Luận văn Tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH.8

1.1. Pháp luật về đăng ký kinh doanh. 8

1.1.1. Khái niệm pháp luật về đăng ký kinh doanh.8

1.1.2. Nội dung của pháp luật về đăng ký kinh doanh .12

1.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh . 17

1.2.1. Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh.17

1.2.2. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh.18

1.2.3. Các giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh.23

1.3. Các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh

doanh. 29

1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về đăng ký kinh doanh.29

1.3.2. Văn hóa pháp luật về đăng ký kinh doanh .31

1.3.3. Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh của các chủ

thể có thẩm quyền.32

1.3.4. Sự phát triển của khoa học, công nghệ và ứng dụng trong lĩnh vực đăng

ký kinh doanh .33

TIỂU KẾT CHưƠNG 1 .35

Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG

KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG .36

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh

doanh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 36

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Cao Bằng .36

2.1.2.Nguồn nhân lực tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh của

các chủ thể có thẩm quyền ở tỉnh Cao Bằng .37

2.1.3. Nhận thức pháp luật về đăng ký kinh doanh.38

pdf130 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p luật về ĐKKD đến từng địa phương, người dân. Phối hợp tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành các đợt hoặc theo chuyên đề. Các sở Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Công thương, Công an tỉnh, xây dựng .hàng năm phối hợp với nhau tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp, HTX. Sự phối hợp trong tổ chức các hoạt động của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đã giúp cho công tác quản lý doanh nghiệp, HTX sau đăng ký thành lập của tỉnh ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. 2.2.4 Thực hiện trong thực tế pháp luật về đăng ký kinh doanh tại địa bàn tỉnh Cao Bằng Xác định công tác tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập là nhiệm vụ quan trọng, là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; mục tiêu của tỉnh là nhằm tạo chuyển biến mới về chính sách quản lý và cơ chế đối với việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index - PCI) (trong đó đặc biệt có các chỉ số chi phí gia nhập thị trường; chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chỉ số chi phí không chính thức). Nhận thức được các quan điểm cải cách ĐKDN quốc gia, dự báo được tình hình ĐKDN của quốc gia nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng có nhiều biến động, tỉnh Cao Bằng đã sớm quan tâm xây dựng chính sách, quy định và thực hiện các biện pháp để chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ĐKKD tại địa phương trong toàn tỉnh. Với quan điểm chỉ đạo của chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng: Giải phóng quyền tự do kinh doanh; giảm tối đa chi phí gia nhập thị trường, thay đổi tư duy 49 quản lý nhà nước từ quản lý sang “phục vụ”, nhận thức, khái niệm “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”. UBND tỉnh Cao Bằng yêu cầu các cấp, các ngành, UBND các, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn bám sát các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương chủ động tích cực xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giám sát, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo đảm thực hiện hiệu quả Luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan; kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2015 đã tạo dựng một khung khổ pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ra đời và hoạt động. Với những nỗ lực trong cải cách ĐKKD theo Luật doanh nghiệp 2014, thực hiện Nghị Quyết số 35/NQ-CP và Nghị Quyết số 19- 2017/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tỉnh Cao Bằng đã triển khai mạnh mẽ các biện pháp để tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng minh bạch, thông thoáng, hiện đại, chuyên nghiệp và thân thiện, đã đạt được những kết quả nhất định: Trong những năm gần đây, mặc dù phải chịu nhiều tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, song nhờ có sự nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh Cao Bằng như: triển khai áp dụng việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông đối với các TTHC về ĐKDN giữa cơ quan ĐKKD và cơ quan thuế nhằm đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thực hiện TTHC, cắt giảm 10 đến 30% thời gian giải quyết TTHC; giảm tối đa thời gian xử lý hồ sơ, giảm thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp xuống dưới 2 ngày làm việc, đa dạng hóa các phương thức hỗ trợ, dữ liệu được tích hợp và số hóa, cập nhật đầy đủ trên Hệ thống thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp; Phối hợp hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra, tránh trùng lắp, gây phiền hà cho doanh nghiệp.đã tác động tích cực đến niềm tin của các nhà đầu tư, từ đó số doanh nghiệp thành lập mới vẫn tiếp tục tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. (Bảng 2.1) 50 Bảng 2.1. Số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2015 - Tháng 6 năm 2018 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Đơn vị: Doanh nghiệp (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng (2015- 2018) Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chia theo loại hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hàng năm tăng không đáng kể (Biểu đồ 2.1). Trong số doanh nghiệp ngoài nhà nước thì loại hình công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là doanh nghiệp tư nhân, cuối cùng là công ty cổ phần. Bảng 2.2. Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ 2015 - tháng 6/2018 theo loại hình doanh nghiệp STT Loại hình Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Chi nhánh 250 14,98 2 VPĐD 30 1,79 3 DN tư nhân 295 17,67 4 Công ty TNHH 905 54,23 5 Công ty CP 189 11,33 Tổng cộng 1.669 100% (Nguồn: Phòng ĐKKD, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Cao Bằng từ 2014-2018) Năm DN tƣ nhân Công ty TNHH Công ty Cổ phần Tổng số Số lƣợng Số vốn (tỷ đồng) Số lƣợng Số vốn (tỷ đồng) Số lƣợng Số vốn (tỷ đồng) Số lƣợng Số vốn (tỷ đồng) 1 2 3 4 5 6 7 10=2+ 4+6 11=3+5+7 2015 18 11,9 67 166,18 15 271,010 100 460,99 2016 22 58,1 84 2.548,2 10 307,1 116 2.913,4 2017 13 20,9 114 791,436 17 929,900 144 1.742,236 6 tháng 2018 2 1,8 61 374,867 6 109,300 70 485,967 Tổng 55 92,7 336 3.880,683 48 1.617,31 430 6.088,560 51 Biểu đồ 2.1. Thống kê tỷ lệ doanh nghiệp ĐKDN trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ 2015 - Tháng 6/2018 theo loại hình doanh nghiệp (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng) Kết quả giải quyết đăng ký doanh nghiệp tại cấp tỉnh Trong năm 2016 đã tiếp nhận và giải quyết 974 hồ sơ, trong đó giải quyết về ĐKDN là 116 doanh nghiệp với thời gian trung bình xử lý hồ sơ thành lập mới là 1,81 ngày (Trung bình của Toàn quốc là 2,9 ngày); Hồ sơ thay đổi là 858 với thời gian trung bình xử lý hồ sơ thay đổi là 1,07 ngày. (Trung bình của Toàn quốc là 2,9 ngày). Năm 2017 tiếp nhận và giải quyết 807 hồ sơ, trong đó giải quyết về ĐKDN là 144 doanh nghiệp với thời gian trung bình xử lý hồ sơ thành lập mới là 1,4 ngày (Trung bình của Toàn quốc là 1,91 ngày; hồ sơ thay đổi là 653 với thời gian trung bình xử lý hồ sơ thay đổi là 0,77 ngày.