Luận văn Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỈNH ỦY VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHỤ NỮ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8

1.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Phúc và quan niệm về công tác phụ nữ của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc giai đoạn hiện nay 8

1.2. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ - quan niệm, nội dung, phương thức và quy trình lãnh đạo 30

Chương 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHỤ NỮ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 54

2.1. Thực trạng lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ và thực trạng công tác phụ nữ từ năm 2001 đến nay 54

2.2. Nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 88

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHỤ NỮ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 93

3.1. Mục tiêu, phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ 93

3.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay 100

KẾT LUẬN 118

KIẾN NGHỊ 121

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

 

 

doc139 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4301 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nữ. Trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện, tỉnh ủy Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền thực hiện các mặt công tác lớn trong công tác vận động phụ nữ như: công tác tuyên truyền, giáo dục tập hợp phụ nữ, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ; Giải quyết việc làm, chăm lo đời sống, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của phụ nữ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN; xây dựng đội ngũ cán bộ nữ; thực hiện chính sách của Nhà nước đối với phụ nữ. Tỉnh uỷ tăng cường lãnh đạo chính quyền cụ thể hoá tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước về công tác phụ nữ. Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TU về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 04 Bộ Chính trị “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”, Nghị định 19/2003/NĐ- CP của Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước. UBND tỉnh đã xây dựng Chương trình số 83/CT-UB ngày 12/01/2004 thực hiện Nghị định 19/2003/NĐ- CP của Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước. Trong đó, Chương trình đã thể chế hoá vai trò của các cấp Hội LHPN đại diện quyền làm của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh tham gia quản lý Nhà nước; thể chế hoá mối quan hệ và phối hợp giữa cơ quan hành chính Nhà nước và các cấp Hội Phụ nữ; đồng thời thể chế hoá các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm cải thiện ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ, đặc biệt là cán bộ nữ và nâng cao vị trí xã hội cho phụ nữ; phát huy vai trò của tổ chức Hội Phụ nữ các cấp tham gia thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế- xã hội ở địa phương. UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các cấp tiến hành rà soát, củng cố, kiện toàn và bổ sung thành viên Hội LHPN tham gia các tổ tư vấn cho cơ quan hành chính Nhà nước (Hội đồng, uỷ ban, Ban chỉ đạo, Ban quản lý) về các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em như: lao động, việc làm, đời sống, sức khoẻ, đất đai, nhà ở, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu trên các lĩnh vực kinh tế; Mời đại diện Hội phụ nữ tham gia thảo luận khi có ý kiến sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật; định kỳ phối hợp với Hội phụ nữ cùng cấp tổ chức các cuộc họp thu thập ý kiến về tình hình thực hiện các chủ trương, pháp luật và phát hiện những hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em để kịp thời giải quyết; mời đại diện Hội LHPN cùng cấp tham gia các đoàn kiểm tra có liên quan đến phụ nữ và trẻ em; tạo điều kiện thụân lợi, hỗ trợ kinh phí, điều kiện, phương tiện làm việc, hỗ trợ Hội phụ nữ giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến sự tiến bộ và bình đẳng của phụ nữ. Nhiều chủ trương chính sách ưu tiên riêng cho phụ nữ về vay vốn, đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm, chuyển giao tiến bộ KH-CN, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thực hiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cả vợ và chồng... đã được hính quyền các cấp đã ban hành và tổ chức thực hiện. Kết quả, tỷ lệ hộ đói nghèo do phụ nữ làm chủ hộ giảm dần, đời sống vật chất, tinh