Luận văn Tính toán thiết kế cầu trục có 2 xe con, phục vụ công tác đóng tàu tại công ty dịch vụ cơ khí hàng hải – Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DẦU KHÍ PTSC – CÁC BƯỚC CẨU LẬT 1

1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Dầu Khí PTSC 1

1.1.1. Giới thiệu chung 1

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 2

1.1.3. Các dịch vụ chính của PTSC 3

1.1.4. chính sách của Công ty 8

1.2. Quy trình chung cẩu lật tổng đoạn 10

1.2.1. Bước 1 10

1.2.2. Bước 2 10

1.2.3. Bước 3 11

1.2.4. Bước 4 11

1.2.5. Bước 5 12

1.2.6. Bước 6 12

1.2.7. Bước 7 13

1.2.8. Bước 8 13

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 14

2.1 Lựa chọn phương án 14

2.1.1. So sánh sử dụng cầu trục 1 dầm hay 2 dầm 14

2.1.2. So sánh sử dụng kết cầu trục dạng dàn hay hộp 15

2.1.3. Sử dụng cầu trục có 1 xe con hay 2 xe con và lựa chọn 16

2.2. Giới thiệu về cầu trục lựa chọn 17

2.2.1. Cấu tạo 17

2.2.2. Đặc điểm, công dụng và phạm vi hoạt động 17

2.2.3. Các thông số cơ bản 17

 

 

PHẦN 2: THIẾT KẾ KỸ THUẬT 19

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CƠ CẤU NÂNG 19

3.1. Các thông số ban đầu để tính toán cơ cấu nâng 19

3.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 19

3.2.1. Cấu tạo: 19

3.2.2. Nguyên lý làm việc : 19

3.3. Tính chọn và kiểm nghiệm móc treo 20

3.3.1. Tính chọn móc treo 20

3.3.2. Kiểm nghiệm móc 20

3.4. Tính toán chọn cáp nâng 25

3.4.1. Giới thiệu về cáp thép 25

3.4.2. Tính chọn cáp nâng 26

3.5. Tính toán thiết kế tang 28

3.5.1. Xác định kích thước của tang 28

3.5.2. Tính toán trục tang 30

3.6. Chọn động cơ điện 32

3.7. Tỉ số truyền 33

3.8. Chọn khớp nối 33

3.9. Kiểm tra động cơ điện 34

3.10. Chọn hộp giảm tốc 38

3.11. Tính toán chọn phanh 38

3.12. Các bộ phận khác của cơ cấu nâng 39

3.12.1. Tính chọn puly cáp 39

3.12.2. Đầu kẹp cáp lên tang 42

3.12.3. Tính chọn ổ lăn 43

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CƠ CẤU DI CHUYỂN CẦU TRỤC 45