( Trung bình của Toàn quốc là 1,89 ngày) 52 Biểu đồ 2.2. Số ngày giải quyết trung bình thủ tục thành lập mới DN và số ngày giải quyết thay đổi của Cao Bằng so với toàn quốc (Nguồn: Cục Đăng ký kinh doanh- Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nhằm hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng đã thường xuyên rà soát các TTHC trong lĩnh vực ĐKKD để tham mưu sửa đổi, bổ sung; trình UBND tỉnh công bố bộ thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của sở, UBND cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng); các TTHC được công khai tại bộ phận một cửa và trên trang thông tin điện tử của Sở...tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Việc giải quyết ĐKKD đối với các hộ gia đình tại cấp huyện (Bảng 2.3) cũng được Phòng Tài chính- kế hoạch quan tâm giải quyết nhanh chóng, thuận lợi đảm bảo theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc giải quyết đăng ký hộ kinh doanh vẫn giải quyết thủ công, chưa giải quyết liên thông trên phần mềm đăng ký quốc gia liên thông giữa Phòng Tài chính- kế hoạch với cơ quan Thuế cấp Huyện, do vậy phần nào hạn chế trong giải quyết TTHC, dẫn đến hạn chế việc tổng hợp số hộ kinh doanh trên địa bàn huyện, tỉnh và toàn quốc rất khó khăn, không đáp ứng được nhu cầu công tác quản lý. Năm 2018, tỉnh xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quyết liệt hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra, trong đó tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện cải cách TTHC trong ĐKDN và xác định tạo môi trường thuận lợi cho tổ chức, công dân khởi nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong 53 chỉ đạo điều hành. Môi trường gia nhập thị trường thông thoáng, thu hút đầu tư để tạo điều kiện cho số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày một tăng. Công tác ĐKDN tại cấp tỉnh, ĐKKD hộ gia đình tại cấp huyện được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả tích cực so với trước đây. Sự khởi sắc này là một trong những dẫn chứng thực tế nhất cho thấy hiệu quả và tác động tích cực của Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời và kết quả của công cuộc cải cách môi trường kinh doanh, cải cách ĐKKD tại tỉnh Cao Bằng nói riêng đối với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Việc thu hồi hoặc giải thể doanh nghiệp, hộ kinh doanh Cơ quan ĐKKD cấp tỉnh và cấp huyện cũng chưa xử lý trường hợp nào về thu hồi Giấy chứng nhận Doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh cá thể. Qua thực tế biểu số liệu Giải thể doanh nghiệp tại cấp tỉnh (Bảng 2.4 ) và giải thể hộ kinh doanh tại cấp huyện (Bảng 2.5) chứng tỏ rằng tại cấp huyện đều thể hiện số doanh nghiệp, hộ gia đình đều là trường hợp giải thể tự nguyện, không có trường hợp nào là thu hồi bắt buộc. Điều đó càng khẳng định rằng các cơ quan ĐKKD cấp tỉnh và huyện không xử lý bất cứ trường hợp nào không ở nơi ĐKKD, không xử lý vi phạm khi không nộp báo cáo đầy đủ 54 Bảng 2.3. SỐ LIỆU ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH TỪ NĂM 2015 - ĐẾN THÁNG 6. 2018 ST T Huyện, Thành phố Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đến tháng 6.2018 Số lƣợng Số vốn (triệu đồng) Số lƣợng Số vốn (triệu đồng) Số lƣợng Số vốn (triệu đồng) Số lƣợng Số vốn (triệu đồng) 1 TP Cao Bằng 610 219.711 409 133.448 501 141.931 259 77.676 2 Huyện Hòa An 122 35.388 154 25.649 142 25.290 128 23.038 3 Huyện Thông Nông 33 4.480 30 8.810 25 4.650 15 3.450 4 Huyện Hà Quảng 73 29.300 86 41.155 78 27.395 56 18.911 5 Huyện Thạch An 41 8.580 84 4.496 35 3.850 10 3.500 6 Huyện Nguyên Bình 50 4.835 49 5.535 25 4.832 15 4.230 7 Huyện Bảo Lạc 128 17.150 66 9.552 33 5.600 17 5.470 8 Huyện Bảo Lâm 25 3.990 44 5.139 34 4.150 16 3.450 9 Huyện Phục Hòa 57 