thần, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội được cải thiện đáng kể. Các chương trình Quốc gia như tiêm chủng cho phụ nữ mang thai, xoá mù chữ cho trẻ em gái trong độ tuổi, các chính sách khuyến khích trẻ em gái đến trường, thực hiện phòng chống bạo lực đối với phụ nữ, thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn việc đưa trái phép phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài ... đã được các cấp, các ngành tập trung thực hiện có hiệu quả. Chính quyền các cấp đã tập trung chỉ đạo các ngành xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung chương trình phối hợp với các cấp Hội như: Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội LHPN cung cấp thông tin, giống cây con mới, kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất; ngành Công nghiệp, Khoa học và công nghệ, Tài nguyên và môi trường phối hợp với Hội LHPN tổ chức và hướng dẫn cho lao động nữ, cải thiện tốt môi trường lao động, cải tiến công cụ lao động, áp dụng KHCN mới vào sản xuất và đời sống để giảm nhẹ cường độ làm việc của lao động nữ, phối hợp với Ban vì sự tiến bộ Phụ nữ ở các ngành có liên quan nghiên cứu hội thảo về mô hình gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đề xuất, vận dụng chế độ chính sách Pháp luật của Nhà nước vào đời sống thực tiễn của phụ nữ địa phương; Ngân hàng tiếp tục phối hợp với Hội LHPN mở rộng hình thức vay vốn tín chấp, có chính sách ưu đãi cho vay vốn đối với các hộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ, phụ nữ đơn thân, dân tộc, vùng sâu, xa...khuyến khích phụ nữ vay vốn đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình; Ngành Lao động thương binh và xã hội phối hợp với Hội Phụ nữ tổ chức thực hiện tốt chương trình: phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, ưu tiên cho Hội phụ nữ tham gia các chương trình, dự án giới thiệu việc làm, dạy nghề cho lao động nữ và thực hiện chính sách pháp luật về lao động nữ; Ngành Giáo dục- Đào tạo phối hợp giáo dục truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, tiếp tục thực hiện chương trình xoá mù chữ và chống tái mù cho phụ nữ trong độ tuổi, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học nhất là trẻ em gái; Ngành Văn hoá, Thông tin và thể thao, các cơ quan thông tin đại chúng đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao nhằm nâng cao tinh thần, sức khoẻ cho phụ nữ; Ngành Tư pháp phối hợp với Hội Phụ nữ chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ; xây dựng, đào tạo, tổ chức tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu tuyên truyền về Pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp Pháp lý cho cán bộ Hội Phụ nữ. Ngành Y tế phối hợp với Hội Phụ nữ tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ và khám chữa bệnh cho phụ nữ nghèo, thực hiện KHHGĐ, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia: tiêm chủng mở rộng, khám và cấp thuốc cho phụ nữ và trẻ em nghèo, phục vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em., các cấp. UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở xây dựng chế độ đối thoại trực tiếp với nhân dân, thường xuyên nghe Hội phụ nữ, mặt trận và các đoàn thể phản ánh những vấn đề mà phụ nữ góp ý, phản ánh, phối hợp với Hội giám sát việc thự hiện chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Nhằm tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác phụ nữ,Tỉnh uỷ đã lãnh đạo UBND tỉnh thành lập “Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ” và chỉ đạo cấp uỷ đảng các cấp hướng dẫn các cấp, các ngành thành lập “Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ” ở các ngành, các địa phương. Đến nay, 100% các ngành địa phương đã thành lập “Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ” và đi vào hoạt động có nề nếp và hiệu quả, tham mưu có hiệu quả cho các cấp, các ngành ban hành các chế độ, chính sách và tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ mọi mặt, khuyến khích các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động xã hội và chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em. Trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước do Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 27/4/2007 Bộ Chính trị và Kết luận số 22 -KL/TU, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã đẩy mạnh triển khai các Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới về trách nhiệm quản lý Nhà nước về bình đẳng giới và phối hợp thực hiện quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, Nghị định quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Tổ chức tuyên truyền với các hình thức in ấn phát hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức các lớp tập huấn, toạ đàm, hội thảo, tuyên truyền trên các phương tiên thông tin đại chúng, tổ chức câu lạc bộ, thực hiên một số mô hình bình đẳng giới ...góp phần nâng cao của cán bộ, nhân dân về bình đẳng giới, từng bước thực hiện bình đẳng giữa năm và nữ trong lao động, sản xuất và các hoạt động xã hội khác. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và xã hội cử cán bộ chuyên trách làm công tác bình đẳng giới và hướng dẫn cấp huyên và cơ sở thực hiện. Chính quyền triển khai thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó ngành văn hoá, thể thao và Du lịch đã phối hợp với các tổ chức xã hội tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng các tài liệu tuyên truyền, tổ chức hội thảo, mở các khoá tập huấn nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình; hướng dân xây dựng mô hình phòng chống bạo lực gia đình ở cơ sở, thành lập các câu lạc bộ, nhóm phòng chống bạo lực gia đình... Những năm qua các cấp chính quyền, các ngành đã phối hợp với các cấp Hội tham mưu nghiên cứu xây dựng, bổ sung sửa đổi chính sách, pháp luật có liên quan đến phụ nữ và trẻ em như chính sách lao động nữ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ... nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Tỉnh uỷ quan tâm lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể các cấp thực hiện công tác phụ nữ Trên có sở được quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết 04/NQ-TƯ về “đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới", Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và các Tổ chức xã hội đã tích cực chủ động phối hợp với hội LHPNVN tổ chức, tuyên truyền, động viên các tầng lớp phụ nữ thực hiện các phong trào hành động cách mạng, chăm lo đời sống, giải quyết và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ. Từ năm 2001-2009, Mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội đã phối hợp với Hội LHPN, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn kiến thức giới, tập huấn ứng cử viên nữ trước mỗi kỳ bầu cử quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Thông qua cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, phong trào xây dựng nhà đại đoàn kết, ngày vì ngưòi nghèo do Mặt trận phát động đã tạo điều kiện cho các tầng lớp phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Liên đoàn lao động Việt Nam, các cấp đã chủ động phối hợp với chính quyền, hội phụ nữ để nghiên cứu, tham mưu các chính sách liên quan đến vấn đề lao động nữ như chính sách sử dụng, chính sách thai sản, bảo hiểm y tế, đồng thời kịp thời kiểm tra phát hiện để kiến nghị các cấp các ngành xử lý những sai phạm. Tổ chức công đoàn các cấp đã tích cực thực hiện Nghị quyết 4c về công tác vận động nữ công nhân viên chức. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp đã có nhiều hoạt động phối hợp với Hội LHPN để tuyên truyền, vận động nữ thanh niên thực hiện các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về truyền thống, tình bạn tình yêu, lối sống lành mạnh, xây dựng gia đình hạnh phúc. Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với Hội phụ nữ tiến hành nhiều dự án lồng ghép với các nội dung: Khuyến nông, khuyến lâm, nâng cao kiến thức KHKT, kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Hội Cựu chiến bình, Hội chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động xã hội như cứu trợ nhân đạo cho các đối tượng phụ nữ khó khăn, chăm sóc phụ nữ đơn côi, tàn tật... Các hoạt nói trên của tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội đã tạo ra các cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý thuận lợi và tăng cường các nguồn lực đầu tư cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. - Tỉnh uỷ lãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ các cấp xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ. Hội là thành viên của hệ thống chính trị tỉnh, là tổ chức nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ của tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc: Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác phụ nữ của Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Phúc; tổ chức thực hiện các chương trình công tác lớn, các phong trào vận động phụ nữ của Trung ương Hội; Tổ chức các hoạt động thiết