Luận văn Tỉnh uỷ Bắc Giang lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỈNH UỶ BẮC GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY- CƠ SỞ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9

1.1. Quan niệm, vị trớ, vai trũ của giỏo dục và giỏo dục phổ thụng 9

1.2. Quan niệm, nội dung, phương thức lónh đạo của Tỉnh uỷ Bắc Giang đối với giáo dục phổ thông 25

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHỔ THễNG VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ BẮC GIANG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY 50

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xó hội và thực trạng giỏo dục phổ thụng của tỉnh Bắc Giang 50

2.2. Sự lónh đạo của Tỉnh uỷ Bắc Giang đối với giáo dục phổ thông - Thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm 65

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ BẮC GIANG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY 82

3.1. Dự bỏo tỡnh hỡnh và mục tiờu, phương hướng phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh Bắc giang đến năm 2015 và 2020 82

3.2.Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lónh đạo của Tỉnh uỷ Bắc Giang đối với phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay 91

NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 123

KẾT LUẬN 125

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

PHỤ LỤC

 

 

doc135 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3148 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tỉnh uỷ Bắc Giang lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm học 2005 – 2006 số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học tăng lên 24.717 học sinh, trong đó học sinh công lập là 17.884 học sinh, ngoài công lập tăng 6.833 học sinh. Số giáo viên đạt chuẩn năm học sau cũng cao hơn năm học trước: Nếu năm học 2000 – 2001 số giáo viên đạt chuẩn là 777 người ( 95%); giáo viên chưa đạt chuẩn là 41, thì năm học 2002 – 2003 số giáo viên đạt chuẩn tăng lên 1.170 ( 95%); giáo viên chưa đạt chuẩn giảm còn 36. Năm học 2004 – 2005 số giáo viên đạt chuẩn tăng lên 1.950 (99,4%) , số giáo viên chưa đạt chuẩn giảm còn 11, thì năm học 2005 – 2006 số giáo viên đạt chuẩn tăng lên 1.996 (99,5%), số giáo viên chưa đạt chuẩn giảm còn 10 giáo viên. Tỷ lệ chuyển cấp năm học vào các trường công lập năm học 2000 – 2001 là 41,5%, vào các trường ngoài công lập 24,4%. Trong khi đó năm học 2002 – 2003 là 41,4% vào các trường công lập và 18,8% vào các trường ngoài công lập. Năm học 2004 – 2005 tỷ lệ chuyển cấp vào các trường công lập tăng lên 42,5%, trường ngoài công lập tăng lên 22,3%. Trong khi đó năm học 2005 – 2006 tỷ lệ chuyển cấp vào các trường công lập giảm còn 40,3%, trường ngoài công lập tăng lên 30,2%. * Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ vụ dạy và học trong giáo dục phổ thông Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ngày càng được đầu tư xây dựng và tiến bộ rõ rệt. Việc huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và trong nhân dân để tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường đã được thực hiện có hiệu quả, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Tổng số vốn huy động xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục từ năm 2001 đến năm 2006 đạt gần 700 tỷ đồng. Trong đó nguồn huy động từ ngân sách xã phường, nhân dân, học sinh đóng góp khoảng 35%. Việc thực hiện chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với giáo dục phổ thông và triển khai chương trình kiên cố hoá trường lớp học của Chính phủ đã được từng bước chuẩn hoá và hiện đại hóa cơ sở vật chất. Đến hết năm 2008, toàn tỉnh có 377 trường (49,3%) đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, 74,5% phòng học ở trường phổ thông đã được kiên cố hoá. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ tin học vào nhà trường được quan tâm đẩy mạnh. Từ năm 2000 đến 2006 tỉnh đã đầu tư 20 tỷ đồng cho các cơ sở giáo dục. Năm 2008 và 8 tháng đầu năm 2009 toàn tỉnh đã huy động được 232,8 tỷ đồng đầu tư (nguồn ngân sách địa phương có 77,26 tỷ ) đã và đang triển khai xây dựng 1.604 phòng học để xoá phòng tạm; xây mới 878 phòng công vụ giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được quan tâm. Đến hết năm 2008, 100% các cơ sở giáo dục đã có từ một đến hai máy vi tính phục vụ công tác quản lý. Trên 60% trường trung học cơ sở và 100% các trường trung học phổ thông đều đã nối mạng Internet. Mặc dù là địa phương có số thu ngân sách còn hạn chế, nhưng với phương châm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, nên trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh đã dành ngân sách đáng kể cho phát triển giáo dục, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001 ngân sách nhà nước và các nguồn chi khác phục vụ phát triển giáo dục là 284.144 triệu đồng thì năm 2003 ngân sách chi cho giáo dục tăng lên gần gấp đôi với tổng số 423.809 triệu đồng. Năm 2004 là 511.381 triệu đồng, thì năm 2005 tăng lên 607.917 triệu và năm 2006 tăng lên 624.946 triệu đồng… Cùng với việc tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất truờng học, công tác quản lý, chỉ đạo của ngành cũng được đổi mới và cải tiến một bước cả về bộ máy và tổ chức cán bộ nên hoạt động hiệu quả hơn. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều chính sách đầu tư cho giáo dục như: hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường học; chế độ đào tạo, bồi dưỡng thu hút nhân tài; chế độ hỗ trợ xây dựng trường điểm, trường chuẩn quốc gia, xây dựng kiên cố hoá trường lớp học. Qua đó giảm bớt khó khăn đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tỉnh tập trung cao công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch; công tác thanh tra, kiểm tra duy trì kỷ cương, nền nếp trong dạy và học, trong thi cử, bình xét đánh giá, phân loại và xếp loại thi đua. Tạo động lực tốt việc chấp hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Ngành giáo dục- đào tạo tỉnh đã từng bước đổi mới công tác quản lý, nhất là trong công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước về giáo dục . Kỷ cương, nền nếp trong quản lý và trong các hoạt động giáo dục có chuyển biến tiến bộ, sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các ban, ngành đoàn thể, các huyện, thành phố chặt chẽ, hiệu quả. *Công tác xã hội hoá giáo dục Sự nghiệp giáo dục của tỉnh đã thu hút toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển theo hướng xã hội hoá, đa dạng các loại hình trường lớp, thúc đẩy phong trào xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, bước đầu đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục. Quy mô giáo dục phát triển mạnh theo hướng đa dạng hoá các hình thức học tập, phát triển đồng đều ở các ngành học, cấp học và ở các địa bàn phù hợp với nhu cầu, khả năng kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Tỷ lệ học sinh ngoài công lập bậc trung học phổ thông là 30%. Từ đó đã đáp ứng được một phần đáng kể nhu cầu học tập của con, em nhân dân và đóng góp tích cực sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Các trường ngoài công lập đã góp phần giải quyết mâu thuẫn về khả năng tài chính, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trong sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh. Những kết quả đạt được trên đây bắt nguồn từ đường lối, chủ trương đổi mới sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên sâu sát, cụ thể của Tỉnh uỷ và các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp hỗ trợ của các ngành, đoàn thể trong tỉnh, đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực của đông đảo cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục; tinh thần hiếu học của nhân dân và con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đồng thời đó còn là kết quả của sự ổn định về chính trị, sự phát triển về kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi nhiều mặt để phát triển sự nghiệp giáo dục. Những kết quả phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh Bắc Giang những năm qua rất đáng được trân trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của ngành giáo dục và nhu cầu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thì giáo dục phổ thông ở Bắc Giang còn những hạn chế, khó khăn, nhất định, thể hiện trên một số mặt sau: Một là, một số cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa quan tâm phát triển giáo dục phổ thông, chưa xác định rõ nhiệm vụ giáo dục phổ thông là của toàn Đảng bộ, chính quyền và của nhân dân, còn tình trạng khoán trắng cho ngành giáo dục; chưa coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu, thiết bị cũ, lạc hậu, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Số lượng phòng học bán kiên cố và tạm thời vẫn còn cao, chiếm tỷ lệ 10%. Trong khi đó việc quản lý, bảo vệ, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của một số trường không được quan tâm chăm lo đúng mức nên hư hỏng, xuống cấp nhanh, hằng năm phải tốn rất nhiều tiền của cho tu sửa và làm mới. Một số trường thiếu phòng học, số phòng học tạm, học nhờ chiếm tỷ lệ cao. Tiến độ xây