2003). Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1. Số đơn BH Tốc độ tăng (%) 42 -- 51 121,4 70 137,25 81 115,7 102 125,9 2. STBH Tốc độ tăng (%) 366.700 - 433.300 118.16 549.876 126,9 636276 115,7 801.265 125,9 3.DT phí BH (tr.đ) Tốc độ tăng (%) 505 -- 650 128,7 824 126,8 952 115,5 1224 128,8 4.STBHBQ/HĐ (tr.đ) 8730,95 8490,17 7855,26 7855,26 7856,52 5. PBHBQ/HĐ (tr.đ) 12,024 12,745 11,776 11,756 11,996 ( Nguồn số liệu : Phòng bảo hiểm cháy và rủi ro hỗn hợp Bảo Việt –Hà Nội ) Trong đó: Số đơn BH Số đơn bảo hiểm STBH Số tiền bảo hiểm DT phí BH Doanh thu phí bảo hiểm STBHBQ/HĐ Số tiền bảo hiểm bình quân/hợp đồng PBHBQ/HĐ Phí bảo hiểm bình quân/hợp đồng Qua bảng số liệu trên ta thấy, số hợp đồng bảo hiểm ký được và số phí bảo hiểm thu được của nghiệp vụ bảo hiểm này còn chưa nhiều nhưng đều có xu hướng ngày càng tăng qua các năm triển khai, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng kết quả đó cũng đưa ra một dấu hiệu khả quan cho thấy rằng đây là một nghiệp vụ giàu tiềm năng phát triển trên thị trường Việt Nam nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng. Trước tiên là về số đơn bảo hiểm khai thác được: - Năm 1999, Bảo Việt Hà Nội mới chỉ nhận bảo hiểm cho 42 đơn vị thì đến năm 2001 số đơn vị tham gia bảo hiểm đã tăng lên 70. - Năm 2003 số đơn bảo hiểm khai thác được đã tăng lên gấp hơn 2 lần so với năm 1999 lên 102 đơn Thực tế là từ khi triển khai tới nay, hầu như chỉ có các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hay một số ít các doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh khách sạn nhà hàng lớn tham gia nghiệp vụ bảo hiểm này nhưng còn chưa nhiều. Phần lớn các doanh nghiệp, cơ quan khác chỉ tham gia bảo hiểm cháy. Như năm 1999 số đơn bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt khai thác được là 382 đơn trong khi số đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh khai thác được chỉ khiêm tốn với con số 42 đơn. Hay như năm 2003 được đánh giá là năm có số hợp đồng khai thác được cao nhất thì cũng chỉ dừng lại ở con số 102 hợp đồng trong khi số hợp đồng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt khai thác được là 525 hợp đồng. Số hợp đồng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy thường chỉ chiếm xấp xỉ 15% tổng số hợp đồng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt khai thác được. Tuy số đơn bảo hiểm khai thác được chưa nhiều nhưng năm sau luôn cao hơn năm trước, có thể nói nghiệp vụ này ngày càng phát triển. Song đây là nghiệp vụ bảo hiểm mới, số đơn khai thác được còn khiêm tốn nên khó có thể đưa ra một kết luận chính xác. Về số tiền bảo hiểm, qua số liệu bảng 2 ta thấy số tiền bảo hiểm bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy cũng tăng lên, phản ánh đúng với số tăng lên của các đơn vị tham gia bảo hiểm. Cụ thể: - Năm 1999 số tiền bảo hiểm là 336.700 triệu thì năm 2000 số tiền bảo hiểm là 433.300 triệu đồng tăng lên so với năm 1999 là 96.600 triệu đồng với tốc độ tăng là 18,16% . - Năm 2001 số tiền bảo hiểm là 549.867 triệu đồng tăng lên so với năm 2000 là 116.567 triệu đồng với tốc độ tăng là 26,9 %. - Năm 2003 là năm có số tiền bảo hiểm tăng mạnh nhất lên tới 801.265 triệu đồng tăng so với 2002 là 164.989 với tốc độ tăng là 25,9%. Tuy nhiên, chỉ tiêu số tiền bảo hiểm bình quân/một hợp đồng lại có xu hướng giảm