9.745 58 2.000 70 3.500 54 2.800 10 Huyện Trà Lĩnh 81 59.149 65 41.050 27 14.420 45 9.500 11 Huyện Hạ Lang 30 7.310 46 10.000 19 8.000 11 3.450 12 Huyện Quảng Uyên 80 2.360 71 13.690 33 9.842 25 7.500 13 Huyện Trùng Khánh 76 11.844 80 21.500 45 18.530 27 11.230 Tổng cộng 1.406 413.842 1.242 322.024 1.067 271.990 678 174.205 (Nguồn số liệu: Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện, thành phố các năm 2014-2018) 55 Biểu 2.4. Thống kê số liệu giải thể doanh nghiệp, văn phòng đại diện từ năm 2014 đến tháng 6.2018 (Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng năm 2014 -2018) Biểu 2.5. Thống kê số liệu giải thể hộ kinh doanh từ năm 2014 đến tháng 6.2018 STT Huyện, thành phố Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Số vốn (triệu đồng) Số lượng Số vốn (triệu đồng) Số lượng Số vốn (triệu đồng) Số lượng Số vốn (triệu đồng) Số lượng Số vốn (triệu đồng) 1 TP Cao Bằng 0 0 101 13.620 17 17.988 34 14.280 26 7.785 2 Huyện Hòa An 0 0 0 0 5 2.510 7 840 4 141 Tổng Cộng 0 0 101 13.620 22 20.498 41 15.120 30 7.926 (Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố năm 2014-2018) STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Doanh nghiệp Chi nhánh, VPĐD Doanh nghiệp Chi nhánh, VPĐD Doanh nghiệp Chi nhánh, VPĐD Doanh nghiệp Chi nhánh, VPĐD Doanh nghiệp Chi nhánh, VPĐD 1 Tỉnh Cao Bằng 18 12 20 5 29 10 15 10 20 15 Tổng cộng 18 12 20 5 29 10 15 10 20 15 56 Trong những năm qua, quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ĐKDN được các cơ quan chức năng thực hiện theo đúng quy định hiện hành; danh mục các TTHC cấp tỉnh, huyện, xã đối với từng loại hồ sơ được UBND tỉnh công bố và niêm yết công khai tại các Sở, ngành, UBND cấp huyện. Việc áp dụng cơ chế một cửa liên thông trong ĐKKD để khai sinh cho doanh nghiệp đem lại hiệu quả thiết thực giúp cho việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, cấp mới Giấy chứng nhận ĐKDN, cấp thay đổi nội dung ĐKDN, giải quyết đăng ký giải thể doanh nghiệp được triển khai thực hiện qua mạng hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đảm bảo công khai, minh bạch, nhanh chóng, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Kết quả Phiếu Khảo sát Ý kiến Doanh nghiệp của 200 doanh nghiệp thì có 65 doanh nghiệp tham gia ý kiến tại Buổi tọa đàm “Cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Cao Bằng - thực trạng và giải pháp” diễn ra vào Tháng 4/2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức cho thấy Kết quả các chỉ số đánh giá như sau: Một số chỉ số được đánh giá ở mức trên trung bình như: Mời tham gia các buổi đối thoại - được doanh nghiệp đánh giá cao 42/65 ý kiến (chiếm 64,6%); Mời tập huấn, phổ biến chính sách, quy định pháp luật là 34/65 ý kiến (chiếm 52,3%). Bên cạnh đó, một số chỉ số đánh giá không cao như: chất lượng thông tin trên cổng thông tin điện tử mất nhiều thời gian để tìm, thông tin không phong phú, chậm (chiếm 47%); Chất lượng dịch vụ một cửa của Sở, Ban, ngành trong tiếp nhận và giải quyết TTTHC được đánh giá chưa tốt như có hiện tượng cán bộ gây khó khăn/trì hoãn thủ tục để trục lợi (chiếm 56,9%); Cán bộ ứng xử chuyên nghiệp, đúng mực, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành các thủ tục, vướng mắc theo quy định của pháp luật chỉ có 5/65 ý kiến (chiếm tỉ lệ là 7,6%); Câu hỏi Doanh nghiệp đã nhận được hỗ trợ gì do các Sở, Ban, ngành cung cấp? Trả lời: Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các Hội chợ thương mại 11/65 ý kiến (chiếm 16,9%); Tư vấn tiếp cận thông tin thị trường 8/65 ý kiến (chiếm 12,3%); Hỗ trợ về mặt pháp lý 6/65 ý kiến (chiếm 9,2%); Doanh nghiệp đánh giá ít tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến chính sách cho doanh nghiệp (chủ yếu thực hiện ở ngành Thuế), nội