Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Phát triển kỹ thuật Điện và Hoá Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT( CPSX) VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM( GTSP) TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. 1

I. Sự cần thiết của kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP. 1

1. Đặc điểm của hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán CPSX và tính GTSP. 1

2. Nhiệm vụ và vai trò của kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP. 2

II. Những vấn đề chung về CPSX và tính GTSP trong doanh nghiệp xây lắp. 3

1. Khái niệm và nội dung của CPSX. . 3

 1.1. Khái niệm về CPSX. 3

 1.2. Phân loại CPSX. 3

2. Khái niệm và nội dung GTSP. . 4

 2.1. Khái niệm GTSP. 4

 2.2. Phân loại GTSP. 4

3. Mối quan hệ giữa CPSX và GTSP. 5

III. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP trong doanh nghiệp xây lắp. 6

1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp CPSX. 6

 1.1. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX. 6

 1.2. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX. 6

2. Phương pháp hạch toán. 7

 2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( NVLTT). 7

 2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

 ( NCTT). 8

 2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công(MTC) .

 9

 2.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung( SXC). 9

3. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. 10

4. Đối tượng và phương pháp tính GTSP xây lắp. 11

 4.1. Đối tượng tính giá thành. 11

 4.2. Phương pháp tính giá thành. 12

5. Kế toán tổng hợp CPSX và tính GTSP xây lắp hoàn thành. 13

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GTSP Ở CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT ĐIỆN VÀ HOÁ HÀ NỘI. 14

I Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 14

1. Quá trình hình thành và phát triển. 14

2. Đặc điểm tổ chức quản lý. 15

 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 15

 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 15

3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 16

II. Thực trạng kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty Phát triển kỹ thuật Điện và Hoá Hà nội. 16

1. Đối tượng tập hợp CPSX. 16

2. Kế toán tập hợp và phân bổ CPSX tại công ty. 17

 2.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NVLTT. 17

 2.2. Phương pháp tập hợp chi phí NCTT. 19

 2.3. Phương pháp tập hợp chi phí sử dụng MTC. 21

 2.4. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí SXC. 24

 2.5. Kế toán tổng hợp CPSX tại công ty PTKTĐ&H HN. 28

3. Đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty PTKTĐ&H HN. 28

4. Phương pháp tính GTSP xây lắp tại công ty PTKTĐ&H HN. 29

CHƯƠNG III. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GTSP Ở CÔNG TY PTKTĐ&H HN. 30

I. Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty PTKTĐ&H HN. 30

1. Nhận xét chung. 30

2. Thuận lợi. 31

3. Tồn tại. 31

II. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác tập hợp CPSX và tính GTSP xây lắp tại công ty PTKTĐ&H HN. 33