thực để động viên, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia học tập, nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực về mọi mặt, giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam; Động viên, hướng dẫn, giúp đỡ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, giảm hộ nghèo, tăng hộ giàu; Hướng dẫn, giúp đỡ phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như: Công tác phòng chống tệ nạn xã hội, công tác dân số - gia đình - trẻ em, công tác hậu phương quân đội, công tác hoà giải, công tác vệ sinh môi trường, các hoạt động nhân đạo từ thiện...; Xây dựng, củng cố tổ chức Hội, chỉ đạo hoạt động của các cấp hội, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, cán bộ nữ; giới thiệu phụ nữ có đức, có tài tham gia vào cấp uỷ, chính quyền và đoàn thể các cấp; Tham gia giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước và các quy định của địa phương có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em như: chính sách hậu phương quân đội, chính sách trong việc thực hiện công tác dân số - gia đình - trẻ em, chính sách đối với cán bộ nữ, với trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời tham mưu, đề xuất với Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh về những chủ trương chính sách liên quan tới quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em; Tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác vận động phụ nữ với Hội Phụ nữ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong và ngoài nước. Về hệ thống tổ chức của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc có 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Hội nghị lần thứ sáu và Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) của Đảng về công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng, Tỉnh uỷ đã ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch nhằm cụ thể hoá việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về công tác cán bộ, công tác xây dựng đảng của tỉnh luôn nhấn mạnh vấn đề việc nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của bộ máy, nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên đưa ra các nội dung, quan điểm chỉ đạo, phương pháp, hình thức, quy trình... công tác tổ chức cán bộ đối với hệ thống chính trị nói chung, trong đó có Hội Liên hiệp phụ nữ. Trong quá trình tổ chức thực hiện tỉnh uỷ đã xác định quan điểm, nguyên tắc về việc thành lập, sắp xếp tổ chức, quản lý cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đào tạo và sử dụng cán bộ, quyết định việc đảng viên giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy Hội các cấp, rồi giới thiệu và lãnh đạo để tổ chức Hội bầu cử hoặc bổ nhiệm theo quy trình, điều lệ và cách thức của Hội; chú trọng xây dựng tổ chức gắn với xây dựng phương thức lãnh đạo tổ chức. Phương thức lãnh đạo chủ yếu được xác định trên cơ sở xác lập rõ mối quan hệ dọc ngang của tổ chức, mối quan hệ phối hợp giữa Ban tổ chức Tỉnh uỷ, Ban dân vận tỉnh uỷ với đảng đoàn Hội LHPN tỉnh, BTV Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, giữa cấp uỷ với Hội LHPN. Thực hiện phương thức đảng lãnh đạo tổ chức Hội thông qua tổ chức đảng và đảng viên, trước hết là cấp uỷ viên và cán bộ chủ chốt hoạt động trong cơ quan để vừa làm hạt nhân lãnh đạo chính trị trong cơ quan Hội, vừa tham mưu cho đảng các chủ trương, chính sách có liên quan. Tỉnh uỷ đã thành lập đảng đoàn Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh để tham mưu cho cấp uỷ về sắp xếp tổ chức bộ máy các cấp Hội, đề bạt cán bộ vào cương vị lãnh đạo các cấp Hội hoặc thuyên chuyển cán bộ lãnh đạo chủ chốt, xây dựng quy chế làm việc, đổi mới phương thức hoạt động cho sát với thực tế cơ sở. Tỉnh uỷ đã xây dựng quy định theo định kỳ cấp uỷ các cấp nghe báo cáo, phản ánh về hoạt động chung và bộ máy nhân sự nói riêng của các cấp Hội để có ý kiến chỉ đạo, điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Đồng thời, Ban Tổ chức tỉnh uỷ đã hướng dẫn về tổ chức bộ máy các cấp Hội, chỉ đạo Hội LHPN tỉnh rà soát lại chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức, bộ máy, lề lối làm việc, chức danh, tiêu chuẩn chất lượng cán bộ để bố trí sắp xếp cho phù hợp, theo hướng một người có thể kiêm nhiều việc, một việc không thể bố trí nhiều người cùng làm, giảm biên chế hành chính, tăng biên chế cán bộ làm phong trào, trên cơ sở đó xây dựng đề án sắp xếp, kiện toàn bộ máy theo hướng dẫn của Ban Tổ chức tỉnh uỷ. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, từ năm 2001-2009 Hội phụ nữ đã tập trung kiện củng cố tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hiệu quả hoạt động, đa dạng hoá hình thức tổ chức và mở rộng các mô hình tập hợp ở cơ sở nhằm thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ, năm 2009 Hội LHPN tỉnh xây dựng đề án thành lập thêm 02 ban mới là: Ban Chính sách luật pháp và Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế theo hướng dẫn của Đoàn chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam về Tổ chức bộ máy biên chế cơ quan Hội LHPN tỉnh, đã được tỉnh uỷ xem xét phê duyệt. Trong những năm qua tỉnh uỷ chỉ đạo các cấp uỷ đảng quan tâm xây dựng quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội từng bướcđáp ứng yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới. Đến nay về cơ bản các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch Hội từ tỉnh đến cơ sở đều đã đựơc xây dựng quy hoạch và đưa vào hệ thống quy hoạch cán bộ chung của từng cấp uỷ đảng, trong đó nhiều cơ sở đã thực hiện 1 chức danh quy hoạch 2-3 người và có đủ 3 độ tuổi. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ các cấp uỷ đã quan tâm đưa nhiều cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh, Trường cán bộ hội về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ công tác Hội và kiến thức quản lý nhà nước. Hằng năm, Hội phụ nữ đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho đội ngũ cán bộ. Đến nay, 100% cán bộ Hội cấp cơ sở và tổ trưởng phụ nữ được đều đã được bồi dưỡng nghiệp vu, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội các cấp được nâng lên rõ rệt, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ trong thời kỳ mới. Thông qua việc chỉ đạo Đại hội Đại biểu Hội LHPN tỉnh lần thứ XI, XII, Đại hội Đại biểu Hội LHPN cấp huyện và cơ sở, các cấp uỷ đảng quan tâm lãnh đạo Hội về định hướng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và xây dựng tổ chức bộ máy, nhân sự Hội LHPN từ tỉnh đến cơ sở. Các cấp uỷ đảng đã lãnh đạo các cấp Hội chuẩn bị tốt nguồn nhân sự chủ chốt trong các cấp Hội. Trong quá trình tổ chỉ đạo các cấp uỷ đảng đều đảm bảo nguyên tắc “đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ”. Từ năm 2001-2009, qua 2 nhiệm kỳ Đại hội, 100% nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thường trực Hội LHPN các cấp đều được sự giới thiệu thống nhất của các cấp uỷ địa phương và các cấp uỷ địa phương đều phân công cấp uỷ viên trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo đại hội, phối hợp với đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam, đảng đoàn Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh tiến hành bầu cử theo đúng quy định của điều lệ Hội và cơ cấu nhân sự đã dự kiến. Đội ngũ cán bộ chuyên trách, UVBCH được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Cấp tỉnh, số lượng UVBCH (nhiệm kỳ 2001-2006) 27 đồng chí, nhiệm kỳ 2006-2011 đã tăng lên 37; số lượng Thường trực (Chủ tịch, các phó chủ tịch) tăng 01 đồng chí; Số lượng cán bộ chuyên trách cấp tỉnh tăng từ 17 lên 23 đồng chí, 100% cán bộ làm công tác phong trào đều đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn. Số cán bộ nữ 20/23 (chiếm 87 % tổng số cán bộ). Cấp huyện số lượng UVBCH tăng từ 166 lên 219 đồng chí. Số lượng cán bộ chuyên trách cấp huyện tăng từ 31 tăng 44 đồng chí; 73,3% cán bộ chủ chốt đạt tiêu chuẩn về chuyên môn; 57,1% được đào tạo cao cấp, cử nhân lý luận chính trị (xem phụ lục 10). Cấp cơ sở số lượng UVBCH tăng từ 2.062 lên 2.253 đồng chí, 56 % chủ tịch Hội có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. 81,3% có trình độ lý luận chính trị sơ cấp đến trung cấp. Theo báo cáo của 9 đơn vị, năm 2008 có 9 chủ tịch và uỷ viên BCH được luân chuyển, trong đó 02 đ/c luân chuyển giữ chức vụ chính quyền và 06 sang các đoàn thể khác và 01 chuyển lên đoàn thể cấp trên. Nhìn chung, trình độ văn hoá, chuyên môn, trình độ chính trị của đội ngũ UVBCH, thường trực và cán bộ chuyên trách từ tỉnh đến cơ sở nhiệm kỳ 2006-2011đều được nâng lên so với nhiệm kỳ 2001-2006 (Phụ lục 4). Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh uỷ về phương châm đa dạng hoá hình thức tổ chức và hình thức tập hợp phụ nữ, Hội phụ nữ đã chỉ đạo theo hệ thống đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, tập trung kiện toàn chi, tổ phụ nữ theo thôn, khu dân cư, kiện toàn chi hội phụ nữ theo mô hình sinh hoạt theo độ tuổi, ngành nghề. Chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở tiến hành đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hoá các loại hình thu hút hội viên và quan tâm tập hợp thu hút đối tượng đặc thù, tập hợp xây dựng hội viên nòng cốt người dân tộc, tôn giáo thông qua các hình thức sinh hoạt phù hợp như: nhóm phụ nữ tiết kiệm, CLB văn hoá- văn nghệ; CLB nữ chủ nhà trọ... Nhiều huyện và cơ sở đã hình thành mô hình xây dựng và phát triển tổ chức hội vững mạnh tập hợp lao động nữ ở khu công nghiệp, phụ nữ dân tộc vào tổ chức. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc công tác xây dựng tổ chức bộ máy cán bộ đã có những bước chuyển đáng kể, từng bước đáp ứng đựơc yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội, huy động được tiềm năng của cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ trong tham gia các phong trào do Hội phát động. Bộ máy tổ chức của Hội thường xuyên được củng cố và hoàn chỉnh, tính đến tháng 6/2009 toàn tỉnh có 11 huyện, thành, thị và đơn vị trực thuộc, 138 cơ sở hội với 1.400 chi hội, 2.838 tổ phụ nữ. Trên cơ sở các định hướng về mục tiêu nhiệm vụ công tác phụ nữ của Tỉnh uỷ và cơ chế, chính sách của chính quyền, Hội LHPN Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, mở rộng các hình thức tập hợp, giáo dục phụ nữ, coi trọng vai trò tham mưu cho cấp uỷ đảng, xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh phong trào phụ nữ tham gia phát triển kinh tế- xã hội và giữ vững quốc phòng an ninh ở địa phương. Đặc biệt trong quá trình chỉ đạo theo hệ thống, các cấp Hội đã từng bước lựa chọn, xác định những nhiệm vụ trọng tâm, tiến hành chỉ đạo điểm, chú trọng xây dựng mô hình, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trước khi nhân diện, với phương châm tập trung hoạt động ở cơ sở. Các cấp Hội đã bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, nhiệm vụ kinh tế- xã hội của địa phương, chủ trọng xây dựng, triển khai những nội dung giáo dục trọng tâm nhằm giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ. Cụ thể là: Các cấp hội đã quan tâm đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền cho các tầng lớp phụ nữ về chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước, Nghị quyết của các cấp Hội; tổ chức tuyên truyền học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đóng góp tôn tạo đến thờ Hai Bà Trưng, xây dựng nhà đại đoàn kết thông qua các bản tin tuyên truyền của Hội và các mô hình CLB, nhóm PNTK, tổ phụ nữ...nhằm hỗ trợ, giáo dục phụ nữ phát huy truyền thống tốt đẹp, nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ được Các cấp Hội chỉ đạo 70/138 cơ sở hội xây dựng tủ sách, báo, để nâng cao chất lượng tuyên truyền. Hội đã phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức các hoạt động giáo dục chiều sâu như tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho hàng ngàn lượt phụ nữ về chăm sóc sức khoẻ, phòng chống TNXH, bảo vệ môi trường, nuôi dạy con, kiến thức giới và gia đình, phòng chống HIV/AIDS. Hội đã phối hợp với các đơn vị chức năng của ngành Nông nghiệp như Trung Tâm khuyến nông, Trung tâm giống cây trồng, Chi cục bảo vệ thực vật, chi cục thú y, các hợp tác xã...tổ chức 3.571 lớp tập huấn về chuyển giao khiến thức KHKT về chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng rau và bảo vệ rau quả an toàn...cho 299.459 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ; phối hợp với các trường, Trung tâm trong tỉnh đào tạo nghề cho 29.354 phụ nữ. Các cấp Hội tập đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền vận động phụ nữ tích cực học tập dưới mọi hình thức nhằm nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và bồi dưỡng kiến thức mọi mặt. Các hoạt động trên đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về ý thức học tập vươn lên của phụ nữ, trình độ mọi mặt của phụ nữ đã được nâng lên rõ rệt. Các cấp hội đặc biệt quan tâm đổi mới nội dung và phương thức hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn các tầng lớp phụ nữ tích cực thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và 6 nhiệm vụ công tác trọng tâm. Việc triển khai các phong trào thi đua yêu nước được chỉ đạo tập trung, đồng bộ, gắn với cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nội dung và tiêu chuẩn của phong trào thi đua được cụ thể hoá phù hợp với từng đối tượng hội viên, phụ nữ. Đối với nữ công nhân viên chức, phụ nữ công an, quân đội, nội dung tiêu chuẩn thi đua gắn với nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
Tài liệu liên quan