dung tập 57 huấn chưa phong phú, chưa phù hợp với các loại hình doanh nghiệp; Thủ tục hành chính còn nhiều khâu, nhiều bước, rườm rà, khó thực hiện 50/65 ý kiến (chiếm 76,92%); Chính quyền chưa năng động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp 41/65 ý kiến (chiếm 63,07%); Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu: 29/65 ý kiến (chiếm 44,62%) [Nguồn: Báo cáo kết quả tổng hợp Phiếu khảo sát ý kiến Doanh nghiệp của UBND tỉnh Cao Bằng]. Qua kết quả nêu trên thấy rằng, các cấp Chính quyền cần phải thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm không chỉ thực hiện ĐKKD đúng luật mà Doanh nghiệp còn kỳ vọng vào các cấp Chính quyền địa phương ở chỗ cần tư vấn, hỗ trợ Doanh nghiệp nhiều hơn nữa để phục vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, cần cập nhật thường xuyên các thông tin, các biểu mẫu, các chính sách ưu đãi, trình tự thành lập doanh nghiệp, các dự án đầu tư... trên trang web hiệp hội doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên ngành để thuận tiện cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có điều kiện tiếp cận thông tin nhanh nhất và thuận tiện nhất. 2.2.5 Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn Công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn được thực hiện theo Luật thanh tra và các văn bản quy định hiện hành. Hàng năm các sở, ngành gửi kế hoạch thanh tra, kiểm tra về Thanh tra tỉnh để tổng hợp, đối chiếu, tránh thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp không quá một lần/năm theo đúng chỉ đạo của Chính phủ [50] [51]. Hàng năm các sở, ngành thường thành lập đoàn thanh tra liên ngành hoặc lập các đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành; tổ chức thanh, kiểm tra thường xuyên theo lĩnh vực được phân công 12/12 tháng trong năm. Giai đoạn 2014-2018, cấp tỉnh, huyện đã thành lập được 865 lượt đoàn thanh tra liên ngành, 510 lượt đoàn kiểm tra chuyên ngành. Việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo Quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện QLNN về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 58 * Cơ quan ĐKKD thanh tra, kiểm tra đối với Doanh nghiệp, hộ gia đình - Cơ quan ĐKKD cấp tỉnh không lập kế hoạch đi kiểm tra doanh nghiệp (Năm 2014 đến năm 2017), chỉ phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành của tỉnh để kiểm tra doanh nghiệp theo chuyên đề. Năm 2018, cơ quan ĐKKD cấp tỉnh phối hợp với Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch và kiểm tra đối với 13 doanh nghiệp theo kế hoạch, kiểm tra và thanh tra đối với 01 doanh nghiệp theo đề nghị của doanh nghiệp do tranh chấp nội bộ. Kết quả kiểm tra: Chỉ có 11/13 doanh nghiệp tiến hành kiểm tra được, có 02 doanh nghiệp đến địa chỉ ĐKKD nhưng không tìm thấy doanh nghiệp. Có 05 doanh nghiệp không thông báo tiến độ góp vốn đến cơ quan ĐKKD; có 03 doanh nghiệp không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho các thành viên; có 04 doanh nghiệp không lập sổ đăng ký thành viên; Các Doanh nghiệp đều không gửi báo cáo tài chính hàng năm đến cơ quan ĐKKD. Toàn bộ các lỗi của doanh nghiệp không bị xử phạt theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư có kết luận nhắc nhở để các doanh nghiệp sớm khắc phục. Trong năm 2018, cơ quan ĐKKD cấp tỉnh đã đề nghị Thanh tra sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý vi phạm hành chính đối với 02 doanh nghiệp do vi phạm về không đóng đủ vốn điều lệ, không điều chỉnh với cơ quan ĐKKD khi không đóng đủ vốn điều lệ, không đăng ký tạm ngừng kinh doanh với số tiền thu xử phạt vi phạm là 30 triệu đồng. - Cơ quan ĐKKD cấp huyện: Theo Báo cáo của 02 huyện Huyện Hòa An và Thành phố- nơi có số hộ kinh doanh chiếm 1/2 tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh thì từ năm 2014-2018 cơ quan ĐKKD cấp huyện cũng không lập kế hoạch và tiến hành kiểm tra đối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện, mà chỉ phối hợp với các đoàn kiểm liên ngành của huyện để kiểm tra hộ kinh doanh theo chuyên đề. - Qua khảo sát hàng ngày đối với các doanh nghiệp lên đăng ký mới và đăng ký thay đổi tại cơ quan ĐKKD thì trên 90 % doanh nghiệp không hiểu luật doanh nghiệp và luật chuyên ngành, Doanh nghiệp có vi phạm các quy định pháp luật và 59 mức độ vi phạm bình quân từ 1 đến 4 hành vi, chủ yếu như: Chưa thực hiện đúng các quy định về việc góp vốn cụ thể: Góp vốn chưa đầy đủ, chưa lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông và chưa cấp giấy chứng nhận góp vốn/cổ phần cho thành viên/cổ đông góp vốn..; chứng chỉ hành nghề (chưa có hoặc đã hết hạn); tự chuyển địa điểm kinh doanh mà không đăng ký với cơ quan ĐKKD, cơ quan thuế (Bảng 2.6), chuyển nhượng vốn, Thông báo gửi tới cơ quan ĐKKD về chào bán cổ phần riêng lẻ của Công ty cổ phần, vấn đề ủy quyền của Người đại diện pháp luật giải quyết thủ tục tại cơ quan ĐKKD, tuân thủ chế độ báo cáo hàng năm đến cơ quan ĐKKD. nhưng không bị xử lý vi phạm hoặc chưa bị xử lý vi phạm. Một số doanh nghiệp đã ngừng hoạt động do gặp khó khăn trong kinh doanh, nhưng không tiến hành các thủ tục tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, trong số 1.389 doanh nghiệp tại Cao Bằng, có khoảng 1.000 DN đang hoạt động bình thường, trên 400 DN ngưng hoạt động (tạm ngừng, không phát sinh doanh thu, bỏ trốn hoặc đang đăng ký thủ tục giải thể). Hộ kinh doanh cá thể tại các huyện thực tế hoạt động cũng chỉ chiếm 2/3 số liệu hiện đang quản lý, đó là thực trạng để các cơ quan quản lý đáng quan tâm. Bảng 2.6. Số liệu doanh nghiệp bỏ trốn khỏi nơi ĐKKD không thông báo với cơ quan ĐKKD và cơ quan Thuế Đơn vị: Doanh nghiệp STT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 6 tháng 2018 1 48 52 69 99 45 (Nguồn: Số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng, Cục thuế tỉnh Cao Bằng) * Thanh tra, kiểm tra của các Các Sở, chuyên, ngành hoặc đoàn thanh tra liên ngành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Thanh tra, kiểm tra của các Các Sở, chuyên, ngành : Theo báo cáo của các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở xây dựng và Sở Công thương (Bảng 2.7) số lượng thanh tra, kiểm tra của các Sở chuyên ngành không nhiều, vi phạm cũng có xảy ra, nhưng các đoàn chủ yếu là nhắc nhở đơn vị, có xử phạt vi phạm hành chính, nhưng 60 không đáng kể, vì để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, phần đa doanh nghiệp không hiểu pháp luật, hơn nữa bản thân doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn. - Thanh tra, kiểm tra của các cơ quan liên ngành cấp huyện: Theo báo cáo của các Huyện, các đoàn kiểm tra thanh tra liên ngành thanh kiểm tra đối với Hộ gia đình cấp huyện cũng chủ yếu là nhắc nhở, hộ gia đình khắc phục, không xử lý vi phạm hành chính với lý do Hộ gia đình ĐKKD với số vốn nhỏ, kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đối với Thành phố Cao Bằng, là nơi tập trung đông dân cư, tình hình có phức tạp hơn, UBND Thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường thanh kiểm tra toàn bộ các lĩnh vực. Công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ, xử lý của các lực lượng chức năng tại địa bàn thành phố Cao Bằng. Trong năm 2017 các ngành thành viên Ban chỉ đạo 389/ĐP thành phố Cao Bằng đã kiểm tra 1411 lượt, xử lý 198 vụ vi phạm hành chính. Tổng số tiền thu nộp ngân sách là: 2.198 triệu đồng, trị giá hàng tiêu hủy là 176,1 triệu đồng. Việc kiểm tra doanh nghiệp còn gặp khá nhiều trở ngại như: Doanh nghiệp không hợp tác với đoàn kiểm tra; Doanh nghiệp không có tại địa