dựng trường chuẩn chậm; quy hoạch đất đai cho trường học ở một số nơi còn khó khăn, nhiều trường không đủ diện tích đất theo quy định; nhà ở cho giáo viên còn thiếu thốn. Hai là, quy mô phát triển giáo dục phổ thông cả về trường, lớp và số học sinh có sự chênh lệch lớn giữa các huyện miền núi với các huyện trung du trong tỉnh. Đội ngũ giáo viên phổ thông còn thiếu so với quy định, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; cơ cấu giáo viên giữa các bộ môn ở các bậc học phổ thông và giữa các vùng, miền còn mất cân đối, thiếu giáo viên các môn giáo dục công dân, thể dục. Chất lượng chuyên môn của một số giáo viên còn thấp, chưa đồng đều giữa các vùng; khả năng tiếp cận phương pháp giảng dạy mới còn hạn chế. Một số giáo viên thiếu gương mẫu trong lối sống, nhân cách, phẩm chất đạo đức; chưa tích cực phấn đấu, rèn luyện, còn tư tưởng thương mại hoá trong giáo dục. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn chưa cao, nhất là ở vùng khó khăn, vùng sâu. Ba là, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn yếu, cá biệt có người vi phạm đạo đức, lối sống làm giảm sút niềm tin của học sinh, phụ huynh học sinh và nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục và sự tôn vinh của xã hội đối với nhà giáo. Công tác quản lý giáo dục còn có mặt bất cập, chậm được đổi mới, nhất là ở những vùng khó khăn. Việc thực hiện phân cấp quản lý giáo dục để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục tiến độ chậm. Tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định còn diễn biến phức tạp. Một số địa phương triển khai thực hiện đề án, chương trình, kế hoạch hằng năm không đúng tiến độ đề ra. Bên cạnh đó việc thực hiện một số chính sách đối với giáo dục phổ thông còn chậm. Bốn là, chất lượng giáo dục toàn diện còn có mặt hạn chế. Chất lượng văn hoá diện đại trà của giáo dục phổ thông chưa cao, còn hiện tượng học chạy theo điểm, học lệch, học tủ. Đạo đức lối sống của một bộ phận học sinh có biểu hiện không trong sáng, sống buông thả, chạy theo lối sống thực dụng. Các mặt giáo dục chính trị tư tưởng, thể chất, thẩm mỹ, lao động hướng nghiệp ở một số trường chưa được coi trọng đúng mức. Chất lượng giáo dục ở vùng cao, vùng khó khăn chưa cao, chênh lệch với vùng thị xã, thị trấn. Còn thiếu sự phối hợp cụ thể giữa các cấp, các ngành trong giáo dục phổ thông, một số hoạt động phối hợp mang tính phong trào. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả Năm là, nhiệm vụ phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông còn nhiều hạn chế. Công tác xã hội hoá giáo dục phổ thông chưa được quan tâm đẩy mạnh. Một số cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa hiểu đầy đủ về xã hội hoá giáo dục và xã hội hoá học tập. Các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức xã hội tham gia xây dựng phong trào giáo dục còn hạn chế. Hoạt động của hội đồng giáo dục các cấp hiệu quả thấp, nội dung, phương thức hoạt động ở một số trung tâm học tập cộng đồng chưa cụ thể. Những mặt hạn chế, yếu kém trên đây có mặt khách quan là do sự phát triển không đều về kinh tế - xã hội của một tỉnh miền núi, do những ảnh hưởng từ mặt trái của cơ chế thị trường, do thu nhập, mức sống của người dân trong tỉnh nhìn chung còn thấp, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Vì vậy không cho phép Bắc Giang có thể đáp ứng ngay mọi yêu cầu cấp bách đặt ra cho một sự nghiệp lớn như sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên xét tổng thể thì nguyên nhân chủ quan vẫn là chính, trong đó chủ yếu là: - Một số cấp uỷ đảng, chính quyền chưa tập trung cao cho việc kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án, chỉ thị, kế hoạch của Tỉnh uỷ về lãnh đạo phát triển giáo dục. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết của một số cấp uỷ đảng cơ sở chưa cụ thể và phù hợp với thực tế của địa phương. Trong khi đó việc rút kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình chưa được đẩy mạnh làm cho giáo dục chưa thực sự là quốc sách hàng đầu. - Ngành giáo dục đổi mới còn chậm, chuyển biến chưa mạnh, chưa theo kịp đà phát triển của ngành. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực trình độ, nên chưa ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của ngành trong tình hình mới; chưa đủ sức tham mưu đắc lực cho cấp uỷ, chính quyền để huy động ngày càng lớn các nguồn lực cho sự phát triển của ngành, chưa đủ sức để bao quát, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát toàn ngành hoạt động theo yêu cầu đặt ra. - Sự phối hợp hoạt động giữa ngành giáo dục với các cấp, các ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ, đồng bộ nên chưa tạo được môi trường giáo dục lành mạnh và chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong việc giáo dục rèn luyện đối với thế hệ trẻ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, trước hết là cha mẹ học sinh chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình đối với việc quản lý, giáo dục con em, còn tình trạng ỷ lại, khoán trắng cho nhà trường. - Cơ cấu giáo viên giữa các bộ môn ở các bậc học và giữa các vùng miền còn mất cân đối, thiếu giáo viên các bộ môn giáo dục công dân, thể dục. Một số giáo viên thiếu gương mẫu trong lối sống, nhân cách, phẩm chất đạo đức, chưa tích cực phấn đấu, rèn luyện làm gương sáng cho học sinh noi theo. - Ngân sách dành cho giáo dục tuy ngày một tăng nhưng chi trả lương chiếm tỷ lệ cao (90%) nên việc đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, tổ chức các hoạt động giáo dục còn khó khăn. Chế độ chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có mặt còn hạn chế, chưa thực sự khuyến khích, động viên được giáo viên hăng hái tích cực công tác, nhất là công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 2.2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ BẮC GIANG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM Tỉnh uỷ Bắc Giang với vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị ở địa phương quản lý xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Từ khi được tái lập tỉnh năm 1997 đến nay, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục, Tỉnh uỷ Bắc Giang thường xuyên quan tâm lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông, đề cao vai trò, vị trí của giáo dục phổ thông trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2.2.1. Thành tựu đạt được trong hơn 10 năm qua (1997-2008) Thứ nhất, đã tích cực lãnh đạo triển khai các nghị quyết của Trung ương Đảng, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về giáo dục đào tạo . Sau khi có các nghị quyết của Trung ương về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, Tỉnh uỷ Bắc Giang đã kịp thời có kế hoạch tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt và triển khai sâu rộng đến cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ. Trong các đợt học tập nghiên cứu, số người tham gia đều đạt tỷ lệ cao, từ 92% trở lên. Qua việc tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt nghị quyết của Đảng, đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thức sâu sắc hơn về chủ trương, quan điểm, chính sách của Trung ương về vai trò của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở nghị quyết của Trung ương, Tỉnh uỷ xây dựng kế hoạch, chương trình hành động đảm bảo đúng tinh thần nghị quyết và phù hợp tình hình điều kiện ở địa phương. Căn cứ vào chương trình, kế họach của Tỉnh uỷ, các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc xây dựng kế hoạch thực hiện đối với cấp mình đảm bảo sát hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị. Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng được Tỉnh uỷ xây dựng trên cơ sở xác định phương hướng, nội dung phát triển giáo dục ở địa phương, đảm bảo mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực. Gắn công tác giáo dục phổ thông với giáo dục chung của tỉnh và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tỉnh uỷ quan tâm chăm lo công tác tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong ngành giáo dục. Trong những năm qua, Tỉnh uỷ Bắc Giang đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Trung ương về phát triển giáo dục. Trong đó nổi bật là: - Kế hoạch số 05- KH/TU của Tỉnh uỷ về tổ chức quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương hai (khoá VIII) về giáo dục và đào tạo. Đã quán triệt nội dung Nghị quyết đến các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cấp huyện. Căn cứ kế hoạch của Tỉnh uỷ, 100% các ban, ngành đoàn thể ở tỉnh, các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc đã mở hội nghị triển khai Nghị quyết và thông qua chương trình hành động của cấp mình. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chủ động phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; 100% các trường học và 98% cán bộ, giáo viên đã được học tập, nghiên cứu Nghị quyết. - Chương trình của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về giáo dục và đào tạo. - Chỉ thị số 12 – CT/TU ngày 04 - 4 - 2000 của Tỉnh uỷ về lãnh đạo thực hiện công tác phổ cập trung học cơ sở; - Chỉ thị số 02- CT/TU ngày 21-5-2003 về tăng cường sự lãnh đạo thực hiện công tác xây dựng trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn. - Kế hoạch số 25-KH/TU ngày 23-10-2002 thực hiện Kết luận số 14/KL Trung ương về tiếp tục thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về phát triển giáo dục - đào tạo năm 2002 – 2005 và năm 2010. - Kế hoạch số 57-KH/TU ngày 15- 7 - 2004 về thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương (khoá IX) về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Công văn số 336-CV/TU ngày 26 - 10 – 2007 về tăng cường lãnh đạo đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. - Chương trình của Tỉnh uỷ về phát triển giáo dục và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2006 – 2010. Thứ hai, đã lãnh đạo tăng cường công tác kiểm tra thực hiện các nghị quyết về giáo dục đào tạo. Công tác kiểm tra thực hiện các nghị quyết được Tỉnh uỷ quan tâm. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo, Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng một số ngành chức năng tiến hành kiểm tra nhiều đợt về tình hình tổ chức và thực hiện các nghị quyết của Đảng đối với ngành giáo dục và đào tạo, huyện Lục Ngạn, Yên Dũng, Lạng Giang, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Đồng thời cũng tiến hành kiểm tra các khoản thu của các nhà trường đối với học sinh ở 5 trường thuộc thành phố Bắc Giang và có thông báo đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo chấn chỉnh các nhà trường có những khoản thu ngoài quy định của Nhà nước. Kiểm tra hai đợt về thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị (khoáVIII) về tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức đảng, đoàn thể và công tác phát triển đảng viên trong trường học. Kiểm tra hai đợt tình hình thực hiện Chỉ thị số 40- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Qua công tác kiểm tra đã khẳng định những kết quả bước đầu đạt được về giáo dục cũng như giáo dục phổ thông của tỉnh, đồng thời cũng phân tích rõ một số mặt còn tồn tại, yếu kém như: Hệ thống trường lớp, điều kiện phục vụ dạy học ở một số nơi còn thiếu thốn; tình trạng dạy thêm, học thêm chưa được quản lý tốt; chất lượng dạy và học còn có mặt hạn chế, sự bất cập về số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của tỉnh. Thứ ba, đã quan tâm lãnh đạo làm tốt công tác tổ chức cán bộ trong ngành giáo dục của tỉnh. Nhận thức được rằng “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, có cán bộ tốt thì công việc được hoàn thành tốt, cán bộ kém thì công việc không hoàn thành, hoặc hoàn thành không tốt. Nắm vững quan điểm, phương châm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ, Tỉnh uỷ Bắc Giang đã thường xuyên quan tâm đến công tác cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ ngành giáo dục đào tạo của tỉnh nói riêng, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo quản lý ngành giáo dục. Trước hết là trong công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ xây dựng đề án quy hoạch chức danh cán bộ quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo trong từng giai đoạn. Phối hợp với các huyện uỷ, thành uỷ xây dựng quy hoạch chức danh lãnh đạo trưởng, phó các phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục. Những người được quy hoạch ngoài những tiêu chuẩn chung đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định của Đảng và Nhà nước, phải am hiểu quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục đào tạo; là những người dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trong công việc. Thực tế công tác quy hoạch cán bộ trong ngành giáo dục của tỉnh những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, những người có đủ phẩm chất, có năng lực, có triển vọng đã được đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của ngành, quy hoạch đã được thực hiện theo phương châm “động” và “mở”, tạo thế chủ động trong công tác cán bộ. Công tác quy hoạch được đảm bảo là cơ sở quan trọng để cấp uỷ và cấp lãnh đạo có thẩm quyền xem xét đề bạt, bổ nhiệm, bố trí những đồng chí thực sự có năng lực làm lãnh đạo ngành giáo dục và giải quyết tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ của ngành. Hiện nay đồng chí Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo là tỉnh uỷ viên, có tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn và gương mẫu trong công tác, nhiều năm công tác trong ngành. Những đồng chí phó giám đốc cũng được đào tạo cơ bản, có bằng thạc sỹ về giáo dục, có nhiều kinh nghiệm công tác. Các đồng chí trưởng, phó phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố hầu hết được đào tạo cơ bản, 7/10 đồng chí có bằng thạc sỹ, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Để nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị, Tỉnh uỷ đã tăng cường cử cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành giáo dục của tỉnh đi học các lớp cử nhân, cao cấp lý luận chính trị ở các học viện của Trung ương và giao trách nhiệm cho Trường Chính trị tỉnh mở nhiều lớp trung cấp lý luận chính trị dành riêng cho cán bộ phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng, hiệu phó các trường phổ thông. Giao cho các cơ sở đào tạo trong tỉnh thường xuyên mở các lớp tin học, ngoại ngữ cho cán bộ. Đồng thời có chính sách động viên khuyến khích các đồng chí lãnh đạo, quản lý; cán bộ, giáo viên đi học đại học, thạc sỹ, tiến sỹ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thứ tư, thường xuyên lãnh đạo nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Trên cơ sở nghị quyết của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển giáo dục, các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân triển khai tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất. Hội đồng nhân dân tỉnh đã bàn bạc, cụ thể hoá chủ trương của Tỉnh uỷ thành mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về dân trí, nhân lực, nhân tài nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước ở địa phương. Hội đồng nhân dân tỉnh cũng hoạch định chương trình, kế hoạch và cân đối các điều kiện về đội ngũ, nguồn vốn, cơ sở vật chất trường, lớp học để tạo điều kiện cho giáo dục phát triển; huy động sự đóng góp của cộng đồng, đồng thời có chính sách đảm bảo quyền lợi học tập của mọi người trong xã hội. Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan hành pháp, cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân được Hội đồng nhân dân giao trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề về giáo dục ở địa phương, có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện một cách sáng tạo đường lối, chủ trương, mục tiêu, giải pháp về giáo dục đã được cụ thể hoá trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Trong quá trình tổ chức thực hiện, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành giáo dục giải quyết kịp thời các điều kiện để phát triển giáo dục đảm bảo đúng chủ trương, đường lối, mục tiêu, chỉ tiêu về giáo dục. Trong đó thực hiện quy họạch, kế hoạch và ngân sách giáo dục trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý giáo viên, cán bộ quảy lý giáo dục, đồng thời quan tâm công tác đảng, đoàn thể trong trường học; tổ chức việc mở rộng quy mô trường lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo cơ sở vật chất trường, lớp học; động viên sự đóng góp về tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực của các lực lượng xã hội ở địa phương nhằm tạo thêm điều kiện để toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần tích cực phát triển kinh tế -xã hội nhanh và bền vững ở địa phương. Trong quá trình thực hiện, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành một số văn bản quan trọng chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh, như: - Kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. - Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII). - Quyết định số 170/QĐ-UB về một số chế độ của tỉnh đối với giáo viên mầm non, giáo viên giỏi, học sinh giỏi. - Kế hoạch xoá phòng học tạm, phòng học nhờ của giáo dục Bắc Giang từ năm 2003 đến năm 2005 và giai đoạn 2005 - 2010. - Kế hoạch đổi mới giáo dục phổ thông (2002 – 2008) và Kế hoạch số 53/KH-UB về thực hiện Quyết định số 161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách giáo dục mầm non. - Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo và nguồn nhân lực Bắc Giang đến năm 2020. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tích cực vận động nhân dân, các đoàn viên tham gia hoạt động giáo dục, tạo sự đồng thuận trong xã hội khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục phổ thông. Ngành giáo dục - đào tạo là ngành chủ quản đã cùng các sở, ban ngành tỉnh tham mưu với Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện các chủ trương, kế hoạch, chương trình phát triển giáo dục ở địa phương. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng chương trình kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm, chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 với các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN_VAN.doc
Tài liệu liên quan