nhẹ, điều này chứng tỏ công ty chưa khai thác được những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn. Đây là một hạn chế mà công ty cần khắc phục trong thời gian tới. Về doanh thu phí bảo hiểm: Do số đơn vị tham gia bảo hiểm và số tiền bảo hiểm của nghiệp vụ tăng, tất yếu kéo theo sự tăng lên của doanh thu phí. Doanh thu phí bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy có xu hướng tăng dần qua các năm đây là một xu hướng phát triển tốt. Năm 1999 doanh thu của nghiệp vụ này mới chỉ là 505 triệu thì tới năm 2000 doanh thu phí tăng lên của nghiệp vụ này tăng lên là 650 triệu tăng so với năm 1999 là 145 triệu với tốc độ tăng tương ứng là 28,7% . Năm 2003, doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ tăng mạnh lên con số 1.224 triệu tăng 272 triệu so với năm 2002 tương ứng với tốc độ tăng 28,8%, năm 2003 được đánh giá là năm có doanh thu phí, số hợp đồng là cao nhất. Nguyên nhân của điều này phần nhiều là do số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng, họ vốn đã quen với tập quán tham gia bảo hiểm nên khi vào Việt Nam triển khai hoạt động kinh doanh họ rất mong muốn được bảo hiểm cho rủi ro gián đoạn kinh doanh. Do đó, khi tham gia bảo hiểm cháy, họ đã yêu cầu Bảo Việt Hà Nội bán kèm cho họ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy. Phần còn lại là do trong vài năm trở lại đây Bảo Việt Hà Nội đã chú trọng hơn trong công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này. Nhưng chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm bình quân trên một hợp đồng lại có xu hướng giảm nhẹ, là do số tiền bảo hiểm bình quân trên một hợp đồng giảm, đó thực sự là một điểm hạn chế mà Bảo Việt Hà Nội cần khắc phục trong thời gian tới. Thực tế là từ, khi triển khai tới nay, hầu như chỉ có các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hay một số ít các doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh khách sạn nhà hàng lớn tham gia nghiệp vụ bảo hiểm này nhưng còn rất ít. Phần lớn được cấp thông qua môi giới hoặc do yêu cầu của khách hàng dẫn tới số đơn và số phí bảo hiểm thu về còn chưa nhiều, chưa thực sự đáp ứng được quy luật số lớn cũng như chưa phát huy hết được tác dụng và sư cần thiết khách quan của nghiệp vụ bảo hiểm này. Điều này có thể thấy rõ qua số liệu bảng 3. Bảng 3:Tỷ trọng doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (1999-2003). Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Chỉ tiêu 1.DT toàn công ty (Tr.đ) 74.866 75.711 82.570 95.100 131.21 2.DTBHGĐKDSC (Tr.đ) 505 650 824 952 1224 3.DTHĐBH ký với D N trong nước(Tr.đ) 24 38 23 42 68 4.DTHĐBH ký với D N nước ngoài(Tr.đ) 481 612 801 910 1056 5.DTBHGĐKDSC/ DT toàn công ty(%) 0,68 0,86 0,998 1 0,933 6.DTHĐBH ký với DN trong nước/DT BHGĐKDSC(%) 4,75 5,85 2,79 4,41 5,56 7.DTHĐBH ký với DNnướcngoài/ DTBHGĐKDSC(%) 95,24 94,15 97.21 95,59 94,44 ( Nguồn số liệu: Phòng bảo hiểm cháy và rủi ro hỗn hợp – Bảo Việt Hà Nội ) Trong đó: 1. DT toàn công ty Doanh thu toàn công ty 2.DTBHGĐKDSC Doanh thu bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy 3. DTHĐBH ký với Doanh thu từ hợp đồng bảo hiểm ký với doanh DN trong nước nghiệp trong nước 4. DTHĐBH ký với Doanh thu từ hợp đồng bảo hiểm ký với doanh DN nước ngoài nghiệp nước ngoài 5. DTBHGĐKDSC/ Doanh thu bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau DT toàn công ty cháy/ Doanh thu toàn công ty 6. DTHĐBH ký với Doanh thu từ hợp đồng bảo hiểm ký với doanh DN trong nước/DT nghiệp trong nước/ Doanh thu bảo hiểm gián BHGĐKDSC đoạn kinh doanh sau cháy 7. DTHĐBH ký với Doanh thu từ hợp đồng bảo hiểm ký với doanh DNnướcngoài/ nước ngoài/ Doanh thu bảo hiểm gián đoạn DTBHGĐKDSC kinh doanh sau cháy Qua số liệu bảng 3, ta thấy doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy chiếm một tỷ lệ khiêm tốn so với tổng doanh thu của Bảo Việt Hà Nội. - Năm 1999, sau 5 năm triển khai doanh thu phí của nghiệp vụ mới chỉ chiếm có 0.68% doanh thu của toàn công ty, một con số quá ư là khiêm tốn. - Năm 2002 là năm có tỷ lệ doanh thu cao nhất thì cũng chỉ chiếm có 1.001 % số phí thu được là với số phí thu được là 952 triệu đồng trên tổng số 81 hợp đồng khai thác được. Trong khi doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm cháy trung bình chiếm khoảng 8.5 - 9% doanh thu toàn công ty với số hợp đồng khai thác được trung bình trong năm năm gần đây là hơn 300 hợp đồng/1 năm . So với số thu từ nghiệp vụ bảo hiểm cháy thì những con số thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy thực sự là khiêm tốn. Bên cạnh dấu hiệu khả quan là doanh thu phí, số tiền bảo hiểm, số hợp đồng đều có xu hướng ngày càng tăng theo các năm triển khai song con số tăng lên chủ yếu phụ thuộc vào nhân tố bên ngoài là chủ yếu. Hầu hết như chỉ có các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hay một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh khách sạn nhà hàng tham gia, nhưng chưa nhiều. Phần lớn các hợp đồng khai thác được là thông qua môi giới hoặc do phía khách hàng tự yêu cầu khi tham gia bảo hiểm cháy của, còn thực tế là Bảo Việt Hà Nội gần như để ngỏ hoàn toàn thị trường các doanh nghiệp trong nước. Do đó, sau gần 10 năm triển khai nghiệp vụ này số lượng hợp đồng cũng như doanh thu phí bảo hiểm thu được từ các đối tác trong nước còn quá nhỏ. Tỷ trọng doanh thu từ các hợp đồng bảo hiểm kí với các doanh nghiệp nước ngoài thường chiếm hơn 90% doanh thu thu về từ nghiệp vụ. Năm 1999 doanh thu phí thu được từ các hợp đồng kí với các doanh nghiệp trong nước là 24 triệu chiếm 4,75% trong tổng số phí thu được của nghiệp vụ trong khi số phí thu được từ các hợp đồng kí với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 95,24% doanh thu phí của nghiệp vụ tương đương với số phí thu được là 481 triệu. Năm 2001 doanh thu phí từ các hợp đồng bảo hiểm kí với các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài chiếm tới 97,21 % tổng phí nghiệp vụ thu được Năm 2003 có thể coi là năm đỉnh điểm về doanh thu phí từ các hợp đồng bảo hiểm ký với doanh nghiệp trong nước, nhưng doanh thu cũng chỉ dừng lại ở con số 68 triệu đồng chỉ chiếm chưa tới 6% doanh thu thu về từ nghiệp vụ, một con số không có ý nghĩa gì đối với hoạt động kinh doanh của một công ty lớn như Bảo Việt Hà Nội. Nhưng qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu nghiệp vụ có xu hướng ngày càng tăng trong khi nhiều nghiệp vụ bảo hiểm khác như bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, bảo hiểm xây dựng lắp đặt đang có xu hướng giảm dần doanh thu thì do phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày một gay gắt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2400.doc
Tài liệu liên quan