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Phát triển kỹ thuật Điện và Hoá Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo là: 225.122.653 và kế toán kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành CT. Nợ TK 154( CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo) 225.122.653 Có TK 622( CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo) 225.122.653 2.3. Phương pháp tập hợp chi phí sử dụng MTC. 2.3.1. Nội dung chi phí MTC. Tại công ty PTKTĐ&H HN hiện nay chi phí sử dụng MTC chủ yếu là: chi phí nhân viên điều khiển máy, chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao máy, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. 2.3.2. Chứng từ kế toán sử dụng. - Hợp đồng thuê máy. - Hoá đơn giá trị gia tăng. - Chứng từ mua nhiên liệu. 2.3.3. Tài khoản kế toán sử dụng. Kế toán sử dụng TK 623- “ Chi phí sử dụng máy thi công”- mở chi tiết cho từng CT và các TK liên quan khác: TK 334, 111, 112, 152 2.3.4. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng MTC. Đối với chi phí nhân viên điều khiển máy, chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao MTC ( trường hơp MTC sử dụng cho một CT), chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp riêng cho từng CT. Đối với chi phí khấu hao MTC( trường hợp MTC sử dụng cho nhiều CT) thì được tiến hành tập hợp chung sau đó phân bổ cho từng CT theo một tỷ lệ nhất định. * Chi phí nhân viên điều khiển máy: hàng tháng căn cứ vào lệnh điều xe, máy và ca xe phục vụ để tính lương cho nhân viên tổ lái xe, khoản này được tập hợp vào bên Nợ TK 623 và cuối tháng kết chuyển sang TK 154. Ví dụ 4: Tại CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo- Văn Lâm, Hưng Yên, kế toán tính lương tháng 3/2007 cho tổ lái xe: Nợ TK 623 1.650.000 Có TK 334(1) 950.000 Có TK 334(2) 700.000 * Chi phí vật liệu MTC: căn cứ vào các chứng từ về nhiên liệu sử dụng cho xe, máy do tổ lái xe chuyển lên, kế toán hạch toán vào sổ Nhật ký chung và sổ Cái TK 623. Ví dụ 5: Tại CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo, căn cứ vào hoá đơn GTGT về tiền mua xăng A90 do lái xe Vũ Văn Quyền gửi lên, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 623 472.000 Nợ TK 133 47.200 Có TK 111 519.200 * Chi phí khấu hao MTC. + Trường hợp MTC sử dụng cho một CT: Khi đội có nhu cầu sử dụng MTC, công ty sẽ giao máy cho đội sử dụng. Đội trưởng sẽ theo dõi thời gian sử dụng máy qua nhật trình sử dụng máy và tính khấu hao máy theo quy định. + Trường hợp MTC sử dụng cho nhiều CT: Hàng tháng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí khấu hao cho các MTC theo phương pháp tuyến tính. Việc trích khấu hao được thực hiện theo từng quý, kế toán tính toán và hạch toán vào TK 623 và phân bổ cho từng CT theo tiêu thức chi phí NCTT: Chi phí khấu hao phân bổ cho CT A = Tổng số khấu hao MTC X Chi phí NCTT của CT A Tổng số chi phí NCTT của các công trình Ví dụ 6: Từ bảng đăng ký khấu hao cơ bản TSCĐ quý I/ 2007 ( Phụ lục 18) kế toán tính ra được số khấu hao MTC phân bổ cho CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo như sau: Chi phí khấu hao phân bổ cho CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo = 19.210.561 x 225.122.653 = 5.117.284 845.122.685 Sau khi tính được số khấu hao MTC phân bổ cho CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung( Phụ lục 19) đồng thời ghi vào sổ cái TK 623( Phụ lục 20) và sổ chi tiết TK 623( Phụ lục 21), hạch toán: Nợ TK 623 5.117.284 Có TK 214 5.117.284 * Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền: gồm các chi phí như tiền thuê máy thi công, bảo hiểm xe, máy thi công, chi phí điện nước. Ví dụ 7: Căn cứ vào Hợp đồng thuê máy tháng 2/2007( Phụ lục 22) công ty thanh toán tiền thuê máy cắt bê tông cho CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo 180KVA- 24(22)/0,4 KV: Nợ TK 6237 7.000.000 Có TK 111 7.000.000 Cuối kỳ sau khi tập hợp xong các khoản chi phí MTC cho CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo, kế toán tiến hành tổng hợp và kết chuyển để tính giá thành CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo- Văn Lâm, Hưng Yên. Nợ TK 154( CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo) 14.239.284 Có TK 623( CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo 14.239.284 2.4. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí SXC. 2.4.1. Nội dung chi phí SXC. Chi phí SXC của công ty bao gồm: - Tiền lương bộ phận quản lý đội và CT, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản trích theo lương theo (%) tỷ lệ quy định của công nhân xây lắp trong biên chế, nhân viên quản lý đội.. Chi phí vật liệu, CCDC trong quản lý Chi phí khấu hao TSCĐ Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, tiền điện thoại.. Các chi phí khác bằng tiền: tiền tiếp khách 2.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng. Kế toán sử dụng TK 627- “ Chi phí sản xuất chung”- Mở chi tiết cho từng CT và các TK liên quan khác: TK 334, 338, 111, 141, 154. 2.4.3. Chứng từ kế toán sử dụng. - Bảng kê trích khấu hao TSCĐ - Bảng chấm công bộ phận quản lý - Bảng thanh toán lương bộ phận quản lý 2.4.4. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí SXC. Tại công ty PTKTĐ&H HN, những khoản chi phí có tính chất chung liên quan đến nhiều CT hoặc toàn xí nghiệp như tiền lương nhân viên quản lý đội, tiền khấu hao TSCĐ không thể tập hợp trực tiếp cho CT mà tiến hành tập hợp chung. Cuối kỳ dựa vào tiêu thức chi phí NCTT để phân bổ cho từng CT. + Các khoản trích theo lương, chi phí vật liệu, CCDC quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác sau khi đã trừ đi những chi phí liên quan trực tiếp đến từng CT thì được tập hợp trực tiếp cho CT đó. *Chi phí nhân viên : Những công nhân gián tiếp sản xuất cũng được tiến hành theo dõi và kiểm tra thời gian làm việc và chất lượng công việc mà họ đảm nhận vào nhật ký làm việc vào bảng chấm công và khối lượng công việc hoàn thành để tính lương Bảng tổng hợp chi phí nhân viên gián tiếp( Phụ lục 23) . Kèm theo bảng tổng hợp lương là các bảng thanh toán lương, kế toán lập bảng phân bổ lương và các khoản trích để theo dõi và lập chứng từ ghi sổ. Ví dụ 8: Tiền lương phải trả cho nhân viên gián tiếp CT đường dây và trạm biến áp kiểu treo trong tháng 2/2007, kế toán hạch toán: Nợ TK 627(1) 20.000.000 Có TK 334 20.000.000 + Tiền ăn ca: Nợ TK 627(8) 2.600.000 Có TK 111 2.600.000 * Chi phí VL, CCDC. Chi phí này gồm các khoản vật liệu cho quản lý, tiền công cụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất, văn phòngCăn cứ vào các chứng từ do kế toán công ty tập hợp lúc cuối quý, kế toán lập bảng tổng hợp vật liệu. Chi phí phát sinh cho CT nào thì hạch toán riêng cho CT đó. Ví dụ 9: Tại CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo, căn cứ vào chứng từ số 25 ngày 2/2/2007 xuất CCDC xuống CT: Nợ TK 627(3) 280.000 Có TK 153 280.000 * Chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản 627(4) được dùng để hạch toán toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận văn phòng công ty và đội xây dựng. Hàng quý, kế toán tiến hành trích khấu hao TSCĐ để hình thành vốn và quỹ sửa chữa TSCĐ. Phương pháp tính khấu hao là phương pháp bình quân gia quyền. Tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ là chi phí NCTT: Chi phí khấu hao phân bổ cho CT A = Tổng số KH TSCĐ dùng cho quản lý X Chi phí NCTT của CT A Tổng số chi phí NC của các CT Ví dụ 10: Từ bảng đăng ký khấu hao cơ bản TSCĐ bộ phận SXC quý I/2007 của công ty PTKTĐ&H HN ( Phụ lục 24) kế toán tính ra được số khấu hao TSCĐ phân bổ cho CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo : Chi phí KH phân bổ cho CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo = 7.865.368 x 225.122.653 = 2.095.166 845.122.685 * Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Chi phí này bao gồm các chi phí như chi phí thuê ngoài, chi phí vận chuyển, bốc xếp vật tư, chi phí điện , nước, điện thoại, thuê nhàChi phí phát sinh cho CT nào thì tập hợp riêng cho CT đó. Chứng từ là các hóa đơn thanh toán. Ví dụ 11: Tại CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo, căn cứ vào hoá đơn số 42 ngày 10/3/2007, kế toán hạch toán khoản chi phí tiếp khách như sau: Nợ TK 627(8) 1.450.000 Có TK 111 1.450.000. Sau khi xác định xong các loại chi phí SXC, kế toán tiến hành ghi vào sổ Nhật ký chung( Phụ lục 25), sổ Cái TK 627( Phụ lục 26) và sổ chi tiết TK 627( Phụ lục 27) Cuối kỳ, toàn bộ chi phí SXC phát sinh của CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo được tập hợp và kết chuyển sang CPSX kinh doanh dở dang để tính giá thành CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo theo định khoản: Nợ TK154( CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo) 26.425.166 Có