điểm kiểm tra, cố tình không gặp hoặc cho nhân viên tiếp đoàn; địa phương không có đủ thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp như: ngừng hoạt động kinh doanh, thay đổi địa chỉ trụ sở, không hoạt động tại trụ sở chính. - Công tác thông tin tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra hàng năm rất khó khăn: Qua nghiên cứu, tác giả khó có thể tổng hợp kết quả kiểm tra, thanh tra cả giai đoạn nghiên cứu do hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động đa ngành, đa nghề nên công tác hậu kiểm, kiểm tra được triển khai trên nhiều lĩnh vực, do nhiều sở, ngành chủ trì. Kết quả kiểm tra hàng năm đối với doanh nghiệp do các đoàn kiểm tra của các ngành kết luận không gửi cơ quan ĐKKD cấp tỉnh và cấp huyện, do vậy cơ quan ĐKKD không có số liệu tổng hợp đầy đủ về quản lý doanh nghiệp để cập nhật thông tin doanh nghiệp vào hệ thống ĐKKD Quốc gia: ví dụ doanh nghiệp vi phạm lỗi gì? Mức vi phạm ra sao? Phải cảnh báo thế nào? Có vi phạm ngành nghề kinh doanh có điều kiện với cơ quan ĐKKD không? Do vậy không có cơ sở để đánh giá vi phạm về điều kiện ĐKKD. 61 Bảng 2.7. TỔNG HỢP CÁC CUỘC THANH TRA, KIỂM TRA MỘT SỐ SỞ CHUYÊN NGÀNH TỪ 2014-2018 STT Tên sở , ngành Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số cuộc T.tra/ đơn vị Xử lý vi phạm Số cuộc TTra/đơn vị Xử lý vi phạm Số cuộc TTra/đơn vị Xử lý vi phạm Số cuộc TTra/đơn vị Xử lý vi phạm Số cuộc TTra/đơn vị Xử lý vi phạm Số vụ Số tiền (Triệu đồng) Số vụ Số tiền (Triệu đồng) Số vụ Số tiền (Triệu đồng) Số vụ Số tiền (Triệu đồng) Số vụ Số tiền (Triệu đồng) 01 Sở Công thương 05/12 01 13,017 08/15 0 0 05/06 01 10 06/10 02 37,55 05/09 0 0 02 Sở Xây dựng 05/16 04 115 03/9 02 25 13/18 8 237,399 24/42 10 809,9 04/15 04 115 03 Sở Nông nghiệp 243 8 0 01/15 01 0,750 0 0 0 0 0 43/67 4 0,7 (Nguồn số liệu: Sở, ngành từ 2014-2018) 62 2.2.6 Về công tác tổng kết, đánh giá tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thực hiện chương trình công tác hàng năm của tỉnh, trong đó có việc triển khai “Thực hiện chính sách, pháp luật về ĐKKD” và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát, UBND tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành công tác tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD hàng năm thông qua hội nghị tổng kết hàng năm và đề ra phương hướng triển khai nhiệm vụ của năm tiếp theo. Bên cạnh đó, tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn kịp thời cho doanh nghiệp. Các báo cáo tổng kết tập trung vào các nội dung chính như sau: việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật về ĐKKD; công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của UBND các cấp trên địa bàn thành phố; việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật về ĐKKD; đánh giá việc thực hiện chính sách, quy định của pháp luật về ĐKKD; xem xét, đánh giá các nhân tố liên quan ảnh hưởng đến ĐKKD (như việc triển khai tuyên truyền pháp luật và những quy định mới có kịp thời không? Việc công bố công khai, niêm yết TTHC đã kịp thời chưa? Cán bộ, công chức có tuân thủ kỷ luật kỷ cương trong phục vụ người dân và doanh nghiệp chưa, có nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp...); làm rõ nguyên nhân của kết quả đạt được, hạn chế, bất cập; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về ĐKKD. Nội dung của các báo cáo tổng kết, đánh giá về tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD, Báo cáo việc Phối hợp giữa các cơ quan QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập của tỉnh Cao Bằng phản ánh tương đối đầy đủ tình hình chỉ đạo, ban hành các văn bản QPPL; công tác tuyên truyền p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_to_chuc_thuc_hien_phap_luat_ve_dang_ky_kinh_doanh_t.pdf
Tài liệu liên quan