4.1. Giới thiệu cơ cấu di chuyển 45

4.1.1. Phương án dẫn động chung 45

4.1.2. Phương án dẫn động riêng 45

4.2. Các thông số cơ bản, sơ đồ truyền động, nguyên lý hoạt động của cơ cấu di chuyển 46

4.3. Chọn đường kính bánh xe và ray 47

4.4. Tính chọn động cơ, khớp nối, hộp giảm tốc, phanh 48

4.4.1. Tính toán chọn động cơ điện 48

4.4.2. Tính chọn khớp nối 50

4.4.3. Tính chọn hộp giảm tốc 51

4.4.4. Kiểm tra động cơ điện 52

4.4.5. Xác định momen phanh và chọn phanh 54

4.5. Xác định khoảng cách giữa 2 cụm bánh xe trên dầm cuối 55

4.6. Tính toán bộ truyền hở 56

4.6.1. Xác định ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn cho phép 56

4.6.2. Xác định hệ số tải trọng và khoảng cách trục 57

4.6.3. Xác định vận tốc vòng và chọn cấp chế chính xác chế tạo bánh răng 58

4.6.4. Định chính xác hệ số tải trọng và khoảng cách trục 58

4.6.5. Kiểm nghiệm sức bền uốn của răng 59

4.6.6. Kiểm nghiệm sức bền của răng khi chịu quá tải đột ngột 59

4.6.7. Các thông số hình học của bộ truyền bánh răng 60

4.7. Tính toán trục bánh xe 60

4.7.1. Tính chọn trục bánh xe 60

4.7.2. Kiểm nghiệm trục bánh xe 63

4.8. Tính toán trục truyền 64

4.8.1. Tính chọn trục truyền 64

4.8.2. Kiểm nghiệm trục truyền 66

4.9. Tính toán chọn ổ lăn 68

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN KẾT CẤU THÉP 70

5.1. Giới thiệu kết cấu thép cầu trục 2 dầm kiểu hộp 70

5.2. Các thông số ban đầu để tính toán kết cấu thép và vật liệu chế tạo kết cấu thép cầu 70

5.2.1. Các thông số ban đầu 70

5.2.2. Chọn vật liệu chế tạo 70

5.3. Trường hợp tải trọng và tổ hợp tải trọng tính toán kết cấu thép 71

5.3.1. Trường hợp tải trọng 71

5.3.2. Bảng tổ hợp tải trọng 71

5.4. Các thông số hình học của dầm chính 72

5.5. Xác định đặc trưng hình học của dầm chính 73

5.5.1. Tiết diện giữa dầm 73

5.5.2. Tiết diện đầu dầm 76

5.6. Tính toán các tải trọng tác dụng lên Cầu trục 78

5.6.1. Tải trọng phân bố 78

5.6.2. Tải trọng tập trung 78

5.7. Tính toán dầm chịu uốn 80

5.7.1. Xác định momen uốn theo phương thẳng đứng 80

5.7.2. Xác định momen uốn dầm theo phương ngang 82

5.7.3. Kiểm nghiệm dầm chịu uốn 84

5.8. Tính toán dầm theo điều kiện chịu cắt 85

5.9. Tính toán dầm theo điều kiện chịu xoắn 86

5.10. Xác định độ võng của cầu 88

5.11. Tính toán dầm chịu tải cục bộ của bánh xe 89

5.11.1. Đối với dầm chính 89

5.11.2. Đối với dầm phụ 94

5.12. Ổn định của dầm chịu uốn 98

5.12.1. Ổn định tổng thể của dầm chịu uốn 98

5.12.2. Ổn định cục bộ của các phần tử dầm. 99

CHƯƠNG 6: TRANG BỊ ĐIỆN CHO CẦU TRỤC 101

6.1. Các thiết bị dùng trong sơ đồ 101

6.1.1. Cầu dao 101

6.1.2. Công tắc hành trình 101

6.1.3. Nút ấn 101

6.1.4. Aptomat 101

6.1.5. Côngtắctơ 102

6.2. Giới thiệu sơ đồ 102

6.3. Nguyên lý hoạt động 102

 

PHẦN 3: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ 104

CHƯƠNG 7: TÍNH TOÁN CÁC MỐI LIÊN KẾT 104

7.1. Tính toán mối liên kết hàn 104

7.2. Tính toán mối liên kết bulông 106

CHƯƠNG 8: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO BÁNH RĂNG BỘ TRUYỀN HỞ CƠ CẤU DI CHUYỂN CẦU TRỤC 110

8.1. Phân tích điều kiện làm việc của chi tiết 110

8.2. Chế tạo phôi 110

8.2.1. Vật liệu chế tạo phôi 110

8.2.2. Chế tạo phôi 111

8.3. Thiết kế nguyên công 112

8.3.1. Nguyên công 1 112

8.3.2. Nguyên công 2 113

8.3.3. Nguyên công 3 114

8.3.4. Nguyên công 4 115

8.4. Tính và tra chế độ cắt 115

8.5. Tính lượng dư gia công 117

8.6. Tính thời gian gia công 119

CHƯƠNG 9: TRÌNH TỰ THỬ NGHIỆM – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, BẢO DƯỠNG CẦU TRỤC VÀ CÁC CHI TIẾT MAU HỎNG 121