TK 627( CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo) 26.425.166 2.5. Kế toán tổng hợp CPSX tại công ty PTKTĐ&H HN 2.5.1. Tài khoản kế toán sử dụng. TK 154- “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”- mở chi tiết cho từng CT. 2.5.2. Trình tự hạch toán. Cuối quý, kế toán tổng hợp chi phí phát sinh cho từng CT và lập các bút toán kết chuyển từ TK loại 6 sang TK 154. Sau đó ghi vào Nhật ký chung, sổ cái TK154( Phụ lục 28) và sổ chi tiết TK 154( Phụ lục 29) Ví dụ 12: Đối với CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo trong quý I/ 2007, sau khi tập hợp, phân bổ, kế toán thực hiện các kết chuyển sau: Nợ TK 154 592.544.803 Có TK 621 326.757.700 Có TK 623 14.239.284 Có TK 627 26.425.166 3. Đánh giá sản phẩm dở dang ( SPDD) tại công ty PTKTĐ&H HN. SPDD ở công ty PTKTĐ&H HN được tiến hành kiểm kê vào cuối mỗi quý. Tại công ty, SPDD được coi là sản phẩm chưa hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư. Công ty quy định thanh toán sản phẩm xây lắp khi hoàn thành theo từng điểm dừng kỹ thuật hợp lý nên SPDD là khối lượng sản phẩm xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật quy định và được tính theo chi phí thực tế của CT đó .Cuối mỗi quý, giám đốc, phòng kỹ thuật, đội trưởng cùng các bên có liên quan tham gia đánh giá giá trị các CT còn dở dang và tính ra chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức: Chi phí thực tế của KLXLDD cuối kỳ = Chi phí thực tế của KLXLDD đầu kỳ + Chi phí thực tế của KLXLDD trong kỳ x Giá trị dự toán KLXLDD cuối kỳ Giá trị dự toán của KLXLHT bàn giao trong kỳ + Giá trị dự toán KLXLDD cuối kỳ Ví dụ 13: CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo hoàn thành vào cuối tháng 3/2007 và không có SPDD do đó không thực hiện đánh giá SPDD cuối kỳ( CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo 180KVA- 24(22)/0,4 KV có số dư cuối kỳ bên Nợ TK 154= 0). 4. Phương pháp tính GTSP xây lắp tại công ty PTKTĐ&H HN. 4.1. Đối tượng tính gía thành Đối tượng tính giá thành ở công ty cũng là các CT, HMCT đã được lập dự toán riêng. 4.2. Kỳ tính giá thành. Công ty xác định kỳ tính giá thành là từng quý phù hợp với kỳ báo cáo kế toán 4.3. Phương pháp tính GTSP xây lắp. Căn cứ vào chi phí thực tế của KLXLDD kỳ trước, KLXLDD cuối kỳ đã tính được, kế toán tiến hành tính thực tế KLXLHT bàn giao cho từng CT theo công thức: Giá trị KLXLHT bàn giao trong quý = Chi phí SXDD đầu quý + Chi phí SX phát sinh trong quý - Chi phí SXDD cuối quý Ví dụ 14: CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo 180KVA-24(22)/0,4KV- Văn Lâm, Hưng Yên có CPSX phát sinh thực tế trong kỳ là: 592.544.803, không có CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Vậy GTSP của CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo 180KVA-24(22)/0,4KV được tính như sau: 0 + 592.544.803 + 0 = 592.544.803đ Sau đó kế toán lập bảng báo cáo giá thành các CT xây lắp trong quý I/2007 . Sau khi CT được nghịêm thu, kế toán kết chuyển CPSX vào giá vốn của CT và định khoản như sau: Nợ TK 632( CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo) 592.544.803 Có TK 154( CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo) 592.544.803 chương III một số nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở công ty phát triển kỹ thuật điện và hoá hà nội I. Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty PTKTĐ&H HN. 1. Nhận xét chung. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, công ty PTKTĐ&H HN đã nỗ lực đứng vững, phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bằng các CT có chất lượng cao. Đồng thời, công ty đã thực hiện tốt việc tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hợp lý hoá sản xuất, vận dụng các biện pháp quản lý công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí nói riêng. 2. Thuận lợi. 2.1. Về bộ máy kế toán Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ song vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu về thông tin kế toán cập nhật, kịp thời. Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, năng lực và lòng nhiệt tình trong công việc. 2.2. Về tổ chức bộ máy kế toán. Phòng kế toán công ty được bố trí nhân viên có trình độ, nhiệt tình với công việc, được bố trí phù hợp với năng lực của mỗi người tạo điều kiện phát huy khả năng của mình đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc của từng nhân viên. Trong phòng kế toán, các thông tin tài chính luôn được phản ánh một cách chính xác, kịp thời giúp ban lãnh đạo công ty đưa ra được quyết định đúng đắn, kịp thời trong sản xuất kinh doanh. 2.3. Về hệ thống chứng từ sổ sách. Hiện nay, tại công ty PTKTĐ&H HN hệ thống chứng từ , sổ sách được tổ chức hợp lệ, đầy đủ. Công ty đã áp dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ Tài Chính. Phòng kế toán xây dựng được một hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với mục đích, yêu cầu của chế độ kế toán mới. 2.4. Về công tác CPSX và tính GTSP. Tại công ty hiện nay, việc xác định đối tượng tập hợp CPSX và tính GTSP là từng CT, HMCT theo từng quý là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất thi công của đơn vị, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo sản xuất, quản lý giá thành và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Kế toán đã hạch toán CPSX cho từng CT, HMCT trong từng kỳ một cách rõ ràng, cụ thể phù hợp với yêu cầu quản lý sản xuât. 3. Tồn tại 3.1. Về công tác luân chuyển chứng từ. Do địa bàn hoạt động của công ty rộng, các CT nằm rải rác, phân tán nên việc tập hợp chứng từ thường bị chậm dẫn đến việc phản ánh các khoản chi phí phát sinh không kịp thời, công việc kế toán thường dồn vào cuối tháng làm cho việc hạch toán chậm không đảm bảo yêu cầu quản lý của công ty. 3.2. Về chế độ các khoản trích theo lương được áp dụng trong công ty. Trong chi phí NCTT, kế toán hạch toán cả tiền lương và các khoản trích theo lương( BHYT, BHXH, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất vào TK622 mà không hạch toán vào TK 627 nên đã đẩy chi phí NCTT tăng lên trong khi đó chi phí chung giảm đi mà lẽ ra nếu tính vào khoản chi phí chung thì mới đúng. Mặt khác, đối với công nhân thuê ngoài, công nhân ký hợp đồng lao động với công ty dưới 1 năm thì công ty không trích BHYT, BHXH – như vậy là không đúng với quy định. 3.3. Về việc hạch toán chi phí sử dụng MTC. MTC ở công ty vừa ít lại vừa cũ nên khi cần thiết có thể thuê ngoài do đó đã tạo tính chủ động cho các đội vì có những CT ở xa hoặc do MTC của công ty không đáp ứng được nhu cầu thi công của các đội. Tuy nhiên, công ty chưa mở sổ chi tiết để theo dõi chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng MTC đối với từng CT, do đó gây khó khăn nhất định cho việc tập hợp chi phí sử dụng MTC cuối mỗi quý. 3.4. Về việc phân bổ chi phí SXC. Công ty tiến hành phân bổ chi phí SXC theo tiêu thức chi phí NCTT sẽ gây ra tình trạng chi phí chung phân bổ cho từng CT không được phản ánh chính xác dẫn đến sự sai lệch trong việc tính GTSP. Vì có những CT mặc dù khối lượng nhỏ nhưng đòi hỏi tiến độ thi công nhanh nên công ty phải huy động lực lượng công nhân lớn. Do đó, chi phí chung phân bổ cho CT này sẽ nhiều hơn chi phí thực tế nó phải chịu. 3.5. Về công tác kế toán của công ty. Công tác kế toán của công ty hiện nay mang tính chất thủ công, chưa vận dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán. II. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác tập hợp CPSX và tính GTSP xây lắp tại công ty PTKTĐ&H HN. Để khắc phục những tồn tại đã nêu ở trên, nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP xây lắp tại công ty PTKTĐ&H HN, dựa trên những kiến thức đã học ở trường và qua quá trình thực tập tại công ty em xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau: 1. ýkiến 1. Kiến nghị về công tác luân chuyển chứng từ. Để khắc phục tình trạng luân chuyển chứng từ chậm, phòng Tài chính- Kế toán cần có quy định về thời gian giao nộp chứng từ thanh toán để tránh trường hợp chi phí phát sinh kỳ này mà kỳ sau mới hạch toán được hoặc công việc dồn vào cuối tháng trong khi những ngày đầu tháng lại không có chứng từ ghi sổ và hạch toán. Đối với những CT lớn, phòng kế toán nên điều động nhân viên xuống dưới CT để giám sát, kiểm tra việc ghi chép, cập nhật chứng từ sổ sách..