Luận văn Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

KHÁI QUÁT VỀ LUẬN VĂN 2

MỤC LỤC 3

PHẦN MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 10

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ - CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CAO NHẤT 10

1.1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước. 10

1.1.1.Quản lý hành chính Nhà nước. 10

1.1.2. Cơ quan hành chính Nhà nước 13

1.2. Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất 15

1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào. 18

1.3.1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo 18

1.3.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ 19

1.3.3. Nguyên tắc pháp chế 19

1.3.4. Nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành và theo lãnh thổ 20

1.3.5. Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức năng và phối hợp quản lí liên ngành 21

CHƯƠNG 2 22

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ LÀO 22

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chính phủ Việt Nam và Lào trước thời kỳ đổi mới . 22

2.1.1. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam trước năm 1992 22

2.1.2. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào trước năm 1991. 26

2.2. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào theo pháp luật hiện hành 30

2.2.2.Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào theo pháp luật hiện hành 33

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ 34

+ Thủ tướng Chính phủ 35

+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ 36

2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào hiện nay. 39

2.3.1. Những ưu điểm 39

2.3.2. Một số vấn đề còn tồn tại. 43

2.3.3. Nguyên nhân 45

CHƯƠNG 3 47

PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ LÀO 47

3.1 Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào hiện nay 47

3.2. Các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Lào 51

PHẦN KẾT LUẬN 54

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ Nhà nước. 18- Lãnh đạo công tác của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng. 19- Bảo đảm cho Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. 20- Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp. 21- Tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận hoạt động. 22- Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân. 23- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư không thích đáng của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng. 24- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương, đồng thời đề nghị Hội đồng Nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó. 25- Đình chỉ việc thi hành và sử đổi hoặc bãi bỏ những quyết định và chỉ thị không thích đáng của Uỷ ban nhân dân các cấp. 26- Quyết định việc phân vạch địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương. Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng bộ trưởng những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết. Hội đồng Bộ trưởng căn cứ vào Hiến pháp, các luật và pháp lệnh, ra những Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó. Các Nghị quyết, Nghị định và Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng Bộ trưởng biểu quyết tán thành.   Tại Điều 110 Hiến pháp 1980 cũng quy định: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lãnh đạo công tác của Hội đồng Bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng và thay mặt Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo công tác đối với các bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp. Các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giúp Chủ tịch và có thể được uỷ nhiệm thay Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt.Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo ngành mình trong phạm vi cả nước. Các Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng căn cứ vào Luật của Quốc hội, pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Hội đồng Bộ trưởng, ra những Quyết định, Chỉ thị, Thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó. 2.1.2. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào trước năm 1991. Đây là giai đoạn đặc biệt trong lịch sử nhà nước và pháp luật của Lào. Tuy về mặt hình thức, quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các bộ tộc Lào được ghi nhận ở mức độ nhất định nhưng bộ máy nhà nước Lào ở giai đoạn này thể hiện rõ địa vị nô lệ, tính chất phụ thuộc vào chủ nghĩa thực dân kiểu cũ được thiết lập trên toàn cõi Đông Dương (Lào, Việt Nam và Camphuchia). Nhằm thôn tính toàn bộ nước Lào, thực dân Pháp tiếp tục những cuộc mặc cả với Anh, Xiêm, Trung Quốc và đi đến kí kết Nghị định thư Pháp – Anh ngày 25/11/1893, Hiệp định thương mại Pháp – Xiêm ngày 1/3/1894, Hiệp định Pháp – Anh ngày 25/11/1896. Hiệp định xác định biên giới Lào - Trung Quốc được kí kết tháng 6 năm 1895. Hiệp ước Pháp – Xiêm được kí kết ngày 7/10/1902 và ngày 13/2/1904. Cũng giống như đối với các thuộc địa khác, trong đó có Việt Nam, để dễ bề cai trị, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách “chia để trị”, theo đó Lào bị phân chia làm hai phần: Lãnh thổ Luông-pha-bang và lãnh thổ Viêng-chăn–chămpasắc. Ngoài ra, bộ máy hành chính nhà nước Lào ở trung ương lúc này còn có Tể tướng, Hàn lâm viện và Lục bộ. Tể tướng là người thay mặt nhà vua quản lí, điều hành bộ máy hành chính nhà nước. Bộ là cơ quan quản lí một lĩnh vực nhất định, trong phạm vi lãnh thổ Luang-pha-bang có các bộ như bộ lễ, bộ lại, bộ hộ, bộ hình, bộ công, bộ binh. Đứng đầu mỗi bộ là thượng thư hàm nhị phẩm. Giúp việc cho thượng thư là hai viên chức cấp phó là tả và hữu thị lang mang hàm tam phẩm. Năm 1954, cuộc kháng chiến của nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương đã giành được thắng lợi to lớn, đặc biệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, thực dân Pháp buộc phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ. Sự kiện này đánh dấu giai đoạn phát triển mới của cách mạng ở các nước trong khu vực nói chung và nhân dân các bộ tộc Lào nói riêng. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã đánh giá: “Thắng lợi này đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ của thực dân Pháp, khích lệ lòng yêu nước, yêu độc lập, tự do của nhân dân ta, khích lệ tinh thần đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc trong nước.”[4, tr.29] Sau khi giành được độc lập, chính quyền cách mạng còn non trẻ đã vấp phải sự chống đối của thù trong giặc ngoài. Thực dân Pháp vẫn chưa từ bỏ âm mưu thôn tính nước Lào một lần nữa. Trước sự can thiệp của thực dân Pháp và các lực lượng thù địch khác, đất nước Lào tạm thời bị chia cắt thành hai khu vực: Khu vực thuộc quản lí của Chính phủ Vương quốc Lào và khu vực giải phóng Neo-Lào-hắcxạt (thuộc quyền quản lí của Mặt trận dân tộc yêu nước Lào). + Quy chế pháp lí khu vực thuộc quyền quản lí của Chính phủ Vương quốc Lào Lần đầu tiên trong lịch sử nước Lào, tổ chức bộ máy chính quyền tại khu vực quản lí của Chính phủ Vương quốc Lào được thiết lập bởi những quy định Hiến pháp. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn trong lịch sử phát triển của nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước Lào. Trong phạm vi vùng lãnh thổ của Chính phủ vương quốc Lào quản lí, chế độ hiến pháp được thiết lập đã tạo nền tảng pháp lí cơ bản cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hệ thống hành chính nhà nước ở đây. Đúng ra, bản hiến pháp đầu tiên ở Lào là bản Hiến pháp tạm thời năm 1945 của chính quyền Itxala. Ngày 12 tháng 10 năm 1945, do kết quả thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, tại Lào, Chính phủ Itxala được thành lập do Pha Nha Khâmmao làm Thủ tướng đã trịnh trọng công bố trước quốc dân và thế giới bản Tuyên bố độc lập của quốc gia, ban bố bản Hiến pháp tạm thời, quốc ca và quốc kì Lào. Chính phủ lâm thời gồm có 7 bộ, thành phần của Chính phủ thể hiện tính chất liên hiệp gồm nhiều xu hướng chính trị khác nhau, từ những chiến sĩ cách mạng kiên cường như Hoàng thân Xuphanuvông đến những phần tử cực hữu như Kàtày. Trong hoàn cảnh cụ thể của nước Lào lúc bấy giờ, trên một chừng mực nhất định, Chính phủ lâm thời Lào Itxala cũng đã tiêu biểu cho nguyện vọng độc lập dân tộc của nhân dân các bộ tộc Lào Bản hiến pháp được ban hành ngày 11 tháng 5 năm 1957 được coi là bản hiến pháp đầu tiên ở Lào. Theo quy định tại Điều 1 Hiến pháp năm 1957, bộ máy chính quyền Vương quốc Lào gồm có: Nhà vua, Hội đồng tư vấn trực thuộc nhà vua, Nghị viện nhân dân và Chính phủ Vương quốc Lào. * Chính phủ Vương quốc Lào: Chính phủ Vương quốc Lào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của quốc gia. Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ, giúp việc cho Thủ tướng có Phó Thủ tướng và các thành viên khác. Chính phủ Vương quốc Lào thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Thi hành hiến pháp, luật, nghị quyết của Nghị viện, sắc lệnh của Nhà vua; - Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội dài hạn, hàng năm để trình nghị viện xem xét, thông qua; - Lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, phân bổ ngân sách nhà nước, kết toán ngân sách nhà nước để trình nghị viện xem xét quyết định; - Tổ chức, chỉ đạo và đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các bộ và cơ quan chính quyền địa phương; - Quyết định tổng biên chế của các bộ; - Kí hiệp ước, hiệp định với nước ngoài; tổ chức và chỉ đạo việc tuân thủ những hiệp ước, hiệp định đã kí kết; - Chính phủ ban hành nghị quyết, nghị định: Các văn bản do Chính phủ ban hành phải được Thủ tướng Chính phủ kí; trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ vắng mặt phải được Phó Thủ tướng do Thủ tướng uỷ quyền kí. + Khu vực Neo-Lào-hắcxạt (Mặt trận Lào yêu nước) Từ sau năm 1945, trên phạm vi lãnh thổ Lào, một khu vực giải phóng đã được thành lập. Cùng với sự phát triển của phong trào đấu tranh yêu nước ngày càng lớn mạnh, khu vực giải phóng đó cũng dần dần được củng cố và phát triển mạnh mẽ. Năm 1950, sau Đại hội quốc dân kháng chiến với việc thông qua bản Cương lĩnh chính trị 12 điểm, Mặt trận Neo Lào Itxala đã được thành lập. Từ năm 1956, Neo Lào Itxala được đổi tên thành Neo Lào Hắc-xạt (Mặt trận Lào yêu nước). Neo-Lào-hắcxạt đóng vai trò của một chính quyền kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Neo-Lào-hắc-xạt thực hiện chức năng tổ chức, quản lí, động viên nhân dân các bộ tộc Lào chiến đấu giành độc lập dân tộc vì mục tiêu xây dựng đất nước Lào hoà bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Ngày 3 tháng 2 năm 1972 Đại hội lần thứ II Đảng nhân dân cách mạng Lào đã thông qua bản nghị quyết quan trọng, trong đó quy định tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính khu vực giải phóng Neo-Lào-hắcxạt. Đến năm 1973, khu vực giải phóng được phát triển rộng rãi bao trùm diện tích 4/5 lãnh thổ đất nước, với số lượng dân cư chiếm hơn 2/3 số dân của cả nước. - Bộ máy hành chính trung ương: Uỷ ban trung ương Neo-Lào-hắcxạt là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước. Uỷ ban gồm Chủ tịch Uỷ ban trung ương Neo-Lào-hắcxạt, Phó chủ tịch và các thành viên khác. Đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước là Hội đồng Chính phủ. Các thành viên của Hội đồng Chính phủ do Đại hội Neo-Lào-hắcxạt bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước. Hội đồng Chính phủ thực hiện chức năng quản lí điều hành và lãnh đạo về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Theo tinh thần Hiệp ước Viêng-chăn ngày 21 tháng 2 năm 1973 được kí kết giữa Chính phủ vương quốc Lào và Mặt trận yêu nước Lào, một cơ cấu chính quyền chung được thành lập. Đó là Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời và Hội đồng chính trị liên hiệp quốc gia tại Viêng-chăn. Hội đồng chính trị liên hiệp quốc gia đóng vai trò là cơ quan lập pháp. Hội đồng có 6 uỷ ban gồm: Uỷ ban thư kí; Uỷ ban hiệp thương chính trị; Uỷ ban pháp luật và bầu cử; Uỷ ban an ninh và quốc phòng; Uỷ ban hợp tác đối ngoại và viện trợ nước ngoài; Uỷ ban kinh tế và tài chính; Uỷ ban văn hoá-giáo dục.[66, tr.408-409] Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các thành viên khác (tổng số 25 người). Đứng đầu Chính phủ liên hiệp là Hoàng thân Su Văn-na Phum-ma, các thành viên khác của Chính phủ do nhà vua và Mặt trận dân tộc yêu nước Lào bổ nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban hiệp thương chính trị và có tỉ lệ ngang nhau. Ngoài ra có hai bộ trưởng do mỗi bên đề nghị bổ nhiệm từ các vị lão thành, có uy tín, có quan điểm hoà bình, độc lập, trung lập và dân chủ.[66, tr.140]. Theo Hiệp ước Viêng-chăn nêu trên, đất nước Lào được chia thành 3 khu vực là: Khu vực giải phóng Neo-Lào-hắcxạt; khu vực Chính phủ vương quốc Lào và khu vực Pến-káng hắc-xạt – khu vực quản lí chung của Chính phủ vương quốc Lào và Mặt trận dân tộc yêu nước Lào.[5, tr.33]. Nhìn chung, ở giai đoạn từ năm 1975 đến trước Hiến pháp năm 1991, tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Lào thể hiện phương thức tổ chức chính quyền kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa và mang nét truyền thống dân tộc. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở giai đoạn này đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Lào, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước cũng như trình độ, năng lực quản lí hiện thời của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước Lào. Tuy nhiên, có thể thấy rằng bộ máy hành chính nhà nước Lào trong giai đoạn này là bộ máy hành chính của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Bộ máy nhà nước và bộ máy hành chính, số lượng cán bộ viên chức có xu hướng phình to; tính chất trì trệ quan liêu, kém hiệu quả thể hiện ngày một rõ. Chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường, tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Lào cần phải được đổi mới theo hướng tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả đảm bảo thực hiện tốt vai trò của Nhà nước trong điều kiện mới. 2.2. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào theo pháp luật hiện hành Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Trong đó tập trung và cụ thể nhất trong Hiến Pháp và Luật tổ chức Chính phủ. Đay là hai văn bản chính điều chỉnh tổ chức và hạot động cảu Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ 2003 quy định: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ được quy định tại Điều 2 với nội dung cơ bản: Các bộ; Các cơ quan ngang bộ. Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.  Chính phủ gồm có: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng; - Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định. Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.   Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt, một Phó Thủ tướng được Thủ tướng uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ. Phó Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ, cơ quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc về công tác được giao phụ trách. Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hiệu quả hoạt động của Chính phủ được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và từng thành viên Chính phủ. Chính phủ thảo luận tập thể và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 19 của Luật này. Thủ tướng lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ, quyết định những vấn đề được Hiến pháp và pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của mình. Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tham gia vào hoạt động của tập thể Chính phủ; lãnh đạo, quyết định và chịu trách nhiệm về ngành, lĩnh vực hoặc về công tác được giao phụ trách; tham dự các phiên họp của Quốc hội khi Quốc hội xem xét về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc về công tác được giao phụ trách .   Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật; sử dụng tổng hợp các biện pháp hành chính, kinh tế, tổ chức, tuyên truyền, giáo dục; phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; 2. Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân; 3. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội; 4. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; 5. Thi hành những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình; bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường; 6. Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước; 7. Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ; 8. Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp do Chủ tịch nước ký với người đứng đầu Nhà nước khác; đàm phán, ký, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; 9. Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; thống nhất quản lý công tác thi đua khen thưởng; 10. Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 11. Phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả. 2.2.2.Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào theo pháp luật hiện hành Ngày 15 tháng 8 năm 1991, Quốc hội nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã thông qua Hiến pháp mới - bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của Lào. Sự ra đời của Hiến pháp năm 1991 đánh dấu bước phát triển mới trong công cuộc xây dựng nước Lào độc lập, thống nhất, dân chủ nhân dân và giàu mạnh. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1991, Quốc hội cũng đã ban hành hàng loạt các đạo luật quan trọng khác, tạo cơ sở pháp lí cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước Lào nói riêng. Theo quy định của Hiến pháp, hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Lào gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. * Chính phủ Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của toàn quốc. Chính phủ gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang bộ. Chính phủ do Quốc hội thành lập, nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội. Trong trường hợp Quốc hội hết nhiệm kì, Chính phủ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến khi Quốc hội bầu ra Chính phủ khoá mới. Chính phủ thống nhất quản lí việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ chủ quyền đất nước; bảo vệ tổ quốc; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tài sản của Nhà nước và của nhân dân; bảo đảm tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân. Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật. Hoạt động của Chính phủ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Trong hoạt động của mình, Chính phủ phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quần chúng nhân dân. + Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Thống nhất quản lí việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; bảo đảm việc sử dụng tài sản của Nhà nước có hiệu quả nhất; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân; - Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước để đề nghị Quốc hội xem xét thông qua; - Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong cả nước; tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật, giáo dục công dân ý thức tôn trọng Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; - Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội; ban hành nghị quyết, nghị định về hoạt động quản lí hành chính nhà nước, quản lí kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và hoạt động đối ngoại; - Tăng cường và củng cố nền quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; thực hiện các biện pháp xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; - Đình chỉ thi hành và bãi bỏ quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ, uỷ ban nhà nước, quyết định của chính quyền địa phương trái với Hiến pháp, pháp luật và các văn bản pháp quy của Chính phủ; - Quyết định thành lập hoặc giải thể các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh; - Quản lí công tác đối ngoại của Nhà nước; trình Chủ tịch nước quyết định việc kí kết, phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; tổ chức kí kết, gia nhập, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào kí kết hoặc gia nhập; - Thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.[62] + Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo công tác của các thành viên Chính phủ. Thủ tướng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Triệu tập và làm chủ toạ các phiên họp của Chính phủ. Chỉ đạo, kiểm tra các thành viên Chính phủ trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết, nghị định của Chính phủ; - Đề nghị Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, chủ nhiệm uỷ ban nhà nước, đại sứ đặc mệnh toàn quyền ngoại giao của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ở nước ngoài, tỉnh trưởng, thị trưởng (đối với thành phố), trưởng khu hành chính đặc biệt; - Đề nghị Chủ tịch nước bổ nhiệm các chức vụ cao cấp trong các lực lượng vũ trang; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thứ trưởng, phó chủ nhiệm uỷ ban nhà nước, phó tỉnh trưởng, phó thị trưởng, phó thủ trưởng khu vực đặc biệt và huyện trưởng; - Thay mặt Chính phủ báo cáo công tác trước Quốc hội và chủ tịch nước; uỷ quyền cho Phó Thủ tướng khi đi vắng; - Thực hiện nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. + Cơ cấu tổ chức của Chính phủ Theo quy định của Hiến pháp năm 1991, Chính phủ gồm có các bộ và các uỷ ban nhà nước. Cụ thể hoá quy định đó của Hiến pháp, Sắc lệnh số 31 của Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ra ngày 26/3/1993 quy định Chính phủ có 14 bộ và 4 cơ quan ngang bộ, gồm: Bộ quốc phòng, Bộ nội vụ; Bộ giáo dục và đào tạo; Bộ thương nghiệp; Bộ nông-lâm; Bộ y tế; Bộ công nghiệp và thủ công nghiệp; Bộ thông tin-văn hoá; Bộ lao động và phúc lợi xã hội; Bộ ngoại giao; Bộ giao thông vận tải; Bộ bưu điện và xây dựng; Bộ tư pháp; Bộ tài chính; Văn phòng Chính phủ; Ngân hàng nhà nước; Uỷ ban kế hoạch nhà nước; Ban tổ chức cán bộ Chính phủ. Theo tiến trình đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, trên cơ sở kết quả thắng lợi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Lào, Hiến pháp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào năm 1991 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2003 nhằm tạo nền tảng pháp lí vững chắc cho quá trình tiếp tục khắc phục những điểm yếu của bộ máy hành chính nhà nước. Hiến pháp sửa đổi năm 2003 khẳng định địa vị của Chính phủ là cơ quan hành pháp của Nhà nước nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (executive branch of state). Các nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được Hiến pháp quy định gồm 9 điểm như sau: - Thi hành Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh của Chủ tịch nước; - Trình dự thảo luật trước Quốc hội, dự thảo pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội; - Quy định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm trình Quốc hội xét và phê chuẩn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào.doc
Tài liệu liên quan