9.1. Trình tự thử nghiệm cầu trục theo TCVN 4244 – 2005 121

9.1.1. Nghiệm thu 121

9.1.2. Quan sát kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các bộ phận 121

9.2. Sử dụng, bảo quản và sửa chữa cầu trục 123

9.2.1. Sử dụng và bảo quản cầu trục 123

9.2.2. Những quy định về định kỳ sửa chữa và bảo dưỡng Cầu trục 124

9.3. Các chi tiết mau hỏng 126

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3124 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tính toán thiết kế cầu trục có 2 xe con, phục vụ công tác đóng tàu tại công ty dịch vụ cơ khí hàng hải – Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 2.1. Lựa chọn phương án: Với đặc thù của ngành công nghiệp đóng tàu và kết cấu của nhà xưởng yêu cầu trong việc đóng mới và sửa chữa các thiết bị nên ta có các phép so sánh sau: 2.1.1. So sánh sử dụng cầu trục 1 dầm hay 2 dầm: – Sử dụng cầu trục 1 dầm: Hình 2.1 Cầu trục 1 dầm Dầm là một loại cấu kiện cơ bản được sử dụng rộng rãi trong kết cấu công trình, trong chế tạo kết cấu thép của các loại máy trục. Phạm vi làm việc rất rộng và tính cơ động cao trong không gian chật hẹp vì được bố trí trên cao, không phải quay vòng, quay đầu xe. Về mặt chịu lực thì chủ yếu chịu uốn, sức nâng không lớn(Q = 1- 5t) và khẩu độ cũng không được lớn(L = 5 – 15t) vì kết cấu không cho phép tính cứng vững và độ ổn định cao, kết cấu thép chịu tải chính của cầu trục là một dầm chính với xe tời là loại palăng điện (xe con một ray) di chuyển ở bản cánh dưới của dầm chính. Dầm chính của kết cấu thường dùng là loại dầm chữ I chuyên dùng. Việc tính toán thiết kế và chế tạo tương đối dễ dàng, gía thành rẻ. Việc bài trí bão dưỡng thường xuyên có thể thực hiện 1 cách dễ dàng. – Sử dụng cầu trục 2 dầm: Kết cấu thép của cầu gồm hai nửa cầu chế tạo từ kết cấu dầm (có thể là dầm hộp hoặc là dầm không gian). Phạm vi làm việc rất rộng và tính cơ động cao trong không gian chật hẹp vì được bố trí trên cao, không phải quay vòng, quay đầu xe. Hình 2.2 Cầu trục 2 dầm Về mặt chịu lực thì chủ yếu chịu uốn, sức nâng có thể lớn và khẩu độ cũng lớn có độ cứng trong mặt phẳng đứng tốt hơn, độ bền khi chịu tải trong thay đổi tốt hơn nên được dùng rộng rãi hơn, kết cấu tuy nhỏ gọn nhưng trọng lượng toàn bộ cầu tương đối lớn đòi hỏi tường mà cầu dựa lên phải chịu tải trọng lớn. Chiều cao chung của cầu nhỏ, có thể dùng bánh xe ép ở đầu dầm. Việc tính toán thiết kế và chế tạo tương đối dễ dàng, gía thành rẻ. Việc bài trí bão dưỡng thường xuyên có thể thực hiện 1 cách dễ dàng. 2.1.2. Sử dụng kết cấu cầu trục dạng dàn hay hộp: – Sử dụng kết cấu dàn: Hình 2.3 Cầu trục 4 dàn Dàn được sử dụng trong kết cấu kim loại máy trục với kết cấu có chiều dài (khẩu độ) lớn, chịu tải trọng nhỏ, khi đó dùng dàn là thích hợp. Kết cấu kim loại cầu trục kiểu dàn là một hệ không gian phức tạp. Nó gồm hai dàn đứng chính, hai dàn đứng phụ, hai dàn trên và hai dàn dưới, các thanh xiên và hai dầm cuối. Ngoài ra còn có buồng lái, cầu thang, tay vịn, sàn lát… Kết cấu cuả dàn tuy cồng kềnh nhưng trọng lượng toàn bộ cầu tương đối nhỏ do tính chất kết cấu của dàn. Chiều cao tính từ đỉnh ray cầu trục đến đỉnh ray xe con nhỏ. Có độ cứng theo phương ngang lớn. Tuy nhiên có nhược điểm là độ bền mỏi của kết cấu dàn thấp, kết cấu dàn tốn nhiều công chế tạo, công nghệ chế tạo cao do khó sử dụng phương pháp hàn tự động, không thể sử dụng bánh xe ép ở hai đầu. Sử dụng nguồn năng lượng là điện năng nên không xả khí độc hại làm ô nhiễm môi trường làm việc. – Sử dụng kết cấu hộp: Kết cấu cầu trục kiểu dầm hộp tuy nặng hơn kiểu dàn khi chúng có cùng thông số như nhau, nhưng vì đơn giản hơn trong chế tạo, có độ cứng mặt phẳng đứng tốt hơn, độ bền khi chịu tải trọng thay đổi tốt hơn nên kết cấu dầm thường được sử dụng rộng rãi hơn. 2.1.4. Sử dụng cầu trục có 1 xem con hay 2 xe con: – Sử dụng 1 xe con: Cầu trục có 1 xe con ngoài những đặc điểm chung của cầu trục, nó có ưu điểm là kết cấu đơn giản hơn cầu trục 2 xe con, bố trí xe con trên cầu trục dễ dàng, giá thành đầu tư thấp. Tuy nhiên sức nâng của cầu trục 1 xe con không lớn lắm, việc cẩu lật tổng đoạn gặp nhiều khó khăn hơn so với loại cầu trục có 2 xe con. – Sử dụng 2 xe con: Hình 2.4 Cầu trục 2 xe con Ngoài những đặc điểm của cầu trục thông thường, loại cầu trục này có đặc điểm riêng biệt đó là có 2 xe con có thể đồng thời làm việc. 2 xe con mang hàng này có thể di chuyển lồng qua nhau và sức nâng của các xe con có thể giống hoặc khác nhau. Tùy theo kết cấu mà vị trí của các xe con được bố trí sao cho phù hợp. Trên các xe con có thể được bố trí 1 hoặc 2 cơ cấu nâng tùy theo yêu cầu sử dụng. Sức nâng của cầu trục 2 xe con tương đối lớn (bao gồm sức nâng của cả 2 xe con) năng suất làm việc cao. Tuy nhiên vốn đầu tư cao, chi phí cho việc lắp đặt và sửa chữa lớn. Lựa chọn: Do cầu trục sử dụng cho nghành công nghiệp đóng tàu, nên đòi hỏi sức nâng của cầu trục tương đối lớn. Khả năng tài chính của công ty có khả năng đầu tư các thiết bị tốt nhất cho nhà xưởng. Ngoài ra do khẩu độ của nhà xưởng cũng tương đối lớn nên trong tất cả các phương án trên ta có thể thấy phương án sử dụng cầu trục 2 dầm 2 xe con là tối ưu hơn cả. Vì ngoài các chức năng thông thường của các cầu trục, loại cầu trục này có thể được sử dụng để cẩu lật, cẩu lắp các tổng đoạn, các phân đoạn của tàu thủy trong quá trình đóng mới cũng như sửa chữa. Vậy ta chọn loại cầu trục 2 dầm 2 xe con cho xưởng sửa chữa. 2.2. Giới thiệu về cầu trục: 2.2.1. Cấu tạo: Hình2.5 Cấu tạo cầu trục 1. Cabin điều khiển; 2. Móc treo hàng; 3. Dầm chính; 4. Xe con mang hàng 1; 5. Cơ cấu di chuyển cầu trục; 6. Dầm cuối; 7. Đường dây điện; 8. Xe con mang hàng 2; 9. Lan can và sàn bảo dưỡng. 2.2.2. Đặc điểm, Công dụng và phạm vi hoạt động: Cầu trục là loại cầu trục 2 dầm với tiết diện ngang dầm chính là hình hộp, cầu trục còn có 2 dầm phụ được hàn vào 2 thành bên của dầm chính. Trên cầu trục có 2 xe con mang hàng đồng thời di chuyển và chúng có thể chạy lồng qua nhau. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của cầu trục này. Cầu trục được dùng chủ yếu ở trong các phân xưởng, nhà kho để nâng và vận chuyển hàng hóa với lưu lượng lớn. Cầu trục được chạy trên các đường ray đặt trên cao dọc theo nhà xưởng còn xe con có thể chạy dọc theo dầm cầu cầu. Cầu trục được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong ngành công nghiệp đóng tàu, công nghiệp chế tạo máy và trong ngành công nghiệp luyện kim. 2.2.3. Các thông số cơ bản: – Sức nâng : Q = 3x25 Tf – Chiều cao nâng : H = 22 m – Khẩu độ : L = 33 m – Vận tốc nâng : Vn = 5 m/phút – Vận tốc di chuyển : Vdc = 20 m/phút – Chế độ làm việc : M5 (trung bình).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC2LuachonphuonganNAM.doc
  • docAmucluc.doc
  • docBIA LVTN.doc
  • dwgbuoc lat tongdoanNAM.dwg
  • docC1gioi thieu PTSC-BuoclatNAM.doc
  • docC3co cau nangNAM.doc
  • docC4cocaudichuyenNAM.doc
  • docC5tinhtoankctNAM.doc
  • docC6trangbidiencautruc.doc
  • docC7tinhmoihan.doc
  • docC8cnctbanhrang.doc
  • docC9thu nghiemcautruc.doc
  • dwgCNCTBANHRANG.dwg
  • dwgcocaudichuyenNAM.dwg
  • dwgcocaunangNAM.dwg
  • dwgketcauthepNAM.dwg
  • docloi mo dau.doc
  • dwgLuachonphuong anNAM.dwg
  • dwgsodoNAM.dwg
  • doctailieuthamkhao.doc
  • dwgTKTNnam.dwg
  • dwgtong the Nam.dwg
  • dwgThunghiemNAM.dwg