đảm bảo công tác hạch toán kịp thơi, chính xác. 2. ý kiến 2. Kiến nghị về các khoản trích theo lương. Theo chế độ kế toán hiện hành, các khoản trích theo lương BHYT, BHXH được tính trên lương cơ bản, KPCĐ được tính trên tiền lương thực tế của nhân công sản xuất. Đặc biệt với doanh nghiệp xây lắp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân sử dụng máy, nhân viên quản lý đội thi công được ghi vào TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”. ở công ty PTKTĐ&H HN, các khoản trích nộp theo lương đều được tính trên tiền lương thực tế của công nhân viên. Mặt khác, các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển MTC lại tính vào chi phí sử dụng MTC. Như vây, công ty PTKTĐ&H HN hạch toán các khoản trích theo lương chưa đúng với chế độ kế toán. Theo em, công ty nên thực hiện đúng với chế độ kế toán đã quy định. Cụ thể, BHXH trích 20% trên tiền lương cơ bản trong đó 15% tính vào CPSX và 5% trừ vào thu nhập của người lao động, BHYT thì trích 3% trong đó 2% thì tính vào CPSX kinh doanh còn 1% trừ vào thu nhập của người lao động. Còn KPCĐ trích 2% trên lương thực tế tính vào CPSX trong kỳ. Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên điều khiển MTC, nhân viên quản lý tổ đội được hạch toán vào chi phí SXC. Bên cạnh đó, công ty nên trích BHYT, BHXH cho những lao động thuê ngoài trực tiếp sản xuất tại các CT. Bởi vì đặc thù của ngành xây lắp là tiến hành ở ngoài trời và ở các CT xây dựng nên rất nguy hiểm. Do đó, người lao động sẽ yên tâm làm việc và cống hiến cho công ty hơn nếu người ta được hưởng các chế độ như những lao động khác. Trình tự hạch toán: Nợ TK 627 Có TK 338( 3382,3383, 3384). 3. ýkiến 3: Đối với chi phí sử dụng MTC. Để tập hợp chi phí sử dụng MTC, công ty nên mở sổ chi tiết theo dõi chi tiết chi phí MTC để theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng MTC đối với từng CT như sau: TK 6231: Chi phí nhân công điều khiển máy TK 6232: Chi phí vật liệu sử dụng cho MTC. TK 6233: Chi phí CCDC dùng cho MTC. TK 6234: Chi phí khấu hao MTC. TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238: Chi phí bằng tiền khác. Sổ theo dõi chi phí sử dụng MTC có thể lập theo mẫu( Phụ lục 32) 4. ý kiến 4. Kiến nghị về hạch toán chi phí SXC. Chi phí SXC liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí nên không thể tập hợp trực tiếp được mà phải phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu thức nhất định. Trong kế toán xây dựng cơ bản thường sử dụng tiêu thức phân bổ là chi phí NCTT hoặc chi phí NVLTT. Việc xác định đúng tiêu thức phân bổ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tính đúng, tính đủ GTSP. Công ty nên sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí chung là chi phí NVLTT, bởi vì chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của một CT. Nếu chọn tiêu thức này thì chi phí chung phân bổ cho từng CT sẽ sát với thực tế hơn. 5.ý kiến 5: Kiến nghị về áp dụng phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo quy trình kế toán rồi in các sổ kế toán chi tiết và báo cáo kế toán. Tình hình thực tế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp nước ta đang có xu hướng áp dụng mạnh mẽ phần mềm kế toán trong tổ chức công tác kế toán bởi vì so với kế toán thủ công thì kế toán trên máy vi tính thể hiện những ưu điểm nổi trội: - Giảm được lao động đơn điệu kế toán chi tiết, tính toán tổng hợp số liệu để lập sổ chi tiết và báo cáo kế toán. - Cung cấp thông tin kế toán kịp thời, chính xác. - Có thể loại bỏ được một số sổ sách kế toán trung gian so với khi làm thủ công. - Thuận tiện cho việc kiểm tra phát hiện sai sót. - Bảo quản và lưu trữ số liệu kế toán được lâu dài, an toàn, gọn nhẹ. - Có thể giảm biên chế lương trong bộ máy kế toán của đơn vị, đồng thời tăng cường vai trò kiểm tra, phân tích số liệu của nhân viên kế toán.. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm kế toán được chào bán kèm theo nhiều dịch vụ hậu mãi rất đầy đủ, trong đó có một số phần mềm được ưa chuộng như: EFFECT, AC- SOFT, MISA, STANDARD, FAST ACCOUTING...Công ty nên chọn một phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm tình hình kinh doanh của công ty mình. Mục lục Trang Lời nói đầu Chương I. Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất( CPSX) và tính giá thành sản phẩm( GTSP) trong doanh nghiệp xây lắp.................................................... 1 I. Sự cần thiết của kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP........................ 1 1. Đặc điểm của hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán CPSX và tính GTSP................................................................................................. 1 2. Nhiệm vụ và vai trò của kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP.................. 2 II. Những vấn đề chung về CPSX và tính GTSP trong doanh nghiệp xây lắp.......................................................................................................... 2 1. Khái niệm và nội dung của CPSX. ........................................................ 2 1.1. Khái niệm về CPSX..................................................................... 3 1.2. Phân loại CPSX............................................................................ 3 2. Khái niệm và nội dung GTSP. ............................................................... 4 2.1. Khái niệm GTSP.......................................................................... 4 2.2. Phân loại GTSP............................................................................ 4 3. Mối quan hệ giữa CPSX và GTSP.......................................................... 5 III. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP trong doanh nghiệp xây lắp....................................................................... 5 1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp CPSX................................ 5 1.1. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX................................................ 6 1.2. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX........................................... 6 2. Phương pháp hạch toán.......................................................................... 7 2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( NVLTT)....... 7 2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ( NCTT)............................................................................................ 7 2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công(MTC) .................................................................................................. 8 2.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung( SXC)...... 9 3. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ........................................................ 10 4. Đối tượng và phương pháp tính GTSP xây lắp...................................... 11 4.1. Đối tượng tính giá thành............................................................ 11 4.2. Phương pháp tính giá thành....................................................... 11 5. Kế toán tổng hợp CPSX và tính GTSP xây lắp hoàn thành.................. 12 chương II. Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở công ty TNHH Phát triển Kỹ thuật Điện và Hoá Hà nội........................................ 13 I Quá trình hình thành và phát triển của công ty................................... 13 1. Quá trình hình thành và phát triển........................................................ 13 2. Đặc điểm tổ chức quản lý........................................................................ 14 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý............................................. 14 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán............................................. 14 3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán......................................................... 14 II. Thực trạng kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty Phát triển kỹ thuật Điện và Hoá Hà nội............................................................ 15 1. Đối tượng tập hợp CPSX......................................................................... 15 2. Kế toán tập hợp và phân bổ CPSX tại công ty........................................ 16 2.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NVLTT.......................... 16 2.2. Phương pháp tập hợp chi phí NCTT......................................... 17 2.3. Phương pháp tập hợp chi phí sử dụng MTC............................. 20 2.4. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí SXC.......................... 23 2.5. Kế toán tổng hợp CPSX tại công ty PTKTĐ&H HN................ 26 3. Đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty PTKTĐ&H HN...................... 27 4. Phương pháp tính GTSP xây lắp tại công ty PTKTĐ&H HN............... 27 Chương III. Một số nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở công ty PTKTĐ&H HN........................................................................................... 29

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5100.doc
Tài liệu liên quan